Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng và biện pháp nâng cao sản lượng của công ty cổ phần vận tải thủy số 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.39 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý kinh tế để làm cho kinh tế tăng trưởng là vấn đề khoa học – nghệ thuật.
Muốn hiểu biết nó cần phải biết phân tích hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nói
chung, của các doanh nghiệp vận tải biển nói riêng.
Phân tích hoạt động kinh tế là việc sử dụng một cách khoa học những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác – Lênin để đánh giá sự hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp
sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân.
Mục đích chính của việc phân tích hoạt động kinh tế là nghiên cứu đánh giá hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp trong thời gian quá khứ, hiện tại và triển vọng
sau này của doanh nghiệp đó. Từ đó vạch ra những khả năng tiềm tàng để khai thác
triệt để, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời từng bước hạn chế và có thể đi đến xoá bỏ những nhân tố tiêu cực tác động
xấu đến sản xuất kinh doanh.
Đối với ngành giao thông vận tải là huyết mạch của mọi ngành kinh tế quốc dân,
nó gắn liền với mọi ngành kinh tế quốc dân khác, phục vụ nhu cầu đi lại, phục vụ đời
sống cho nhân dân. Sản phẩm của nó rất đặc biệt, khác với các ngành sản xuất vật chất
khác. Do vậy sự hoàn thành kế hoạch của Ngành giao thông vận tải nó ảnh hưởng tới
sự hoàn thành kế hoạch của ngành kinh tế khác.
Ngành vận tải thuỷ nội địa là một trong những ngành kinh tế có giá trị về tư liệu lao
động tương đối lớn, nó giao lưu những khối lượng hàng hoá lớn giữa các miền trong cả
nước, nó thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Để tạo mọi điều kiện cho ngành vận tải thủ nội địa ngày một lớn mạnh trên quy
mô rộng để việc kinh doanh vận tải ngày một thu nhiều lợi nhuận, đem lại hiệu quả
kinh tế cao, chúng ta cần phải có biện pháp giám sát tình hình sản xuất kinh doanh – kỹ
thuật – tài chính của doanh nghiệp.
Muốn thế chúng ta phải tiến hành phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
vận chuyển. Có phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp ta mới thấy rõ được
mặt mạnh, mặt yếu trong sản xuất kinh doanh. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong
tổ chức sản xuất kinh doanh, để bổ sung cho kỳ sau được tốt hơn, thu được nhiều lợi
nhuận hơn.
Qua kiến thực đã tiếp thu ở nhà trường, thông qua thực tế và tài liệu của Công ty


Vận tải Thủy số 4 em đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Phân tích tình hình thực hiện chỉ
tiêu sản lượng và biện pháp nâng cao sản lượng của Công ty cổ phần vận tải thủy số
4”. Trên cơ sở báo cáo chỉ tiêu sản lượng về hoàn thành kế hoạch của Công ty, em sẽ
tiến hành phân tích theo từng phần sau:
* Chương I: Cơ sở lý luận.
* Chương II: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của xí nghiệp
xếp dỡ Hoàng Diệu.
* Chương III: Biện pháp cơ bản nhằm nâng cao sản lượng của xí nghiệp xếp
dỡ Hoàng Diệu.
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1Mục đích, chức năng, nhiệm vụ, vai trò, ý nghĩa.
1.1.1. Mục đích.
- Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu qua các năm
theo nhiều hướng khác nhau: theo chiều hàng, theo loại hàng, theo mặt hàng, theo thời
gian và theo phương án xếp dỡ.
- Đánh giá mức độ thực hiện sản lượng so với kế hoạch đã đề ra và khả năng
đáp ứng nhu cầu thị trường của xí nghiệp.
- Tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện sản lượng
của xí nghiệp và biện pháp khắc phục những khó khăn, phát huy và tận dụng những
thuận lợi. Xác định ưu khuyết điểm, những thuận lợi, khó khăn và điểm mạnh, điểm
yếu của xí nghiệp trong việc thực hiện sản lượng.
1.1.2. Chức năng.
- Tìm hiểu về việc thực hiện sản lượng của xí nghiệp qua các năm.
- Đánh ra mức độ thực hiện của xí nghiệp.
- So sánh sản lượng của các năm với nhau, tìm ra những ưu điểm, nhược điểm để đưa
ra những biện pháp nâng cao sản lượng của xí nghiệp
1.1.3. Nhiệm vụ.
- Tìm hiểu về sản lượng của công ty, đánh giá, so sánh chi tiết qua từng chỉ tiêu từ đó
đề xuất biện pháp nâng cao sản lượng cho xí nghiệp.
1.1.4. Vai trò.

Chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp vận tải nói riêng, của các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh khác nói chung là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả
của quá trình sản xuất, phản ánh tổng hợp các giải pháp, biện pháp trong việc tổ chức
quản lý khai thác các yếu tố của quá trình sản xuất, phản ánh quá trình đối nội, đối
ngoại của doanh nghiệp vì vậy bản thân các chỉ tiêu có vai trò quan trọng trong hệ
thống chỉ tiêu của xí nghiệp, nó được coi là chỉ tiêu trung tâm chỉ đạo của hệ thống chỉ
tiêu kinh tế. Vì vậy việc phân tích chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói rằng để duy trì
và không ngừng nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp thì ngoài những nỗ lực của doanh nghiệp ngoài thị trương thì vấn đề quan trọng
nhất là việc khai thác tối đa hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất, nâng cao số
lượng và chất lượng và chủng loại, nâng cao quy mô của chỉ tiêu sản lượng và cũng có
thể nói rằng trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì không
thể thiếu được các nội dung phân tích chỉ tiêu sản lượng và chỉ có qua phân tích tình
hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng thì xí nghiệp mới thấy được những tồn tại của mình
về quy hoạch, đầu tư cho các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như việc
khai thác chúng. Nhờ đó có thể đưa ra các giải pháp đúng đắn, hiệu quả hơn.
1.1.5. Ý nghĩa.
Việc đánh giá chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp vận tải rất cần thiết và quan
trọng. Nếu phân tích đạt yêu cầu toàn diện, khách quan, triệt để và thực hiện được các
mục đích trên thì sẽ tạo điều kiện để nghiên cứu tiếp các chỉ tiêu tiếp theo.
Xác định được nguyên nhân dẫn đến tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả cuối
cùng của sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận và tạo điều kiện để người quản lý doanh
nghiệp thấy được tình hình thực tế của doanh nghiệp từ đó có những quyết định đúng
đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu không đánh giá và đánh giá không đạt yêu
cầu thì những quyết định của người lãnh đạo sẽ thiếu căn cứ.
1.2. Một số nội dung cơ bản về tình hình thực hiện sản lượng.
1.2.1 Khái niệm
*** Tổng sản lượng.
Tổng sản lượng là một khái niệm trong kinh tế học quản trị, có ký hiệu là TP.

Tổng sản lượng là mức sản lượng được sản xuất ra từ các mức khác nhau của môt yếu
tố đầu vào kết hợp với các mức cố định của các yếu tố khác.
Khái niệm tổng sản lượng khái niệm là khởi đầu để tính toán nhiều chỉ tiêu kinh
tế, kinh doanh, nhất là phân tích ngắn hạn.
Khi xem xét các nhân tố tác động đến tổng sản lượng, nhà quản lý có thể đi đến
quyết định dịch chuyển nhân tố nào để tối ưu hóa quá trình sản xuất.
Vậy có thể coi giá trị sản lượng là năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong một
khoảng thời gian nhất định được quy đổi thành tiền.
*** Sản lượng vận tải.
Chỉ tiêu sản lượng là biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi ngành, mỗi
đơn vị. Biểu hiện cụ thể bằng chỉ tiêu sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Đối với ngành công nghiệp và nông nghiệp thì sản lượng là hàng hoá được tạo ra
bởi sản phẩm vật chất có giá trị sử dụng được xác định. Ngành vận tải là ngành kinh
doanh sản xuất có sản phẩm đặc biệt, nó cũng có quá trình hoạt động sản xuất, đó là sự
kết hợp giữa sức lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.
Sản phẩm của vận tải cũng có hai thuộc tính của hàng hoá là giá trị và giá trị sử dụng.
Vì ngành sản xuất vật chất đặc biệt, độc lập, các yếu tố của quá trình là riêng biệt cho
nên sản phẩm cũng riêng biệt.
Vận tải là ngành sản xuất đặc biệt vì kết qủa sản xuất của vận tải không tạo ra sản
phẩm mới mà nó chỉ là sự dịch chuyển hàng hoá và hành khách trong không gian. Hoạt
động của vận tải mang tính phục vụ, mang tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ.
Hoạt động vận tải gồm những bộ phận hợp thành. Những điều kiện đặc biệt là sản
phẩm vận tải, sản phẩm này có giá trị và giá trị sử dụng, nhưng giá trị sử dụng lại có
sẵn từ trước khi vận tải tiến hành. Quá trình vận tải chỉ tăng thêm giá trị của hàng hoá
thoả mãn nhu cầu đi lại của hành khách. Sản phẩm vận tải có đơn vị riêng đó là tấn,
TKm, Txd, Ttg. Mặt khác chất lượng của sản phẩm vận tải là sự thoả mãn nhu cầu của
các ngành sản xuất và nhu cầu đi lại của con người với các tiêu chuẩn an toàn, nhanh
chóng, đều đặn, tiết kiệm, đúng hạn.
Vậy chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp vận tải là biểu hiện kết quả sản xuất của
doanh nghiệp vận tải mà cụ thể là số lượng hàng hoá, hành khách được dịch chuyển

