Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại sở y tế hải phòng, bệnh viện đa khoa kiến thụy – hải phòng, trung tâm kiểm nghiệm dược – mỹ phẩm hải phòng, công ty cổ phần dược phẩm hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 45 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp cuối khóa là dịp giúp học viên tiếp cận được môi trường làm
việc thực tế tại cơ sở y tế, qua đó có điều kiện so sánh, đánh giá giữa lý thuyết đã học và
thực tiễn mà trọng tâm là kiến thức chuyên ngành quản lý cung ứng thuốc.
Thông qua quá trình thực tập, chúng em được học hỏi và làm quen với chuyên môn
được đào tạo, bước đầu tiếp cận thực tế các nội dung đã học ở chuyên ngành quản lý cung
ứng thuốc. Sau quá trình tìm hiểu thực tế tại các cơ sở thực tập và được vận dụng các kiến
thức đã học để áp dụng vào các nội dung liên quan đến công tác quản lý cung ứng thuốc
tại cơ sở thực tập, chúng em đã hiểu, biết và nắm bắt được cách thức và thực tế công việc
tại các đơn vị có chuyên ngành quản lý cung ứng thuốc.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, cùng các thầy cô đã tạo điều
kiện và tận tình hướng dẫn cho quá trình thực tập của chúng em được diễn ra thành công
tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị, các bạn đồng nghiệp tại các cơ sở
thực tập: Sở Y tế Hải Phòng, Bệnh viện đa khoa Kiến Thụy – Hải Phòng, Trung tâm kiểm
nghiệm Dược – Mỹ phẩm Hải Phòng, Công ty cổ phần Dược phẩm Hải Phòng đã tạo điều
kiện và tận tần chỉ dẫn cho chúng em để chúng em được áp dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn công việc tại đơn vị.
Trong quá trình thực tập và trong báo cáo thực tập của chúng em không thể tránh
khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong các Thầy cô giáo, các anh chị, các bạn đồng nghiệp chân
thành đóng góp ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn!
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề: 3
Phần II: Báo cáo thực tập: 6
Chương I : Thực tập tại Sở Y tế Hải Phòng 6-16
1. Mô hình tổ chức chung. 7


2. Phòng nghiệp vụ Dược. 10
3. Phòng Quản lý hành nghề Y – Dược tư nhân. 12
4. Công tác thanh tra Dược. 14
5. Tổng kết. 16
Chương II: Thực tập tại Bệnh viện Đa khoa Kiến Thụy 17-25
1.Tìm hiểu chung về Bệnh viện 17
2.Khoa Dược bệnh viện. 19
3. Các hoạt động của Khoa dược bệnh viện 20
4. Tại kho thuốc. 23
5. Tại nhà thuốc bệnh viện. 25
6. Tổng kết. 25
Chương III: Thực tập tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hải Phòng 26-37
1. Tìm hiểu chung. 27
2. Phòng đảm bảo chất lượng thuốc. 31
3. Phòng kinh doanh – phòng marketing. 32
4. Tại hiệu thuốc và nhà thuốc công ty. 34
5. Tổng kết. 37
Chương IV:Thực tập tại Trung Tâm Kiểm nghiệm Dược-mỹ phẩm Hải Phòng 38-42
1. Mô hình tổ chức. 38
2. Hoạt động của Trung tâm. 40
3. Năng lực hoạt động của Trung tâm. 41
4. Mối quan hệ công tác 42
5. Tổng kết. 42
Phần III: Tổng kết. 43-45
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
“ Lương y như từ mẫu “ – “ Thầy thuốc như mẹ hiền “
Đó là tôn chỉ nghề nghiệp của những Người đã, đang và sẽ lựa chọn nghề Y như

em. Có đứng trong ngành, em mới thấu hiểu được hết ý nghĩa hết sức thâm thúy của câu
thành ngữ trên và thấu hiểu được cái “tâm” của người làm nghề. Ranh giới giữa sự sống
và cái chết rất mong manh, chỉ vài tích tắc thôi cũng đủ để cướp đi mạng sống của con
người. Và cũng chỉ những lúc đứng nhìn các Thầy thuốc đang cố gắng giành giật sự sống
cho người bệnh từ tay thần Chết, thì mới nhận thấy được hết cái “tâm“ của người Thầy
thuốc. “Người sống đống vàng”,”Sức khỏe là vốn quý”, có sức khỏe là có tất cả, chỉ có
sức khỏe con người ta mới khao khát làm việc để tìm đến một cuộc sống tươi đẹp với bao
niềm vui, mơ ước, ý nghĩa về một cuộc sống con người. Và ngày nay do tình hình bệnh
tật ngày càng phức tạp, xuất hiện nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Vì thế nên cùng với sự phát
triển của các ngành kinh tế, khoa học kỹ thuật, ngành Y Tế cũng đang từng bước xây
dựng và phát triển. Đặc biệt là ngành Dược vào những năm gần đây không ngừng nghiên
cứu, phát triển, sản xuất ra các loại thuốc-mỹ phẩm phục vụ cho công tác bảo vệ sức khỏe
con người. Chính vì vậy đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách về Dược có kiến
thức chuyên môn, kỹ năng để có thể nghiên cứu, sản xuất thuốc-mỹ phẩm phục vụ cho
công tác phòng và chữa bệnh ngày nay. Kết hợp giữa học và hành, thực tiễn và lý thuyết,
thực tế tốt nghiệp là phần không thể thiếu trong quá trình thực tập để trở thành một Dược
sỹ trong tương lai.Và nằm trong chương trình đào tạo Dươc sỹ cao đẳng, Trường cao
đẳng Dươc Trung Ương Hải Dương đã tạo điều kiện để các sinh viên đi thực tập tại một
số cơ sở nhằm giúp sinh viên tìm hiểu thêm những kinh nghiệm trong thực tế, hiểu rõ về
công tác quản lý và cung ứng thuốc. Cụ thể là:
1. Sở Y Tế Hải Phòng:
- Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ , tổ chức của Sở Y Tế”
+ Các hoạt động trong công tác tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về Dược tại địa phương.
+ Mối quan hệ, sự phối kết hợp giữa Phòng nghiệp vụ Dược với các phòng ban khác
thuộc Sở Y tế và các cơ quan hữu quan của tỉnh trong công tác quản lý và cung ứng và sử
dụng thuốc tại địa phương.
- Phòng quản lý hành nghề Y – Dược tư nhân :
+ Vị trí, chức năng, mô hình tổ chức, nhiệm vụ.
+ Quy trình thẩm định và các thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho một cơ sở bán lẻ thuốc

