Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.9 KB, 135 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


phạm thị oanh
PHáT TRIểN LàNG NGHề TRONG QUá TRìNH
CÔNG NGHIệP HOá, HIệN ĐạI HOá NÔNG NGHIệP,
NÔNG THÔN ở TỉNH NAM ĐịNH
Chuyên ngành: kinh tế chính trị
Ngời hớng dẫn khoa học:
gs.ts phạm quang phan
Hà nội, năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc
lập của tôi. Các kết quả, kết luận nêu trong luận văn là
trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào. Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích
dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 20
Tác giả luận văn
Phạm Thị Oanh
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


phạm thị oanh
PHáT TRIểN LàNG NGHề TRONG QUá TRìNH
CÔNG NGHIệP HOá, HIệN ĐạI HOá NÔNG NGHIệP,
NÔNG THÔN ở TỉNH NAM ĐịNH
Chuyên ngành: kinh tế chính trị


Hà nội, năm 2011
MỞ ĐẦU
Nam Định là một tỉnh duyên hải nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ với 81%
dân số sống ở nông thôn. Từ xa xưa đã là một trong những tỉnh có nhiều ngành
nghề và làng nghề truyền thống nổi tiếng khắp trong cả nước. Trong thời gian qua,
sự phát triển các làng nghề ở tỉnh Nam Định đã góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, các làng nghề ở tỉnh Nam Định còn một
số hạn chế đó là: sản xuất làng nghề chủ yếu là tự phát, chưa bền vững, hiệu quả
thấp, chưa có tác động mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc
làm và nâng cao thu nhập cho người lao động ở địa bàn nông thôn; trình độ công
nghệ, thiết bị còn lạc hậu; ô nhiễm môi trường còn khá phổ biến Ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
của tỉnh Nam Định.
Để làng nghề ở tỉnh Nam Định thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì vấn đề cần thiết là
phải nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục các hạn
chế trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, động thái và xu hướng vận động, phát triển
của nó. Với những yêu cầu đặt ra cả về lý luận và thực tiễn, việc tìm hiểu và nghiên
cứu vấn đề :“Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Nam Định” là hết sức cần thiết. Chính vì vậy,
tác giả đã chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp khoá học.
Luận văn dựa vào cơ sở lý luận về làng nghề để tập trung phân tích, đánh giá
một cách toàn diện thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn : những thành tựu, hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế. Trong nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận
với thực tiễn, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời
tham khảo kinh nghiệm của một số địa phương trong nước nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm từ đó đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu góp phần phát triển làng nghề
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đáp ứng mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

i
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1. Những vấn đề lý luận chung về làng nghề.
Luận văn đã luận giải khoa học những vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề và
phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn đưa ra các khái niệm, sự cần thiết, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn.
Làng nghề: là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp
chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỉ trọng thu nhập so với nghề nông.
Phát triển làng nghề : phát triển làng nghề có thể được hiểu đó là sự củng cố,
duy trì và hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề hiện có, tạo
điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích thúc đẩy sự ra đời của các làng nghề mới.
Phân loại làng nghề : Do tính đa dạng và phong phú của làng nghề nên việc
phân loại làng nghề gặp rất nhiều khó khăn. Có thể phân loại làng nghề theo 2 tiêu
thức sau:
- Phân loại theo số lượng nghề : Làng 1 nghề, làng nhiều nghề.
- Phân loại theo thời gian hình thành: Làng nghề truyền thống, làng nghề mới.
Sự cần thiết phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp các địa phương trong
cả nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế, kỹ thuật, quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng làm nảy sinh những
vấn đề xã hội bức xúc ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội của người
dân và làm biến đổi xã hội nông thôn truyền thống. Bức xúc nhất là việc thu hồi đất
ii

