Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

đánh giá cán cân thanh toán quốc tế của việt nam thời kì 2000 – 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.27 KB, 41 trang )

Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
Kinh tế học là môn học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ. Từ đó đến nay
kinh tế học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và cũng đã xuất hiện khá
nhiều định nghĩa. Một trong số định nghĩa thông dụng về kinh tế học được
nhiều nhà kinh tế hiện nay thống nhất đó là : “Kinh tế học là môn khoa học
nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để
sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên của
xã hội.”.
Như vậy, kinh tế học là môn học nghiên cúu hoạt động của con người
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Kinh tế học có quan hệ chặt chẽ với
nhiều môn khoa học xã hội khác như: Triết học, chính trị học, sử học , xã
hội học… và có liên quan tới một số môn học khác, đặc biệt là thống kê học.
Kinh tế học thường được chia thành hai phân ngành lớn: Kinh tế học vi
mô và Kinh tế học vĩ mô. Kinh tế vi mô nghiên cứu sự hoạt động của các tế
bào trong nền kinh tế là các doanh nghiệp hoặc các hộ gia đình, nghiên cứu
những yếu tố quyết định giá cả trong các thị trường riêng lẻ… Trong khi
đó , Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng lớn của
nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả và việc làm của
cả nước; cán cân thanh toán và tỉ giá hối đoái…
Như đã trình bày, một trong những vấn đề quan trọng mà Kinh tế học vĩ
mô quan tâm nghiên cứu là cán cân thanh toán quốc tế. Việt Nam nhìn
chung thâm hụt cán cân thanh toán. Vậy tầm quan trọng của cán cân thanh
toán đối với nền kinh tế như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu về
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
1
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
cán cân thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh
toán quốc tế. Là người học tập và nghiên cứu về Kinh tế học vĩ mô, việc nắm
vững các kiến thức về cán cân thanh toán và làm thế nào để giữ cân bằng
cán cân thanh toán là một bài toán khó mà yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu


và giải quyết.
Vấn đề này em nghiên cứu với sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của Ts.
Nguyễn Kim Loan. Em xin chân thành cảm ơn cô !
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
2
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
Chương I : CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
A/ Giới thiệu môn học Kinh tế học vĩ mô. Vị trí của môn Kinh tế học vĩ mô
trong chương trình học đại học.
I/ Giới thiệu môn học Kinh tế học vĩ mô.
1) Khái niệm Kinh tế học. Kinh tế học vĩ mô.
Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu sự lựa chọn các nguồn lực
khan hiếm của con người nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của xã
hội: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai ? và sản xuất như thế nào? Hay nói
cách khác, kinh tế học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất ra
những hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội( tiêu
thụ hàng hoá).
Kinh tế học được phân thành 2 ngành: Kinh tế học vi mô và Kinh tế học
vĩ mô.
Kinh tế học vi mô là môn học nghiên cứu các hoạt động kinh tế đơn lẻ
của các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Hộ gia đình cố gắng tối đã mức
thoả dụng, các doanh nghiệp tối đa lợi nhuận trong các quyết định của mình.
Kinh tế học vĩ mô là môn học nghiên cứu hoạt động của toàn bộ nền kinh
tế dưới góc độ tổng thể, nghiên cứu các vấn đề kinh tế chủ yếu cử một quốc
gia, các mối quan hệ tổng hợp như: tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, ảnh
hưởng của các chính sách kinh tế…
2) Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Kinh tế học vĩ mô.
a. Đối tượng nghiên cứu.

Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
3
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế
chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nghĩa là kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước
những vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như: tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp,
xuất nhập khẩu hàng hoá và tư bản, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu
nhập giữa các thành viên trong xã hội . Cụ thể là:
• Làm thế nào để tăng trưởng nhanh và ổn định.
• Làm thế nào để kiềm chế lạm phát.
• Làm thế nào để tạo được việc làm cho người lao động.
• Làm thế nào để ổn định tỉ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán.
• Làm thế nào để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và phân phối của
cải một cách công bằng giữa các thành viên trong xã hội.
Muốn giải quyết những vấn đề nêu trên một cách có căn cứ khoa học,
kinh tế vĩ mô cố gắng mô tả và giải thích sự vận động của guồng máy kinh
tế quốc dân bằng cách nghiên cứu mối quan hệ giữa các tổng lượng kinh tế
vĩ mô chủ yếu như: Tổng sản phẩm quốc dân, mức giá chung, lãi suất, tỉ giá
hối đoái…
Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao
gồm mức sản xuất, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của
một nền kinh tế. Phân tích kinh tế học vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi
như: Điều gì quyết định giá trị hiện tại của các biến số này? Điều gì quy
định những thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực
chất chúng ta khảo sát mỗi biến số này trong những khoảng thời gian khác
nhau: hiện tại, ngắn hạn và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta
phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các
biến kinh tế vĩ mô này.

Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
4
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
Một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu kinh tế vĩ mô của
một quốc gia là tổng sản phẩm trong nước (GDP). GDP đo lường tổng sản
lượng và tổng thu nhập của một quốc gia. Phần lớn các nước trên thế giới
đều có tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các nhà kinh tế vĩ mô tìm cách giải
thích sự tăng trưởng này. Nguồn gốc của tăng trưởng nhanh hơn các nước
khác? Liệu chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế dài hạn của một nền kinh tế hay không?
Tỷ lệ thất nghiệp, một thước đo cơ bản về cơ hội tìm việc làm và hiện
trạng của thị trường lao động, cho chúng ta một thước đo khác về hoạt động
của nền kinh tế. Sự biến động ngắn hạn của tỉ lệ thất nghiệp liên quan đến
những dao động theo chu kì kinh doanh. Những thời kì sản lượng giảm
thường đi kèm với tăng thất nghiệp và ngược lại. Một mục tiêu kinh tế vĩ mô
cơ bản đối với mọi quốc gia là đảm bảo trạng tahí đầy đủ việc làm, sao cho
mọi lao động sẵn sàng và có khả năng làm việc tại mức tiền lương hiện hành
đều có việc làm.
Biến số then chốt thứ ba mà các nhà kinh tế vĩ mô đề cập đến là lạm phát.
Lạm phát là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới trong những thập kỉ gần
đây. Vấn đề đặt ra là điều gì quyết định tỉ lệ lạm phát dài hạn và những dao
động ngắn hạn của lạm phát trong một nền kinh tế? Sự thay đổi tỉ lệ lạm
phát có liên quan như thé nào đến chu kì kinh doanh? Lạm phát có tác động
đến nền kinh tế như thế nào và phải chăng ngân hàng trung ương nên theo
đuổi mục tiêu lạm phát bằng không?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những
xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, tất cả các
nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và
tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế qua, làm cho việc trao đổi hàng

Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
5
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
hóa, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và kĩ thuật trên thế
giới ngày càng thông thoáng hơn, một vấn đề được kinh tế học vĩ mô hiện
đại quan tâm nghiên cứu là cán cân thương mại. Tầm quan trọng của cán
cân thương mại là gì điều gì quyết định sự biến động của nó trong ngắn hạn
và dài hạn? Để hiểu cán cân thương mại vấn đề then chốt cần nhận thức là
mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ với dòng chu chuyển vốn quốc
tế. Nhìn chung, khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thế giới bên
ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải trang trải cho phần nhập khẩu dôi
ra đó bằng cách vay tiền từ thế giới bên ngoài, hoặc phải giảm lượng tài sản
quốc tế hiện nắm giữ. Ngược lại, khi xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, thì
nước đó sẽ tích tụ thêm tài sản của thế giới bên ngoài. Như vậy, nghiên cứu
về mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ với việc xem xét tại sao các
công dân một nước lại đi vay hoặc cho vay các công dân nước khác vay tiền.
Một quốc gia có thể có lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào các ràng buộc
của họ về các nguồn lực kinh tế và các hệ thống chính trị - xã hội. Song, sự
lựa chọn đúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về hoạt động
mang tính khách quan của hệ thống kinh tế. Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp
những kiến thức và công cụ phân tích kinh tế đó. Những kiến thức và công
cụ phân tích này được đúc kết từ nhiều công trình nghiên cứu và tư tưởng
của nhiều nhà khoa học kinh tế thuộc các thế hệ khác nhau. Ngày nay, chúng
càng được hoàn thiện thêm để có thể mô tả chính xác hơn đời sống kinh tế
vô cùng phức tạp của chúng ta.
b. Phương pháp nghiên cứu môn Kinh tế học vĩ mô.
Trong khi phân tích các hiện tượng và mối quan hệ kinh tế quốc dân, Kinh
tế học vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp.
Theo phương pháp này, kinh tế học vĩ mô, khác với kinh tế học vi mô, xem

Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
6
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
xét sự cân bằng đồng thời của tất cả các thị trường của các hàng hóa và các
nhân tố, xem xét đồng thời khả năng cung cấp và sản lượng của toàn bộ nền
kinh tế; từ đó xác định đồng thời giá cả và sản lượng cân bằng – những yếu
tố quyết định tính hiệu quả của hệ thống kinh tế.
Ngoài ra, Kinh tế học vĩ mô cũng sử dụng những phương pháp nghiên
cứu phổ biến như: Tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình
hóa kinh tế. Đặc biệt trong những năm gần đây và dự đoán trong nhiều năm
sắp tới, các mô hình kinh tế lượng vĩ mô sẽ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng
trong các lý thuyết kinh tế học vĩ mô hiện đại.
II/ Vị trí của môn Kinh tế học vĩ mô trong chương trình học đại học.
Kinh tế học vĩ mô là một trong hai bộ phận hợp thành kinh tế học. Do
vậy cũng như Kinh tế học, Kinh tế học vĩ mô có quan hệ chặt chẽ với nhiều
môn khoa học xã hội khác như: Triết học, chính trị học, sử học, xã hội học…
Ngoài ra trong số các môn học khác có liên quan đến kinh tế học, đặc biệt là
thống kê học. Vì thế nắm vững kiến thức về Kinh tế học vĩ mô sẽ giúp chúng
ta có thêm hiểu biết về các vấn đề liên quan thuộc các ngành trên và ngược
lại, cần phải biết tìm hiểu thêm các môn học có liên quan tới kinh tế vĩ mô,
góp phần hoàn thiện kiến thức của môn học này.
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu về các vấn đề kinh tế trên bình diện toàn bộ
nền kinh tế quốc dân do đó có liên quan trực tiếp đến mọi người dân trong
xã hội trong đó có những sinh viên.Việc nghiên cứu kinh tế học có một đóng
góp rất lớn vào nhận thức của bạn về thế giới và nhiều vấn đề xã hội của nó.
Học tập tốt môn kinh tế vĩ mô trong chương trình học đại học cung cấp cho
sinh viên nhiều kiến thức xã hội, giúp mỗi chúng ta hiểu rõ hơn những vấn
đề có liên quan mật thiết tới bản thân mình như: hiểu biết về thu nhập của cá
Sinh viên: Vũ Thị Lê

Lớp: KTB 50-ĐH3
7
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
nhân và gia đình,những kiến thức trong tiêu dùng,biến động của chỉ số giá, tỉ
giá hối đoái hay thất nghiệp và cơ hội việc làm cho bản thân…
Trong chương trình học đại học kinh tế học vĩ mô có vai trò quan trọng
trong việc tiếp tục bổ sung cho kinh tế học vi mô, đồng thời trang bị cho
sinh viên tầm nhìn kinh tế sâu rộng hơn trên phạm vi kinh tế quốc gia với
vai trò của một nhà hoạch định kinh tế cho đất nước. Đối với một sinh viên
ngành Kinh tế, việc học tập tốt kinh tế vĩ mô là vô cùng cần thiết do đây là
một trong những môn học cơ sở cực kì quan trọng, làm nền tảng cho các
môn học chuyên ngành kinh tế sau này. Có nắm vững được các kiến thức
kinh tế vĩ mô thì mới có thể học tập và nghiên cứu những môn học chuyên
môn đạt kết quả tốt được.
=>Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ mô là cần thiết với tất cả
sinh viên nói chung, đặc biệt hơn là với sinh viên học kinh tế, để có một kiến
thức và tầm nhìn tổng quát về kinh tế nhất là trong điều kiện kinh tế hội
nhập hiện nay.
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
8
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
B/ Cán cân thanh toán quốc tế - Kết cấu và các nhân tố ảnh hưởng.
I/ Khái niệm và kết cấu của Cán cân thanh toán quốc tế.
Cán cân thanh toán quốc tế là một bản kết toán tổng hợp tất cả những
giao dịch giữa công dân và Chính phủ của một nước với công dân và chính
phủ của một nước khác về toàn bộ luồng buôn bán hàng hóa và dịch vụ, các
luồng chu chuyển vốn và tài sản.
Cán cân thanh toán có hình thức như một tài khoản gồm bên có và bên nợ.
Quy tắc để xử lý việc ghi vào bên có hay bên nợ của bất kì khoản mục nào là

xét xem hoạt động buôn bán đó có mang lại ngoại tệ cho đất nước hay
không.
Kết cấu của cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán có hai tài khoản chủ yếu: tài khoản thanh toán vãng lai
và tài khoản tư bản.
Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh
toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ
cũng như các khoản thu nhập ròng khác từ nước ngoài. Những giao dịch dẫn
tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước
được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ).
Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho
người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng
dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
Tài khoản thanh toán vãng lai bao gồm 2 khoản mục lớn:
• Khoản mục hàng hóa( còn gọi là thương mại hữu hình).
• Khoản mục dịch vụ( còn gọi là thương mại vô hình), bao gồm các
hoạt động sản xuất và nhập dịch vụ vận tải, du lịch , ngân hàng…
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
9
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
Hai khoản mục này tạo nên cán cân thương mại còn gọi là xuất khẩu ròng
hay thặng dư thương mại – chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu ( NX =
X – IM).
Tuy vậy tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán ngoài cán cân thương
mại còn bao gồm khoản mục nhỏ khác là các thu nhập ròng về tài sản (lãi
suất, lợi nhuân, lợi nhuận cổ phần) của công dân nước đó cũng như các
khoản viện trợ cho nước ngoài hoặc công dân của nước ngoài, của các tổ
chức quốc tế.
Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều

được gộp chung vào trong tính toán này.Đối với phần lớn các quốc gia thì
cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai.
Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài
lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn.
Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và
xuất khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong
nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.
Tài khoản vãng lai thặng dư khi chênh lệch giữa các khoản xuất khẩu với
các khoản nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cộng với thu nhập ròng từ nước
ngoài mang dấu cộng (+), nghĩa là quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu,
hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Điều này có nghĩa là số thu từ buôn bán
hàng hóa và dịch vụ và các khoản thu nhập chuyển nhượng từ nước ngoài
lớn hơn số chi của tài khoản. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý
quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và
đầu tư một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt
tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị
coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh.
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
10
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
Tài khoản tư bản(còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân
thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản
(gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái
phiếu, tiền tệ), trong đó tư nhân hoặc Chính phủ cho vay và đi vay và phần
lớn thực hiện dưới dạng mua hay bán tài sản – tài sản tài chính và tài sản
thực.
=> Cán cân thanh toán là tổng các tài khoản vãng lai và tài khoản tư bản.
Nếu một trong hai tài khoản là có và tài khoản kia là nợ với cùng một quy
mô thì cán cân thanh toán bằng không (=0). Nếu cả hai tài khoản vãng lai và

tài khoản tư bản là nợ thì cán cân thanh toán là nợ thì cán cân thanh toán là
nợ. Điều này nói lên rằng đất nước chi tiêu nhiều ngoại tệ hơn là thu được
ngoại tệ. Cán cân thanh toán bị thâm hụt. Trong trường hợp ngược lại, cán
cân thanh toán là thặng dư.
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
11
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
Sơ đồ kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế
Có (luồng tiền chảy vào) Nợ (luồng tiền chảy ra)
1.Tài khoản vãng lai 1.Tài khoản vãng lai
-Thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa và -Chi trả cho nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ (X) dịch vụ (Im)
X – Im = NX (Cán cân thương mại hay xuất khẩu ròng)
-Nhận viện trợ từ nước ngoài. -Viện trợ cho nước ngoài.
-Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài -Chi trả cho nước ngoài (khi
nước ngoài
(do đầu tư ra nước ngoài như lãi tiền đầu tư vào ).
gửi, lợi nhuận, xuất khẩu lao động )
2.Tài khoản vốn 2.Tài khoản vốn
-Đầu tư nước ngoài vào để mua bất -Đầu tư ra ngoài vào để mua bất
động động sản, chứng khoán. sản, chứng khoán.
3. Cán cân thanh toán quốc tế. (CCTTQT)
Cán cân thanh toán quốc tế = Có – Nợ
CCTTQT > 0 => Thặng dư CCTT => luồng tiền chảy vào > luồng tiền chảy
ra.
CCTTQT < 0 => Thâm hụt CCTT => luồng tiền chảy vào < luồng tiền chảy
ra.
4. Kết toán chính thức.
Việc áp dụng các chính sách về tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng đến cân

bằng cán cân thanh toán. Ngân hàng Trung Ương (nhà nước) can thiệp bằng
cách mua hoặc bán dự trữ ngoại tệ hoặc trái phiếu của Chính phủ để giữ cho
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
12
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
tỉ giá hối đoái không đổi, hạn chế ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái lên cân bằng
cán cân thanh toán. Hoạt động này được phản ánh vào mục kết toán chính
thức.
II/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Cán cân thanh toán quốc tế.
Cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu hết sức quan trọng để phân
tích những biến đổi kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế mở. Do đó, cán cân
thanh toán có quan hệ với hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô. Quan hệ hàm ý
rằng cán cân thanh toán tác động và bị tác động bởi các biến số kinh tế vĩ mô
đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến CCTTQT đó là: cán cân thương mại, lạm
phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, sự ổn định kinh tế - chính trị của
đất nước, trình độ quản lý kinh tế của chính phủ.
1) Tác động của Cán cân thương mại lên Cán cân thanh toán quốc tế.
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân
thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất
khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định
(quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa
chúng.
Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu ròng (NX = X –Im) .Khi mức
chênh lệch là lớn hơn 0, tức là xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, thì cán cân
thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, nhập
khẩu lớn hơn xuất khẩu thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh
lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Sinh viên: Vũ Thị Lê

Lớp: KTB 50-ĐH3
13
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
Cán cân

thương mại

là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của
cán cân thanh toán mà bản thân cán cân thương mại lại phụ thuộc yếu tố
tác động trực tiếp đến nó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
- Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng
nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng
nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn
chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm
thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập
khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng
hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với
giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá
xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì
người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhậ t Bản hơn dẫn đến nhập
khẩu mặt hàng này cũng tăng .
- Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các
quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác.
Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia
bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất
khẩu là yếu tố tự định
Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó
ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng
hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng

lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng
xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá
đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
14
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ
giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất
khẩu ròng tăng lên.
Ví dụ : một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ
ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với
tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được
bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt
Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung
Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay
đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được
bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản
xuất tại Việt Nam.
2) Tác động của tỉ giá hối đoái lên Cán cân thanh toán quốc tế.
TGHĐ chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng thời nó
cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng
nhất là tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế.
Sự biến động của TGHĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại
thương thông qua kênh giá cả. Dựa trên TGHĐ, chúng ta có thể tính được
giá xuất nhập khẩu của một loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một
nước khác. Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá
xuất nhập khẩu.
Về tác động của tỷ giá đến cân bằng bên ngoài: Do cán cân thanh
toán (BOP) được xem như sự cân bằng giữa xuất khẩu ròng với dòng vốn ra,

vì vậy, cán cân thanh toán sẽ bị tác động của nhân tố lãi suất nội tệ, ngoại tệ,
giá cả nội địa, giá cả nước ngoài và tỷ giá. Với các nhân tố khác tương đối
ổn định, khi tỷ giá danh nghĩa tăng, nội tệ giảm giá tương đối so với ngoại tệ
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
15
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
sẽ khuyến khích hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhu cầu nhập khẩu và làm gia
tăng dòng vốn đầu tư chảy ra bên ngoài (do việc nắm giữ ngoại tệ có lợi hơn
so với nắm giữ nội tệ). Ngược lại, khi tỷ giá danh nghĩa giảm, nội tệ lại trở
nên có giá hơn so với ngoại tệ sẽ khuyến khích nhu cầu nhập khẩu, hạn chế
xuất khẩu và làm gia tăng dòng vốn đầu tư chảy vào nội địa. Khi xuất khẩu
ròng lớn hơn dòng vốn ra, cán cân thanh toán trở nên thặng dư. Khi xuất
khẩu ròng tương ứng với dòng vốn ra, cán cân thanh toán trở nên cân bằng;
trong trường hợp này, nếu xuất khẩu ròng >0 thì quốc gia sẽ có vị thế cạnh
tranh thương mại quốc tế cao. Nếu điều này được duy trì trong một thời gian
tương đối dài, sức cạnh tranh thương mại quốc tế cũng sẽ được cải thiện.
3) Tác động của lạm phát lên Cán cân thanh toán quốc tế.
Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của
một quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm
giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thế giới. Kết quả là
xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng dẫn đến xuất khẩu ròng < 0, thâm hụt
cán cân thương mại. Khi tài khoản tư bản không đổi, sự thâm hụt trong
tài khoản vãng lai( thâm hụt cán cân thương mại) sẽ làm cán cân thanh
toán tổng thể bị thâm hụt. Ngoài ra lạm phát có ảnh hưởng tới tỉ giá hối
đoái, nên qua đó cũng ảnh hưởng gián tiếp lên cán cân thương mại và tài
khoản vốn, ảnh hưởng đến cân bằng của cán cân thanh toán.
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
16

Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
4) Tác động của lãi suất lên Cán cân thanh toán quốc tế.
Tài khoản tư bản hay tài khoản vốn là một trong hai bộ phân hợp
thành cán cân thanh toán. Lãi suất có tác động tới tài khoản tư bản, qua
đó tác động tới cán cân thanh toán tổng thể.
Giả sử ban đầu tài khoản vốn cân bằng tương ứng với mức lãi suất
trong nước. Khi lãi suất tăng lên , tài khoản vốn trở nên thặng dư. Nếu lãi
suất hạ xuống mức , tài khoản vốn trở nên thâm hụt.Vì vốn có quan hệ mật
thiết với lãi suất. Vì thế, cân đối tài khoản vốn cũng có quan hệ mật thiết với
lãi suất. Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì
thế dòng vốn vào sẽ gia tăng, trong khi đó dòng vốn ra giảm bớt. Cán cân tài
khoản vốn, nhờ đó, được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ
xuống, cán cân vốn sẽ bị xấu đi. Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân
tài khoản vốn sẽ bị xấu đi. Khi lãi suất tăng, đồng nội tệ trở nên có giá hơn
tức là tỉ giá đồng nội tệ tăng, đầu tư nước ngoài vào trong nước tăng, giả
định cán cân thương mại cân bằng thì cán cân thanh toán sẽ thặng dư và
ngược lại, nếu tỉ giá đồng nội tệ giảm thì cán cân thanh toán sẽ thâm hụt.
5) Tác động của thu nhập tới Cán cân thanh toán quốc tế.
Thu nhập có ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu và sự cân bằng của cán cân
thương mại. Thu nhập quốc dân có ảnh hưởng tới nhập khẩu ngược lại thu
nhập nước ngoài ảnh hưởng tới xuất khẩu (đã trình bày ở phần 1) tác động
của cán cân thương mại )=> giả sử cán cân vốn cân bằng, sự thâm hụt hay
cân bằng của cán cân thương mại sẽ ảnh hưởng tới cân bằng cán cân thanh
toán.
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
17
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
6) Tác động của sự ổn định kinh tế – chính trị và trình độ quản lí kinh tế
của nhà nước lên Cán cân thanh toán quốc tế.

Sự ổn định về kinh tế – chính trị của một đất nước có ảnh hưởng lớn tới
cán cân thanh toán. Sự ổn định về chính trị kéo theo sự ổn định về kinh tế.
Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ
nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu
tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt
động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung
ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều
chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao. Những
điều này đề làm ảnh hưởng tới cán cân thanh toán.
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
18
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
Chương II: ĐÁNH GIÁ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ 2000 – 2009
A/ Nhận xét chung tình hình kinh tế xã hội Việt Nam.
Thứ nhất, nước ta đang trong quá trình từ 1 nền sản xuất nhỏ phổ biến đi
lên chủ nghĩa xã hội.Đặc điểm này một mặt nói lên khó khăn của ta trong
việc tham gia vào phân công lao động quốc tế, ảnh hưởng đến cung, cầu về
hàng hoá, mặt khác nói lên tính cấp thiết, tất yếu của mở rộng ngoại thương
và tham gia thị trường thế giới để tạo tiền đề cho phát triển sản xuất hàng
hoá ở nước ta.
Thứ hai, nền kinh tế nước ta là 1 nền kinh tế có nhiều thành phần tham
gia như quốc doanh, tư nhân …và hợp tác giữa các thành phần đó. Sự hoạt
động của các thành phần kinh tế trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng
hoá đương nhiên diễn ra sự cạnh tranh & cả sự hợp tác trên thị trường trong
và ngoài nước. Điều này đòi hỏi phải có hình thức tổ chức quản lí và chính
sách phù hợp với sự phát triển của các mối quan hệ đó.
Trong giai đoạn phát triển từ năm 2000 đến 2009, bên cạnh một số
thuận lợi như tiềm lực kinh tế được tăng cường, kinh nghiệm điều

hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường được tích luỹ sau 15 năm đổi
mới, tình hình chính trị-xã hội ổn định, quan hệ quốc tế được mở
rộng nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới
phát sinh ở trong nước, thiên tai lớn gây thiệt hại nặng nề xảy ra hàng
năm, dịch SARS, cúm gia cầm tái phát từ 2003-2005 trên diện rộng, cơ
sở hạ tầng yếu kém…ở ngoài nước, tình hình chính trị sau sự kiện 11-
9-2001 có những biến động phức tạp, thị trường, giá cả hàng hoá dịch
vụ diễn biến bất lợi, giá dầu, sắt thép, vật tư nhập khẩu tăng đột biến,
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
19
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
thị trường xuất khẩu thu hẹp, nhất và hàng dệt may, giày dép, nông
sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của đất nước.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2002 tăng 7,04% so với 2001, trong đó
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,06%, khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 9,44%, khu vực dịch vụ tăng 6,54%. Trong 7,04% tăng
trưởng GDP, khu vực Công nghiệp và xây dựng đóng góp 3,45%, khu vực
dịch vụ 2,68%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,91%. Cơ cấu kinh
tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp
và thủy sản giảm từ 25,43% năm 1999 xuống còn 22,99% năm 2002; các
con số tơng ứng của khu vực công nghiệp và xây dựng là 34,49% và
38,55%; của khu vực dịch vụ là 40,08% và 38,46%.
Kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao và cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Năm 2003 tổng sản phẩm trong nước tăng 7,24%, trong đó khu vực nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,42%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
10,08%; khu vực dịch vụ tăng 6,37%.
Vốn đầu tư phát triển và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế đã tăng lên đáng kể

Tổng số vốn đầu tư phát triển 3 năm 2001-2003 theo giá thực tế đã đạt
564928 tỷ đồng, bằng 95,8% tổng số vốn đầu tư phát triển huy động được
trong kế hoạch 5 năm 1996-2000. Tính ra, vốn đầu tư phát triển bình quân
mỗi năm trong 3 năm 2001-2003 đạt 188295 tỷ đồng, bằng 159,7% mức
bình quân mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000.
Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện và xoá đói giảm nghèo
đạt kết quả quan trọng

Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối khá, giá cả ổn định và việc
điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 180 nghìn đồng cuối năm 2000 lên 290
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
20
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
nghìn đồng đầu năm 2003 cùng với việc triển khai nhiều chương trình xoá
đói giảm nghèo nên đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông
thôn nhìn chung tiếp tục được cải thiện.
Thành tựu về mức sống kết hợp với thành tựu về giáo dục và y tế được thể
hiện rõ trong chỉ tiêu chất lượng tổng hợp HDI. Theo tính toán của UNDP thì
chỉ số này của nước ta đã tăng từ 0,583 năm 1985 lên 0,605 năm 1990; 0,649
năm 1995 và 0,688
năm 2003. Nếu xếp thứ tự theo chỉ số này thì nước ta từ vị trí thứ 122/174
nước năm 1995 lên vị trí 113/174 nước năm 1998; 110/174 nước năm 1999 và
109/175 nước năm 2003.
Năm 2004,VN đã đạt được những kết quả đáng kể, tăng trưởng kinh tế
GDP khá và ổn định, năm sau cao hơn năm trước (năm 2002 tăng 7,1%,
năm 2003 tăng 7,3%, ước tính năm 2004 là 7,6%).
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước gắn với
thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp
đã giảm từ 21,8% năm 2003 xuống còn 20,4% năm 2004. Trong khi đó, tỷ

trọng ngành công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng, dự kiến đạt
41,1%, tăng 1,1% so với năm 2003. Đặc biệt tỷ trọng ngành dịch vụ sau 3
năm liên tục giảm thì năm 2004 đã có xu hướng phục hồi, dự kiến đạt
38,5% (năm 2003 là 38,2%). Giá trị công nghiệp tăng 15,6%, trong đó giá
trị tăng thêm đạt 10,6%, cao nhất từ nhiều năm nay đã góp phần vào tăng
trưởng chung của nền kinh tế.
Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương
(ESCAP), với tốc độ tăng trưởng 8,4%, mức cao kỷ lục trong vòng 5 năm
trở lại đây, là một con số biết nói lên tất cả, Việt Nam là nền kinh tế tăng
trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2005. Chỉ số năng
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
21
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt Nam giảm từ 77 xuống 81, chỉ số năng
lực cạnh tranh doanh nghiệp từ 79 xuống 80. Chỉ số phát triển con người
của Việt Nam năm 2005 tăng 4 bậc, lên mức 108.
Kết quả điều tra kinh tế xã hội trong khu vực của ESCAP cho thấy, ngành
sản xuất là động lực chủ yếu của nền kinh tế và tăng trưởng trong lĩnh vực
sản xuất công nghiệp được ghi nhận ở mức 10,6%. Ngành dịch vụ cũng
tăng trưởng mạnh với tốc độ 8,4%; trong khi ngành nông nghiệp tăng 4%.
Về hoạt động thương mại, xuất khẩu của Việt Nam ước tính tăng
khoảng 20% trong năm ngoái, nhập khẩu tăng 22,5%. Thâm hụt cán cân tài
khoản vãng lai đã giảm từ mức -2% GDP trong năm 2004 xuống còn -0,9%
GDP trong năm 2005.
Tăng trưởng kinh tế cũng được tiếp sức bởi mức đầu tư cao (21 tỷ USD),
chiếm 38,9% GDP (cao nhất trong những năm gần đây).
Đầu tư từ khu vực tư nhân (chiếm hơn 32% tổng vốn) có tốc độ phát
triển nhanh nhất, tăng 28%. Đầu tư của khu vực tư nhân có hiệu quả cao
hơn so với khu vực nhà nước và giúp tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế.

