Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

tìm hiểu về các loại ống kính máy ảnh canon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 84 trang )

Tìm hiểu về các loại ống kính máy ảnh Canon
Một bài dịch công phucủa bác A60 về các loại ống kính máy ảnh Canon, các
khái niệm cơ bản, phân loại ống kính và các đặc tính kỹ thuật rất bổ ích cho
những ai tìm hiểu về Canon và các loại ống kính nói chung
Bài dịch dựa trên bài viết của tác giả NK Guy, Version 0.9.6. 6 January, 2007, địa
chỉ />- Bài viết này chỉ thích hợp cho các bác beginner đang phân vân giữa rừng ống
kính.
- Chủ yếu nói về ống kính của Canon.
- Các bậc tiền bối, các lão làng, các bác hải ngoại (tiếng Anh nhanh như tiếng
Việt) thì không cần mất thì giờ ghé đây làm gì.
- Khó khăn nhất khi dịch sang tiếng Việt là chọn thuật ngữ nhiếp ảnh thuần Việt,
bác nào có kinh nghiệm xin hạ cố chỉ giáo.
- Người dịch không có nhiều ống kính, các ống kính nói trong bài viết phần lớn
chưa từng được nghía, nếu có gì sai sót, các bác cứ tự nhiên biên tập lại.
- Bài viết gồm các phần (người dịch tự chia phần):
I. Những khái niệm cơ bản
II. Các loại ống kính
III. Lựa chọn ống kính
IV. Các đặc tính của ống kính
V. Các câu hỏi thường gặp về ống kính
Shutter Speed, Aperture & ISO
Trước đây, VinaCamera.com đã có bài viết dài và chi tiết về các yếu tố tạo nên một bức ảnh. Để người mới
chơi ảnh – trong đó có ảnh kỹ thuật số – dễ dàng nắm bắt cách sử dụng máy ảnh, chúng tôi xin có bài viết
ngắn gọn sau đây giới thiệu ba yếu tố cơ bản nhất mà bất kỳ người mới chơi ảnh nào cũng cần tìm hiểu khi
chụp ảnh.
1
Hoa và ảnh số
Mỗi bức ảnh được tạo nên bởi việc cho bản phim (nay là cảm biến quang trên thân máy ảnh kỹ thuật số) tiếp xúc
với ánh sáng trong khuôn hình muốn chụp. Quá trình tiếp xúc này được gọi là phơi sáng (exposure). Để điều tiết
mức độ phơi sáng của một bức ảnh, tức tạo một giá trị phơi sáng nhất định (exposure value / EV), trong nhiếp ảnh
sử dụng 3 yếu tố cơ bản là tốc độ cửa chập (shutter speed), khẩu độ mở của ống kính (aperture) và độ nhạy của


phim hay cảm biến (ISO).
Cửa chập và tốc độ cửa chập (shutter speed)
Trong cấu tạo của máy ảnh, chắn trước cảm biến thu nhận ánh sáng là một (hay nhiều) lá thép để không cho ánh
sáng đi tới cảm biến khi máy ảnh chưa “chụp ảnh” được gọi là cửa chập (có người viết là cửa trập). Khi bấm nút
chụp (release button), cửa chập mở ra để ánh sáng đi vào cảm biến và đóng lại rất nhanh. Thời gian của chập mở
rồi đóng lại nhanh hay chậm chính là tốc độ của cửa chập. Cửa chập mở lâu thì thời gian phơi sáng của cảm biến
sẽ lâu hơn và cảm biến sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn, làm cho ảnh sáng hơn; ngược lại, của chập mở-đóng
nhanh ảnh sẽ tối hơn. Thời gian phơi sáng của cảm biến – cửa chập mở rồi đóng) rất rất rất nhanh và thường được
tính bằng phần của giây đồng hồ, ví dụ 1/30 giây (1/30s – “s” là chữ viết tắt của từ second = giây trong tiếng Anh),
1/60 giây, 1/125 giây, 1/250 giây, 1/500 giây, 1/1250 giây, v.v…
Để bảo đảm một tấm ảnh có ánh sáng vừa đủ đẹp, người chụp có thể điều chỉnh để tốc độ cửa chập chậm hơn (nếu
ánh sáng chủ thể yếu) hay nhanh hơn (nếu ánh sáng chủ thể mạnh). Việc đặt tốc độ của cửa chập nhanh hay chậm
phụ thuộc vào hoàn cảnh chụp ảnh, chủ thể và mục đích của một bức ảnh.
• Giảm tốc độ cửa chập để tăng độ sáng của ảnh.
• Tăng tốc độ cửa chập để giảm độ sáng của ảnh.
• Tăng tốc độ cửa chập để chụp các vật thể chuyển động, tránh ảnh bị nhòe. Để chụp được các chủ thể chuyển
động nhanh như chim bay lượn, cần tăng tốc độ tối thiểu là 1/1250s.
• Tăng tốc độ cửa chập để giảm hiện tượng rung tay cầm máy, tránh ảnh bị nhòe. Với một tay máy trung bình, để
bảo đảm triệt tiêu hoàn toàn hiện tượng rung tay máy ở đa phần ảnh chụp, cần tăng tốc độ lên tới 1/250s đến
1/500s.
• Chuyển chế độ chụp sang thủ công (manual) hoặc ưu tiên tốc độ cửa chập (shutter speed priority / S ở Nikon và
Tv ở Canon) để làm chủ tốc độ cửa chập.
Khẩu độ mở của ống kính (aperture)
Mỗi ống kính được tạo bởi nhiều thấu kính và một lỗ điều tiết ánh sáng có thể điều chỉnh to hay nhỏ. Kích thước
của lỗ điều tiết này khi chụp một bức ảnh gọi là khẩu độ mở của ảnh (aperture). Giá trị to hay nhỏ của lỗ điều tiết
ánh sáng này trên ống kính thường được tính bằng một hệ số (hay tỷ lệ giữa chiều dài tiêu cự và đường kính của lỗ
điều tiết ánh sáng), ví dụ, f/1, f/1.4, f/1.8, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/32, f/64. Chính vì đây là một hệ số
nên chỉ số càng nhỏ có nghĩa là khẩu độ mở của lỗ điều tiết ánh sáng càng lớn, chỉ số càng lớn khẩu độ mở càng
nhỏ, ví dụ khẩu độ mở khi đặt f/2.8 lớn hơn f/4.
2

