Vai trò của công làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
huyện Sóc Sơn.
1.1.Tổng quan về làng nghề.
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm làng nghề.
1.1.1.1. Khái niệm.
Làng nghề là một cụm những hộ dân cư đang sinh sống trong một thôn
(làng) cùng làm một nghề sản xuất ra một loại một sản phẩm, dịch vụ nào đó
nhằm mục đích bán ra thị trường để thu lời. Trong làng nghề, công nông nghiệp
kết hợp với nhau, vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề hoặc làm nghề nhưng “ly
nông bất ly hương”.
Nói đến làng nghề ta thường nghĩ ngay đến những làng làm nghề thủ
công truyền thống như làng nghề lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng tranh
Đông Hồ. Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ giản đơn
với con mắt và bộ óc của nghệ nhân và thợ kỹ thuật. Đối với mỗi nghề được xếp
vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu tố sau:
Một là, đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta hoặc là một
nghề mới từ địa phương khác mang đến song được các nghệ nhân ở nơi cũ
truyền đạt lại kinh nghiệm và kỹ sảo kinh nghiệm.
Hai là, sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề.
Ba là, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề.
Bốn là, kỹ thuật sản xuất tinh vi, chứa nhiều yếu tố kinh nghiệm từ đời
sang đời khác và công nghệ khá ổn định.
Năm là, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu
nhất. Nhìn chung nghề truyền thống được hình thành gắn liền với điều kiện tự
nhiên của vùng (đất đai, khí hậu, môi trường…) và như vậy nó gắn bó với vùng
nguyên liệu có tình đặc thù cho sản xuất.
Sáu là, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất độc đáo vừa là hàng hoá, vừa
là sản phẩm văn hoá văn nghệ kỹ thuật mỹ thuật mang bản sắc văn hoá dân tộc,
có giá trị chất lượng cao và có vị trí cạnh tranh trên thị trường trong nước và
quốc tế.
Bảy là, là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có
đóng góp đáng kể về kinh tế và ngân sách nhà nước, dồng thời nó còn sử dụng
lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn và lao dộng thành thị.
Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây
không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công
cũng đồng thời là người làm nghề nông. Làng nghề là trung tâm sản xuất ra
hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề
mang tính chất truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất,
kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ và bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu doanh
nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có ý thức tuân thủ
những ước chế xã hội và gia tộc.
Làng nghề thủ công được công nghiệp hoá, có những nét khác biệt so với
doanh nghiệp nghề nghiệp. Trước hết, doanh nghiệp nghề nghiệp là một tổ chức
kinh tế có tư cách pháp nhân, sản xuất tập trung theo một kế hoạch chung, có cơ
cấu tổ chức chặt chẽ, còn làng nghề không có tư cách pháp nhân, các hộ gia
đình trong làng không được tổ chức phối hợp chặt chẽ, sản xuất phân tán, mạnh
ai lấy làm, tuy nhiên lại tận dụng được nhân lực rỗi rãi, thời gian rỗi rãi và địa
điểm sản xuất.
1.1.1.2. Đặc điểm.
Thứ nhất, rất nhiều nghề thủ công truyền thống đã ra đời và phát triển rực
rỡ trên các miền quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ, làng nghề thường gắn liền với
nông thôn, các làng nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp nhưng không tách
khỏi nông thôn.
Thứ hai, kỹ thuật công nghệ sản xuất được truyền từ đời này sang đời
khác có tính chất gia truyền. Công cụ lao động trong làng nghề đa số là công cụ
thủ công truyền thống, thô sơ.
Thứ ba, hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người chủ gia đình
thường đồng thời là thợ cả mà trong số họ không ít nghệ nhân, còn những thành
viên trong hộ được huy động vào làm những việc khác nhau trong quá trình sản
xuất kinh doanh phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của từng người, vào giới tính
hay lứa tuổi. Gia đình có thể thuê mướn lao động trong và ngoài làng. Cá biệt
có những lao động ở ngoại tỉnh thường xuyên hoặc theo thời vụ, tạo thành một
số làng nghề ở vùng lân cận.
Thứ tư, làng nghề thường ở các làng quê gắn liền với sản xuất nông
nghiệp nông thôn nên nguồn vốn trong dân không nhiều. Hơn nữa, hệ thống tín
dụng ở các vùng này hầu như chưa phát triển nên vốn đầu tư mở rộng quy mô
sản xuất, hiện đại hoá trong thiết bị sản xuất, tìm và nghiên cứu thị trường, tiêu
thụ sản phẩm ở các làng nghề còn hạn chế.
