MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNCS: Thanh niên cộng sản
NSNN: Ngân sách nhà nước
KH – TC: Kế hoạch – tài chính
TSCĐ: Tài sản cố định
GTGT: Giá trị gia tăng
BHXH: Bảo hiểm xã hội
TK: Tài khoàn
K/c: Kết chuyển
NL: Nguyên liệu
VL: Vật liệu
CC: Công cụ
DC: Dụng cụ
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTN: Bảo hiểm thất nhiệp
HCSN: Hành chính sự nghiệp
UBDN: Ủy ban Nhân dân
XDCB: Xây dựng cơ bản
ĐH: Đại học
TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp
HS: Học sinh
THPT: Trung học phổ thông
BTTH: Bổ túc trung học
THCS: Trung học cơ sở
SV: Sinh viên
TT: Trung tâm
BM: Bộ môn
HCVP: Hành chính văn phòng
TY: Thú y
BVTV: Bảo vệ thực vật
SX: Sản xuất
TH-NN: thực hành nghề nghiệp
CB: Cán bộ
GV: Giáo viên
DV: Dịch vụ
VLVH: Vừa làm vừa học
HĐ: Hợp đồng
KTX: Ký túc xá
KTQD: Kinh tế quốc dân
HTQT: Hợp tác quốc tế
CNTT: Công nghệ thông tin
BCH TW: Ban chấp hành Trung Ương
SXKD: Sản xuất kinh doanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1: Thực trạng nguồn kinh phí tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Điện Biên từ năm 2009 - 2011 Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Tổng hợp tình hình thực hiện thu sự nghiệp giai đoạn 2009 - 2011 Error:
Reference source not found
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và
đào tạo. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, phát triển giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phá triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; phát triển giáo
dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ
bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hiện nay công tác kế toán trong các trường dần dần từng bước được
đổi mới xong ở một số trường tổ chức hạch toán kế toán còn yếu. Từ chỗ các
đơn vị được Nhà nước bao cấp hoàn toàn nguồn kinh phí nay chuyển sang
đơn vị tự chủ về nguồn lực tài chính, tự đảm bảo một phần hoặc toàn phần chi
phí cho các hoạt động thì các trường còn lúng túng trong hạch toán các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh như thuế, liên doanh liên kết… Việc Ứng dụng công nghệ
thông tin còn nhiều hạn chế, đội ngũ kế toán của một số trường còn chưa đáp
ứng được với yêu cầu công việc. Mặt khác, việc vận dụng các nghị định,
thông tư của Nhà nước vào hạch toán các nghiệp vụ đôi khi còn bị động
Nhận thức được điều đó nhà trường cũng dần dần phải tự hoàn thiện
mình để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên trong suốt 49 năm xây dựng
và trưởng thành của nhà trường, chưa có luận văn hay luận án nào viết về tổ
chức kế toán tại đơn vị. Qua khảo sát tác giả chỉ thấy có một số luận văn viết
về khía cạnh quản lý tài chính. Chính vì vậy nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức
kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
là một nhu cầu tất yếu.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, tác giả nghiên cứu đề
tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên”.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
i
Qua tìm hiểu tại các thư viện, mạng internet đối với các nghiên cứu về
đề tài tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại các Trường Đại học, cao đẳng
công lập, tác giả thấy tương đối ít. Có một số nghiên cứu trước đây về đề tài
này như: Luận văn với Đề tài “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán chi
thường xuyên tại trường Đại học Kinh tế quốc dân” năm 2010 của tác giả Lê
Thị Huyền, Đề tài đã đi sâu tìm hiểu, phân tích thực trạng tổ chức kế toán chi
thường xuyên tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhưng Đề tài chưa đi sâu
tìm hiểu hệ thống tài khoản, tổ chức chứng từ, sổ kế toán các khoản chi tại
đơn vị mà tác giả nghiên cứu.
Luận văn với Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp có thu thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” năm 2011 của
tác giả Phạm Thi Thu Hòa, Đề tài chỉ mới trình bày được nhiệm vụ, nguyên
tắc, nội dung tổ chức kế toán nói chung. Mô tả được thực trạng kế toán tại
đơn vị khảo sát. Nhưng chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích về tổ chức hệ thống tài
khoản, tổ chức chứng từ, sổ kế toán tại đơn vị mà tác giả nghiên cứu.
Luận văn với Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Cao đẳng
Giao thông vận tải Miền trung” năm 2010 của tác giả Phạm Thị Băng Thanh
chủ yếu mô tả, phân tích thực trạng quản lý tài chính và tổ chức kế toán tại
đơn vị từ tổ chức bộ máy đến khâu lập chứng từ, tài khoản, ghi sổ kế toán,
báo cáo tài chính. Nhưng chưa đi sâu tìm hiểu về tổ chức hệ thống tài khoản,
tổ chức chứng từ, sổ kế toán tại đơn vị mà tác giả nghiên cứu.
Xuất phát từ những tìm hiểu đó, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu vào các
vấn đề chính như tìm hiểu sâu hơn về mặt lý luận đối với các Trường Cao
đẳng nói chung, nghiên cứu thực tế tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nói riêng để đưa ra những giải
pháp hoàn thiện.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán
trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một
phần chi phí hoạt động nói riêng.
ii
Nghiên cứu thực trạng tổ chức chứng từ kế toán, thực trạng vận dụng hệ
thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính và công tác
kiểm tra tài chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Trên cơ sở
đó, luận văn đưa ra các kết luận, biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán thu,
chi sự nghiệp chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để có được những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực
tiễn tác giả phải đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Tổ chức kế toán trong các Trường Cao đẳng bao gồm những nội
dung gì?
- Thực trạng tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên được thực hiện như thế nào?
- Hạn chế và đưa ra các giải pháp trong tổ chức kế toán thu, chi sự
nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên là gì?
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả khảo sát tại Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2009 - 2011.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Với đặc thù đề tài vừa mang tính lý luận, vừa mang tính ứng dụng do
đó đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát trực tiếp.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
- Nghiên cứu tại các sách giáo trình kế toán HCSN, các luận văn, luận
án liên quan đến đề tài được công bố công khai, …….
- Để có các tài liệu thu thập liên quan đến phần thực trạng tác giả phải
nghiên cứu các tài liệu của các trường như báo cáo phương án tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, báo cáo tài chính, các sổ
sách, các chứng từ cùng với các số liệu thống kê, kế toán khác.
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài đã có những đóng góp như sau:
iii
Về lý luận: Đề tài trình bày những cơ sở lý luận về tổ chức kế toán thu,
chi trong các đơn vị sự nghiệp nói chung, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một
phần chi phí hoạt động nói riêng.
- Về thực tiễn:
+ Đề tài mô tả và phân tích thực trạng tổ chức kế toán thu, chi sự
nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, từ đó nêu lên được
những vấn đề còn tồn tại.
+ Đề xuất biện pháp hoàn thiện tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, cũng như điều kiện để thực
hiện những biện pháp hoàn thiện đó.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN THU, CHI
SỰ NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
2.1. Tổng quan về các trường cao đẳng công lập tự chủ tài chính
2.1.1. Khái niệm về trường cao đẳng công lập
Ngày nay, các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân là những
đơn vị không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Nằm trong hệ thống đó có các trường cao đẳng công lập.
Trường cao đẳng công lập là Trường do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thành lập để thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng
và các dịch vụ chuyên môn theo từng lĩnh vực sự nghiệp nhằm duy trì sự hoạt
động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý trong các trường cao
đẳng công lập tự chủ tài chính
* Nhiệm vụ của trường cao đẳng:
- Đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức
tốt, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng nhu cầu của xã
hội, có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp, tự tạo được việc làm
cho mình và cho xã hội.
iv
- Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền giao; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, triển khai
nghiên cứu khoa học; phát triển và chuyển giao công nghệ, thực hiện các loại
hình dịch vụ khoa học, công nghệ và sản xuất; sử dụng có hiệu quả kinh phí
đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện
các nhiệm vụ đào tạo, khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính; quản lý
giảng viên, cán bộ, công nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ
về số lượng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu
ngành nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng giáo dục và chịu sự
quản lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn
bằng, chứng chỉ theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội
ngũ cán bộ giảng viên của trường.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài sản theo
quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong
hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các
hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo. Chăm lo đời sống và bảo
vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cán bộ, giảng viên nhà trường.
- Giữ gìn và phát triển những di sản văn hoá dân tộc.
- Thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý
các cấp về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.
- Công khai những cam kết của trường về chất lượng đào tạo, chất
lượng đào tạo thực tế của trường, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi
tài chính hàng năm của trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Quyền hạn và trách nhiệm của trường cao đẳng
v
Trường cao đẳng được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế
hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công
nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự của trường.
* Trách nhiệm dân sự của trường cao đẳng công lập
Trường cao đẳng chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật,
không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật
chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với quy định pháp luật.
* Tổ chức quản lý trong các trường cao đẳng công lập
Mỗi trường cao đẳng công lập đều có những nét đặc thù riêng, do đó để
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, các trường cao đẳng cần phải tổ chức tốt bộ
máy quản lý sao cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng trường.
2.1.3. Đặc điểm quản lý tài chính trong các trường cao đẳng công lập tự
chủ tài chính.
2.1.3.1. Cơ chế quản lý tài chính.
Chức năng chủ yếu của Trường cao đẳng công lập là thực hiện các
nhiệm vụ, các chỉ tiêu mà nhà nước giao.
Cơ chế quản lý tài chính theo dự toán năm được lập trên cơ sở chức
năng nhiệm vụ được giao và các định mức của Nhà nước. Cơ chế quản lý tài
chính này được áp dụng chủ yếu cho Trường cao đẳng công lập không có
nguồn thu hoặc nguồn thu thấp.
Còn cơ chế tự chủ tài chính thường được áp dụng cho một số Trường
cao đẳng công lập có nguồn thu ổn định. Cơ chế tự chủ tài chính được lập dựa
trên chức năng nhiệm vụ cấp có thẩm quyền giao.
2.1.3.2. Quy trình quản lý tài chính.
Công tác quản lý tài chính tại các Trường cao đẳng công lập được thực
hiện theo quy trình từ lập dự toán thu, chi NSNN đến việc tổ chức thực hiện
dự toán thu, chi NSNN và cuối cùng là quyết toán NSNN. Cụ thể như sau:
- Lập dự toán thu, chi NSNN
- Tổ chức chấp hành dự toán thu, chi NSNN
vi
2.2. Nội dung, nguyên tắc quản lý thu, chi sự nghiệp tại các trường
cao đẳng công lập tự chủ tài chính
2.2.1. Nội dung quản lý thu sự nghiệp
Nguồn kinh phí của các trường cao đẳng công công lập bao gồm:
- Ngân sách Nhà nước cấp.
