Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tóm tắt luận án mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.01 KB, 28 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Dương Thị Thanh Thanh
MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG
VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY HỌC
CỦA HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC
Chuyên ngành : Tâm lý học chuyên ngành
Mã số : 62 31 80 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2013
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Xuân Thức
Phản biện 1: GS.TS Trần Hữu Luyến
Phản biện 2: GS.TS Trần Thị Minh Đức
Phản biện 3: PGS.TS Mạc Văn Trang
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại…………………………………………………………
……………………………………………………………………
vào hồi……giờ…….phút, ngày …….tháng…….năm…………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trung tâm Thông tin-Tư liệu-Thư viện của Học viện Khoa học xã
hội
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Thích ứng có vai trò rất quan trọng, giúp con người chủ động, sáng tạo
trong hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của con người, góp phần hoàn
thiện nhân cách của con người.


- Quản lý dạy học (QLDH) là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dục
nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, quyết định tới chất lượng dạy học
trong nhà trường. Thích ứng nhanh với hoạt động QLDH sẽ giúp hiệu trưởng
tiểu học thích nghi với điều kiện, yêu cầu của hoạt động QLDH, từ đó giúp hiệu
trưởng tiểu học chủ động, sáng tạo trong QLDH và nâng cao hiệu quả hoạt động
QLDH, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường tiểu học.
- Đổi mới quản lý giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá trong
đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Đứng trước đòi hỏi
đổi mới, để hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao đòi hỏi người hiệu trưởng tiểu học
phải kịp thời thích ứng với hoạt động quản lý nói chung, QLDH nói riêng.
- Nghiên cứu và tìm ra biện pháp nâng cao mức độ thích ứng với hoạt
động QLDH của hiệu trưởng tiểu học sẽ giúp hiệu trưởng tiểu học nâng cao mức
độ thích ứng hoạt động QLDH, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà
trường tiểu học.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Mức độ
thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học"
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu
trưởng trường tiểu học. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm các biện pháp
nâng cao thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
3. Đối tượng, khách thể và giới hạn nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu
trưởng tiểu học
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu chính: 173 hiệu trưởng tiểu học tỉnh Nghệ An,
trong đó:
+ Khách thể khảo sát thử nhằm chuẩn hoá công cụ: 26 hiệu trưởng.
+ Khách thể khảo sát thực trạng sự thích ứng: 147 hiệu trưởng. Khách thể thực
nghiệm: 27 hiệu trưởng (những hiệu trưởng có thâm niên quản lý dưới 5 năm)
- Khách thể phụ: 156 người (là hiệu phó, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn và

giáo viên của các trường tiểu học có các hiệu trưởng là khách thể nghiên cứu
chính của đề tài) để đối chứng.
1
3.3. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học đối với quản lý
hoạt động giảng dạy của giáo viên.
- Nghiên cứu biểu hiện, mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của các
hiệu trưởng tiểu học có thâm niên hiệu trưởng dưới 10 năm của các trường tiểu
học tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học
- Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học tỉnh
Nghệ An chưa cao, tập trung ở mức độ trung bình, có sự khác biệt về mức độ và
biểu hiện khác nhau về mức độ thích ứng ở các hiệu trưởng có thâm niên quản
lý, giới tính khác nhau.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động QLDH của
hiệu trưởng tiểu học. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là không giống nhau,
trong đó có ảnh hưởng nhiều nhất là Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu
học và Ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học.
- Cung cấp những tri thức cơ bản về hoạt động quản lý của hiệu trưởng
tiểu học và tổ chức rèn luyện kỹ năng QLDH cho hiệu trưởng tiểu học thì hiệu
trưởng tiểu học sẽ nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động QLDH.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Làm rõ các khái niệm công cụ: thích ứng, hoạt động QLDH, thích ứng
với hoạt động QLDH, biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của
hiệu trưởng tiểu học.
5.2. Khảo sát thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu
trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu
trưởng tiểu học.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độ
thích ứng đối với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học .

