Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại TỔNG hợp lê TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.6 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA : KINH TẾ - CSTH
BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP LÊ
TUYẾN
Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ TRANG
Lớp : CDTD12TH
MSSV : 10021813
LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu
trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH TM Tổng
hợp Lê Tuyến là chính xác, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này!
Em xin chân thành cảm ơn cô NGUYỄN THỊ PHƯƠNG cùng toàn thể các
anh chị nhân viên trong công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Lê Tuyến đã chỉ
bảo tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập trong thời gian thực tập vừa
qua.

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ TỪ VIẾT TẮT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP LÊ TUYẾN
Tiểu khu 3_Thị trấn _Huyện Tĩnh Gia_Tỉnh Thanh Hóa
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2011
Đvt: đồng
TÀI SẢN MS
THUYẾT


MINH
31/12/2011 31/12/2010
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 97,789,436,344 66,696,723,959
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 4,756,345,963 167,967,467
1. Tiền 111 5 4,756,345,963 167,967,467
2. Các khoản tương đương tiền 112 - -
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 6 11,585,286,400
1. Đầu tư ngắn hạn 121 25,518,921,240
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 (13,933,634,840)
III. Phải thu ngắn hạn 130 56,490,775,467 48,026,465,146
1. Phải thu khách hàng 131 365,093,801 112,668,350
2. Trả trước cho người bán 132 49,493,131,488 47,913,654,235
3. CáC khoản phải thu khác 135 7 6,718,687,595 142,561
4. Dự phòng phải thu khó đòi 139 (86,137,377)
IV. Hàng tồn kho 140 8 34,487,789,949 6,069,665,998
1. Hàng tồn kho 141 34,487,789,949 6,111,945,525
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 142 9 - 42,297,527
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 2,094,552,235 849,338,418
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 24,471,131 126,248,325
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 30,090,096 437,549,433
3. Tài sản ngắn hạn khác 158 10 2,039,911,008 285,541,160
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 113,050,865,682 68,549,579,525
I. Phải thu dài hạn 210
II. Tài sản cố định 220 83,738,099,566 66,105,020,806
1. Tài sản cố định hữu hình 221 11 80,913,987,218 62,090,277,417
- Nguyên giá TSCĐ 222 112,147,304,249 84,573,699,916
- Hao mòn lũy kế 223 (31,233,317,301) (22,483,422,499)
2. Tài sản cố định vô hình 227 12 107,302,653 111,429,678
- Nguyên giá 228 123,810,753 123,810,753
- Hao mòn lũy kế 229 (16,508,100) (12,381,075)

3. chi phí xây dựng dở dang 230 13 2,716,719,695 3,903,313,711
III. Bất động sản đầu tư 240
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 28,638,409,282 1,671,133,283
1. Đầu tư liên doanh liê kết 251 14 7,602,319,791
2. Đầu tư tài chính dài hạn 258 15 29,896,319,379 1,671,133,283
3. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 16 (8,860,048,888)
V. Đầu tư dài hạn khác 260 674,446,834 827,425,436
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 17 601,146,834 782,125,436
2. Tài sản dài hạn khác 262 18 73,300,000 45,300,000
TỔNG TÀI SẢN 270 210,840,329,026 135,248,303,484
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 52,007,967,140 28,711,480,798
I. Nợ ngắn hạn 310 42,283,044,140 25,721,440,558
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 19 15,271,166,600 14,854,500,000
2. Phải trả người bán 312 151,089,214,396 3,224,146,266
3. Người mua trả tiền trước 313 171,993,165 90,031,000
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 20 7,899,353,640 2,127,189,047
5. Phải trả người lao động 315 2,770,776,575 2,548,985,786
6. Chi phí phải trả 316 21 199,137,130 98,662,017
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 317 22 862,406,634 2,777,926,442
II. Nợ dài hạn 330 9,724,923,000 2,990,040,240
1. Vay và nợ dài hạn 334 23 9,616,666,800 2,884,500,000
2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 108,256,200 105,504,240
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 158,832,361,886 106,536,822,686
I. VỐN CHỦ SỞ HỮU 410 151,959,154,822 104,628,282,727
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 24 67,784,000,000 67,784,000,000
2. Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 412 24 (134,803,445) -
3. Quỹ đầu tư phát triển 414 24 53,428,068,920 28,904,237,489
4. Quỹ dự phòng tài chính 418 24 6,778,400,000 4,280,403,429
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 24 24,103,489,347 3,659,641,809

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 6,873,270,064 1,908,539,959
1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 431 6,873,270,064 1,908,539,959
2. Nguồn kinh phí khác 432 - -
TỔNG NGUỒN VỐN 440 210,840,329,026 135,248,303,484
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP LÊ TUYẾN
Tiểu khu 3_Thị trấn_Huyện Tĩnh Gia_Tỉnh Thanh Hóa
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011
Đvt: đồng
CHỈ TIÊU

SỐ
THUYẾT
MINH
NĂM 2011 NĂM 2010
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 25 282,977,956,768
266,516,510,9
96
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - -
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 282,977,956,768
266,516,510,9
96
4. Giá vốn hàng bán 11 26 206,601,622,003
205,938,463,1
22
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 76,376,334,765 60,578,047,87
4
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 27 4,585,269,433 5,737,958,450
7. Chi phí tài chính 22 28 (2,369,185,006)
17,194,151,42

1
trong đó: Lãi vay 23 965,986,332 3,260,270,166
8. Chi phí bán hàng 24 5,191,935,019 6,269,407,263
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 7,624,392,848 6,555,916,962
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 70,775,462,137
36,296,530,67
8
11. Thu nhập khác 31 29 789,956,021 190,548,225
12. Chi phí khác 32 30 262,555,391 36,403,960
12. Chi phí khác 40 527,400,630 154,144,265
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 31 71,302,862,767
36,450,674,94
3
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 31 7,071,806,188 5,104,866,480
16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 52 - -
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 31 64,231,056,579
31,345,808,46
3
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 32 9,476 4,624
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP LÊ TUYẾN
Tiểu khu 3_Thị trấn_Huyện Tĩnh Gia_Tỉnh Thanh Hóa
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011
Đvt: đồng
CHỈ TIÊU MS Năm 2011 Năm 2010
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 284,404,204,696 250,840,769,712
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02 (208,867,590,864) (192,423,917,837)
3. Tiền chi trả cho người lao động 03 (15,788,292,197) (10,090,883,055)
4. Tiền chi trả lãi vay 04 (1,014,558,649) (3,260,270,166)

5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 (2,088,471,445) (3,016,395,035)
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 22,173,138,846 752,687,381
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 (37,361,285,767) (10,936,359,681)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 41,457,144,620 31,865,631,319
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 (23,711,889,518) (9,001,363,487)
2.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 (13,800,000,000)
3.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 5,000,000,000 8,800,000,000
4.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 (16,509,045,199) (1,775,580,000)
5.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 342,000,000
-
6.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 1,300,241,163 621,623,850
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (33,578,693,554) (15,155,319,637)
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 91,970,000,000 70,420,000,000
2.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (84,821,166,600) (72,934,500,000)
3. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 (10,438,906,000) (15,319,014,000)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 (3,290,072,600) (17,833,514,000)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 4,588,378,466 (1,123,202,318)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 167,967,497 1,291,169,815
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61
- -
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 4,756,345,963 167,967,497
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
.
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
NH Ngắn hạn
HTK Hàng tồn kho
TS Tài sản