dẫn đến nông dân bị mất đất, mất việc làm và giảm thu nhập; phong cảnh làng quê
xưa đang bị phá vỡ. Trong bối cảnh ấy, phát triển làng nghề là hết sức cần thiết. Bởi
vì, sự phát triển làng nghề đã : Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Góp phần giải quyết việc làm, tận
dụng thời gian và nhân lực nông nhàn ở nông thôn; Tạo cơ hội thu hút vốn nhàn rỗi,
gia tăng giá trị sản xuất; Góp phần quan trọng cải thiện đời sống người dân nông
thôn và xây dựng nông thôn mới; Tạo cơ hội phát triển đa dạng, đa dạng hoá các
hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; Góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển làng nghề bao gồm các nội dung cơ bản: Xây dựng cơ chế, chính
sách phù hợp hỗ trợ làng nghề phát triển; Xây dựng quy hoạch tổng thể trong phát
triển làng nghề; Khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực như : lao
động, đất đai, nguyên vật liệu, vốn, nguồn nhân lực ; Xây dựng và phát triển kết
cấu hạ tầng gắn với vấn đề môi trường; Phát triển thị trường cho các làng nghề bao
gồm cả thị trường các yếu tố sản xuất đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra
cả trong nước và ngoài nước.
Quá trình phát triển của làng nghề chịu tác động của nhiều nhân tố, những
nhân tố này có sự biến đổi trong từng thời kỳ và tác động theo chiều hướng khác
nhau. Bao gồm những nhân tố cơ bản sau: Chính sách kinh tế - xã hội của Nhà
nước; Nguồn nhân lực; Nguồn vốn; Trình độ kỹ thuật và công nghệ; Yếu tố thị
trường đầu ra; Kết cấu hạ tầng; Nguồn nguyên vật liệu.
1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số địa phương trong nước và
bài học rút ra cho tỉnh Nam Định.
Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
và tỉnh Ninh Bình – là hai tỉnh tiếp giáp với Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trong phát triển làng nghề. Từ đó rút ra một số bài học có thể vận dụng ở
tỉnh Nam Định về : cơ chế chính sách, về công tác quy hoạch, về tạo vốn, về đào tạo
nguồn nhân lực, về phát triển thị trường, về phát triển các sản phẩm làng nghề truyền
thống phục vụ du lịch, về thực hiện chính sách khuyến công đối với làng nghề

iii
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH
TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến phát
triển làng nghề.
Từ việc khái quát các đặc điểm: điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh
Nam Định, luận văn đã rút ra những mặt thuận lợi, khó khăn do những đặc điểm đó
tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề ở tỉnh Nam Định.
2.2. Thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong thời gian qua.
Cơ chế và chính sách phát triển làng nghề: Từ khi thực hiện đường lối đổi
mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với cơ chế
chính sách chung của Nhà nước, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Nam Định đã có nhiều
chủ trương, đề án Nghị quyết, Nghị định khuyến khích các làng nghề phát triển.
Công tác quy hoạch và tình hình làng nghề, cơ cấu ngành nghề ở tỉnh Nam
Định hiện nay: Hiện toàn tỉnh đã quy hoạch được 20 cụm công nghiệp làng nghề với
tổng diện tích là 339 ha. Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp là
349 cơ sở. Với tổng mức đầu tư đã thực hiện 1.269,1 tỉ đồng. Giải quyết việc làm cho
11.568 lao động nông thôn của tỉnh. Toàn tỉnh có 94 làng nghề công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp trong đó có 18 làng nghề truyền thống được phân bố ở hầu khắp các
huyện, thành phố trong tỉnh. Ngành nghề chủ yếu: cơ khí, dệt may, chế biến gỗ, tre
nứa ghép, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, tơ tằm, cói
Các nguồn lực phát triển làng nghề:
Về lực lượng lao động: lực lượng lao động trong các làng nghề công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp tương đối dồi dào, trẻ. Nhưng chất lượng lao động và trình độ
chuyên môn kỹ thuật nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao
động qua đào tạo và lao động lành nghề chíêm tỷ lệ rất nhỏ.
Kỹ thuật công nghệ : kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề chủ yếu dựa trên
kỹ thuật thủ công, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề của người lao động. Trình độ công nghệ
thủ công và bán cơ khí còn chiếm một tỷ lệ khá lớn ở các làng nghề, khoảng 60%.

