Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN vận tải ô tô THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.13 KB, 50 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ THANH HÓA.
Giáo Viên Hướng Dẫn : ThS. Nguyễn Thị Phương
Sinh Viên Thực Hiện : Nguyễn Thị Thanh
Mã Số Sinh Viên : 10027583
Lớp : CDTD12TH
1
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số
liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại công ty Cổ Phần Vận
Tải ô Tô Thanh Hóa, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Thanh Hóa, ngày tháng năm
Sinh Viên.
Nguyễn Thị Thanh


MỤC LỤC
2
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
3
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP.





















4
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.




















5
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐHĐQT : Đại hội đồng quản trị.
HĐQT : Hội đồng quản trị.
BKS : Ban kiểm soát.
VAT : Thuế giá trị gia tăng.
TSNH : Tài sản ngắn hạn.
TSDH : Tài sản dài hạn.
NPT : Nợ phải trả.
TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình
VCSH : Vốn chủ sỡ hữu.
6
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học
Công Nghiêp TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu

trong suốt 3 năm qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô ThS: Nguyễn thị phương đã tận tình hướng
dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.
Xin gởi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh chị ở công ty Cổ Phần vận Tải Ô
Tô Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế, được học hỏi nhiều
điều mới cũng như tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
tập.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ trong suốt
quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện bài thực tâp này.
Xin chân thành cảm ơn.
Ngày tháng năm 2013.
Nguyễn thị thanh.
7
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
A. MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Việt nam không ngừng thúc đẩy mở cửa hợp tác
với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới và đã có những bước phát
triển về mọi mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp cần được đối xử bình đẳng
trên mọi sân chơi chung,"Mạnh thắng, yếu thua" đó là quy luật tất yếu của nền
kinh tế nhiều cơ hội nhưng cũng đây những thách thức. Sự đào thải khắc nghiệt
ấy đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét thận trọng trong từng bước
đi, từng yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của mình. trong đó vấn đề "Tài
Chính" là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Như chúng ta đã biết "Tài Chính" quyết định đến sự tồn tại, phát triển và cả
sự suy vong của doanh nghiệp. Do đó, cần thiêt phải tìm hiểu và phân tích để
phát huy những mặt mạnh trong công tác tài chính, đồng thời phát hiện kịp thời
và hoàn thiện hơn tình hình tài chính tại doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tich tình hình tài tài chính

của doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài chính
tài sản, nguồn vốn các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài
chính cung cấp là chưa đủ vì nó không giải thích được cho những người quan tâm
biết rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triển vọng và xu hướng
phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sẽ bổ khuyết cho sự
thiếu hụt này.
Tình hình tài chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đánh giá một cách chính xác và đầy
đủ, đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu lâu dài về mọi mặt kinh doanh của
công ty. Nhưng do thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Vận Tải ô Tô Thanh
Hóa có hạn ( Từ ngày 17/12/2012 - 31/3/2013 ) nên tôi chỉ có thể phản ánh một
8
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
cách khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính từ
năm 2010-2012.
Xuất phát từ sự cần thiết của bản thân về tầm quan trọng của việc phân tích
tình hình tài chính,vận dụng những lý luận đã tiếp thu từ nhà trường vào thực tế
tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và hoàn thành bài báo cáo về "Phân tích
tình hình tài chính tại công ty cổ phần vận tải ô tô thanh hóa"
Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác tài chính tại công ty cổ phần vận tải ô tô thanh
hóa.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty cổ phần vận tải ô
tô Thanh Hóa.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP.

9
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp
- Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế được biểu hiện bằng tiền trong
nội bộ doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác.
- Lĩnh vực của doanh nghiệp: giúp cho đối tượng giải quyết được các vấn đề
họ quan tâm khi đưa ra các quyết định kinh tế.
- Đối tượng nghiên cứu như:
• Chủ sở hữu
• Các nhà quản lý doanh nghiệp
• Các nhà đầu tư hiện tại và tương lai
• Các chủ nợ hiện tại và tương lai (người cho vay, cho thuê hoặc bán chịu
hàng hóa, dịch vụ)
• Cơ quan quản lý chức năng của nhà nước.
• Chính phủ
.1.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính nhằm tìm ra những mặt mạnh và
cả những mặt bất ổn, từ đố đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn
kịp thời để phát huy ở mức cao nhất và hiệu quả.
- Nghiên cứu số liệu: thông qua bảng báo cáo tài chính và mô hình để nghiên
cứu
- Phương pháp so sánh (theo chiều dọc và theo chiều ngang ).
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định
mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải
giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ
để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không
gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục
đích phân tích mà xác định gốc so sánh.
Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số

gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm
trước ) và có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số
bình quân.
Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch.
Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian.
10
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:
+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay
giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về
xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.
+ So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp
với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ
phấn đấu của doanh nghiệp được hay chưa được
+ So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể,
so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng
và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.
- Phương pháp cân đối
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng
tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.
Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp
người phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.
Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và
tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại
tài sản trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân
bằng về sức biến động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh
- Phương pháp phân tích tỷ lệ.
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó
dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các

quan hệ tài chính.
Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số
liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian
liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài
chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ
liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như:
11
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp
ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu
này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.
+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng
cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng
hợp nhất của doanh nghiệp.
- Phương pháp tính chỉ số tài chính
Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà
phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với
chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép
chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một
doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả
năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…
Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo
tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp
cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài
chính của của doanh nghiệp.
Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng:
Chỉ số thanh toán: các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để

quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các
nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không ?
Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động
tốt như thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số
“lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận
hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về
hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến
12
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
mứcnào?
Chỉ số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro
kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của
dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là
rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng
nợ.
Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các
cổ đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho
phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành
và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.
- Phương pháp loại trừ.
Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt
từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thục hiện bằng cách: khi xác
định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các
nhân tố khác.
Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của các
hoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có thể được thực hiện bằng hai
cách:
Cách một: Dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố và được gọi là
"Phương pháp số chênh lệch"

Cách hai: Thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố và được gọi là
"Phương pháp thay thế liên hoàn"
1.3. Công cụ đánh giá.
- Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán còn được gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan
trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Bên ngoài và bên trong doanh
nghiệp. Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình hình tài chính của một
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Cơ cấu
gồm hai phần luôn bằng nhau
Tổng Tài Sản = Tổng Nguồn Vốn
Thứ nhất: Phần tài sản.
13
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
Theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ tài chính,phần tài sản gồm:
Loại A: TSNH, gồm các mục sau đây: Tiền và các khoản tương đương tiền,
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho
và tài sản ngắn hạn khác.
Loại B: TSDH, gồm các mục sau: Các khoản phải thu dài hạn,
SCĐ,BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Thứ hai: Phần nguồn vốn.
Phần này phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp lập
báo cáo.
Nguồn vốn cũng được chia làm hai loại:
Loại A: Nợ phải trả,gồm các mục sau: Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn.
Loại B: Vốn chủ sỡ hữu, gồm các mục sau: Vốn chủ sỡ hữu và Nguồn kinh
phí và các quỹ khác.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Là báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo lợi tức - là báo cáo tài chính tổng hợp

về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Phản ánh thu nhập của kết quả hoạt
động tài chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh. Ngoài ra theo
quy định ở việt nam báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực
hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực
hiện thuế giá trị gia tăng - VAT. Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh chúng ta sẽ xem xét các vấn đề sau :
 Xem xét sự biến động từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm này với năm
trước. Đặc biệt chú ý đến doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi
nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
 Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi
phí, kết quả kinh doanh của công ty.
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
14
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
Còn gọi là báo cáo ngân lưu hay báo cáo lưu kim, là báo cáo tài chính cần
thiết không chỉ đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan
tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.Kết quả phân
tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa
các lĩnh vực :Hoạt động kinh doanh , hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Nói một cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ ra các hoạt động nào tạo ra tiền, lĩnh
vực nào sử dụng để hiệu quả nhất,tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết
những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các
báo cáo tài chính không thể thể hiện hết được.
1.4. Hệ thống phân tích các chỉ số tài chính.
Phân tích các chỉ số tài chính giúp chúng ta thấy rõ hơn bản chất và khuynh
hướng tài chính của doanh nghiệp.Sau đây là các nhóm chỉ số tài chính chủ yếu
được sử dụng.

 Nhóm 1. Nhóm tỷ số tổng quát
Nợ
Cơ cấu vốn =
Vốn chủ sở hữu
TSNH
Tỷ trọng TSNH =
Tổng tài sản
TSDH
Tỷ trọng TSDH =
Tổng tài sản
Nợ phải trả
Tỷ trọng nợ =
15
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
Tổng nguồn vốn
VCSH
Tỷ trọng VCSH =
Tổng nguồn vốn
 Nhóm 2.Nhóm khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán tổng quát
Tổng tài sản
K
tq
=
Tổng nợ phải trả
Khả năng thanh toán nợ dài hạn
TSDH
K
Nợ dài hạn

=
Nợ dài hạn
Khả năng thanh toán hiện hành ( nợ dài hạn )
TSNH
K
hh
=
Nợ dài hạn
Khả năng thanh toán nhanh
TSNH - HTK
K
n
=
Nợ DH
Khả năng thanh toán tức thời
Tiền và các khoản tương đương tiền
K
H
=
Nợ ngắn hạn
16
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
 Nhóm 3. Nhóm chỉ số hiệu suất lao động
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản
Doanh thu
Vòng quay tài sản ngắn hạn =
TSNH

