BTNMT
VKHĐĐ&BĐ
BÁO CÁO
TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CHUẨN HOÁ TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH
TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
8041
HÀ NỘI - 2009
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội
***
BTNMT
VKHĐĐ&BĐ
BÁO CÁO
TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CHUẨN HOÁ TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH
Sè ®¨ng ký
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. Nguyễn Thị Thanh B
ì
nh
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
PGS.TSKH. Hà Minh Hoà
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
CƠ QUAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
TL.BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TS. Nguyễn Đắc Đồng
HÀ NỘI - 2009
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội
***
1
DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH
STT Họ và tên Học vị Cơ quan công tác
1 Nguyễn Thị Thanh Bình Tiến sỹ Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ
2 Trịnh Thị Phin Thạc sỹ Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ
3 Hoàng Thị Thu Hà Kỹ sư Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ
4 Nguyễn Chân Huyền Thạc sỹ Nhà xuất bản Bản đồ
5 Nguyễn Cẩm Vân
Phó giáo sư,
tiến sỹ
Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học tự
nhiên và công nghệ quốc gia
6 Trần Minh Đức Kỹ sư Trung tâm tin học, Nhà xuất bản Bản đồ
2
BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
TNMT Tài nguyên Môi trường
ATLAS
TBĐ
Tập bản đồ
UBND Uỷ ban nhân dân
CSDL Cơ sở dữ liệu
GIS (Geo Information System) Hệ thống thông tin địa lý
ISO
(International Organization for
Standardization)
Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế
OGC (Open GIS Consortium) Hiệp hội thông tin địa lý mở
3
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Giới thiệu chung 5
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài 6
3. Phương pháp nghiên cứu 7
4. Bố cục của đề tài 7
Chương I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THÀNH LẬP TẬP BẢN ĐỒ
ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH 9
I.1. Nhiệm v
ụ quản lý tài nguyên môi trường cấp tỉnh 9
I.2.Nhu cầu thành lập tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh 10
I.3. Tình hình xây dựng tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường
trong và ngoài nước 13
I.4.Tình hình xây dựng chuẩn bản đồ, chuẩn bản đồ điện tử 22
Chương II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆ
N TỬ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
27
II.1. Khái niệm chung về tập bản đồ, tập bản đồ điện tử 27
II.2. Đặc điểm của tập bản đồ điện tử 29
II.3. Yêu cầu đối với tập bản đồ điện tử 34
II.4. Ứng dụng của tập bản đồ điện tử 36
II.5. Phân loại tập bản đồ
điện tử 36
II.6. Phương pháp công nghệ xây dựng tập bản đồ điện tử 38
Chương III. NGHIÊN CỨU CHUẨN HOÁ TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH 46
III.1. Các loại chuẩn bản đồ 46
III.2. Tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh 49
III.3. Chuẩn hoá tập bản đồ đ
iện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh 54
4
Chương IV. THỬ NGHIỆM 68
IV.1. Tổng quan về khu vực thử nghiệm 68
IV.2. Tình hình thông tin tư liệu 71
IV.3. Hiện trạng về ứng dụng công nghệ thông tin 73
IV.4. Xây dựng bản đồ thử nghiệm 73
IV.5. Kết quả thử nghiệm 85
KẾT KUẬN 88
1.Kết quả nghiên cứu của đề tài 88
2.M
ột số kết luận và đề xuất 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 94
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc khai thác các
nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng đang được thực hiện trên quy mô lớn, triệt để đã làm cho trạng thái môi trường
xấu đi một cách rõ rệt, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như suy thoái các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường. Bài toán giải quyết cân đối hài hoà giữa
khai thác và b
ảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước đã trở nên cấp thiết.
Vì vậy, vấn đề sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững đã trở thành chiến lược có tầm quan trọng nhất trong đường
lối phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia nói chung, mỗi ngành kinh tế và mỗi địa
phương nói riêng. Việc xây dựng chiến lược, kế hoạ
ch sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài
nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường quốc gia, vùng lãnh thổ cần phải dựa trên nghiên
cứu đánh giá hiện trạng tài nguyên và môi trường một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học và
mang tính chính xác cao. Điều này trợ giúp một cách đắc lực cho các nhà quản lý đưa ra
những quyết sách đúng đắn, phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững.
Để giải quyết vấn đề nêu trên thì hệ thống bản đồ nói chung và tập bản đồ Tài
nguyên Môi trường có một vai trò rất quan trọng. Trong từng công đoạn của việc nghiên
cứu đánh giá tài nguyên thiên nhiên và môi trường đều có sự tham gia của bản đồ và cuối
cùng các kết quả nghiên cứu, đánh giá được thể hiện bằng hệ thống các bản đồ chuyên
đề, trong các tập bản đồ tổng hợp, tậ
p bản đồ chuyên đề về tài nguyên và môi trường.
Với nhu cầu thông tin ngày càng cao trong xã hội ngành bản đồ không ngừng cải
tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm bản đồ, từng bước đưa công nghệ thông tin vào
sản xuất, tự động hoá bản đồ. Một trong những sản phẩm được quan tâm hiện nay là các
bản đồ điện tử, tập bản đồ điện tử. Tập bản
đồ điện tử với những ưu việt của mình đã trở
thành một ấn phẩm cung cấp thông tin không gian phục vụ thiết thực cho nhu cầu của thời
đại công nghệ số. Ở nước ta việc sử dụng bản đồ, Atlas điện tử đã trở nên phổ biến trong
mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của xã hội trong những năm gầ
n đây. Trên môi trường
Internet, bản đồ mạng là một công cụ truyền đạt thông tin rất hữu hiệu về các hiện tượng tự
nhiên và xã hội trong không gian địa lý.
Đối với các tỉnh trong cả nước, với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ổn định, bền
vững, tất cả các lĩnh vực về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất,
nước, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học ), môi tr
ường, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh
cần được quản lý chặt chẽ, nghiên cứu và khai thác đồng bộ, có hiệu quả. Nhiều tài liệu
6
về các lĩnh vực này đã có ở các cơ quan ban ngành trong tỉnh hoặc ở các cơ quan Trung
ương nhưng còn mang tính độc lập, nhỏ lẻ và chưa tập trung, nội dung các tài liệu không
thống nhất rất hạn chế cho việc nghiên cứu tích hợp tài tiệu để đánh giá thực trạng và
tiềm năng cho tỉnh. Một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng đó là xây dựng
một hệ thố
ng thông tin đầy đủ, chính xác về tự nhiên, tài nguyên, môi trường của tỉnh và
trình diễn các thông tin đó dưới hình thức một tập bản đồ.
Như vậy trong xu thế hiện nay việc xây dựng tập bản đồ điện tử cho các tỉnh là rất
cần thiết, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Tuy vậy, việc xây dựng các tập bản đồ điện tử
hiện nay ở n
ước ta phần lớn xuất phát từ mục đích phục vụ cho nhu cầu của từng địa
phương, từng đơn vị nên chưa có sự thống nhất cả về nội dung và công nghệ sử dụng, chưa
phát huy được tính ưu việt của tập bản đồ điện tử trong chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông
tin cũng như khó khăn cho việc tích hợp dữ liệu trong c
ơ sở dữ liệu chuyên ngành, trong
hệ thống thông tin địa lý Quốc gia sau này.
Do đó, nghiên cứu xây dựng chuẩn cấu trúc nội dung cho tập bản đồ điện tử Tài
nguyên Môi trường cấp tỉnh là nhiệm vụ rất cần thiết và việc triển khai đề tài “Nghiên cứu
chuẩn hoá tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh” đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn c
ủa các địa phương hiện nay, đáp ứng nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong
nghiên cứu tự nhiên, quản lý lãnh thổ, tài nguyên, môi trường phục vụ việc phát triển kinh
tế của nước ta trong giai đoạn mới.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay là nhiều tỉnh đã và đang tiến hành xây dựng
các tập bản đồ
điện tử nhằm mục đích tuyên truyền quảng bá và thu hút đầu tư cho địa
phương mình. Để hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng các tập bản đồ điện tử Tài
nguyên Môi trường một cách thống nhất, phát huy tốt nhất ưu thế của công nghệ thông tin,
làm cơ sở cho công tác xây dựng hệ thống thông tin địa lý quốc gia sau này, đáp ứng yêu
cầu về kinh tế hoá ngành tài nguyên và môi trường , đề
tài “Nghiên cứu chuẩn hoá tập bản
đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh” được đặt ra với mục tiêu: Nghiên cứu xây
dựng khung tiêu chuẩn về nội dung, cấu trúc và phương pháp thể hiện tập bản đồ điện
tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường cho
phát triển bền vững.
