Chương I: Khái quát chung về thương mại điện tử
I. Thương mại điện tử là gì?
1. Số hóa và nền kinh tế số hóa
Sự phát triển và hồn thiện của kỹ thuật số đã đưa tới cuộc “cách mạng số
hóa”, thúc đẩy sự ra đời của “kinh tế số hóa” và “xã hội thông tin” mà thương mại
điện tử là một bộ phận hợp thành.
Trong nửa đầu thế kỷ, kỹ thuật số bắt đầu phát triển và hoàn thiện dần; hình
ảnh (kể cả chữ viết, con số, ký hiệu khác) và âm thanh đều được số hóa thành các
nhóm bít điện tử để ghi lại, lưu giữ trong môi trường từ, truyền đi và đọc bằng điện
tử, tất cả đều với tốc độ ánh sáng.
Việc áp dụng kỹ thuật số có thể coi là cuộc cách mạnh vĩ đại trong lịch sử
nhân loại, gọi là cách mạng số hóa mở ra kỷ nguyên số hóa.
Cách mạng số hóa diễn ra với tốc độ rất cao. Máy tính điện tử đầu tiên ra đời
năm 1946 chỉ thực hiện 5000 lệnh trong 1 giây. 50 năm sau, máy tính điện tử cá
nhân thơng dụng có thể thực hiện trên 40 triệu lệnh trong 1 giây ( Dự kiến 2012 đạt
tới 100 triệu lệnh) nhờ sử dụng các chíp vi mạch cho phép đóng mở nhiều triệu lần
trong 1 giây.
Ngành cơng nghệ thơng tin ngày càng chiếm tỷ trọng trong nền kinh tế các
quốc gia ( ở Mỹ năm 1998 đã đạt 8%). Riêng về thương maị điện tử cứ 18 tháng
tổng công suất lại tăng lên gấp đơi.
Q trình tin học hóa xã hội bắt đầu bùng nổ nhanh chóng chuyển sang mang
tính chất tồn cầu sau khi Internet ra đời. Trong bối cảnh ấy, hoạt động kinh tế nói
chung và thương mại nói riêng cũng chuyển sang dạng “ số hóa”, “điện tử hóa”;
1
khái niệm thương mại điện tử dần dần hình thành và ngày càng ứng dụng nhiều vào
trong cuộc sống.
2. khái niệm thương mại điện tử
•
Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, ECommerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thơng qua việc truyền dữ liệu
giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ
thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến
hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả
các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ
thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông
qua một chiến dịch quảng cáo của IBM trong thập niên 1990, khái niệm Electronic
Business, thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng.
Thuật ngữ ICT (viết tắt của từ tiếng Anh information commercial technology)
cũng có nghĩa là thương mại điện tử, nhưng ICT được hiểu theo khía cạnh cơng
việc của các chun viên công nghệ.
Hiện nay định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra
song chưa có một định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử. Nhìn một cách tổng
quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tuỳ thuộc vào
quan điểm:
• Hiểu theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử
trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thơng qua các phương tiện điện tử, nhất là
qua Internet và các mạng liên thông khác.
2
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm
giao nhận cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet".
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái
Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là cơng việc kinh doanh được tiến hành
thông qua truyền thông số liệu và cơng nghệ tin học kỹ thuật số".
• Hiểu theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương
mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và
các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi
hoạt động của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương
mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần
được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ
mang tính chất thương mại dù có hay khơng có hợp đồng. Các quan hệ mang tính
thương mại [commercial] bao gồm, nhưng khơng chỉ bao gồm, các giao dịch sau
đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả
thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho
thuê dài hạn (leasing); xây dựng các cơng trình; tư vấn, kỹ thuật cơng trình
(engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô
nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác cơng nghiệp hoặc kinh doanh;
chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt
hoặc đường bộ".
3
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử
rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua
bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.
Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt
động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ
liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt
động mua bán hàng hố; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng;
chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương
mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp
với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá
(như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ
cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như
chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo).