đạt tiêu chuẩn GPP.
+ Mối quan hệ, sự phối kết hợp giữa Phòng quản lý hành nghề Y-Dược tư nhân với các
Phòng chức năng khác thuộc Sở Y tế trong công tác quản lý, cung ứng thuốc.
- Công tác thanh tra trong lĩnh vực Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh
vực Dược.
+ Quy trình thanh tra định kỳ; Thanh tra đột xuất; Thanh tra khi có đơn thư khiếu nại,
khiếu kiện, phúc tra.
2. Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm TP Hải Phòng:
- Vị trí, mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.
- Năng lực hoạt động của trung tâm: cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật,
công nghệ …
- Các hoạt động của Trung tâm trong kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng thuốc-mỹ
phẩm được sản xuất, tồn trữ, lưu hành tại địa phương…
3. Công ty Cổ phần Dược phẩm Hải Phòng:
* Tìm hiểu chung về công ty.
- Chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức.
- Năng lực của công ty: nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiềm lực kinh
doanh, tiềm lực marketing, văn hóa doanh nghiệp…
- Hoạt động của công ty:
+ Quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh- sản xuất, quản lý nghiệp vụ Dược.
+ Kinh doanh, sản xuất: các lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề sản xuất, các mặt hàng kinh
doanh- sản xuất, hệ thống phân phối, công tác marketing, công tác đảm bảo chất lượng
thuốc ( GMP, GSP, GLP, GDP, GPP )
* Phòng đảm bảo chất lượng thuốc.
- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức nhân sự của phòng
- Các hoạt động đảm bảo chất lượng thuốc của công ty: Các phân xưởng, phòng kiểm

nghiệm …
* Phòng kinh doanh – Phòng marketing:
- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức nhân sự của phòng
- Các hoạt động cụ thể trong công tác kinh doanh : các mặt hàng kinh doanh, hệ thống
phân phối, mạng lưới cũng ứng, công tác marketing …
* Tại hiệu thuốc/ nhà thuốc Công ty.
- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức nhân sự…
- Cơ sở vật chất trang thiết bị, hồ sơ sổ sách
- Công tác quản lý và các hoạt động của hiệu thuốc/ nhà thuốc Công ty: quản lý nghiệp vụ
dược, quản lý kinh tế…
- Các hoạt động cơ bản của Hiệu thuốc/Nhà thuốc: mua, bán, bảo quản, cách ghi chép hồ
sơ sổ sách …
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
4. Khoa Dược bệnh viện Đa Khoa Kiến Thụy
* Tìm hiểu chung về Bệnh viện và khoa Dược bệnh viện.
-Mô hình tổ chức Bệnh viện.
- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức nhân sự của khoa Dược bệnh viện.
- Các hoạt động của khoa Dược:
+ Công tác quản lý nghiệp vụ dược.
+ Các hình thức cung ứng thuốc trong Bệnh viện.
+ Danh mục thuốc và dược liệu … tại khoa ( tên thuốc và dược liệu, biệt dược, nồng
độ/hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói, đường dùng, công dụng chính … )
+ Công tác lập kế hoạch và tổ chức cung ứng thuốc, Pha chế thuốc theo đơn…
+ Hoạt động thông tin thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn- hợp lý- hiệu quả.
- Các thành tựu, khó khăn của khoa Dược.
* Tìm hiểu về kho Dược bệnh viện.
- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức nhân sự của kho Dược.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của kho.

- Công tác theo dõi và quản lý trong nhập - xuất, bảo quản thuốc…
* Tìm hiểu về nhà thuốc bệnh viện.
- Tổ chức, công tác quản lý và các hoạt động mua bán, bảo quản thuốc, cách ghi chép hồ
sơ, sổ sách, biểu mẫu, danh mục thuốc của nhà thuốc bệnh viện.
Với phương pháp thực tập cụ thể như: tìm hiểu về cơ sở thực tập; Nghiên cứu, tìm
hiểu tài liệu, văn bản, hồ sơ sổ sách chuyên môn; Tiếp cận công việc thực tế.
Sau khi đã có hiểu biết nhất định về quy trình, phương pháp thực tập thông qua
việc nghiên cứu tài liệu, tiếp cận thực tế sẽ giúp những học viên như chúng em thấy được,
và trực tiếp làm quen quy trình, nội dung công việc thực tế, giúp làm quen dần với kỹ
năng nghề nghiệp, làm sáng tỏ và có thể giải thích được những vấn đề đặt ra trong quá
trình nghiên cứu tài liệu và thực tập tại cơ sở.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phần II: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
CHƯƠNG I: THỰC TẬP TẠI SỞ Y TẾ HẢI PHÒNG
Địa chỉ: Số 38 đường Lê Đại Hành – TP.Hải Phòng.
Thời gian: từ 10/03/2014 đến 16/03/2014.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1/ MÔ HÌNH TỔ CHỨC
1.1 Mô hình tổ chức:
1.1.1.Mô hình chung:
1.1.2.Nhân sự: BS. Phan Trọng Khánh - Giám đốc Sở
DS. Nguyễn Tiến Sơn- Phó Giám đốc thường trực - phụ trách quản lý về dược, TTBYT.
BS. Phạm Thu Xanh- Phó Giám đốc - phụ trách quản lý về Khám chữa bệnh.
TS. Trịnh Thị Lý - Phó Giám đốc – phụ trách quản lý về Dự phòng – VSATTP.
BS. Phạm Quang Ngọc - Phó Giám đốc - phụ trách quản lý về Dân số KHHGĐ.
1.1.3.Sơ đồ hệ thống mạng lưới Y tế Thành phố Hải Phòng:

(Vẽ hình)
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 7
SỞ Y TẾ
Ban giám đốc
Các phòng chức năng
Bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa tuyến
tỉnh
TTYTDP
TT Dân số - SKSS
và các trung tâm
chuyên khoa tuyến
tỉnh
TTYTDP
Huyện
UBND Huyện
Phòng y tế QLNN
BVĐK Huyện
Tuyến tỉnh
Tuyến
huyện
Tuyến xã
Quản lý trực tiếp
toàn diện
QLNN về y tế
Trạm y tế

UBND xã
QLNN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.2. chức năng, nhiệm vụ
1.2.1 Chức năng : - Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố trực
thuộc Trung ương có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp thành phố thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự
phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa
bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo
hiểm y tế
- Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu,tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp thành phố, đồng thời chịu sự chỉ
đạo hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế.
1.2.2 Nhiệm vụ: chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ
Y tế.
1.3.Cơ cấu tổ chức:
1. Ban Giám đốc.
2. Phòng Nghiệp Vụ Y.
3. Phòng Nghiệp Vụ Dược.
4. Phòng Kế hoạch tổng hợp.
5. Phòng Tổ chức Cán bộ.
6. Phòng Tài chính Kế toán.
7. Phòng Quản lý hành nghề Y Dược ngoài công lập.
8. Ban Thanh Tra.
9. Văn Phòng Sở ( văn thư, hành chính )
( Vẽ hình)
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2/ PHÒNG NGHIỆP VỤ DƯỢC: Trưởng phòng DS.Đỗ Văn Thắng.
2.1. Sơ đồ tổ chức
2.2. Chức năng
Tham mưu cho giám đốc Sở Y Tế trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà
Nước về Dược-Mỹ phẩm trên địa bàn thành phố.Bao gồm:
Quản lý về hệ thống kinh doanh Dược trên toàn địa bàn thành phố:
- Gồm 2 công ty dược đạt GMP-WHO: Công ty cổ phần Dược phẩm Hải Phòng, TW3.
- 6 chi nhánh các công ty dược đặt tại địa bàn: Traphaco, Hậu Giang, TW1, TW2…
- 155 nhà thuốc tư nhân và nhà thuốc bệnh viện.
- 453 quầy thuốc trực thuộc hệ thống công ty Dược Hải Phòng.
- 191 đại lý bán thuốc.
- 158 tủ thuốc tại các cơ sở y tế Xã,Phường.
- 92 cơ sở thuốc từ dược liệu.
- Và 2 cơ sở kinh doanh Vaccin.
Trong đó bao gồm các loại hình bán lẻ: Đại lý bán thuốc ( Dược tá phụ trách ), Quầy
thuốc ( DSTH phụ trách ), Nhà thuốc ( DSĐH phụ trách ), Tủ thuốc trạm Y tế xã ( Dược
tá phụ trách ).
2.3. Nhiệm vụ
- Tham mưu xây dựng qui hoạch kế hoạch phát triển công tác Dược của tỉnh, tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn, các đơn vị ngành, các cơ quan hữu quan để xây
dựng kế hoạch và biện pháp đảm bảo thuốc cho công tác phòng – chữa bệnh.
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện những quy chế chuyên môn về Dược
trong sản xuất, bảo quản, phân phối, cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
- Chủ trì phối hợp các đơn vị hữu quan trong việc phòng chống sản xuất, lưu thông thuốc
giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu.
- Phối hợp các đơn vị trực thuộc Sở y tế theo dõi, giám sát hoạt động thông tin, quảng
cáo, giới thiệu thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn-hợp lý-hiệu quả.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở giao.

- Tổng hợp, thống kê báo cáo theo quy định.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 10
Trưởng Phòng
Phó Trưởng Phòng
Các Chuyên Viên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.4.Các văn bản quản lý nghiệp vụ
- Luật Dược của quốc hội nước CHXHCNVN số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005
- Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 quy định về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực Y Tế.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Thông tư số 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều
về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược.
- Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/08/2007 hướng dẫn đấu thầu
mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập.
- Thông tư số 11/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 31/08/2007 hướng dẫn thực hiện quản lý
Nhà nước về giá thuốc.
- Thông tư số 13/2009/TT-BYT ngày 01/09/2009 hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng
các thuốc
- Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/06/2001 triển khai áp dụng nguyên tắc thực
hành tốt bảo quản thuốc.
- Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT ngày 03/11/2004 triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu
chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc.
- Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007 ban hành nguyên tắc thực hành tốt
nhà thuốc.
-Quyết định số 12/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007 ban hành nguyên tắc tiêu chuẩn thực
hành tốt phân phối thuốc.
- Thông tư số 10/2010/TT-BYT ngày 29/04/2010 hướng dẫn các hoạt động liên quan đến

TGN.
2.5. Các biểu mẫu, thống kê, báo cáo công tác dược:( tham khảo phụ lục nhật ký thực
tập ). - Mẫu báo cáo công tác dược, bảng chấm điểm kiểm tra công tác dược cuối năm của
Bộ y tế.
- Báo cáo công tác dược cuối năm theo lĩnh vực điều trị, dự phòng, sản xuất kinh doanh.
- Dự trù, báo cáo sử dụng, báo cáo hủy TGN-THTT.
- Kế hoạch kiểm tra công tác Dược Sở y tế, các quy định thành lập đoàn kiểm tra.
- Bảng chấm điểm kiểm tra “ Thực hành tốt phân phối thuốc – GDP “ và “ Thực hành tốt
nhà thuốc – GPP “.
- Mẫu báo cáo hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị, đơn vị thông tin thuốc.
2.6. Mối quan hệ với phòng ban chức năng, cơ quan khác.
- Phòng nghiệp vụ Dược chịu sự quản lý của Giám Đốc Sở.
- Phòng nghiệp vụ Dược có mối quan hệ phối hợp với các phòng ban và các cơ quan hữu
quan khác:
+ Nghiệp vụ Y
. Xét duyệt danh mục thuốc sử dụng, danh mục trang thiết bị y tế…
. Cùng với nghiệp vụ Y và các phòng khác hướng dẫn các đơn vị y tế công lập tổ chức
đấu thầu cung ứng thuốc.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Thanh tra sở
. Tham gia thanh, kiểm tra các cơ sở hành nghề Y – Dược.
. Phối hợp xử lý các cơ sở vi phạm
+ Kế hoạch – Tài chính
. Hướng đẫn Bệnh Viện tổ chức đấu thầu thuốc
. Thẩm định, phúc tra công nhận chuẩn quốc gia về y tế xã, phường.
3/ PHÒNG QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ Y – DƯỢC TƯ NHÂN:
Trường phòng Nguyễn Thị Thủy.
3.1. Vị trí, chức năng:

Phòng Quản lý hành nghề Y, Dược tư nhân là phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực
thuộc Sở Y tế; có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trong lĩnh vực quản lý
Nhà nước về hành nghề y tế tư nhân trên địa bàn toàn thành phố và triển khai thực hiện
các nhiệm vụ theo quy định.
3.2. Nhiệm vụ:
1. Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
mạng lưới hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
2. Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế ban hành các văn bản về hoạt động hành nghề y,
dược tư nhân; bao gồm cả việc xây dựng mô hình, cơ chế quản lý, chính sách xã hội hoá
công tác y tế phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương và tổ chức triển
khai, thực hiện có hiệu quả;
3. Tổ chức thẩm định hồ sơ, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và các điều kiện khác
theo quy định của pháp luật cho cá nhân, tổ chức xin đăng ký hành nghề y, dược tư nhân;
trình Hội động tư vấn xét, cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Giấy phép
hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; Chứng chỉ hành nghề dược; Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc; Giấy chứng nhận thực hành tốt cho các cơ sở kinh doanh thuốc
thuộc thẩm quyền của Sở Y tế theo quy định pháp luật;
4. Phối hợp với các phòng ban chức năng của cơ quan Sở Y tế thực hiện công tác Thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân, theo quy định của
pháp luật;
5. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cá nhân, tổ chức
hành nghề y, dược tư nhân;
6. Hướng dẫn việc thu lệ phí thẩm định hồ sơ; lệ phí thẩm định cơ sở vật chất; lệ phí cấp
phép hoạt động các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân theo quy định của Bộ Tài chính;
7. Tuyên truyền các chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực hành
nghề y, dược tư nhân đến nhân dân và các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trong toàn
thành phố;
8. Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực
hành nghề y, dược tư nhân;
9. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định;

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3.3. Quy trình thẩm định và các thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho một cơ sở bán
lẻ đạt GPP

3.4. Mối quan hệ với phòng ban chức năng, cơ quan khác.
- Phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân chịu sự quản lý của Giám Đốc Sở.
- Phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân có mối quan hệ phối hợp với các phòng ban và
các cơ quan hữu quan khác:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 13
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra
Thẩm định hồ sơ
Phân loại
Lập danh sách
Tổ chức, đánh giá
Thẩm định các cơ sở
Tổ chức họp hội đồng tư
vấn
Báo cáo trình lãnh đạo
Ký duyệt
Tổng kết, lưu trữ hồ sơ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Nghiệp vụ Dược / Nghiệp vụ Y:
. Xét duyệt danh mục thuốc sử dụng, danh mục trang thiết bị y tế…
. Cùng với nghiệp vụ Y và các phòng khác hướng dẫn các đơn vị y tế công lập tổ chức
đấu thầu cung ứng thuốc.

+ Thanh tra sở
. Tham gia thanh, kiểm tra các cơ sở hành nghề Y – Dược.
. Phối hợp xử lý các cơ sở vi phạm
+ Kế hoạch – Tài chính
. Hướng đẫn Bệnh Viện tổ chức đấu thầu thuốc
. Thẩm định, phúc tra công nhận chuẩn quốc gia về y tế xã, phường.
+ Và phối kết hợp với các phòng ban khác giúp cho công tác quản lý về hành nghề Y
dược tư nhân đạt hiệu quả cao.
4/ CÔNG TÁC THANH TRA DƯỢC: Chánh thanh tra: BS. Nguyễn Đình Trình.
4.1.Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra
4.1.1. Thông tin chung
- Tên cơ sở, điện thoại, địa chỉ.
- Tên chủ cơ sở.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề.
- Loại hình kinh doanh, tổ chức nhân sự.
4.1.2. Nội dung thanh tra
- Nội dung thanh tra cơ sở sản xuất thuốc.
- Nội dung thanh tra cơ sở sản xuất, chế biến thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
- Nội dung thanh tra cơ sở bán buôn thuốc.
- Nội dung thanh tra cơ sở bán lẻ thuốc.
- Cơ sở đạt tiêu chuẩn “ Thực hành tốt bán lẻ thuốc – GPP “
- Cơ sở chưa đạt GPP
- Nội dung cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
- Nội dung thanh tra công tác Dược tại các cơ sở khám, chữa bệnh…
- Nội dung thanh tra cơ sở sản xuất, nhập khẩu đạt tiêu chuẩn “ Thực hành tốt bảo quản
thuốc-GSP “
- Nội dung thanh tra quản lý giá thuốc cho người bệnh.
4.1.3. Báo cáo thanh tra
- Nội dung báo cáo kết quả thanh tra:
+Mục đích, yêu cầu và phạm vi thanh tra

+Quá trình triển khai thực hiện ( thời gian và địa điểm thanh tra )
+Nội dung thanh tra
+Kết quả thanh tra ( số cơ sở thanh tra, đánh giá ưu nhược điểm về các nội dung thanh
tra, xử lý và kiến nghị các vi phạm hành chính )
+Nhận xét chung
+Kiến nghị, đề xuất ( cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở hành nghề Y – Dược )
- Kết luận thanh tra:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+Tính pháp lý và nội dung thanh tra
+Kết luận ( khái quát chung, kết quả thanh tra, kiểm tra, nhận xét và kết luận, kiến nghị
biện pháp xử lý).
4.2. Quy trình tổ chức thanh tra.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 15
Chuẩn bị thanh tra
Tiến hành thanh tra
4.Cơ sở vật chất
2.Xử lý thông tin
3.Cơ sở pháp lý
1.Tiếp nhận thông tin
11.Công bố kết luận
thanh tra
3.Kiểm tra cơ sở pháp lý
đối tượng
5.Thu nhận hồ sơ, khai thác
hồ sơ
7.Lấy mẫu hoặc yêu cầu
giám định

9.Thanh tra viên sơ kết
đánh giá
1.Công bố cơ sở pháp lý
thanh tra
4.Nghe báo cáo – tường trình
2.Yêu cầu – nội dung
thanh tra
12.Xử lý - Xử phạt
10.Dự thảo kết luận
8.Lập biên bản thanh tra
6.Thanh tra tại cơ sở
Sau thanh tra
2.Phúc tra
3.Tổng hợp - lưu hồ sơ
1.Theo dõi thực hiện
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
5. TỔNG KẾT TẠI SỞ Y TẾ:
Sau thời gian thực tập tại Sở Y Tế Hải Phòng từ ngày 10/03/2014 đến ngày
16/03/2014 em đã được làm quen với thực tế công việc tại Sở, dưới sự hướng dẫn nhiệt
tình của các cô chú, anh chị và các bạn đồng nghiệp tại Sở chúng em đã hoàn thành tốt
đợt thực tập tốt nghiệp của mình. Chúng em đã được tìm hiểu về:
- Mô hình tổ chức, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Sở Y Tế
- Công tác quản lý Dược trong Sở Y Tế, các đơn vị sự nghiệp y tế.
- Các văn bản quản lý nghiệp vụ Dược
- Quy trình thẩm định và các thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho một cơ sở bán lẻ
thuốc đạt tiêu chuẩn GPP.
- Mối quan hệ mật thiết giữa các phòng ban trong Sở Y Tế.
- Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp
luật trong lĩnh vực Dược và các bước tiến hành đối với việc thanh tra
Qua đó, em cũng năm bắt được vai trò quan trọng của Sở Y tế trong việc: tham

mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thự hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc bảo
vệ sức khỏe nhân dân: Y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, Y Dược học cổ
truyền, an toàn thực phẩm, trang thiết bị y tế, bảo hiểm y tế Hướng dẫn kiểm tra thanh tra
giám sát và xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, và sử dụng thuốc. Cấp, đình chỉ,
thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Tổ chức thực
hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm. Công bố tiêu
chuẩn sản phẩm, cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng
dẫn, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về trang thiết bị và công trình y
tế. Tổ chức triển khai thực hiện hệ thống các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình,
bảo hiểm y tế
Những kiến thức trên chúng em thu nhận được từ việc vận dụng lý thuyết vào thực
tế công việc tại Sở, sẽ giúp ích cho việc phát truển nghề nghiệp sau này trong vấn đề quản lý
và cung ứng thuốc.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng nghiệp vụ Dược và các anh chị tại
phòng ban khác trong Sở Y tế Hải Phòng đã tạo điều kiện cho chúng em được tham quan tìm
hiểu mô hình quản lý và hoạt động của Sở Y tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II: THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIẾN THỤY
Địa chỉ: Thọ xuân – Kiến Thụy - TP Hải Phòng
Thời gian: Từ 17/03/2014 đến 22/03/2014.
1.TÌM HIỂU CHUNG:
1.1.Mô hình tổ chức bệnh viện:
Bệnh viện đa khoa Kiến Thụy được thành lập theo quyết định số 1043/QĐ-
UBNN ngày 15/06/2007, có chức năng và nhiệm vụ như các bệnh viện đa khoa hạng III,
được quy định theo quy chế bệnh viện với quy mô 150 giường bệnh, bao gồm:
-13 khoa phòng được chia thành 3 khối : khối lâm snagf, khối cận lâm sàng, khối
phòng ban.

