Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.99 KB, 87 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa học, tôi xin trân trọng biết ơn Ban Giám hiệu
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện đào tạo sau đại học đã cho phép tôi
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó
Giáo sư, Tiến sĩ Mai Văn Bưu đã hết sức tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn quí Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức
và hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học cho tôi trong suốt quá trình
học tập.
Xin cảm ơn đến các cơ quan: Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi khảo sát tìm hiểu thực trạng phát triển HTX nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ, góp ý, cung
cấp tài liệu để tôi hoàn thành được luận văn này.
Trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2011
VŨ VĂN BẰNG

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là : Vũ Văn Bằng
Mã học viên : CH171018
Lớp : CHKT K17 Đồng Nai
Khoa : Khoa học quản lý
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài luận văn: "Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai"
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trên trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc r[ ràng.
T$C GIẢ LU&N VĂN
VŨ VĂN BẰNG



MỤC LỤC
DANH MỤC C$C CHỮ VIẾT TẮT
1.7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

i
DANH MỤC C$C CHỮ VIẾT TẮT
HTX Hợp tác xã
CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
BQ Bình quân
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
ICA Liên minh Hợp tác xã quốc tế
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
KHKT Khoa học kỹ thuật
KHCN Khoa học - công nghệ
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GTGT Giá trị gia tăng
GTSX Giá trị sản xuất
CSH Chủ sở hữu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn

ii
DANH MỤC C$C BẢNG, BIỂU
BẢNG
1.7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
BIỂU
Biểu 2.1 Mô hình biến động HTX qua các năm Error: Reference source
not found
Biểu 2.2 Số lượng xã viên và lao động thường xuyên trong các HTX
nông nghiệp Error: Reference source not found

Biểu 2.3 Thu nhập của xã viên và người lao động thường xuyên của các
HTX nông nghiệp Error: Reference source not found
Biểu 2.4 Trình độ văn hóa cán bộ quản lý HTX nông nghiệp Error:
Reference source not found

iii
TÓM TẮT LU&N VĂN
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 12,9%,
giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 13,5%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh
Đồng Nai chủ yếu phụ thuộc vào ngành công nghiệp và dịch vụ, đây là hai
ngành chủ lực của tỉnh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh. Tuy
ngành nông nghiệp chỉ chiếm trên 8,6% GDP của tỉnh, xong ngành nông
nghiệp lại giữ vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, ổn
định đời sống dân cư cho trên 65% dân số sống ở khu vực nông thôn tỉnh
Đồng Nai.
Trong bối cảnh Đồng Nai cùng cả nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới, để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
tập trung, với khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến và tiêu dùng
thì nhiệm vụ thúc đẩy phát triển HTX trong nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức
quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta trong những thập kỷ qua đã có nhiều chủ
trương, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế
tập thể phát triển. Mặc dù vậy, cho đến nay kinh tế tập thể, mà nòng cốt là
HTX, nhất là HTX nông nghiệp phát triển vẫn rất chậm.
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của HTX nông nghiệp
trong phát triển kinh tế nông thôn nói riêng và trong quá trình công nghiệp
hóa- hiện đại hóa, tiến tới phát triển nền kinh tế hàng hoá ở khu vực nông
thôn, Tôi đã chọn đề tài “Phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai” để nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hoá những nội dung lý luận về phát triển HTX nông nghiệp.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên

iv
địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhận định xu hướng phát triển và đề xuất một số giải
pháp cơ bản phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2011-2020.
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển hợp tác xã:
Chương 1 đề cập đến khái niệm HTX và HTX nông nghiệp, theo chuẩn
mực quốc tế và theo Luật HTX năm 2003. Theo đó, HTX là loại hình kinh tế
hợp tác, loại hình tổ chức kinh tế đa dạng, tự chủ, có vốn, quỹ và tài sản
chung, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tư cách pháp nhân, hoạt động trên
nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, đoàn kết và
trợ giúp lẫn nhau. Mục tiêu chính của HTX là hợp tác, liên kết xã viên để giải
quyết các công việc mà từng cá nhân riêng lẻ không thực hiện được, hoặc
thực hiện kém hiệu quả và cùng hành động vì quyền lợi của tất cả xã viên,
không vì lợi ích của cá nhân.
Sự khác biệt cơ bản giữa HTX kiểu cũ và kiểu mới là: HTX kiểu cũ là tổ
chức kinh tế hành chính hoá, được thành lập do ép buộc từ trên xuống, xã viên HTX bị
ép buộc tham gia; đối tượng phục vụ của HTX là các tổ chức thương mại, vốn và tư
liệu sản xuất đều bị tập thể hóa, HTX thống nhất quản lý và sử dụng chung. HTX kiểu
mới được thành lập từ dưới lên, do các xã viên tự nguyện thành lập, đối tượng phục vụ
chính là xã viên HTX, xã viên góp vốn và có quyền sở hữu đối với số vốn đã góp.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của HTX là tự nguyện, bình
đẳng, dân chủ và mang tính cộng đồng cao. Vai trò cơ bản và quan trọng của
HTX là hỗ trợ kinh tế hộ phát triển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX gồm 02 yếu tố: Yếu tố khách
quan và yếu tố chủ quan, trong đó nhóm yếu tố chủ quan là yếu tố nội tại
phản ánh năng lực của HTX, đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định trực

tiếp đến việc thành công hay thất bại của HTX.

v
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã của 5 tỉnh có
các điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với tỉnh Đồng Nai ( Hòa bình, Bình
Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang) luận văn rút ra
một số nhận xét cho tỉnh Đồng Nai là: để HTX nông nghiệp phát triển cần
phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền
từ Trung ương đến phường, xã; nhưng không can thiệp sâu vào nội bộ của
HTX. HTX phải hoạt động đúng nguyên tắc và thực hiện đúng mục tiêu vì lợi
ích của cộng đồng xã viên, phục vụ xã viên là chính.
Chương 2: Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
2.1 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai.
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam; tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố; có hệ thống giao thông thuận
tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch của quốc gia đi qua; tỉnh nằm trong khu
vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu ôn hoà, với hệ thống sông hồ phân
bố tương đối đều, mật độ dày cùng với đất đai màu mỡ, tài nguyên đa dạng đã
tạo cho Đồng Nai có lợi thế trong phát triển kinh tế, xã hội.
Dân số tỉnh Đồng Nai thuộc dân số trẻ, lực lượng lao động chiếm tỷ lệ
cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề/tổng số lao động đang làm việc chiếm
trên 53%. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện,
các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đạt
nhiều kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh luôn đạt ở mức cao.
Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Ngành công nghiệp
là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của tỉnh, là ngành có tốc độ phát triển
nhanh và ổn định. Ngành thương mại, dịch vụ là ngành kinh tế thứ 2 sau
ngành công nghiệp và ngành nông, lâm, thủy sản là ngành phát triển chậm
nhất, và cũng là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong GDP của tỉnh.


vi
Các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối tốt và đồng
đều. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hầu hết đều phát triển ổn
định, đến nay các doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển đổi, sắp xếp lại
thành 5 công ty TNHH một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con. Doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tiếp theo là khu vực doanh
nghiệp FDI, hai khu vực doanh nghiệp này đã thực hiện nhiều chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Đồng Nai.
Kể từ khi đất nước hoàn được giải phóng, Đồng Nai cùng cả nước bước
vào khôi phục phát triển kinh tế; Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, hoạt
động của khu vực HTX ở Đồng Nai đã có nhiều thăng trầm, đặc biệt là HTX
nông nghiệp,
Số lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng lên tương
đối nhanh; Lĩnh vực hoạt động, quy mô ngành nghề của các HTX ngày càng
rộng hơn; thành viên tham gia HTX cũng như sự liên kết, liên doanh giữa
HTX với các đơn vị, tổ chức kinh tế khác cũng ngày càng lớn hơn, đa dạng
hơn; quy mô cung cấp dịch vụ cho hộ xã viên rộng hơn, đặc biệt vốn điều lệ
và vốn góp của các HTX nông nghiệp ngày càng lớn hơn.
Chất lượng hoạt động của các HTX, thu nhập bình quân của xã viên
HTX, lao động thường xuyên trong HTX cũng được cải thiện r[ rệt, đặc biệt
chất lượng và giá cả các dịch vụ mà HTX cung cấp cho xã viên và các thành
viên, hộ gia đình cũng ngày càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ngoài kết quả đạt được nêu trên, khu vực HTX nông nghiệp
vẫn còn một số tồn tại, yếu kém đó là: Tốc độ tăng trưởng còn thấp so với các
khu vực khác, so với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Thu nhập của xã viên HTX
và người lao động tuy được cải thiện, nhưng thấp hơn mức thu nhập bình
quân chung của tỉnh.


