NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
DƯ THỊ MINH
QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN
ĐỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60.31.12
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hµ Néi, n¨m 2012
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ năm 2007 đến nay, thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng đã có những biến động lớn do ảnh hưởng bắt nguồn từ
khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ, ảnh hưởng này đã gây ra phá
sản cho hàng trăm Ngân hàng lớn nhỏ trên toàn thế giới, chủ yếu là tại thị
trường Mỹ và Châu Âu. Điều này đã đưa ra những lo ngại lớn cho tất cả
các Ngân hàng trên toàn thế giới về vấn đề quản trị rủi ro như thế nào để
kiểm soát tốt rủi ro trong kinh doanh và quản trị hệ thống, đây cũng là vấn
đề đặc biệt quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam để
xây dựng một mô hình và cách thức quản trị rủi ro tốt và hiệu quả.
Nhận thức được vấn đề sâu sắc đó, Ngân hàng Quân đội đã và đang
xây dựng một mô hình quản trị rủi ro nhằm hạn chế và quản trị tối đa
những rủi ro trong kinh doanh gây ra, đặc biệt là trong kinh doanh ngoại
hối, vì đây là một trong những nghiệp vụ kinh doanh rủi ro nhất của ngân
hàng. Trong 3 năm qua thị trường ngoại hối Việt Nam đã có những biến
động thay đổi rất lớn, tỷ giá các đồng ngoại tệ so với Đôla Mỹ biến động
lên xuống với biên độ rất cao, tỷ giá USD/VND tăng nhanh từ 15.835 năm
2007 lên 18.500 năm 2009, lên 19.500 năm 2010 và đầu năm 2011 là
20.900. Tuy nhiên, chính việc dựa vào những sự biến động đó đã tạo ra
các cơ hội kinh doanh và thu được nguồn lợi nhuận cao cho các Ngân
hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Quân đội nói riêng.
Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối đi đôi với việc thu lợi nhuận cao,
Ngân hàng Quân đội luôn luôn phải đối mặt với những rủi ro về tỷ giá, rủi ro
về chính sách, rủi ro về biến động tình hình kinh tế trong nước và thế giới….
Do đó hoạt động kinh doanh ngoại hối có đạt được hiệu quả cao, đem lại lợi
nhuận lớn cho ngân hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc ngân hàng
quản trị rủi ro kinh doanh như thế nào, đây cũng là vấn đề trăn trở của hầu
hết các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tế
1
nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của
ngân hàng Quân Đội, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quản lý rủi ro tỷ giá
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kinh doanh ngoại hối và
quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng mức độ rủi ro, những biện pháp quản
trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
- Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại ngân
hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các hình thức quản
trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối các nghiệp vụ quản trị rủi ro trong kinh
doanh ngoại hối trên phương diện lý luận và tại Ngân hàng Quân đội; các
giải pháp quản trị rủi ro nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động của NHQĐ
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu về quản
trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu và do yêu cầu
đặc điểm của đề tài, chủ yếu dùng các phương pháp như mô tả, diễn giải,
quy nạp vấn đề, phân tích thống kê, so sánh, khái quát hóa bằng kết luận và
kết hợp việc tiếp cận các số liệu thực tế đã tổng hợp. Qua đó đánh giá và
phân tích tình hình thực tế về quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng Quân
đội, đưa ra được nhiều giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao tình hình
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
5. Kết cấu Luận văn
2
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu
tham khảo, bài Luận văn tốt nghiệp Cao học gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh doanh ngoại hối và rủi ro
trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá
trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI
VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mạiTổng
quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại hốingân hàng thương
mại
- Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các
công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền
tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương
tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.KDNH
theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán ngoại tệ, đảm bảo ổn định số dư tài
khoản KDNH tại nước ngoài và tìm cách thu lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ
giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau .
- KDNH theo nghĩa hẹp đơn thuần là việc mua bán giữa các đồng tiền
1.1.2 Đặc điểm ngân hàng thương mạiVai trò của hoạt động kinh
doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng của nền
kinh tế
Hoạt động KDNH đem lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận đáng
kể, đặc biệt đối với các ngân hàng có hoạt động KDNH lớn và đa dạng hóa.
- Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan
trọng nhấtHoạt động KDNH giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa
dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán
quốc tế. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách
4
tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ
nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
- Ngân hàng là một tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết
mọi nền kinh tế.Hoạt động KDNH của ngân hàng làm tăng tính thanh khoản
cho ngân hàng
- Hoạt động kinh doanh ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi
ro.Hoạt động KDNH tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
- Hoạt động KDNH cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại
của ngân hàng.
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh cơ bản
- Hoạt động huy động vốn: Hoạt động huy động vốn của các NHTM
nhằm thu hút vốn để ngân hàng thực hiện việc kinh doanh thông qua các
hoạt động sử dụng vốn.
- Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng
chính là việc ngân hàng thực hiện kinh doanh nguồn vốn huy động được.
Thứ nhất là hoạt động cho vay với các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế.
Thứ hai là hoạt động kinh doanh tiền tệ.
- Hoạt động khác: Ngoài hai hoạt động chính trên thì ngân hàng còn
thực hiện nhiều hoạt động dịch vụ khác như bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có
giá,
1.1.3 Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh ngoại hối
1.1.3.1 Ngân hàng Trung Ương
1.1.3.2 Ngân hàng thương mại
1.1.3.3 Các cá nhân hay các nhà kinh doanh (khách hàng mua bán lẻ)
1.1.3.4 Các doanh nghiệp
1.1.3.5 Các nhà môi giới
1.2 Rủi ro trong kinh doanh ngoại hốiHoạt động kinh doanh ngoại hối
5
của ngân hàng thương mại:
1.2.1 Khái niệm rủi ro trongvề hoạt động kinh doanh ngoại hối
Rủi ro trong KDNH là những rủi ro làm sai lệch kết quả hoạt động
kinh doanh do sự cố biến động về tỷ giá của các ngoại tệ có liên quan
KDNH theo nghĩa rộng bao gồm việc mua, bán, vay và cho vay các loại
ngoại tệ nhằm đảm bảo cân đối nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm
cách thu lời thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền
khác nhau.
- Theo nghĩa hẹp thì KDNH chỉ đơn thuần là các hoạt động mua bán
giữa các đồng tiền.
1.2.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Phân
loại rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
- Hoạt động KDNH giúp cho các NHTM nâng cao khả năng cạnh tranh
trong hệ thống ngân hàng, ngoài ra còn mang lại một khoản lợi nhuận đáng
kể cho ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có hoạt động KDNH phát triển.
- Hoạt động KDNH của ngân hàng làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.
- Hoạt động KDNH giúp cho mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng với
các đối tác trong nước và nước ngoài ngày càng bền chặt hơn, tăng cường
khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường
quốc tế.
- Hoạt động KDNH còn tạo điều kiện cho lĩnh vực công
nghệ trong ngân hàng phát triển.
1.2.3 Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh ngoại hối
1.2.3.1 Ngân hàng Trung Ương
1.2.3.2 Ngân hàng thương mại
1.2.3.3 Các cá nhân hay các nhà kinh doanh (khách hàng mua bán lẻ)
1.2.3.4 Các doanh nghiệp
1.2.3.5 Các nhà môi giới
6
1.3. Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
1.3.1. Khái niệm và phân loại tỷ giá
1.3.1.1 Khái niệm
- Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa
hai đồng tiền của hai nước. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một
đồng tiền này tính bằng một đồng tiền khác.
1.3.1.2 Phân loại tỷ giá:
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại tỷ giá
như tỷ giá chính thức, tỷ giá thị trường, tỷ giá thư hối, tỷ giá điện hối, tỷ giá
cố định, tỷ giá thả nổi, tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá mở cửa, tỷ giá
đóng cửa, tỷ giá mua, tỷ giá bán
1.3.2. Các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
1.3.2.1. Rủi ro tỷ giá trong KDNH tại NHTM
Rủi ro tỷ giá là rủi ro xảy ra do sự biến động của tỷ giá dẫn đến thua lỗ
trong giao dịch.
Cung cầu ngoại hối trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và
nhạy bén đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Bên cạnh đó trạng thái ngoại hối là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong
việc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung và rủi ro tỷ giá nói
riêng. Thực tế đã chỉ ra rằng, trong KDNH, nếu lỏng lẻo trong công tác quản
lý trạng thái ngoại hối thì sớm hay muộn tai hoạ cũng sẽ xảy ra và hậu hoạ
của nó là khó lường. Chính vì vậy, đối với các nhà KDNH trên thế giới, yếu
tố trạng thái ngoại tệ được xem là yếu tố thường trực trong kinh doanh.