- Nguồn thu của trường.
2.2.2. Nội dung quản lý chi sự nghiệp.
- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có
thẩm quyền giao.
- Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với
ngân sách nhà nước, như nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định.
- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp bộ, cấp
nhà nước; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện theo cơ chế đặt hàng
(điều tra, quy hoạch, khảo sát); chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn
nước ngoài theo quy định.
- Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định
đối với trường cao đẳng công lập.
- Chi đầu tư phát triển.
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao;
- Chi trả vốn vay, vốn góp.
- Các khoản chi khác theo quy định.
2.2.3. Nguyên tắc quản lý thu, chi sự nghiệp
- Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Lập dự toán là khâu mở đầu của
một quá trình quản lý chi. Quản lý chi theo dự toán là cơ sở để đảm bảo cân
đối thu – chi, tạo điều kiện chấp hành qui định thu, chi của Trường cao đẳng
công lập, đồng thời giúp hạn chế tính tùy tiện của các Trường cao đẳng công
lập sử dụng.
- Nguyên tắc tiết kiệm, hiêu quả: Đây là nguyên tắc quan trọng hàng
đầu của quản lý tài chính.
- Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về quản lý tài chính: Đối với các
trường cao đẳng công lập có thu thực hiện tự chủ tài chính thì Trường chủ
vii
động xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm
quyền và áp dụng qui chế trong việc sử dụng kinh phí và nguồn thu của
Trường mình.
2.3. Tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại các trường cao đẳng
công lập tự chủ tài chính
2.3.1. Nguyên tắc tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp
Để thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, hoạt động có hiệu quả,
đảm bảo các yêu cầu của tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại các trường cao
đẳng công lập tự chủ tài chính, cần dựa trên các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tổ chức kế toán phải phù hợp với chế độ kế toán hiện hành,
đảm bảo thực hiện đúng với luật kế toán, nghị định, thông tư hướng dẫn của
Nhà nước ban hành, trên cơ sở đó vận dụng phù hợp vào đơn vị để đảm bảo
hạch toán kế toán chính xác
Thứ hai, tổ chức kế toán phải bảo đảm tính thống nhất giữa kế toán và
quản lý.
Thứ ba, tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm, quy mô
hoạt động, khối lượng nghiệp vụ phát sinh, trình độ quản lý, năng lực chuyên
môn của cán bộ kế toán
Trong quá trình tổ chức công tác kế toán, nhất là tổ chức bộ máy phải tuân
thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Ngoài ra còn tuân thủ một số nguyên tắc khác
như nguyên tắc chuyên môn và hợp tác hóa lao động, nguyên tắc hiệu qủa.
2.3.2. Nội dung tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp
2.3.2.1. Tổ chức nhân sự kế toán thu, chi sự nghiệp
Tổ chức bộ máy kế toán là việc sắp xếp, bố trí, phân công việc cho
những người làm công tác kế toán trong đơn vị, sao cho bộ máy kế toán phải
phù hợp với quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Tại các trường cao đẳng công lập, công việc kế toán thường được phân
ra các phần hành và bộ máy kế toán thường được tổ chức thành các bộ phận
công tác cụ thể như sau: Bộ phận kế toán vốn bằng tiền; Bộ phận kế toán tài
sản, vật tư; Bộ phận kế toán thanh toán; Bộ phận kế toán nguồn kinh phí và
viii
các quỹ; Bộ phận kế toán các khoản thu; Bộ phận kế toán các khoản chi; Bộ
phận kế toán kết quả và phân phối kết quả tài chính
Nội dung công việc kế toán của mỗi phần hành bao gồm: Lập chứng từ
kế toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm tra và phân tích số liệu, tài
liệu kế toán, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán.
2.3.2.2. Tổ chức công tác kế toán thu, chi sự nghiệp
- Tổ chức chứng từ thu, chi sự nghiệp
Căn cứ vào điều 4, khoản 7 Luật Kế toán “Chứng từ kế toán là những
minh chứng bằng giấy tờ hoặc vật mang tin về các nghiệp vụ kinh tế đã
phát sinh và thực sự hoàn thành và làm căn cứ để ghi sổ kế toán”.
Chứng từ kế toán chính là nguồn thông tin ban đầu rất quan trọng để
tạo lập ra những thông tin tổng hợp tiếp theo nhằm phục vụ cho nhiều đối
tượng sử dụng thông tin. Để đảm bảo cho số liệu kế toán có giá trị pháp lý,
tính trung thực khách quan đòi hỏi mọi số liệu được ghi vào sổ kế toán phải
được chứng minh bằng các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ.
Hiện nay, tại các trường cao đẳng công lập, chứng từ tế toán nói chung
và chứng từ kế toán thu, chi sự nghiệp nói riêng phải được thực hiện theo
đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo Quy định của Luật Kế
toán và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ và chế
độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-
BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Tổ chức tài khoản thu, chi sự nghiệp
Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ
thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và
theo trình tự thời gian. Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường
xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước, thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác
ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán thu sự nghiệp
ix
Để hạch toán các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp và các khoản thu
khác phát sinh tại các trường đại học công lập, kế toán sử dụng tài khoản 511
“Các khoản thu” chi tiết 3 tài khoản cấp 2.