Thứ năm, các loại sản phẩm thường có một số sản phẩm mang tính nghệ
thuật cao. Mặt khác, sản phẩm thường không phải do sản xuất hàng loạt mà có
tính đơn chiếc nên có tính độc đáo và khác biệt cao. Các sản phẩm của làng
nghề truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển của các giá trị văn hoá,
văn minh lâu đời của dân tộc.
1.1.2. Phân loại làng nghề.
Có rất nhiều tiêu chí có thể được sử dụng để phân loại làng nghề. Căn cứ
vào thời gian tồn tại và phát triển có thể chia làng nghề thành hai loại.
1.1.2.1. Làng nghề truyền thống (cổ truyền).
Làng nghề truyền thống (LNTT) hình thành do các nghệ nhân truyền
nghề. Những nghệ nhân này thường được suy tôn là tổ nghề. Các làng nghề nổi
tiếng nhất ở đồng bằng Bắc Bộ đều được hình thành như vậy và có tuổi nghề
rất cao, từ một vài trăm năm đến hàng nghìn năm. Lụa Hà Đông, với làng dệt
lụa Vạn Phúc lừng danh đã từng xuất hiện từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, do
bà Lã Thị Nga - tổ nghề - truyền dạy cho dân làng. Tính đến nay đã tồn tại và
phát triển khoảng 1700 năm. Làng Gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành, phát
triển đã 500 năm nay.
LNTT ra đời và phát triển nhằm đáp ứng một nhu cầu của xã hội. Ví dụ
như ở Thăng Long có làng nghề Nghĩa Đô chuyên làm giấy sắc rồng vì các triều
vua có nhu cầu viết giấy chiếu sắc, hay La Khê có nghề dệt the phục vụ cho nhu
cầu may mặc.
Ngày nay, sự biến động của thị trường có tác động mạnh mẽ tới các làng
nghề, các LNTT phát triển theo các xu thế:
Nhóm các làng nghề dần bị mai một do sản phẩm không đáp ứng được
nhu cầu của thị trường hoặc nhu cầu thị trường về sản phẩm làng nghề bị hạn
chế như làng Chuông, làm nón lá, làng nghề đan quạt nan, mành cọ, đan rổ rá,
làng pháo Bình Đa.
Nhóm này có hai xu thế có thể phát triển. Thứ nhất, nếu không thể khôi
phục và phát triển nghề cũ thì làng nghề có thể chuyển sang làm các nghề mới,
có đặc điểm sản xuất phù hợp với người thợ thủ công. Thứ hai, có thể tìm thị
trường tiêu thụ mới, hoặc giá trị sử dụng mới cho sản phẩm làng nghề.
Nhóm các LNTT cần được bảo tồn như làng nghề đúc đồng, nghề nặn
Tò He, làng vẽ tranh dân gian…Sản phẩm không có tính hàng hoá, thị trường
nhưng mang yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc cần phải có chính sách bảo tồn
để không bị thất truyền.
Nhóm các LNTT phát triển tốt do sản phẩm phù hợp với nhu cầu của
thị trường như các làng dệt, làng nghề chế biến nông sản, làm đồ gỗ nội thất gia
đình, hàng mây tre đan…
Tuy nhiên, không phải cứ ngành nghề nào kém phát triển thì mọi làng
nghề làm nghề đó đều bị mai một, tan rã đi, mà có thể có làng nghề sản xuất
mặt hàng đó vẫn tồn tại và có khi còn phát triển được. Ví dụ như trong khi làng
gốm Thổ Hà (Bắc Ninh) bị sa sút mạnh mẽ thì làng nghề Gốm Bát Tràng (Hà
Nội) lại phát triển lan toả ra cả một vùng lân cận tạo nên xã nghề. Mặt khác,
những làng nghề có xu hướng phát triển tốt cũng luôn phải đối diện với những
khó khăn như sự cạnh tranh khốc liệt của lụa tơ tằm Vạn Phúc với lụa tơ tằm
công nghiệp của Trung Quốc về mẫu mã cũng như chất lượng vải và các đặc
tính nổi trội như độ bóng, độ nhàu, độ dai… Chính vì vậy, đòi hỏi các làng nghề
cần phải luôn luôn cố gắng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng,
hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ
sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản
xuất cho ai, đều do thị trường quyết định. Hay nói cách khác, là sản xuất và bán
cái mà người ta cần chứ không phải sản xuất và bán cái mà mình có.Vậy cái
chính ở đây là sản phẩm của làng nghề phải đáp ứng được nhu cầu của thị
trường về kiểu dáng, chất lượng, giá cả thì mới có cơ hội phát triển được.