1.3.2.2. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất hay còn gọi là rủi ro tỷ lệ SWAP là rủi ro về lãi suất
thường xảy ra trong trạng thái kỳ hạn. Trạng thái kỳ hạn không cân bằng có
thể gặp rủi ro lãi suất.
Giao dịch SWAP là giao dịch gồm đồng thời hai giao dịch mua và bán
của cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có 2 đồng
7
tiền được thực hiện trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao
dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết
hợp đồng giao dịch hoán đổi.
1.3.2.3. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (rủi ro độ tin cậy) là tình trạng khách hàng hay đối tác
của ngân hàng cố tình hoặc rơi vào tình trạng bất khả kháng, không có khả
năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng giao dịch mua bán
ngoại tệ vào thời điểm phát sinh các nghĩa vụ cam kết đó.
Trong rủi ro tín dụng, có rủi ro đối tác và rủi ro do các nguyên nhân
chính trị.
1.3.2.4. Rủi ro về khả năng thanh toán
Rủi ro về khả năng thanh toán trên thị trường hối đoái cũng xuất hiện
trong trường hợp không có khả năng có vốn bằng đồng tiền như dự định.
1.3.2.5. Rủi ro hoạt động
1.2.2.1 Rủi ro tỷ giá hối đoái
Rủi ro tỷ giá là loại rủi do gây nên bởi sự biến động của tỷ giá dẫn
đến thua lỗ trong giao dịch.
1.2.2.2 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất hay còn gọi là rủi ro tỷ lệ SWAP là rủi ro về lãi suất
thường xảy ra trong trạng thái kỳ hạn. Trạng thái kỳ hạn không cân bằng có
thể gặp rủi ro lãi suất.
1.2.2.3 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (rủi ro độ tin cậy) là tình trạng khách hàng hay đối tác
của ngân hàng cố tình hoặc rơi vào tình trạng bất khả kháng, không có khả
năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng giao dịch mua bán
ngoại tệ vào thời điểm phát sinh các nghĩa vụ cam kết đó.
1.2.2.4 Rủi ro về khả năng thanh toán
Rủi ro về khả năng thanh toán trên thị trường hối đoái cũng xuất hiện trong
trường hợp không có khả năng có vốn bằng đồng tiền như dự định.
8
1.2.2.5 Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động thường thể hiện dưới ba hình thức chính là rủi ro
trong việc dùng người, rủi ro vận hành và rủi ro tổ chức.
Rủi ro trong việc dùng người:
Là loại rủi ro xuất phát một cách chủ quan từ các nhân viên tham gia
vào quá trình thực hiện giao dịch KDNH.
Rủi ro vận hành
Rủi ro vận hành trong KDNH có thể gặp phải từ những sai sót của
mạng điện thoại, của giao dịch qua Telex, Reuter, giao dịch Telerate, hỏng
hóc của máy tính cá nhân, hệ thống mạng bị quá tải, hư hại đến thiết bị hay
do mất điện
Rủi ro tổ chức kiểm soát
Là những rủi ro do hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý đem lại.
1.3.3. Quản lý rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng giao dịch
1.3.3.1. Hợp đồng giao dịch kỳ hạn các loại ngoại tệ (forwards)
Giao dịch kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với
nhau một khoản ngoại tệ nhất định tại một thời điểm xác định trong tương
lai, với một tỷ giá đã được xác định ngay khi hợp đồng giao dịch được ký
kết.
1.3.3.2. Giao dịch hoán đổi (swaps)
Swap là một trong những công cụ thông dụng có hiệu quả cho các nhà
đầu tư, người đi vay ngoại tệ và các Ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro
tỷ giá hối đoái, hoặc để kinh doanh thu lợi nhuận
Giao dịch Swap tiền tệ
Swap tiền tệ là một sự kết hợp đồng thời hai giao dịch giao ngay và kỳ
hạn theo chiều ngược lại, được thực hiện với cùng một khoản đối ứng (cùng
một đồng tiền).
Giao dịch Swap lãi suất
Cơ sở của giao dịch hoán đổi là sự cam kết của hai bên giao dịch vào
9
một ngày nhất định đổi một lượng ngoại tệ nhất định này để nhận một lượng
biến đổi ngoại tệ khác với thời hạn xác định khi đến hạn. Phí tổn của giao
dịch phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền tính theo số ngày
trên cơ sở tỷ giá giao ngay (đó chính là điểm Swap).