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán chi sự nghiệp
Việc hạch toán các khoản chi sự nghiệp tại các trường cao đẳng công
lập là các khoản chi mang tính chất hoạt động thường xuyên theo dự toán chi
Ngân sách đã được duyệt.
- Tổ chức sổ sách kế toán thu, chi sự nghiệp
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp
vụ, kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời
gian có liên quan đến đơn vị.
Hiện nay, các trường cao đẳng công lập phải mở sổ kế toán, ghi chép,
quản lý, bảo quản và lưu trữ theo đúng quy định của Luật kế toán, Nghị định
số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế
toán Nhà nước và theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ Kế toán HCSN.
- Tổ chức báo cáo kế toán thu, chi sự nghiệp
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình
hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN, tình hình thu, chi và kết
quả hoạt động của trường đại học công lập trong kỳ kế toán, cung cấp thông
tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn
vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra giám
sát, điều hành hoạt động của đơn vị.
- Tổ chức kiểm tra thu, chi sự nghiệp
Kiểm tra kế toán là công việc thường xuyên nhằm đảm bảo thu nhận,
xử lý và cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình hình quản lý tài sản và
sử dụng nguồn kinh phí trong các đơn vị cũng như trong các trường cao đẳng
công lập. Theo Luật Kế toán Việt Nam số 03/2003/QH 11 ngày 1/6/2003 quy
định: Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền
và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. Việc kiểm
x
tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN THU,
CHI SỰ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ -
KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN
3.1. Tổng quan về trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 10/11/1963: Trường nghiệp vụ Tài chính và Trường nghiệp vụ Kỹ
thuật Nông nghiệp được thành lập với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng trình độ
sơ cấp quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp cho tỉnh.
Năm 1978: UBND tỉnh Lai Châu có Quyết định nâng cấp Trường
nghiệp vụ Tài chính thành Trường trung cấp Kinh tế trực thuộc Ty Tài chính,
Trường nghiệp vụ Kỹ thuật nông nghiệp thành Trường trung cấp Nông nghiệp
trực thuộc Ty Nông nghiệp tỉnh.
Ngày 22//7/1996: UBND tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) ban
hành Quyết định số 464/QĐ-UB, về việc thành lập Trường Trung học Kinh tế
- Kỹ thuật Tổng hợp Lai Châu trên cơ sở sáp nhập Trường trung cấp Kinh tế
và Trường trung cấp Nông nghiệp tỉnh trực thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo.
Ngày 01/01/2001 Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 01/QĐ-UB
về việc chuyển Trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật tổng hợp Lai Châu trực
thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo sang trực thuộc UBND tỉnh.
Năm 2008, Nhà trường được công nhận nâng cấp thành Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, theo quyết định số 1973/QĐ-BGDĐT,
ngày 09/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “về việc Thành lập Trường Cao
đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Điện Biên trên cơ sở trường Trung học Kinh tế – Kỹ
thuật Tổng hợp Điện Biên”
3.1.2. Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý của Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
* Đặc điểm hoạt động:
xi
Tổ chức đào tạo theo hướng đa cấp, đa ngành, đa hệ, đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh
Quốc phòng của tỉnh.
- Nhiệm vụ cụ thể:
Căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, xây
dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu và nội
dung đào tạo của ngành thuộc khối kinh tế tài chính, khối kỹ thuật nông - lâm
nghiệp, xây dựng, địa chính, khối văn hoá xã hội có trình độ Cao đẳng và
Trung cấp được Bộ Giáo dục & Đào tạo, các Bộ chuyên ngành và UBND tỉnh
Điện Biên quy định.
Xây dựng và đề xuất với cấp có thẩm quyền về bộ máy, cơ cấu tổ chức
khoa, phòng, bộ môn của trường.
Tổ chức tuyển sinh và quản lý HS - SV, thực hiện các quy chế đào tạo
và chịu sự kiểm định chất lượng của nhà nước.
Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập cho
các chuyên ngành trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ và thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học, các dịch vụ tư vấn, chuyển giao và ứng dụng công
nghệ sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đang đào tạo.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính.
Thực hiện liên kết với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài tỉnh, với nước
ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, đào tạo lại cho đội ngũ cán
bộ cơ sở và các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và khu vực.
3.1.4. Thực trạng quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Điện Biên
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên là đơn vị dự toán cấp I
trực thuộc UBND tỉnh Điện Biên, có con dấu và tài khoản riêng, là đơn vị sự
nghiệp có thu đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, thực hiện cơ chế tự chủ
tài chính theo tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
xii
Chính phủ ban hành về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
có thu.
Cơ chế quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện
Biên trong thời gian qua hoạt động theo phương thức sau:
- Nhà nước điều hành hoạt động quản lý tài chính thông qua hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật; chế độ chính sách về quản lý tài
chính và kiểm tra giám sát thông qua các cơ quan thanh tra, kiểm toán,
kho bạc Nhà nước.
- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên xây dựng quy chế
quản lý tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường, công tác tài
chính kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý tài chính theo đúng quy chế
hiện hành của Nhà nước.