Để giải quyết mục tiêu đặt ra, nhiệ
m vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm:
• Nghiên cứu nhu cầu thành lập tập bản đồ Tài nguyên Môi trường các tỉnh.
• Phân tích đánh giá tình hình thành lập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường
trong và ngoài nước.
• Nghiên cứu cơ sở lý thuyết xây dựng tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường.
• Nghiên cứu các chuẩn về bản đồ, chuẩn về bản đồ đ
iện tử.
7
• Nghiên cứu công nghệ thông tin trong việc thể hiện và xây dựng tập bản đồ điện
tử Tài nguyên Môi trường.
• Nghiên cứu xây dựng khung tiêu chuẩn về nội dung, cấu trúc và phương pháp thể
hiện tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh phục vụ công tác quản lý
và bảo vệ Tài nguyên Môi trường cho phát triển bền vững (bao gồm các bản đồ
tài nguyên đất, tài nguyên nướ
c, bản đồ môi trường tỷ lệ 1/50.000 - 1/150.000).
• Thử nghiệm chuẩn hoá 2 trang bản đồ thuộc 2 chuyên đề trong tập bản đồ.
Nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp,
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý tài nguyên và
môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa
học phạm vi nghiên cứu củ
a đề tài được giới hạn như sau:
• Khung tiêu chuẩn được xây dựng cho nội dung, cấu trúc nội dung (bố cục) và
phương pháp thể hiện nội dung tập bản đồ.
• Nội dung tập bản đồ được xây dựng cho các lĩnh vực tài nguyên và môi trường
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và môi trường.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài đã kết hợp linh hoạt nhi
ều phương pháp truyền
thống của khoa học bản đồ với những phương pháp hiện đại. Những phương pháp chính
được áp dụng trong quá trình nghiên cứu là:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập, xử lý tài liệu, số liệu;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, ngoại suy, tổng hợp nhiều thành phần;
- Phương pháp bản đồ;
- Phương pháp chuyên gia.
4. BỐ CỤC CỦA ĐỀ
TÀI
Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật của đề tài gồm những nội dung:
Phần mở đầu
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài; phương hướng giải
quyết các vấn đề đã đăng ký; tóm tắt các chương mục, nội dung đề tài.
Chương I: Tổng quan về tình hình thành lập tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi
trường cấp t
ỉnh
Chương I trình bày về nhiệm vụ quản lý tài nguyên môi trường của tỉnh, phân tích
yêu cầu khách quan và nhu cầu nội tại về sử dụng tài nguyên môi trường trong tỉnh, nghiên
cứu tình hình xây dựng tập bản đồ điện tử, tình hình xây dựng các chuẩn bản đồ, chuẩn bản
đồ điện tử trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó rút ra sự cần thiết xây dựng tập bản đồ Tài
8
nguyên Môi trường cấp tỉnh và cần phải xây dựng khung tiêu chuẩn cho tập bản đồ điện tử
Tài nguyên Môi trường ngay từ ban đầu.
Chương II: Cơ sở lý thuyết xây dựng tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường
Nội dung chương II nghiên cứu các vấn đề về cơ sở lý thuyết xây dựng tập bản đồ
điện tử Tài nguyên Môi trường. Trọng tâm làm rõ khái niệ
m, đặc điểm, yêu cầu, ứng
dụng, nguyên tắc phân loại tập bản đồ điện tử. Phân tích, đánh giá các phương pháp công
nghệ xây dựng tập bản đồ điện tử hiện nay. Phần cuối chương là kết luận, đưa ra những
nhận xét và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Chương III: Nghiên cứu chuẩn hoá tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp t
ỉnh
Chương III nghiên cứu về các chuẩn bản đồ, về những vấn đề cơ bản của tập bản
đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh như khái niệm, mục tiêu nhiệm vụ và định
hướng sử dụng công nghệ thành lập bản đồ. Trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung của
các tập bản đồ, tập bản đồ điện t
ử của các tỉnh đã xây dựng và kết quả khảo sát hiện trạng
thông tin tư liệu về tài nguyên và môi trường ở các cơ quan Trung ương và ở các tỉnh đề
xuất khung tiêu chuẩn về cấu trúc, nội dung và phương pháp thể hiện cho tập bản đồ điện
tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh phù hợp với điều kiện hiện nay.
Chương IV: Thử nghiệm
Chương IV tri
ển khai những ý tưởng đã làm rõ trong chương II và chương III, thử
nghiệm xây dựng hai trang bản đồ điện tử thuộc hai chuyên đề (hai chương) thiết kế cho
tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở những phân tích về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng thông tin tư liệu, hiện trạng ứng dụng công
nghệ thông tin của tỉnh, xây d
ựng quy trình công nghệ tổng quát thành lập tập bản đồ
điện tử phát hành trên Internet và ứng dụng để xây dựng hai trang bản đồ thử nghiệm.
Mục tiêu của chương là thử nghiệm nội dung, cấu trúc và phương pháp thể hiện trang bản
đồ theo khung tiêu chuẩn đã xây dựng. Trên cơ sở kết quả thử nghiệm đề tài đã rút ra một
số nhận xét và điều chỉnh lại cho hợp lý.
Ph
ần kết luận
Phần kết luận đánh giá những kết quả nghiên cứu trong quá trình triển khai đề tài,
đề xuất và kiến nghị một số vấn đề cần giải quyết, nghiên cứu tiếp.
9
Chương I
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THÀNH LẬP TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN
TỬ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH
I.1. NHIỆM VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH
Đi đôi với sự phát triển kinh tế, là sự khai thác tài nguyên thiên nhiên với tốc độ
chưa từng thấy dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Do đó việc theo dõi quản lý chặt chẽ
việc khai thác tài nguyên hợp lý, dự báo kịp thời về tình trạng suy thoái tài nguyên, đưa ra
các phương hướng và biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường ngày càng trở nên cấp bách.
Trong “Nghị quyế
t về đẩy mạnh kinh tế hoá ngành tài nguyên và môi trường” của
Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 22 tháng 12 năm 2009[17] đã nêu rõ:
“Tài nguyên và môi trường có vai trò thiết yếu đối với con người, là nền tảng tồn
tại và phát triển của xã hội, đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước và tăng trưởng
của mọi nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tài nguyên trở thành nguồn lực khan
hiếm, là đối tượng tranh chấp quyết liệt giữa các nuớc; môi trường b
ị ô nhiễm, suy thoái
nhanh, trở thành vấn đề toàn cầu, mối lo chung của toàn nhân loại. Vì vậy, công tác quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được coi trọng và có vị trí đặc biệt trong chiến lược
phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới”.
Trong số những nhiệm vụ quan trọng của ngành tài nguyên và môi trường trong
thời gian tới được Nghị quyết nhấn mạnh có:
- Xây dựng hệ thống cơ sở d
ữ liệu đồng bộ về tài nguyên và các vấn đề môi trường;
- Đẩy mạnh công tác dự báo xu thế biến động tài nguyên và các vấn đề môi
trường làm cơ sở xây dựng chiến lược, chính sách, cơ chế quản lý tài nguyên và môi
trường hợp lý, hiệu quả.
Mắt xích quan trọng trong hệ thống quản lý nguồn tài nguyên và môi trường của
nước ta hiện nay chính là Sở Tài nguyên Môi trường của các tỉnh - cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thự
c hiện chức năng quản lý Nhà nước về Tài
nguyên đất, Tài nguyên nước, Tài nguyên Khoáng sản, Môi trường, Khí tượng thuỷ văn,
Đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo qui định của Pháp Luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh đảm nhiệm những chức năng và nhiệm vụ
chính về quản lý tài nguyên và môi trường như sau:
- Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các Quyết định, Chỉ thị về quản lý Tài
nguyên đất, Tài nguyên nướ
c, Tài nguyên khoáng sản, Môi trường, khí tượng thuỷ văn,
Đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của Chính phủ.
- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch dài
hạn, 5 năm và hàng năm về Tài nguyên và Môi trường phù hợp với quy hoạch tổng thể
10
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo vệ Tài nguyên và Môi
trường ở địa phương, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm Pháp Luật, chương trình, quy
hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp Luật và
thông tin về tài nguyên và môi trường.
- V
ề Tài nguyên đất:
+ Tổ chức thẩm định giúp UBND cấp tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
+ Tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của huyện, thị xã, thành phố thuộc t
ỉnh và kiểm tra việc thực hiện;
+ Trình UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh;
+ Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đ
o đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập
bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê
đất đai, ký hợp đồng thuê đất theo qui định của Pháp Luật, đăng ký giao dịch bảo đảm về
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức;
+ Tham gia định giá các loại đất trên đị
a bàn tỉnh theo khung giá, nguyên tắc,
phương pháp định giá các loại đất do Chính Phủ qui định;
- Về Tài nguyên khoáng sản: Thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về
Khoáng sản theo yêu cầu tại Thông tư liên bộ: Bộ Công nghiệp - Bộ Tài nguyên & Môi
trường số 01/2003/TTLB-BCN-BTNMT ngày 29/10/2003.
- Về Tài nguyên nước và khí tượng thuỷ văn:
+ Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn
của Bộ Tài nguyên và Môi tr
ường;
+ Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai ở tỉnh.
- Về Môi trường.
+ Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm lực
trạm quan trắc và phân tích Môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng Môi trường tại địa
phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Thẩm định báo cáo đánh giá tác động Môi trường của các dự án, cơ sở
theo phân
cấp [18].
I.2. NHU CẦU THÀNH LẬP TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG CẤP TỈNH
I.2.1. Yêu cầu khách quan
Trong công cuộc đổi mới và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc
11
đẩy nhanh quá trình tin học hoá trong hệ thống quản lý Nhà nước là nhiệm vụ ưu tiên của
Chính phủ hiện nay. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, việc hội nhập
với khu vực và các nước trên thế giới là xu thế tất yếu. Do đó việc ứng dụng các tiến bộ về
tin học trong hệ thống quản lý và sản xuất của các cấp, các ngành, các đơn vị là yêu cầu
tất yếu nhằm đưa nước ta từng bước phát triển ngang bằng với các nước trên thế giới.
Bản đồ là công cụ phản ảnh trực quan, mô hình hoá thế giới thực, vì vậy từ rất lâu
bản đồ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi công nghệ thông tin
phát triển, bản đồ số ra đời với những ưu việt thể hiệ
n trong quá trình thiết kế, thành lập
cũng như trong bản thân bản đồ về hình thức, trọng tải, tính linh động, khả năng cập
nhật…đó chính là tiền đề quan trọng tạo bước nhảy vọt trong việc xây dựng và sử dụng
bản đồ. Bản đồ ngày càng xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngày
càng trở thành công cụ trợ giúp ra quyết định hữu hiệu trong các lĩnh vực nghiên c
ứu
cũng như quản lý.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao trong xã hội ngành bản đồ không
ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm bản đồ, từng bước đưa công nghệ
thông tin vào sản xuất, tự động hoá bản đồ. Một trong những sản phẩm được quan tâm
hiện nay là các bản đồ điện tử, tập bản đồ điện tử. Tập bả
n đồ điện tử Tài nguyên Môi
trường của tỉnh là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu thông tin của tỉnh trên các phương
tiện truyền thông như Internet góp phần quảng bá hình ảnh của tỉnh trên diện rộng, tạo
điều kiện thu hút đầu tư cho tỉnh.
Chính vì vậy, hiện nay rất nhiều tập bản đồ của các tỉnh đã và đang được thành
lập, hoặc do chính địa phương tr
ực tiếp xây dựng, hoặc do các đơn vị ở Trung ương thành
lập và có thể kết hợp cả hai. Các tập bản đồ được xây dựng dưới dạng tập bản đồ chuyên
đề hay tập bản đồ tổng hợp, bản đồ trên giấy hay bản đồ số, bản đồ điện tử nhưng đều
phản ánh về các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hộ
i và các nguồn tài nguyên của địa
phương, còn rất nhiều dự án xây dựng các tập bản đồ cho các tỉnh đang được thực hiện
trong toàn quốc. Điều đó phản ánh rõ nhất về nhu cầu của các địa phương trong việc cần
thiết xây dựng tập bản đồ về Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh.
I.2.2. Nhu cầu nội tại của tỉnh
Qua kết quả điều tra khảo sát, các sở ban ngành trong tỉnh đều có nhu cầu sử dụng
các thông tin về tài nguyên môi trường hoặc liên quan đến tài nguyên và môi trường:
Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần các thông tin về hiện trạng và quy
hoạch sử dụng đất, hiện trạng và quy hoạch rừng, bản đồ độ dốc, thông tin về thổ
nhưỡng ; lĩnh vực Công thương cầ
n thông tin về các hoạt động khai thác khoáng sản,
các công trình xử lý môi trường ; lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường cần các thông tin
về hệ thống các điểm quan trắc về tài nguyên môi trường, hiện trạng ô nhiễm môi trường
của các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, các
12
thông tin về địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, thông tin về quản lý đất đai, về quy
hoạch sử dụng đất, về khí tượng thuỷ văn, địa chính ; lĩnh vực quản lý hành chính và
ngoại vụ cần những thông tin về đường biên giới, địa giới ; lĩnh vực xây dựng cần thông
tin về quy hoạch sử dụng đất, địa chính [3].
Hiện nay việc thiếu thông tin có chất lượng là một trong nh
ững trở ngại chính
trong quá trình ra quyết định về quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường tại Việt Nam.
Việc thu thập và sử dụng thông tin về tài nguyên môi trường chưa đồng bộ và không hệ
thống, việc chia sẻ thông tin trong nội bộ một đơn vị và giữa các đơn vị với nhau còn rất
hạn chế, việc phổ biến các thông tin về tài nguyên môi trường quan trọng cho cộng đồng
còn hạn chế.
Mộ
t số vấn đề quan trọng và các hạn chế trong công tác thu thập thông tin ở Việt
Nam bao gồm:
- Việc thu thập thông tin vừa thiều lại vừa thừa, chất lượng dữ liệu thấp.
- Những thông tin đã thu thập vẫn còn chưa được sử dụng cho quá trình ra quyết
định quan trọng.
Hiện nay, tại các tỉnh và các cơ quan nghiên cứu, đã tập trung được một khối
lượng lớn các thông tin, số liệu đ
iều tra về tài nguyên môi trường của mỗi tỉnh, địa
phương, nhưng việc tập hợp, xử lý, sử dụng và khai thác chúng còn nhiều khó khăn. Qua
khảo sát nghiên cứu tình hình thực hiện những nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài nguyên và
môi trường của tỉnh thấy nổi lên những vấn đề sau :
- Công tác điều tra cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu cập nhật và cung cấp thông
tin, dữ
liệu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường kể cả về số lượng và chất lượng. Việc
thu thập và sử dụng thông tin ở Việt Nam vẫn còn tản mạn và thiếu hệ thống.
- Chất lượng và độ tin cậy của các thông tin về tài nguyên môi trường chưa cao.
- Cơ chế quản lý và chia sẻ thông tin còn nhiều bất cập, việc phổ biến những thông
tin quan trọng cho cộng đồng còn hạn chế.