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại
điện tử" không chỉ là bn bán hàng hố và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông
thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương
mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước
tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó,
bn bán hàng hố và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền
thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với
các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để
thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc
dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách khơng gian vẫn cịn phải được
khắc phục và vì thế địi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định.
4
Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả
các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thơng qua các kênh
điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng
trong Internet đóng một vai trị cơ bản và cơng nghệ thơng tin được coi là điều kiện
tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là khơng cịn phải thay đổi phương tiện
truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào
đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức
tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là Thẳng đến gia cơng (Straight
Through Processing). Để làm được điều này địi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các
tính năng kinh doanh.
Nếu liên kết các hệ thống ứng dụng từ các lãnh vực có tính năng khác nhau
hay liên kết vượt qua ranh giới của doanh nghiệp cho mục đích này thì đây là một
lãnh vực ứng dụng truyền thống của tích hợp ứng dụng doanh nghiệp. Quản lý nội
dung doanh nghiệp (Enterprise Content Management – ECM) được xem như là
một trong những công nghệ cơ bản cho kinh doanh điện Tử.
II. Vai trò của thương mại điện tử
Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế khơng cịn chỉ dựa vào nguồn
tài ngun thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn được quyết định bởi
trình độ cơng nghệ thơng tin và tri thức sáng tạo.cùng với xu thế đó, thương mại
điện tử xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi những ảnh hưởng to
lớn của mình:
- Làm thay đổi tính chất của nền kinh tế mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu.
- Làm cho tính tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri thức đã thực
sự trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, là tài sản lớn nhất của
một doanh ngiệp.
5
- Mở ra cơ hội phát huy ưu thế của các nước đang phát triển để họ có thể đuổi
kịp, thậm chí vượt các nước đã đi trước.
- Xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng làm thay
đổi cán cân tiềm lực tồn cầu.
- Rút ngắn về khỏang cách trình độ tri thức giữa các nước phát triển và đang
phát triển.
- Cách mạng hóa marketing bán lẻ và marketing trực tuyến.
III. Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý
1. Môi trường quốc gia
Trứơc khi đi đến một quyết định thiết lập môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội
cho nền kinh tế số hóa nói chung và Thương mại điện tử nói riêng (ví dụ quyết định
đưa vào mạng các dịch vụ hành chính, các dịch vụ trả thuế, và các dịch vụ khác
như thư tín dụng, dự báo thời tiết…), thì chính phủ mỗi nước phải đánh giá một
cách chính xác, khách quan những cơ hội hay hiểm họa mà xã hội thông tin hay cụ
thể hơn là Internet mang lại. Và để có một mơi trường kinh tế xã hội ổn định, nhà
nước cần xây dựng một khung pháp lý phù hợp:
- Thừa nhận tính pháp lý của giao dịch Thương mại điện tử.
- Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử, chữ ký số và có các thiết chế
pháp lý thích hợp xác thực, chúng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số.
- Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử.
- Quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nứơc (các cơ quan
chính phủ và trung ương).
6
- Bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả liên quan đến mọi
hình thức giao dịch điện tử.
- Bảo vệ bí mật riêng tư, ngăn cản các bí mật riêng tư bị đưa lên mang một
cách phi pháp.
- Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các
mục đích bất hợp pháp như thu thập thơng tin tức mật, thay đổi các thông tin trên
web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virut phá
hoại… Vấn đề là sẽ phải đưa vào khuôn khổ của bộ luật hình sự, một khi kinh tế số
hóa được thừa nhận trên tầm quốc gia.
2. Mơi trường quốc tế
Ngồi những điểm chung, mơi trường kinh tế, pháp lý và xã hội quốc tế cịn
khác với mơi trường quốc gia ở phạm vi kinh tế thương mại. Nó không chỉ diễn ra
ở phạm vi một quốc gia mà cịn vượt qua biên giới quốc gia, trong đó khía cạnh
quan trọng nhất là tính khơng biên giới của Thương mại điện tử dẫn tới những khó
khăn to lớn về luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng, về thanh toán và đặc biệt là về
thuế (do làm mất đi tính ranh giới địa lý vốn là đặc tính của ngoại thương truyền
thống). Chẳng hạn khó khăn trong việc đánh thuế các hàng hóa phi vật thể (âm
nhạc, chương trình phần mềm…), thu thuế trong truờng hợp thanh tốn vơ danh
bằng thẻ tín dụng ngân hàng và khó khăn trong vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ, chính
trị, bảo vệ bí mật quốc gia, vấn đề pháp luật quốc tế về sử dụng không gian.