- Từ năm 2002 đến năm 2006, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Điện Biên thực hiện cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho các đơn vị sự
nghiệp có thu theo quy định tại Nghị định số 10/NĐ-CP và các văn bản hướng
dẫn liên quan: Thông tư số 25/TT-BTC, Thông tư số 50/TT-BTC, Thông tư
số 121/TTLB-BTC-BGDĐT-BNV của liên Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Nội vụ.
- Từ năm 2007 đến nay, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và
Thông tư số 71/2006-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
3.1.5. Thực trạng quản lý nguồn thu cho sự nghiệp đào tạo của
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
Cũng giống như các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có thu tự đảm
bảo một phần chi phí hoạt động, nguồn thu của Nhà trường bao gồm nguồn
kinh phí Nhà nước cấp và nguồn thu ngoài ngân sách.
3.1.5.1. Nguồn ngân sách Nhà nước cấp
xiii
Nguồn kinh phí NSNN cấp cho Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Điện Biên là những khoản chi mà Nhà trường không tự đảm bảo được, bao
gồm các khoản chi như: chi thanh toán cho giáo viên, cán bộ công chức; chi
cho sự nghiệp chuyên môn, chi học bổng cho học sinh, sinh viên, chi đầu tư
phát triển… Khoản kinh phí này được Sở Tài chính cấp qua Kho bạc Nhà
nước để Nhà trường đảm bảo các hoạt động không thường xuyên của mình.
Đối với phần kinh phí không thường xuyên như kinh phí để tinh giản
biên chế, vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất… các khoản kinh phí này được
Nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, trừ trường hợp
đặc biệt được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.1.5.2. Nguồn thu sự nghiệp
Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Điện Biên đã phát huy mọi khả năng sẵn có của đơn vị về nguồn nhân lực, trang
thiết bị, phương tiện để tổ chức nhiều hình thức đào tạo như: đào tạo chính quy,
không chính quy (ngoài ngân sách), tổ chức liên kết đào tạo với các trường đại
học như Đại học Kinh tế Quốc Dân; Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Học viện
Tài chính… Ngoài các khoản thu sự nghiệp như thu học phí, lệ phí Nhà trường
còn tổ chức các hoạt động dịch vụ sản xuất tại Trại Thí nghiệm - Thực hành, thu
từ dịch vụ trông giữ xe, ký túc xá. Các khoản thu này cũng đóng góp một phần
đáng kể vào tổng thu của Nhà trường. Tổng hợp các khoản thu ngoài ngân sách
trong nhà trường được thể hiện.
Trong cơ cấu nguồn thu sự nghiệp, nguồn thu chủ yếu là các nguồn thu
từ các loại phí (chiếm trên 90% tổng nguồn thu sự nghiệp). Một số nguồn thu
Nhà trường chưa khai thác hoặc chưa phát huy hết tính hiệu quả trong việc
khai thác các nguồn thu này.
* Thực trạng quản lý các khoản chi cho sự nghiệp đào tạo của
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
Tổng hợp các khoản chi của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện
Biên được chia thành 4 nhóm mục chính theo quy định của Luật NSNN sửa
đổi, đó là các nhóm mục: chi thanh toán cho cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên
môn; chi mua sắm sửa chữa lớn tài sản cố định và nhóm mục chi khác. Nhìn
xiv
chung mức chi cho sự nghiệp đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Điện Biên ở các nhóm, mục chi đều có sự thay đổi đáng kể qua các năm.
Trong đó nhóm mục chi thanh toán cá nhân và nhóm mục chi nghiệp vụ
chuyên môn có sự gia tăng mạnh mẽ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi cho
sự nghiệp đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
* Xây dựng cơ chế chi tiêu ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Điện Biên
Là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí, Nhà trường
được phép xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở pháp lý cho các nội
dung chi hoạt động thường xuyên tại Nhà trường. Mức chi cụ thể có thể được
xây dựng thấp, bằng hoặc cao hơn định mức chi của Nhà nước. Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã ban hành một bản Quy chế chi tiêu nội
bộ theo đúng hướng dẫn trong Nghị định số 10/2002. Đến năm 2006, với sự ra
đời của Nghị định 43/2006, Nhà trường đã tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung để quy
chế phù hợp hơn với các hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà trường, có sự
đóng góp ý kiến của cán bộ công nhân viên và giáo viên bao gồm các nội
dung thu, chi (trích Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành theo quyết định số
25/QĐ-CĐKTKT ngày 15/4/2010 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế
- Kỹ thuật Điện Biên):
3.2. Thực trạng tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
3.2.1. Tổ chức nhân sự kế toán thu, chi sự nghiệp
Tổ chức bộ máy kế toán tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện
Biên áp dụng theo mô hình kế toán tập trung. Bao gồm 5 cán bộ nhân viên: 1
kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế hoạch tài chính; 1 kế toán theo dõi kho
bạc, ngân hàng, tài sản cố định; 1 kế toán tổng hợp kiêm phó phòng Kế hoạch
tài chính; 1 kế toán thu, 1 thủ quỹ.
Cơ cấu trình độ lao động trong phòng tài chính kế toán như sau: 3 trình
độ đại học, 2 trình độ trung cấp. Lao động trong phòng kế toán được bố trí
tương đối phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người. Trong những
năm qua công việc của phòng tài chính kế toán luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ
xv
được giao, lập dự toán và quyết toán nguồn kinh phí kịp thời. Tuy nhiên, qua
khảo sát thực tế ở phòng cho thấy: kế toán tổng hợp chưa phát huy được hiệu
quả, năng lực hạn chế, yếu về chuyên môn, trình độ vi tính còn thấp do đó chỉ
làm được một số lĩnh vực nhất định. Nên hiệu quả lao động của từng người
không đồng đều, đây là một hạn chế của bộ máy kế toán tại trường.