- Bản đồ
và các tập bản đồ phần lớn được lưu trữ ở dạng giấy, không thống nhất
về cơ sở toán học và phương pháp thể hiện nên chất lượng bản đồ không đồng đều, khó
tìm kiếm, khó khai thác, không thuận lợi trong sử dụng. Một số đơn vị đã có bản đồ
chuyên ngành dạng số nhưng khó chia sẻ và tích hợp thông tin do không thống nhất về cơ
sở toán h
ọc, cấu trúc dữ liệu và nền địa lý nên chưa phát huy hết được vai trò và các chức
năng ưu việt của bản đồ số. Việc sử dụng các bản đồ giấy và bản đồ số không thống nhất
về cơ sở toán học làm hạn chế khả năng phân tích tổng thể, khả năng áp dụng các mô
hình phân tích – mô phỏng không gian, nhằm trợ giúp cho các cấp lãnh đạo, quản lý
trong việc ra quyế
t định ở cấp vĩ mô.
Vì vậy tại các tỉnh:
- Tồn tại một cách khách quan các nhu cầu sử dụng một hệ thống tổng hợp các
13
thông tin về tài nguyên, môi trường.
- Cần có một hệ thống thông tin đồng bộ để mọi ngành dù sử dụng cho các mục
đích khác nhau sẽ thu được các kết quả tốt, đủ tin cậy và thống nhất, có thể liên kết được.
- Nhu cầu cần có phương pháp xử lý mới, nhanh, chính xác các thông tin về tài
nguyên, môi trường, phương tiện quản lý các loại dữ liệu và phổ biến thông tin về tài
nguyên, môi trường càng trở nên cấp bách.
Tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường của tỉnh là công cụ hữu hiệu trong việc
giải quyết các vấn đề trên.
I.3. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG CẤP TỈNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
I.3.1. Tình hình thành lập tập bản đồ và tập bản đồ điện tử về Tài nguyên Môi
trường trên thế giới
Với mục đích quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường của
mình nhiều nước đã tiến hành xây dựng nhiều thể loại bản đồ về tài nguyên và môi
trường. Xuất hiện các Atlas thế giới, Atlas Quốc gia, Atlas vùng miền về lĩnh vực tài
nguyên và môi trường dướ
i dạng các tập bản đồ chuyên đề, chuyên ngành và tập bản đồ
tổng hợp Các tập bản đồ điện tử cũng đang được nghiên cứu, phát triển.
- Atlas hiện trạng môi trường thế giới (The State of the Enviroment Atlas): Xuất
bản năm 1994 bởi Penguin Group. Tác giả là người Canada – Joni Seager. Atlas được
xây dựng và xuất bản với sự đóng góp của nhiều Viện nghiên cứu, các trường đại học,
các t
ổ chức, công ty và cá nhân làm việc trong lĩnh vực môi trường như Liên hiệp quốc
(UN), chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), chương trình môi trường Liên
hiệp quốc (UNEP), ngân hàng thế giới (WB), Viện tài nguyên thế giới (WRI) và Cục Môi
trường một số quốc gia. Atlas chia thành 6 phần. Chủ đề của các trang bản đồ trong Atlas
tập trung vào những vấn đề liên quan đến môi trường có tính toàn cầu như vấn đề ô
nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi tr
ường không khí do con người tạo ra, các
vấn đề chính trị, quân sự và cảnh báo tình trạng sức khoẻ của nhân loại.
- Atlas môi trường lưu vực sông Mê Kông do Ngân hàng thế giới công bố, nội
dung gồm 6 chương (chương Mở đầu giới thiệu chung về điều kiện địa lý, kinh tế, chính
trị của vùng bao gồm các nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Myanmar, Thái Lan và tỉnh
Yunnan của Trung Quốc; chương Môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên gồm các
b
ản đồ có chủ đề về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, đất
ngập nước, đất có rừng, sinh vật, các khu bảo tồn, sản xuất nông nghiệp và đánh bắt cá;
chương Con người và Môi trường thể hiện các vấn đề về dân cư và dân tộc sống trong
vùng, sự phụ thuộc của đời sống dân cư vào tài nguyên thiên nhiên và mức độ đói nghèo
của dân cư trong vùng). Trong Atlas còn có các bài viết mô tả, s
ố liệu thống kê, mô tả
14
quá trình chống đói nghèo, các chương trình hành động của các quốc gia trong lưu vực,
các số liệu về kinh tế xã hội, đầu tư tài trợ của nước ngoài và khu vực, các ảnh viễn thám
cung cấp các thông tin về hệ sinh thái của cả khu vực.
- Tập bản đồ Tài nguyên Môi trường của Canada do Natural Resources Canađa
xây dựng năm 2002 gồm bản đồ khí hậu, bản đồ rừng, bản đồ cháy rừng, bản đồ
địa chất
17 tỉnh của Canađa, bản đồ đất, bản đồ các thảm hoạ tự nhiên, bản đồ băng trên biển, bản
đồ nước ngọt
- Úc có tập bản đồ đất, bản đồ nông nghiệp do chính phủ Úc xây dựng năm 2002
- Tiệp Khắc cũ đã xuất bản Atlas Quốc gia “Ô nhiễm nước và không khí” tỷ lệ
1:200.000 thể hiện 4 mức ô nhiễm bằng các ký hi
ệu dạng tuyến với các màu sắc khác
nhau dọc theo sông, mức độ ô nhiễm thay đổi theo mùa. Trên bản đồ ô nhiễm không khí
thể hiện 4 mức độ ô nhiễm bụi tính theo tấn/km
2
/năm và ô nhiễm khí độc hại tính bằng %.
- Thuỵ Điển: Thông tin về tài nguyên thiên nhiên và môi trường thể hiện trong
Atlas Quốc gia Thuỵ Điển gồm 17 tập, trong đó có các điều kiện tự nhiên và các thành
phần của tài nguyên thiên nhiên được xây dựng thành các tập Atlas chuyên đề như địa
hình, địa chất địa mạo, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên sinh vật, tài nguyên biển…Đặc biệt Atlas môi trường (The
Enviroment) gồm 156 trang b
ản đồ các loại tỷ lệ, tranh ảnh và các bài thuyết minh, nội
dung gồm phần giới thiệu về tự nhiên cảnh quan và con người, địa lý khu vực và 6
chương là: Sự ô nhiễm, cảnh quan tự nhiên, cảnh quan văn hoá, nước (sông, hồ, biển),
các thành phố và giao thông, chính sách môi trường ở Thuỵ Điển. Các bản đồ trình bày
đơn giản nhưng trực quan, gồm nhiều lớp thông tin khác nhau giúp cộng đồng dân cư dễ
hiểu và thu thậ
p thông tin một cách dễ dàng. Atlas được ra đời bởi Nhà xuất bản SNA.
Tác giả là Claes Bernes và Claes Grundsten - những người đứng đầu Công ty bảo vệ Môi
trường Quốc gia (The National Environment Protection Agency).
- Mỹ: Ngoài các tập bản đồ chuyên đề cung cấp các thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên
đề về điều kiện tự nhiên và từng thành phần của tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên
đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khí hậu… có
Atlas phổ thông và Môi trường gồm 400 bản đồ chuyên đề các tỷ l
ệ khác nhau chia thành
6 chương (tài nguyên thiên nhiên gồm các bản đồ có chủ đề về năng lượng, nước sạch,
sản xuất lương thực, sản xuất thịt và cá, lâm nghiệp và du lịch; chương sử dụng đất gồm
các bản đồ về đất canh tác, thành phần khoáng chất của đất, giảm thiểu đất đai và quá
trình đô thị hoá; chương khí hậu gồm các bản đồ về biến đổi khí hậ
u, tác nhân gây biến
đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và nguồn gây ô nhiễm không khí; chương khu vực hoang
hoá và hoá học; chương hệ sinh thái gồm các bản đồ có chủ đề về đồi núi, rừng, đất khô hạn,
đất ngập nước, rừng ngập mặn, biển, vùng cực…) [1].