iv
Nguồn vốn: nhu cầu về vốn cho phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định là rất
lớn, song vốn thực tế của các làng nghề là không lớn => tình trạng thiếu vốn cho sản
xuất là vấn đề nổi cộm trong các làng nghề những năm qua.
Nguồn nguyên vật liệu: nguồn nguyên liệu trong tỉnh chỉ đáp ứng một phần
nhu cầu và cũng chỉ một số ngành nghề sản xuất của các làng nghề tiểu thủ công
nghiệp còn lại phần lớn phải mua từ tỉnh ngoài hoặc nhập khẩu.
Thực trạng kết cấu hạ tầng ở các làng nghề: Mặc dầu kết cấu hạ tầng ở các
làng nghề đã được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp, hỗ trợ cho các làng nghề
phát triển. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về: mặt bằng sản xuất; hệ thống giao
thông; điện nước; hệ thống xử lý các chất thải
Tình hình sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề: Sản phẩm
các làng nghề Nam Định được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa, trong đó một
phần khá lớn được tiêu thụ ngay tại địa phương hoặc các khu vực lân cận. Tỷ lệ tiêu
thụ ở thị trường trong nước chiếm khoảng 55% và các sản phẩm của làng nghề chưa
có thương hiệu riêng và chưa trực tiếp tiêu thụ mà thường phải thông qua các doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh: Hình thức tổ chức sản xuất, kinh
doanh khá phổ biến trong các làng nghề là sản xuất theo hộ gia đình. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây do có sự đầu tư vốn và công nghệ, sản xuất tại các làng nghề dần
mở rộng về quy mô và hình thành nên các hình thức sản xuất kinh doanh như hợp tác
xã, các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Những kết quả đạt được và tác động kinh tế - xã hội: Phát triển làng nghề đã
góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đồng thời góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, nâng
cao đời sống nhân dân.
Những tồn tại, hạn chế: Thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, chưa ổn định; Thiếu
vốn cho sản xuất kinh doanh; Kỹ thuật công nghệ lạc hậu chậm được đổi mới; Trình

v
độ tay nghề của người lao động thấp, trình độ quản lý hạn chế; Môi trường bị ô
nhiễm; Cơ chế chính sách và công tác quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề
còn nhiều bất cập.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: 3 nguyên nhân chủ yếu : (1) Sau khi
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhiều làng nghề bị mất thị trường xuất khẩu truyền
thống. Các làng nghề lại chưa quan tâm đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm. (2) Chưa có biện pháp hữu hiệu tháo gỡ khó khăn về các nguồn lực
phát triển và thị trường cho các làng nghề. (3) Nhận thức của các cấp, các ngành về
vai trò của làng nghề còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong phát
triển làng nghề chưa đồng bộ, chưa hiệu quả.
Những vấn đề đặt ra đối với phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong thời
gian tới: Tăng cường công tác quy hoạch; Đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào; Về
phát triển sản phẩm và thị trường cho các sản phẩm của làng nghề và đảm bảo lợi ích
cho người lao động.
Chương 3
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển làng nghề ở
tỉnh Nam Định.
Trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình quốc tế, trong nước và những vấn đề
kinh tế - xã hội nổi bật tác động đến phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định. Luận
văn đã nêu lên các cơ sở để đưa ra quan điểm, định hướng phát triển làng nghề ở
tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
3.2. Quan điểm, định hướng phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong thời
gian tới.
Quan điểm phát triển làng nghề: (1) Phát triển làng nghề phải gắn với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. (2) Phát triển làng nghề nhằm thúc đẩy phát
vi
triển sản xuất nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. (3)