3.2.2. Tổ chức công tác kế toán thu, chi sự nghiệp
- Tổ chức chứng từ thu, chi sự nghiệp
Chứng từ kế toán có vai trò rất quan trọng, là cơ sở pháp lý để kiểm tra,
kiểm soát các hoạt động thu chi tại đơn vị và là cơ sở để tiến hành ghi sổ kế
toán. Vì tầm quan trọng đó công tác lập, kiểm tra và theo dõi, bảo quản chứng
từ là một việc làm rất cần thiết.
Qua khảo sát tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên cho
thấy: đơn vị đã áp dụng hệ thống chứng từ kế toán ban hành cho các đơn vị
hành chính sự nghiệp theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng
3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và thông tư 185/2010/TT-BTC
Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành
kèm theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC. Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản lý
phòng kế toán còn xây dựng một số chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm
hoạt động của đơn vị. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị được phản
ánh đầy đủ cả 4 chi tiêu: chỉ tiêu tiền lương, chỉ tiêu vật tư, chỉ tiêu tiền tệ và
chỉ tiêu TSCĐ.
Bước 1. Tổ chức lập chứng từ
Hiện nay phòng Kế hoạch tài chính đang sử dụng phần mềm MISA, do
đó một số chứng từ được lập trực tiếp bằng phần mềm như phiếu thu, phiếu
chi theo đúng mẫu quy định của Bộ tài chính. Các chứng từ khác như Giấy rút
dự toán ngân sách, uỷ nhiệm chi, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho, … được thực hiện từ phần mềm Excel. Do đó đã giảm bớt
được rất nhiều thời gian và nhìn chung các chứng từ kế toán rõ ràng, đầy đủ,
đúng nội dung, không tẩy xóa, không viết tắt.
Bước 2. Kiểm tra chứng từ
xvi
Vì kế toán thanh toán tại đơn vị năng lực hạn chế, do đó các chứng từ
đều trải qua ba lần kiểm tra.
Qua khảo sát tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên cho
thấy, một số năm trở về trước trên các chứng từ còn thiếu một số thông tin
như chữ ký của người mua hàng trên hóa đơn, thiếu ngày tháng năm. Tuy
nhiên, ba năm trở lại đây các chứng từ được kiểm tra tương đối chặt chẽ, do
đó tất cả các chứng từ lập tương đối rõ ràng, đầy đủ các thông tin, đúng với
các quy định của nhà nước.
Bước 3. Tổ chức sử dụng chứng từ
Sau khi kiểm tra chứng từ, kế toán tiến hành phân loại sắp xếp các
chứng từ theo nội dung kinh tế.
Hiện tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đang sử dụng
phần mềm do đó sau khi kiểm tra chứng từ kế toán tiến hành nhập số liệu và một
số thông tin trên chứng từ vào máy tính và bấm vào nút ghi sổ trên thanh Menu,
phần mềm sẽ cho phép ghi sổ kế toán.
Bước 4. Tổ chức lưu trữ và bảo quản chứng từ
Phòng Kế hoạch tài chính thực hiện việc bảo quản, lưu trữ chứng từ kế
toán theo Điều 40 Luật kế toán và Quyết định số 218/2000/QĐ-BTC ngày
29/12/2000 của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, ở đơn vị còn có một số hạn chế: Thứ nhất là chưa có kho
lưu trữ riêng để tiện cho việc bảo quản chứng từ; Thứ hai, tủ đựng chứng từ
sắp xếp chưa theo thứ tự nên chưa thuận tiện trong quá trình tìm kiếm.
- Tổ chức tài khoản thu, chi sự nghiệp
Trong quá trình hoạt động tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện
Biên sẽ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế khác nhau. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh sẽ liên quan đến một nội dung kinh tế nhất định. Các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh được thông tin và kiểm tra nhờ chứng từ kế toán. Tuy nhiên, chứng từ
kế toán không phản ánh được mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán. Do vậy,
để phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán một cách thường xuyên, liên tục
và có hệ thống thì phải phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào các tài khoản. Hiện
nay, đơn vị sử dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo Quyết định
xvii
19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư
185/TT-BTC hướng dẫn, sửa đổi bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
Căn cứ vào nội dung các nghiệp vụ phát sinh kế toán Trường Cao đẳng Kinh tế
- Kỹ thuật Điện Biên sử dụng tài khoản cho phù hợp.
Qua khảo sát cho thấy tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện
Biên vận dụng tương đối chuẩn xác theo chế độ kế toán hiện hành.
- Tổ chức sổ sách kế toán thu, chi sự nghiệp
Hệ thống sổ kế toán tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
áp dụng theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Đối với sổ
tổng hợp đơn vị mở theo tài khoản cấp 1 được quy định trong chế độ kế toán.