15
+ Tập bản đồ điện tử Arizona do trường tổng hợp Arizona xây dựng và phát hành
năm 2003. Đó là tập bản đồ tương tác cho phép tạo, thay đổi và tải các bản đồ và dữ liệu
vùng Arizona chính xác và hiện thời. Các dữ liệu trong tập bản đồ phân thành 4 loại bản
đồ chuyên đề: Bản đồ tài nguyên thiên nhiên, bản đồ thương mại và kinh tế, bản đồ dân
số và xã hội, bản đồ dân số
và môi trường [22].
Hình 1. Tập bản đồ điện tử Arizona.
Các lớp dữ liệu thuộc chuyên đề về bản đồ tài nguyên thiên nhiên cho phép người
dùng tìm hiểu các mối quan hệ giữa khí hậu, nguồn nước, động vật, thực vật, tài nguyên
khoáng sản
Chuyên đề về con người và môi trường thể hiện các lớp dữ liệu về đặc điểm môi
trường và dân số, gồm các lớp dữ liệu như tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư gây ra như
b
ệnh ung thư phổi và bệnh ung thư vú ở nữ giới; nhiệt độ, lượng mưa; vũng nước ngầm,
lưu vực sông, suối. Tập bản đồ có tác dụng dùng tham khảo cho nhiều lĩnh vực khác
nhau. Cơ bản là hỗ trợ giải quyết việc tìm kiếm vị trí địa lý các điểm, ngoài ra, các công
việc như số trang trại có giấy phép, tỷ lệ tử vong do bệnh tật cũng có th
ể được thống kê
và hiển thị bằng biểu đồ một cách nhanh chóng.
- Hệ thống bản đồ môi trường của Cục Môi trường Liên Bang Đức
Liên Bang Đức là quốc gia hàng đầu tại châu Âu trong nghiên cứu và thực hiện
các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và đã xuất bản các bản đồ ô nhiễm khí quyển (thể
hiện các nguồn ô nhiễm và các khu vực ô nhiễm, các dạng ô nhiễm, mức độ ô nhi
ễm, sự
ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến gió, khí hậu, sinh vật), đã thành lập các bản đồ
đánh giá ô nhiễm sông ngòi, các thể loại bản đồ dạng phân tích, tổng hợp về các vùng dân
cư, phản ánh những vùng bị phá hoại do các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khác
nhau. Bản đồ môi trường tại Liên bang Đức còn thể hiện các điểm ô nhiễm tồn lưu như
kho chứa thuốc bảo vệ thực vậ
t, các kho xăng, và đề xuất các giải pháp để cải thiện tình
16
hình ô nhiễm. Viện nghiên cứu Cực và Hải dương đã xây dựng “Tập bản đồ điện tử
WOCE về dữ liệu WOCE” cung cấp khả năng quan sát đại dương trên phạm vi toàn cầu,
WOCE cho phép biểu thị dưới dạng đồ hoạ và phân tích tương tác dữ liệu theo các cách
khác nhau ( />).
- Liên Bang Nga: Atlas Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Liên Bang Nga lần
đầu tiên được công bố vào tháng 5/2004 với sự phối hợp, tham gia xây dựng của tất cả
các cơ quan Nhà nước và các viện nghiên cứu khoa học có liên quan của Liên Bang Nga.
Atlas là tài liệu phong phú cung cấp thông tin phục vụ cho việc tra cứu, phân tích về tiềm
năng, hiện trạng và tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên của nước Nga, Atlas gồm
148 bản đồ ở tỷ lệ 1/25.000.000 đến 1/60.000.000 chia thành 7 chương (tài nguyên đất,
tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật gồm cả
rừng, tài nguyên khí hậu, bảo vệ tài nguyên
và các điều kiện kinh tế - xã hội của việc sử dụng tài nguyên. Những vấn đề được quan
tâm đặc biệt là hiện trạng môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngoài ra còn giới
thiệu về Bộ Tài nguyên thiên nhiên, so sánh hiện trạng về trữ lượng nguyên, nhiên liệu,
khoáng sản của LB Nga với thế giới.
Một số Atlas chuyên ngành được thành lập như Atlas tài nguyên thiên nhiên và
môi trường vùng Xibêri, Atlas tài nguyên thiên nhiên và môi trường các tỉnh Murmansk,
Ulianôpsk…Tại Liên xô cũ một loạt “Các bản đồ bảo vệ môi trường thiên nhiên”, trong
đó gồm hai nhóm bản đồ là nhóm các bản đồ bảo vệ lãnh thổ và nhóm các bản đồ ô
nhiễm môi trường đã được xuất bản.
- Ukraina: Atlas tổng hợp quốc gia thành lập ở tỷ lệ chính 1/750.000 gồm các
chương: Điều kiện tự nhiên, địa chất, tài nguyên nước, khí hậu, khoáng sả
n, nông nghiệp,
thế giới động thực vật. Atlas môi trường sinh thái thành lập ở tỷ lệ 1/750.000 gồm các
bản đồ chuyên đề về tài nguyên nước, tài nguyên thổ nhưỡng, tài nguyên thực vật, thế
giới động vật, khí hậu, môi trường, địa chất, khoáng sản, ô nhiễm môi trường, phân vùng
sinh thái, nguồn gây ô nhiễm, vệ sinh dịch tễ, sức khoẻ dân cư, giám sát môi trường và
bảo vệ môi trường. Atlas Tài nguyên và Môi trường ở cấp quố
c gia và cấp tỉnh cho đến
nay chưa được xây dựng.
- Trung Quốc: Atlas Quốc gia của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa gồm 5 tập:
Atlas nông nghiệp quốc gia, Atlas kinh tế quốc gia, Atlas tổng hợp quốc gia, Atlas tự
nhiên quốc gia (gồm 5 chương với 95 bản đồ thành phần. Trong đó chương môi trường tự
nhiên bao gồm các bản đồ chuyên đề về các lĩnh vực địa chất, địa lý, địa mạo, khí hậu,
thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh quyển và hải dương học; chươ
ng tài nguyên thiên nhiên gồm
các bản đồ về tiềm năng trữ lượng của các dạng tài nguyên khoáng sản, kim loại, dầu khí,
tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khí hậu, động thực vật). Đã
có phiên bản Internet của tập bản đồ tự nhiên Quốc gia Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc
chưa xây dựng được Atlas Tài nguyên và Môi trường.
17
- Tại Ba Lan: Viện hàn lâm Khoa học Ba Lan đã thành lập các bản đồ:
+ Bản đồ “Ô nhiễm không khí” thể hiện mức độ ô nhiễm các chất khí độc hại và
hoá chất lan toả trên lãnh thổ.
+ Bản đồ “Ô nhiễm nước mặt” thể hiện sự ô nhiễm nước hồ, tính số lượng chất ô
nhiễm trong 1m
3
nước, sự ô nhiễm vùng cửa sông và ven bờ biển Ban Tích thuộc lãnh
thổ Ba Lan.
+ Bản đồ “Tiếng ồn và ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của giao thông” thể hiện
các tuyến đường sắt, tuyến đường ô tô với số lần chuyên chở các chất độc hại trong một
ngày, mức độ ồn.
+ Bản đồ “ Phá huỷ thảm thực vật” thể hiện các vùng thảm thực vật bị suy thoái do
ô nhiễm b
ởi các nguyên nhân khác nhau.
+ Bản đồ xói mòn, trượt lở, suy thoái đất và các tác động nhân tạo đến đất đai gây
ảnh hưởng xấu.
+ Bản đồ các vùng bị nhiễm độc do nước thải dân dụng và nước thải công nghiệp.
+ Bản đồ trang thiết bị điều kiện sinh hoạt và vệ sinh cho cư dân thành phố thể
hiện đường ống, trạm cấp nước, kênh thoát nước/đầu người.
+ Bản đồ ô nhi
ễm và suy thoái môi trường thuộc loại bản đồ tổng hợp, thể hiện
tổng thể các thành phần gây ô nhiễm.
- Học viện Vật lý Bungari đã đo vẽ bản đồ tiếng ồn trong thành phố, đặt các trạm
quan trắc đồng thời đo tiếng ồn và lượng khói toả ra của xe cộ.