Gắn phát triển làng nghề với phát triển văn hoá, du lịch nhằm bảo tồn sản phẩm,
làng nghề truyền thống và văn hoá làng nghề. (4) Phát triển làng nghề phải gắn với
bảo vệ môi trường sinh thái, sức khoẻ nhân dân và người lao động.
Định hướng phát triển làng nghề:
- Định hướng về mục tiêu: phấn đấu giá trị sản xuất CN-TTCN làng nghề
nông thôn giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân 25%/năm. Đến năm 2015 có 80% số
xã có giá trị sản xuất CN-TTCN từ 10% trở lên.
- Định hướng phát triển sản phẩm: định hướng chung là đẩy mạnh chuyên môn
hoá và tính cá biệt sản phẩm kết hợp với mở rộng, đa dạng hoá các sản phẩm cá biệt.
- Định hướng tiêu thụ sản phẩm: định hướng chung là phát triển đồng bộ các
thị trường tiêu thụ: trong nước, xuất khẩu tại chỗ và thị trường nước ngoài.
- Định hướng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu của tỉnh: tập trung
vào các nhóm hàng: mây, tre, lá đan, thêu ren, tơ tằm, đồ gỗ, đồ đồng đúc, chạm
3.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong thời
gian tới.
Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách và phương thức quản lý Nhà nước để
thúc đẩy làng nghề phát triển.
Nhà nước cần điều chỉnh bổ sung, ban hành mới các cơ chế chính sách
khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng hoá của ngành nghề nông thôn.
Thành lập Ban định hướng quốc gia ngành nghề nông thôn để nâng cao sự phối hợp
giữa các cơ quan ở cả cấp Trung ương và cấp Tỉnh. Cần thực hiện công khai về cơ
chế, chính sách khuyến khích đầu tư; vận dụng, tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ
chế chính sách hiện có của Nhà nước, của Tỉnh đối với làng nghề sản xuất CN-
TTCN. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính đồng thời tăng cường vai trò định
hướng, hướng dẫn, hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Hai là, giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề.
Quy hoạch ngành nghề căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh và dự báo khả năng phát triển ngành nghề, sản phẩm. Xây dựng kế hoạch phát
vii
triển thêm các ngành nghề ở các làng nghề. Quy hoạch mặt bằng cho sản xuất làng

nghề, tập trung phát triển các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn nông thôn. Quy
hoạch vùng trồng cây nguyên liệu và hệ thống cung cấp bảo đảm nguồn nguyên liệu
ổn định cho sản xuất của làng nghề.
Ba là, giải pháp sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực cho làng nghề phát triển.
Giải pháp về nguồn vốn: Các làng nghề cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư. Tỉnh, huyện cần xây dựng kế hoạch và phân bổ hợp lý cơ cấu vốn đầu tư
cho phát triển làng nghề bằng nguồn vốn ngân sách. Đa dạng hoá các hình thức huy
động vốn để tập trung đầu tư phát triển làng nghề. Kết hợp giữa nội lực và ngoại lực
thành nhân tố tổng hợp nhưng nhân tố nội lực giữ vai trò quyết định.
Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực: Thay đổi phương thức đào tạo, thời
gian đào tạo cho phù hợp với từng loại đối tượng, phát huy hình thức đào tạo tại chỗ
theo hợp đồng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kết hợp với các trường đại
học, viện nghiên cứu. Tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi; có chế độ ưu đãi và khuyến
khích họ truyền nghề cho thế hệ trẻ.
Giải pháp và phát triển kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ và bảo vệ môi
trường: Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Khuyến khích các cơ
sở sản xuất trong làng nghề đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ hiện đại, công
nghệ sạch hơn, công nghệ thân thiện với môi trường. Hỗ trợ các làng nghề xây dựng
các khu xử lý chất thải. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác quản lý, tổ chức kiểm tra xử lý các vi phạm về môi trường.
Bốn là, giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm và phát triển thương hiệu
cho các làng nghề:
Tăng cường đầu tư cho các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các
hình thức như: Quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Đẩy
mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ các làng nghề xây dựng hệ thống thông tin, thành
lập các trang website để giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề. Khuyến khích các
làng nghề xây dựng chiến lược thương hiệu. Cùng với việc xây dựng, tạo bản sắc
thương hiệu sản phẩm làng nghề, phải không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới
viii
phương thức kinh doanh, tạo dựng uy tín và hình ảnh của thương hiệu sản phẩm,

xây dựng mạng lưới phân phối và tăng cường quảng bá thương hiệu.
Năm là, giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đa
dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh ở làng nghề:
Tạo dựng các làng nghề truyền thống nổi tiếng thành các điểm tham quan
du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình, hộ sản xuất đăng ký kinh doanh.
Hỗ trợ các hộ, tổ sản xuất phát triển và chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân,
công ty TNHH, hợp tác xã Khuyến khích phát triển các mô hình hợp tác trong sản
xuất. Khuyến khích các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp vươn lên thành loại hình
doanh nghiệp lớn. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hiệp hội ngành nghề để
thúc đẩy các hoạt động sản xuất, xúc tiến thương mại, nghiên cứu phát triển sản
phẩm nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh cho sản phẩm.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, từ sự vận dụng cơ sở lý luận về làng nghề, luận
văn đã đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
giai đoạn 2000-2010 và rút ra những kết quả, những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế trong sự phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định.
Từ thực trạng, qua việc phân tích các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh kết hợp với kinh
nghiệm thực tiễn phát triển làng nghề của một số địa phương, luận văn đã đề xuất
các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong
thời gian tới.
ix
bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


phạm thị oanh
PHáT TRIểN LàNG NGHề TRONG QUá TRìNH
CÔNG NGHIệP HOá, HIệN ĐạI HOá NÔNG NGHIệP,

NÔNG THÔN ở TỉNH NAM ĐịNH
Chuyên ngành: kinh tế chính trị
Ngời hớng dẫn khoa học:
gs.ts phạm quang phan
Hà nội, năm 2011
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mục tiêu tổng quát, lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
là xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững có năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ tiên tiến,đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Xây dựng nông
thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh có cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện
đại. Phát triển làng nghề là một trong những nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Thực tế đã chứng minh vai trò quan trọng của
làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tạo
việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, thu hẹp
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới…
Nam Định là một tỉnh duyên hải nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ với 81%
dân số sống ở nông thôn. Từ xa xưa đã là một trong những tỉnh có nhiều ngành
nghề và làng nghề truyền thống nổi tiếng khắp trong cả nước như: đúc đồng Tống
Xá – Ý Yên, dệt vải tằm tơ Phương Định - Trực Ninh, mộc La Xuyên, sơn mài Cát
Đằng – Ý Yên… Sự phát triển của làng nghề những năm qua đã tác động đến mọi
mặt kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Làm thay đổi bộ mặt nông thôn nhất là đối
với các vùng thuần nông trước đây và thực sự trở thành một trong những yếu tố
quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Trong giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp, làng nghề ở nông thôn của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân
23,2%/năm; Năm 2010 tăng 2,85 lần so với năm 2005 và chiếm 50,4% giá trị sản
xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh với
tốc độ bình quân 10,2% /năm và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
1
công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng
trong GDP tăng từ 31,1% năm 2005 lên 36,5% năm 2010.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, các làng nghề ở
tỉnh Nam Định còn một số hạn chế đó là: sản xuất làng nghề chủ yếu là tự phát, chưa
bền vững, hiệu quả thấp, chưa có tác động mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động ở địa bàn nông thôn.
Còn ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô lớn, trình độ công nghệ, thiết bị và
khả năng quản lý tiên tiến. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở cơ sở sản xuất làng nghề
còn khá phổ biến, có nơi đã ở mức nghiêm trọng. Ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Nam Định.
Để làng nghề ở tỉnh Nam Định thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì vấn đề cần thiết là
phải nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục các hạn
chế trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, động thái và xu hướng vận động, phát triển
của nó. Với những yêu cầu đặt ra cả về lý luận và thực tiễn, việc tìm hiểu và nghiên
cứu vấn đề : “Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Nam Định” là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã
chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp của mình với hy vọng góp một phần công
sức để giải quyết vấn đề trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Phát triển làng nghề ở nông thôn là vấn đề hết sức quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn nên đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay đã có nhiều
công trình khoa học được công nhận như:
- “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của Bùi Văn Vượng – NXB
Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1998.

- “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá” của
TS Dương Bá Phượng – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.
- “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá” của TS Mai Thế Hởn chủ biên - NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình
2
công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của TS Trần Minh Yến – NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2004.
- “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ” luận án Tiến sĩ kinh tế của Bạch Thị Lan Anh - trường Đại học Kinh tế Quốc
dân năm 2010.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu, đề tài, bài báo, tạp chí khác
cũng đề cập đến vấn đề phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống ở Việt Nam
nói chung và ở từng địa phương nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một
công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về phát triển làng nghề ở
tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn dưới góc độ kinh tế chính trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
Mục đích của luận văn là đánh giá đúng thực trạng làng nghề ở tỉnh Nam
Định. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề của tỉnh
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
* Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích trên đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề ở tỉnh Nam
Định trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị sự phát triển làng nghề ở tỉnh
Nam Định trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về làng nghề có phạm vi rất rộng, do yêu cầu và hạn chế về mặt
thời gian nên luận văn giới hạn chỉ nghiên cứu các làng nghề sản xuất công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
3
Các số liệu chủ yếu từ năm 2000 đến 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp cơ bản bao trùm trong suốt quá trình thực hiện luận văn là
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn chú
trọng các phương pháp nghiên cứu khác như : Phân tích và tổng hợp, so sánh đối
chiếu, thống kê kinh tế, điều tra thực tế, phân tích dự báo…
6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn
* Những đóng góp của luận văn:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề và phát triển làng
nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Phân tích kinh nghiệm của một số địa phương điển hình về phát triển
làng nghề.
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng phát triển làng nghề
ở tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát triển làng nghề
ở tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
* Ý nghĩa của luận văn:
Góp thêm cơ sở khoa học vào việc hoạch định chính sách phát triển làng
nghề ở tỉnh Nam Định và các địa phương có điều kiện tương tự trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được

kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển làng
nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
làng nghề ở tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
4
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ
1.1.1. Khái niệm và phân loại làng nghề
1.1.1.1. Khái niệm
* Nghề truyền thống
Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành, tồn
tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng hay một
làng nào đó và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Từ đó hình thành nên các
làng nghề, phố nghề, xã nghề, phường nghề, hội nghề.
Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật công
nghệ truyền thống, có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Mỗi nghề bao giờ
cũng có ông tổ của nghề được dân làng ghi công ơn và thờ phụng từ đời này sang
đời khác.
Nghề truyền thống ở nước ta rất phong phú đa dạng, có những nghề đã hình
thành và tồn tại hàng trăm năm, nhiều sản phẩm đã từng nổi tiếng trong nước và thế
giới. Ví dụ như : nghề gốm sứ Bát Tràng (Hưng Yên), nghề dệt tơ lụa Vạn Phúc
(Hà Đông), nghề đúc đồng ở Tống Xá (Ý Yên–Nam Định)… Những nghề truyền
thống được truyền trong phạm vi từng làng. Trong những làng có nghề truyền thống
thì đa số người dân biết làm nghề đó. Ngoài ra họ còn có thể phát triển những nghề

khác nhưng những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nghề truyền thống.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ việc
sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợ bởi quy trình công nghệ mới
với những vật liệu mới. Vì vậy khái niệm nghề truyền thống cũng được mở rộng hơn.
Khái niệm này có thể được hiểu là: Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ
công nghiệp xuất hiện từ lâu trong lịch sử được truyền từ đời này qua đời khác còn
5
tồn tại đến ngày nay kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại
máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và
sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc.
* Làng nghề
Đến nay vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề.
Quan niệm thứ nhất: làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều
hoạt động cho một nghề thủ công và lấy đó làm nghề sinh sống chủ yếu.
Quan niệm thứ hai: làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, nhưng
không nhất thiết toàn bộ dân làng đều làm nghề thủ công. Người thợ thủ công nhiều
khi cũng là người làm nghề nông nhưng do yêu cầu chuyên môn hoá họ chuyển
sang sản xuất hàng thủ công ngay lại làng.
Quan niệm thứ ba: làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nó quy tụ
các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời có sự liên
kết hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo kiểu phường hội và có cùng tổ nghề.
Quan niệm thứ tư: làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi
nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông.
Quan niệm thứ năm: làng nghề là một cộng đồng dân cư sinh sống trong một
làng (hoặc khu vực dân cư) có hoạt động sản xuất kinh doanh tại các hộ gia đình
hoặc các cơ sở sản xuất trong làng, có sử dụng các nguyên liệu trong và ngoài địa
phương, phát triển đến mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của
người dân trong làng.
Từ các quan niệm trên cho thấy làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở
nông thôn gắn liền với hai yếu tố “làng” và “nghề”.