1.3.3.3. Hợp đồng giao dịch quyền lựa chọn (options)
Giao dịch quyền chọn tiền tệ là quyền (không phải là nghĩa vụ), mua
hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thoả
thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định.
1.3.3.4. Giao dịch hợp đồng tương lai (future)
Giao dịch ngoại hối tương lai được sử dụng nhằm phòng ngừa rủi ro
và đầu cơ. Đây là hợp đồng giao dịch được tiêu chuẩn hoá và được thực hiện
trên sàn giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai.
1.3.4. Quản lý rủi ro tỷ giá bằng công cụ hạn mức
Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại tệ tối đa mà
mỗi tổ chức, cá nhân KDNH được phép thực hiện. Tùy theo kinh nghiệm,
trình độ, mục đích kinh doanh, năng lực tài chính và trang thiết bị mà hạn
mức giữa các tổ chức, giữa các Dealer là không giống nhau.
Việc quản lý hạn mức kinh doanh tại một NHTM có thể căn cứ vào
một số tiêu chí như sau:
- Hạn mức chung cho cả phòng kinh doanh, trên cơ sở đó phân bổ
hạn mức cho từng cán bộ kinh doanh cụ thể
- Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh
- Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể, ví dụ hạn mức giao ngay,
kỳ hạn, tương lai hoán đổi và quyền chọn
1.3.5. Quản lý rủi ro tỷ giá bằng công cụ lệnh
Một phương pháp khác, nhà kinh doanh có thể đưa ra các lệnh rằng,
nếu có những thay đổi nhất định trên thị trường phù hợp với các lệnh đã được
đưa ra trước đó, thì giao dịch được tự động thực hiện. Các lệnh đó là:
- Limit order
10
- At - the - market order
- Stop - loss order
- Take - profit order
- Open or good - until - canceled orders
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh ngoại hối và tiềm ẩn rủi ro
ngoại hối của các Ngân hàng thương mại
1.4.1. Các nhân tố khách quan
Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Nền kinh tế phát triển sẽ là một tiền đề quan trọng để TTNH Việt nam
ngày càng phát triển. Các NHTM Việt Nam có cơ hội để phát triển hoạt
động KDNH trong nước, đồng thời dần mở rộng hoạt động ra thị trường
quốc tế.
Tình hình kinh tế vĩ mô
Những rủi ro thể hiện ở các chỉ số kinh tế vĩ mô đó có ảnh hưởng trực
tiếp đến TTNH mà thể hiện rõ ràng nhất chính là những diễn biến thị trường.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam
vẫn tiếp tục đạt thành tích tăng trưởng khá ấn tượng. Năm 2009 tăng trưởng
GDP thực 5,3%, năm 2010 là 6,78%, dự báo năm 2011 sẽ khoảng 5-6%.
Tuy vậy, thành tích tăng trưởng ấn tượng cũng song hành với một số vấn đề
kinh tế vĩ mô.
Diễn biến thị trường ngoại hối
Diễn biễn tỷ giá chính thức VND/USD ( tỷ giá chính thức là tỷ giá bình
quân liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày dựa trên tỷ giá giao dịch
của ngày hôm trước giữa các NHTM) từ năm 1989 đến nay có xu hướng đi
theo một chu kỳ rõ rệt gồm hai giai đoạn: giai đoạn tương ứng với các thời
kỳ nền kinh tế có sự biên động mạnh và giai đoạn ứng với các thời kỳ nền
kinh tế đi vào phát triển ổn định.
Bên cạnh những biến động của tỷ giá VNDUSD, sự biến động của các
đồng ngoại tệ khác cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
11
KDNH.
Cơ chế điều hành tỷ giá
Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong cơ chế tỷ giá kể từ khi đất nước
chấm dứt cơ chế tập trung quan liêu bao cấp năm 1989 đến nay.
Một đặc điểm khác của cơ chế tỷ giá ở Việt Nam là cơ chế hai tỷ giá.
Cơ chế quản lý ngoại hối
- Về chính sách lãi suất ngoại tệ
- Về chính sách kết hối
- Về quy định trạng thái ngoại tệ
- Về chính sách kiều hối
- Các chính sách quản lý ngoại hối khác
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
- Khả năng tổ chức, quản lý và điều hành của NHTM:
- Lực lượng lao động
- Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng của tiến
bộ khoa học kỹ thuật
- Khả năng về tài chính
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
12
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH
DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
2.1. Tổng quan về NHTM cổ phần Quân Đội
2.1.1. Giới thiệu khái quát về NHTM cổ phần Quân Đội
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được thành lập năm 1994, 18 năm
qua MB luôn kinh doanh hiệu quả, luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng
A và là một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam.
