Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 105 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẦN THỊ BÍCH THẢO
MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH QUANG TRUNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trần Thị Bích Thảo
MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH QUANG TRUNG
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đặng Ngọc Đức
Hà Nội - 2011
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV Quang Trung Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


- Chi nhánh Quang Trung
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CVTD Cho vay tiêu dùng
TSBĐ TSBĐ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Quang Trung năm 2008 – 2010 35
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng tại BIDV Quang Trung năm 2008 – 2010 36
Bảng 2.3: Tình hình doanh thu dịch vụ tại BIDV Quang Trung năm 2008 – 2010 37
Bảng 2.4: Số lượng khách hàng CVTD tại BIDV Quang Trung năm 2008 – 2010. .49
Bảng 2.5: Doanh số CVTD tại BIDV Quang Trung năm 2008 – 2010 50
Bảng 2.6: Dư nợ CVTD tại BIDV Quang Trung năm 2008 – 2010 51
Bảng 2.7: Dư nợ CVTD theo thời hạn cho vay tại BIDV Quang Trung năm
2008 – 2010 52
Bảng 2.8: Dư nợ CVTD theo mục đích cho vay tại BIDV Quang Trung năm
2008 – 2010 53
Bảng 2.9: Lợi nhuận CVTD tại BIDV Quang Trung năm 2008 – 2010 54
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu CVTD tại BIDV Quang Trung
năm 2008 – 2010 55
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp 9
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp 10
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV Quang Trung 32
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trần Thị Bích Thảo
MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH QUANG TRUNG

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hà Nội - 2011
i
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất
của nền kinh tế, có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì cho vay là hoạt động truyền thống,
mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Cho vay tiêu dùng là
hình thức cho vay khá phổ biến và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ
của nhiều ngân hàng thương mại.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân ngày càng
được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm, sinh hoạt cũng tăng theo. Tuy nhiên, đối với
một bộ phận dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ và những người có thu nhập thấp thì họ
không thể đợi đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ô tô, đi du lịch… Nếu
vay được tiền từ ngân hàng thì sẽ giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ
trẻ, tạo cho họ động lực để học tập, làm việc, tiết kiệm và nuôi dưỡng con cái. Bên
cạnh đó, cho vay tiêu dùng sẽ kích thích người dân tiêu thụ hàng hoá, thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế,
tạo công ăn việc làm.
Ở các nước hàng đầu châu Á, mặc dù cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng
30% - 35% tổng dư nợ cho vay nhưng tạo ra trên 60% lợi nhuận cho các ngân hàng
thương mại. Ở Việt Nam, dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân khoảng 900.000
đồng/người so với thu nhập bình quân đầu người khoảng 20 triệu đồng/năm là rất
thấp, tỷ lệ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 6% - 8% tổng dư nợ cho vay trong
nền kinh tế cho thấy mạng lưới, hệ thống thẻ và dịch vụ cho vay tiêu dùng còn rất sơ
khai và cho thấy tiềm năng về phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng còn rất lớn.
Tuy mới đi vào hoạt động với tư cách là chi nhánh cấp 1 từ năm 2005 nhưng
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung đã khẳng định

được vai trò là trung gian tài chính quan trọng trên địa bàn. Chi nhánh luôn cung
cấp những khoản cho vay an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển
chung của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu vay của người tiêu dùng, vì vậy việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi
nhánh là vô cùng cần thiết.
ii
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng và thực tế
khách quan của việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung, đề tài "Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung" đã được chọn
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân
hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung năm 2008 - 2010.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung trong
giai đoạn 2011 - 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng và mở rộng
cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng và mở rộng
cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang
Trung năm 2008 - 2010.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Cho vay là một trong những hoạt động truyền thống của ngân hàng. Căn cứ
vào mục đích sử dụng vốn vay, gồm có: cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay

tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng có thể được hiểu là các khoản cho vay nhằm tài trợ
cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình, nhằm
thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà ở, đồ dùng gia đình,
phương tiện vận chuyển, nhu cầu du lịch, giáo dục, y tế…
Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm như: khách hàng vay là các cá nhân và
hộ gia đình; số lượng các khoản vay thường rất lớn; quy mô khoản vay nhỏ; thời
iii
hạn vay là ngắn, trung và dài hạn; lãi suất cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh;
nguồn trả nợ chủ yếu từ lương, thưởng và các thu nhập thường xuyên khác; thường
có độ rủi ro cao hơn cho vay kinh doanh; phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Cho vay
tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với ngân hàng, đối với người tiêu dùng, đối với
nhà sản xuất cũng như đối với nền kinh tế.
Có nhiều hình thức phân loại cho vay tiêu dùng. Căn cứ vào mục đích cho
vay gồm có: cho vay mua sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho
vay đối với người đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ vào phương thức hoàn trả gồm
có: cho vay tiêu dùng trả góp, cho vay tiêu dùng trả một lần, cho vay tiêu dùng tuần
hoàn.
Quy trình cho vay tiêu dùng là trình tự các bước, các thủ tục và các yêu cầu
phải thực hiện khi cung cấp một khoản vay. Quy trình cho vay tiêu dùng gồm các
bước như: tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn của khách hàng; thẩm định khách
hàng; soạn thảo và ký kết các hợp đồng; giải ngân và theo dõi, giám sát khoản vay;
thu nợ và xử lý phát sinh; thanh lý hợp đồng. Trong đó, khâu thẩm định khách hàng
rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng của khoản vay.
1.2 Mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Có nhiều quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng, trong đó nó có thể được
hiểu theo nghĩa sau: Mở rộng cho vay tiêu dùng là sự gia tăng số lượng, đi kèm với
nó là sự nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Để đánh giá sự mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng, có thể dựa vào các
chỉ tiêu như: số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng, số lượng và đối tượng khách
hàng cho vay tiêu dùng, doanh số cho vay tiêu dùng, dư nợ cho vay tiêu dùng, lợi

nhuận cho vay tiêu dùng, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng
thương mại
Nhân tố thuộc về ngân hàng là những nhân tố chủ quan nằm trong tầm kiểm
soát của ngân hàng và ngân hàng có thể trực tiếp tác động lên chúng để nâng cao và
mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng bao gồm: chính sách cho vay tiêu dùng; quy
trình cho vay tiêu dùng; trình độ công nghệ ngân hàng; quy mô vốn chủ sở hữu của
ngân hàng; trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng; công tác
thẩm định và kiểm tra, giám sát khách hàng.
iv
Nhân tố thuộc về khách hàng là một trong những nhân tố khách quan mà
ngân hàng không thể kiểm soát được như: năng lực tài chính của khách hàng, tài sản
bảo đảm của khách hàng, đạo đức của khách hàng.
Nhân tố thuộc về nền kinh tế như chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp
luật, hệ thống chính trị, nền văn hóa - xã hội cũng là một trong những nhân tố khách
quan ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
1.4 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số ngân hàng trên thế giới và bài học
kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Ở nhiều nước trên thế giới, chỉ số tiêu dùng được coi là dấu hiệu chủ chốt
của tăng trưởng kinh tế trong trung dài hạn. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số
ngân hàng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ, Canada giúp các NHTM Việt
Nam rút ra một số kinh nghiệm như: phải không ngừng hoàn thiện và triển khai
những sản phẩm cho vay tiêu dùng mới; có những quy định, quy trình giám sát
khoản vay, quản lý rủi ro chặt chẽ; phải có sự phối hợp chặt chẽ với NHNN, Chính
phủ và các cơ quan chức năng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH QUANG TRUNG
2.1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang
Trung

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập vào ngày
26/4/1957, có tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. BIDV Quang Trung là
chi nhánh cấp I thứ 76 của BIDV, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2005
với phương hướng hoạt động là phát triển theo mô hình của một ngân hàng hiện đại,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng và phát triển mạng lưới khách hàng,
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới.
Tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2005 nhưng hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh đã tạo được sự bứt phá và là tiền đề cho việc tăng trưởng những năm tiếp
theo.
2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
v
BIDV Quang Trung cung cấp cho khách hàng một số sản phẩm cho vay tiêu
dùng như: cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay
đối với người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cho vay theo hình thức thấu chi
tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân, cho vay cán bộ công nhân
viên. Quy trình cho vay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung tuân thủ theo các quy định
của pháp luật và của BIDV.
Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung được phân
tích dựa vào các chỉ tiêu như: số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng, doanh số cho
vay tiêu dùng, dư nợ cho vay tiêu dùng (chia theo thời hạn cho vay, theo loại tiền
cho vay và theo mục đích cho vay), lợi nhuận cho vay tiêu dùng, tỷ lệ nợ quá hạn và
tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng.
2.3 Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh đã có bước mở rộng đáng kể như:
Chi nhánh đã phát triển, mở rộng các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới; số lượng
khách hàng đến với Chi nhánh ngày càng đông; doanh số và dư nợ cho vay tiêu
dùng liên tục tăng trưởng qua các năm; các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín
dụng tại Chi nhánh khá hiệu quả, nợ quá hạn và nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong

tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.
Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng tốc độ mở rộng cho vay tiêu
dùng tại Chi nhánh còn chưa cao, thể hiện ở những mặt như: Sản phẩm cho vay tiêu
dùng tại Chi nhánh chưa đa dạng, chưa có sự khác biệt so với các NHTM khác; đối
tượng khách hàng vay tiêu dùng tại Chi nhánh chưa mở rộng mà chủ yếu là những
khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Chi nhánh; tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng
của Chi nhánh còn khá thấp; phần lớn các khoản cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh có
kỳ hạn dài trong khi đó nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là ngắn hạn.
Nguyên nhân chủ quan là do: Chính sách cho vay tiêu dùng của Chi nhánh
chưa phù hợp với từng thời kỳ. Quy trình cho vay tiêu dùng còn thiếu sót, Chi
nhánh chưa linh hoạt trong tiếp nhận hồ sơ tài sản thế chấp. Công nghệ ngân hàng
chưa được đầu tư đúng mức, nhiều phần mềm chưa phát huy được hiệu quả. Quy
mô vốn chủ sở hữu của Chi nhánh còn khá nhỏ, nguồn vốn huy động chủ yếu có
thời gian ngắn hạn và không ổn định. Nguồn nhân lực còn mỏng, trẻ và thiếu kinh
nghiệm. Chất lượng công tác thẩm định, giám sát khách hàng chưa cao.
vi
Nguyên nhân từ phía khách hàng là do: năng lực tài chính của khách hàng
còn hạn chế; cố tình lừa đảo ngân hàng hoặc câu kết với một số cán bộ ngân hàng để
lập giấy tờ khống, giả mạo; khách hàng ngày càng am hiểu về các dịch vụ ngân
hàng, khó tính hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm ngân hàng phù hợp.
Nguyên nhân từ phía nền kinh tế như: nền kinh tế ở nước ta còn nhiều biến
động, đặc biệt trong giai đoạn 2008 - 2010 nền kinh tế thế giới và trong nước lâm
vào khủng hoảng trầm trọng; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, đầy đủ và có sự
chồng chéo lên nhau và phần lớn người dân Việt Nam có thói quen tiết kiệm, chưa
có thói quen thanh toán hàng hóa dịch vụ qua thẻ.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH QUANG TRUNG
3.1 Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung

BIDV Quang Trung xác định những định hướng trong thời gian tới như: duy
trì và nâng cao hơn nữa uy tín của hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh trên
thị trường trong cũng như ngoài nước; tăng cường chặt chẽ mối quan hệ với các
khách hàng truyền thống, mở rộng đối tượng khách hàng vay tiêu dùng theo hướng
an toàn, hiệu quả; tăng cường phân tích và kiểm soát rủi ro; không ngừng nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng… nhằm tạo sự hài lòng, niềm tin với khách hàng,
nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường.
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
- Hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng như: mở rộng đối tượng khách
hàng tới những người buôn bán nhỏ, làm việc tại các công ty tư nhân, cổ phần…; áp
dụng lãi suất cho vay linh hoạt; áp dụng số tiền cho vay hợp lý, hấp dẫn; áp dụng
hình thức cho vay ưu đãi đối với CBCNV…
- Hoàn thiện quy trình cho vay tiêu dùng như: hoàn thiện hệ thống chấm
điểm tín dụng tiêu dùng cho phù hợp với những thay đổi của thị trường, đơn giản
hóa các thủ tục cho vay tiêu dùng; linh hoạt trong tiếp nhận hồ sơ tài sản thế chấp.
- Ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại: như trang bị cơ sở vật chất kỹ
vii
thuật và công nghệ tiên tiến; thường xuyên cải tiến, nâng cấp các phần mềm ứng
dụng hỗ trợ nghiệp vụ ngân hàng; hiện đại hoá công tác thanh toán.
- Tăng quy mô vốn chủ sở hữu của Ngân hàng: tiếp tục sử dụng huy động trái
phiếu như một kênh huy động vốn hiệu quả; điều chỉnh theo hướng khuyến khích
khách hàng gửi ở kỳ hạn trung - dài hạn; đưa ra những ưu đãi như điểm thưởng lãi
suất, quà tặng dưới nhiều hình thức…
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng
thông qua tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ; nâng cao trình độ
ngoại ngữ, am hiểu về quy định pháp luật cho đội ngũ cán bộ; bố trí, sắp xếp nhân
viên một cách hợp lý; bồi dưỡng, nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của cán bộ
khi phục vụ khách hàng và giao tiếp với đồng nghiệp. Chi nhánh cần có chính sách
khen thưởng và kỷ luật rõ ràng để tạo khích lệ trong công việc.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và kiểm tra, giám sát khách hàng:
phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ; chú trọng đến công tác
thu thập thông tin về khách hàng và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khách
hàng nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định, tình hình sử dụng vốn… của
khách hàng để đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời.
3.3 Một số kiến nghị
Bên cạnh những giải pháp, Chi nhánh có thể đưa ra một số kiến nghị với
BIDV về hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng, hoàn thiện quy trình cho vay tiêu
dùng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường công tác đào tạo và tổ chức
cán bộ; kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về hoàn thiện các văn bản pháp luật liên
quan đến cho vay và cho vay tiêu dùng, hỗ trợ các ngân hàng trong hoạt động cho
vay tiêu dùng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiến nghị với
Chính phủ và các cơ quan chức năng về thiết lập môi trường kinh tế ổn định, hoàn
thiện hệ thống pháp luật.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và chất lượng cuộc sống
của người dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu vay tiêu dùng cũng ngày
càng lớn. Đặc biệt, cùng với sự mở cửa thị trường tài chính dịch vụ, hội nhập quốc
tế sâu rộng đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện và phát triển các
viii
sản phẩm cho vay tiêu dùng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng
khách hàng. Vì cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục mang lại lợi
nhuận lớn cho ngân hàng và là xu thế phát triển tất yếu của các ngân hàng hoạt
động theo mô hình bán lẻ.
Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung, số
lượng khách hàng đến vay tiêu dùng ngày càng tăng, hoạt động cho vay tiêu dùng
mang lại lợi nhuận cao, rủi ro thấp. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh số, dư nợ cho vay tiêu
dùng tại Chi nhánh còn khá thấp so với tỷ trọng trung bình của nền kinh tế và so với
các NHTMCP khác. Điều này là do sản phẩm cho vay tiêu dùng của Chi nhánh
chưa có sự độc đáo, khác biệt so với các ngân hàng khác, chính sách cho vay tiêu

dùng chưa linh hoạt trong từng thời kỳ, quy trình cho vay tiêu dùng chưa nhanh
gọn, hiệu quả, nguồn nhân lực còn khá trẻ và thiếu kinh nghiệm… Bởi vậy, Chi
nhánh phải không ngừng hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng, nâng cao chất
lượng công tác thẩm định và kiểm tra, giám sát khách hàng, ứng dụng công nghệ
hiện đại và chú trọng đến chiến lược marketing, quảng bá hình ảnh ngân hàng đến
các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần kiến nghị với Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan chức
năng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
Do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên
nhiều vấn đề trong luận văn chưa được phân tích sâu. Tôi rất mong có thể nghiên
cứu tiếp và hoàn thiện đề tài này vào một ngày gần đây và hy vọng những ý kiến
đóng góp của luận văn sẽ được hoàn thiện hơn khi đi vào thực tế.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trần Thị Bích Thảo
MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH QUANG TRUNG
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đặng Ngọc Đức
Hà Nội - 2011
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất
của nền kinh tế, có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nhờ