6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng 3 nhóm phương pháp
nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp chuyên gia.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra; quan
sát; phỏng vấn; nghiên cứu điển hình; trắc đạc xã hội học; thực nghiệm tác động
sư phạm; giải quyết bài tập tình huống.
- Nhóm phương pháp thống kê toán học
2
7. Đóng góp mới của đề tài
- Làm sáng tỏ thêm lý luận về thích ứng, QLDH, thích ứng với hoạt động
QLDH của hiệu trưởng tiểu học, các biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt
động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
- Phát hiện thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu
trưởng, các yếu tố ảnh hưởng tới thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
tiểu học. Luận án cũng đã thực nghiệm thành công biện pháp sư phạm “Cung
cấp tri thức về hoạt động QLDH và tổ chức rèn luyện về mặt hành vi quản lý
của hiệu trưởng Tiểu học-rèn luyện các kỹ năng QLDH”- nâng cao mức độ thích
ứng với hoạt động QLDH cho hiệu trưởng tiểu học. Biện pháp này có thể áp
dụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học nhằm
góp phần nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động QLDH, từ đó nâng cao chất
lượng dạy học trong nhà trường tiểu học.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, vấn đề thích ứng tâm lý đã được các nhà nghiên cứu xem xét
dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Các công trình nghiên cứu thích ứng tập trung nhiều vào thích ứng trong
quá trình học nghề ở các mặt hoạt động khác nhau: thích ứng với hoạt động học
tập của học sinh nói chung; thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên du học

ở nước ngoài; quan hệ giữa động cơ, thái độ của sinh viên trước khi vào đại học
với sự thích ứng học tập ở trường ĐHSP; nghiên cứu mối quan hệ giữa thích ứng
học tập với sức khỏe tinh thần; thích ứng với kỹ năng làm việc ở thư viện của
sinh viên; ảnh hưởng của phong cách học tập của sinh viên tới việc thích ứng
học tập; thích ứng với rèn luyện, thực hành nghề của sinh viên…
- Các công trình nghiên cứu thích ứng nghề nghiệp còn ít và các nghiên cứu
tập trung chủ yếu vào thích ứng của giáo viên trẻ trong hoạt động nghề nghiệp.
- Thích ứng với nghề nghiệp là thích ứng của người lao động với nghề
nghiệp, còn sự thích ứng về nghề quản lý hầu như chưa được nghiên cứu, chỉ có
các bài viết về kinh nghiệm lãnh đạo, về QLDH của hiệu trưởng, biện pháp
QLDH của hiệu trưởng…, còn nghiên cứu thích ứng với hoạt động QLDH của
hiệu trưởng tiểu học hầu như chưa được đề cập, chính vì vậy tôi đã chọn lĩnh
vực này làm đề tài nghiên cứu.
3
1.2. Thích ứng
Trong tâm lí học có nhiều quan điểm khác nhau về thích ứng xuất phát từ
những trường phái tâm lí học khác nhau. Đề tài luận án đi theo quan điểm của tâm
lý học hoạt động. Khái niệm thích ứng có thể hiểu thích ứng như sau: Thích ứng
là quá trình chủ động, tích cực hoạt động của con người, đáp ứng yêu cầu, điều
kiện mới của hoạt động nhằm đạt được mục đích đặt ra. Thích ứng thể hiện ở sự
thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi đối với hoạt động.
Thích ứng là quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi cá nhân nhờ
quá trình chủ động, tích cực hoạt động của con người. Sự thích ứng xuất hiện do
tác động của những yêu cầu, điều kiện mới của hoạt động. Sự thích ứng bắt đầu
ở thời điểm con người làm quen với điều kiện mới của hoạt động, và kết thúc khi
hoạt động đạt được mục đích đặt ra. Cơ chế của sự thích ứng là sự lĩnh hội kinh
nghiệm xã hội-lịch sử theo nguyên tắc chuyển từ ngoài vào trong để hình thành
những cấu tạo tâm lý mới cho phép cá nhân có những hành vi, ứng xử đáp ứng
đòi hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới.
1.3. Quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học

Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học là tác động có mục
đích, có tổ chức và được điều khiển của người hiệu trưởng tiểu học đến hoạt
động dạy học nhằm đạt được mục tiêu, chiến lược dạy học đã đặt ra của nhà
trường Tiểu học.
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học gồm: Quản lý hoạt
động dạy của giáo viên; Quản lý hoạt động học của học sinh; Quản lý các điều
kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học.
1.4. Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
1.4.1. Khái niệm thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học
Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là quá trình chủ
động, tích cực hoạt động của người hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới
của hoạt động QLDH nhằm đạt được mục đích QLDH đặt ra.
Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể hiện ở sự
thay đổi nhận thức của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH, sự hài lòng
của tập thể và bản thân người hiệu trưởng đối với hoạt động QLDH, hình thành
các kỹ năng QLDH phù hợp với QLDH.
Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là quá trình thay
đổi nhận thức, thay đổi thái độ và thay đổi hành vi cá nhân nhờ quá trình chủ
4
động, tích cực hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học. Thích ứng với hoạt
động QLDH giúp hiệu trưởng tiểu học đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới của hoạt
động QLDH, đạt được mục đích hoạt động QLDH.
Sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học thể hiện ở sự
biến đổi nhận thức của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH, sự hài lòng của
tập thể và bản thân người hiệu trưởng đối với hoạt động QLDH, hình thành các
kỹ năng quản lý dạy học phù hợp với QLDH.
Sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học xuất hiện do
tác động của những yêu cầu, điều kiện mới của hoạt động QLDH.
Sự thích ứng với hoạt động QLDH bắt đầu ở thời điểm hiệu trưởng Tiểu
học làm quen với điều kiện mới của hoạt động QLDH, và kết thúc khi hoạt động

đạt được mục đích QLDH đặt ra. Hoạt động QLDH là hoạt động đặc biệt, hoạt
động mà công cụ chủ yếu là năng lực và phẩm chất của người hiệu trưởng, vì
vậy người hiệu trưởng phải không ngừng tiếp thu tri thức mới, bồi dưỡng những
phẩm chất, năng lực để quản lý ngày càng tốt hơn. Do vậy, có thể nói rằng sự
thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng chỉ thực sự kết thúc khi người
hiệu trưởng không còn tham gia hoạt động quản lý nữa.
1.4.2. Các biểu hiện của sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
Tiểu học
Các ứng xử đặc trưng phù hợp với yêu cầu, điều kiện của hoạt động
QLDH (thể hiện ở sự hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH, ở
mức độ hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học) và kết quả hoạt
động QLDH của hiệu trưởng (thể hiện ở kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu
học; ở sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học ) chính là
các số khách quan, cơ bản để đánh giá mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu
học với hoạt động QLDH.
Từ đó, các tiêu chí (đồng thời là các biểu hiện cơ bản) của sự thích ứng với
hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học theo chúng tôi là: Hiểu biết của hiệu
trưởng tiểu học về hoạt động QLDH; Mức độ hài lòng với hoạt động QLDH của
hiệu trưởng tiểu học; Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học; Sự thừa nhận
của tập thể nhà trường với hiệu trưởng.
1.4.3. Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học
Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể hiện
ở mức độ chủ động tích cực hoạt động để đáp ứng với yêu cầu, điều kiện mới
của hoạt động QLDH nhằm đạt được mục đích QLDH đặt ra. Mức độ thích ứng
5
với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể hiện ở mức độ hiểu biết về
QLDH, mức độ hài lòng của tập thể và cá nhân hiệu trưởng đối với việc QLDH
và mức độ kỹ năng QLDH phù hợp với QLDH của người hiệu trưởng tiểu học.
Tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng với hoạt động QLDH:
- Mức độ thích ứng cao: Hiệu trưởng thích ứng cao với hoạt động QLDH.

Những hiệu trưởng đạt mức này hiểu đúng, hiểu đầy đủ về vai trò, chức năng,
nội dung…của hoạt động QLDH trong nhà trường Tiểu học; vận dụng những
hiểu biết về hoạt động QLDH vào từng hành động QLDH cụ thể rất tốt và ứng
dụng rất thành thục; họ hứng thú, say mê và rất hài lòng với hoạt động QLDH
của mình. Đây là những người được tập thể nhà trường rất tin tưởng, tín
nhiệm và quý trọng.
- Mức độ thích ứng: Hiệu trưởng thích ứng với hoạt động QLDH. Những hiệu
trưởng tiểu học đạt mức độ này hiểu tương đối đúng và đủ về vai trò, chức năng, nội
dung…của hoạt động QLDH trong nhà trường Tiểu học; đã vận dụng những hiểu
biết về hoạt động QLDH vào từng hành động QLDH cụ thể khá tốt và ứng dụng khá
thành thục; họ hứng thú, say mê và hài lòng với hoạt động QLDH của mình. Đây là
những người được tập thể nhà trường tin tưởng, tín nhiệm và quý trọng.
- Mức độ thích ứng kém: Hiệu trưởng thích ứng kém với hoạt động
QLDH. Những hiệu trưởng tiểu học hiểu biết rất hạn chế hoặc chưa hiểu về vai
trò, chức năng, nội dung…của hoạt động QLDH trong nhà trường tiểu học;
bước đầu vận dụng được những hiểu biết về hoạt động QLDH vào từng hành
động QLDH cụ thể và ứng dụng chưa thành thục; họ ít hứng thú, say mê và
không hài lòng với hoạt động QLDH của mình. Đây là những người chưa (hoặc
ít) được tập thể nhà trường tin tưởng, tín nhiệm và quý trọng.
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng
tiểu học
Có thể nói rằng sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu
học là một quá trình thay đổi bản thân đáp ứng yêu cầu hoạt động, bởi vậy nó
chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cá nhân người hiệu
trưởng. Trong đó có những yếu tố cơ bản sau:
- Các yếu tố chủ quan: Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học; Ý
thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học.
- Các yếu tố khách quan: Bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong nhà
trường tiểu học; Điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học.
6

Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
trường tiểu học
Hiểu biết của
hiệu trưởng TH
về hoạt động
QLDH
Kỹ năng quản lý
hoạt động dạy
học của hiệu
trưởng TH
Mức độ hài lòng
với hoạt động
QLDH của hiệu
trưởng TH
Sự thừa nhận
của tập thể nhà
trường với hiệu
trưởngTH
hiệu trưởng.
Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với
hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Các yếu tố khách quan
- Bầu không khí tâm lý tập thể sư
phạm trong nhà trường tiểu học
- Điều kiện cho hoạt động quản lí
của hiệu trưởng tiểu học
- Kinh nghiệm quản lý của hiệu

trưởng tiểu học
- Ý thức tự rèn luyện bản thân
của hiệu trưởng tiểu học
- Hứng thú với
hoạt động
QLDH
- Sáng tạo
trong hoạt
động QLDH
- Tích cực tìm
tòi, học hỏi
kinh nghiệm
quản lý
- Kỹ năng lập kế
hoạch dạy học
- Kỹ năng tổ chức,
chỉ đạo thực hiện
kế hoạch dạy học
- Kỹ năng kiểm
tra, đánh giá hoạt
động dạy học
- Kỹ năng xử lý
các tình huống dạy
học.
Sơ đồ 1.1: MÔ HÌNH KHUNG LÝ THUYẾT CỦA
LUẬN ÁN
- Hiểu biết về vai trò
của người hiệu
trưởng TH
- Hiểu biết về chức

năng QLDH của
hiệu trưởng TH
- Hiểu biết về nội
dung QLDH của
hiệu trưởng TH
- Hiểu biết về các kỹ
năng quản lý.
- Sự tin tưởng,
tín nhiệm của
cấp dưới;
- Sự quý trọng
của cấp dưới;
- Sự tuân thủ
quyền lực hiệu
trưởng của cấp
dưới
7
2.1. Tổ chức nghiên cứu: Đề tài được tổ chức và nghiên cứu theo 3 giai đoạn:
nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm tác động.
2.1.1. Nghiên cứu lý luận: Nhằm tổng quan các nghiên cứu ngoài và trong nước
về vấn đề có liên quan đến đề tài; Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan
tới các khái niệm; Phân tích các yếu tố tác động đến thích ứng hoạt động QLDH
của hiệu trưởng tiểu học; Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương
pháp chuyên gia.
2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng mức độ và biểu hiện của thích
ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học; Làm rõ ảnh hưởng của
các yếu tố chủ quan và khách quan đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu
trưởng tiểu học.
Nghiên cứu thực tiễn gồm 3 giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu thăm dò và