vii
Từ thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua
có thể rút ra 02 nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đó là:
(1) Yếu tố khách quan gồm nhóm các yếu tố về Điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội; Yếu tố chính trị, pháp lý; Yếu tố kinh tế vĩ mô và môi trường kinh
doanh; Yếu tố môi trường quốc tế.
(2) Yếu tố chủ quan gồm: Năng lực nội tại của HTX như vốn, trình độ
quản trị HTX, chuyên môn nghiệp vụ, )
Trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ HTX còn có một số tồn tại là:
hiệu quả của đào tạo cán bộ HTX còn thấp, còn nhiều HTX thiếu cán bộ quản
trị và chuyên môn giỏi; Việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX chưa
được các ngành chức năng chú trọng; việc vay vốn cho HĐSXKD còn gặp
nhiều khó khăn do hạn mức vay, thời hạn vay và điều kiện cho vay còn gây
nhiều trở ngại đối với các HTX nông nghiệp.
(2) Yếu tố năng lực của HTX như: Trình độ ban quản trị HTX và cán bộ
chuyên môn; nhận thức về vai trò HTX đối với kinh tế hộ; vốn; tài sản của
HTX; khả năng cung cấp các dịch vụ cho hộ xã viên.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp:
Khi Việt Nam gia nhập WTO, các HTX nông nghiệp tỉnh Đồng Nai sẽ có
nhiều cơ hội để mở rộng thị trường, tiếp cận với nguồn vốn, khoa học kỹ thuật
và kinh nghiệp, phương thức quản lý ở những nền kinh tế phát triển. Đồng
thời các HTX nông nghiệp cũng gặp nhiều thách thức; Áp lực cạnh tranh đối
với các HTX sẽ trở lên gay gắt hơn, đối thủ cạnh tranh cũng sẽ lớn hơn, khó
cạnh tranh hơn,…
Xu hướng trong thời gian tới khu vực HTX nông nghiệp ở Đồng Nai sẽ
xuất hiện nhiều mô hình hợp tác nông nghiẹp, liên doanh, liên kết mới, thành

viii
viên tham gia HTX đa dạng hơn, quy mô vốn, ngành nghề của khu vực HTX

sẽ lớn hơn.
Mục tiêu phát triển HTX nông nghiệp ở Đồng Nai giai đoạn 2011-2020
là đưa các HTX nông nghiệp thoát khỏi tình trạng yếu kém hiện nay; nâng
nhanh tỷ lệ HTX khá, giỏi trên địa bàn; phát triển các mô hình hợp tác, liên
kết, liên doanh mới, quy mô lớn; thu hút ngày càng nhiều xã viên HTX ở tất
cả các lĩnh vực; tăng thu nhập cho xã viên và lao động HTX.
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém, tạo điều kiện cho các HTX nông
nghiệp phát triển, đề tài đã đưa ra các giải pháp thực hiện về thúc đẩy phát
triển kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa; tổ chức thực thi các chính sách
hiện hành để hỗ trợ HTX, trong đó chú trọng thực hiện các chính sách về đào
tạo nguồn nhân lực và chính sách tín dụng đối với khu vực HTX nông nghiệp
là đặc biệt quan trọng.
Tóm lại, luận văn đã tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống lý luận
phát triển HTX, sự cần thiết phát triển HTX nông nghiệp, từ đó nêu ra một số
điểm mới mang tính gợi mở trong các giải pháp. Luận văn đã đưa ra các phân
tích, đánh giá thực trạng và làm r[ những tác động, những mặt được và tồn
tại, nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình phát triển HTX nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010. Đồng thời, luận văn
đã nêu được quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển HTX nông nghiệp, từ
đó đề xuất những giải pháp phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai trong thời gian tới.