có ngân hàng mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được huy động, tập trung lại,
chuyển hóa thành vốn để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,
các hộ gia đình và cá nhân trong xã hội. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thì cho vay là hoạt động truyền thống, mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng chứa
đựng rất nhiều rủi ro. Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay khá phổ biến và ngày
càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của nhiều ngân hàng thương mại.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân ngày càng
được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm, sinh hoạt cũng tăng theo. Tuy nhiên, đối
với một bộ phận dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ và những người có thu nhập thấp thì
họ không thể đợi đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ô tô, đi du lịch…
Nếu vay được tiền từ ngân hàng thì sẽ giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay
từ trẻ, tạo cho họ động lực để học tập, làm việc, tiết kiệm và nuôi dưỡng con cái.
Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng sẽ kích thích người dân tiêu thụ hàng hoá, thúc đẩy
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó góp phần tăng trưởng
kinh tế, tạo công ăn việc làm.
Theo khảo sát của tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) thì ở các
nước hàng đầu châu Á, mặc dù cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 30% - 35% tổng
dư nợ cho vay nhưng tạo ra trên 60% lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại.
Điều này là do tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng bị cạnh tranh khốc liệt bởi các
công ty tài chính, các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán, khiến cho nó có mức
sinh lời ngày càng giảm. Ở Việt Nam, dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân khoảng
900.000 đồng/người so với thu nhập bình quân đầu người khoảng 20 triệu
đồng/năm là rất thấp, tỷ lệ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 6% - 8% tổng dư nợ
cho vay trong nền kinh tế cho thấy mạng lưới, hệ thống thẻ và dịch vụ cho vay tiêu
dùng còn rất sơ khai và cho thấy tiềm năng về phát triển hoạt động cho vay tiêu
dùng còn rất lớn.
2
Tuy mới đi vào hoạt động với tư cách là chi nhánh cấp 1 từ năm 2005 nhưng
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung đã khẳng định
được vai trò là trung gian tài chính quan trọng trên địa bàn. Chi nhánh luôn cung

cấp những khoản cho vay an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển
chung của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu vay của người tiêu dùng, vì vậy việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi
nhánh là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng và thực tế
khách quan của việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung, đề tài "Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung" đã được chọn
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân
hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung năm 2008 - 2010.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay
tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
trong giai đoạn 2011 - 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng và mở rộng
cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng và mở rộng
cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang
Trung năm 2008 - 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: phương
pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích kết hợp với phương pháp so sánh
nhằm tạo ra một tổng thể phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng và mục đích
nghiên cứu.
3
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng cho vay tiêu dùng của
ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng
1.1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan
trọng nhất của nền kinh tế, thực hiện chức năng chủ yếu là tạo vốn và cung ứng vốn
cho nền kinh tế. Hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn, cho vay và đầu
tư, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Cho vay là một trong những hoạt động truyền thống của ngân hàng. Cho vay
có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Căn cứ vào phương thức cho
vay, gồm có: cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân
chuyển, cho vay trả góp, cho vay thấu chi và cho vay gián tiếp. Căn cứ vào thời hạn
cho vay, gồm có: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. Căn cứ
vào TSBĐ, gồm có: cho vay có TSBĐ và cho vay không có TSBĐ. Căn cứ vào mục
đích sử dụng vốn vay, gồm có: cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng.
Khi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao nên họ có
nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng lớn. Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng đem lại
nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng nên hiện nay các ngân hàng trong nước và thế
giới đều phát triển hoạt động này.