Một điều dễ hiểu là khẩu độ mở càng lớn (chỉ số F càng nhỏ) – tức là lỗ điều tiết ánh sáng mở càng lớn – thì ánh
sáng đi vào cảm biến càng nhiều, ảnh càng sáng hơn; ngược lại, khẩu độ mở càng nhỏ (chỉ số F càng lớn) thì ảnh
càng tối hơn. Việc điều chỉnh khẩu độ mở lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm ánh sáng môi trường và
mục đích chụp ảnh.
• Khẩu độ mở lớn (F nhỏ), ảnh sáng hơn, phù hợp chụp trong môi trường ánh sáng yếu.
• Khẩu độ mở nhỏ (F lớn), ảnh tối hơn, phù hợp trong môi trường ánh sáng mạnh.
• Khẩu độ ảnh hưởng tới tương quan độ nét của các chủ thể trong ảnh: (1) Khẩu độ mở lớn, chủ thể chính được lấy
làm điểm căn nét sẽ nét, các chủ thể phụ, trong đó có hậu cảnh (cảnh đằng sau chủ thể chính) và tiền cảnh (cảnh
đằng trước chủ thể chính) sẽ nhòa mờ do độ nét thấp hơn; (2) Khẩu độ mở nhỏ khiến độ nét sâu hơn, các chủ thể
trong khuôn hình sẽ có chênh lệch độ nét thấp hơn. Đọc thêm trên VinaCamera.com về chiều sâu ảnh trường
(depth of filed / DOF).
• Nếu muốn làm chủ thể nổi bật với độ nét cao còn hậu cảnh nhòa mờ (tức tạo hiệu ứng xóa phông / blur
background), cần tằng khẩu độ mở lớn hơn (ví dụ f/1.4, f/2.8), phù hợp với chụp chân dung hay vật thể tiêu điểm,
v.v…
• Nếu muốn mọi chủ thể trong ảnh đều nét, cần giảm khẩu độ mở nhỏ hơn (ví dụ f/8, f/11), phù hợp với chụp ảnh
nhóm người, phong cảnh, kiến trúc, v.v…
• Chuyển chế độ chụp về thủ công (manual) hoặc ưu tiên khẩu độ mở (aperture priority / A ở Nikon và Av ở
Canon) để làm chủ khẩu độ mở.
Ghi chú về khẩu độ mở:
a. Ống kính khác nhau có khẩu độ mở lớn tối đa khác nhau. Do công nghệ làm ống kính, các ống kính có khẩu độ
mở lớn ở các tiêu cự dài có giá rất đắt.
b. Trên các ống zoom thường có 2 chỉ số khẩu độ mở tương ứng với khẩu độ mở lớn nhất ở tiêu cự ngắn nhất và
dài nhất. Ví dụ, ống Nikon AF-S 18-70mm f/3.5-5.6 sẽ có khả năng mở khẩu độ tối đa là f/3.5 ở tiêu cự 18mm,
còn ở tiêu cự 70mm khẩu độ mở tối đa chỉ là f/5.6.
c. Các ống zoom có khẩu độ mở lớn và không đổi suốt chiều dài tiêu cự có giá rất đắt, ví dụ ống Nikon 70-200mm
f/2.8 có giá khoảng $2400 USD.
d. Khẩu độ mở lớn rất quan trọng không những trong việc bảo đảm ánh sáng của ảnh khi chụp ở môi trường ánh
sáng yếu mà còn giúp tạo các hiệu ứng xóa phông cũng như cho phép tăng tốc độ cửa chập chống hiện tượng rung
tay cầm máy và khả năng bắt nét các chủ thể chuyển động hiệu quả hơn.
Độ nhạy ISO

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng tới độ sáng tối của một bức ảnh là độ nhạy bắt sáng của phim hay cảm biến quang trên
máy ảnh kỹ thuật số, gọi là độ nhạy ISO (hay đơn giản là ISO). ISO càng cao thì cảm biến bắt sáng càng nhạy,
giúp giảm thời gian phơi sáng (tức tăng tốc độ cửa chập). Tuy nhiên, một nhược điểm của cả phim nhựa lẫn cảm
biến số là ISO càng tăng thì độ nhiễu màu và hạt (ảnh bị hiện tượng sần, rỗ, không mịn đều các mảng màu) càng
tăng. Vì vậy, xu hướng khi chụp là cố gắng giữ ISO ở mức thấp nhất và cùng bất đắc dĩ, sau khi đã mở khẩu độ tối
đa cũng như giảm tốc độ cửa chập xuống hết mức cho phép mà ảnh vẫn không đủ sáng người ta mới phải “cầu
cứu” đến việc tăng độ nhạy ISO.
Như vậy, 3 yếu tố nêu trên gồm tốc độ của chập, khẩu độ mở và ISO là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới độ sáng
của ảnh và các hiệu ứng hình ảnh khác. Việc kết hợp hài hòa 3 yếu tố này để ánh có ánh sáng đẹp với các hiệu ứng
kèm theo chính là điểm căn bản trong nghệ thuật nhiếp ảnh từ xưa tới nay và sẽ tiếp tục là đề tài bàn luận trong
tương lai.
[Nhiếp ảnh CB] Khẩu độ - Tốc độ ống kính và Lượng
sáng qua ống kính
Thảo luận trong 'Kiến thức, cẩm nang nhiếp ảnh' bắt đầu bởi tuan_lionsg, 19/4/13.
Trang 1 / 111 2 3 4 5 6→11 Sau >
tuan_lionsgThành viên
3

Tiếp xúc với rất nhiều anh em, tuanlionsg thấy thật cần thiết cho một số bài kiến thức cơ bản. Ngoài
những video do nhóm camera thực hiện, mình xin bổ sung thêm một số bài viết để các bạn cần kiến
thức cơ bản có thể được thêm phần tự tin sử dụng máy ảnh.
Trước tiên là về từ dùng, bạn thường nghe những người chụp ảnh nói tới chuyện ống kính “nhanh” hay
“chậm”. Khái niệm “Tốc độ của ống kính”, đối với người mới chân ướt chân ráo chơi chụp ảnh, đây có
thể là một khái niệm rất rắc rối. Vậy, hãy thử tìm hiểu kỹ hơn một chút điều gì người ta muốn nói khi
gọi một ống kính máy ảnh là nhanh hoặc chậm.
Mọi điều bắt đầu từ Ánh Sáng
Xin khẳng định ngay: “Tốc độ ống kính” không dính dáng gì tới “tốc độ lấy nét tự động”, vốn cũng là
một thuật ngữ thường hay sử dụng, thường rất dễ nhầm lẫn qua lại khi bàn đến chủ đề này.
Trong khi “tốc độ lấy nét tự động” của một ống kính rất quan trọng, nó ám chỉ về thời gian mà ống kính
hoàn tất việc lấy nét rõ ở chế độ tự động. Thì với: “tốc độ ống kính” lại hoàn toàn ám chỉ đến lượng ánh

sáng đi qua ống kính. Ở đây chúng ta đang nói về ánh sáng đến được với phim hoặc cảm biến trong máy
ảnh.
Một ống kính được gọi là nhanh, tức là để cho nhiều ánh sáng đến được với cảm biến hoặc mặt film.
Còn ống kính được gọi là chậm, thì ít ánh sáng đến được với cảm biến hay mặt film hơn.
“Tốc độ ống kính” được định nghĩa và hiểu như thế nào cho phù hợp nhất?
Như vậy, để rõ ràng và các bạn dễ hiểu hơn, từ bây giờ, ta sẽ tạm thay thế cụm từ “Tốc độ ống kính”
bằng cụm từ lượng sáng đi qua ống kính. Khi nói lượng sáng đi qua ống kính, người ta dựa vào khẩu độ
mở lớn tối đa của ống kính đó. Khẩu độ của một ống kính ở đây ý nói về đường kính của cửa điều sáng
bên trong mỗi một ống kính.
.
4

Nó có thể mở lớn hoặc khép nhỏ. Đường kính đó được diễn đạt bằng một chỉ số f, chẳng hạn f/2.8 hoặc
f/16. Chỉ số f của một ống kính là một biểu thức toán học được dùng để xác định khẩu độ của tất cả các
loại ống kính có độ dài tiêu cự khác nhau và cùng cho một giá trị lượng sáng đi qua như nhau.
Ở đây, không có ý định đi sâu vào những công thức khó hiểu. Thay vào đó, ta sẽ xem xét những ứng
dụng thực tiễn và các trị số khẩu độ hoặc chỉ số f là gì trong việc điều chỉnh máy ảnh.
Chỉ số f càng thấp, khẩu độ sẽ càng mở lớn. Với khẩu độ càng mở lớn thì càng nhiều ánh sáng đi đến
với cảm biến. Những khẩu độ “mở lớn” là : f/1.4 hoặc f/2.8.
Chỉ số f càng cao, khẩu độ sẽ càng khép nhỏ. Với khẩu độ càng khép nhỏ thì càng ít ánh sáng đi vào
cảm biến. Những khẩu độ “khép nhỏ” là : f/16 hoặc f/22.

Tại sao những ống kính có “lượng sáng đi qua nhiều” lại tốt hơn?
Điều đó giờ đây đã được khẳng định rộng rãi; dù sao đi nữa, đa phần trong chúng ta ai cũng rất cần có
một ống kính “sáng ” hơn là một ống kính kém sáng hơn, tạm gọi là: “tối”.
Các ống kính “ sáng” có hai lợi ích lớn :
 Có nhiều tuỳ chọn để chụp trong điều kiện môi trường kém ánh sáng .
 Có thể chụp tách biệt chủ đề với hậu cảnh (nằm ngoài vùng lấy nét rõ).
Do lượng ánh sáng có thể đi vào nhiều hơn, cho nên khi sử dụng với một chỉ số khẩu độ - f thấp, người
ta thường vẫn có thể chụp được những hình ảnh tốt (nếu ánh sáng phù hợp), đặc biệt cả khi ở nơi có ánh

sáng yếu.
5

FM3A 85mm F/2 100iso 1/250s
Ảnh trên đây mình chụp bằng ống kính Nikon 85mm f/2 AIS với ánh sáng phù hợp. Bằng cách mở lớn
khẩu độ lên đến f/2, người ta có thể sử dụng ánh sáng cửa sổ phù hợp và giữ tốc độ vận hành màn trập ở
mức 1/250s trong hoàn cảnh ánh sáng buổi sáng.
Việc sử dụng một khẩu độ mở lớn giúp bạn có thể dùng được ở tốc độ vận hành màn trập nhanh hơn,
điều này giảm thiểu sự rung lắc máy ảnh (khi chụp theo cách cầm tay), hoặc chụp với các chủ đề chuyển
động nhanh khiến hình ảnh chụp có thể bị mờ nhòe.
Ngoài việc có thể chụp một cách linh hoạt, có được từ chỗ sử dụng một thiết đặt khẩu độ mở lớn, bạn
còn có thể tạo ra một sự chia tách rất hay giữa vật chụp và hậu cảnh.
Thường, còn gọi là “xóa phông”
6

Canon 5D 50mm f/4 100iso 1/250s
Trường hợp, nếu khẩu độ được thiết đặt có chỉ số lớn hơn, khoảng f/8, lúc bấy giờ hoa lá sẽ trở nên rõ
nét nhiều hơn, và điều này có thể làm phân tâm người xem ảnh, vì chủ đề trên một nền cây lá quá rối
rắm. Do vậy, bằng cách sử dụng khẩu độ lớn như f/1.4 - f/2.8 với ống kính tele bạn có thể xoá mờ hậu
cảnh. Nhưng cũng có vài ống kính đặc biệt như ảnh trên với ống Carzeit T* 50mm f/4 Distagon chụp
trên body Canon 5D, người ta có thể tách chủ đề chính được chụp ra khỏi hậu cảnh nền đầy hoa lá cỏ
cây.
7

Nikon D200 28-300mm f/5.6 iso400
Mặc dù không phải khi nào bạn cũng cần hoặc một độ sâu của vùng ảnh rõ thật mỏng, cạn, ngắn, nhưng
sẽ rất là thú vị nếu như bạn biết cách chọn đúng lúc và phù hợp. Đặc biệt khi chụp ảnh phong cảnh,
hoặc một vài tình huống trong việc chụp cận cảnh tĩnh vật.

FM3A - 85mm f/4 - iso100

Khi dùng với khẩu độ càng khép nhỏ, sẽ càng gia tăng độ sâu của vùng ảnh rõ, nghĩa là nhiều lớp hình
ảnh sẽ xuất hiện rõ trong vùng lấy nét.
8

Nikon D200 - 28-300mm F/16 - Iso500
Trong hình trên : cảnh chụp sương sáng lúc hừng đông trên các ngọn đồi ở Lâm Đồng. Để lấy hết được
các lớp ảnh phủ sương chuyển nhiều màu, khép khẩu f/16 để thời chụp kéo dài hơn và độ nét được sâu
hơn.
Khẩu độ được đặt khép nhỏ nhất sẽ gia tăng độ sâu của vùng ảnh rõ đến một mức rất rộng, lớn.
Thiết đặt khẩu độ cho máy ảnh như thế nào?

Trong số những Mode chụp trên máy ảnh, trị số khẩu độ có thể được cài đặt hoạt động tự động.
9
Trên các máy DSLR và nhiều loại máy chụp tự động có một Mode chụp gọi là : ưu tiên về cài đặt trị giá
khẩu độ - thường được đánh dấu bằng chữ “A” hoặc “Av” trên nút xoay điều chỉnh.
Khi xoay nút sang chế độ ưu tiên- Khẩu độ này, người chụp sẽ kiểm soát việc thiết lập khẩu độ và để
cho máy ảnh tự chọn tốc độ vận hành của màn trập phù hợp nhằm đạt được một bức ảnh có trị giá lộ
sáng đúng.
Khi ở chế độ ưu tiên - Khẩu độ, người ta có thể điều chỉnh ống kính ở bất cứ trị số khẩu độ nào được
dành cho nó.
Như vậy, đến đây ta đã biết là có thể sử dụng cài đặt khẩu độ mở lớn hơn (hoặc khép nhỏ hơn) để có
thêm nhiều lớp cảnh rõ hơn nữa, ở nơi mà người bạn muốn ghi lại với một thời chụp thích hợp.
Tuy nhiên, hãy xem lại tốc độ vận hành của màn trập
Người ta sẽ kiểm soát khẩu độ với một lượng ánh sáng cần thiết để có thể duy trì một tốc độ vận hành
màn trập an toàn tối thiểu cho phép cầm chụp bằng cách giử trên tay. Nếu tốc độ vận hành của màn trập
giảm xuống quá thấp, người ta sẽ cần phải mở lớn khẩu độ lên thêm hoặc tăng độ nhạy lên một giá trị
ISO là cao hơn.
Ống kính “Sáng” và “tối hơn”
Tuy đã vài lần nhắc đến việc lựa chọn ống kính, nhưng chúng ta hãy cùng nhau xem qua một vài điển
hình về những ống kính “Sáng” và “tối hơn”.

Ống kính 50mmm f/1.8

Đây là một ống kính “Sáng”. Hãy nhớ lại chỉ số f thấp nghĩa là cửa điều sáng bên trong ống kính có thể
mở rất rộng. Những ống kính này có giá cả phải chăng và có tính năng rất tốt tuỳ thương hiệu máy ảnh.
Tiêu cự 50mm là tốt nhất để dành cho việc chụp ảnh chân dung với dòng máy DSLR nhỏ hơn.
Có thể kể ở đây những ống kính thuộc các thương hiệu hàng đầu :
Canon EF 50mm f/1.8 ; Nikon 50mm f/1.8 (lưu ý là ống kính này không lấy nét tự động được với dòng
10
máy Nikon DSLR như D5000, D3000, D60, D40) ; Sony 50mmm f/1.8
Các ống kính 18-55mm f/3.5-5.6

Đây là một ống kính “tối hơn”, là ống kính tiêu chuẩn dành cho người mới vào nghề với dòng máy
DSLR của một vài thương hiệu, gồm có Canon, Nikon và Sony (Vd : Rebel T1i, D5000, A330, v.v…)
Sở dĩ có dòng ống kính f/3.5-5.6 trong các loại ống kính là do ống kính Zoom. Khi Zoom ống kính, tính
chất vật lý của ống kính đòi hỏi phải sử dụng một khẩu độ nhỏ hơn. Do đó, khi ở 18mm, thiết lập lớn
nhất của khẩu độ là f/3.5. Tuy nhiên, khi zoom đến 55mm, thì khẩu độ lớn nhất chỉ được giới hạn ở
f/5.6.
Đa số những ống kính này đều có tính năng khá tốt, tuy nhiên, chắc là sẽ phải chấp nhận sự khác biệt
khi chụp dưới ánh sáng yếu. Những ống kính này, thường thì khó mà chụp được hình ảnh trong nhà nếu
không sử dụng đèn flash.
Trong vị dụ với hình chụp chân dung ở trên, nếu chụp bằng một ống kính 18-55mm với khẩu độ tối đa
là f/5.6 – ở tiêu cự 55mm, thì sẽ phải thiết đặt tốc độ chụp chậm hơn mới chụp được bức ảnh tương tự,
nhưng sẽ có nguy cơ làm máy ảnh bị rung và có những vệt mờ do sự cử động của mẫu.
Đó là một thí dụ thực tiễn về lợi ích của ống kính “Sáng”, và cũng là lý do tại sao ta thường nghe nói
giới nhiếp ảnh rất quan tâm đến khẩu độ mở tối đa của ống kính.
Kết luận:
Hy vọng bài viết này giúp được cho những bạn đã và đang có những băn khoăn khi gặp thuật ngữ: “tốc
độ ống kính” và các trị số của khẩu độ ra sao ?
Để các Bạn có thể hiểu được ý nghĩa của chúng.
Và, tết, mời các bạn ăn bánh!

11
ikon D200 28-300mm F/3.5-5.6 Iso200
Khẩu độ là gì?
Khi bạn nhấn nút chụp của máy ảnh số, một cái lỗ mở ra cho phép cảm biến của máy ảnh thu nhận cạnh mà bạn đang muốn
chụp, kích thước của cái lỗ đó chính là khẩu độ (Aperture). Lỗ càng lớn thì ánh sáng vào càng nhiều, lỗ càng nhỏ thì ánh sáng
vào càng ít.
Nói một cách đơn giản, khẩu độ chính là độ lớn của việc mở ống kính khi chụp ảnh.
Khẩu độ được đo bằng "f-stop", trong kỹ thuật nhiếp ảnh bạn thường thấy các thông số kỹ thuật như f/số (f/2.8, f/4, f/5.6, f/8,
f/22, ). Mỗi một f-stop sẽ tăng gấp đôi hoặc giảm phân nửa độ mở của ống kính (tương đương với lượng ánh sáng nhận được).
Hãy nhớ lại rằng mỗi khi tăng hoặc giảm một mức tốc độ chụp (Shutter Speed) cũng làm thay đổi lượng ánh sáng tương ứng.
Một điều mà nhiều người thường hay nhầm lẫn là khẩu độ lớn (độ mở lớn, thu được nhiều ánh sáng) là f-stop có số nhỏ và
ngược lại khẩu độ lớn hơn (độ mở nhỏ, thu được ít ánh sáng) là f-stop lớn hơn. Vì vậy trong thực tế f/2.8 là khẩu độ lớn hơn
khá nhiều so với f/22. Mới nghe có vẻ ngược nhưng rồi bạn sẽ hiểu về điều này.
Độ sâu trường ảnh và khẩu độ
Có nhiều điều cần phải lưu ý khi bạn thay đổi khẩu độ, tuy nhiên một trong những cái cần quan tâm nhất là độ sâu trường ảnh.
Độ sâu trường ảnh (Depth of Field, viết tắt là DOF) là khoảng cách của vùng lấy nét khi chụp ảnh. Độ sâu trường ảnh lớn có
nghĩa là hầu hết toàn bộ những gì trong khung ảnh sẽ được rõ nét cho dù ở gân hay xa vị trí chụp (giống như ảnh chụp bên trái
phía dưới, cả phần trước và nền phía sau đều rõ nét. Ảnh được chụp ở khẩu độ f/22).
Độ sâu trường ảnh nhỏ (hay nông, cạn) có nghĩa rằng sẽ chỉ có một phần của ảnh được rõ nét, phần còn lại sẽ bị mờ (ảnh nhụy
hoa bên dưới). Bạn sẽ thấy đỉnh của nhụy hoa có màu vàng là được rõ nét, phần còn lại cho dù chỉ cách 1cm hoặc nền phía sau
cũng bị mờ. Đây là độ sâu trường ảnh nhỏ, được chụp ở khẩu độ f/4.5.
12
Khẩu độ có tác động lớn đến độ sâu trường ảnh. Khẩu độ lớn (hãy nhớ là có số nhỏ hơn) sẽ làm giảm độ sâu của trường ảnh
trong khi khẩu độ nhỏ (có số lớn hơn) sẽ cho độ sâu trường ảnh lớn hơn.
Có một chút bối rối về điều này nhưng bạn hãy nhớ là nếu khẩu độ có số nhỏ có nghĩa là độ sâu trường ảnh nhỏ và nếu số lớn
thì độ sâu của trường ảnh lớn.
Hay xem hai ảnh minh họa dưới đây. Ảnh bên trái được chụp với khẩu độ f/22 và ảnh bên phải được chụp với khẩu độ f/2.8 .
Sự khác biệt là khá rõ ràng, ảnh bên trái có cả hoa và nụ được lấy nét kể cả lá và hàng rào phía sau trong phông nền. Ảnh bên
phải chỉ có hoa là rõ nét, nhưng do có độ sâu trường ảnh nhỏ nên các phần còn lại đều không rõ nét do cách xa máy ảnh khi
chụp.