trong không gian – chỉ tiêu sản lượng là chỉ tiêu cơ sở để tính toán các chỉ tiêu khác
của quá trình sản xuất như: giá thành, lao động tiền lương, sử dụng tài sản cố định, tài
chính, lợi nhuận và mối quan hệ ngân sách.
Chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp vận tải là biểu hiện mức độ phục vụ của
ngành vận tải đối với các ngành sản xuất khác và phục vụ an ninh quốc phòng, phục vụ
đời sống nhân dân góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân.
*** Sản lượng thông qua
Sản lượng thông qua là sản lượng hàng hoá thực tế vào cảng.
*** Sản lượng xếp dỡ
Sản lượng xếp dỡ bằng sản lượng thông qua cộng với sản lượng bốc xếp hàng hoá từ
kho bãi lên phương tiện của khách hàng và từ phương tiện của khách hàng xuống kho bãi
của cảng.
*** Sản lượng chuyển thẳng
Sản lượng chuyển thẳng là lượng hàng hoá chuyển trực tiếp từ cảng Cần Thơ lên
phương tiện của khách hàng hay từ phương tiện của khách hàng lên cảng Cần Thơ.
* Sản lượng lưu kho
Sản lượng lưu kho bãi là sản lượng hàng hoá thực tế đã lưu qua kho tại xí nghiệp xếp dỡ
Hoàng Diệu – Cảng Hải Phòng.
1.2.2.Phân loại.
+ Theo phương pháp tính toán có:
- Sản lương luân chuyển: Là tích của sản lượng hàng hoá vận chuyển và
quãng đường vận chuyển hàng hoá đó (đơn vị tính là T.Km)
- Sản lượng vận chuyển: Là khối lượng hàng hoá vận chuyển của công ty
(đơn vị tính là T)
+ Theo cách xác định có:
- Sản lượng tiềm năng: Là mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể sản
xuất được dựa trên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát vừa phải.
- Sản lượng thực tế: Là mức sản lượng mà nền kinh tế thực tế sản xuất
được trong kỳ tính toán.
1.2.3. Các phương pháp phân tích.

* Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập số liệu thứ cấp tại xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu từ phòng kế hoạch và đầu tư,
phòng tổ chức hành chánh, phòng sửa chữa và công nghệ, thu thập số liệu từ các phương
tiện thông tin đại chúng như sách báo, internet, ……
* Các phương pháp phân tích.
- Để đánh giá tình hình thực hiện sản lượng của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu qua các
năm theo nhiều hướng khác nhau ta tiến hành phương pháp phân tích là thu thập số liệu từ
phòng kế hoạch và đầu tư sau đó sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối
và số kết cấu để phân tích số liệu.
- Để đánh giá mức độ thực hiện sản lượng so với kế hoạch đã đề ra và khả
năng đáp ứng nhu cầu thị trường của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu thì bằng biện pháp là
thu thập số liệu từ phòng kỹ thuật – công nghệ và phòng kế hoạch và đầu tư ta tiến hành
dùng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phân tích.
- Tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện
sản lượng của Cảng Cần Thơ bằng biện pháp thu thập, tổng hợp số liệu từ các phòng
ban và thu thập số liệu thứ cấp từ các phương tiện đại chúng như sách, báo, mạng
internet.
* Các nhóm phương pháp.
Phương pháp chi tiết theo thời gian
Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ta tìm được nguyên nhân ở mỗi thời kỳ khác nhau, xác định
thời kỳ mà hiện tượng kinh tế sảy ra tốt nhât, xấu nhất, xác định được tiến độ phát triển,
nhịp độ phát triển của hiên tượng kinh tế, từ đó để phân tích sâu sắc hơn.
Phương pháp chi tiết theo không gian, bộ phận, chủng loại
Theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích sễ được chia nhỏ thành các bộ phận khác
nhau theo không gian, lĩnh vực, chủng loại. Việc nghiên cứu phân tích chỉ tiêu
được thực hiện thông qua việc nghiên cứu phân tích các thành phần bộ phận nhỏ
hơn theo không gian, chủng loại, lĩnh vực ấy.
Phương pháp chi tiết theo các nhân tố cấu thành
Theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích được phản ánh bằng một phương trình kinh tế
có quan hệ phức tạp với 2 hay nhiều nhân tố khác nhau và các nhân tố khác nhau

thì tên gọi hay đơn vị tính khác nhau. Việc nghiên cứu phân tích về chỉ tiêu được
thay thế bằng việc nghiên cứu phân tích các nhân tố cấu thành chỉ tiêu.
* Nhóm các phương pháp so sánh
Các phương pháp so sánh được áp dụng ở tất cả các trường hợp phân tích nhằm phản
ánh mối quan hệ của các thành phần bộ phận, nhân tố cũng như sự biến động của
các thành phần, nhân tố đó.
Phương pháp so sánh tuyệt đối
Được thực hiện bằng cách lấy trị số của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ đi trị
số tương ứng ở kỳ gốc, kết quả gọi là chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu, trong phân
tích thường được gọi tắt là chênh lệch.
∆A = A
1
- A
0
Trong đó: ∆A: Chêch lệch của chỉ tiêu (nhân tố) A
A
1
, A
0
: Trị số của chỉ tiêu (nhân tố) A ở kì nghiên cứu và kì gốc
Phương pháp so sánh tương đối
Phương pháp so sánh tương đối nhằm xác định xu hướng và tốc độ biến động của chỉ
tiêu (nhân tố)
(%)100.
0
1
A
A
t
A

=
Phương pháp so sánh tương đối nhằm xác định mức độ biến động tương đối.
δA = A
1
- A
0
.k
k: là chỉ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng qui định qui mô của chỉ tiêu A.
1.3 Các chỉ tiêu phân tích
Các chỉ tiêu để phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp
vận tải bao gồm: Khối lượng hàng hóa vận chuyển, khối lượng hàng hóa luân chuyển,
cự ly vận chuyển bình quân. Khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển là chỉ tiêu
phản ánh kết quả hoạt động vận tải hàng hóa do các đơn vị vận tải thực hiện trong thời
gian nhất định.
1.3.1 Khối lượng hàng hóa vận chuyển
Khối lượng hàng hóa vận chuyển là số tấn hàng hóa thực tế (kể cả bao bì nếu có)
ghi trong hợp đồng vận chuyển hoặc trên bao bì của hàng hóa, đối với hàng rời thì cần
căn cứ vào khối lượng riêng và thể tích hàng hóa thực tế xếp trên phương tiện để tính
tính khối lượng hàng hóa vận chuyển; đối với hàng hóa cồng kềnh vận chuyển bằng ô
tô, trong điều kiện không thể cân đo trực tiếp được khối lượng thì qui ước tính bằng
50% tấn trọng tải phương tiện hoặc tính theo thoả thuận giữa chủ phương tiện và chủ
hàng để tính khối lượng hàng hóa thực tế. Hàng hóa vận chuyển được tính bằng “Tấn”,
hàng hóa luân chuyển được tính bằng “Tấn.Km”.
1.3.2 Cự ly vận chuyển bình quân
Cự ly vận chuyển bình quân (l) phản ánh phạm vi hoạt động, năng lực sản xuất
của đội tàu trong doanh nghiệp vận tải.
1.3.3 Khối lượng hàng hóa luân chuyển
Khối lượng hàng hóa luân chuyển là tích số của khối lượng hàng hóa vận chuyển
và cự ly vận chuyển thực tế.
Khối lượng hàng hoá luân chuyển (số hành khách luân chuyển): ΣQl (ΣNl). Chỉ