- Nhật Bản đã thành lập các bản đồ chuyên đề về môi trường như
bản đồ môi
trường các hồ, bản đồ tài nguyên không khí, bản đồ thảm hoạ Thái Bình Dương (núi lửa,
động đất, nước dâng ).
- Một số nước đã xây dựng được các tập bản đồ điện tử cấp quốc gia như: Tập
bản đồ điện tử vùng Bắc Indiana cung cấp thông tin về 12 tỉnh thuộc Bắc Âu; tập bản đồ
điện tử Tennessee cung cấ
p thông tin về quốc gia này sử dụng giao diện trên Internet; tập
bản đồ Kentucky…[35].
- Các tổ chức Quốc tế về chuyên ngành trắc địa, bản đồ đã quan tâm đến vấn đề
xây dựng các bản đồ, tập bản đồ điện tử, có những nghiên cứu đi sâu về công nghệ Atlas
điện tử như nghiên cứu phân tích về thiết kế giao diện thuận tiện cho người sử
d
ụng [27]. Hội đồng ICA (International Cartographic Association - Hiệp hội bản đồ thế
giới) từ năm 2001 đã tổ chức hội thảo về tập bản đồ quốc gia và khu vực. Trong đó chú
trọng việc nâng cấp và hỗ trợ thiết kế, sản xuất, sử dụng tập bản đồ và hệ thống thông tin
tập bản đồ; tìm tòi và phát triển các công cụ mới dùng cho việc thiết kế chuyể
n giao tập
bản đồ; ghi nhận các đóng góp về thống nhất dữ liệu cho sự phát triển tập bản đồ điện tử
và hệ thống thông tin tập bản đồ quốc gia và khu vực.
(
18
Nhận xét
:
- Trên thế giới các tập bản đồ về tài nguyên, môi trường được xây dựng rất đa
dạng: Chúng được thành lập cho từng chuyên đề như đất, nước, rừng, môi trường hoặc ở
dạng tập bản đồ tổng hợp tài nguyên và môi trường, tập bản đồ ở cấp quốc gia hay cấp
vùng, miền. Tập bản đồ có thể ở dạng bản đồ giấy, bản
đồ số hoặc bản đồ điện tử.
- Nội dung các tập bản đồ điện tử phong phú, đa dạng, cấu trúc hợp lý. Thành
phần quan trọng của tập bản đồ điện tử là cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý, cơ sở dữ
liệu này thiết lập khung tổng hợp các thông tin đa dạng thành các chủ đề đan xen nhau
theo quy luậ
t nhất định tạo nên sự dồi dào thông tin trong tập bản đồ giúp các nhà quản lý
hoạch định các chính sách một cách thiết thực, hiệu quả.
- Bản đồ thành lập triển khai ứng dụng công nghệ thông tin rất mạnh. Các tập bản
đồ điện tử đều sử dụng hệ thống GIS để thành lập, thuận tiện trong sử dụng, cập nhật cũng
như chiết xuất các bả
n đồ sản phẩm. Thông qua các phần mềm GIS, các ứng dụng web,
phần mềm mã nguồn mở, bản đồ ngày càng trở nên thân thiện với người sử dụng với giao
diện đơn giản, dễ sử dụng. Nhiều phần mềm, công cụ trợ giúp trong thu thập, phân tích và
xử lý số liệu đã được xây dựng giúp ích các chuyên gia trong thành lập các bản đồ chuyên
đề về tài nguyên, môi trường các loại. Bản đồ đi
ện tử phần lớn được cung cấp lên Internet,
phổ biến thông tin cho cộng đồng, khi cần có thể xuất ra file dùng để chế bản, in ấn.
Tuy vậy, các bản đồ được thành lập dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia
trong các lĩnh vực liên quan, số liệu mang tính định lượng còn chưa đầy đủ, các thông tin
để thành lập bản đồ chưa xử lý toàn diện. Chưa có tập bản đồ điện tử chuyên về tài
nguyên môi trường cho các tỉnh.
I.3.2. Tình hình thành lập tập bản đồ và tập bản đồ điện tử về tài nguyên môi
trường ở Việt Nam
Những năm gần đây để đánh giá hiện trạng, giám sát và dự báo tài nguyên và môi
trường nhằm giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết sách chính xác trong xây dựng các
chính sách, luật gắn liền phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường, công tác
thành lập bản đồ về lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở Việ
t Nam không ngừng phát
triển. Nhiều địa phương trong cả nước đã tiến hành các dự án công trình điều tra, khảo sát
tài nguyên, môi trường của tỉnh và bước đầu đã thu được kết quả tổng quan về hiện trạng
tài nguyên, môi trường của tỉnh.
- Atlas Quốc gia Việt Nam do Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1986 - một công
trình khoa học tổng hợp, toàn diện về lịch sử đất nướ
c, con người Việt Nam, có kích
thước 38cm x 54cm, tỷ lệ 1/500.000, 1/4000.000, 1/5000.000 và 1/8000.000, gồm 14
chương, 114 trang bản đồ và 49 trang thuyết minh. Các nội dung về điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên được tập trung chủ yếu ở phần tự nhiên gồm 8 chương với 56 bản
19
đồ: Các vấn đề môi trường chưa được quan tâm phản ánh trong Atlas này. Atlas được xây
dựng dưới dạng tập bản đồ giấy. Đến năm 2007 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có dự
án thử nghiệm cấp Nhà nước “Hoàn chỉnh công nghệ sản xuất tập bản đồ điện tử tổng
hợp Quốc gia” nhằm mục đích điện tử hoá tập bản đồ Quốc gia Vi
ệt Nam, nhưng do khối
lượng công việc lớn và nhiều vấn đề về kỹ thuật và chuẩn dữ liệu chưa được thống nhất
nên dự án này mới chỉ hoàn thành hai chương. Hầu hết các bản đồ điện tử đều được xuất
bản dưới dạng các đĩa CD nên tính cập nhật thông tin chưa cao [12].
- Atlas điện tử “Hiện trạng tài nguyên và môi trường” được xây dựng t
ừ cơ sở
dữ liệu GIS của dự án “Hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý tài nguyên,
thiên nhiên và giám sát môi trường” do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường chủ trì
thực hiện trong khuôn khổ của Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin từ năm
1995 đến năm 2000 nhằm mục đích quản lý và khai thác sử dụng tối ưu các nguồn tài
nguyên thiên nhiên của đất nước trong một môi trường phát triển bền vững, giúp Vi
ệt
Nam từng bước hội nhập vào sự phát triển chung của các nước trong khu vực và quốc tế.
Atlas điện tử là sản phẩm kết hợp giữa công nghệ đa phương tiện (Multimedia) và
công nghệ GIS, được xem như thử nghiệm đầu tiên của việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý Nhà nước. Atlas gồm 89 trang bản đồ theo các chuyên đề (các
đơn vị hành chính Việt Nam, địa hình, địa chất, nông nghiệp, lâm nghiệ
p, tài nguyên khí
hậu, tài nguyên nước, hiện trạng môi trường, tài nguyên dầu khí, tài nguyên du lịch, tài
nguyên biển đông, kinh tế xã hội) và chia thành 11 nhóm là:
+ Nhóm ranh giới hành chính (ranh giới tỉnh, tỉnh, ranh giới huyện, huyện, ranh
giới xã, xã);
+ Nhóm địa hình (sông hồ, sông suối, biển, đường bình độ, vùng bình độ);
+ Nhóm địa chất (địa chất, khai thác khoáng sản);
+ Nhóm cơ sở hạ tầng (đường giao thông, đường sắt, nhà máy);
+ Nhóm môi trường đất (hiện trạng sử dụng đất, thổ nh
ưỡng);
+ Nhóm môi trường nước (quan trắc nước, nước thải);
+ Nhóm môi trường không khí (quan trắc không khí, khí thải);
+ Nhóm chất thải rắn (chất thải);
+ Nhóm môi trường sinh thái, đa dạng sinh học (hiện trạng độ che phủ rừng, loại
rừng, loại cây, bảo tồn rừng);
+ Nhóm quản lý môi trường;
+ Nhóm môi trường kinh tế - xã hội (dân số - môi trường cấp tỉnh, dân số - môi
trường cấp huyện).