ix
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 12,9%,
giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 13,5%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh
Đồng Nai chủ yếu phụ thuộc vào ngành công nghiệp và dịch vụ, đây là hai
ngành chủ lực của tỉnh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh. Tuy

nhiên, ngành nông nghiệp chỉ chiếm trên 8,6% GDP của tỉnh, xong ngành
nông nghiệp lại giữ vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội,
ổn định đời sống dân cư cho trên 65% dân số sống ở khu vực nông thôn tỉnh
Đồng Nai.
Trong bối cảnh Đồng Nai cùng cả nước hội nhập ngày càng sâu, rộng
vào nền kinh tế thế giới, để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, khối lượng lớn, thì nhiệm vụ thúc đẩy
phát triển HTX trong nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà Đảng
và Nhà nước ta trong nhiều thập kỷ qua đã có nhiều chủ trương, ban hành
nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho khu vực này phát triển.
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề phát triển
HTX trong kinh tế nông thôn nói riêng và trong quá trình phát triển nền kinh
tế hàng hoá nói chung, Tôi đã chọn đề tài “Phát triển HTX nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những nội dung lý luận về phát triển HTX nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.

1
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản phát triển HTX nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
+ Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số HTX nông nghiệp điển hình trong 74 HTX
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận về phát triển HTX nông nghiệp ?
- Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ?
- Định hướng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020 ?
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học: hệ thống hoá lý luận cơ bản về phát triển HTX
nông nghiệp.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển
HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; đề xuất định hướng và một số giải
pháp chủ yếu phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Nghiên cứu định tính: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính trong việc phân tích, đánh giá sự cần thiết phải phát triển HTX nông
nghiệp và các căn cứ kinh tế để mô hình HTX nông nghiệp tồn tại và phát
triển trên địa bàn.

2
1.5.2. Nghiên cứu tình huống: Thực hiện nghiên cứu, phân tích độc lập một
số HTX sản xuất nông nghiệp điển hình nhằm tìm kiếm những kết quả theo
mục tiêu nghiên cứu.
1.5.3. Phương pháp thống kê - so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê, những
phân tích qua các bảng số liệu để so sánh, đánh giá và đưa ra kết luận khách
quan, khoa học.
1.5.4. Phương pháp dự báo: Kết hợp cả phương pháp dự báo định tính và dự
báo định lượng nhằm dự báo xu hướng vận động của các HTX nông nghiệp
trong thời gian tới.
1.5.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập gián tiếp hay nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm: Kế thừa các
công trình nghiên cứu trước đó; tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo
cáo, tổng kết của các sở, ban, ngành, Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai…

- Thu thập dữ liệu trực tiếp hay nghiên cứu thực tế: Phỏng vấn sâu; thảo
luận nhóm tập trung
- Các số liệu thực tế được tổng hợp và phân tích bằng hệ công cụ toán học.
- Thống kê: Sử dụng các công cụ thống kê để đưa ra các kết quả thống
kê về các chỉ số liên quan…
1.7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.7.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển HTX ở ngoài nước:
Từ giữa thế kỷ 19, ở các nước phương Tây, các loại hình kinh tế HTX
đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển nền kinh tế. Nhiều nhà kinh
tế, xã hội học đã nghiên cứu vấn đề này như: A. V. Trai-a-nốp (1927) –
“Những quan điểm và những hình thức cơ bản của hợp tác hoá nông dân”;
Afip và Victo - Phoroman (1995) – “Nông nghiệp - Hệ thống của Pháp”;

3
Frank Ellis (1995) – “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát
triển”; vv…
Những năm gần đây, các nhà khoa học Mỹ, Nhật Bản, Canada, có
nhiều nghiên cứu về mô hình HTX nông nghiệp, như:
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) (2005)
1
tổng kết các bài
học về phát triển nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và đưa ra khuyến
nghị về chính sách phát triển nông nghiệp và khẳng định phát triển HTX nông
nghiệp là một giải pháp trong chính sách phát triển kinh tế.
American Institute of Certified Pulic Accountants (Viện những nhà kế
toán công cộng Mỹ (2007)
2
Lisa Rausch (2006)
3
… đã chỉ ra vai trò HTX

nông nghiệp và tính ổn định phát triển ngành nông, lâm nghiệp trong việc
phát triển kinh tế - xã hội.
Aimin và Shunfeng Song (2006)
4
đề cập trong cuốn China