360
Số ngày một vòng quay =
Vòng quay
Doanh thu
Vòng quay tài sản dài hạn =
TSDH
Doanh thu
Vòng quay HTK =
HTK
Doanh thu
Vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu
Doanh thu
KPT = x Kỳ thu tiền bình quân
360
 Nhóm 4. Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính
Tổng nợ
Tổng số nợ =
Tổng nguồn vốn
17
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
Tổng nợ
Tỷ số đảm bảo nợ =
Tổng vốn chủ sỡ hữu
VCSH
Tổng số tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn
 Nhóm 5. Nhóm chỉ số hiệu quả
EAT

ROE =
VCSH
EAT
ROA =
Tổng tài sản
EAT
ROS =
Doanh thu thuần
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp
- Bên trong:
 Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
 Trình độ kỹ thuật sản xuất.
 Trình bô đội ngũ cán bộ lao động sản xuất.
 Trình độ tay nghề của người lao động.
 Chiến lược phát triển, đầu tư của doanh nghiệp.
- Bên ngoài:
 Môi trường.
 Đối thủ cạnh tranh.
18
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
19
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ THANH HÓA
2.1. Khái quát về công ty Cổ Phần Vận Tải ô Tô Thanh Hóa.
- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Vận Tải ô Tô Thanh
Hóa .
Công ty Cổ Phần Vận Tải ô Tô Thanh Hóa được thành lập ngày

12/12/1992 , giấy phép kinh doanh số 2800196066 ngày 30/09/1998.
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ THANH HÓA.
Địa chỉ: Số 278 - Đ.Bà triệu - P. Đông thọ - TP Thanh Hóa.
Điện Thoại : 0373961448
Giám Đốc: Lê Xuân Long.
Mã số thuế : 280019606.
- Cơ cấu tổ chức cuả doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về loại hình: Vận tải_đại lý.Loại
hình chủ lực của công ty là xe buýt,

20
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
SƠ ĐỒ 1 : CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY.

* Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm
tất cả các cổ đông có thẩm quyền biểu quyết, họp thường kỳ mỗi năm một lần.
21
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT
GIÁM ĐỐC
Kế Toán Trưởng Phó Giám Đốc
Kinh Doanh
Phó Giám Đốc

Kỹ Thuật và SX
phòng
đầu tư
phòng kỹ
thuật
phòng
tài
chính-kế
hoạch
phòng
hành
chính
phòng
tổ chức
và lao
động
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
ĐHĐCĐ thông qua chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, bầu ra HĐQT và
BKS là cơ quan thay mặt ĐHĐCĐ quản lý công ty giữa hai kỳ đại hội.
* Hội đồng quản trị.
HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ công ty theo quy định của pháp
luật và điều lệ công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ,HĐQT có trách
nhiệm hoạch định chính sách cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất
kinh doanh của công ty trên cơ sở những định hướng chiến lược đã được
ĐHĐQT thông qua.
* Ban kiểm soát.
BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 02 thành viên, thực hiện giám sát HĐQT, Giám
đốc công ty trong việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện

theo quyền và nghĩa vụ của BKS. Nhiệm kỳ của BKS là 05 năm, thành viên BKS
có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
* Giám đốc
Giám đốc là người thực hiện các Nghị quyết của ĐHĐCĐ và HĐQT, chịu trách
nhiệm điều hành công việc sản xuất kinh doanh hằng ngày của công ty chịu sự
giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
* Các Phó Giám Đốc.
Các phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, điều hành các lĩnh vực hoạt
động của công ty theo sự phân công của giám đốc va chịu trách nhiệm trước giám
đốc về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc công ty do HĐQT bổ
nhiêm, miễn nhiêm, khen thưởng, kỹ luật theo đề nghị của giám đốc công ty.
Các phòng chức năng
Cơ cấu tổ chức của công ty luôn được kiện toàn đảm bảo phù hợp với đặc điểm,
tình hình của công ty trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, là cơ sở đảm bảo hoạt
động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
22
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
Ngoài ra,việc phân chia nhiệm vụ của bộ phận kế toán tại Công ty cổ phần vận
tải ô tô Thanh hóa là khá rõ ràng, rành mạch. mỗi kế toán viên phụ trách một
mảng riêng trong công tác hạch toán và quản lý tài chính đồng thời có sự gắn bó
chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng.
2.2. Thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp của công ty.
2.2.1. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2.2.1.1. Cơ cấu tài sản.
Phân tích cơ cấu tài sản,ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ với đầu năm nà
còn phải xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản để thấy
mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích cơ cấu tài sản.