Làng là khối dân cư ở nông thôn tồn tại trong một không gian địa lý nhất
định, làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt. Phần lớn các làng xưa
kia đều là nơi sản xuất nông nghiệp. Sau đó do yêu cầu cuộc sống đòi hỏi ngày càng
nhiều sản phẩm hơn vì vậy một số nghề phi nông nghiệp đã xuất hiện, có các hộ
vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề hoặc có hộ tách khỏi nông nghiệp để
6
chuyên sản xuất nghề. Dần dần, nghề phi nông nghiệp đã chiếm ưu thế. Phần lớn
các nghề trong làng thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Ngày nay, do sự phát triển
của kinh tế hàng hoá đã xuất hiện nhiều người chuyên làm dịch vụ cung cấp nguyên
vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ, cơ sở sản xuất chuyên làm nghề thủ công,
vì vậy, nghề nghiệp được mở rộng sang cả lĩnh vực buôn bán.
Như vậy, yếu tố “nghề” trong làng nghề không nên hiểu là tất cả các nghề
tạo ra thu nhập, tạo việc làm nói chung mà “nghề” ở đây phải là những nghề phi
nông nghiệp.
Từ cách tiếp cận trên, có thể rút ra khái niệm làng nghề như sau: làng nghề
là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số
hộ, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông.
* Làng nghề truyền thống
Khái niệm làng nghề truyền thống được khái quát dựa trên hai khái niệm
“làng nghề” và “nghề truyền thống” được trình bày ở trên.
Như vậy, làng nghề truyền thống trước hết là những làng nghề đã tồn tại và
phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công
truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều
hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên
luôn ý thức tuân thủ những chế ước xã hội và gia tộc.
Trong các làng nghề truyền thống thường có tuyệt đại bộ phận dân số làm
nghề truyền thống hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con
nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề. Song sự
truyền nghề này không phải là sự sao chép. Mỗi làng nghề, mỗi thợ thủ công khi

tiếp thu nghề đều có những cải tiến, sáng tạo làm cho sản phẩm của mình có những
nét độc đáo riêng so với sản phẩm của người khác, làng khác.
* Phát triển làng nghề
Theo từ điển tiếng Việt năm 2004, phát triển là một khái niệm chỉ sự biến đổi
7
hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Với ý nghĩa đó, phát triển làng nghề có thể được hiểu đó là sự củng cố, duy
trì và hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề hiện có, tạo điều
kiện thuận lợi nhằm khuyến khích thúc đẩy sự ra đời của các làng nghề mới. Từ đó
có thể sử dụng một cách có hiệu quả những nguồn lực sẵn có ở nông thôn, đẩy
mạnh sự chuyên môn hoá sản xuất và tạo ra nhiều sản phẩm hơn đáp ứng nhu cầu
của xã hội.
1.1.1.2. Phân loại làng nghề
Do tính đa dạng và phong phú của làng nghề nên việc phân loại làng nghề
gặp rất nhiều khó khăn. Hiện cả nước có 4.575 làng nghề ở 55 tỉnh, thành phố,
trong đó 1.324 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận và chủ yếu
tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng. Có thể chia làng nghề theo hai tiêu thức
sau:
- Phân loại theo số lượng nghề
+ Làng một nghề: là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một nghề
thủ công duy nhất.
+ Làng nhiều nghề : là những làng nghề ngoài nghề nông ra còn có nhiều
nghề khác.
- Phân loại theo thời gian hình thành:
+ Làng nghề truyền thống: là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch
sử và còn tồn tại cho đến ngày nay.
+ Làng nghề mới: là những làng nghề xuất hiện trong thời gian gần đây, do
sự phát triển lan toả của các làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các địa
phương khác. Một số làng nghề được hình thành do chủ trương của một số địa

phương nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, cho thợ đi học nghề ở các nơi
khác rồi về dạy lại cho người dân ở địa phương mình. Như vậy về cơ bản làng nghề
mới là những làng nghề mới xuất hiện trong những năm gần đây (sau Cách mạng
8
Tháng tám) đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.
1.1.2. Sự cần thiết phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn
1.1.2.1. Những vấn đề xã hội nảy sinh khi thực hiện quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức
lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với
công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã được Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X đặc biệt là Đại hội Đảng lần thứ XI xác định
cụ thể như sau :
“Phát triển nông lâm – ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới : quy hoạch phát triển nông thôn, phát triển đô thị
và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn
với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp
với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn;
giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai
thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động’’.
Thực hiện chủ trương của Đảng, hiện nay quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp các địa phương trong
cả nước và đã tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Kết quả nổi bật nhất khi thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn là cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã có
bước chuyển dịch tích cực. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh
9
sản xuất các loại nông sản hàng hoá có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao.
Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Số lượng lao động trong các
ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng lên, lao động nông nghiệp ngày càng giảm
đi. Diện mạo khu vực nông thôn có sự chuyển biến lớn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội ngày càng được cải thiện khang trang, sạch đẹp đáp ứng nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt. Đời sống tinh thần của người dân nông thôn ngày càng phong phú. Góp
phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội
của các địa phương.
Bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế, kỹ thuật, quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã
hội bức xúc ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế của người dân và làm biến đổi
xã hội nông thôn truyền thống.
Bức xúc nhất là việc thu hồi đất để phục vụ các công trình khu công nghiệp,
cụm công nghiệp dẫn đến nông dân bị mất đất - nguồn sản xuất quan trọng bao đời
của người dân, đã gây xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến đời sống trước mắt cũng như về
lâu dài của một bộ phận đông đảo nông dân. Đất nông nghiệp bị thu hẹp cũng đồng
nghĩa với chuyện nông dân mất việc làm và giảm thu nhập. Bởi vì người nông dân
từ bé đến lớn chưa được đào tạo bất cứ ngành nghề gì chỉ biết một nghề duy nhất đó
là nghề làm ruộng. Khi bị mất đất, tức là mất tư liệu sản xuất thì họ trở nên trắng tay
không có việc làm.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bình quân mỗi
năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi đã tác động tới đời sống khoảng
2,5 triệu người. Với gần 630 nghìn hộ nông dân và trung bình cứ 1 ha đất bị thu hồi
có 10 người bị mất việc.
Cuộc sống của hàng vạn hộ nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào số tiền đền bù