s Rural
Economy after WTO: Problems and Strategies (kinh tế nông thôn Trung Quốc
hậu WTO) đã bàn về thể chế phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo các tác
giả, hiện còn tồn tại 5 yếu tố hạn chế việc phát triển HTX nông nghiệp là: Sự
phân mảnh về đất đai; sự phân tầng đối với người nông dân; thiếu con người
có kiến thức và kinh nghiệm về HTX; những trăn trở của các nhà cầm quyền
về hoạt động thiếu hiệu quả của các HTX kiểu cũ có thể ảnh hưởng đến HTX
kiểu mới và những khác biệt giữa phát triển kinh tế nông nghiệp ở Trung
Quốc và các nước Âu, Mỹ.
1
The Oganisation for Economic Co-operation and Development (2005), New Approaches to Rural Policy:
Lesons from Around the World (cách tiếp cận mới về chính sách nông nghiệp: bài học từ thế giới), OECD
Pulishing
2
American Institute of Certified Pulic Accountants (2007): Agricultural Producers and Agricultural
Cooperative (sản xuất nông nghiệp và HTX nông nghiệp.
3
Lisa Rausch (2006) Coffee and Cooperative in Costa Rica: A Place – Based Persfective (ngành cà phê và
mô hình HTX ở Costa Rica: Một triển vọng phát triển theo địa bàn), Vertex Press.
4
Aimin, Shunfeng Song (2006) China

s Rural Economy after WTO: Problems and Strategies (kinh tế nông
thôn Trung quốc hậu WTO: vấn đề và chiên lược), Ashgate Publishing, Ltd, UK


4
Liên minh HTX Quốc tế (ICA), năm 2008 đã có 300 HTX lớn nhất
toàn cầu, chủ yếu tập trung ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Đức, Hà Lan,
Pháp; doanh thu đạt trên 1,1 ngàn tỷ USD, bằng 1/10 doanh thu của thế giới;
trong đó HTX nông nghiệp và chế biến thực phẩm chiếm 30%. Hiện nay toàn
thế giới có khoảng 800 triệu người là thành viên của các HTX và tạo ra 100
triệu việc làm, cao hơn 20% số việc làm của các tập đoàn đa quốc gia trên thế
giới tạo ra
5
.
1.7.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển HTX ở trong nước:
Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả HTX nông nghiệp là một
trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đây là chủ đề được
nhiều nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu, như
- Đề tài KHXH 03-03 "Lý luận, chính sách và giải pháp đổi mới, phát
triển kinh tế hợp tác"; đề tài khoa học cấp Nhà nước KHXH 03 "Xây dựng
quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội". Đề tài đã trình bày quan điểm, nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác –
Lênin về HTX, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế HTX, vai trò
HTX trong nền kinh tế nhiều thành phần. Các mô hình tổ chức HTX có thể
tồn tại dưới dạng hỗn hợp, thuần dịch vụ, sản xuất tập trung, dự báo về xu thế
phát triển của kinh tế hợp tác và HTX trong các lĩnh vực của nền kinh tế, các
vùng và mối quan hệ của kinh tế hợp tác với các thành phần kinh tế khác. Tuy
nhiên, đề tài mới chỉ đưa ra được những định hướng phát triển chung nhất
mang tính phương pháp luận, cần được tiếp tục cụ thể hoá trong điều kiện,
môi trường cụ thể.
- Năm 2005, GS.TS Hồ Văn Vĩnh và TS Nguyễn Quốc Thái thực hiện
công trình “Mô hình phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam”. Công trình đã
5

p/coop/satistics.html. Website của ICA.

5
đưa ra xu hướng phát triển và mô hình hoạt động của HTX nông nghiệp đến
năm 2020, trong đó có nhóm giải pháp lựa chọn mô hình HTX nông nghiệp
phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa bàn và nhóm giải pháp về kiện toàn
bộ máy quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các
HTX nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, Việt Nam chưa là
thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) do đó các nội dung
nghiên cứu và các giải pháp đưa ra chưa gắn với việc thực hiện các yêu cầu,
cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.
- Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã: “Đổi mới tổ chức và quản lý
HTX trong nông nghiệp nông thôn”, Nxb Nông nghiệp, 1999. Các tác giả đã
khái quát quá trình phát triển các hình thức tổ chức, quản lý HTX trong nông
thôn Việt Nam từ trước đến khi chuyển sang kinh tế thị trường và phân tích
thực trạng mô hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu;
phác hoạ phương hướng, giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức hiệu
quả cho các loại hình HTX.
- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng: “Kinh tế hợp
tác, HTX ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông
nghiệp, 2001. Các tác giả đã hệ thống hoá quá trình hình thành, phát triển các
loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam với những thành
công và tồn tại; từ đó nêu lên định hướng phát triển phù hợp đường lối đổi
mới của Đảng và Nhà nước ta.
- Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ: “Kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, 2003. Các tác
giả trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; sự
cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp
với đặc điểm, điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước ta; đề xuất những giải


6
pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Trần Minh Tâm, năm 2000, về “Phát
triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và
giải pháp”. Tác giả nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế
HTX ở Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp phát triển.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Lê Thuỳ Hương, năm 2003, về “Kinh tế
tập thể trên địa bàn Tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp”. Tác giả trình
bày vai trò, tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể; đánh giá
thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- PGS.TS. Vũ Văn Phúc: “Về chế độ kinh tế HTX ở nước ta”; Tạp chí
Lý luận chính trị, số 1/2002.
- Nguyễn Văn Tuất: “ HTX nông nghiệp các Tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long- Nhìn từ thực tiễn”; Tạp chí Khoa học về chính trị, 2002, số 3.
- Nguyễn Từ (2008), Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự
phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
- Đặng Kim Sơn (2008) Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam
hôm nay và mai sau, Nxb CTQG, Hà Nội.
- Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, Nxb, CTQG Hà Nội.
- Đặng Kim Sơn (2009), Những thách thức và cơ hội đối với nông
nghiệp, nông thôn, nông dân khi Việt Nam gia nhập WTO và đẩy mạnh hội
nhập quốc tế, Nxb, CTQG, Hà Nội.
- Lê Hữu Từ (2009), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam – Những vấn
đề đặt ra và giải pháp, Nxb, CTQG, Hà Nội.

7
- V[ Tòng Xuân (2009), Phát triển kinh tế thị trường ở nông thôn Việt
Nam – Những vấn đề đặt ra và những giải pháp thúc đẩy, Nxb, CTQG, Hà Nội.

- Bùi Bá Bổng (2009), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam: cách thức, bước đi, nguồn lực và chính sách, Nxb,
CTQG, Hà Nội.
- Lê Hữu Nghĩa (2009), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam – Những
vấn đề đặt ra và giải pháp. Nxb, CTQG, Hà Nội.
- Một số bài viết của các tác giả như: Trần Ngọc Dũng, Mai Công Hoà,
Hoàng Việt, vv… nghiên cứu nhiều khía cạnh của HTX nông nghiệp. Các
công trình nghiên cứu trước năm 2001 chủ yếu đi vào làm r[ những yếu kém
của mô hình HTX kiểu cũ, luận giải sự cần thiết, thực trạng chuyển đổi mô
hình HTX theo Luật HTX (1996). Các công trình nghiên cứu sau năm 2001,
chú trọng nghiên cứu sự phát triển của kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Đến nay chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về
HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh.
1.7.3. Tình hình nghiên cứu về phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Các đề tài nghiên cứu về HTX nông nghiệp ở Đồng Nai chưa nhiều,
đến nay mới có 01 đề tài nghiên cứu về HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai, cụ thể là:
- Năm 2005, tác giả Lâm Văn Nghĩa đã thực hiện chuyên đề khoa học
“Thực trạng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Đồng Nai”.
Chuyên đề nêu sự cần thiết khách quan phải phát triển HTX nông nghiệp ở
nước ta trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; đánh giá sơ bộ
thực trạng phát triển, một số tồn tại, giải pháp và hai mô hình phát triển HTX
nông nghiệp kinh doanh tổng hợp và HTX nông nghiệp chuyên môn hoá cao;
đồng thời kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho các HTX nông nghiệp
phát triển.

8
Tuy nhiên, chuyên đề nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam chưa là thành
viên chính thức của WTO, do đó các giải pháp đưa ra chưa gắn với việc thực
hiện các yêu cầu, cam kết của Việt Nam khi gia nhập vào WTO mà chủ yếu đi

sâu vào các giải pháp hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với HTX nông nghiệp.
1.7.4. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Tuy không ít công trình nghiên cứu về HTX nói chung và HTX nông
nghiệp nói riêng trên phạm vi cả nước và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhưng cũng
còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, nổi cộm là những vấn đề dưới đây :
- Bản chất và vai trò của HTX nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã
hội, nhất là vai trò của HTX trong phát triển kinh tế hộ.
- Thống nhất tiêu chí đánh giá sự phát triển HTX nông nghiệp trong các
phạm vi khác nhau.
- Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát triển HTX nông nghiệp trong phạm
vi cả nước chưa như mong muốn, chưa tương xứng với sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước.
Đề tài nghiên cứu “Phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai” của tôi góp phần làm r[ những vấn đề nêu trên.