khảo sát thử, giai đoạn điều tra chính thức, giai đoạn xử lí kết quả.
- Giai đoạn nghiên cứu thăm dò và khảo sát thử
Mục đích: phát hiện vấn đề nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học,
xác định độ tin cậy và độ giá trị của bộ công cụ điều tra khảo sát.
Giai đoạn này được chia làm 2 bước: Thiết kế bảng hỏi và điều tra thử.
- Giai đoạn điều tra chính thức
Mục đích: Thu thập thông tin về thực trạng thích ứng của hiệu trưởng tiểu
học với quản lý hoạt động dạy học.
Trong giai đoạn này chúng tôi sử dụng các phương pháp: điều tra, quan
sát, phỏng vấn, giải các bài tập tình huống và nghiên cứu điển hình.
+ Phương pháp điều tra: Khảo sát thực trạng mức độ thích ứng với hoạt
động QLDH của hiệu trưởng tiểu học; Tìm hiểu những yếu tố chủ quan, khách
quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
+ Phương pháp quan sát: Thu thập thêm thông tin về các biểu hiện thực tế
của sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học qua 4 biểu hiện của
sự thích ứng nhằm bổ sung, khẳng định lại cho những nhận định từ các phương
pháp khác.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Khẳng định kết quả của phương pháp điều
tra viết; khai thác sâu hơn các mặt biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học; góp phần cho việc
mô tả chân dung.
+ Phương pháp trắc đạc xã hội học: Xác định vị thế, sự thừa nhận của tập
thể nhà trường đối với hiệu trưởng Tiểu học.
8
+ Phương pháp nghiên cứu điển hình: Mô tả ba chân dung điển hình là các
hiệu trưởng có mức độ thích ứng với QLDH cao, trung bình và thấp, nhằm mục
đích phác họa mô hình nhân cách điển hình và mối quan hệ của nó với những
biểu hiện và mức độ biểu hiện sự thích ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu
trưởng Tiểu học. Đây sẽ là nguồn tư liệu sinh động bổ sung cho những kết luận
thu được từ các phương pháp khác.

- Giai đoạn xử lí kết quả
Số liệu thu được từ bảng hỏi được xử lí theo từng cá nhân và nhóm, với sự
trợ giúp của chương trình SPSS trong môi trường Window, phiên bản 13.0. Các
thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích
thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
2.1.3. Giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm tác động
a. Mục đích: Khẳng định tính khả thi của biện pháp tác động sư phạm nâng cao
mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học:
Biện pháp 1: Cung cấp tri thức nâng cao hiểu biết về hoạt động QLDH của hiệu
trưởng Tiểu học.
Biện pháp 2: Tổ chức rèn luyện về mặt hành vi quản lý của hiệu trưởng Tiểu
học, ở đây là rèn luyện các kỹ năng quản lý (kỹ năng lập kế hoạch QLDH và kỹ
năng giải quyết tình huống trong QLDH) theo quy trình của X.I.Kixegov nhằm
nâng cao sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học.
b. Khách thể thực nghiệm: Mẫu thực nghiệm được chúng tôi chọn trên 2
nhóm hiệu trưởng: nhóm hiệu trưởng đối chứng và nhóm hiệu trưởng thực
nghiệm, mỗi nhóm gồm 27 hiệu trưởng trường tiểu học (hai nhóm hiệu trưởng
Tiểu học phải có sự tương đồng về độ tuổi, thâm niên làm hiệu trưởng, và
nhóm trường mà hiệu trưởng làm quản lý phải có tương đồng về quy mô
trường lớp, số lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng học sinh, các điều kiện về
cơ sở vật chất, địa bàn…).
c. Các bước tiến hành
Bước 1: Đo nghiệm sự thích ứng với QLDH qua các biểu hiện ở cả hai nhóm
hiệu trưởng Tiểu học (nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm)
Bước 2: Tổ chức thực nghiệm các biện pháp tác động đối với 27 hiệu trưởng
Tiểu học thuộc nhóm khách thể thực nghiệm.
- Tổ chức tập huấn nâng cao tri thức về quản lý hoạt động dạy học và tổ
chức rèn luyện các kỹ năng QLDH (kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết
tình huống quản lý dạy học) theo quy trình hình thành kỹ năng 5 bước của X.I.
Kixegov cho các hiệu trưởng Tiểu học ở nhóm thực nghiệm.