7
chương II: Thời cơ và thách thức của Việt Nam trong phát
triển thương mại điện tử
I. Thời cơ
Trong tương lai, những tiện nghi mà công nghệ thông tin sẽ đêm đến cuộc
sống của con ngừơi với giá cả ngày càng rẻ hơn, chức năng ngày càng thông minh
hơn, các công cụ sẽ giúp cho Thương mại điện tử gần gũi với cuộc sống của người
dân hơn. Do khơng địi hỏi hệ thấng hạ tầng cơ sở và dịch vụ phức tạp như việc
kinh doanh trực tiếp với người tiêu dùng. Thương mại điện tử chính là cơ hội cho
các doanh nghiệp Việt Nam phát triển
.Internet mở ra những cơ hội lớn cho các công ty vừa và nhỏ bứơc vào thị
trường quốc tế và thu thập thông tin chuyên ngành về các mặt hàng của mình hoặc
tìm kiếm các nguồn cung cấp hàng hóa một cách hiệu quả hơn.
Với sự hiện diện đầy tính thuyết phục, phát triển kinh tế dựa trên tri thức mà
tiêu biểu là Thương mại điện tử đã trở thành tiêu điểm chú ý không chỉ có học giả
mà cịn có nhiều nhà hoạch định chiến lược phát triển quốc gia. Việt Nam là nước
đang trên đà phát triển mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới và trong mọi văn bản
chiến lược , bối cảnh quốc tế luôn được coi là một cơ sở quan trọng để xác định
quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển.
II. Thách thức đối với Việt Nam khi phát triển Thương mại điện tử
1. Những thách thức trong xây dựng chính sách và chiến lược
Thứ nhất, tốc độ phát triển trong Thương mại điện tử và tốc độ thay đổi đó tạo
ra sức ép rất lớn cho các quá trình xây dựng chính sách truyền thống.
8
Thứ hai, các vấn đề xuyên suốt một phạm vi rộng về thể chế, kinh tế, luật pháp
và kỹ thuật thường được giải quyết mang tính tổ chức theo cách riêng rẽ bởi các
thực thể khác nhau.
Thứ ba, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với việc những bên tham
gia có những nhận thức rất khác nhau về các ảnh hưởng và hậu quả của Thương
mại điện tử. Trong phạm vi quốc gia vẫn còn chênh lệch khá lớn về phát triển hạ
tầng, cũng như truy cập Internet.
Thứ tư, Thương mại điện tử diễn ra trên bình diện tồn cầu nên nó địi hỏi có
sự điều phối và thống nhất quốc tế trong cách tiếp cận để có thể khai thác hiệu quả
và vận dụng hết hiệu quả của nó.
2. Những thách thức trong tiến trình thực hiện
Trước xu thế phát triển mới của bên ngoài, thách thức đối với chúng ta là
khoảng cách tụt hậu và tương phản quá lớn giữa Việt Nam và thế giới.
Ngoài ra, để ứng dụng Thương mại điện tử an toàn và hiệu quả, Việt Nam cần
phải có hệ thống vững chắc về cơ sở hạ tầng của Thương mại điện tử. Quan trọng
nhất là hệ thống luật pháp phải được điều chỉnh theo hướng thừa nhận giá trị pháp
lý đó của giao dịch điện tử và những cơ chế thích hợp để thực thi khi thừa nhận.