9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LU&N VÀ KINH NGHIỆM
PH$T TRIỂN HỢP T$C XÃ NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1. Khái niệm và phân loại hợp tác xã
1.1.1. Khái niệm HTX
- Theo ICA (Liên minh HTX quốc tế): “HTX là một tổ chức chính trị
tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại với nhau để đáp ứng các nhu
cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một
xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”. Đến năm 1995, khái niệm này đã
được hoàn thiện thông qua tuyên bố: HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình,
tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết.
- Theo ILO (Tổ chức Lao động quốc tế): HTX là sự liên kết của những
người đang gặp khó khăn giống nhau về kinh tế, tự nguyện liên kết nhau lại
trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ chuyển

giao cho HTX phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết khó khăn bằng sự tự
chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng các chức năng kinh doanh để phục vụ lợi
ích vật chất và tinh thần chung cho mọi thành viên.
- Theo Luật HTX năm 2003: “ HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá
nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi
ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra”. Như vậy, HTX hoạt động như
một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn
vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật.

10
Điểm phân biệt HTX với các tổ chức kinh tế khác bao gồm:
+ HTX là một tổ chức kinh tế có tính đặc thù riêng chứ không đơn
thuần như là một công ty cổ phần hoặc tổ chức từ thiện khác. HTX là tổ chức
kinh tế tự chủ, góp vốn và lao động để thành lập; mục tiêu chính của HTX là
nhằm thực hiện những nhu cầu của xã viên;
+ HTX là sự liên kết của các thành viên góp vốn, nhưng yếu tố con
người là chính chứ không phải số vốn họ tham gia. HTX hoạt động theo
nguyên tắc dân chủ, không phân biệt số vốn góp nhiều hay ít; mỗi xã viên chỉ
được quyền biểu quyết bằng một phiếu;
+ Các thành viên của HTX có thể là cá nhân, thể nhân, pháp nhân hoặc
cả thể nhân và pháp nhân.
+ Phương châm chính của HTX là giúp đỡ lẫn nhau và tự mình giúp
mình. Do vậy, ngoài ý nghĩa kinh tế, HTX còn mang tính chất xã hội, nhân đạo.
Tóm lại: HTX là loại hình kinh tế hợp tác, loại hình tổ chức kinh tế đa
dạng, tự chủ, có vốn, quỹ và tài sản chung, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tư
cách pháp nhân, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm,
dân chủ, bình đẳng, đoàn kết và trợ giúp lẫn nhau. Mục tiêu chính của HTX là
hợp tác, liên kết xã viên để giải quyết các công việc mà từng cá nhân riêng lẻ
không thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả và cùng hành động vì

quyền lợi của tất cả xã viên, không vì lợi ích của cá nhân.
1.1.2. Phân loại HTX
* Phân loại HTX ở nước ngoài
- Phân theo lĩnh vực hoạt động gồm: HTX sản xuất: HTX dịch vụ (nhà
ở, bảo hiểm, mua bán, cung tiêu, tín dụng, ngân hàng) và HTX tổng hợp cả
sản xuất và dịch vụ.

11
- Phân theo quy mô tổ chức và tính chất thành viên: HTX cấp I (do các
hộ gia đình và cá nhân thành lập); HTX cấp II (xã viên là các HTX cấp I);
HTX cấp III (xã viên là các HTX cấp II)
- Phân theo trách nhiệm pháp lý: HTX trách nhiệm hữu hạn và HTX
trách nhiệm vô hạn.
- Phân theo hình thức pháp lý: Loại hình hoạt động chịu sự điều chỉnh
của Luật HTX (hoạt động có đăng ký kinh doanh) và loại hình hoạt động
HTX không có đăng ký kinh doanh (hoạt động theo các luật dân sự).
* Phân loại HTX ở Việt Nam
- Phân theo lĩnh vực, ngành nghề hoạt động
+ HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: Gồm các HTX
hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng như: Chế
biến nông, lâm sản, may mặc, dệt, cơ khí, gò, hàn, sản xuất vật liệu, xây dựng
công trình,
+ HTX nông, lâm, thuỷ sản: Gồm loại hình HTX hoạt động trồng trọt, nuôi
trồng, đánh bắt thuỷ sản như: HTX rau sạch, HTX cây xoài, HTX cây bưởi,
+ HTX thương mại - dịch vụ: Đây là loại hình HTX hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ như: vận tải hành khách, vận
chuyển, bốc xếp hàng hoá, chợ, vệ sinh môi trường, cung cấp hàng hoá
nông sản,
+ Quỹ tín dụng nhân dân: Là các loại hình HTX hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh tiền tệ.