Cách tốt nhất để hiểu về khẩu độ là bạn hãy chụp những ảnh bên ngoài, thử nghiệm với các vị trí có nhiều chủ thể cách nhau
một khoảng từ gần đến xa và chụp các ảnh có khẩu độ thay đổi từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy những
thay đổi khi điều chỉnh khẩu độ.
Một vài kiểu chụp đòi hỏi độ sâu trường ảnh lớn (khẩu độ nhỏ). Ví dụ trong hầu hết các ảnh chụp phong cảnh, bạn sẽ thấy các
nhiếp ảnh gia thường chụp với khẩu độ nhỏ (số lớn). Điều này nhằm đảm bảo rằng đường chân trời trong phần nền được rõ nét.
Mặt khác khi chụp chân dung, bạn sẽ thấy rất hữu dụng khi chỉ muốn làm rõ nét chủ thể còn phần nền phía sau sẽ được làm mờ
đi để đảm bảo chủ đề chính của bạn được nổi bật hơn so với các phần khác. Trong trường hợp này bạn cần chọn một khẩu độ
lớn (số nhỏ) để đảm bảo độ sâu trường ảnh nhỏ.
Các kiểu chụp cận ảnh (Macro) thường được nhiều người sử dụng đẩu độ lớn để đảm bảo chủ đề chính được lấy nét để tập
trung hoàn toàn sự chú ý của người xem vào nó trong khi phần còn lại đều bị loại bỏ khỏi vùng rõ nét.
| Xem thêm tại: />so.html
Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited)
Đăng lúc: Thứ ba - 03/12/2013 06:13. Đã xem 6303 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited)
Rât nhiều người chơi ảnh nghiệp dư quan tâm tới hiệu ứng của việc thay đổi khẩu độ mở
13
Khẩu độ mở (aperture) được biểu diễn bằng giá trị f/ – hay F-stop trong tiếng Anh. Giá trị f/ càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn
(sở dĩ như vậy vì giá trị f/ là một hệ số). Hình 1 cho thấy các giá trị f/ thường được sử dụng.
Hình 1: Khẩu độ mở biểu diễn bằng các giá trị F-stop. F càng nhỏ, khẩu độ càng lớn.
Trước tiên, ta hãy trở lại với vấn đề giá trị phơi sáng (exposure value / EV). Một bức ảnh được tạo nên bởi 3 yếu tố cơ bản là:
(1) tốc độ của chập (shutter speed) – thường tính bằng phần của giây; (2) độ mở to nhỏ của lỗ điều tiết ánh sáng trên ống kính
(aperture) – thường tính bằng giá trị f/ và (3) độ nhạy bắt sáng ISO của phim hay cảm biến đối với máy ảnh số. Kết hợp 3 yếu
tố này lại ta được giá trị phơi sáng của một bức ảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng lọt vào bản phim hay cảm biến càng
nhiều và nếu giá trị tốc độ cửa chập và độ nhạy ISO là không đổi, khẩu độ mở càng lớn thì bức ảnh càng sáng.
Như vậy, tác dụng đầu tiên của khẩu độ mở là điều tiết ánh sáng nhiều hay ít cho một bức ảnh. Tuy nhiên, khẩu độ mở không
chỉ ảnh hưởng tới mức độ sáng tối chung của ảnh mà còn ảnh hưởng tới các yếu tố khác, bao gồm:
Hình 2: Khẩu độ mở ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng cho bức ảnh
• Chiều sâu ảnh trường
(khoảng nét giữa các chủ thể xa gần máy ảnh và điểm căn nét chính). Khẩu độ mở càng lớn (f/ càng nhỏ) thì ảnh càng có chiều
sâu nét mỏng hơn. Nói cách khác, với khẩu độ mở càng lớn, các chủ thể cách điểm căn nét (trước và sau) càng có xu hướng

