Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.77 KB, 7 trang )

Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang
Lê Thị Hồng Hạnh – Ngân hàng VCB Nha Trang
Thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức. Vấn đề trọng tâm hiện nay là xử lý nợ xấu của hệ thống ngân
hàng thương mại, bởi nó làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam. Do vậy,
xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Dù nợ
xấu ở mức nào thì hiện tại, đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến điều hành chính sách tiền tệ
của Ngân hàng Nhà nước, đến lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế, tính an toàn, hiệu quả
kinh doanh của chính các ngân hàng. Đồng thời giải quyết nợ xấu cũng là một trong những nội
dung chính trong Nghị Quyết 02 của Chính phủ đề cập đến. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên tác
giả đã chọn vấn đề:“Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang” để làm đề tài nghiên cứu.
Nội dung chủ yếu của đề tài tập trung đề cập đến khái niệm về nợ xấu cũng như sự
khác biệt trong cách phân loại nợ xấu của Việt Nam và thế giới, ảnh hưởng của nợ xấu tới
nền kinh tế, tới ngân hàng…, hiểu được sự khác biệt so với cách phân loại của thế giới mới
có thể có cái nhìn tổng quát về nợ xấu của các NHTM Việt Nam, giúp cho các NHTM có
một đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng tại ngân hàng mình. Qua đó, bài viết cũng
nêu lên thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh Nha Trang, trên cơ sở đó để đưa ra những giải pháp tăng cường công tác xử
lý nợ xấu đối với các Ngân hàng thương mại, điều này sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại
có thể giải quyết tốt trong công tác xử lý nợ xấu đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra
trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm nợ xấu
Tín dụng là một hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng còn được
xem như một nghiệp vụ quản trị rủi ro để sinh lợi trong kinh doanh ngân hàng. Có nhiều
1
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng tựu trung lại rủi ro tín dụng có thể được hiểu là
việc ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ gốc và lãi khi khoản vay đến hạn. Và khi một
khoản vay không thể thu hồi hay có nguy cơ không thể thu hồi nợ gốc và lãi thì người ta gọi


đây là một khoản nợ xấu.
1.2 Phân loại nợ xấu
• Theo Quyết định 493/về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động Ngân hàng, thì nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3
(nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu theo
định nghĩa của Việt Nam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày
và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại.
• Ngày 21/1/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02 Quy định về phân loại
tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Thông tư này sẽ thay thế Quyết định 493, theo
đó, việc phân loại nợ để trích lập dự phòng cụ thể được quy định lại theo hướng siết chặt hơn
so với Quyết định 493.
Thông tư 02 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/6/2013. Nhưng việc áp dụng Thông tư 02 vào
thời điểm hiện nay sẽ khiến nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng mạnh, tác động lớn đến các
ngân hàng đang gặp khó khăn hiện nay. Do đó, NHNN đã quyết định lùi thời điểm áp dụng TT
02 thêm 01 năm nữa, tức là sẽ có hiệu lực vào ngày 01/06/2014.
2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH NHA TRANG (VCB NHA TRANG)
2.1 Sơ lược hoạt động tín dụng của VCB Nha Trang năm 2012
2.1.1 Cho vay khách hàng:
Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và gặp khó
khăn về tài chính, việc tìm kiếm khách hàng tốt để tăng trưởng tín dụng không dễ dàng. Tăng
trưởng tín dụng trên địa bàn Khánh Hòa năm 2012 chỉ ở mức 3% và tăng trưởng tín dụng của
hệ thống Vietcombank khoảng 12,1%. Trong khi đó, dư nợ của VCB Nha Trang năm 2012
đạt 3.086 tỷ qui đồng - tăng 35% so với năm 2011 và chiếm khoảng 14% thị phần trên địa
bàn tỉnh Khánh Hoà. Kết quả đạt được là nỗ lực lớn của Chi nhánh trong việc tìm kiếm, tiếp
cận khách hàng mới và triển khai kịp thời những gói hỗ trợ lãi suất theo chủ truơng của
2
VCBTW. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, thực hiện tốt
công tác chăm sóc khách hàng và luôn sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn

trong thời kỳ khủng hoảng.
* Tỷ trọng về kỳ hạn vay:
Cơ cấu giữa cho vay ngắn hạn và trung hạn trong tổng dư nợ là 61:39. Chi nhánh luôn
cân đối cơ cấu về kỳ hạn cho vay để đảm bảo tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn không vượt mức
tối đa theo qui định.
* Tỷ trọng về loại tiền cho vay:
+ Dư nợ cho vay VNĐ đạt 2.325tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75% trong tổng dư nợ.
+ Dư nợ cho vay ngoại tệ đạt mức 36,5 triệu USD - chiếm tỷ trọng 25% /tổng dư nợ.và
tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn như Tổng Công ty Khánh Việt, Công ty Cổ Phần
Dệt May Nha Trang….
* Tỷ trọng về thành phần khách hàng vay vốn:
Cơ cấu dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở một só khách hàng lớn như Tổng công ty Khánh
Việt, Công ty CP Dệt May Nha Trang. Công ty TNHH NN một thành viên Yến Sào Khánh
Hòa… Dư nợ cho vay SME là 684 tỷ qui đồng, tăng 29% so với năm 2011, chiếm khoảng
22% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay thể nhân đạt 777 tỷ đồng tăng 50% so với năm 2011, chiếm
khoảng 25% tổng dư nợ.
* Tỷ trọng cho vay theo ngành hàng:
Tỷ trọng dư nợ rải đều cho các ngành hàng trong đó cho vay sản xuất sản phẩm thuốc lá
chiếm khoảng 19%, sản xuất sợi, vải dệt chiếm khoảng 18%, sản xuất chế biến thực phẩm,
đồ uống khoảng 11,6% còn lại là các mặt hàng khác.
2.1.2 Tỷ lệ nợ xấu
Tính đến 31/12/2012 tỷ lệ nợ xấu là 1,75% - vượt mức khống chế tối đa của VCBTW.
Nợ xấu tăng tập trung vào một số ngành chính như sau :
+ Ngành thủy sản : 7,8% / tổng nợ xấu
+ Ngành thi công xây dựng : 58,36% / tổng nợ xấu.
+ Các ngành khác và các cá nhân làm ăn thua lỗ, chưa thu xếp được nguồn để trả nợ
ngân hàng: 33,8%/ tổng nợ xấu.
3
 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu:
Nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng do một số nguyên nhân sau:

- Chính sách thắt chặt đầu tư công theo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 làm cho các
công trình có nguồn vốn từ ngân sách bị ảnh hưởng, không có vốn hoặc tiến độ giải ngân
chậm gây ảnh hưởng đến nguồn thu của các doanh nghiệp xây dựng, dẫn đến thiếu nguồn
thanh toán trả nợ cho ngân hàng.
- Một số dự án đang thi công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như dự án Khu đô thị Mỹ
Gia, Khu đô thị Tây Lê Hồng Phong…. bị ngưng lại do thiếu vốn dẫn đến một số hạng mục
mặc dù đã được các nhà thầu thi công hoàn thành nhưng chủ đầu tư không có vốn thanh toán,
nên cũng không nghiệm thu công trình, không chịu đối chiếu công nợ với các nhà thầu, do đó
các nhà thầu không thu hồi được vốn để trả nợ vay cho ngân hàng.
- Số lượng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang giảm sút về cả số lượng và giá
trị. Một số đơn vị có tiềm lực phải tìm kiếm công trình ở các tỉnh lân cận để thi công. Do vậy,
việc quản lý hoạt động của các đơn vị khi thi công các công trình ở ngoài Tỉnh rất khó khăn.
- Các khoản nợ và các vấn đề liên quan đến tập đoàn CN Tàu Thủy VN – Vinashin đã
ảnh hưởng đến một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như Dự án Nhà máy đóng tàu
Cam Ranh. Các nhà thầu tham gia thi công cho dự án này hiện chưa thu hồi được công nợ,
nên gặp khó khăn về nguồn vốn để trả nợ ngân hàng.
- Một số đơn vị kinh doanh hàng thủy hải sản gặp rủi ro trong phương thức thanh toán
quốc tế T/Tr (giao hàng trước, trả tiền sau), đối tác nước ngoài sau khi đã nhận hàng nhưng
không thanh toán tiền cho đơn vị, dẫn đến đơn vị không có nguồn tiền hàng để trả nợ cho
ngân hàng.
- Thị trường đầu ra của ngành thủy hải sản chưa ổn định, lại chịu tác động của khủng
hoảng kinh tế làm cho nhu cầu thị trường sụt giảm nên nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hủy,
trong khi đơn vị đã vay vốn ngân hàng để thu mua nguyên liệu dự trữ cho các đơn hàng xuất.
Không xuất được hàng nên các đơn vị này không có nguồn tiền trả nợ ngân hàng.
 Biện pháp xử lý nợ xấu:
Trong năm 2012, Chi Nhánh cũng đã tích cực thu hồi nợ xấu thông qua các biện pháp
xử lý nợ có vấn đề theo QĐ số 106 của TW như: bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của
khách hàng, quản lý chặt dòng tiền, giảm dần dư nợ thông qua việc bán hàng tồn kho, bán tài
4
sản bảo đảm, áp dụng biện pháp khởi kiện Đối với các khách hàng gặp nợ xấu trong lĩnh