Giới thiệu chung về phòng Kinh doanh ngoại tệ của MB
Phòng kinh doanh ngoại tệ thuộc Khối quản lý vốn và KDNH (gọi tắt là
khối Treasury) của MB. Khối Treasury được thành lập năm 1999 theo quyết
định của Ban lãnh đạo ngân hàng. Sau 5 năm đi vào hoạt động, căn cứ vào
đề án đổi mới hoạt động của ngân hàng, xét tình hình và nhu cầu thực tế
ngày 24/12/2004 Ban lãnh đạo ngân hàng đã quyết định thành lập Khối quản
lý vốn và KDNH thuộc ngân hàng TMCP Quân đội theo quyết định số
1855/QĐ/NHQĐ-HS.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB từ năm 2007 – 2011
- Tăng trưởng huy động của MB trong các năm qua ở mức tương đối
cao, tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2007-2011 là 54.5%, cao
hơn nhiều so với mức trung bình ngành.
- Tăng trưởng tín dụng bị phụ thuộc phần lớn và các chính sách điều tiết
của Chính phủ nên thường không đồng đều trong các năm trước. Năm 2010,
tăng trưởng tín dụng của MB là 64.9%, cao hơn mức trung bình ngành là
27.65%. Tuy nhiên năm 2011 NHNN có giới hạn tín dụng trần, do đó MB
13
giữ mức tăng trưởng là 20%.
-
Tăng trưởng từ dịch vụ không đồng đều
.
-
Tỷ lệ nợ xấu của MB được kiểm soát khá tốt, có xu hướng ổn định và
giảm dần qua các năm.
2.2. Cơ sở để thực hiện kinh doanh ngoại hối và quản lý rủi ro của NHQĐ
2.2.1. Các văn bản pháp lý của NHNN:
NHTM nói chung và MB nói riêng đều thực hiện KDNH trên cơ sở các
văn bản pháp lý và hướng dẫn của NHNN.
2.2.2. Các văn bản của NHQĐ:
- Hướng dẫn giao dịch ngoại hối tại MB số 6454/QĐ-MB-HS ban hành
ngày 26/09/2011.
- Quy trình giao dịch KDNH trên thị trường liên ngân hàng.
- Hướng dẫn thực hiện thẩm quyền giao dịch ngoại tệ.
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối và quản lý rủi ro tỷ giá
của ngân hàng Quân đội
2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Quân Đội
2.3.1.1 Doanh số kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Quân Đội:
Bảng 2.1 Doanh số kinh doanh ngoại hối tại MB từ 2007-2011
Đơn vị: tỷ USD
Chỉ
tiêu
2007 2008 2009
2010 2011
Chi
tiết
Chi
tiết
Tăng
trưởng
Chi
tiết
Tăng
trưởng
Chi
tiết
Tăng
trưởng
Chi
tiết
Tăng
trưởng
Doanh
số
2,368 3,704 56.4% 4,743 28.1% 5,633 18.8%
9,256 64.3%
14
Biều đồ 2.1 Doanh số kinh doanh ngoại hối tại MB từ 2007-2011
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB 2007-2011
Doanh số kinh doanh ngoại hối theo loại tiền tệ:
Bảng 2.2 Doanh số mua bán ngoại tệ theo loại tiền tệ
Đơn vị: Triệu USD
Ngoạ
i tệ
2007 2008 2009 2010 2011
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
USD 2.013 85% 2.963 80% 3.557 75% 3.598 64% 5.554 60%
EUR 308 13% 630 17% 950 20% 1.699 30% 2.800 30%
Khác 47 2% 111 3% 239 5% 336 9.3% 1.202 10%
Tổng 2.368 100% 3.704 100% 4.743 100% 5.633 100% 9.256 100%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB năm 2007-2011
Doanh số kinh doanh ngoại hối theo sản phẩm:
Bảng 2.3 Doanh số mua bán ngoại tệ theo sản phẩm
Đơn vị: Triệu USD
15
Sản
phẩm
2007 2008 2009 2010 2011
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Spot 2.138 90,3% 3259 88% 3.970 83,7% 4.506 80% 7.404 80%
Forward 190 8% 371 10% 726 15% 676 12% 1.203 13%
Hoán
đổi
0 0% 0 0% 0 0% 394 7% 555 6%
Khác 40 1,7% 74 2% 47 1,3% 56 1% 94 1%
Tổng 2.368 100% 3.704 100% 4.743 100% 5.633 100% 9.256 100%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB năm 2007-2011
Doanh số kinh doanh ngoại hối theo lĩnh vực hoạt động