TSDH Tài sản dài hạn
TSDHBQ Tài sản dài hạn bình quân
BQ Bình quân
LNST Lợi nhuận sau thuế
CSH Chủ sở hữu
DN Doanh nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
TSCĐ Tài sản cố định
NVTX Nguồn vốn thường xuyên
XHCN Xã hội chủ nghĩa
NVL Nguyên vật liệu
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang có những buớc phát triển rõ rệt , sự thay
đổi mới của cơ chế quản lý đã tạo điều kiện cho daonh nghiệp trong nước tự
khẳng định mình trên thị trường trong nước cũng như Quốc tế. Đặc biệt là từ khi
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới WTO
thì cùng với sự phát triển của Thế giới đã có những bước chuyển mạnh mẽ.
Trước đây , các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng vốn nhà nước với cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, phát triển chậm chạp ì ạch. Ngày nay các doanh nghiệp
phát triển ngày càng nhiều không chỉ là doanh nghiệp của nhà nước mà chủ yếu
của các thành phần kinh tế khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, Công ty Cổ phần,
Công ty TNHH, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài….bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhà nước cũng đang Cổ phần hoá. Nền
kinh tế nước ta đang dần chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là
một bước rất quan trọng trong chính sách của Đảng và Nhà nước.
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho
phép xử lí các thông tin kế toán và thông tin khác về quản lí nhằm đánh giá tình
hình tài chính, rủi ro, chất lượng hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp đó.
Sau khi phân tích xong, các nhà quản trị sẽ biết được hoạt động của công ti ra
sao, doanh thu, lợi nhuận , các chỉ số thanh toán, sinh lời…từ đó có biện pháp

điều chỉnh công ty. Các cổ đông cũng biết được tỉ lệ chia cổ tức, tỉ suất lợi
nhuận, vốn chủ sở hữu, giá cổ phiếu…để có thể ra quyết định đầu tư, góp vốn.
Còn nhà cho vay thấy được khả nănh thanh khoản, công ti có khả năng thanh
toán nợ hay không…để đưa ra những quyết định cho vay, gia hạn hay thu hôi
vốn.
Như vậy, phân tích tài chính là một công việc rất quan trọng, cần thiết cho
mỗi công ty và những ai quan tâm đến hoạt động công ty.
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 9
Xuất phát từ thực tế trên và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này
nên qua thời gian nghiên cứu học tập tại trường và thời gian được nhận vào thực
tập tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Lê Tuyến, chúng em đã đi sâu tìm
hiểu, phân tích tình hình tài chính của Công ty. Với sự hướng dẫn tận tình của
các thầy cô giáo trong truờng, các anh chị nhân viên kế toán tại công ty và đặc
biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương đã giúp chúng em
nghiên cứu tìm hiểu và hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và trình độ hiểu biết của em có nhiều hạn
chế trong bài viết này của em sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất
hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp kịp thời và quý báu của thầy cô và
các anh chị trong Công ty để em hoàn thiện bài báo cáo này của mình cũng như
giúp em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.
Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong trường và các
cán bộ công nhân viên kế toán tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Lê
Tuyến và đặc biêt là cô giáo Nguyễn Thị Phương đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
em hoàn thành bài báo cáo này một cách tốt nhất.
Tĩnh gia, ngày 01 tháng 03 năm 2013
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Trang
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 10
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Là những quan hệ trong phân phối sản phẩm quốc dân, từ quỹ tiền tệ và thực
hiện các chức năng của Nhà nước. Hay nói cách khác tài chính là những quan hệ
trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ. Tuy
nhiên hoạt động tài chính vẫn là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính giải quyết các quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, được biểu hiện qua các hình thái tiền tệ
xuất phát từ yêu cầu và mục đích kinh doanh.
Tài chính doanh nghiệp là tài chính của các tổ chức sản xuất kinh doanh có tư
cách pháp nhân và là một khâu của hệ thống tài chính. Tại đây diễn ra các quá
tŕnh sản xuất kinh doanh: Đầu tư, tiêu thụ, phân phối. Trong sự chu chuyển của
vốn luôn gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hoá.
1.1.2.
Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là một khâu tài chính cơ sở trong hệ thống tài chính,
nó gồm các quan hệ kinh tế cụ thể là:
Quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước. Đây là quan hệ kinh tế
dưới hình thái tiền tệ nảy sinh. Các quan hệ này có hai chiều vận động ngược
nhau.
Thứ nhất: Ngân sách Nhà nước góp phần hình thành vốn cho sản xuất kinh
doanh.
Thứ hai: Doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như
nép các khoản thuế, phí, lệ phí theo luật định để hình thành ngân sách Nhà nước
cấp.
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 11
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức trung gian tài chính. Các trung
gian tài chính nhất là ngân hàng, là cầu nối giữa những người có vốn nhàn rỗi và
người cần vốn để đầu tư. Quan hệ này có hai chiều: Doanh nghiệp đi vay các tổ

chức tín dụng đồng thời phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn vay đó.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường. Doanh nghiệp lúc này đóng vai
trò là người mua và người bán trong việc sử dụng và tái tạo lại quỹ tiền tệ của
ḿnh. Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, dịch vụ cho sản xuất rồi bán sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ trên thị trường để tái tạo lại quỹ đă sử dụng khi mua các yếu tố
sản xuất. Quan hệ giữa doanh nghiệp với hộ gia đ́nh. Doanh nghiệp thu hút sức
lao động, tiền vốn của các thành viên hộ gia đình để phục vụ cho mục đích kinh
doanh. Đồng thời doanh nghiệp chi trả lương, lăi suất cổ tức cho họ. Quan hệ
giữa doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài hay còn gọi là quan hệ tài chính
đối ngoại. Đây là quan hệ phát sinh trong quá trình vay và cho vay, trả nợ và đầu
tư giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế nước ngoài.
Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Biểu hiện của quan hệ này là sự
luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Đó là quan hệ tài chính giữa các bộ phận
sản xuất kinh doanh với nhau, giữa các thành viên, giữa quyền sử dụng vốn và
quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua các chính sách
tài chính của doanh nghiệp như chính sách phân phối thu nhập, chính sách về
đầu tư và cơ cấu đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chính sách về chi phí Nhìn
vào các nhóm quan hệ trên của doanh nghiệp ta thấy tài chính doanh nghiệp là
khâu quan trọng trong hệ thống tài chính quốc dân.
Thông qua tài chính doanh nghiệp Nhà nước thực hiện việc quản lư vĩ mô cho
các mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài. Đối với doanh nghiệp tài chính vừa là
mục tiêu vừa là công cụ quản lý vĩ mô, nếu doanh nghiệp sử dụng công cụ này
không đúng đắn th́ thay v́ có tác dụng thúc đẩy, nó sẽ ḱm hăm sự phát triển sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 12
1.1.3.
Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ nắm vững t́nh h́nh vốn sản xuất kinh
doanh hiện có cả về mặt hiện vật và giá trị, nắm vững sự biến động về vốn, nhu
cầu vốn trong từng khâu, từng thời kỳ của quá tŕnh sản xuất, từng thời gian cụ

thể để có biện pháp quản lư và sử dụng vốn có hiệu quả.
Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức khai thác và động viên kịp thời
các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho quá tŕnh sản xuất kinh doanh không để ứ
đọng và kém hiệu quả. Để làm được điều này tài chính doanh nghiệp phải
thường xuyên giám sát và tổ chức sử dụng vốn trong doanh nghiệp làm cho khi
có một lượng vốn nhất định phải tạo ra một lượng lợi nhuận lớn nhất trên cơ sở
sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có.
1.1.4.
Vai trò của tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có thể trở lên tích cực hay thụ động, thậm chí có thể
là tiêu cực đối với sản xuất kinh doanh. Sở dĩ như vậy là do tài chính là một
trong những công cụ quản lư kinh tế, sự phát huy vai tṛ tác dụng của công cụ này
một phần phụ thuộc vào khả năng, tŕnh độ của người quản lư. Mặt khác nó phụ
thuộc vào chính sách quản lư kinh tế của Nhà nước theo từng thời kỳ.
Trong cơ chế thị trường như hiện nay, hoạt động tài chính doanh nghiệp có
đầy đủ điều kiện để phát huy vai tṛ của nó trên các mặt sau.
Một là: Hoạt động tài chính doanh nghiệp có vai tṛ quan trọng trong việc chủ
động tạo lập vốn đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hai là: Có vai trò trong việc tổ chức sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu
quả.
Ba là: Hoạt động tài chính doanh nghiệp được sử dụng như một công cụ để
kích thích, thúc đẩy quá tŕnh sản xuất kinh doanh.
Bốn là: Tài chính doanh nghiệp còn là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 13
1.2.
Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp.
1.2.1.
Khái niệm
Phân tích hoạt động tài chính là xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu

về tài chính hiện hành và quá khứ.
1.2.2.
Ý nghĩa
Thông qua việc phân tích hoạt động tài chính nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân
hàng, khách hàng sẽ sử dụng thông tin để dự đoán tương lai bằng cách so sánh
đánh giá và phân tích xu hướng. Vì vậy phân tích hoạt động tài chính không chỉ
có ý nghĩa với những quyết định hiện tại mà c̣òn có trong tương lai gần. Phân
tích hoạt động tài chính có những ý nghĩa sau:
Thứ nhất: Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng
đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp. Qua đó doanh
nghiệp có được những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính để quyết
định đúng đắn và hợp lý với thực trạng tài chính của doanh nghiệp .
Thứ hai: Phân tích hoạt động tài chính c̣òn có ý nghĩa rất quan trọng đối với
chủ doanh nghiệp và các nhà cho vay tín dụng trong việc quyết định cho doanh
nghiệp vay thêm hay thu hồi nợ.
Thứ ba: Phân tích hoạt động tài chính giúp cho các nhà cho vay, cung cấp vật
tư hàng hoá, dịch vụ trong việc quyết định xem có cho khách hàng sắp tới
được mua chịu hay không?
Thứ tư: Các nhà đầu tư dựa vào thông tin mà phân tích hoạt động tài chính để
có quyết định đúng đắn.
Thứ năm: Phân tích hoạt động tài chính giúp cho các cơ quan tài chính, thuế,
thống kê, những người lao động có thái độ ứng xử hợp lý đối với doanh nghiệp
1.3.
Báo cáo tài chính tài chính doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về t́nh h́nh tài sản, vốn,
công nợ cũng như t́nh h́nh tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo theo định kỳ nhằm mục đích
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 14
cung cấp thông tin về kết quả và t́nh h́nh tài chính của doanh nghiệp. Bởi vậy, hệ
thống báo cáo tài chính doanh nghiệp được lập với mục đích sau:

Tổng hợp và tŕnh bày một cách tổng quát toàn diện, t́nh h́nh tài sản, công nợ,
nguồn vốn, t́nh h́nh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong một kỳ hạch toán.
Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá kết quả
hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đă qua.
Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra quyết định
khái quát về quản lư, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư vào
doanh nghiệp của chủ sơ hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương
lai của doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, các chủ doanh nghiệp phải lập ba báo cáo bắt buộc
sau đây:
Bảng cân đối kế toán- Mẫu số B01-DN.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh-Mẫu số B02-DN.
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính -Mẫu số B09-DN.
Ngoài ra, các doanh nghiệp c̣n phải lập thêm một báo cáo mang tính hướng
dẫn là
((
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ -Mẫu số B03-DN
))
.
Tất cả các doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân đều phải lập và gửi báo
cáo tài chính theo đúng các quy định của chế độ kế toán tài chính, các báo cáo
phải lập và gửi vào cuối mỗi quư của niên độ kế toán.
Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc niên độ kế toán
nếu là báo cáo năm.
Nơi nhận báo cáo tài chính được quy định cụ thể đối với từng đối tượng, nó
thể hiện tính thiết thực của báo cáo đối với từng nơi nhận báo cáo. Cụ thể như:
Doanh nghiệp Nhà nước gửi cho cục quản lư vốn và tài sản Nhà nước.
Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài gửi cho cục thuế (tỉnh thành phố) bộ kế
hoạch đầu tư, cơ quan thuế.

Các doanh nghiệp khác gửi cho cục thống kê và cơ quan thuế.
1.3.1.
Bảng cân đối kế toán.
1.3.1.1. Khái niệm ý nghĩa và kết cấu của bảng.
Khái niệm.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị tài sản
hiện có và nguồn h́nh thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 15
định duới h́nh thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn h́nh thành. Căn cứ vào
bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát t́nh h́nh tài chính doanh
nghiệp.
Kết cấu của bảng
Bảng cân đối kế toán gồm hai phần đó là phần
((
Tài sản
))
và phần
((
Nguồn
vốn
))
. Mỗi phần đều có tổng cộng đầu năm và cuối kỳ, số tổng cộng của hai phần
này bao giê cũng bằng nhau, tức là Tài sản = Nguồn vốn.
Về mặt kinh tế, qua việc xem xét phần “Tài sản” cho phép tổng quát về năng
lực và tŕnh độ sử dụng tài sản về mặt pháp lư thể hiện tiềm lực của doanh nghiệp
có quyền quản lư và sử dụng lâu dài gắn với mục địch thu được các lợi ích trong
tương lai.
Khi xem xét phần “Nguồn vốn” về mặt kinh tế, người sử dụng thấy được thực
trạng của doanh nghiệp. Về mặt pháp lư người sử dụng bảng cân đối kế toán
thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đă đăng kư kinh doanh