Công nghệ thông tin bao gồm kỹ thuật máy tính, quản trị nguồn lực thơng tin và
bảo mật hệ thống cũng phải được hoàn thiện. Cơ sở thanh tốn điện tử, cơ sở tiêu
chuẩn hóa cơng nghiệp cũng phải được phát triển song song. Ngồi ra, doanh
nghiệp Việt Nam còn cần phải vượt rào cản về chuyên môn, ngôn ngữ để nắm bắt
được tất cả các thông tin lien quan trên mạng. Nhà nước và cơ quan hữu quan còn
phải thiết lập hệ thống bảo vệ chống các phần mềm tha hóa, độc hại được truyền
qua mạng, bảo đảm an toàn trong kinh doanh và an ninh quốc gia.
Thách thức còn ở chỗ cơ hội bên ngoài vốn mở ra cho tất cả các nứơc và luôn
là đối tượng giành giật trong cuộc cạnh tranh hội.
9
Chương III: Vấn đề hợp đồng trong giao dịch thương mại
điện tử
I. Tình hình thực tế về vấn đề pháp luật trong giao dịch thương mại
điện tử.
Để tận dụng những cơ hội to lớn mà công nghệ thông tin mang lại, nhiều nước
có chủ trương vừa phát triển các hoạt động cung ứng dịch vụ điện tử, vừa xây dựng
một hệ thống pháp luật đầy đủ, minh bạch để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ
GDĐT, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ
này, bảo đảm cho các thông điệp được truyền đi bằng các phương tiện điện tử cũng
có giá trị pháp lý như các thơng điệp đó được ghi chép hoặc mô tả bằng văn bản
viết theo phương thức truyền thống. Được biết trên thế giới, hiện đã có hơn 50
quốc gia và tổ chức quốc tế ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực GDĐT.
Có thể nói, những năm gần đây, các dịch vụ GDĐT ở nước ta phát triển khá
nhanh. Hiện một số chương trình, dự án tin học hóa hoạt động của các cơ quan
Đảng, Chính phủ, Quốc hội và một số bộ, ngành, địa phương đã được triển khai
thực hiện; hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
đã có trang web cung cấp thơng tin về các chính sách, thủ tục hành chính... nhằm
phục vụ người dân. Nhiều ngành kinh tế quan trọng, nhiều doanh nghiệp đã thực
hiện GDĐT trong các hoạt động của mình.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng hoạt động GDĐT ở nước ta về cơ bản mới
ở giai đoạn xây dựng các dịch vụ ứng dụng, chưa có dịch vụ nào được thực hiện
trực tuyến hồn tồn. Ngun nhân thì có nhiều, trong đó có ngun nhân quan
trọng thuộc về mơi trường pháp lý: chúng ta còn thiếu một khung pháp lý cần thiết,
một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh các quan hệ trong
GDĐT. Mặt khác, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đang tích cực
10
chuẩn bị để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Với tư cách là thành
viên của APEC, nước ta cũng đang tích cực tham gia và ủng hộ "Chương trình
hành động chung" của khối này về thực hiện "Thương mại phi giấy tờ" vào năm
2005 đối với các nước phát triển và năm 2010 đối với các nước đang phát triển.
Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ nước ta đã ký kết Hiệp định khung ASEAN
điện tử với hai nội dung quan trọng là Thương mại điện tử và Chính phủ điện tử.
Để có thể chủ động hội nhập, luật pháp của nước ta cần phải hoàn thiện để phù hợp
với các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc gia nhập. Để triển khai thực hiện có hiệu
quả Thương mại điện tử và Chính phủ điện tử, ngồi việc xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia, phát triển hạ tầng viễn thông và Internet, đào tạo nguồn nhân lực..., thì
việc đẩy nhanh tiến độ tạo dựng và hồn thiện mơi trường pháp lý về lĩnh vực này,
trong đó có luật GDĐT phải nó là hế sức quan trọng.
Luật GDĐT sẽ có quan hệ với nhiều đạo luật khác như Bộ luật Dân sự, Luật
Thương mại, Luật Kế toán v.v... Do vậy, Luật này phải bảo đảm tính thống nhất,
đồng bộ với các đạo luật có liên quan đã ban hành của nước ta đồng thời phải đảm
bảo sự tương thích với luật pháp, thơng lệ quốc tế về GDĐT..
Nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của nước ta đang chờ Luật GDĐT
và các văn bản hướng dẫn được ban hành. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn địi hỏi đối
với các lĩnh vực có nhu cầu cấp bách, đồng thời cần có lộ trình hợp lý, dự thảo Luật
GDĐT đã quy định những nguyên tắc chung như: Tự nguyện lựa chọn sử dụng
phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch; tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công
nghệ để thực hiện GDĐT; không một loại công nghệ nào được coi là duy nhất
trong GDĐT; bảo đảm sự bình đẳng và an tồn trong GDĐT; bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng
cộng;...
11
II. Hợp đồng trong giao dịch thương mại điện tử
1. Hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo
quy định của Luật này.
2. Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử khơng thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó
được thể hiện dưới dạng thơng điệp dữ liệu. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng
điện tử, thơng báo dưới dạng thơng điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo
bằng phương pháp truyền thống.
3. Các bên tham gia hợp đồng giao dịch điện tử
- Giữa doanh ngiệp với người tiêu thụ.
- Giữa các doanh nghiệp với nhau.
- Giữa các doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ.
Trong các hình thức nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là
dạnh chủ yếu của Thương mại điện tử.
4. Hình thái hợp đồng của Thương mại điện tử
Hợp đồng Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt so với hợp đồng
thông thường:
- Địa chỉ pháp lý: ngồi địa chỉ pháp lý cịn có địa chỉ E-mail, mã doanh
nghiệp.
- Quy định về phạm vi thời gian, phạm vi địa lý của giao dịch.
12
- Có kèm theo các văn bản và hình ảnh miêu tả sản phẩm hoặc dung liệu trao
đổi và quy định trách nhiệm các sai sót trong các văn bản đó.
- Có quy định và xác nhận điện tử các giao dịch, về quyền truy cập, cải chính
thơng tin điện tử và cách thực thi.
- Có các quy định bảo đảm rằng các giao dich điện tử được coi là chứng cớ
pháp lý về bản chất và ngày tháng giao dịch.
- Quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử.
- Quy định về trung gian bảo đảm chất lượng.
Ngồi ra Thương mại điện tử cịn có cả phương thức giao dịch khơng có hợp
đồng.
5. Ngun tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong
giao kết và thực hiện hợp đồng.
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của
Luật này và pháp luật về hợp đồng.
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về
yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính tồn vẹn, bảo mật có liên
quan đến hợp đồng điện tử đó.
6. Giao kết hợp đồng điện tử
- Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành
một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
13
- Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị
giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua
thông điệp dữ liệu.
III. Thực hiện hợp đồng và sự thực hiện hợp đồng trong thương mại
điện tử
Bất kỳ một hợp đồng nào cũng bao gồm hai yếu tố cần thiết: sự chào hàng và
sự chấp nhận. Hợp đồng được hình thành khi một bên chấp nhận lời chào hàng của
bên kia. Một lời chào hàng là một tuyên bố sẵn sàng mua hoặc bán một sản phẩm
hoặc dịch vụ mà bao gồm các chi tiết thích hợp là cố định, chính xác và rõ ràng.
Một lời chào hàng có thể bị huỷ bỏ ngay khi khơng có sự thanh tốn hoặc khi sự
một sự quan tâm khác được chấp nhận. Sự chấp nhận là việc biểu lộ khả năng chấp
nhận một lời chào hàng, bao gồm tất cả các thuật ngữ được nói rõ của nó. Khi một
bên đưa ra một lời chào hàng được chấp nhận thì cũng có nghĩa là một hợp đồng đã
được lập ra. Một hợp đồng cũng có thể bao gồm các hoạt động nhờ đó có thể nhận
ra sự tồn tại của hợp đồng. Các hợp đồng là một yếu tố quan trọng của tập quán
kinh doanh truyền thống và chúng quan trọng như vậy đối với kinh doanh trên
Internet.