Như vậy, có thể hiểu: Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ
cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là
một nguồn tài chính quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng
lâu bền như nhà ở, đồ dùng gia đình, phương tiện vận chuyển, nhu cầu du lịch, giáo
dục, y tế…
1.1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm sau:
• Khách hàng vay: chủ yếu là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay để
mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà ở, đồ dùng gia đình, phương tiện vận
5
chuyển hoặc nhu cầu về du lịch, giáo dục, y tế…
• Số lượng các khoản vay: thường là rất lớn. Khi thu nhập của người dân
ngày càng cao thì họ càng có nhu cầu vay tiêu dùng nhằm nâng cao mức sống, tăng
khả năng được đào tạo… Do đó, cùng với sự phát triển của xã hội, số lượng các
khoản vay tiêu dùng càng gia tăng mạnh mẽ.
• Quy mô khoản vay: Mỗi khoản cho vay tiêu dùng thường có quy mô nhỏ
hơn so với các khoản cho vay sản xuất kinh doanh do các vật dụng tiêu dùng
thường có giá trị nhỏ, tuy nhiên điều đó dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao.
• Thời hạn vay: Một số khoản vay tiêu dùng là ngắn hạn như vay đi du
lịch, chữa bệnh. Bên cạnh đó là những khoản vay trung và dài hạn như vay mua nhà
đất, mua ô tô… vì các khoản vay này thường có giá trị lớn và người tiêu dùng phải
tích lũy một thời gian dài mới có khả năng trả nợ.
• Lãi suất: Lãi suất cho vay tiêu dùng thường ít co dãn với nhu cầu vay do
khách hàng chủ yếu vay nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống chứ không
phải để đầu tư tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao
hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp vì các NHTM hoạt động trên cơ sở tự cân đối thu
- chi, giá cả của từng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được xây dựng trên cơ sở cân
bằng thu nhập - rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động. Chi phí quản lý các khoản vay
gần bằng nhau trong khi các khoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ hơn các
khoản vay của doanh nghiệp và các khoản vay tiêu dùng thường có thời hạn dài hơn

(đến 15 - 20 năm) nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường có xu hướng cao hơn lãi
suất cho vay doanh nghiệp.
• Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ chủ yếu của các khoản vay tiêu dùng chính là
từ nguồn thu nhập của khách hàng và các thành viên trong gia đình (đối với trường
hợp vay theo hộ gia đình) như tiền lương, tiền thưởng, tiền công lao động và các
khoản thu nhập thường xuyên khác… Bởi vậy, ngân hàng thường xem xét nguồn
thu nhập này để quyết định có cho vay hay không.
• Rủi ro: Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao hơn so với
các khoản cho vay sản xuất kinh doanh nên ngân hàng thường yêu cầu lãi suất cao,
yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm
hàng hóa đã mua… Nguyên nhân chủ yếu là do: chất lượng các thông tin tài chính
của khách hàng thường không cao, kém minh bạch và đầy đủ; nếu người vay chết,
ốm hoặc bị mất việc thì ngân hàng sẽ khó thu được nợ.
6
• Tính chu kỳ: Nhu cầu vay tiêu dùng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh
tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định, người dân sẽ có nhu cầu vay nhiều, với
những khoản vay lớn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát… người dân sẽ
có nhu cầu vay ít hơn.
1.1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng
• Đối với ngân hàng:
Tuy có độ rủi ro và chi phí tổ chức cho vay cao nhưng cho vay tiêu dùng
cũng có nhiều lợi ích như:
Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục mang lại lợi nhuận cao
cho ngân hàng và là xu hướng phát triển tất yếu trong tương lai.
Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh với các
ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Thông qua hoạt động marketing, đa dạng
hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng, nâng cao chất lượng dịch vụ, số lượng khách hàng
đến với ngân hàng sẽ ngày càng tăng và uy tín của ngân hàng sẽ được nâng cao, từ
đó ngân hàng sẽ huy động được nhiều nguồn tiền gửi từ dân cư hơn.
Ngoài ra, khi cho vay tiêu dùng, ngân hàng sẽ thu hút thêm khách hàng sử

dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng như chuyển tiền, trả lương qua tài
khoản tại ngân hàng… từ đó góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng.
• Đối với người tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng giúp người tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc sống, nhờ
đó giúp họ được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền mua sắm hàng hóa
hoặc đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho giáo dục, y tế, du lịch
Ngoài ra, cho vay tiêu dùng cũng là nguồn động lực to lớn để họ làm việc,
tiết kiệm và nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên, nếu vay tiêu dùng với mức quá cao, có
thể gây khó khăn cho người tiêu dùng khi họ mất khả năng chi trả.
• Đối với nhà sản xuất:
Cho vay tiêu dùng giúp kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế, kích thích người
tiêu dùng mua sắm nhiều hàng hóa, giúp nhà sản xuất bán được nhiều sản phẩm,
tăng khả năng quay vòng vốn, từ đó góp phần mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, cho vay tiêu dùng cũng tạo điều kiện cho nhà sản xuất mở rộng
mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng để bán được nhiều sản phẩm hơn.
7
• Đối với nền kinh tế:
Cho vay tiêu dùng góp phần kích cầu, gia tăng tiết kiệm trong nước và là dấu
hiệu cho biết nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Vì nếu vay vốn được từ ngân hàng
sẽ kích thích người tiêu dùng mua sắm thêm nhiều hàng hóa dịch vụ để nâng cao
chất lượng cuộc sống và đó cũng là động lực để họ tiết kiệm.
Cho vay tiêu dùng giúp cho quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa diễn ra
nhanh chóng, thông suốt. Khi ngân hàng cho người tiêu dùng vay vốn để mua sắm
hàng hóa dịch vụ, họ sẽ tìm đến các doanh nghiệp để mua hàng, thúc đẩy doanh
nghiệp tiêu thụ hàng hóa, mở rộng sản xuất, tiếp tục vay vốn từ ngân hàng, từ đó
thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.1.2 Phân loại cho vay tiêu dùng
Có nhiều hình thức phân loại cho vay tiêu dùng, trong đó có một số cách
phân loại chủ yếu như sau:
1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích cho vay

• Cho vay bất động sản: là các khoản cho vay nhằm mục đích đáp ứng nhu
cầu mua mới, cải tạo, xây dựng nhà ở hoặc đất đai của các cá nhân hoặc hộ gia
đình. Quy mô của mỗi khoản vay bất động sản thường lớn hơn khoản vay tiêu dùng
thông thường, tuy nhiên có kỳ hạn dài hơn và độ rủi ro cao hơn.
• Cho vay tiêu dùng thông thường: là các khoản cho vay nhằm trang trải
cho nhu cầu mua sắm phương tiện vận chuyển, đồ dùng gia đình hoặc nhu cầu du
học, chữa bệnh, du lịch…
Cho vay mua ô tô: là các khoản cho vay nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đi
lại của cá nhân hoặc hộ gia đình.
Cho vay du học: là các khoản cho vay đối với cá nhân người đi du học hoặc
thân nhân của người đi du học nhằm đáp ứng nhu cầu trang trải các chi phí của du
học sinh ở trong hoặc ngoài nước.
Cho vay đối với người đi làm việc ở nước ngoài: là các khoản cho vay đối
với người lao động, chuyên gia… đi làm việc ở nước ngoài.
Cho vay tiêu dùng khác: là các khoản cho vay nhằm mục đích tài trợ cho nhu
cầu khác như chữa bệnh, đi du lịch…
8
Trong từng thời kỳ, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra những sản phẩm cho vay tiêu
dùng khác nhau. Nếu ngân hàng nào có chính sách cho vay tiêu dùng phù hợp, linh
hoạt sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, từ đó góp phần mở rộng hoạt
động cho vay tiêu dùng.
1.1.2.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
• Cho vay tiêu dùng trả góp: là các khoản vay được thanh toán nợ (gồm cả
gốc và lãi) làm nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định (thường theo tháng hoặc
theo quý). Hình thức này chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu mua sắm hàng lâu bền hoặc
có giá trị lớn như mua nhà, mua ô tô…
Hình thức này giúp ngân hàng có khả năng thanh toán đều đặn và phù hợp
với những khách hàng có thu nhập ổn định và đều đặn. Việc thu nợ có thể thực hiện
theo hai phương pháp: phương pháp thu nợ gốc đều đặn mỗi kỳ và lãi vay được tính
theo nợ gốc còn lại đầu mỗi kỳ; phương pháp thu nợ trong số tiền lãi và gốc được