với Nhà nước, về số tài sản được h́nh thành từ nguồn vốn vay ngân hàng và vốn
vay của các đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản
phải trả với người lao động, với nhà cung cấp, với cổ đông, với trái chủ, với
ngân sách.
Ngoài ra bảng cân đối kế toán c̣n có thêm các phần phụ phản ánh các chỉ tiêu
dài hạn không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như là: Ngoại tệ các loại,
vốn khấu hao hiện có, tài sản thuê ngoài, hàng hoá nhận gia công chế biến, nhận
bán hộ.
Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị hiện có của doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo theo kết cấu tài sản và cơ cấu nguồn h́nh thành tài sản của
doanh nghiệp. Phần phản ánh tài sản theo kết cấu cho biết tài sản của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo là bao nhiêu? Tình hình phân bổ tài sản đó như thế
nào? C̣n phản ánh nguồn h́nh thành tài sản cho biết tài sản của doanh nghiệp
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 16
được hình thành từ đâu? Từ những nguồn nào? Căn cứ vào bảng cân đối kế toán
có thể nhận xét, đánh giá khái quát t́nh h́nh tài chính của doanh nghiệp thông qua
việc phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan.
1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.2.1.
Khái niệm kết cấu và ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong
những báo các tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát kết quả chi phí hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
theo từng loại hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán và
tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản khác
Kết cấu của báo cáo: Báo cáo gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Lăi, lỗ
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại.
Ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho biết toàn bộ kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định đồng thời cho biết
các yếu tố liên quan đến việc tính toán xác định sản xuất kinh doanh của từng
loại hoạt động. Ngoài ra báo cáo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
c̣n cho biết t́nh h́nh thực hiện nghĩa vụ với nhà Nhà nước của doanh nghiệp về
các khoản thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm xă hội, kinh phí công đoàn
1.3.2.2. Cơ sở số liệu và nguyên tắc lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh
Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước, số liệu trên các tài khoản thuộc loại 5”
Doanh thu” đến các tài khoản loại 9” Xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Để
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 17
lập phần I: Lấy số liệu trên các tài khoản 333 và các khoản phải nép Nhà nước
và tài khoản 338 “ Các khoản phải trả, phải nép khác”. Để lập phần II lấy số liệu
trên tài khoản 133
((
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
))
để lập phần III.
1.3.3.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
1.3.3.1.
Khái niệm ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng quát phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong báo cáo của doanh nghệp. Dựa vào
báo cáo lưu chuyển tiền tệ biết được những khả năng thu chi tiền.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là báo cáo cung cấp những thông tin về
những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ

của doanh nghiệp, cụ thể là những thông tin về:
Doanh nghiệp đă bằng cách nào kiếm được tiền và chi tiêu như thế nào.
Quá trình đi vay và trả nợ của doanh nghiệp.
Quá trình mua bán lại chứng khoán, vốn của doanh nghiệp và doanh nghiệp
khác.
Quá trình thanh toán cổ tức và quá trình phân phối cho chủ sở hữu và các đối
tượng khác.
Như vậy, qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, những người quan tâm đến doanh
nghiệp sẽ biết được hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền và đă được sử
dụng vào những mục đích và sử dụng có hợp lý không?
1.3.3.2.
Cơ sở để lập báo cáo lưu chuyển
Theo phương pháp gián tiếp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ được lập căn cứ
vào: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đôi kế toán và một số chỉ
tiêu có liên quan để ghi các chỉ tiêu của báo cáo. Việc lập báo cáo theo phương
pháp này là căn cứ vào lợi tức trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh
cộng thêm chi phí không có tính chất trên và loại trừ các khoản lăi lỗ của hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính đă tính vào lợi tức trước thuế, tiến hành điều
chỉnh các khoản thuộc vốn lưu động. Việc điều chỉnh này phụ thuộc vào tính
chất của các tài khoản phản ánh tài sản (vốn kinh doanh) có số dư cuối kỳ lớn
hơn đầu kỳ (-); ngược lại ghi tăng (+). Nếu tài khoản phản ánh nguồn vốn có số
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 18
dư lớn hơn số dư đầu kỳ, chứng tỏ ḍng tiền của doanh nghiệp đi vào, nên các chỉ
tiêu này được ghi tăng (+); Ngược lại ghi giảm (-).
Phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp này, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở phân
tích thống kê trực tiếp trên sổ kế toán vốn bằng tiền liên quan đến từng hoạt
động và chi tiết theo từng chỉ tiêu có liên quan.
Phương pháp chung để lập các chỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo
phương pháp trực tiếp là căn cứ vào nội dung cụ thể các chỉ tiêu, những chỉ tiêu

phản ánh số tiền đi vào doanh nghiệp (sô tiền thu) theo từng hoạt động sẽ được
ghi b́nh thường (biểu hiện số tiền tăng), c̣n những chi tiêu phản ánh số tiền ra, số
tiền chi theo từng hoạt động được ghi bằng số âm (biểu diễn số tiền trong dấu
ngoặc đơn). Các chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần của các hoạt động là số cộng đại
số của mă số phản ánh trong các hoạt động đó.
1.3.4.
Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 - DN).
Thuyết minh cáo tài chính được tŕnh bày khái quát đặc điểm kinh doanh của
doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lùa chọn để sử
dụng tình hình và quản lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn
vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và kiến nghị của
doanh nghiệp.
Cơ sở dữ liệu để lập thuyết minh báo cáo tài chính:

Các sổ kế toán kỳ báo cáo.

Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo.

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo.

Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước
1.4.
Các phương pháp phân tích tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính là trọng tâm của phân tích tài chính doanh
nghiệp. Nó giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá
toàn diện, tổng hợp, khái quát lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài
chính doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, những người sử dụng thông tin có thể nhận
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 19
biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu
tư có hiệu quả. Thông qua các phương pháp sau:

• Phương pháp so sánh
• Phương pháp loại trừ
• Phương pháp số chênh lệch
• Phương pháp thay thế liên hoàn
• Phương pháp liên hệ cân đối
• Mô hình Dupont
• Phương pháp đồ thị
1.5. Chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính
1.5.1. Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán
1.5.1.1. Hệ số thanh toán tổng quát
K
T
=
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh
toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số
tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả
hay không. Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của doanh
nghiệp luôn ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và
ngược lại; trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải
các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1,
doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.
1.5.1.2. Hệ số thanh toán hiện hành
K
H
=
Tổng TSNH
Tổng nợ NH
Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lương khả năng thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa vốn lưu đọng và nợ ngắn hạn.
Ý nghĩa của tý số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với
khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới khoản vay mượn thêm nào. Hệ số này lớn
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 20
hơn hoặc bằng 1 là lý tưởng nhất. Nếu nhỏ hơn 1 nghĩa là tình hình tài chính của
công ty đang trong tình trạng suy yếu, không đủ sức thanh toán ngay các khoản
nợ ngắn hạn.
1.5.1.3. Hệ số thanh toán nhanh
K
N
=
Tổng TSNH-HTK
Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền
hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và
quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, tài sản có thể
chuyển đổi thành tiền là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (cổ phiếu, trái
phiếu). Nợ đến hạn và quá hạn phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến
hạn phải trả, nợ khác kể cả những khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp
còn được nợ. Nhìn chung hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất. Tuy nhiên giống
như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào nghành
nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ.
1.5.1.4. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn,tiền và các khoản tương đương
tiền
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 21
Khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của tiền và
tương đương tiền
=
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như (nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp như (tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho)
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho)
1.5.2. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn
1.5.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản
1.5.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
1.5.2.3. Mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.5.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty TNHH
Thương Mại Tổng Hợp Lê Tuyến
1.5.3.1. Hiệu suất sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản(H
TS
) =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Hiệu suất sử dụng tài sản(H
TS
) đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý và sản
xuất. Nó cho ta thấy 1 đồng tài sản bỏ ra để quản lý và sản xuất sẽ thu về bao
nhiêu đồng doanh thu.
1.5.3.2. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
H
TSDH
=
Doanh thu thuần
TSDH BQ