- Phân theo chức năng hoạt động
+ HTX sản xuất tập trung: Đây là loại hình HTX hoạt động trong các
lĩnh vực, nông nghiệp như: Chăn nuôi, trồng trọt, . Các tư liệu sản xuất

12
chính được tập thể hoá, lao động tổ chức theo hướng chuyên môn hoá (khâu
chăm sóc, trộn thức ăn, khâu tưới nước, ).
+ HTX thương mại - dịch vụ: Đây là loại hình HTX hoạt động trong
lĩnh vực cung cấp các dịch vụ đầu vào và đầu ra; vừa cung cấp nguyên liệu và
các yếu tố phục vụ sản xuất, vừa thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá, đầu ra.
+ HTX sản xuất – dịch vụ: Gồm các loại hình HTX vừa làm dịch vụ,
vừa tổ chức sản xuất ở một khâu hay công đoạn nào đó.
- Phân theo hình thức tổ chức
+ HTX cơ sở: Gồm các loại hình HTX có quy mô vừa và nhỏ mà các
xã viên HTX là cá nhân.
+ Liên hiệp HTX: “ Liên hiệp HTX là tổ chức kinh tế, hoạt động theo
nguyên tắc của HTX nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ của các HTX thành viên, hỗ trợ nhau trong hoạt động và
đáp ứng các nhu cầu khác của các thành viên tham gia”
9
. Đây là loại hình
HTX có quy mô lớn, thành viên của HTX là các HTX tự nguyện liên kết,
thành lập để cùng nhau thực thi một nhiệm vụ mà mỗi thành viên độc lập
không thể thực hiện được
1.2. HTX nông nghiệp
1.2.1 Khái niệm HTX nông nghiệp
Nghị định số 43/1997/NĐ-CP ngày 29/04/1997 của Chính phủ, nêu r[:
“HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao
động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo

quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên
nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh

13
tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các
ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”.
1.2.2 Đặc trưng của HTX nông nghiệp:
HTX nông nghiệp mang đầy đủ những đặc trưng chung của các loại
hình HTX, như:
Đặc trưng của HTX được tổng kết qua bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1. Đặc trưng của các loại hình HTX nông nghiệp
HTX mà xã viên vừa là CSH vừa
là người sử dụng hàng hoá, dịch
vụ của HTX
HTX mà xã viên vừa là CSH vừa
là người lao động trong HTX
Tính chất
- Là tổ chức kinh tế
- Hoạt động phải có hiệu quả
- Tham gia của nhiều cá nhân người
là chính: Tổ chức kinh tế đối nhân
- Tự nguyện
-Lợi ích thuộc về xã viên
- Là tổ chức kinh tế
- Hoạt động phải hiệu quả
- Tham gia của nhiều cá nhân người
là chính: Tổ chức kinh tế đối nhân
- Tự nguyện
- Lợi ích đều thuộc về xã viên

Mục tiêu
và tổ chức
hoạt động
- Đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch
vụ của xã viên
- Đáp ứng nhu cầu về việc làm ổn
định và thu nhập của các xã viên
Đối tượng
phục vụ
- Là xã viên HTX
- Sản phẩm, dịch vụ được xác định
trước khi hình thành lên HTX. HTX
cung cấp sản phẩm, dịch vụ hiệu quả
hơn so với từng xã viên tự thực hiện.
- Phương án SXKD của HTX là
phương án triển khai thực hiện.
- Phục vụ là khách hàng trên thị
trường
- Sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra
phải theo nhu cầu thị trường.
- Phương án SXKD của HTX là
phương án triển khai thực hiện theo
yêu cầu của thị trường.

14

×