Những lời chào hàng và sự đồng ý có thể được hình thành khi các bên trao đổi
các thơng báo bằng e-mail, tiến hành EDI hoặc điền vào các form trên các trang
Web. Những sự liên lạc trên Internet có thể được kết hợp với các biện pháp hình
thành hợp đồng truyền thống, bao gồm việc trao đổi các tài liệu cá nhân, fax và các
thoả thuận miệng được thực hiện qua điện thoại hoặc trực tiếp. Một nguồn dồi dào
đối với các hợp đồng liên quan đến luật có liên quan mật thiết với các doanh nghiệp
của Mỹ là Web site của trường luật Cornell có văn bản hồn chỉnh của mã thương
mại đồng dạng (UCC). Khi một người bán quảng cáo hàng hố bán trên Web site
khơng đưa ra một lời chào hàng nhưng vẫn hấp dẫn được những khách hàng tiềm
14
năng, nếu việc quảng cáo trên Web là một lời chào hàng hợp pháp cho hợp đồng thì
người bán có thể dễ dàng phải chịu trách nhiệm giao nhiều hàng hơn là số lượng có
thể cung cấp. Khi người mua đưa ra một đơn đặt hàng theo yêu cầu thì người bán
có thể chấp nhận lời đề nghị đó và hình thành nên hợp đồng.
Nếu người bán khơng có các mặt hàng được đặt hàng trong kho, hoặc không
muốn làm ăn với người mua tiềm năng vì một số lý do nào đó thì người bán có thể
từ chối đơn đặt hàng của người mua. Đưa ra một lời chấp nhận hợp pháp của một
lời chào hàng là hoàn toàn đơn giản có thể thực hiện được trong hầu hết các trường
hợp. Khi thực hiện các hợp đồng, các toà án có xu hướng xem xét các đơn chào
hàng và các lời chấp nhận như là các hoạt động xảy ra trong một hoàn cảnh cụ thể.
Nếu hợp lý trong nhiều trường hợp thì các tồ án có xu hướng giải thích những
hành động đó như là một đơn chào hàng và chấp nhận. Ví dụ, các tồ án kiểm sốt
các hoạt động đó như là việc gửi séc, việc vận chuyển hàng hoá, thoả thuận hợp
tác, chấp thuận, lấy một mặt hàng ra từ trên giá hoặc mở bưu kiện được đã đóng gói
tất cả trong một số trường hợp là những sự chấp nhận ràng buộc về mặt pháp lý của
đơn đặt hàng. Mặc dù luật tố tụng bị hạn chế liên quan đến những việc chấp nhận
trên Internet thì các tồ án cũng nên xem xét việc kích nút trên trang Web, nhập
thơng tin trong Web form hoặc tải xuống một file có những thoả thuận ràng buộc
về mặt pháp lý.
IV. Những hợp đồng bằng văn bản trên WEB
Nói chung, các hợp đồng có hiệu lực ngay cả khi chúng không phải là dạng
văn bản hoặc được ký. Tuy nhiên, các loại hợp đồng nhất định không thể thực hiện
tại Mỹ trừ khi một văn bản được ký kết giữa các bên. Luật quy định về gian lận chỉ
ra rằng các hợp đồng cho việc bán các hàng hố có giá trị trên 500$ và các hợp
đồng yêu cầu các hoạt động không thể thực hiện trong vịng một năm phải được lập
ra dưới hình thức một văn bản được ký. Một điều may mắn cho các doanh nghiệp
15
và các cá nhân muốn hình thành các hợp đồng sử dụng TMĐT vì đây là một văn
bản khơng u cầu hoặc là bút chì hoặc là giấy. Phần lớn các tồ án sẽ cơng nhận
một văn bản tồn tại khi các điều khoản của hợp đồng đã được giảm bớt thành dạng
xác thực. Quyết định của toà án đầu tiên vào thế kỷ 19 đã chỉ ra rằng chuyển bằng
điện là một văn bản. Sau đó thì các tồ án đã cơng nhận các bản ghi băng giọng nói,
các file máy tính trên đĩa và các bản fax là văn bản.