1.5.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Số vòng quay TSNH
(H
TSNH
)
=
Doanh thu thuần
TSNH bình quân
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 22
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài
sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một
đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số vòng quay tổng tài
sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng
tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty
đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành.
Hệ số này lại ngược với lợi nhuận biên tế (profit margin - tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu thuần), có nghĩa là hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao thì lợi
nhuận biên tế càng nhỏ và ngược lại.
Số ngày 1vòng quay
TSNH
(N
TSNH
)
=
360
H
TSNH
Số ngày 1 vòng quay tài sản càng nhỏ càng tốt.

1.5.3.4. Các chỉ số doanh lợi
1.5.3.4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
ROS =
LNST
Doanh thu
thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là tỷ số tài chính để theo dõi tình hình sinh
lợi của công ty. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và
doanh thu của công ty. Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm
trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có
lãi. Tỷ số này mang giá trị âm nghĩa là kinh doanh thua lỗ. Tỷ số này phụ thuộc
vào đặc điểm của từng nghành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công
ty, người ta theo dõi tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân toàn nghành mà
công ty đó tham gia.
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 23
1.5.3.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROA =
LNST
Tổng tài sản
BQ
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng
cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị
bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử
dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành
nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ
số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh
nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
1.5.3.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROE =
LNST
Vốn CSH
ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy
được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Đây cũng là chỉ số đáng tin cậy về khả năng sinh
lời của công ty trong tương lai. ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so
sánh với các cổ phiếu cùng ngành, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu
của công ty nào. Thông thường, tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử
dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách
hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh trong
quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên, khi ROE càng cao thì các cổ
phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Theo Warren Buffett ROE > 20% được coi là
hợp lý.
1.5.3.5. Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 24
1.5.3.5.1. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và xu thế tăng trưởng trong tương
lai:
Chỉ có xu thế tăng trưởng của lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong tương
lai cao hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn được nhà đầu tư. Vì vậy, nếu doanh
nghiệp có tỷ suất sinh lời cao thì hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn. Như vậy sẽ làm
tăng giá trị doanh nghiệp.
1.5.3.5.2. Mức độ tin cậy của báo cáo tài chính
Nếu báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi công bố không đảm bảo được tính
tin cậy, chính xác thì sẽ làm doanh nghiệp mất uy tín trên thị trường và ảnh
hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư vào DN.
1.5.3.5.3. Tài sản hữu hình của DN:
Như ta đã biết, tài sản hữu hình của doanh nghiệp bao gồm cả nhà xưởng, máy
móc, trang thiết bị cũ, mới,…vì vậy, khi giá trị tài sản hữu hình của doanh
nghiệp càng lớn thì giá trị doanh nghiệp càng cao. Mặt khác, tài sản hữu hình
của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch

vụ hiện tại và tương lai, cũng như khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh
nghiệp trên thị trường. Điều này sẽ quyết định thị phần của doanh nghiệp và trực
tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư.
1.5.3.5.4. Nguồn nhân lực:
Nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của doanh
nghiệp. Để đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp là tốt hay không thì thẩm
định viên cần đánh giá trên các mặt sau: văn hoá của doanh nghiệp thể hiện qua
triết lý kinh doanh; chính sách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp; tiềm
năng nhân sự của doanh nghiệp; năng lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là
những lợi thế để hình thành nên giá trị vô hình của doanh nghiệp.
1.5.3.5.5. Trình độ quản lý:
Trong phần này, ta cần xem xét bộ máy quản trị của doanh nghiệp, xem xét
trình độ quản lý của nhân viên thông qua việc xem xét kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp qua các năm.
1.5.3.5.6. Vị trí địa lý
Nguyễn Thị Trang Lớp: CDTD12TH Trang 25

×