tái định cư. Sau khi nhận được tiền đền bù, phần lớn các gia đình nông dân sử dụng
số tiền đó phục vụ cho nhu cầu trước mắt như : xây dựng, sửa chữa nhà ở, cải thiện
sinh hoạt, mua sắm các phương tiện… mà không biến nguồn tiền đó thành vốn đầu
10
tư lâu dài cho sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm, tăng thu nhập đảm bảo đời sống
ổn định lâu dài. Do đó, vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh không những không gia
tăng mà còn có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng thậm chí không còn vốn để đầu tư
khiến cho không ít gia đình phải tha phương kiếm kế sinh nhai.
Mặt khác, một trong những mục tiêu quan trọng của công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn là chuyển từ lao động thủ công lạc hậu thành lao
động sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại, thực hiện cơ khí hoá, tự động hoá mà trước
hết là cơ khí hoá một cách phổ biến. Các thiết bị cơ khí hoá và tự động hoá được sử
dụng rộng rãi thay cho sức người và công cụ thủ công, đòi hỏi mọi lao động đều
phải có trình độ kỹ thuật tương xứng mới làm chủ được các phương tiện sản xuất
hiện đại . Trong khi đó, trình độ sản xuất của người nông dân mang tính thủ công là
chủ yếu không đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực khắt khe nên khó tìm
kiếm được cơ hội việc làm, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn nhưng
lại thiếu việc làm . Đặc biệt ở các địa phương có tốc độ công nghiệp hoá càng
nhanh thì thực trạng này lại càng đáng lo ngại hơn rất nhiều. Với sự hỗ trợ của các
phương tiện máy móc hiện đại, chỉ cần 2 người nông dân đã có thể làm hết công
việc của nhà nông. Mùa vụ cũng chỉ kéo dài từ 2-4 tuần , thời gian nông nhàn ngày
càng nhiều. Không có việc làm, không có thu nhập người nông dân đổ xô ra thành
thị, các khu công nghiệp kiếm việc làm. Nhưng vì không có trình độ họ phải làm đủ
nghề, đa số là lao động chân tay từ bán hàng rong, đi đồng nát đến bốc vác, thợ
nề… để kiếm thêm thu nhập cho gia đình và bản thân. Thu nhập thấp chỉ đủ ăn,
không có tích luỹ nhiều người đã trở về quê và thế là một nghịch lý thừa lao động
thiếu việc làm lại tiếp tục xảy ra và vẫn lại câu chuyện nghèo vẫn hoàn nghèo.
Hậu quả tình trạng lao động nông thôn bị mất việc làm, thiếu việc làm đã trở
nên khá phổ biến và là vấn đề nổi cộm tại các vùng nông nghiệp, nông thôn. Nếu
không giải quyết kịp thời rất có thể từ đây sẽ làm nảy sinh mất ổn định chính trị - xã

hội trên địa bàn đang chiếm tới hơn 70% dân số cả nước.
Nông thôn Việt Nam từ bao đời nay lưu giữ văn hoá truyền thống của dân
tộc. Nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nông thôn đang
11

×