Vốn đầu tư tăng trong khu vực này là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy
tiềm lực trong nước đang tăng lên và môi trường kinh doanh đang được cải
thiện.
Vốn FDI năm nay đã tăng gần 40%, đạt 5,8 tỷ USD, mức cao nhất trong
10 năm (trong đó, đầu tư mới là 4 tỷ USD, đầu tư bổ sung là 1,9 tỷ USD).
Có thể nhận thấy rằng năm 2005 đã khởi đầu cho một làn sóng đầu tư FDI
mới (sau khi suy giảm từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á).
 Nhìn chung trong thời kì 2000 – 2009, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn
trong
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
22
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
việc phát triển kinh tế – xã hội nhưng nước ta đã từng bước đạt được những
thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế thời kì này đã phát triển vượt
bậc so với những năm 90. Xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải
thiện. Tất cả là nhờ vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự
đoàn kết quyết tâm của mọi người dân trong xã hội, đưa Việt Nam từ một
nước kém phát triển trong tương lai không xa có thể sánh vai với các cường
quốc trên thế giới.
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
23
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
Một số chỉ số quan trọng về nền kinh tế Việt Nam 2000-200 9
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
2007 2008 2009
GDP (tốc độ tăng, % ) 6,8 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 8,2 8,48 6,23 5.32
Tích lũy tài sản/GDP (%) 29,6 31,2 33,2 35,4 35,5 35,6 35,7 37.8
28,6 25,2

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
- tỉ USD
1,1 1,3 1,4 1,4 1,6 1,9 2,3
2,6 3,0
3,3
Kiều hối - tỉ USD 1,7 1,9 2,0 2,2 3,1 3,4 4,0
4,4 4.6 4,7
*Số dư ngân sách/GDP (%) -4,1 -5,4 -4,5 -4,7 -3,3 -4,6 -4,1
-3.6 -3.8 -4.0
*Cán cân xuất nhập
khẩu/GDP (%)
-2,5 -2,3 -5,2 -8,4 -7,6 -4,2 -3,3
-5,6 -3.5 2.8
Cán cân thanh toán/GDP
(%)
3,6 2,1 -1,7 -4,9 -2,1 -1,0 -0,5
-2,4 -1.5 -0,8
*Giá (tỷ lệ tăng, %) -1,6 -0,04 3,9 3,1 7,8 8,3 7,5
7,9 8.7 8,2
Tiền tệ (tỷ lệ tăng, %) 39 25,5 17,6 24,9 29,5 29,7 33,6
37,7 40.3 46,8
Tín dụng (tỷ lệ tăng, %) 38,1 21,4 22,2 28,4 35,7 36,8 40,4
43,2 50,2 28,9
Nợ nước ngoài - tỉ USD 12,8 13,0 13,3 16,0 18,0 19,3 21.1
23.4 25,6
27,92
Nợ nước ngoài/GDP (%) 41,7 40,5 38,7 41,0 40,5 37,7 36.7
38,9 35.5 40.2
Dự trữ ngoại tệ (tỉ USD) 3,4 34 4,1 6,2 7,0 9,0 13,3 15.5 19.4 22.6
Tỷ lệ dân nghèo đói (%) 37 32 29 …

29 ***
(19,5**)
Nguồn: Tổng cục Thống Kê (*), Asian Development Bank, World Bank, IMF. Tỷ lệ tăng tiền tệ năm 2000 IMF đưa ra là
39%, nhưng ADB là 50%. ** Theo Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (trên Website Worldbank) *** Theo Thống kê LHQ.
B/Thu thập và phân tích số liệu về các khoản mục trong cán cân thanh toán
quốc tế của Việt Nam thời kì 2000 – 2009
Số liệu năm 2004
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
24
Trường ĐHHH Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Khoa KTVTB
-Tỷ giá hối đoái (mức trung bình năm 2004): 1 đôla Mỹ = 15.704 đồng
-Tỷ lệ lạm phát (2004): 9,5%
-Thâm hụt: 1,62%
-Nợ nước ngoài (% GDP, cuối 2004): 34,5%
-Cán cân thương theo đồng tiền có thể chuyển đổi (2004)
+Xuất khẩu (f.o.b.): 20,176 tỷ USD
+Nhập khẩu (c.i.f): 31,523 tỷ USD
+Thâm hụt thương mại: 5,52 tỷ USD
-Các mặt hàng xuất khẩu chính (2004): Dầu thô (22%), hàng dệt may (17%), hải
sản (9%), giày dép (10%), gạo (4%), cà phê (2%), các mặt hàng khác (36%).
-Các mặt hàng nhập khẩu chính (2004): Máy công cụ (16%), xăng dầu (11%), dệt
(7%), thép (8%), vải vóc (6%), xe máy (1%), linh kiện điện tử (1%), phân bón
(3%), các mặt hàng khác (47%).
-Thị trường xuất khẩu chính (2004): Mỹ (19%), Nhật (13%), Trung Quốc (10%),
Xinhgapo (5%), ốtxtrâylia (6%), Đài Loan (3%), Đức (4%), Anh (4%), Hàn Quốc
(2%), Hà Lan (2%), các thị trường khác (32%).
Sinh viên: Vũ Thị Lê
Lớp: KTB 50-ĐH3
25

×