- Tổ chức rèn luyện kỹ năng QLDH cho hiệu trưởng Tiểu học thông qua
nhập vai giải các bài tập tình huống trong QLDH: chúng tôi xây dựng các tình
9
huống QLDH giả định để các hiệu trưởng nhập vai xử lý, thông qua đó họ vận
dụng các tri thức hành động đã được cung cấp.
Bước 3: Đo nghiệm kết quả mức độ thích ứng với QLDH ở cả hai nhóm hiệu
trưởng đối chứng và thực nghiệm bằng phiếu hỏi, quan sát, giải bài tập tình
huống, so sánh kết quả giữa lần đo 1(trước TN) và lần đo 2 (sau TN) ở mỗi nhóm
ĐC và TN để khẳng định tính khả thi của biện pháp tác động TL-SP nâng cao mức
độ thích ứng với QLDH của hiệu trưởng Tiểu học.
Để đánh giá mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học hai nhóm đối chứng
và thực nghiệm trước và sau thực nghiệm, chúng tôi đánh giá 4 biểu hiện của thích
ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học, trung bình cộng của các mặt biểu
hiện sự thích ứng là mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu
học. Chúng tôi đánh giá sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu
trưởng tiểu học trên 4 mức độ:
- Mức độ 1: 1≤
X
≤ 1,44. Hiệu trưởng thích ứng cao với hoạt động QLDH.
- Mức độ 2: 1,45≤
X
≤1,65. Hiệu trưởng thích ứng trung bình cao với hoạt động QLDH
- Mức độ 3: 1,66≤
X
≤1,86. Hiệu trưởng thích ứng trung bình thấp với hoạt động
QLDH
- Mức độ 4: 1,87≤
X
≤3. Hiệu trưởng thích ứng thấp với hoạt động QLDH.
2.2. Thang đánh giá mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu

trưởng tiểu học (dùng cho phương pháp điều tra)
- Đánh giá hiểu biết của hiệu trưởng
Trong thang điểm 3 mức độ, chúng tôi chia khoảng 3: cao, trung bình,
thấp. Khoảng trung bình của mẫu được tính theo công thức:
X
-ĐLC≤TB≤
X
+ĐLC. Với
X
= 1,62; ĐLC=0,19, ta có 1,43≤TB≤1,81
Việc phân chia chỉ áp dụng cho mẫu khách thể nghiên cứu của chúng tôi.
Các mức độ đánh giá:
Mức 1: 1≤
X
B≤ 1,43; Mức 2: 1,44≤
X
B≤1,81; Mức 3: 1,82≤
X
B≤3.
- Đánh giá sự hài lòng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu
học: 1,40≤TB≤2,00. Các mức độ đánh giá:
Mức 1: 1≤
X
C≤ 1,40; Mức 2: 1,41≤
X
C≤2,00; Mức 3: 2,01≤
X
C≤3.
- Đánh giá kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học:
1,43≤TB≤1,93. Các mức độ đánh giá:

Mức 1: 1≤
X
D≤ 1,43; Mức 2: 1,44≤
X
D≤1,93; Mức 3: 1,94≤
X
D≤3.
- Đánh giá sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học:
1,30≤TB≤1,88. Các mức độ đánh giá:
Mức 1: 1≤
X
E≤ 1,30; Mức 2: 1,31≤
X
E≤1,88; Mức 3: 1,89≤
X
E≤3.
- Đánh giá chung: Tổng hợp bốn mặt biểu hiện của sự thích ứng (bằng định
lượng) có mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học là
10
trung bình cộng của các mặt biểu hiện sự thích ứng, chúng tôi đánh giá sự thích
ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học trên 3 mức độ (điểm
cao nhất là 3, thấp nhất là 1).
X
-ĐLC≤TB≤
X
+ĐLC. Với
X
= 1,65; ĐLC=0,21,
ta có 1,44≤TB≤1,86
Mức độ thích ứng cao: 1≤