Do đó, các bên trong hợp đồng TMĐT sẽ coi đó là những yếu tố thuận lợi để
đáp ứng các yêu cầu về văn bản. Các toà án cũng rất dễ tính trong việc xác định cái
gì tạo thành chữ kỹ. Chữ ký là bất kỳ một ký hiệu nào đó được thực hiện hoặc được
cơng nhận cho mục đích xác nhận một văn bản. Các tồ án có tên hiện trên các bức
điện, bản telẽ, bản fax và Western Union Mailgrams được ký. Thậm chí các tên
được đánh máy hoặc được in như là một phần của giấy có in sẵn đầu đề được dùng
như những chữ ký. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng một ký hiệu hoặc một mã được
tính đến trong file điện tử sẽ tạo thành chữ ký. Chắc chắn, chữ ký điện tử sẽ được
giải thích như là một chữ ký cho các mục đích của hợp đồng. Các cơng ty tiến hành
TMĐT quốc tế trong nhiều trường hợp không cần lo lắng về yêu cầu văn bản đã
được ký. Hiệp định chính kiểm sốt việc bn bán quốc tế, điều 11 của Công ước
của Liên hợp quốc về hợp đồng buôn bán hàng hố quốc tế, khơng u cầu.
V. Những sự bảo đảm
Hầu hết các công ty tiến hành TMĐT đều không gặp rắc rối trong việc thực
hiện các yêu cầu cận thiết để tạo ra những hợp đồng có thể thực hiện và ràng buộc
về mặt pháp lý trên Web. Tuy nhiên, một khu vực đáng để chú ý là các vấn đề về
bảo đảm. Bất kỳ hợp đồng mua bán hàng hoá nào cũng bao gồm những sự đảm
bảo. Người bán hồn tồn đảm bảo rằng hàng hố của mình bán là phù hợp cho
mục đích sử dụng và sẽ được các nhà kinh doanh khác trong cùng ngành kinh
doanh chấp nhận. Nếu người bán biết những thông tin cụ thể về yêu cầu của người
16
mua, chấp nhận một đơn chào hàng mà người mua có thể có sự đảm bảo thêm rằng
hàng hố hồn tồn phù hợp cho những mục đích sử dụng cụ thể của người mua.
Người bán có thể đưa ra những sự đảm bảo rõ ràng bằng cách đưa ra một sự mô tả
cụ thể về điều khoản đảm bảo thêm. Cũng có khả năng cho người bán tạo ra những
sự đảm bảo phụ thêm, thường là không được định trước bằng việc đưa ra những
tuyên bố chung trong các tờ rơi hoặc các tài liệu quảng cáo khác về tính năng hoặc
sự thích hợp của sản phẩm cho những nhiệm vụ cụ thể. Người bán có thể tránh khỏi
trách nhiệm đảm bảo được bao hàm bằng việc từ chối bảo đảm. Từ chối bảo đảm là
một tuyên bố rằng người bán sẽ không thực hiện một số hoặc tất cả mọi sự bảo đảm
được đề cập tới. Bất kỳ sự từ chối bảo đảm nào cũng phải được đưa ra một cách rõ
ràng có nghĩa là nó phải được thơng báo một cách dễ dàng. Trên một trang Web,
người bán có thể đáp ứng yêu cầu bằng việc đưa ra sự từ chối đảm bảo trong hình
thức lớn hơn, bằng kiểu chữ in đậm hoặc trong mầu sắc tương phản. Để có hiệu quả
về mặt pháp lý, một sự từ chối bảo đảm phải được đưa ra một cách rõ ràng và đơn
giản cho người mua dễ tìm kiếm trên Web site.
17
Chương IV : Hướng dẫn xây dựng khung chính sách pháp lý
cho Thương mại điện tử ở Việt Nam
Trước tiên, Việt Nam phải khắc phục 5 khó khăn gồm :
- Yếu kém trong bảo mật thơng tin ;
- Chưa có khung pháp lý cho hợp địng tài chính ;
- Sự phá hoại của Hacker ;
- Sự thiếu hụt chuyên viên công nghệ thông tin ;
- Khả năng đảm bảo tinnhs riêng tư cá nhân.