thu đều đặn mỗi kỳ.
• Cho vay tiêu dùng trả một lần: là các khoản vay có giá trị nhỏ, ngắn hạn
nhằm thỏa mãn nhu cầu tiền mặt tức thời, và khách hàng chỉ phải thanh toán một
lần cho ngân hàng khi khoản vay đáo hạn. Các khoản vay này phần lớn đáp ứng cho
nhu cầu mua đồ gia dụng, đi du lịch, chữa bệnh…
• Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là các khoản vay mà ngân hàng cho phép
khách hàng vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng
nhất định bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc được phép thấu chi
dựa trên tài khoản vãng lai.
Mỗi thẻ tín dụng có một hạn mức tín dụng nhất định và mức này có thể thay
đổi phụ thuộc vào nhu cầu và độ tín nhiệm của khách hàng. Ưu điểm của thẻ tín
dụng là: được sử dụng thanh toán thay cho tiền mặt, séc; gọn nhẹ; có thể sử dụng để
rút tiền hoặc chuyển khoản; phạm vi hoạt động rộng. Tuy nhiên, thẻ tín dụng có
nhược điểm là: chủ yếu sử dụng thanh toán cho các khoản tiêu dùng có giá trị nhỏ;
rủi ro nếu bị mất cắp, đánh rơi và lộ mã thẻ.
Phương thức thấu chi gắn liền với tài khoản vãng lai và người đi vay dùng
phương tiện chủ yếu là thẻ thanh toán.
Căn cứ vào chính sách cho vay tiêu dùng chung và thu nhập cũng như hoạt
động kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng có cách thức thu nợ phù hợp để
9
đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay và giúp khách hàng có khả năng trả nợ
đầy đủ, đúng hạn, từ đó góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
1.1.2.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
• Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là các khoản vay trong đó ngân hàng trực
tiếp cho vay và cũng trực tiếp thu nợ từ người vay.
Cho vay tiêu dùng trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp
Trong đó: (1) Ngân hàng ký hợp đồng tín dụng với người tiêu dùng.
(2) Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua hàng cho công ty bán lẻ.
(3) Ngân hàng thanh toán số tiền mà người tiêu dùng còn thiếu cho công

ty bán lẻ.
(4) Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng.
(5) Người tiêu dùng thanh toán số tiền đã vay cho ngân hàng.
Hình thức này giúp ngân hàng giảm được rủi ro do các khoản vay được thẩm
định bởi cán bộ tín dụng ngân hàng là những người có trình độ chuyên môn và
nhiều kinh nghiệm. Trong khi cán bộ tín dụng ngân hàng thường chú trọng đến chất
lượng khoản cho vay thì nhân viên của công ty bán lẻ lại quan tâm đến việc bán
được nhiều hàng hay không. Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động này khá cao do giá trị
khoản vay thường nhỏ.
• Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là các khoản vay trong đó ngân hàng mua
các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ cho
người tiêu dùng. Đây là hình thức ngân hàng tài trợ cho các công ty bán lẻ hàng lâu
bền, các công ty xây dựng để các công ty này bán hàng trả góp cho người tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ngân hàng Công ty
bán lẻ
Người tiêu dùng
(5) (4)
(2)
(3)
(1)
10
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp
Trong đó: (1) Ngân hàng ký hợp đồng mua bán nợ với công ty bán lẻ.
(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng
hóa. Người tiêu dùng thường phải trả trước 20 - 30% giá trị hàng.
(3) Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng.
(4) Công ty bán lẻ bán toàn bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng.
(5) Ngân hàng thanh toán số tiền mà người tiêu dùng còn thiếu cho công
ty bán lẻ.

(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng theo mức và
kỳ hạn nhất định.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có ưu điểm: phù hợp với những khách hàng có
nhu cầu vay cao, giúp ngân hàng giảm được chi phí trong cho vay, tăng doanh số
trong cho vay tiêu dùng, thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của ngân
hàng, nếu công ty bán lẻ có mối quan hệ tốt với khách hàng thì cho vay tiêu dùng
gián tiếp khá an toàn. Tuy nhiên, hình thức này có một số nhược điểm như: làm
tăng rủi ro cho ngân hàng do không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phụ thuộc
vào trình độ của nhân viên công ty bán lẻ. Bởi vậy, ngân hàng cho vay theo hình
thức này cần có cơ chế giám sát chặt chẽ.
Mỗi hình thức cho vay trên đều có ưu nhược điểm nhất định. Để đảm bảo an
toàn hoạt động, tạo mối quan hệ hợp tác tốt với các công ty bán lẻ và thu hút khách
hàng thì ngân hàng cần đưa ra chính sách và quy trình cho vay tiêu dùng phù hợp,
linh hoạt trong từng thời kỳ.
Ngân hàng Công ty
bán lẻ
Người tiêu dùng
(5)
(4)
(2)
(1)
(3)
(6)

×