mất nét lớn hơn. Khẩu độ mở nhỏ làm tăng chiều sâu ảnh trường, tạo điều kiện để các chủ thể xa điểm căn nét chính về phía
trước và phía sau đều nét hơn. Khẩu độ mở nhỏ thường được sử dụng để chụp phong cảnh khi đòi hỏi toàn bộ bức ảnh có độ
nét (tương đối) như nhau, trong khi đó, khẩu độ mở lớn thường được sử dụng để chụp chân dung hay đặc tả trong đó chỉ có
14
người/ vật cần nêu bật mới nét còn hậu cảnh và tiền cảnh mờ để làm tăng sự nổi bật của chủ thể chính.
• Diện tích khu vực nét.
Với khẩu độ mở lớn, xung quanh điểm căn nét chính (có cự ly ngang bằng với chủ thể chính tới máy ảnh) có xu hướng nhòa
mờ, càng xa chủ thể căn nét chính càng mờ hơn. Ngược lại, khẩu độ mở nhỏ khiến mọi vật xung quanh điểm căn nét tăng độ
nét. Như vậy, nếu chụp một nhóm người, ta cần giảm khẩu độ mở xuống (tăng giá trị f/) – lên khoảng 5.6-8 – để bảm đảm mọi
người trong ảnh đều nét.
• Hiệu ứng boke (bokeh).
Hiệu ứng boke là sự xuất hiện của những vòng tròng sáng nhòa xung quanh các điểm sáng ở hậu cảnh, theo thẩm mĩ thời nay,
các vòng tròn sáng này càng nhòa mịn càng đẹp, tạo ánh sáng lung linh lấp lánh cho hậu cảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì hiệu
ứng boke càng lớn (tất nhiên còn tùy thuộc vào chất lượng từng loại ống kính).
• Cường độ sáng xung quanh tâm điểm.
Với khẩu độ mở nhỏ, ánh sáng trên toàn bức ảnh có xu hướng điều hòa hơn (sáng như nhau ở các khu vực khác nhau). Khẩu độ
mở lớn tạo sự khác biệt giữa tâm điểm của bức ảnh với khu vực xung quanh. Khi đặt ở khẩu độ mở lớn, khu vực trung tâm bức
ảnh sáng hơn, trong khi đó khu vực quanh tâm điểm giảm dần ánh sáng (rất ít và phải để ý mới phát hiện được; thường rõ hơn
khi chụp diện tích lớn), càng xa tâm điểm độ sáng của ảnh càng yếu hơn.
15
Hình 3: Khẩu độ mở thay đổi chiều sâu ảnh trường (F/16 mở tới F/1.4)
Với các ảnh hưởng này, việc điều chỉnh khẩu độ mở thực sự là một kỹ thuật khó, và càng khó hơn khi phải kết hợp với tốc độ
cửa chập để tạo ra bức ảnh vừa đủ sáng, vừa có được các hiệu ứng khác mang tính nghệ thuật cho bức ảnh.
Các trường hợp thường cần khẩu độ mở lớn hơn (mở khẩu)
- Chụp trong điều kiện ánh sáng yếu
- Chụp chân dung
- Chụp đặc tả một chủ thể chính (người / vật)
- Tạo hiệu ứng xóa phông (hậu cảnh nhòa mờ)
16
- Tạo hiệu ứng boke

- Cần tăng tốc độ cửa chập để chống rung tay máy
Các trường hợp thường cần khẩu độ mở nhỏ hơn (khép khẩu)
Chụp trong điều kiện ánh sáng mạnh
- Chụp nhóm người (càng nhiều người dàn hàng ngang hoặc đứng trước sau càng cần khép khẩu hơn)
- Chụp phong cảnh, kiến trúc
- Chụp tĩnh vật, quảng cáo cần mọi người/ vật đều nét
Ghi chú: Do các yêu cầu về kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thấu kính và ống kính, ống kính có khẩu độ mở càng lớn, đặc
biệt là duy trì được khẩu độ mở lớn trên toàn tiêu cự ở các ống zoom (tiêu cự thay đổi) mà vẫn cho hình ảnh đẹp thì giá thành
càng cao, và càng đắt. Các ống kính có khẩu độ mở lớn luôn là niềm mơ ước của người chơi ảnh, dù là nghiệp dư hay chuyên
nghiệp.
Hiểu về cửa trập và khẩu độ máy ảnh bằng
nguyên lý bập bênh
Thứ Tư, ngày 17/04/2013 15:52 GMT +7
Một cái bập bênh có liên hệ gì với nhiếp ảnh? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về mối quan
hệ giữa tốc độ cửa trập và khẩu độ.
Trước hết, hãy nhìn vào mối quan hệ giữa khẩu độ và màn trập. Trong biểu đồ này, bạn có thể
thấy các trị số khẩu độ ở phía bên trái và tốc độ cửa trập ở bên phải.
17
Với mỗi khoảnh khắc chụp ảnh, máy ảnh cần thu được một lượng sáng nhất định để ảnh đạt
được độ phơi sáng chính xác. Trong ví dụ này, một trị số khẩu độ (f-number) cao sẽ cho lượng
ánh sáng đi vào là rất ít, và do đó cửa trập cần phải mở ra lâu hơn để nhận đủ ánh sáng cho một
bức hình đẹp. Nhưng trị số khẩu độ và tốc độ cửa trập không phải là các thông số duy nhất để
đạt được một bức hình có độ sáng chuẩn.
18
Chụp cùng một cảnh như bức ảnh phía trên, chúng ta có thể chỉnh tốc độ cửa trập tới tùy chỉnh
cao nhất. Điều này khiến ánh sáng có rất ít thời gian để đi vào máy ảnh. Do đó, để có thể nhận
được độ phơi sáng chuẩn, khẩu độ cần phải lớn hơn trước để cho phép thêm ánh sáng đi vào
máy ảnh. Với một độ phơi sáng cụ thể, tốc độ cửa trập và khẩu độ nằm ở hai bên của một chiếc
bập bênh.
Một trong các chế độ mà bạn có thể sử dụng là Ưu tiên Khẩu độ (Apeture Priority). Với chế độ