vực thi công, xây dựng, Chi Nhánh cũng đã rà soát lại các khoản phải thu của công trình, làm
việc ba bên giữa khách hàng, Chủ đầu tư và Ngân hàng để quản lý dòng tiền của công trình
về VCB Nha trang thu nợ.
Ngoài ra, chi nhánh cũng đã rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo QĐ 780
của NHNN và hướng dẫn của TW để cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi quá hạn…cho
khách hàng, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, tạo
điều kiện cho khách hàng tiếp tục hoạt động, có nguồn vốn để trả nợ cho ngân hàng cũng như
giảm nợ xấu cho ngân hàng.
 Kết quả đạt được:
Với các biện pháp xử lý kiên quyết, trong năm 2012 Chi nhánh cũng đã thu hồi được
13.823 triệu đồng nợ xấu, trong đó:
+ Ngành thi công xây dựng là 9.823 triệu đồng.
+ Ngành thủy sản 3.1 tỷ đồng.
+ Ngành vận tải biển : 900 triệu đồng.
 Giải pháp tăng cường công tác xử lý nợ xấu:
Thật sự việc chọn lựa phương pháp tăng cường công tác xử lý nợ xấu phải tuỳ vào đặc
điểm từng vụ việc chứ không có đáp án chung cho tất cả. Có thể tóm gọn các giải pháp như sau:
Thứ nhất: Nâng cao trình độ thẩm định của CBTD, đặc biệt là thẩm định tư cách khách
hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của KH.
Thứ hai: Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện
pháp xử lý nếu KH sử dụng vốn sai mục đích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ
ngân hàng.
Thứ ba: Khi KH có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm nguyên nhân để có giải pháp
thích hợp.
Thứ tư: Tuân thủ đúng các quy trình, quy chế của ngân hàng.
3. CÁC KIẾN NGHỊ:
Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật do nhà nước
ban hành và chịu sự giám sát, kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng nhà nước, do vậy hoạt động
cho vay cũng không nằm ngoài các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thời gian qua cơ
5

chế, chính sách của nhà nước còn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa tạo được môi trường pháp lý
chặt chẽ nên hoạt động cho vay của ngân hàng còn gặp những rủi ro. Để hạn chế rủi ro và
tăng cường hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng, sự phối hợp từ phía các cơ quan nhà
nước có ý nghĩa hết sức quan trọng và có ảnh hưởng chi phối.
3.1Kiến nghị với Chính phủ:
 Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, XH ổn định:
Môi trường kinh tế, chính trị, XH có ảnh hưởng ko nhỏ đến hđ tín dụng. trong ĐK
khi VN hoà nhập vào nền kt thế giới thì môi trường cạnh tranh càng cao, nền kt càng dễ biến
động, DN dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản, hiện nay co nhiều bank mới
thành lập trong khi thị trường có hạn nêm mức độ cạnh tranh khôc liệt hơn, từ đó chất lượng
tín dụng ngày càng giảm thấp. Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, XH ổn định hơn sẽ
giúp cho các TCTV và DN hđộng KD có hiệu quả hơn, từ đó tăng khả năng trả nợ vay cho
bank.
 Hoàn thiện quy trình xử lý tài sản
Mặc dù luật và các văn bản có liên quan của VN quy định NHTM có quyền xử lý
TSĐB nợ vay của KH khi KH ko trả được nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý chưa rõ ràng đặc biệt
là đối với QSDĐ. Trong thực tế việc xử lý thu hồi nợ còn mất nhiều thời gian và qua nhiều
khâu đoạn.
 Hạn chế tín dụng chỉ định
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện rất cần sự quản lý của Nhà
nước cũng như của Chính phủ đặc biệt đối với tín dụng đầy rủi ro. Tuy nhiên việc quản lý
bằng can thiệp sâu vào hoạt động tự chủ kinh doanh của TCTD như việc cho vay theo chỉ
định của Chính Phủ hoặc là can thiệp hành chính đối với các mức lãi suất cho vay, sẽ làm
giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng. Vì vậy Chính phủ cần tránh những can thiệp sâu và
mang tính hành chính vào hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại
3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật Bank:
- Hiện tại hệ thống Luật các TCTD đã ra đời từ năm 1997 hầu như chưa đủ tính cập nhật
hoặc bộc lộ những hạn chế so với quy định mới trong Basel.
- Ban hành hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Uỷ ban Basel trên cơ sở lựa chon

6
những chuẩn mực thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
 Hoàn thiện và minh bạch hệ thống thông tin:
- Nâng cao hơn chất lượng tín dụng CIC nhằm yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về
KH
- Ban hành các văn bản hướng dẫn việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm ở từng
ngân hàng
 Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát các NH theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.3 Kiến nghị đối với Khách hàng
- Nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người đứng đầu tổ chức,
doanh nghiệp, các cá nhân.
- Cần nắm vững những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh
- Chú trọng nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính cung cấp cho NHTM thông qua
việc sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập.
- Chủ động phối hợp với ngân hàng trong việc cung cấp thông tin, báo cáo kịp thời
những thông tin ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng.
4. KẾT LUẬN:
Ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro nên nợ xấu phát sinh là tất yếu và trong dự tính.
Công tác xử lý và thu hồi nợ xấu là hoạt động nghiệp vụ thông thường của ngân hàng. Do đó các
ngân hàng phải luôn luôn sẵn sàng tâm thế chấp nhận rủi ro trong phạm vi nhất định để có thể tồn
tại và phát triển.
7

×