1.1.2.2. Làng nghê mới.
Làng nghề mới được hình thành bằng nhiều con đường, nhưng chủ yếu
do sức ép về kinh tế, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành làng nghề
mới ra đời. Các làng nghề mới thường có vị trí địa lý, nằm ở nơi có đất chật,
người đông, chất đất hoặc khí hậu không phù hợp nên nghề nông khó có điều
kiện phát triển, không đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Với tốc độ đô thị
hoá như hiện nay, các làng nghề ven đô, làng ven thị trường bị mất đất sản xuất
để xây dựng các khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông và các công
trình khác. Cần phải tạo ra công ăn việc làm cho những người nông dân bị thất
nghiệp này để họ ổn định cuộc sống và không trở thành gánh nặng cho xã hội.
Nghề thủ công truyền thống (TCTT) là một trong những lựa chọn phù hợp nhất
vì nghề này có nhiều công đoạn cần sử dụng nhiều lao động, thời gian đào tạo
để biết làm nghề về cơ bản là ngắn và thích hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi
lao động. Mặt khác, đặc điểm của nghề nông là sau khi trồng trọt, chăm bón cần
một khoảng thời gian cho cây hấp thụ tăng trưởng, đó chính là những lúc người
nông dân rỗi rãi, nông nhàn. Tận dụng thời gian này để làm nghề thủ công tăng
thu nhập thì thật là thích hợp. Các con đường hình thành nghề mới:
Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số
LNTT, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận LNTT.
Một số làng nghề gần dây mới hình thành một cách có chủ ý do chủ
trương phát triển nghề phụ hay còn nói là cấy nghề mới. Các nghệ nhân, thợ
thủ công lành nghề ở địa phương khác về dạy nghề và phổ biến kinh nghiệm sản
xuất cho dân địa phương.
Một số làng nghề cổ truyền cũ bị mai một chuyển sang làm nghề mới
nhằm tận dụng các điều kiện sẵn có và kỹ thuật tay nghề khéo léo của đội ngũ
thợ thủ công trong làng để bù đắp khoản thu nhập đã bị mất do nghề cũ.
Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những
kỹ năng và có sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo đó, quy trình sản xuất và
sản phẩm của họ không ngừng được hoàn thiện, Tiêu biểu cho hình thức này là
sự phát triển của tranh thêu Đà Lạt.
Những làng nghề mới được hình thành chủ yếu là những nghề có tiềm
năng phát triển nên sản phẩm ít nhiều đã có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên,
như ta đã biết chất lượng của sản phẩm nghề truyền thống chịu ảnh hưởng rất
lớn vào tay nghề kỹ thuật của các nghệ nhân. Làng nghề mới thì đội ngũ nghệ
nhân lành nghề được đào tạo bài bản không nhiều, trong khi đó các bí quyết
công nghệ kỹ thuật ở các LNTT thường được truyền từ đời này sang đời khác
có tính chất gia truyền. Do đó, sản phẩm của các làng nghề mới sản xuất ra
thường không tinh tế bằng sản phẩm của làng nghề gốc làm ra, dẫn đến giá trị
sản phẩm trên thị trường cũng thấp hơn hẳn.
1.1.3. Các tiêu chí xác định làng nghề.
Khái niệm về tiêu chí: Tiêu chí là một thuật ngữ khoa học xuất hiện và
được sử dụng nhiều trong khoảng 30 năm nay. Tiêu chí là đặt ra những điều
kiện cần và đủ làm cơ sở xem xét sự vật.
Xây dựng tiêu chí làng nghề là tìm ra những điều kiện cần, những cơ sở
chuẩn mực để từ đó xem xét đánh giá một làng nghề.
Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định tiêu chí làng nghề là dựa trên
những thành tố cơ bản để liên kết bên trong ở các làng nghề, đồng thời dựa vào
đặc điểm các làng nghề CN-TTCN, cho phép chúng ta nhận thấy rằng trong các
làng nghề gồm sáu thành tố gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo thành những tiềm
năng vững chắc cho sự phát triển mỗi làng nghề.