này, bạn sẽ chọn khẩu độ và máy ảnh sẽ chọn tốc độ cửa trập cần thiết để đạt được độ phơi
sáng chuẩn. Và camera sẽ sử dụng khái niệm "bập bênh" như ở trên để có thể thực hiện điều
này.
19
Một chế độ khác là Ưu tiên Cửa trập (Shutter Priority). Ngược lại với Ưu tiên Khẩu độ, bạn sẽ
chọn tốc độ cửa trập và máy ảnh sẽ tự động chọn khẩu độ phù hợp. Cũng như trên, máy ảnh sẽ
phải dùng khái niệm bập bênh để chọn được khẩu độ chính xác cho độ phơi sáng chuẩn.
Cửa trập mở và đóng để cho phép ánh sáng đi vào camera. Dĩ nhiên, cửa trập mở càng lâu thì
20
ánh sáng đi vào càng nhiều. Các tốc độ cửa trập phổ biến là 1 giây, 1/2 giây, 1/4 giây, 1/8 giây,
1/15 giây/ 1/30 giây, 1/30 giây, 1/60 giây và 1/125 giây. Các máy ảnh hiện đại có thêm nhiều
tốc độ cửa trập khác nhau, một số còn có thể đạt tốc độ 1/4000 giây.
Nếu máy ảnh của bạn có chế độ kiểm soát Bù Phơi sáng (Exposure Compensation), chế độ này
sẽ giúp bạn nhận được bức ảnh có độ sáng đúng như mình mong muốn: giả sử máy ảnh sử
dụng tùy chỉnh mặc định và không có được độ phơi sáng như mong muốn, bạn có thể sử dụng
chế độ Bù Phơi sáng để chỉnh lại cho phù hợp. Hãy thêm vào một số EV âm để tạo ra ảnh tối
hơn, hoặc một số EV dương để làm nó sáng hơn.
21
Vùng ảnh rõ (Depth of Field) có thể được điều khiển bởi tùy chỉnh khẩu độ. Khẩu độ càng nhỏ
vùng ảnh rõ bạn nhận được sẽ càng nhỏ. Khẩu độ càng lớn thì vùng ảnh rõ càng lớn. Ví dụ này
sẽ cho thấy khẩu độ rất cao (ít ánh sáng đi vào máy hơn), giúp tạo ra vùng ảnh rõ lớn hơn.
22
Nói chung khi chụp ảnh chân dung thì bạn sẽ muốn vùng ảnh rõ nhỏ hơn (khẩu độ nhỏ hơn).
Bạn sẽ muốn người mẫu được hiện rõ trên ảnh với vùng nền mờ xung quanh. Khi bạn chụp các
bức ảnh thiên nhiên, bạn sẽ muốn vùng DOF lớn hơn, với khẩu độ lớn hơn. Khi bạn muốn điều
chỉnh vùng ảnh rõ, bạn nên chọn chế độ Ưu tiên Khẩu độ.
23
Các con số ISO đến từ thời kỳ máy ảnh phim: ISO 100 được dành cho cảnh ngoài trời sáng,
ISO 400 cho cảnh ngoài trời và trong nhà, trong khi ISO 800 và ISO 1600 cho các điều kiện
thiếu sáng. Một số máy ảnh cho phép thay đổi ISO theo cùng một cách. Với máy ảnh số, ISO là

độ nhạy sáng của cảm biến. ISO càng thấp thì cảm biến sẽ càng ít nhạy sáng.
Mối quan hệ "bập bênh" của tốc độ cửa trập và khẩu độ vẫn giữ nguyên, song ISO sẽ làm thay
đổi khoảng phơi sáng của bức ảnh.
24
Vấn đề đối với các mức ISO cao của máy ảnh số (cũng như các cuộn phim có ISO cao) là ảnh
sẽ xuất hiện nhiều nhiễu. Do đó, chúng ta thường sử dụng ISO thấp nhất để tạo ra độ phơi sáng
tốt nhất. Khi nào thì chúng ta nên sử dụng ISO cao? Sử dụng ISO cao trong trường hợp chụp
thiếu sáng, khi mà tốc độ cửa trập của bạn thấp tới mức rung nhẹ camera sẽ làm hỏng toàn bộ
bức ảnh. Sử dụng ISO cao hơn cho phép sử dụng khẩu độ thấp hơn để có vùng ảnh rõ (DOF)
lớn hơn.
Trong bức ảnh này ISO đã được giảm xuống (song mối quan hệ bập bênh vẫn giữ nguyên). Sự
khác biệt duy nhất là cảm biến của máy ảnh cần thêm ánh sáng để có bức ảnh tốt nhất.
25

×