Bảng 2.4 Doanh số mua bán ngoại tệ theo lĩnh vực hoạt động
Đơn vị: Triệu USD
Lĩnh
vực
2007 2008 2009 2010 2011
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượn
g
Tỷ
trọng
Đầu
cơ
250 10,5% 328 8,8% 283 6% 829 14,7% 1.666 15%
Phục
vụ
khác
h
hàng
2.118 89,5% 3.376 91,2% 4.460 94% 4.804 85,3% 7.590 85%
Tổng 2.368 100% 3.704 100% 4.743 100% 5.633 100% 9.256 100%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB năm 2007-2011
Cơ cấu mua ngoại tệ để phục vụ khách hàng là TCKT và cá nhân:
Bảng 2.5 Cơ cấu mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng TCKT tại MB
giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: Triệu USD
16
Năm
Mua phục vụ khách hàng TCKT
Mua từ
khách hàng
TCKT
Tỷ trọng
trong tổng
mua
Mua từ thị
trường liên
ngân hàng
2007 310
29,3%
749 1.059
2008 547
32,4%
1.141 1.688
2009 802
35,9%
1.428 2.23
2010 1.078
44,9%
1.324 2.402
2011 1.578
46,8%
1.794 3.372
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB 2007-2011
2.3.1.2. Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối
Cơ cấu lợi nhuận trong tổng lợi nhuận toàn hàng
Bảng 2.6: Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong
tổng lợi nhuận MB giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Lợi nhuận từ
hoạt động kinh
doanh ngoại hối
Tổng lợi nhuận
trước thuế của
toàn MB
Tỷ trọng/tổng
lợi nhuận
2007 21.124 608.986 3,5%
2008 101.403 860.883 12%
2009 75.262 1.505.070 5%
2010 99.767 2.288.070 4,4%
2011 139.673 2.831.000 4,9%
Nguồn: Báo cáo thường niên của MB 2007-2011
Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối theo thời gian
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh ngoại hối
giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ
2007 2008 2009 2010
2011
Chi
tiết
Chi tiết
Tăng
trưởng
Chi tiết
Tăng
trưởng
Chi
tiết
Tăng
trưởng
Chi tiết
Tăng
trưởng
17
Lợi
nhuận
21.124
101.403 480% 75.262 -26% 99.767
32% 139.673 40%
Nguồn: Báo cáo thường niên của MB 2007-2011
Biều đồ 2.2 Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối tại MB giai đoạn 2007-2011
18
Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối theo lĩnh vực hoạt động
Bảng 2.8: Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối theo lĩnh vực hoạt động
Đơn vị: Triệu đồng
Lĩnh
vực
2007 2008 2009 2010 2011
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Đầu
cơ
220 1% 3.700 3,6% 2.300 3% 5.200 5% 9.777 7%
Phục
vụ
khách
hàng
20.904 99% 100.688 96,4% 73.962 98,3% 94.567 95% 129.895 93%
Tổng
21.12
4
100%
101.40
3
100% 75.262 100% 99.767 100% 139.673 100%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB năm 2007-2011
2.3.2. Quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng Quân Đội
2.3.2.1. Trạng thái và mức độ rủi ro tỷ giá
- Quản lý trạng thái ngoại hối tại Phòng Treasury Hội sở
- Quản lý trạng thái ngoại hối của các chi nhánh
2.3.2.3. Quản lý rủi ro bằng hạn mức
Hạn mức trong kinh doanh đầu cơ ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng
a. Các loại hạn mức
- Hạn mức lỗ
- Hạn mức giao dịch trading
- Hạn mức phán quyết trading ngoại tệ khi mở trạng thái
b. Nguyên tắc xác định hạn mức
Căn cứ vào kết quả giao dịch trading ngoại tệ trong từng thời kỳ;
Căn cứ vào trình độ và phẩm chất cán bộ, mức độ tuân thủ chế độ ủy
quyền của Tổng Giám đốc, tuân thủ quy định của pháp luật và chế độ của
Ngân hàng về hoạt động KDNH và quy định khác có liên quan.