-Bệnh viện do Giám đốc là người đứng đầu và chỉ đạo, 2 phó Giám đốc giúp việc.
-Mỗi khoa phòng có 1 trưởng khoa dưới sự lãnh đọa của Ban giám đốc, tổ chức
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quy chế chuyên môn thuộc ĩnh vực khoa phòng mình

Sơ đồ tổ chức Bệnh viện đa khoa Kiến Thụy:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(vẽ hình)

1.2. Cơ cấu nhân lực:
- 01 Giám đốc: Quyền giám đốc BS. Phạm Văn Tuân.
- 02 phó giám đốc: 1. BS. Phạm Văn Tuân – phụ trách chung.
2. BS Trần Văn Xuyến – phụ trách chuyên môn, hậu cần.
- Cơ cấu nhân lực toàn bệnh viện:
+ Bác sỹ sau ĐH: 10 người chiếm 5,9 %.
+ Bác sỹ: 14 người chiếm 8,3 %.
+ Dược sỹ ĐH: 02 người chiếm 1,2 %.
+ Dược sỹ TH, KTV: 12 người chiếm 7,1 %.
+ Cử nhân điều dưỡng: 07 chiếm 4,1 %.
+ Điều dưỡng, NHS, KTV 72 người chiếm 42,6 %.
+ Hộ lý: 10 người chiếm 5,9 %.
+ Cán bộ khác: 42 người chiếm 24,9 %.
- Tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn ( BS,DSĐH,và sau ĐH ) chiếm 14,2 % trong đó
BS sau ĐH chiếm 5,9 % ( với 01 BS CKII, 09 BS CKI ), cử nhân điều dưỡng chiếm 4,1
%. Ngoài ra còn 1 số cán bộ đang được đào tạo CKI, BS, Cử nhân điều dưỡng, Dược
- Như vậy có thể thấy tỷ lệ DSĐH so với BS là 2/24 (8,3%). Tỷ lệ này hợp lý vì theo Bộ
Y tế - Bộ Nội vụ năm 2007 thì mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước thì
tỷ lệ DSĐH/BS là 1/8 – 1/15.
1.3.Tình hình khám chữa bệnh:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trong 1 năm số lần khám chữa bệnh khoảng 134.468 lượt người. Trong đó số bệnh nhân
điều trị nội trú là 7544 bệnh nhân, tổng số ngày điều trị nội trú là 53.888 ngày. Tổng số ca
phẫu thuật là 697 ca. Số ngày điều trị trung bình/bệnh nhân là 7,1 ngày.
2. KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN:
2.1. Sơ đồ tổ chức khoa Dược bệnh viện:
2.1.1.Nhân sự của khoa dược:
Tổng số cán bộ nhân viên : 14 người
DSĐH Vũ Thị Lê – Phụ trách chung.
- Dược sĩ chuyên khoa : 01 người ( đanh học lên )
- Dược sĩ đại học : 02 người
- Dược sĩ trung cấp, KTV: 12 người
2.1.2. Sơ đồ:
( vẽ hình)
2.2.Vị trí, chức năng và nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện:
2.2.1 .Chức năng của khoa Dược:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.Có
chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong
bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám
sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
2.2.2.Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị, thử
nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và yêu cầu chữa bệnh khác.
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu
đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản thuốc ’’.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG

Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ
dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác
cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của
thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng
và Trung học về dược.
- Phối hợp với các khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình
kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y
tế tiêu hao, khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư – trang thiết bị y tế và
được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
3.CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN:
3.1.Công tác quản lý nghiệp vụ dược: Lập dự trù và cung ứng thuốc:
+ Lập dự trù và cung ứng thuốc: vaccin – sinh phẩm, vật dụng y tế hóa chất thường dùng,
hóa chất thử xét nghiệm cho các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và khám chuyên khoa
theo nhu cầu khám chữa bệnh và định mức sử dụng thuốc theo quý, năm của bệnh viện.
+ Cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng.
+ Cấp phát thuốc đến từng bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân nội trú khi xuất viện.
+ Thực hiện tốt công tác đấu thầu thuốc tiết kiệm nhưng vẫn đật hiệu quả trong điều trị.
+ Phân phối thuốc đến tận khoa phòng, đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị.
3.2. Các hình thức cung ứng thuốc trong bệnh viện

- Hình thức đấu thầu do sở y tế phê duyệt.
- Chào hàng canh tranh (danh mục ngoài đấu thầu).
- Cấp phát thuốc đối với khoa lâm sàng.
3.3. Công tác lập kế hoạch và tổ chưc cung ứng thuốc:
3.3.1.Lập kế hoạch:
- Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo nhu cầu điều trị hợp lý
của các khoa lâm sàng.
- Tham gia xây dựng Danh mục thuốc và cơ số thuốc của tủ trực tại khoa lâm sàng. Danh
mục này do bác sĩ Trưởng khoa đề nghị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ điều trị của khoa
và trình Giám đốc phê duyệt.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm
cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị nội trú, ngoại trú,
bảo hiểm y té và phù hợp với kinh pjis của bệnh viện. Làm dự trù bổ sung khi nhu cầu
thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc không có nhà thầu tham gia, không có trong danh mục
thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất.
3.3.2.Tổ chức cung ứng thuốc:
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác.
- Đầu mối tổ chức đấu thầu mua thuốc theo Luật đấu thầu và các quy định hiện hành liên
quan.
- Cung ứng thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt theo đúng quy định hiện hành.
3.4. Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc:
- Công tác thông tin thuốc và tư vấn về sử dụng thuốc:
+ Tổ chức đơn vị thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và hiệu quả.
+ Thông tin về thuốc: tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều, chỉ định, tác dụng
không mong muốn…
+ Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần, chỉ định,