Bảng phân tích cơ cấu tài sản.
chỉ tiêu
(1)
số liệu trên báo cáo chênh lệch
2010
(2)
2011
(3)
2012
(4)
tỷ trọng
TÀI SẢN
A.Tài sản ngắn hạn
11.659.730.613 9.871.529.212 8.750.810.877 1.788.201.398
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
309.725.185 420.467.554 567.649.925 110.742.369
II. Các khoản đầu tư ngắn
hạn
6.400.000 6.400.000 -
III. Các khoản phải thu ngắn
hạn
6.312.780.634 5.532.017.131 5.150.631.329 -780.763.503
IV. Hàng tồn kho 3.766.384.823 2.992.199.221 2.397.607.310
B- Tài sản dài hạn 20.029.106.498 25.877.782.582 26.013.263.105 5.848.676.090
II. Tài sản cố định 20.029.106.498 25.579.883.426 25.804.524.479 5.550.776.930
III. Tài sản dài hạn khác 297.899.156 208.738.626 -
TỔNG TÀI SẢN 31.688.837.111 35.749.311.794 34.764.073.982 4.060.474.680
23
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
Nhận xét : Qua bảng số liệu trên ta thấy TSDH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài
sản của 3 năm.Nguyên nhân của việc tăng lên là do TSCĐ tăng 27,71%
( 2011/2010) và tăng 0,88% (2012/2011).
TSNH thì tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên qua 3 năm đồng thời giảm
khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho giúp công ty gặp thuận lợi đối với khả
năng thanh toán tức thời.
* Phân tích giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
đvt:vnđ
Đầu kỳ Cuối kỳ Số Liệu Phân Tích
%
TSNH TSNH TSNH TSDH TSNH TSDH
2010 12.050.685.124 11.659.730.613 11.659.730.613 20.029.106.498 36,79 63,21
2011 11.659.730.613 20.029.106.498 20.029.106.498 25.877.782.582 27,61 72,39
2012 9.871.529.212 8.750.810.877 8.750.810.877 26.013.263.105 25,17 74,83
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy
- Đối với TSNH của công ty chiếm tỷ trọng là 1/2 tỷ trọng TSDH của công ty
trong tổng tài sản.Cụ thể là 12.050.685.124 ( ở đầu kỳ) - 11.659.730.613 (ở cuối
kỳ) tương đương với 36,79% ở năm 2010, giảm xuống 11.659.730.613 (ở đầu
kỳ) - 20.029.106.498 (ở cuối kỳ) chiếm 27,61% ở năm 2011,sau đó lại giảm
9.871.529.212 (ở đầu kỳ) - 8.750.810.212 (ở cuối kỳ) chiếm 25,17%.Nguyên
nhân là do các khoản tiền và tương đương tiền,các khoản phải thu ngắn hạn,hàng
tồn kho, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản ngắn hạn
điều này ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu TSNH của công ty.
- Đối với TSDH của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty.cụ
thể là ở năm 2010 chiếm 20.029.106.498 tương ứng 63,21%, ở năm 2011 chiếm
25.877.782.582 tương ứng 72,39%, ở năm 2012 chiếm 26.013.263.105 tương
ứng 74,83%. Qua đó ta thấy tình hình TSDH của công ty có dấu hiệu khả quan
24
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
hơn ở TSNH. Nguyên nhân tăng lên là do công ty đã bỏ vốn ra mua một lượng
TSCĐHH chiếm 63,21% ở năm 2010, 71,55% ở năm 2011, 74,23% ở năm 2012
điều này khiến cho TSNH của công ty và TSDH không bằng nhau và chênh lệch
nhau khá rõ ràng.
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn,ta thấy nếu nguồn vốn chủ sỡ hữu chiếm tỷ trọng
cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài
chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao và ngược
lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm
bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn.
chỉ tiêu
(1)
số liệu trên báo cáo chênh lệch
(3) - (2)
2010
(2)
2011
(3)
2012
(4)
tỷ trọng
NGUỒN VỐN
A - Nợ phải trả
28.007.382.956 33.458.917.583 38.756.999.186 5.451.534.630
I. Nợ ngắn hạn
18.364.783.148 19.319.117.583 25.963.799.186 954.334.440
II. Nợ dài hạn
9.170.904.642 14.139.800.000 12.793.200.000 4.968.895.350

B - Vốn chủ sỡ hữu
3.681.454.155 2.290.394.211 -3.992.925.204 -1.391.059.944
I. Vốn chủ sỡ hữu 3.555.111.051 2.215.190.107 -3.992.925.204 -1.339.920.944
II. Nguồn kinh phí và
quỹ khác
126.343.104 75.204.104 - -51.139.000
TỔNG NGUỒN VỐN 31.688.837.111 35.749.311.794 34.764.073.982 4.060.474.680
25
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh –Lớp: CDTD12TH

×