Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty tnhh m&p quốc tế - chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.89 KB, 99 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Logistics có vai trò quan trọng và tác dụng to lớn đối với hoạt động của
doanh nghiệp. Cụ thể, logistic là công cụ liên kết, mở rộng thị trường; tối ưu hoá
chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh; hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định
chính xác; thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận cho phép các nhà kinh
doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú hơn.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sư gia tăng
trong hoạt động xuất – nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistic tài Việt Nam đang có
những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của WTO, thị trường hàng hóa và dịch vụ ngày càng được mở rộng, nhu
cầu giao lưu phân phối ngày càng trở nên cấp thiết và ngành logistic đã trở thành
một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất Việt Nam.
Chính vì vậy em nghiên cứu đề tài:” Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - Chi nhánh Hà Nội”
1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI.
Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là những vấn đề quan trọng đối với
doanh nghiệp nói chung và công ty kinh doanh dịch vụ nói riêng. Có nhiều nghiên
cứu về đề tài “Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh” tại các đơn vị khác nhau.
Các nghiên cứu đều cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc hạch toán
chính xác, rõ ràng, đầy đủ doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh. Như
đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV cấp nước Yên Bái hay tại Tổng
công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC).
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu các vấn đề về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh
nghiệp. Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán
doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH M&P Quốc tế - chi
nhánh Hà Nội.
i
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Doanh thu là gì? Chi phí sản xuất kinh doanh là gì? Xác định kết quả sản
xuất kinh doanh như thế nào?
Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội như thế nào?
Làm thế nào để hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh tại công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội?
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội làm cơ sở để viết
đề tài. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh tại công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội. Phân tích thực
trạng và trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội. Trong
đề tài này, tác giả nghiên cứu doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội trên góc độ kế toán tài chính.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp:
Phương pháp định tính, phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, phương pháp
thu thập thông tin bằng khảo sát, phương pháp tổng hợp các tài liệu tham khảo…
1.7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp nói chung và tại
Công ty TNHH M&P Quốc tế nói riêng.

1.8 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Luận văn gồm 4 nội dung:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
ii
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic
Chương 3: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và các giải pháp hoàn thiện kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi
nhánh Hà Nội.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH
VỤ LOGISTIC
2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic ảnh hưởng tới kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
2.1.1. Khái niệm logistics
Logistics có thể tạm dịch một cách không sát nghĩa là “ hậu cần”, nhưng có
lẽ đến nay Tiếng Việt chưa có thuật ngữ tương đương. Chúng ta có thể chấp nhận từ
logistics như một từ đã được Việt hóa, tương tự như nhiều từ khác trong thực tế đã
chấp nhận như container, marketing…
Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại
Việt Nam: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ
chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm thủ tục hariq uan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa
theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.( Căn cứ Điều 233 Luật thương
mại 2005)
2.1.2. Phân loại logistic
Lĩnh vực logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn khác nhau

nên người ta chia thành 4 phương thức khai thác hoạt động logistics như sau:
- Logistics tự cung cấp
- Second Party Logistics (2PL)
iii
- Third Party Logistics (TPL) hay logistics theo hợp đồng
- Fourth Party Logistics (FPL) hay Logistics chuỗi phân phối.
2.1.3. Đặc điểm dịch vụ logistic
Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ toàn bộ quá
trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản
xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng.
Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận
tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics.
Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức.
2.1.4. Ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh dịch vụ logistic ảnh hưởng đến kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Hoạt động kinh doanh dịch vụ logsitics có những đặc điểm ảnh hưởng đến kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh như sau: chính sách tỷ giá hối đoái,
chính sách thuế của Nhà nước, …
2.2. Kế toán doanh thu và thu nhập trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics
Doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Khi được phản ánh theo lĩnh vực và khu vực kinh doanh, doanh thu giúp cho người
nhận thông tin có thể hiểu được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
theo từng loại hoạt động và từng khu vực, đánh giá rủi ro, mức sinh lời của doanh
doanh nghiệp và đưa ra được những nhận định đầy đủ hơn, từ đó có thể đưa ra
những quyết định kinh tế đúng đắn.
2.2.1. Khái niệm và phân loại doanh thu
- Khái niệm doanh thu và thu nhập trong doanh nghiệp
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” ( Ban
hành theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006), Doanh

thu được định nghĩa là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu
hộ bên thứ ba, không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu
iv
của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông
hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
- Phân loại doanh thu:
*Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền đã thu hoặc sẽ thu được từ
việc bán hàng hóa sản phẩm và cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ đi các
khoản giảm giá, chiết khấu hàng bán và các khoản hàng bán bị trả lại.
* Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính là toàn bộ số tiền đã thu hoặc sẽ thu được từ các
hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay (trừ
lãi tiền vay phát sinh từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản), tiền lãi trả chậm của
việc bán hàng trả góp, tiền hỗ trợ lãi xuất tiền vay của Nhà nước trong kinh doanh
(nếu có), thu từ hoạt động mua bán chứng khoán ( công trái, trái phiếu, tín phiếu, cổ
phiếu…)
*Thu nhập từ các hoạt động khác
Là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các hoạt động xảy ra không thường
xuyên của doanh nghiệp ngoài các khoản thu đã được xác định là doanh thu hoạt
động kinh doanh hoặc doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
2.2.2. Điều kiện ghi nhận và nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Việc xác định và ghi nhận doanh thu phải tuân thủ theo các quy định trong Chuẩn
mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”. Doanh thu được ghi nhận theo
nguyên tắc phù hợp, theo năm tài chính và phải được theo dõi riêng biệt theo từng
loại doanh thu. Khi phát sinh các khoản giảm trừ thì kế toán phải hạch toán riêng
biệt các khoản giảm trừ
Nguyên tắc ghi nhận “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Khi bán sản phẩm hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ, doanh thu phát sinh dưới dạng
tiền hoặc khoản chấp nhận cho nợ (cho nợ: là sự cam kết của khách hàng sẽ trả tiền
ở một thời điểm được ấn định trong tương lai) doanh thu được xác định bằng giá trị
hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản giảm trừ.
v
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được chấp nhận ngay thì
doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu
được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, có thể nhỏ
hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.
Nguyên tắc ghi nhận “Doanh thu hoạt động tài chính”
Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận
được lợi ích kinh tế từ giao dịch.
2.2.3. Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ
2.2.3.1. Chứng từ sử dụng
Hóa đơn tài chính thực hiện theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ tài
chính về hoá đơn bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
Ngoài các hoá đơn trên, kế toán còn sử dụng các chứng từ sau:Hợp đồng vận
chuyển, Phiếu xác nhận cung cấp dịch vụ, Vận đơn, Cam kết thanh toán, Công nợ
đại lý
2.2.3.2. Tài khoản sử dụng
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic, tài khoản sử dụng chủ yếu
là TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Bên cạnh các tài khoản ghi
nhận doanh thu, kế toán cũng sử dụng các tài khoản giảm trừ doanh thu như: TK
521 “ Chiết khấu thương mại”, TK 532 “ Giảm giá hàng bán”
Tài khoản 511 là “Doanh thu cung cấp dịch vụ” được sử dụng để phản ánh
các khoản doanh thu cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
2.2.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
2.2.4.1. Chứng từ sử dụng
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài
chính đưa lại.

Trong kế toán doanh thu hoạt động tài chính, ngoài các hóa đơn GTGT và
hóa đơn bán hàng theo thông tư số 153/ 2010/TT-BTC của Bộ tài chính, kế toán
doanh thu hoạt động tài chính còn sử dụng các chứng từ: Giấy báo có của ngân
hàng, các hợp đồng liên doanh liên kết, các chứng từ có giá ( cổ phiếu, trái
phiếu…); các hợp đồng tín dụng.
vi
2.2.4.2. Tài khoản sử dụng
Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên Tài khoản 515 bao gồm các
khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu
hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản
doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.
2.2.5. Kế toán thu nhập khác
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 711 “Thu nhập khác” dùng để phản ánh các
khoản thu nhập khác của doanh nghiệp
2.3. Kế toán chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic
2.3.1. Khái niệm và phân loại chi phí
- Khái niệm về chi phí
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao
phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Trong đó chi phí về lao động sống: tiền lương, các khoản phụ cấp tính theo lương;
chi phí lao động vật hoá : chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định…các chi
phí này được tính vào giá vốn của sản phẩm hàng hoá. Bên cạnh các chi phí này còn
các loại chi phí được bù đắp bởi doanh thu: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp…
- Phân loại chi phí
Các cách phân loại thường được sử dụng ở các doanh nghiệp gồm:
Thứ nhất, phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và tập hợp chi phí, các doanh
nghiệp chia chi phí thành 2 loại: Chi phí trực tiếp, Chi phí gián tiếp
Thứ hai, phân loại chi phí theo khoản mục chi phí:

Căn cứ vào công dụng kinh tế, địa điểm phát sinh chi phí người ta chia thành
các khoản mục khác nhau. Có 3 khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung
Thứ ba, phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng dịch vụ: Chi
phí cố định (định phí), Chi phí biến đổi (biến phí), Chi phí hỗn hợp.
2.3.2. Phương pháp kế toán chi phí
vii
Phương pháp hạch toán là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp
được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí.
2.3.3. Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán sử dụng để kế toán chi phí bao gồm:
Hóa đơn mua hàng và cung cấp dịch vụ theo thông tư số 153/2010/TT-BTC
của Bộ tài chính
Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ,
Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ
Bên cạnh đó, kế toán còn sử dụng một số chứng từ khác như: công nợ đại lý,
phiếu chi, hóa đơn thu phí của ngân hàng, hợp đồng vay nợ và phiếu chi tiền gửi
ngân hàng…
2.3.4. Kế toán giá vốn dịch vụ logistic
Tài khoản sử dụng: TK 632 : Chi phí giá vốn hàng bán
2.3.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng: TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Chi phí quản lý doanh nghiệp được kế toán chi tiết theo từng nội dung chi phí
theo quy định.
2.3.6. Kế toán chi phí tài chính
Tài khoản sử dụng : TK 635 “ Chi phí tài chính”
2.3.7. Kế toán chi phí khác
Tài khoản sử dụng: TK 811 “ Chi phí khác”
2.3.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2.4. Kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

logistic
2.4.1. Khái niệm kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp sau một thời kỳ nhất định, và được xác định bằng cách so sánh giữa một bên
là tổng doanh thu và thu nhập với một bên là tổng chi phí của các hoạt động kinh tế
đã được thực hiện. Nếu doanh thu và thu nhập từ các hoạt động lớn hơn chi phí thì
doanh nghiệp có lãi và ngược lại nếu doanh thu và thu nhập nhỏ hơn chi phí thì
doanh nghiệp bị lỗ.
vii
i
2.4.2. Kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics
2.4.2.1. Nguyên tắc kế toán
Khi tiến hành kế toán kết quả kinh doanh cần tuân thủ theo 3 nguyên tắc sau
đây:
Kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán phải được hạch toán theo đúng
quy định của chế độ quản lý tài chính.
Kế toán hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại
hoạt động (Hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ, hoạt
động tài chính…).
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số
doanh thu thuần và thu nhập thuần.
2.4.2.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng
- Chứng từ sử dụng
Chứng từ sử dụng để kế toán xác định kết quả kinh doanh bao gồm tất cả
các chứng từ liên quan đến doanh thu, chi phí ở các phần hành trên .
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” được dùng để xác định kết quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một
kỳ kế toán.

ix
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH M&P QUỐC TẾ - CHI NHÁNH
HÀ NỘI
3.1. Tổng quan về công ty TNHH M& P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội được thành lập từ năm 2002, là đại diện cho công ty ở khu
vực phía Bắc làm hàng cho công ty. Kể từ khi thành lập đến nay, vận tải quốc tế là
lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của chi nhánh. Với phương châm không ngừng mở
rộng thị trường, sau hơn 10 năm phát triển, khách hàng trong nước và quốc tế đã và
đang đến với chi nhánh ngày một nhiều hơn. Cùng với dịch vụ vận tải quốc tế, các
dịch vụ khác như môi giới hàng hải, khai thác hàng lẻ, dịch vụ hải quan, hàng rời…
cũng thường xuyên diễn ra liên tục.
3.1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Hoạt động kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh rất đa dạng và phong phú, bao
gồm:Thương mại, ủy thác xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa đa phương thức
bằng đường biển, đường hàng không quốc tế và nội địa, dịch vụ gom hàng và vận
chuyển hàng lẻ (LCL) với phương thức Door to door service, dịch vụ thủ tục hải
quan khai báo trọn gói, giao nhận hàng công trình, hàng quá cảnh, hàng rời…
3.1.2. Đặc điểm tổ chức của chi nhánh
3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của chi nhánh
- Tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty lựa chọn mô hình tổ chức kế toán tập trung, theo hình thức này thì
toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng tài chính kế toán của
Công ty.
- Tổ chức công tác kế toán
Công ty thực hiện chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành
kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
Tổ chức sổ kế toán được thực hiện trên phần mềm kế toán theo hình thức
Nhật ký chung.

x
3.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH M&P
QUỐC TẾ - CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.2.1. Đặc điểm và phân loại doanh thu
Dựa trên đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ nên hoạt động chủ yếu của Công ty
TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội là kinh doanh dịch vụ vận chuyển bao
gồm: Kinh doanh dịch vụ vận chuyển đường biển, kinh doanh dịch vụ vận chuyển
đường hàng không và kinh doanh dịch vụ nội địa. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh
hoạt động tài chính. Vì thế, kế toán quản lý doanh thu theo hai loại chính là Doanh
thu cung cấp dịch vụ và Doanh thu hoạt động tài chính.
3.2.2. Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH M&P Quốc tế -
chi nhánh Hà Nội
3.2.2.1. Hệ thống chứng từ sử dụng
Công ty sử dụng các chứng từ sau:
Hợp đồng nguyên tắc
Biên bản bàn giao hàng hóa
Bộ chứng từ liên quan đến lô hàng: Vận đơn, Bảng đánh giá yêu cầu của khách hàng
Phiếu thu, bảng tổng hợp doanh thu từng hoạt động
Hóa đơn GTGT theo thông tư 153/2010/TT-BTC
3.2.2.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”
Tk 51131: Doanh thu cung cấp dịch vụ - vận chuyển đường biển
TK51132: Doanh thu cung cấp dịch vụ - Vận chuyển đường hàng không
TK 51133: Doanh thu cung cấp dịch vụ - vận chuyển nội địa
3.2.2.3. Sổ kế toán
Sổ chi tiết các loại doanh thu, sổ Nhật ký chung và Sổ Cái TK 511.
3.2.2.4. Quy trình kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu của công ty được hạch toán riêng cho từng loại hình hoạt động.
Sản phẩm của công ty là dịch vụ nên không có các khoản giảm trừ doanh thu: giảm
giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại.

3.2.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
xi
Chứng từ kế toán : Giấy báo có của ngân hàng
Tài khoản sử dụng : TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Trình tự kế toán: Hàng tháng kế toán căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng, chứng
từ, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết tài khoản 515, sổ Nhật ký chung và sổ cái tài
khoản 515.
3.2.4. Kế toán thu nhập khác
Tài khoản sử dụng : TK 711: Thu nhập khác
3.3.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH M&P QUỐC
TẾ - CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.3.1. Các loại chi phí của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Yên Bái
Chi phí hoạt động kinh doanh thông thường:
Các loại chi phí phát sinh tại chi nhánh bao gồm:
Chi phí dịch vụ vận chuyển
Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khác
3.3.2.Kế toán chi phí giá vốn hàng bán
Tài khoản sử dụng: TK 632: Chi phí giá vốn hàng bán
Trình tự kế toán: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra được dùng làm
căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nhiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký, sau đó căn cứ số liệu
đã ghi trên sổ Nhật ký chung để vào sổ cái theo tài khoản kế toán phù hợp: Sổ nhật
ký chung, Sổ chi tiết TK 632, Bảng kê chứng từ
3.3.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 635 “ Chi phí tài chính”
Trình tự kế toán: Trên cơ sở các chứng từ phản ánh chi phí tài chính phát sinh:
Phiếu chi, phiếu thu phí tiền gửi của ngân hàng đối chiếu và cập nhật vào sổ Nhật
ký chung, sổ chi tiết tài khoản 635 sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký
chung để vào sổ cái tài khoản 635

3.3.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng: TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trình tự kế toán: Trên cơ sở các chứng từ phản ánh chi phí tài quản lý doanh
xii
nghiệp phát sinh: Hóa đơn tiền điện, nước, mua văn phòng phẩm … kế toán tiến
hành vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 642, sổ cái tài khoản 642
3.3.5. Kế toán chi phí khác
Tài khoản sử dụng: TK 811: Chi phí khác
3.4. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH
3.4.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội được
xác định chủ yếu dựa trên kết quả cung cấp dịch vụ và kết quả hoạt động tài chính.
Kết quả này được xác định bằng khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần về cung
cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính so với giá vốn dịch vụ cung cấp, chi phí
tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp.
3.4.2. Kế toán kết quả kinh doanh
3.4.2.1. Tài khoản sử dụng và sổ kế toán
Công ty sử dụng tài khoản 911 và các sổ chi tiết , sổ cái và sổ Nhật ký chung.
3.4.2.2. Quy trình kế toán kết quả kinh doanh
Hàng tháng, kết toán căn cứ vào chứng từ, sổ kế toán chi tiêt, Sổ Cái các tài
khoản để xác định kết quả kinh doanh cho từng loại hoạt động của chi nhánh và Kết
quả kinh doanh chung toàn bộ chi nhánh.
CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH M&P QUỐC TẾ - CHI NHÁNH HÀ NỘI
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội
4.1.1. Những ưu điểm
Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội là một doanh nghiệp hạch
toán độc lập, mô hình kế toán tập trung.

Công ty đã xây dựng được hình thức kế toán phù hợp với chế độ kế toán do
Bộ tài chính ban hành đồng thời phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh dịch vụ
của công ty.
xii
i
Hệ thống tài khoản và trình tự hạch toán được quy định cụ thể, rõ rạng tạo điều
kiện cho việc hạch toán doanh thu và chi phí của Công ty một cách chính xác.
4.2. Những tồn tại
4.1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động kế toán
4.1.2.2. Kế toán doanh thu tại chi nhánh
4.1.2.3. Kế toán chi phí tại chi nhánh
4.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
tại Công ty M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội
4.2.1. Chiến lược phát triển của Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà
Nội
Tập trung nâng cao phát triển dịch vụ logistic
Công ty xác định yếu tố nhân lực có kinh nghiệm là chìa khóa để phát triển
ngành dịch vụ logistics
Đẩy mạnh việc tìm kiếm, đấu thầu để cung cấp dịch vụ logistics cho các dự án
đầu tư xây dựng lớn, khách hàng đa quốc gia có sản lượng nhiều và ổn định.
Tiến hành dịch vụ đầu tư cơ sở hạ tầng, tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng KCN
4.2.2. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội
* Sự cần thiết phải hoàn thiện
* Nguyên tắc hoàn thiện
4.2.3. Nội dung hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội
4.2.3.1. Tổ chức kế toán và phân công lao động kế toán
4.2.3.2. Công tác ghi nhận và thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí
4.2.3.4. Trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi

4.2.3.5. Về công tác xác định kết quả kinh doanh
4.2.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh tại Công ty
4.2.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
xiv
4.2.4.2. Đối với Công ty dịch vụ Logistic
4.3. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong
tương lai
KẾT LUẬN
xv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có khoảng 3200km đường biển cộng với vị trí địa lý quan trọng
trong khu vực đông nam á - đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Khi
hệ thống giao thông đường biển phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các
ngành và các dịch vụ phát triển như: ngành tài chính, công nghiệp đóng tàu, và rất
nhiều ngành dịch vụ khác đặc biệt là ngành dịch vụ Logistics.
Mặc dù logistic là ngành rất mới tại Việt Nam nhưng dịch vụ này có vai trò
hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Logistics đóng vai trò là cầu nối
giữa người tiêu thụ và người sản xuất, giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu,
giữa người trong nước và người ngoài nước. Vì vậy, Nhà nước Việt Nam đã có
những chính sách quan trọng để hỗ trợ tạo điều kiện cho dịch vụ này phát triển.
Ngoài ra Logistics có vai trò quan trọng và tác dụng to lớn đối với hoạt
động của doanh nghiệp. Cụ thể, logistic là công cụ liên kết, mở rộng thị trường; tối
ưu hoá chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh; hỗ trợ nhà quản lý ra quyết
định chính xác; thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận cho phép các nhà
kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú hơn. Dịch
vụ Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình
sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp; tiết kiệm và giảm chi
phí trong hoạt động lưu thông phân phối; gia tăng giá trị kinh doanh, mở rộng thị

trường, giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sư gia tăng
trong hoạt động xuất – nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistic tài Việt Nam đang có
những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của WTO, thị trường hàng hóa và dịch vụ ngày càng được mở rộng, nhu
cầu giao lưu phân phối ngày càng trở nên cấp thiết và ngành logistic đã trở thành
một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất Việt Nam. Với
doanh số hàng tỷ USD nên dịch vụ Logistic rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Hiện nay, ở
Việt Nam đã có trên 200 công ty cung cấp dịch vụ Logicstic hàng đầu thế giới có
mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có công ty TNHH M&P
1
Quốc tế- công ty hàng đầu Singapore về Logistic. Tuy nhiên, để khai thác tối qua
hiệu quả của việc kinh doanh dịch vụ logistic, bên cạnh việc phát triển các loại hình
kinh doanh dịch vụ, chúng ta cần nghiên cứu về việc hoàn thiện kế toán doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
Chính vì vậy em nghiên cứu đề tài:” Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - Chi nhánh Hà Nội”
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là những vấn đề quan trọng đối
với doanh nghiệp nói chung và công ty kinh doanh dịch vụ nói riêng. Có rất nhiều
công trình nghiên cứu về đề tài doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các
doanh nghiệp. Các công trình đều xuất phát từ lý luận chung về doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh, so sánh đối chiếu với thực tế tại từng doanh nghiệp từ đó
nhận xét những mặt còn hạn chế của doanh nghiệp, đưa ra các phương hướng hoàn
thiện. Mặc dù, các giải pháp, phương hướng hoàn thiện đó đã được áp dụng tại các
doanh nghiệp nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh thì đa dạng, luôn luôn vận động
và biến đổi, vì vậy những giải pháp, phương hướng hoàn thiện đó không còn phù
hợp với tình hình mới. Đó là hạn chế của đề tài nghiên cứu về doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh.
Về cơ bản các đề tài trên đều dựa vào chuẩn mực kế toán Việt Nam trong đó

chủ yếu là chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác và dựa vào quyết định số
15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006.
Về thực trạng, hầu hết các luận văn trên đều mới đi vào khảo sát, mô tả quá
trình kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của các đơn vị, sau đó đưa ra
các nhận xét, đánh giá về công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh.
Về phương hướng hoàn thiện, các tác giả so sánh giữa thực trạng với lý luận
chung để chỉ ra những điểm chưa đúng của kế toán doanh nghiệp. Từ đó đề xuất các
giải pháp để kế toán làm đúng theo chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên chưa quan tâm
tới giải pháp đó có phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hay không.
Cụ thể, đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Yên Bái” của tác giả Đào Thu Hương.
Luân vặn đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
2
kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên cấp nước Yên Bái. Phần kế toán
doanh thu, tác giả tập trung khảo sát thực trạng về nội dung doanh thu tại công ty,
chứng từ, sổ sách và qui trình ghi sổ của hai hoạt động kinh doanh chính của đơn vị
là kinh doanh nước sạch và kinh doanh hoạt động xây lắp. Phần chi phí, tác giả
khảo sát theo từng nội dung kế toán giá vốn hàng bán, kế toán chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động tài chính. Mặc dù, tác giả đã đưa ra
các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công
ty, các giải pháp đó được cụ thể hóa bằng sơ đồ công việc nhưng hoạt động kinh
doanh thì luôn luôn biến động, thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế vì vậy các
giải pháp đó không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Ngoài ra, do lĩnh vực
kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch hoàn toàn khác biệt với
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic của Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi
nhánh Hà Nội.
Cũng như trong luận văn của tác giả Phạm Thị Bích Duyên với đề tài “
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các đơn vị kinh
doanh dịch vụ thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC)”.
Đề tài đã có quá trình khảo sát và nghiên cứu về thực trạng kế toán doanh thu, chi

phí và kết quả kinh doanh ở một số nước trên thế giới đồng thời rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng hoàn thiện và các giải
pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại VTC. Khi
nghiên cứu luận văn này tác giả mới chỉ dựa vào các công trình nghiên cứu khác
chứ chưa khảo sát thực tế đối với kế toán nước ngoài. Mặt khác, do lĩnh vực kinh
doanh của đơn vị khác biệt với lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH M&P Quốc
tế nên nội dung nghiên cứu của đề tài không áp dụng tại công ty TNHH M&P Quốc
tế - chi nhánh Hà Nội.
Hiện nay, vẫn chưa có đề tài nào đề cập đến việc hoàn thiện kế toán doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà
Nội. Công ty TNHH M&P Quốc tế kinh doanh dịch vụ logistic – dịch vụ đặc thù
3
khác với các lĩnh vực khác nên kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh có
nhiều điểm khác biệt với doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh các dịch vụ khác.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
tại các doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính nhằm phân tích được thực trạng
và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - Chi nhánh Hà Nội. Đề
tài phải đạt dược các mục tiêu sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu các vấn đề lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. Có liên hệ với hệ thống khuôn khổ
pháp lý chung hiện hành ở Việt Nam.
Thứ hai: Phân tích thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội.
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và
xác định kết quả tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và trọng
điểm là ba câu hỏi sau:

Thứ nhất, Lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh trong các doanh nghiệp ?
Thứ hai, Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc Tế - chi nhánh Hà Nội như thế nào?
Thứ ba, Làm thế nào để hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - Chi nhánh Hà Nội?
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội gồm
rất nhiều hoạt động như: Kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển, kinh doanh dịch
vụ vận tải đường hàng không, kinh doanh dịch vụ nội địa, kinh doanh hàng rời, đại
lý môi giới tàu biển và ủy thác xuất nhập khẩu… Tuy nhiên, luận văn không thể bao
4
quát hết tất cả các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh mà chỉ tập trung nghiên cứu
lý luận và thực tiễn kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong 3 lĩnh
vực: Kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển, kinh doanh dịch vụ vận tải đường
hàng không và kinh doanh dịch vụ vận tải nội địa.
Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội làm cơ sở để viết đề tài.
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội. Phân tích thực trạng và
trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh tại công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội.
Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội trên góc độ kế toán tài chính.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp:
Phương pháp định tính, phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, phương pháp
thu thập thông tin bằng khảo sát, phương pháp tổng hợp các tài liệu tham khảo…
Tác giả tiến hành khảo sát thực tế tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi
nhánh Hà Nội. Dựa vào các số liệu đã thu thập, sử dụng các phương pháp tổng hợp,

so sánh, diễn giải khi nghiên cứu về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội.
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp nói chung và tại
Công ty TNHH M&P Quốc tế nói riêng.
Đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng để chỉ ra những ưu điểm, những hạn
chế và những tồn tại từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - Chi Nhánh
Hà Nội.
5
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn gồm 4 nội dung:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic
Chương 3: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
công ty TNHH M&P Quốc tế - chi nhánh Hà Nội
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và các giải pháp hoàn thiện kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH M&P Quốc tế - chi
nhánh Hà Nội.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI
PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTIC
2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic ảnh hưởng tới kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
2.1.1. Khái niệm logistics
Logistics có thể tạm dịch một cách không sát nghĩa là “ hậu cần”, nhưng có

lẽ đến nay Tiếng Việt chưa có thuật ngữ tương đương. Chúng ta có thể chấp nhận từ
logistics như một từ đã được Việt hóa, tương tự như nhiều từ khác trong thực tế đã
chấp nhạn như container, marketing…
Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại
Việt Nam: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ
chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm thủ tục hariq uan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa
theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.( Căn cứ Điều 233 Luật thương
mại 2005)
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về logistics: Logistics được hiểu là quá
trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu qủa
tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ
và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc nhằm mụch đích tuân theo
các yêu cầu của khách hàng.
Măt khác, logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chung
chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các
thông tin liên quan… từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của
khách hàng. Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác
thải (Nguồn: UNESCAP)
Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu
chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi
7
xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (World
Marintime Unviersity- Đại học Hàng Hải Thế Giới, D. Lambert 1998).
Thực ra Logistics được áp dụng rất phổ biến và rộng rãi trong nhiều ngành không
chỉ trong quân sự mà nó còn áp dụng trong sản xuất tiêu thụ, giao thông vận tải…
2.1.2. Phân loại logistic
Lĩnh vực logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn khác nhau
nên người ta chia thành 4 phương thức khai thác hoạt động logistics như sau:

- Logistics tự cung cấp
Các công ty tư thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu
các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm
cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics
lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù
hợp với từng địa phương.
- Second Party Logistics (2PL)
Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho
vận. Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê
ngoài các dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ
cơ bản. Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư.
- Third Party Logistics (TPL) hay logistics theo hợp đồng
Phương thức này có nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các
hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc chỉ một số
hoạt động có chọn lọc. Cách giải thích khác của TPL là các hoạt động do một công
ty cung cấp dịch vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng cuả họ, tối thiểu
bao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhẩt 1 năm có
hoặc không có hợp đồng hợp tác. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giứa
một công ty và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó không chỉ nhằm thực hiện các
hoạt động Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp
đồng dài hạn.
- Fourth Party Logistics (FPL) hay Logistics chuỗi phân phối.
FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp ứng
8

×