Còn đối với sổ chi tiết thì tùy vào đặc điểm, khối lượng nghiệp vụ, đối tượng
kế toán mà Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên xác định số lượng,
nội dung sổ chi tiết để dễ dàng theo dõi, đối chiếu. Qua khảo sát tại Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên cho thấy: Với khối lượng nghiệp vụ
vừa phải, số lượng tài khoản không quá lớn, đơn vị chọn hình thức ghi sổ là
Nhật ký – sổ cái. Hệ thống sổ kế toán tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Điện Biên bao gồm: Danh mục sổ tổng hợp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Điện Biên: mở sổ đầy đủ tương ứng với các TK theo quy định.
Qua nghiên cứu cho thấy tổ chức hệ thống sổ kế toán của Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên tương đối đầy đủ về mặt số lượng, sổ chi
tiết được mở tương đối đủ cho các đối tượng kế toán liên quan đến Trường.
- Tổ chức báo cáo kế toán thu, chi sự nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính hiện nay tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Điện Biên được áp dụng theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Qua khảo sát tại đơn vị cho thấy,
định kỳ mỗi quý (khi có yêu cầu của cấp quản lý) và cuối niên độ kế toán năm
phòng kế hoạch tài chính luôn lập các báo cáo đầy đủ, kịp thời, đúng với quy
định của Nhà nước. Cơ sở để tiến hành lập các báo cáo tài chính và báo cáo
quyết toán NS là các sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
- Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
xviii
Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một nội dung cần thiết và quan
trọng. Nó đảm bảo cho công tác kế toán được tổ chức một cách khoa học hợp
lý, chấp hành đúng chế độ kế toán và các văn bản quy định của Nhà nước, số
liệu kế toán được phản ánh chính xác, trung thực, khách quan. Mặt khác, qua
công tác kiểm tra sẽ phát hiện và ngăn ngừa các hành vi gian lận trong quản
lý tài chính.
Kết quả khảo sát cho thấy: tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Điện Biên, công tác kiểm tra kế toán đã được quan tâm, đã bám vào Quyết
định 67/2004/QĐ-BTC của Bộ tài chính về Quy chế tự kiểm tra tài chính kế
toán tại các đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Mặc dầu công tác kiểm tra tài chính tại đơn vị trong những năm qua
được thực hiện bởi phòng kế hoạch tài chính, UBND tỉnh. Công tác kiểm tra
tương đối chặt chẽ nhưng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ trong đơn
vị, thành lập mới bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập (quy định trong Luật kiểm
toán) hoặc kiện toàn bộ máy của ban thanh tra nhân dân, cần phải đặc biệt chú
ý đến năng lực chuyên môn. Có như thế, công tác kiểm tra kế toán mới phát
huy hết hiệu quả.
- Tổ chức kiểm tra thu, chi sự nghiệp
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Điện Biên tương đối nhiều, tuy nhiên các nghiệp vụ kinh tế có nội dung
tương tự nhau nhiều. Do đó có thể nhóm các nghiệp vụ có nội dung kinh tế
tương tự nhau thành một phần hành và kế toán trưởng phân công nhân viên kế
toán phụ trách các phần hành đó. Mục đích để Ban giám hiệu đặc biệt là kế
toán trưởng thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài
chính trong Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, chuyên môn hóa
để công việc tiến hành được thuận lợi.
Tại các bộ phận quản lý vật tư thì kế toán cũng làm tương tư như
TSCĐ. Tuy nhiên, do vật tư ở các khoa thường có nhiều chi tiết nhỏ mà kế
toán thì không có chuyên môn ở lĩnh vực này do đó để kiểm soát là tương đối
khó. Đôi khi thất thoát cũng không biết. Đây là một hạn chế.
xix
CHƯƠNG IV: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
TỔ CHỨC KẾ TOÁN THU, CHI SỰ NGHIỆP
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN
4.1. Kết luận về thực trạng tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp tại
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
4.1.1. Ưu điểm
Qua khảo sát thực tế tại đơn vị cho thấy Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Điện Biên đã thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý tài
chính, tổ chức công tác kế toán. Kết quả được thể hiện như sau :
Về quản lý tài chính: Bước đầu thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-
CP đã tạo được những thay đổi đáng kể trong nhận thức của nhà trường, qua
đó tính tự chủ của nhà trường được thể hiện trong việc ra các quyết định,
trong đó có các quyết định tài chính mang tính chủ động và sát với thực tiễn
hơn, do đó cũng thu được hiệu quả cao hơn. Mặt khác, nhà trường đã bắt đầu
thực hiện ba công khai theo quy định của Nhà nước, trong đó có công khai tài
chính theo Thông tư số 21/2005/TT-BTC, công khai quản lý sử dụng tài sản
nhà nước theo Quyết định số 115/2008/QĐ-Ttg nên đã minh bạch việc sử
dụng các nguồn lực, tài sản của nhà trường.
Trên cơ sở đổi mới phương thức quản lý, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức,
thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Trường đã thực hiện cơ chế tự chủ tài
chính. Tiết kiệm nguồn kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên, kết hợp
tăng nguồn thu sự nghiệp là cơ sở để nhà trường trả thu nhập tăng thêm cho
cán bộ công nhân viên.