X
≤ 1,44.
Mức độ thích ứng: 1,45≤
X
≤1,86.
Mức độ thích ứng kém: 1,87≤
X
≤3.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng với QLDH của hiệu trưởng
tiểu học:
+ Các yếu tố chủ quan: 1,14≤TB≤1,54. Các mức độ đánh giá:
Mức 1: 1≤
X
G≤ 1,14 rất có ảnh hưởng
Mức 2: 1,15≤
X
G≤1,54 mức độ ảnh hưởng trung bình
Mức 3: 1,55≤
X
G≤3 mức độ ảnh hưởng ít
+ Các yếu tố khách quan: 1,10≤TB≤1,82. Các mức độ đánh giá:
Mức 1: 1≤
X
G≤ 1,10 rất có ảnh hưởng
Mức 2: 1,11≤
X
G≤1,82 mức độ ảnh hưởng trung bình
Mức 3: 1,83≤
X
G≤3 mức độ ảnh hưởng ít

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Thực trạng mức độ thích ứng hoạt động QLDH của hiệu
trưởng tiểu học
3.1.1. Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
3.1.1.1. Tự đánh giá về mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
tiểu học
Bảng 3.1.Tự đánh giá của hiệu trưởng về mức độ thích ứng với hoạt
động QLDH
TT
Tiêu chí
Mức độ
Giới tính Thâm niên
Chung
Nam Nữ > 5 năm < 5 năm
SL % SL % SL % SL % SL %
1 Cao 10 14,9 8 10 12 24,5 6 6,1 18 12,2
2 Trung bình 53 79,1 67 83,7 35 71,4 85 86,7 120 81,6
3 Thấp 4 6,0 5 6,3 2 4,1 7 7,2 9 6,2
∑ 67 100% 80 100% 49 100% 98 100% 147 100%
- Hiệu trưởng tiểu học thích ứng không đồng đều với hoạt động QLDH mà
phân thành 3 mức độ: thích ứng cao, thích ứng trung bình và thích ứng thấp. Đa
số hiệu trưởng tiểu học được nghiên cứu thích ứng với hoạt động QLDH ở mức
trung bình, mức độ thích ứng cao và thích ứng thấp chiếm tỉ lệ nhỏ.
- 12,2% hiệu trưởng tiểu học tự đánh giá có mức độ thích ứng cao; 81,6%
11
hiệu trưởng Tiểu học tự đánh giá có mức độ trung bình; 6,2% hiệu trưởng Tiểu
học tự đánh giá có mức độ thích ứng thấp với hoạt động QLDH.
3.1.1.2. Tự đánh giá của hiệu trưởng tiểu học theo 4 biểu hiện của sự thích ứng
với hoạt động QLDH

Bảng 3.2. Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
TT
Các chỉ số
biểu hiện
thích ứng
Hiệu trưởng tự đánh giá
Người
khác
đánh giá
Hiệu trưởng
và người
khác đánh
giá
Giới tính Thâm niên Chung
Nam Nữ
Độ
lệch
<5
năm
>5
năm
Độ
lệch
X
ĐLC
X
ĐLC
X
ĐLC
1 Hiểu biết… 1,58 1,66 .000 1,65 1,57 .164 1,62 .196 1,59 .294 1,60 .252

2
Mức độ hài
lòng
1,64 1,76 .159 1,75 1,61 .254 1,70 .301 1,73 .446 1,72 .382
3 Kỹ năng… 1,62 1,73 .087 1,71 1,60 .968 1,68 .259 1,68 .448 1,68 .368
4 Sự thừa nhận 1,54 1,63 .591 1,59 1,58 .749 1,59 .299 1,54 .369 1,56 .337
Chung 1,59 1,70 .000 1,68 1,60 .282 1,65 .217 1,64 .363 1,65 .301
Ghi chú: Điểm thấp nhất bằng 1, điểm cao nhất bằng 3,
X
càng thấp thể
hiện mức độ thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học càng cao.
- Mức độ thích ứng của hiệu trưởng trường tiểu học với hoạt động QLDH
trong nhà trường được đánh giá ở mức độ trung bình (với
X
=1,65, mức độ phân
tán trong câu trả lời là ĐLC=.301), (1,44≤TB≤1,86) tức là người hiệu trưởng
trường Tiểu học đã có hiểu biết, có kỹ năng quản lý hoạt động dạy học cần thiết,
có sự thừa nhận của cán bộ quản lý và giáo viên dưới quyền nhưng ở mức độ
chưa cao, chưa thành thục khi điều hành quản lý.
- Các biểu hiện mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
tiểu học không đồng đều, cao nhất là Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với
hiệu trưởng Tiểu học, thấp nhất là Mức độ hài lòng với hoạt động QLDH hiệu
trưởng tiểu học.
Có sự khác biệt trong đánh giá mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học
với hoạt động QLDH theo các biến số giới tính, thâm niên quản lý: hiệu trưởng
tiểu học là nam giới đánh giá mức độ thích ứng của mình cao hơn nữ giới; hiệu
trưởng tiểu học có thâm niên cao hơn (>5 năm) đánh giá mức độ thích ứng với
hoạt động QLDH tốt hơn hiệu trưởng tiểu học có thâm niên dưới 5 năm. Có sự
phù hợp giữa tự đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các CBQL và giáo
viên trong trường về mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động