Song để nhện thức được tiềm năng của Thương mại điện tử, Chính phủ và khu
vực tư nhân phải cùng nhau xây dựng một khuôn khổ luật pháp có thể dự đốn
được, để đảm bảo rằng Internet là mơi trường kinh doanh an tồn và để tạo ra các
chính sách về nhân lực, đảm bảo cung cấp được cho những cơng nhân và tồn dân
nói chung, những kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế mới mẻ này. Và thực tế,
Thương mại điện tử sẽ không diễn ra nếu thiếu vai trị của Chính phủ.
I.
Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin quốc gia (cơ sở vật chất hữu hình)
Chính phủ cần phải đánh giá han tầng thông tin quốc gia (cả phần cứng và
phần mền) để xem xét mọi mặt góp phần vào việc tăng cường sử dụng Thương mại
điện tử bao gồm chính sách, kết nối Internet và kiến thức máy tính. Từ đó mở rộng,
hiện đại hóa mạng lưới viễn thơng- Internet ; xây dựng phát triển nhiều dịch vụ và
ứng dung trên Internet ; tạo điều kiện truy cập Internet được dễ dàng với chất lượng
tốt, giá cả phù hợp. Đồng thời khai thác sử dụng tối đa năng lực và dịch vụ của các
18
thể chế hiện có liên quan đến thu thập và phổ biến thơng tin và dữ liệu các chương
trình mục tiêu để tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng.
Ngồi ra, việc xây dựng hạ tầng cơng nghệ bao gồm việc hình thành hệ chuẩn
hóa cơng nghiệp và Thương mại điện tử trên cơ sở những nguyên tắc pháp lý được
cơng nhận tiến tới hình thành bộ mã chuẩn quốc gia phù hợp với giao dịch Thương
mại điện tử trong phạm vi quốc tế và hòa mạng quốc tế, và các giải pháp kỹ thuật
đảm bảo an ninh, an toàn trên đường truyền mạng, ngăn ngừa việc truy cập trái
phép.
II.
Mơi trường pháp lý
Xây dựng các chính sách về an tồn và bảo mật thơng tin, luật bảo vệ người
tiêu dùng, luật sở hữu trí tuệ... nhằm đảm bảo tính thực tế cho các hoạt đơng tài
chính thực tế cho các hoạt động Thương mại điện tử, từ đó tạo niềm tin cho người
tiêu dùng vào Thương mại điện tử.
Cụ thể, xây dựng các cải cách luật pháp, thể chế và điều tiết đối với lợi ích của
tổ chức đầu mối hay môi giới giữa công nghệ và người sử dụng. Vấn đề cốt yếu là
phải có những định hướng mới, sửa đổi các luậtu lệ, quy tắc nhằm xóa bỏ rào cản
phát triển Thương mại địên tử. Xây dựng những tiêu chuẩn Thương mại điện tử
được chấp nhận để tạo điều kiện và thúc đẩy thương mại là một q trình khó khăn.
Các tiêu chuẩn này bao gồm các cơng nghệ tốt nhất hiện có và phải đáp ứng được
những yêu cầu của một số thành phần trong phạm vi công nghệ như những nhà
phát triển, nhà cung ứng dịch vụ và người dùng. Tuy vậy, nó cũng phải đủ linh hoạt
cho phép cho đổi mới và những yêu cầu trong tương lai. Một điều không thể thiếu
được là phải đề ra các quy định về bảo mật, an toàn nhằm bảo vệ các quyền lợi của
các đối tượng cũng như kiểm soát việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của họ trong
điều kiện giao dịch khơng có giấy tờ, ngừơi với người khơng giáp mặt nhau.
19
Luật cho Thương mại địên tử
Việc xây dựng từng bước hồn thiện cơ sở pháp lý cho các hình thức thương
mại truyền thống đã khó khăn phức tạp hơn nhiều nhưng vẫn là việc tạo dựng một
khung pháp lý cho thuuwong mại điện tử và điều căn bản nằm ngay trong tính phức
tạp và trừu tượng của nó.Phát triển Thương mại điện tử mà trước mắt là xây dựng
Trade point phải đẩy mạnh ngay từ bây giờ.
20