Về tổ chức bộ máy quản lý: trong trường nói chung đã bắt đầu có những
chuyển đổi tích cực. Trên cơ sở nhà nước giao cho quyền tự chủ về định biên
nhà trường đang dần từng bước bố trí sắp xếp đội ngũ cho phù hợp với năng
lực và trình độ chuyên môn của người lao động, khuyến khích những người
lớn tuổi, năng lực thực sự yếu kém, hay chây lười về nghỉ trước tuổi, để tuyển
mới đội ngũ giáo viên trẻ có năng lực, trình độ chuyên môn từ khá giỏi trở lên
về công tác lâu dài phục vụ cho nhà trường.
xx
Về tổ chức công tác kế toán: Do nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh
vực này đối với sự nghiệp và phát triển nhà trường. Do đó nhà trường rất
quan tâm đến nhân lực, điều kiện làm việc. Cho nên hoạt động của lĩnh vực
này trong những năm qua cũng thu được nhiều thành tích đáng kể.
4.1.2. Nhược điểm
Tuy đã đạt được nhiều ưu điểm trong công tác tài chính và tổ chức kế
toán của nhà trường. Song vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Về công tác tài chính:
Thứ nhất, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa đầy đủ, chi tiết:
Trong quy chế chi tiêu nội bộ có những điều khoản về tiền lương chưa hợp lý,
chưa bám sát thực tế, hiệu suất, hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên
mà chế độ trả lương của nhà trường còn nặng tính bình quân chủ nghĩa, trả
theo thâm niên công tác, tiền vượt giờ của giảng viên quy định còn quá thấp
so với giá cả thực tế nên chưa có tác động khuyến khích nâng cao trình độ
chuyên môn cũng như tăng năng suất, hiệu quả trong công việc.
Thứ hai, cơ cấu chi chưa hợp lý, các khoản chi khác bao gồm chi phí
điện nước, chi thông tin liên lạc, …. vẫn còn lớn trong khi đó chi cho chuyên
môn còn chiếm tỷ trọng thấp. Đây vẫn là tồn tại của rất nhiều trường trong hệ
thống giáo dục quốc dân hiện nay.
- Về tổ chức công tác kế toán:
Thứ nhất, mặc dầu bộ máy kế toán dựa trên năng lực chuyên môn của
từng người để bố trí sắp xếp, tuy nhiên chưa thực sự hợp lý vì kế toán trưởng
phải kiêm kế toán tổng hợp gánh vác rất nhiều công việc, trong khi đó kế toán
tiền lương, BHXH, theo dõi học phí lại chưa thực sự phát huy được hiệu quả
công việc, năng lực còn hạn chế. Mặt khác, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát
sinh tương đối nhiều mà số lượng nhân viên ít nên đôi khi hơi "quá tải" và
còn hạn chế trong việc tiếp thu những chính sách, chế độ, nâng cao trình độ
tin học, ngoại ngữ để phục vụ cho công tác kế toán tại đơn vị.
Thứ hai, quá trình kiểm soát chi còn chưa chặt chẽ, một số nghiệp vụ
kinh tế phát sinh như sửa chữa ô tô, các loại máy chưa có chứng từ kiểm định
xxi
trước khi thanh toán, hoặc như khoán văn phòng phẩm chưa xây dựng được
căn cứ định mức khoán
Thứ ba, khi mua công cụ, dụng cụ, vật tư thực tập đơn vị không theo
dõi trên tài khoản 152, 153 mà khi mua về hạch toán thẳng vào tài khoản 661
chi hoạt động nhưng vẫn có bộ phận lập phiếu nhập và phiếu xuất là không
đúng với chế độ kế toán. Mặt khác, không thường xuyên kiểm kê vật tư thực
tập nên khó kiểm soát trong việc mua vật tư về có dùng hết hay không. Qua
tìm hiểu, chúng tôi thấy hạn chế này rất phổ biến ở nhiều trường.
Thứ tư, trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ liên doanh liên kết đơn
vị đôi khi còn lúng túng trong việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ năm, đầu năm học mới phòng kế hoạch tài chính nhà trường tiến
hành thu học phí với số lượng HS, SV trong toàn trường lớn. Nhưng thủ quỹ
và kế toán tiến hành ghi chép thủ công trên biên lai thu học phí mua sẵn của
chi cục thuế thành phố do đó rất mất nhiều thời gian, hay sai sót.
Thứ sáu, Công tác lưu trữ chứng từ chưa thật tốt, chưa có kho để bảo
quản riêng. Mặt khác, việc sắp xếp bố trí các tủ chưa thật hợp lý.
Thứ bảy, Trường lựa chọn hình thức ghi sổ là Nhật ký - sổ cái. Hình
thức này không phù hợp trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin như
hiện nay và số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Trường ngày càng nhiều.
Thứ tám, Hệ thống báo cáo tại đơn vị chỉ mới chú trọng vào báo cáo tài
chính, chưa có báo cáo quản trị do đó đã phần nào hạn chế thông tin chính xác
giúp cho các nhà điều hành ra quyết định kịp thời.
Thứ chín, việc kiểm tra giám sát nội bộ của ban thanh tra nhân dân chỉ
mang tình hình thức, chưa thực sự làm tốt vai trò của mình trong việc ngăn
ngừa, phát hiện những sai phạm trong công tác quản lý tài chính nói chung.
4.2. Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện tổ chức kế toán thu,
chi sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
4.2.1. Định hướng phát triển của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Điện Biên đến năm 2020
Hoàn chỉnh mạng lưới cơ sở giáo dục đại học trên phạm vị toàn quốc,
có sự phân tầng về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, đảm bảo hợp lý cơ cấu trình
xxii