Hạn mức trong KDNH phục vụ nhu cầu của khách hàng là TCKT và cá nhân
19
Ngày 06/07/2009, MB đưa vào triển khai thực hiện quản trị rủi ro trong
hoạt động KDNH với khách hàng là tổ chức và cá nhân bằng công cụ hạn
mức. Theo đó, mọi giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng là TCKT và
các nhân đều phải được sự ủy quyền thực hiện của Tổng Giám đốc hoặc
người được Tổng Giám đốc uỷ quyền.
* Căn cứ xác định mức phân cấp ủy quyền
- Các quy định về hoạt động ngoại hối của NHNN trong từng thời kỳ;
các điều kiện về hệ thống phần mềm của MB.
- Kết quả hoạt động KDNH , doanh số mua bán ngoại tệ của đơn vị
- Thị trường nơi đơn vị hoạt động
- Trình độ và phẩm chất cán bộ, mức độ tuân thủ chế độ ủy quyền của
Tổng Giám đốc, tuân thủ quy định của pháp luật và chế độ của Ngân hàng về
hoạt động KDNH và quy định khác có liên quan.
* Các chỉ tiêu hạn mức được phân tách như sau:
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu hạn mức KDNH với khách hàng là TCKT và cá
nhân được áp dụng tại MB
STT Chỉ tiêu
A Mua bán ngoại tệ giao ngay với khách hàng
I Tổ chức là doanh nghiệp đã có giao dịch với MB
1 Nguồn tiền thanh toán đã có tại MB
1.1 Hạn mức ký Hợp đồng mua bán ngoại tệ
1.2 Hạn mức phê duyệt
- Tự cân đối được nguồn
- Không cân đối được nguồn
2 Nguồn tiền thanh toán từ nơi khác chuyển về
2.1 Hạn mức ký Hợp đồng mua bán ngoại tệ
2.2 Hạn mức phê duyệt
- Tự cân đối được nguồn
- Không cân đối được nguồn
II Tổ chức là doanh nghiệp mới
1 Nguồn tiền thanh toán đã có tại MB
1.1 Hạn mức ký Hợp đồng mua bán ngoại tệ
20
1.2 Hạn mức phê duyệt
- Tự cân đối được nguồn
- Không cân đối được nguồn
2 Nguồn tiền thanh toán từ nơi khác chuyển về
2.1 Hạn mức ký Hợp đồng mua bán ngoại tệ
2.2 Hạn mức phê duyệt
- Tự cân đối được nguồn
- Không cân đối được nguồn
B Mua bán ngoại tệ kỳ hạn với khách hàng
1 Ký quỹ ≥ 80%
2 Ký quỹ ≥ 30% và < 80%
3 Ký quỹ ≥ 2% và < 30%
4 Ký quỹ < 2%
Tổng lượng giao dịch kỳ hạn với một khách hàng còn hiệu lực
C Mua bán ngoại tệ hoán đổi với khách hàng
1 Giá trị tối đa một giao dịch
2 Tổng lượng giao dịch hoán đổi với một khách hàng còn hiệu lực
D Mua bán ngoại tệ tiền mặt
1 Mua ngoại tệ mặt
2 Bán ngoại tệ mặt
Hạn mức giao dịch ngoại tệ bao gồm hạn mức phê duyệt và hạn mức
ký hợp đồng mua bán ngoại tệ.
Nguyên tắc thực hiện vượt hạn mức:
- Trường hợp, nếu vượt hạn mức phê duyệt nhưng thuộc hạn mức ký, đơn
vị thực hiện làm tờ trình cấp có thẩm quyền, sau khi được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, người được ủy quyền sẽ thực hiện ký hợp đồng với khách hàng.
- Trường hợp, nếu vượt hạn mức ký hợp đồng, đơn vị thực hiện làm tờ
trình cấp có thẩm quyền và chuyển hồ sơ giao dịch mua bán ngoại tệ để cấp
có thẩm quyền ký duyệt.