tiêu này được tính bằng cách lấy khối lượng vận chuyển nhân với cự ly dịch chuyển
tương ứng trong không gian. Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng hợp nhất về quy
mô công tác phục vụ, về khối lượng các công việc mà doanh nghiệp đã tiến hành trong
kỳ. Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế như giá thành, giá cước, năng suất lao
động cũng như là một trong những chỉ tiêu để lựa chọn các phương án sản xuất, đánh
giá hiệu quả kinh tế…
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng.
1.4.1 Các nhân tố khách quan
Điều kiện luồng lạch: Do vận tải thủy nội địa phần lớn phần lớn là vận tải hàng
hóa trên hệ thống sông ngòi và ven biển nên điều kiện hạn chế về độ sâu luồng lạch
ảnh hưởng lớn đến việc ra vào cảng bốc xếp hàng hóa của các tàu có trọng tải lớn. Các
tàu có trọng tải lớn khi hoạt động ra vào cảng thường phải phụ thuộc nhiều vào thủy
triều, do đó hàng hóa ra vào các cảng không đều gây ảnh hưởng đến việc xếp dỡ hàng,
làm chậm tiến độ hoạt động của các doanh nghiệp vận tải.
Điều kiện thời tiết, khí hậu: Việt Nam là quốc gia có mùa mưa và mùa khô phân
chia rõ rệt, điều này cũng gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của đội tàu vận tải
đường thủy nội địa. Mùa khô thì hay xảy ra tình trạng hạn hán làm giảm mực nước ở
các sông ngòi dẫn đến khó khăn trong lưu thông tàu bè, ngược lại mùa mưa lại làm cản
trở công tác xếp dỡ hàng hóa gây chậm tiến độ xếp hàng cũng như tiến độ giải phóng
tàu, làm tăng thời gian đỗ đậu, chờ đợi.
Nguồn hàng vận chuyển còn ít, một số mặt hàng mang tính thời vụ( như hàng
nông sản) gây khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp.
Trình độ chuyên môn hóa chưa cao, tác phong làm việc chưa thực sự chuyên
nghiệp của các cán bộ công nhân viên trong công tác cảng cũng là một nguyên nhân
gây chậm tiến độ hoạt động của các doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa, đặc biệt
là các cảng trong khu vực phía Bắc.
Thủ tục thông qua hàng hóa của một số ngành quản lý Nhà nước tại các cảng còn
nhiều phiền hà chưa thực sự nhanh gon.
Các biến động trên thị trường: Trong những năm gần đây thị trường có nhiều biến
động ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao giá trị sản lượng vận tải của các doanh nghiệp

vận tải nói chung và các doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa nói riêng, đó là các
biến động tăng giá nguyên nhiên vật liệu, điện nước, cảng phí, các dịch vụ cung ứng
phục vụ đội tàu…làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng cao.
Thị trường hoạt động vận tải cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác
của các doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa luôn trong tình trạng cạnh tranh gay
gắt do những khó khăn chung của ngành cũng như của cả nền kinh tế.
1.4.2 Các nhân tố chủ quan
Cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị, phương tiện vận tải của các doanh
nghiệp vận tải đường thủy nội địa còn chưa đồng bộ hầu hết các phương tiện đã cũ,
trang thiết bị lạc hậu, không đáp ứng được khối lượng công việc, không đáp ứng được
quy trình xếp dỡ, vận chuyển, không tạo được niềm tin từ phía các khách hàng.
Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp cũng như trình độ chuyên môn
của thủy thủ đoàn, công nhân kỹ thuật tại các Xí nghiệp sửa chữa còn chưa thực sự
hoàn thiện, thường xuyên gây thất thoát , lãng phí nguyên nhiên vật liệu cũng như thời
gian của hoạt động vận chuyển
Các doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa hầu hết đều là các doanh nghiệp lâu
đời nên tư tưởng, lối làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên còn ít nhiều ảnh
hưởng của lối làm việc cũ, thậm chí ảnh hưởng đến cả đội ngũ lao động trẻ của doanh
nghiệp, điều này cũng là một nguyên nhân gây giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh trong các doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa.

×