Cơ sở dữ li
ệu của dự án là cơ sở dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường
trong phạm vi gần 40 tỉnh, đã đề cập đến nhiều vấn đề của tài nguyên thiên nhiên và một
số vấn đề về môi trường. Cơ sở dữ liệu về môi trường đã được xây dựng theo khung cấu
20
trúc thống nhất thuận tiện cho sử dụng và trao đổi thông tin. Dữ liệu được quản lý bằng
phần mềm MAPINFO, một số tỉnh sử dụng ARC/INFO hoặc ARCVIEW, tuy nhiên
những dữ liệu này chưa được hoàn chỉnh do nguồn cung cấp khác nhau. Những trang bản
đồ về hiện trạng môi trường chưa phản ánh hết được những vấn đề cấp bách của môi
trường Việt Nam, phương pháp thể
hiện thiên về định tính hơn định lượng.
- Atlas môi trường các vùng Việt Nam: Sản phẩm do Cục Môi trường (nay là
Tổng cục Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường) xây dựng và phát hành năm
2000[11]. Atlas với tổng số 125 bản đồ chia thành bốn chương:
+ Mở đầu gồm các bản đồ Việt Nam trên bản đồ thế giới; Việt Nam trong khu vực
Đông Nam Á; hành chính Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; vị trí 8 vùng kinh tế;
hành chính các vùng kinh tế
;
+ Môi trường tự nhiên: Hình thể; phân bố các kiểu khí hậu;
+ Môi trường kinh tế- xã hội: Dân số; thu nhập; vấn đề nghèo đói; công nghiệp,
khai khoáng; giao thông;
+ Các vấn đề môi trường: Hệ thống quan trắc môi trường; hiện trạng rừng; bản đồ
đất; các cơ sở gây ô nhiễm; các khu vực nhạy cảm môi trường; rừng đặc dụng; bảo tồn
đất ngập nước, bảo tồn biển; thiên tai.
Atlas được xây d
ựng ở dạng Atlas điện tử, kèm theo các trang bản đồ là các bài
thuyết minh, hơn 400 đồ thị và bảng biểu, hơn 200 ảnh, gần 10 đoạn phim tư liệu cùng
với nhạc nền. Trong Atlas vẫn thiếu các bản đồ đánh giá về chất lượng môi trường, các
bản đồ thiên về định tính, không thể hiện được định lượng.
- Atlas môi trường Đông Bắc do Trung tâm Phát triển Công nghệ và
Điều tra tài
nguyên thuộc hội Trắc địa - Bản đồ -Viễn thám Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Nội dung Atlas gồm 86 trang bản đồ thể hiện: Các bản đồ
vùng như bản đồ hành chính, bản đồ hình thể, bản đồ phủ thực vật và rừng, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, bản đồ mạng lướ
i thuỷ văn, bản đồ địa chất khoáng sản, bản đồ kinh
tế, bản đồ các nguồn gây ô nhiễm, đánh giá môi trường và quy hoạch lãnh thổ; các bản đồ
tỉnh như bản đồ hành chính, bản đồ hình thể, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ kinh
tế, bản đồ các nguồn gây ô nhiễm, đánh giá môi trường và quy hoạch lãnh thổ. Hệ thống
bản
đồ trong Atlas được thiết kế theo kiểu Atlas điện tử (multimedia) chứa thông tin
dưới dạng các bản đồ địa lý, các số liệu, bảng biểu thống kê, biểu đồ, phần nhạc nền,
video, hình ảnh, thuyết minh…tạo nên một Atlas sinh động, giúp cho người đọc có khả
năng nhận thức được nhiều chiều, có được bức tranh tổng quát về môi trường vùng
Đông Bắc, cho phép bổ sung, thay đổi cập nhật s
ố liệu theo thời gian. Tuy nhiên số
lượng các trang bản đồ về môi trường còn ít, số liệu phục vụ cho xây dựng bản đồ không
thống nhất theo hệ thống chỉ tiêu. Chưa có sự liên kết giữa dữ liệu đồ hoạ và thuộc tính
trong một cơ sở dữ liệu GIS.
21
- Trung tâm khảo sát, Nghiên cứu, Tư vấn môi trường Biển Tỉnh Nghệ An
trong dự án “Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam”
(Strengthening of the environmental management authority in Vietnam - SEMA), đã xây
dựng được một cơ sở dữ liệu quản lý môi trường bằng công nghệ GIS cho tỉnh gồm 30
lớp thuộc 11 nhóm bản đồ (địa hình; địa chất; cơ sở hạ tầng; môi trường đất; môi trường
nước; môi trường không khí; chất thải rắn; môi trường sinh thái, đa dạng sinh học; quản
lý môi trường; môi trường kinh tế - xã hội)
Đây là một bộ cơ sở dữ liệu về môi trường đã có cấu trúc chuẩn, dễ sử dụng, quản
lý, cập nhật và trao đổi thông tin thuận lợi. Dữ liệu được quản lý bằng phần mềm
ARC/INFO và ARCVIEW và được chuyển sang định dạng của phần mề
m MAPINFO để
biên tập và in thành ATLAS gồm 33 trang bản đồ khổ A
3
.
- Atlas Đồng Nai do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai chủ trì xây
dựng năm 2001, xuất bản năm 2005 [10]. Atlas được thành lập dưới dạng Atlas điện tử
và tập bản đồ in trên giấy. Atlas in trên giấy có 98 chủ đề với 147 trang bản đồ cùng 53
trang thuyết minh và tra cứu địa danh chia thành 16 chương. Atlas điện tử xuất bản dưới
dạng CD, là một tập hợp các bản đồ cấu trúc thành 6 phần gồ
m 16 chương là phần giới
thiệu chung, điều kiện và tài nguyên thiên nhiên, dân cư, dân tộc và nguồn lao động, các
ngành kinh tế, văn hoá, xã hội và phần tra cứu danh mục. Đây là tập bản đồ tổng hợp cấp
tỉnh được xây dựng ở dạng điện tử tương đối hoàn thiện sử dụng công nghệ GIS, nội
dung phong phú đa dạng kết hợp với trình diễn âm thanh, hình ảnh dễ sử d
ụng, dễ hiểu.
Các đối tượng thể hiện trên bản đồ đều gắn với thông tin thuộc tính nên thuận tiện trong
việc khai thác cho nhiều mục đích.
- Nhà Xuất bản Bản đồ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xuất bản và xây dựng
một số tập bản đồ cho các tỉnh như Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn Hầu
hết các tập bản đồ sử dụng công ngh
ệ GIS để thành lập, bản đồ ở dạng số hoặc điện tử,
tập bản đồ của các tỉnh thuộc loại bản đồ tổng hợp trong đó có nhiều trang về tài nguyên
và môi trường đã góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ công tác quản lý của tỉnh và phổ
biến thông tin cho cộng đồng.
Nhận xét
:
- Các bản đồ chuyền đề về tài nguyên, môi trường được thể hiện trong các tập bản
đồ chuyền đề hoặc trong tập bản đồ tổng hợp trong phạm vi lãnh thổ gắn liền với mục
đích quản lý của Nhà nước như toàn quốc, vùng kinh tế hoặc tỉnh, nhưng không nhiều và
thiên về những bản đồ hiện trạng. Các tập bản đồ được xây dựng ở d
ạng in trên giấy hoặc
tập bản đồ số hoặc tập bản đồ điện tử.
- Ở cấp tỉnh, các tập bản đồ điện tử được thành lập bám sát theo yêu cầu quản lý
chung của tỉnh, phần lớn ở dạng tập bản đồ tổng hợp. Nội dung tập bản đồ phong phú, đa
dạng, ứng dụng công nghệ đa phươ
ng tiện với các hình ảnh, video, thuyết minh tạo nên
22
cái nhìn tổng quan, sinh động về vùng lãnh thổ và cho phép bổ sung, thay đổi, cập nhật số
liệu theo thời gian nên rất thuận tiện trong sử dụng.
- Tuy vậy còn thiếu sự thống nhất giữa tập bản đồ điện tử của các địa phương về
nội dung, công nghệ sử dụng gây khó khăn cho việc quản lý, trao đổi, cập nhật dữ liệu ở
tầm vĩ mô. Các t
ập bản đồ thiên về thể hiện hiện trạng tình hình kinh tế xã hội, những bản
đồ đánh giá, phân tích, dự báo còn ít và thiếu chiều sâu, chưa thống nhất trong việc lựa
chọn chỉ tiêu biểu thị trên bản đồ, các thông tin về tài nguyên và môi trường còn ít, không
đầy đủ, dữ liệu chưa thật hoàn chỉnh, sự liên kết giữa dữ liệu đồ hoạ và dữ liệu thuộc tính
trong cơ sở dữ
liệu của một số tập bản đồ chưa cao. Chưa có tập bản đồ chuyên đề tài
nguyên môi trường cấp tỉnh để phục vụ cho mục đích quản lý bảo vệ tài nguyên, môi
trường của tỉnh.
I.4. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHUẨN BẢN ĐỒ, CHUẨN BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ
I.4.1. Tình hình nghiên cứu, xây dựng chuẩn bản đồ trên thế giới
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đầu tiên ra đời từ những năm 1970. Ngày càng
nhiều cơ quan, tổ chức phát triển và áp dụng hệ thống thông tin địa lý trong ngành, công
việc và lĩnh vực của mình một cách có hiệu quả. Một số quốc gia đã thiết lập được hành
lang pháp lý cho phát triển GIS và thành lập cơ quan quốc gia về GIS, nhiều nước có hệ
thống GIS phụ
c vụ đắc lực cho chính phủ điện tử.
Trong việc triển khai hệ thống GIS, thu thập và sử dụng dữ liệu thông tin địa lý
luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn về thời gian cũng như chi phí. Do đó, vấn đề chuẩn hoá
thông tin, thúc đẩy việc trao đổi dữ liệu dùng chung và tiến tới hoạt động tương tác với
dữ liệu thông tin địa lý là vấn đề được các t
ổ chức quốc tế và các quốc gia quan tâm từ
lâu. Chuẩn hoá thông tin địa lý theo công nghệ hiện đại được bắt đầu từ những năm 80,
trước tiên là trong phạm vi quốc gia. Một số tổ chức quốc gia, tổ chức vùng và tổ chức
quốc tế đã phát triển các chuẩn để trao đổi thông tin địa lý giữa các hệ thống khác nhau.
Tuy nhiên không có một chuẩn quốc tế theo nghĩa rộng.
Năm 1994, Tổ ch
ức tiêu chuẩn quốc tế (Internatioal Organization for Standardization
- ISO) đã thành lập Uỷ ban kỹ thuật 211 về thông tin địa lý/địa tin học (International
Standard Organization for Geographic Information/Geomatics – ISO/TC 211) để xây dựng
chuẩn cho thông tin địa lý. Công việc chuẩn hoá này đã hình thành và thúc đẩy các chương
trình hoạt động địa lý quốc tế và bước đầu đã xây dựng được bộ chuẩn 19100 về chuẩn
thông tin địa lý. Song song với ISO, một số tổ chức quốc tế cũng có những hoạt
động liên
quan đến chuẩn hoá thông tin địa lý:
- Hiệp hội thông tin địa lý mở OGC (Open GIS Consortium): Được thành lập vào
năm 1994. OGC phát triển và đưa ra các quy định kỹ thuật ở mức triển khai nhằm tới sự
chuẩn hoá các khuôn dạng dữ liệu và chuyển đổi dữ liệu bằng cách tạo ra một giao tiếp
23
chung, có tính mở giữa các phần của hệ thống phần mềm và cho phép những hệ thống
này sử dụng bất kỳ khuôn dạng dữ liệu bên trong nào. Mục tiêu của Hiệp hội OGC là tạo ra
các chi tiết kỹ thuật chung cho xử lý không gian có tính mở cho các ứng dụng toàn cầu.
- Nhóm làm việc về thông tin địa lý số (Digital Geographic Information Working
Group - DGIWG) thực hiện xây dựng và phát triển các chuẩn hỗ trợ trao đổi thông tin địa
lý số trong các nước thuộ
c khối Bắc Đại Tây Dương (NATO).
- Hạ tầng cơ sở dữ liệu không gian toàn cầu (GSDI): Xu thế hiện tại của các nước
trên thế giới là xây dựng hạ tầng CSDL không gian (Spatial Data Infrastructure -SDI). Hạ
tầng CSDL này có thể ở mức quốc gia (NSDI –National SDI), mức vùng (RSDI –
Regional SDI) bao gồm nhiều quốc gia hoặc mức toàn cầu (GSDI – Global SDI). Chuẩn
thông tin là một trong 4 yếu tố cấu thành của SDI (gồm chính sách dữ liệu, khung tổ
chức, công nghệ và chuẩ
n dữ liệu).
Các nỗ lực nhằm chuẩn hoá liên quan tới dữ liệu không gian được thực hiện ở
nhiều quốc gia trên thế giới để tạo ra môi trường trong đó dữ liệu không gian được sử
dụng một cách hiệu quả.
Mỹ là quốc gia ứng dụng GIS từ rất sớm và đồng bộ từ chính quyền liên bang đến các
bang, ở tất cả các lĩnh vực. Năm 1990 đ
ã có 62 tổ chức liên bang sử dụng GIS. Trung tâm
quốc gia về thông tin địa lý và phân tích của Mỹ được thành lập năm 1988 có nhiệm vụ
nghiên cứu và không ngừng phát triển GIS. Bản đồ quốc gia (The National Map) của Mỹ
đã được xây dựng và định nghĩa đó là Bản đồ địa hình cho thế kỷ 21. Bộ bản đồ này được
tổ chức thành cơ sở dữ liệu địa lý cơ sở cho toàn liên bang. Nội dung bao gồm ả
nh trực giao
độ phân giải cao, dữ liệu về bình độ và đẳng sâu, dữ liệu vector cho hệ thống thuỷ văn, giao
thông, các kết cấu hạ tầng, địa giới hành chính, địa danh về yếu tố địa lý và văn hoá.
Tại Hàn Quốc trước năm 1995 các ngành và các địa phương tự xây dựng các GIS
trên Cơ sở dữ liệu địa lý độc lập riêng rẽ (Independent GIS database). Từ sau năm 1995
Chính phủ Hàn Quốc đã xây dự
ng hệ thống thông tin địa lý Quốc gia (National
Geographical Information System - NGIS) theo chuẩn thống nhất dưới sự chỉ đạo và điều
hành của Uỷ ban GIS quốc gia, thông qua 3 giai đoạn (1995-2000; 2001 – 2005; 2006 -
2010). Hiện nay, Hàn Quốc đã hoàn thành và ban hành 76 tiêu chuẩn GIS đối với CSDL
nền địa lý và CSDL chuyên đề. .
Trung Quốc đã xây dựng “Cơ sở dữ liệu thông tin địa lý cơ bản đa tỷ lệ và đa kiểu”
(Basis Geographic Information Databases of Multi –scales and Multi -type) với nhiều mức
độ khác nhau theo tỷ lệ bản đồ: Cấp quốc gia từ tỷ lệ 1:4.000.000 đến 1:50.000; cấp tỉnh từ
tỷ lệ 1:50.000 đến 1:5.000; cấp thành phố từ tỷ lệ 1:5.000 đến 1:500.
Tây Úc: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kế hoạch phát triển của đất nước, mỗi
vùng được xác định xây dựng CSDL nền thông tin địa lý ở tỷ lệ thích hợp. Toàn bộ Tây
Úc đã đượ
c xây dựng CSDL nền địa lý ở các tỷ lệ khác nhau.