Nguyên tắc thực hiện trên thể hiện bất cập như sau:
- Thủ tục hành chính quá rườm rà
- Gây thất lạc hồ sơ mua bán ngoại tệ
21
Khái niệm tự cân đối được nguồn và không cân đối được nguồn: gây
khó hiểu
Tóm lại, đánh giá việc triển khai áp dụng quản lý hoạt động KDNH
bằng công cụ hạn mức nêu trên tại MB sau gần hai năm thực hiện đã thể hiện
rất nhiều những bất cập
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Doanh số và lợi nhuận KDNH liên tục đạt mục tiêu đề ra, tăng trưởng
khá ổn định qua các năm.
- Rủi ro trong hoạt động KDNH ít phát sinh
- Trên TTNH Việt Nam, MB là một đối tác tin cậy
- Hoạt động KDNH trở thành một dịch vụ cầu nối đề đưa khách hàng
về với MB, sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác tại MB
Tất cả những thành quả nêu trên là kết quả của những cố gắng trong
công tác quản trị rủi ro trong KDNH tại MB:
- Tổ chức hoạt động KDNH của MB chuyển dịch từ mô hình FO-BO
sang mô hình chuẩn FO-MO-BO có sự tham gia của bộ phận quản lý rủi ro.
- Trạng thái ngoại tệ của toàn MB luôn đảm bảo tuân thủ quy định của
NHNN
- Sử dụng công cụ hạn mức trong quản lý hoạt động KDNH.
- Đảm bảo tuân thủ sử dụng công cụ lệnh trong hoạt động kinh doanh
đầu cơ chênh lệch giá.
- MB ngày càng mở rộng các nghiệp vụ phái sinh đến khách hàng
TCKT để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
- MB dần hoàn thiện các cơ sở để thực hiện hoạt động KDNH bao gồm:
Về cơ sở pháp lý
Về trang thiết bị
Về nhân sự
2.4.2. Những hạn chế
22
- Các hoạt động KDNH tại MB còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn:
- Mặc dù MB đã có quy định về hạn mức trạng thái ngoại hối qua đêm
đối với từng chi nhánh. Tuy nhiên, tính tuân thủ hạn mức còn rất kém.
- Việc triển khai hạn mức KDNH đối với khách hàng là TCKT và cá
nhân còn mang tính thủ tục, chưa phát huy hiệu quả trong quản trị rủi ro.
- Các nghiệp vụ phái sinh chưa được triển khai mạnh tại MB
2.4.3. Những nguyên nhân hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
- Nguyên nhân từ cơ chế tỷ giá
- Các nguyên nhân của thực trạng nghiệp vụ phái sinh kém phát triển
Một là: thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.
Hai là:thiếu cơ sở pháp lý.
Ba là, thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Mô hình tổ chức hoạt động KDNH có sự tham gia của phòng quản lý
rủi ro mới đi vào hoạt động tại MB.
- Quy định về quản lý trạng thái ngoại tệ qua đêm trên toàn hệ thống
MB còn lỏng lẻo.
- Quy định về hướng dẫn thực hiện hạn mức KDNH với khách hàng là
TCKT và cá nhân còn nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế.
- Chưa có bộ quy định chuẩn điều chỉnh hoạt động KDNH tại MB.
- Hạ tầng cơ sở kỹ thuật của MB chưa ổn định.
- Đội ngũ nhân viên tại các đơn vị kinh doanh trực tiếp còn thiếu hiểu
biết về sản phẩm ngoại hối.
- Chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ thực hiện hoạt động KDNH
chưa tốt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
23
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
3.1. Định hướng chiến lược cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng
kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Quân đội
3.1.1 Thị trường trong nước, thị trường quốc tế và xu hướng thị trường
ngoại hối Việt Nam
- Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo cho nước ta vị thế
mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức
gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược sắp
tới.
- Bối cảnh trong nước và quốc tế đã tác động không ít đến việc định
hướng phát triển kinh tế quốc gia. Mục tiêu tổng quát là “Phấn đấu đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính
trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp
tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn
sau”.
- TTNH Việt Nam trong xu hướng ngày càng mở rộng và phát triển vừa
là cơ hội vừa là thách thức đối với các NHTM tại Việt Nam trong hoạt động
KDNH của mình. Để tận dụng được cơ hội, đối mặt với những thách thức,
những biến động và rủi ro ngày càng phức tạp của thị trường, NHTM nói
chung và MB nói riêng phải đưa ra những định hướng chiến lược nhằm nâng
cao chất lượng quản trị rủi ro trong KDNH đồng thời mang lại một nguồn lợi
24