Một là, biên độ dao động số hộ làm nghề TTCN các làng nghề trên chiếm
60%-80% số hộ trong làng.
Hai là, biên độ dao động số hộ làm một nghề chính ở làng chiếm từ 65%-
90% so với tổng số hộ làm nghề TTCN. Tên của làng nghề được gọi bằng chính
tên của nghề chính đó.
Ba là, có ý kiến cho rằng cần xem xét tỷ trọng giá trị doanh thu của
TTCN trong tổng doanh thu của làng trong năm, coi đó là một tiêu chuẩn xem
xét công nhận một làng nghề. Thực tiễn cho thấy, xác định tỷ trọng TTCN ở
làng trong tổng giá trị kinhh tế trong một năm là rất khó, bởi lẽ sản phẩm của
làng nghề luôn luôn biến động theo mùa vụ, những con số đưa ra chỉ là ước
tính.
Bốn là, ở những LNTT, những người cùng làm nghề có mối quan hệ gắn
kết chặt chẽ với nhau trong tình cảm cộng đồng, làng xóm. Một số làng xã đã tổ
chức ra hội ngành nghề giữ vai trò liên kết những người làm nghề dịch vụ liên
quan đến nghề, làng nghề. Đồng thời quy tụ những người cùng nghề, tổ chức
sinh hoạt văn hoá nghề ở nhà thờ tổ, hoặc đình làng, đền.
Năm là, thực tiễn cho thấy ở các làng nghề, quá trình lao động, làm ra sản
phẩm, lực lượng lao động đã tự phân công thành các lớp thợ với trình độ tay
nghề khác nhau. Lớp thợ giỏi được người thợ tôn vinh là thợ cả, có nơi tôn vinh
là nghệ nhân. Dưới thời bao cấp, nhà nước đã phong tặng một số các nghệ nhân
danh hiệu “bàn tay vàng”. Số thợ giỏi của các làng nghề chiếm từ 5%-20% lao
động chính. Số thợ cả, nghệ nhân ở các làng nghề đóng vai trò rất quan trọng
trong việc bảo lưu yếu tố truyền thống cũng như cách thức đẩy nghề phát triển,
họ cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ thực tiễn lao động, tự họ
gây được uy tín đối với người làng, góp phần truyền nghề cho lớp trẻ, giữ gìn sự
đoàn kết, tham gia điều hành các vấn đề KT-XH ở làng, uy tín của một làng
nghề gắn với vai trò, trách nhiệm của lớp thợ và các nghệ nhân dày dặn kinh
nghiệm, tinh thông nghề nghiệp.
Từ việc phân tích các thành tố gắn kết trong làng nghề đã giúp chúng ta
tìm ra một mẫu số chung định hình khá rõ ở các làng nghề điển hình. Từ đó,
chúng ta có thể có được những tiêu chí xác định về một làng nghề như sau:
- Số hộ và số lao động làm nghề TTCN ở làng đạt từ 50% trở lên so với số
hộ và lao động của làng.
- Số hộ làm nghề chính ở làng chiếm tỷ lệ trên 50% tổng thu nhập của làng
trở lên so với hộ làm nghề TTCN và nghề chính ấy là tên gọi của làng
nghề.
- Có tỷ trọng giá trị thu nhập TTCN ở làng đạt trên 50% trong một năm lao
dộng.
- Có tổ chức điều phối các hoạt động KT –XH ở làng nghề, phường hội,
HTX, câu lạc bộ, ban quản lý mang tính tự quản do người trong làng bầu
ra.
- Có địa điểm là trung râm sinh hoạt KT-XH của làng nghề liên quan đến
hoạt động của làng nghề.
- Sản phẩm làm ra có tính mỹ thuật cao, mang đậm nét yếu tố văn hoá và
bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Sản phẩm có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
Các tiêu chí trên được xây dựng xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn để
các cấp chính quyền căn cứ vào đó lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công
nhận danh hiệu làng nghề.
Về tiêu chí nghề truyền thống, LNTT thì cho đến nay chưa có những tiêu
chí được quy định một cách chính thức để xác định thế nào là nghề truyền
thống, LNTT, song cách hiểu phổ biến hiện nay là: