Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phầnmb – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.91 KB, 122 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

DƯ THỊ MINH
QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hµ Néi, n¨m 2012
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

DƯ THỊ MINH
QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN
ĐỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn Khoa học: TS. NGUYỄN THỊ CHIẾN
Hµ Néi, n¨m 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu và các số liệu trong luận
văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Dư Thị Minh
MỤC LỤC
1.1.1. Khái niệm NHTM 4
1.1.2 Đặc điểm NHTM 5


1.1.3 Các hoạt động kinh doanh cơ bản 6
1.2.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại hối 7
1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM 8
1.3.2. Các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 12
Trước hết, văn bản đầu tiên cần nói đến là Pháp lệnh số 28/2005/PL-
UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội : Pháp lệnh ngoại hối.
Pháp lệnh này quy định về hoạt động ngoại hối. Pháp lệnh này được căn
cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng
12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ vào Nghị quyết
số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội khoá XI, kỳ
họp thứ 7 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2005; 48
2.3.2.3. Quản lý rủi ro bằng hạn mức 64
3.2.1 Giải pháp tổng thể 89
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống các phòng ban có liên quan đến việc quản lý rủi ro 89
3.2.1.2 Hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật, phần mền quản lý rủi ro phục vụ
hoạt động kinh doanh ngoại hối 91
3.2.1.3 Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh ngoại hối và thực hiện chính
sách khen thưởng hợp lý 91
3.2.1.4 Có hệ thống thông tin đầy đủ phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối 93
3.2.2 Giải pháp nghiệp vụ 93
3.2.2.1 Lập bảng theo dõi trạng thái ngoại hối 93
3.2.2.2 Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá 96
3.2.2.3 Quy định hạn mức hợp lý 97
3.2.2.4 Mở rộng và nâng cao việc sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối để
quản lý rủi ro tỷ giá 100
3.2.2.5 Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh ngoại hối 101
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
KDNH Kinh doanh ngoại hối
TTNH Thị trường ngoại hối
TCTD Tổ chức tín dụng
DEALER Chuyên viên kinh doanh ngoại hối
FO Front office/ Phòng kinh doanh
BO Back office/ Phòng hỗ trợ kinh doanh
MO Mid Office/ Phòng quản lý rủi ro
TCKT Tổ chức kinh tế
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU
ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1 Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do VND/USD Error:
Reference source not found
Đồ thị 1.2 Biên độ xung quanh tỷ giá chính thức, 3/1989 đến 3/2011 Error:
Reference source not found
BẢNG
Bảng 1.1 Cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo thời gian, 1989-2009 Error:
Reference source not found
Bảng 2.1 Doanh số kinh doanh ngoại hối tại MB từ 2007-2011 Error:
Reference source not found
Bảng 2.2 Doanh số mua bán ngoại tệ theo loại tiền tệ Error: Reference
source not found
Bảng 2.3 Doanh số mua bán ngoại tệ theo sản phẩm Error: Reference
source not found
Bảng 2.4 Doanh số mua bán ngoại tệ theo lĩnh vực hoạt động Error:
Reference source not found
Bảng 2.5 Cơ cấu mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng TCKT tại MB
giai đoạn 2007-2011 Error: Reference source not found

Bảng 2.6 Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong tổng
lợi nhuận MB giai đoạn 2007-2011. Error: Reference source not
found
Bảng 2.7 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh ngoại hối giai đoạn
2007-2011 Error: Reference source not found
Bảng 2.8 Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối theo lĩnh vực hoạt động. .Error:
Reference source not found
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu hạn mức KDNH với khách hàng là TCKT và cá
nhân được áp dụng tại MB Error: Reference source not found
Bảng 3.1 Trạng thái ngoại tệ Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ
Biều đồ 2.1 Doanh số kinh doanh ngoại hối tại MB từ 2007-2011 Error:
Reference source not found
Biều đồ 2.2 Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối tại MB giai đoạn 2007-2011
Error: Reference source not found
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ năm 2007 đến nay, thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng đã có những biến động lớn do ảnh hưởng bắt nguồn từ
khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ, ảnh hưởng này đã gây ra phá
sản cho hàng trăm Ngân hàng lớn nhỏ trên toàn thế giới, chủ yếu là tại thị
trường Mỹ và Châu Âu. Điều này đã đưa ra những lo ngại lớn cho tất cả
các Ngân hàng trên toàn thế giới về vấn đề quản trị rủi ro như thế nào để
kiểm soát tốt rủi ro trong kinh doanh và quản trị hệ thống, đây cũng là vấn
đề đặc biệt quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam để xây
dựng một mô hình và cách thức quản trị rủi ro tốt và hiệu quả.
Nhận thức được vấn đề sâu sắc đó, Ngân hàng Quân đội đã và đang
xây dựng một mô hình quản trị rủi ro nhằm hạn chế và quản trị tối đa
những rủi ro trong kinh doanh gây ra, đặc biệt là trong kinh doanh ngoại
hối, vì đây là một trong những nghiệp vụ kinh doanh rủi ro nhất của ngân

hàng. Trong 3 năm qua thị trường ngoại hối Việt Nam đã có những biến
động thay đổi rất lớn, tỷ giá các đồng ngoại tệ so với Đôla Mỹ biến động
lên xuống với biên độ rất cao, tỷ giá USD/VND tăng nhanh từ 15.835 năm
2007 lên 18.500 năm 2009, lên 19.500 năm 2010 và đầu năm 2011 là
20.900. Tuy nhiên, chính việc dựa vào những sự biến động đó đã tạo ra các
cơ hội kinh doanh và thu được nguồn lợi nhuận cao cho các Ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Quân đội nói riêng.
Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối đi đôi với việc thu lợi nhuận cao,
Ngân hàng Quân đội luôn luôn phải đối mặt với những rủi ro về tỷ giá, rủi ro
về chính sách, rủi ro về biến động tình hình kinh tế trong nước và thế giới….
Do đó hoạt động kinh doanh ngoại hối có đạt được hiệu quả cao, đem lại lợi
nhuận lớn cho ngân hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc ngân hàng
1
quản trị rủi ro kinh doanh như thế nào, đây cũng là vấn đề trăn trở của hầu hết
các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm
hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
Quân Đội, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động
kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực
trạng và giải pháp” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kinh doanh ngoại hối và
quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng mức độ rủi ro, những biện pháp quản
trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
- Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại
ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các hình thức quản trị
rủi ro trong kinh doanh ngoại hối các nghiệp vụ quản trị rủi ro trong kinh
doanh ngoại hối trên phương diện lý luận và tại Ngân hàng Quân đội; các giải

pháp quản trị rủi ro nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động của NHQĐ
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu về quản
trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu và do yêu cầu
đặc điểm của đề tài, chủ yếu dùng các phương pháp như mô tả, diễn giải, quy
nạp vấn đề, phân tích thống kê, so sánh, khái quát hóa bằng kết luận và kết
hợp việc tiếp cận các số liệu thực tế đã tổng hợp. Qua đó đánh giá và phân
tích tình hình thực tế về quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng Quân đội, đưa
2
ra được nhiều giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao tình hình hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
5. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu
tham khảo, bài Luận văn tốt nghiệp Cao học gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh doanh ngoại hối và rủi ro trong
kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá trong
kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI
VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm NHTM
“Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các

công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền
tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương
tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên”.
NHTM là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh
tế. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã
hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát
triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội.
Luật Các Tổ chức tín dụng do Quốc hội Khóa X thông qua vào ngày 12
tháng 12 năm 1997 và sửa đổi vào ngày 15/6/2004, định nghĩa:
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này
còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập
theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác của pháp luật để
hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dụng nhận tiền
gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán .
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày
12/12/1997 và sửa đổi bổ sung 17/6/2003. Luật Ngân hàng Nhà nước định
nghĩa “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”.
4
Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan
trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài
chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ
được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho
các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội.
1.1.2 Đặc điểm NHTM
“Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng của nền
kinh tế”. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền
kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương

mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng
các ngân hàng.
“Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng
nhất” [3]. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách
tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ
nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
“Ngân hàng là một tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi
nền kinh tế” [3]. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng thương mại đóng
vai trò là người thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu
nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu
với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước.
“Do tiền ngân hàng thực hiện cung cấp tín dụng chủ yếu là tiền gửi của
dân cư và các tổ chức kinh tế nên hoạt động kinh doanh ngân hàng đòi hỏi sự
kiểm soát chặt chẽ” . Việc kiểm soát chặt chẽ này xuất phát từ hoạt động kinh
doanh tiền tệ của ngân hàng. Do hàng ngày ngân hàng thực hiện việc lưu
chuyển một khối lượng lớn tiền trong nền kinh tế nên một ngân hàng đổ vỡ có
thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế. Một sự đổ vỡ nhỏ của
5
ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng đôminô dẫn đến một sự đổ vỡ hàng loạt của
các ngân hàng.
“Hoạt động kinh doanh ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro”
[3]. Do xuất phát từ việc kinh doanh tiền và là trung gian tài chính hoạt động
cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau nên hoạt động ngân hàng phải đối mặt với
rất nhiều rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro
đạo đức, rủi ro tác nghiệp.
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh cơ bản
- Hoạt động huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn của các NHTM nhằm thu hút vốn để ngân hàng
thực hiện việc kinh doanh thông qua các hoạt động sử dụng vốn. Các hình

thức huy động vốn gồm có:
Thứ nhất huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu thông qua việc góp vốn của
các cổ đông.
Thứ hai huy động từ nguồn vốn nợ gồm việc nhận tiền gửi của các tổ
chức và cá nhân và việc đi vay trên thị trường vốn thông qua phát hành các
giấy nợ, vay các TCTD hay vay NHNN .
Ngoài ra nguồn vốn huy động của ngân hàng có thể có từ một số hoạt
động khác như nguồn vốn ủy thác…
- Hoạt động sử dụng vốn:
Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng chính là việc ngân hàng thực hiện kinh
doanh nguồn vốn huy động được. Các hoạt động sử dụng vốn chính gồm có:
Thứ nhất là hoạt động cho vay với các cá nhân và tổ chức trong nền kinh
tế. Đây là hoạt động cơ bản nhất trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM và
mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM.
Thứ hai là hoạt động kinh doanh tiền tệ. Hoạt động này ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng và góp phần tăng thu nhập
của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh tiền tệ có hai hoạt động chính là hoạt
6
động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động đầu tư chứng khoán các loại: cổ phiếu,
trái phiếu, các loại hàng hóa phái sinh.
- Hoạt động khác:
Ngoài hai hoạt động chính trên thì ngân hàng còn thực hiện nhiều hoạt
động dịch vụ khác. Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thì các hoạt động
này của ngân hàng ngày càng đa dạng ngoài 2 nghiệp vụ truyền thống trên như:
• Hoạt động bảo lãnh
• Hoạt động chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
• Hoạt động cho thuê thiết bị máy móc trung và dài hạn
• Cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn ủy thác
• Dịch vụ bảo quản vật có giá
• Dịch vụ quản lý ngân quỹ

• Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
• Dịch vụ bảo hiểm
• Dịch vụ đại lý….
1.2. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại hối
Trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng ngoài các dịch vụ truyền
thống như: huy động, cho vay, thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, bảo
lãnh…thì hoạt động KDNH cũng là một trong những hoạt động mà ngân hàng
ngày càng chú trọng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mở cửa và đem lại
lợi nhuận cho ngân hàng.
KDNH theo nghĩa rộng bao gồm việc mua, bán, vay và cho vay các loại
ngoại tệ nhằm đảm bảo cân đối nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm
cách thu lời thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền
khác nhau.
Theo nghĩa hẹp thì KDNH chỉ đơn thuần là các hoạt động mua bán giữa
7
các đồng tiền.
1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM
- Hoạt động KDNH giúp cho các NHTM nâng cao khả năng cạnh
tranh trong hệ thống ngân hàng, ngoài ra còn mang lại một khoản lợi nhuận
đáng kể cho ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có hoạt động KDNH phát
triển. Hoạt động KDNH giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của
khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế. Trên
cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và
tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở
rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân
hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động KDNH không chỉ là một hoạt động
đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ, bổ sung cho các hoạt động kinh doanh
khác của ngân hàng.
Hoạt động KDNH của ngân hàng làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.

Khi thực hiện các nghiệp vụ KDNH, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại
hối thạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế
với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
Hoạt động KDNH giúp cho mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng với
các đối tác trong nước và nước ngoài ngày càng bền chặt hơn, tăng cường khả
năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế.
Hoạt động KDNH còn tạo điều kiện cho lĩnh vực công nghệ trong ngân
hàng phát triển. Ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động
trong lĩnh vực này được thực hiện nhanh chóng, kịp thời,và chính xác nhằm
phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô mạng lưới ngân hàng.
1.2.3. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh ngoại hối
Dựa vào động lực thúc đẩy sự tham gia vào thị trường hay mục đích
tham gia mua bán ngoại tệ, người ta có thể chia các chủ thể tham gia hoạt
8
động KDNH như sau:
1.2.3.1 Ngân hàng Trung Ương
Ở hầu hết các nước, NHNN là người đóng vai trò tổ chức và kiểm
soát, điều hành và tham gia mua bán ngoại tệ nhằm ổn định sự hoạt động của
TTNH, ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái.
1.2.3.2 Ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của
TTNH. Ngân hàng thương mại tiến hành giao dịch ngoại hối với hai mục
đích: thực hiện kinh doanh cho chính mình hay cho khách hàng khi thực hiện
vai trò môi giới.
1.2.3.3 Các cá nhân hay các nhà kinh doanh (khách hàng mua bán lẻ)
Nhóm thành viên này bao gồm các công dân trong và ngoài nước có nhu cầu
mua bán ngoại tệ để phục vụ cho đi công tác hay du lịch nước ngoài hoặc khi nhận
được các khoản ngoại tệ từ lợi tức đầu tư hay nhận chuyển tiền nước ngoài.
1.2.3.4 Các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh

xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp vừa là chủ thể có nhu cầu về ngoại tệ để
thanh toán các hợp đồng thương mại quốc tế, vừa là chủ thể cung ngoại tệ khi
có các khoản thu về việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ…Các doanh nghiệp này
được xem như là chủ thể hình thành nên khối lượng mua bán ngoại hối lớn
nhất trên thị trường.
1.2.3.5 Các nhà môi giới
Người môi giới thực hiện các lệnh mua bán ngoại tệ theo yêu cầu của
khách hàng và hưởng phí. Các nhà môi giới nắm vững tỷ giá của nhiều thị
trường. Vì vậy các trung tâm tài chính quốc tế thường có một số nhà môi giới
ngoại hối giúp các ngân hàng thương mại thực hiện lệnh mua và bán ngoại
hối, từ đó cung cấp tỷ giá chào bán và tỷ giá chào mua cho khách hàng một
9
cách nhanh nhất và ưu việt nhất và nhận một khoản phí môi giới. Có thể nói,
các nhà môi giới là trung gian giữa các ngân hàng và là trung gian giữa ngân
hàng và khách hàng, góp phần làm cho cung cầu tiếp cận với nhau [13].
1.3. Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
1.3.1. Khái niệm và phân loại tỷ giá
1.3.1.1 Khái niệm
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai
đồng tiền của hai nước. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng
tiền này tính bằng một đồng tiền khác.
Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu
đơn vị đồng tiền nước này bằng một đơn vị đồng tiền của nước kia. Ví dụ: tỷ
giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ là 20820 VND/USD hay giữa
Dollar Mỹ và Euro là 1,28262 USD/Euro. Đồng tiền để ở số lượng một đơn vị
trong các tỷ lệ như những ví dụ trên gọi là đồng tiền định danh hay đồng tiền
cơ sở. Vì thế, khi cần thể hiện một cách nghiêm ngặt và chính xác, người ta
thường nói: "Tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ trên thị
trường ngoại hối định danh bằng Dollar Mỹ là 20820 Đồng bằng 1 Dollar".
1.3.1.2 Phân loại tỷ giá

- Căn cứ theo đối tượng xác định:
+ Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do NHNN công bố. Tỷ giá chính thức có
tác dụng là tỷ giá dùng để tính và thu thuế xuất nhập khẩu cũng như các hoạt
động khác có liên quan.
+ Tỷ giá thị trường: là tỷ giá hình thành trên thị trường hối đoái theo quy
luật của quan hệ cung cầu.
- Căn cứ theo phương tiện chuyển ngoại hối:
+ Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối,trong đó ngân hàng chuyển
tiền bằng thư.
10
+ Tỷ giá điện hối: đuợc xem tỷ giá cơ bản và chính thức đồng thời cũng
được xem là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.
Tỷ giá séc, hối phiếu trả tiền sau = tỷ giá điện hối – lãi phát sinh từ
ngày phát hành séc, hối phiếu đến lúc trả tiền.
- Căn cứ vào việc quản lí ngoại hối:
+ Tỷ giá cố định: là tỷ giá hối đoái mà được giữ cố định trong một thời
gian dài với biên độ dao động nhỏ ở mức cho phép.
+ Tỷ giá thả nổi: là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường mà nhà nuớc
ko chịu trách nhiệm quản lý biến động tỷ giá này.
+ Tỷ giá thả nổi có quản lí: là tỷ giá được hình thành do quan hệ cung
cầu trên thị trường có sự điều tiết quản lý của nhà nuớc nhằm ổn định tỷ giá
trên thị trường.
- Căn cứ theo kĩ thuật giao dịch:
+ Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại
hối được thực hiện ngay trong ngày hôm đó hoặc sau tối đa 2 ngày.
+ Tỷ giá kì hạn: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại
hối sẽ được thực hiện theo thời hạn trong hợp đồng mà thời hạn tối thiểu là
3 ngày.
- Căn cứ vào thời điểm giao dịch:
+ Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá mua bán ngoại hối của phiên giao dịch đầu

tiên trong ngày.
+ Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá mua bán ngoại hối của giao dịch cuối cùng
trong ngày.
- Căn cứ vào phương tiện TTQT:
+ Tỷ giá séc: là tỷ giá mua bán các loại séc.
+ Tỷ giá hối phiếu: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả ngay hoặc hối
phiếu có kì hạn bằng ngoại tệ.
11
+ Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối thông qua chuyển
khoản giữa các ngân hàng với nhau.
+ Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng tiền mặt.
- Căn cứ vào nghiệp vụ KDNH:
+ Tỷ giá mua: là tỷ giá ngân hàng mua vào ngoại hối, chính là tỷ giá bán
của khách hàng.
+ Tỷ giá bán: là tỷ giá ngân hàng bán ra ngoại hối,chính là tỷ giá mua
của khách hàng.
- Căn cứ vào gía trị của tỷ giá:
+ Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá của 1 ngoại tệ được biểu hiện theo
giá trị hiện tại, không tính đến ảnh hưởng của lạm phát.
+ Tỷ giá hối đoái thực tế: là tỷ giá của 1 ngoại tệ được biểu hiện theo giá
trị hiện tại có tính đến tác động của lạm phát và sức mua của một cặp tiền tệ
phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu
thụ trong nước.
1.3.2. Các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
1.3.2.1. Rủi ro tỷ giá trong KDNH tại NHTM
Hoạt động KDNH của các NHTM là một hoạt động hết sức nhạy cảm và
luôn chứa đựng các rủi ro. Các đối tượng luôn phải chịu rủi ro hối đoái là các
ngân hàng và các công ty tham gia vào nền tài chính quốc tế. Khi tham gia
vào KDNH, có rất nhiều loại rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên loại rủi ro thường
gặp phải nhất là rủi ro về tỷ giá.

Rủi ro tỷ giá là rủi ro xảy ra do sự biến động của tỷ giá dẫn đến thua lỗ
trong giao dịch. Bất kỳ mọi hoạt động KDNH nào tạo ra một trạng thái ngoại
tệ mở đều có khả năng chịu rủi ro khi tỷ giá thay đổi. Rủi ro tỷ giá là một
trong những rủi ro chính trong hoạt động KDNH của NHTM. Tùy thuộc vào
quy mô hoạt động và quan điểm của ban lãnh đạo của ngân hàng, mỗi ngân
12
hàng có mức độ rủi ro ngoại hối khác nhau. Một số ngân hàng thực hiện
KDNH để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Điều này có nghĩa là khi khách
hàng có nhu cầu mua, bán ngoại tệ ngân hàng mới thực hiện giao dịch đối ứng
để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng. Trong trường hợp này rủi ro
ngoại hối của ngân hàng ít. Ngược lại những ngân hàng lớn hoạt động đa
dạng, năng động trên thị trường quốc tế không chỉ KDNH để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng mà còn tự doanh cho bản thân ngân hàng để thu lợi nhuận
(được gọi là hoạt động tự doanh hay đầu cơ). Trong trường hợp này rủi ro tỷ
giá của ngân hàng là rất lớn. Các ngân hàng có hoạt động tự doanh như vậy
đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro rõ ràng đầy đủ phù hợp với mức độ
rủi ro của ngân hàng.
Cung cầu ngoại hối trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và
nhạy bén đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Một số nhân tố ảnh hưởng tới
quan hệ cung cầu về ngoại hối:
- Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Nếu
cán cân thanh toán dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn
hơn cầu ngoại hối và ngược lại.
- Thu nhập thực tế tức mức độ GNP thực tế tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu
về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh
toán hàng nhập khẩu tăng lên.
- Những nhu cầu ngoại hối bất thường tăng lên do thiên tai, bão lụt, hạn
hán, mất mùa, chiến tranh cũng như do buôn lậu hàng nhập khẩu gây ra.
Bên cạnh quan hệ cung cầu ngoại hối làm cho tỷ giá hối đoái biến động
còn có các nhân tố khác như mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước và mức

chênh lệch lãi suất giữa các nước có đồng tiền liên quan.
Xem xét mức chênh lệch lạm phát của hai nước ảnh hưởng đến sự biến
động của tỷ giá. Giả sử, trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao
13
động của hai nước như nhau, quản lý hối đoái tự do. Một loại hàng ở Mỹ có
giá trị 1 USD và ở Nhật là 100 JPY, có nghĩa là ngang giá sức mua đối nội
của hai đồng tiền này là USD/JPY = 100. Nếu ở Mỹ có mức lạm phát là 5%
và ở Nhật là 10% thì hàng hoá ở Mỹ tăng lên là 1,05 USD và ở Nhật là 110
JPY dó đó ngang sức mua đối nội sẽ là 1,05 USD= 110 JPY
Hay là USD/JPY= 104,761
Mức chênh lệch tỷ giá là 4,761 hay gần tương tự như mức chênh lệch
lạm phát 5%.
Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước cũng ảnh hưởng đến sự biến
động tỷ giá. Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn các nước khác hoặc cao
hơn LIBID thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi
tạo ra, do đó sẽ làm cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm xuống, tỷ giá
hối đoái cũng giảm.
Tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau mà các nhân tố
này thường xuyên thay đổi kéo theo sự biến động không ngừng của tỷ giá hối
đoái. Vấn đề này đặt ra với những công ty là những người thường xuyên có
thu chi ngoại hối và đặc biệt là những nhà KDNH, chấp nhận rủi ro để kiếm
lời. Đối với các ngân hàng thương mại cỡ lớn có giao dịch với các công ty
thương mại lớn thì không những số lượng hợp đồng ký kết là rất nhiều mà
khối lượng ngoại hối được giao dịch trong ngày cũng rất lớn do đó mà những
biến động nhỏ trong tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ sẽ gây ra một ảnh hưởng
rất lớn đối với kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Trạng thái ngoại hối và mối liên quan với rủi ro tỷ giá trong hoạt động
kinh doanh ngoại tệ:
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh
khỏi, đặc biệt là rủi ro tỷ giá đối với các ngân hàng tham gia kinh doanh trên

thị trường ngoại hối. Trạng thái ngoại hối chính là trạng thái của các ngoại tệ.
Trạng thái ngoại hối có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý rủi ro trong
14
kinh doanh ngân hàng nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng. Thực tế đã chỉ ra
rằng, trong KDNH, nếu lỏng lẻo trong công tác quản lý trạng thái ngoại hối
thì sớm hay muộn tai hoạ cũng sẽ xảy ra và hậu hoạ của nó là khó lường.
Chính vì vậy, đối với các nhà KDNH trên thế giới, yếu tố trạng thái ngoại tệ
được xem là yếu tố thường trực trong kinh doanh.
Đối với NHTM, trạng thái ngoại hối của mỗi ngoại tệ là chênh lệch
giữa tổng tài sản có và tổng tài sản nợ (bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng)
của ngoại tệ đó tại một thời điểm nhất định.
Vì là trạng thái tại một thời điểm nên trạng thái ngoại hối của một ngoại
tệ phản ánh số dư của ngoại tệ đó tại một thời điểm nhất định.
Vấn đề đặt ra là, trong thực tế hoạt động kinh doanh của NHTM, có rất
nhiều giao dịch liên quan đến ngoại tệ, vậy căn cứ vào tiêu chí nào để biết
được một giao dịch có làm phát sinh trạng thái ngoại tệ hay không? Để trả lời
câu hỏi này chúng ta chia các giao dịch liên quan đến ngoại tệ làm hai nhóm
là: (1) nhóm giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng về ngoại
tệ và (2) nhóm giao dịch làm phát sinh sự chuyển dịch quyền sở hữu về ngoại
tệ; trong đó, chỉ các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về
ngoại tệ mới làm phát sinh trạng thái ngoại tệ.
Từ tiêu chí quyết định nêu trên, ta có thể liệt kê các giao dịch làm phát
sinh trạng thái ngoại tệ bao gồm:
- Mua, bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn)
- Thu, chi lãi suất bằng ngoại tệ.
- Các khoản chi, thu phí bằng ngoại tệ
- Các khoản cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ
- Ngoại tệ giả và các giấy tờ có giá giả ghi bằng ngoại tệ
- Các khoản ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng không còn giá trị…
Trạng thái ngoại tệ ròng đối với một loại ngoại tệ xác định là số chênh

15
lệch giữa tất cả các dòng tiền vào và tổng dòng tiền ra đối với ngoại tệ đó cho
tất cả các ngày đến hạn.
Trạng thái ngoại tệ ròng bao gồm:
+ Trạng thái dương (Net long position): xảy ra khi dòng tiền vào lớn
hơn dòng tiền ra đối với một ngoại tệ xác định, có nghĩa là những giao dịch
làm tăng quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái trường của
ngoại tệ đó
+ Trạng thái âm (Net short position): Xảy ra khi dòng tiền ra lớn hơn
dòng tiền vào đối với một ngoại tệ xác định, có nghĩa là những giao dịch làm
giảm quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ đó.
+ Trạng thái cân bằng (square position): Xảy ra khi ròng tiền vào bằng
dòng tiền ra, tức là không có trạng thái ròng.
Khi có trạng thái ngoại tệ ròng khác 0, thì NHTM phải đối mặt với rủi ro
tỷ giá, cụ thể:
- Đối với trạng thái dương (trường), thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi ngoại
hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối đối với NHTM.
- Đối với trạng thái âm (đoản), thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lỗ ngoại hối
và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lãi ngoại hối đối với NHTM.
- Đối với trạng thái cân bằng, thì những thay đổi của tỷ giá đều không
ảnh hưởng đến lãi hay lỗ ngoại hối của NHTM.
Trạng thái ngoại tệ phát sinh ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng có sự
chuyển giao quyền sở hữu, chứ không phải tại thời điểm xảy ra thanh toán.
Hiện nay, ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tổng trạng thái ngoại
tệ quy đổi cuối ngày của mỗi ngân hàng <30% vốn tự có tại thời điểm hiện tại
của ngân hàng đó.
1.3.2.2. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất hay còn gọi là rủi ro tỷ lệ SWAP là rủi ro về lãi suất
16
thường xảy ra trong trạng thái kỳ hạn. Trạng thái kỳ hạn không cân bằng có

thể gặp rủi ro lãi suất. Ngay cả trong trường hợp trạng thái ròng cân bằng
cũng có thể gặp rủi ro lãi suất nếu như thời điểm đáo hạn của các hợp đồng
mua và bán không khớp nhau. Sở dĩ như vậy là vì rủi ro đối với trạng thái kỳ
hạn nằm ở lãi suất của các ngoại tệ có mặt trong giao dịch mua bán ngoại tệ
đó. Nếu trước thời điểm đáo hạn của giao dịch có sự biến động về lãi suất của
một trong hai đồng tiền giao dịch mà nằm ngoài mong muốn thì sẽ xuất hiện
rủi ro lãi suất [20].
Giao dịch SWAP là giao dịch gồm đồng thời hai giao dịch mua và bán
của cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có 2 đồng
tiền được thực hiện trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao
dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết
hợp đồng giao dịch hoán đổi. Do đó giao dịch SWAP không có tác động đến
trạng thái hối đoái mở. Vì vậy lãi hay lỗ trong trạng thái SWAP chỉ phụ thuộc
duy nhất vào biến động lãi suất của hai đồng tiền có liên quan.
Tóm lại, rủi ro lãi suất hay gọi là rủi ro tỷ lệ SWAP chính là rủi ro về tỷ
lệ lãi suất, tuy nhiên nó khác rủi ro lãi suất trên hoạt động thị trường tiền tệ ở
chỗ trên thị trường tiền tệ chúng ta chỉ quan tâm đến sự biến động lãi suất của
một đồng tiền. Nhưng khi hoạt động trên thị trường hối đoái qua giao dịch
SWAP cần phải xem xét thay đổi lãi suất của cả hai đồng tiền.
1.3.2.3. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (rủi ro độ tin cậy) là tình trạng khách hàng hay đối tác
của ngân hàng cố tình hoặc rơi vào tình trạng bất khả kháng, không có khả
năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng giao dịch mua bán ngoại
tệ vào thời điểm phát sinh các nghĩa vụ cam kết đó.
Trong rủi ro tín dụng, có rủi ro đối tác và rủi ro do các nguyên nhân
chính trị.
17
Rủi ro đối tác
Với mỗi nghiệp vụ KDNH do ngân hàng ký kết, luôn xuất hiện rủi ro do
bên đối tác không chịu hay không thể thực hiện trách nhiệm của họ do các

nguyên nhân chủ quan, và hậu quả là hoạt động này sẽ kết thúc bằng thua lỗ.
Rủi ro chính trị
Là trường hợp rủi ro xảy ra khi đối tác giao dịch ở nước ngoài (có thể là
chính phủ, ngân hàng hay khách hàng) không thể hoặc có thể không thực hiện
được các nghĩa vụ cam kết trong giao dịch mua bán ngoại tệ vào thời điểm
phát sinh các nghĩa vụ cam kết mà nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là tình
trạng bất khả kháng do chiến tranh, bạo động, hay tuyên bố ngừng hoạt động
hệ thống thanh toán ra nước ngoài của chính phủ quốc gia đó.
Điều này thực tế đã xảy ra với ngân hàng Herstatt tại Đức trong năm
1974. Nhiều ngân hàng Đức và ngân hàng nước ngoài đã mua USD của ngân
hàng Herstatt và phải trả tiền bằng đồng DEM 5-6 tiếng theo quy định trước
khi nhận được USD. Ngay sau khi các ngân hàng này trả tiền vào buổi trưa thì
đồng loạt các quầy giao dịch của ngân hàng Herstatt bị đóng cửa theo chỉ định
của Cục thanh tra liên bang ngành tín dụng. Thông tin về việc đình chỉ thanh
toán đã nhanh chóng lan ra trên toàn thế giới. Các ngân hàng ở Mỹ đã không
thực hiện được những hợp đồng bán USD đã ký với ngân hàng Herstatt mặc
dù họ đã nhận đồng DEM và lượng ngoại tệ này bây giờ chỉ được xem là
những món nợ phải đòi đối với tài sản thanh lý còn lại.
1.3.2.4. Rủi ro về khả năng thanh toán
Rủi ro về khả năng thanh toán trên thị trường hối đoái cũng xuất hiện
trong trường hợp không có khả năng có vốn bằng đồng tiền như dự định.
Ví dụ: một giao dịch SWAP mua SGD kỳ hạn 3 tháng bằng đồng USD
đồng thời bán SGD lấy USD kỳ hạn 1 tháng. Nếu NHNN Singapore quyết
18

×