chống chỉ định…
+ Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc dùng trong bệnh viện.
trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc trong đấu thầu.
+ Tư vấn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng cường sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý…
+ Tham gia phổ biến, cập nhật các kiến thức chuyên môn liên quan đến thuốc và sử dụng
thuốc cho cán bộ y tế.
+ Tham gia công tác cảnh giác dược; theo dõi, tập hợp các báo cáo về tác dụng không
mong muốn của thuốc trong đơn vị và báo cáo về Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc
theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
+ Tham gia nghiên cứu khoa học về sử dụng thuốc, về thử nghiệm thuốc trên lâm sàng,
chỉ đạo tuyến trước đối với bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
- Sử dụng thuốc:
+ Xây dựng hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc trong bệnh viện, các tiêu chí lựa chọn
thuốc, hóa chất cung cấp cho Hội đồng và điều trị và Hội đồng đấu thầu lựa chọn thuốc,
hoá chất sử dụng trong bệnh viện.
+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong bệnh viện.
+ Đánh giá sử dụng thuốc về chỉ định, chống chỉ định, liều dùng…
+ Kiểm soát việc sử dụng hóa chất tại các khoa, phòng.
3.5.Thành tựu, khó khăn tồn tại của khoa.
3.5.1.Thành tựu:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Cung cấp 100% thuốc và vật dụng y tế dùng trong bệnh viện. Tuyệt đối không để bệnh
nhân tự mua thuốc trong nội trú.
- Dược sỹ khoa Dược thường xuyên thông tin tư vấn cho bác sỹ điều dưỡng về sử dụng
thuốc giúp nâng cao hiệu quả điều trị bằng thuốc trên bệnh nhân.
- Thường xuyên theo dõi phản ứng bất lợi của thuốc, phân tích, đánh giá lập báo cáo kịp
thời gửi trung tâm thuốc và ADR.

- Tổ chức, thiết kế chương trình CPE để đào tạo được liên tục cho nhân viên dược sỹ
trung học.
- Khoa dược hàng năm đều thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến sử
dụng thuốc, các đề tài có tính ứng dụng cao giúp cho việc cải thiện chất lượng công tác sử
dụng thuốc.
- Thành tích của tập thể khoa Dược bệnh viện Đa khoa đã được cấp Sở Y tế và Bộ Y tế
tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Có 2 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh và cấp cơ sở.
3.5.2. Khó khăn:
- Công tác dược lâm sàng còn kém, các văn bản về dược lâm sàng còn thiếu.
- Số lượng Dược sỹ có trình độ dại học và trên đại học còn ít.
3.6. Công tác quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về Dược tại các khoa và Nhà
thuốc trong bệnh viện.
- Theo dõi, quản lý việc sử dụng thuốc các tủ trực tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.
- Theo dõi và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện thực hiện các quy định chuyên môn về
dược đối với các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và nhà thuốc bệnh viện.
- Thống kê, báo cáo, thanh toán tiền thuốc, hóa chất ( pha chế, sáy khuẩn ).
- Kiểm kê thuốc, hóa chất tại khoa Dược 1 tháng/ lần.Tại tủ trực các khoa lâm sàng 3
tháng/ lần.
3.7. Danh mục thuốc tại Khoa dược bệnh viện đa khoa Kiến Thụy: tham khảo nhật ký
thực tập.

4. TẠI KHO DƯỢC
4.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức nhân sự của kho dược.
4.1.1. Vị trí,chức năng:
Kho dược là một tổ chức thuộc khoa dược.Vì vậy nó được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp
của trưởng khoa Dược và giám đốc bệnh viện.
4.1.2 . Nhiệm vụ:
- Là bộ phận dự trù, nhận thuốc, quản lý kho, cấp phát thuốc cho các khoa phòng, theo
đúng quy chế.

- Tham gia nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.
- Hoạt động thông tin thuốc và dược lâm sàng nhằm kiểm tra, giám sát và hướng dẫn sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý.
4.1.3. Tổ chức nhân sự của kho dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Mỗi kho gồm có 1 thủ kho chính và 1 nhân viên thống kê được phân công.
Bao gồm các kho :
- Kho nội trú: gồm kho thuốc và kho VTYT tiêu hao
- Kho ngoại trú: gồm kho cấp phát BHYT, và kho cấp phát thuốc lao, tâm thần
Nhận sự: Kho nội trú DSĐH Phạm Thị Điệp phụ trách chung.
Kho ngoại trú DSTH Lê Thị Hà phụ trách chung.
4.2. Cơ sở vật chất, thiết bị:
Hiện tại kho thuốc của khoa dược có:
- Tủ kính có khóa để đựng: thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần…
- Máy điều hòa để giữ nhiệt độ trong kho ổn định.
- Trong kho có dụng cụ đo độ cồn, ẩm kế và nhiệt kế để thuận tiện cho việc theo dõi độ
ẩm và nhiệt độ để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Có giá kệ, tủ để xếp thuốc.
- Có bảng theo dõi hạn dùng của thuốc, máy tính, đầu đọc mã vạch phục vụ cho công tác
nhập, xuất thuốc trong kho.
- Dự trang bị cho phòng cháy, chữa cháy
Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn…
4.3. Công tác theo dõi và quản lý nhập, xuất thuốc.
-Theo dõi và quản lý nhập, xuất thuốc:
+ Tất cả các loại thuốc, hóa chất, được kiểm nhập trước khi nhập kho.
+ Kiểm tra về chủng loại, số lượng thuốc, hóa chất đối với mọi nguồn thuốc trong bệnh
viện.
+ Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên Hội đồng kiểm nhập.

+ Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở.
+ Cấp phát thuốc, hóa chất:
. Khoa Dược duyệt thuốc trước khi cấp phát.
. Cấp phát thuốc cho khoa lâm sàng.
. Phát thuốc theo đơn cho người bệnh ngoại trú có thẻ BHYT.
. Kiểm tra tên thuốc, nồng độ, dạng bào chế, liều dùng, đường dùng, khoảng cách
dùng thuốc trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao.
. Sau khi cấp phát phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày.
- Lưu trữ chứng từ xuất, nhập, đơn thuốc ngoại trú thực hiện theo quy định về lưu trữ hồ
sơ bệnh án.
- Bàn giao:
+ Trước khi bàn giao, thủ kho phải vào sổ đầy đủ và ghi lại số liệu bàn giao, đối chiếu số
liệu thực tế.
+ Nội dung bàn giao bao gồm sổ sách, giấy tờ, chứng từ, đối chiếu với thực tế về số lượng
và chất lượng.
+ Biên bản ghi rõ ràng, có sự chứng kiến và ký duyệt của Lãnh đạo cấp trên trực tiếp của
người bàn giao, người nhận, lưu trữ chứng từ theo quy định.
4.4. Quy định về bảo quản thuốc.
4.4.1. Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên liệu thực hành tốt bảo quản thuốc:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Vị trí, thiết kế kho thuốc ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất, nhập, vận
chuyển và bảo vệ.
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn.
- Diện tích kho đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu cầu.
- Có tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp.
- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm…
- Đủ giá kệ, tủ để xếp thuốc, trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy.
4.4.2. Quy định về bảo quản:

- Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu 2 lần
trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm.
- Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
- Thuốc, hóa chất, vacxin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảo quản.
- Thuốc cần kiểm soát đặc biệt và thuốc bảo ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản
theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất.
- Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên.
- Thuốc, hóa chất dễ cháy nổ, vacxin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.
- Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/ lần.
5.TẠI NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN: Bệnh viện chưa có nhà thuốc của bệnh viện.
6. TỔNG KẾT TẠI BỆNH VIỆN:
Sau khi thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa Kiến Thụy chúng em đã được
tìm hiểu về:
Mô hình tổ chức bệnh viện,cơ cấu về nhân lực, cũng như tình hình khám chữa
bệnh của nhân dân trong vùng.
Chúng em cũng nắm bắt được thực tế công tác quản lý Dược tại bệnh viện,vai trò,
vị trí, chức năng, nhiệm vụ,của khoa Dược bệnh viện; Các hình thức cung ứng thuốc,hoạt
động thông tin thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý Cũng như các
công tác lập kế hoạch, tổ chức cung ứng thuốc, công tác quản lý sủ dụng thuốc tại khoa
Tại kho Dược, chúng em được tìm hiểu về công tác quản lý xuất, nhập thuốc, theo
dõi, bảo quản,cấp phát thuốc tại các kho và các khoa phòng lâm sàng được tham quan
cơ sở vật chất, trang thiết bị, nội quy trong kho, tìm hiểu vị trí, vai trò,chức năng, nhiệm
vụ của từng vị trí công việc tại kho
Trong quá trình thực tập, chúng em còn được các cô chú, anh chị trong khao
hướng dẫn tìm hiểu về các chỉ định dùng thuốc trong hồ sơ bệnh án của bệnh viện bao
gồm cả bệnh nhân điều trị nội trú và đơn điều trị ngoại trú Chúng em cũng hiểu hơn về
công tác Dược lâm sàng trong bệnh viện. Bao gồm cả những thuận lợi cũng như khó khăn
của công tác quản lý Dược đã và đang tồn tại.

Nhìn chung, bệnh viện có đội ngũ chuyên môn có trình độ cao. Đội ngũ cán bộ ở

trình độ trung học, sơ học được phân bổ hợp lý. Bệnh viện cũng đã quan tâm tới công tác
đào tạo chuyên môn cho cán bộ, tăng cán bộ đi học đại học và sau đại học nâng cao chất
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
lượng đào tạo đội ngũ y, bác sỹ, dược sỹ nhằm phục vụ tốt cho công tác chăm sóc người
bệnh. Tuy nhiên cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, đang trong quá trình xây dựng và
Bệnh viện vẫn chưa có nhà thuốc riêng, và đang xây dựng đề án mở Nhà thuốc Bệnh viện.
Qua thời gian thực tập em đã hoàn thành cơ bản mục tiêu nội dung cần phải thực
hiện mà nhà trường đề ra. Em đã học hỏi được nhiều kiến thức trong thực tế công tác
quản lý Dược bệnh viện giúp em thêm vững bước trên con đường cao cả “bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe nhân dân”.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Khoa Dược bệnh viện, và các khoa lâm
sàng, cận lâm sàng … đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu về hoạt động của khoa Dược
trong bệnh viện.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG III: THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HẢI PHÒNG
Địa chỉ: số 71 Điện Biên Phủ – TP Hải Phòng.
Thời gian: từ 24/03/2014 đến 30/03/2014
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG UƠNG HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : ĐÀM THỊ DUNG. Lớp 1E CĐLT 25

×