quản lý.
12
3.1.2. Thực trạng các biểu hiện sự thích ứng với hoạt động
QLDH của hiệu trưởng tiểu học qua tự đánh giá của hiệu
trưởng và đánh giá của CBQL, giáo viên
3.1.2.1. Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH
Bảng 3.3. Mức độ hiểu biết về hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Hiểu biết về HĐ
QLDH
Hiệu trưởng tự đánh giá Người
khác
đánh giá
Hiệu trưởng
và người khác
đánh giá
Giới tính Thâm niên Chung
Nam Nữ
Độ
lệch
<5
năm
>5
năm
Độ
lệch
X
ĐLC
X
ĐLC
X

ĐLC
Hiểu biết về vai
trò của hiệu
trưởng…
1,64 1,63 .000 1,66 1,59 .152 1,64 .361 1,46 .342 1,55 .317
Hiểu biết về các
chức năng
QLDH…
1,48 1,57 .049 1,54 1,46 .931 1,52 .233 1,55 .365 1,54 .308
Hiểu biết về nội
dung QLDH…
1,67 1,73 .029 1,72 1,67 .366 1,70 .251 1,67 .402 1,68 .337
Hiểu biết về các
kỹ năng QLDH
1,53 1,74 .219 1,68 1,55 .231 1,64 .243 1,67 .423 1,66 .347
Chung 1,58 1,66 .000 1,65 1,57 .164 1,62 .196 1,59 .294 1,60 .252
- Đánh giá chung mức độ hiểu biết của người hiệu trưởng về các nội dung
trên là ở mức độ trung bình cao, thể hiện điểm trung bình chung của các biểu
hiện
X
=1,60 (1,43≤TB≤1,81, ĐLC=.252).
Mức độ hiểu biết không đồng đều đối với các khía cạnh của hiểu biết và
theo mức độ thứ bậc: Hiểu biết nhiều nhất mà người hiệu trưởng tự đánh giá là
Hiểu biết về các chức năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học (
X
=1,54, xếp TB
1/4); Hiểu biết về vai trò của hiệu trưởng tiểu học trong quản lý nhà trường (
X
=1,55, xếp TB 2/4); Hiểu biết về các kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học (
X

=1,66, TB 3/4); Cuối cùng là Hiểu biết về nội dung QLDH của hiệu trưởng
tiểu học (
X
=1,68, TB 4/4).
3.1.2.2. Sự hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Bảng 3.5. Mức độ hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Hài lòng với hoạt
động QLDH
Hiệu trưởng tự đánh giá Người
khác
đánh giá
Hiệu
trưởng và
người khác
đánh giá
Giới tính Thâm niên Chung
Nam Nữ
Độ
lệch
<5
năm
>5
năm
Độ
lệch
X
ĐLC
X
ĐLC
X

ĐLC
Hứng thú với hoạt
động QLDH
1,64 1,73 .094 1,72 1,61 .353 1,69 .400 1,75 .557 1,72 .488
Sự sáng tạo trong
hoạt động QLDH
1,71 1,92 .011 1,89 1,68 .104 1,83 .416 1,81 .479 1,82 .449
Tích cực tìm tòi,
học hỏi kinh
1,54 1,56 .574 1,57 1,52 .231 1,55 .383 1,62 .458 1,59 .424
13
nghiệm
Chung 1,64 1,76 .159 1,75 1,61 ,254 1,70 .301 1,73 .446 1,72 .382
- Đánh giá chung mức độ hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
tiểu học là ở mức độ trung bình, thể hiện điểm trung bình chung của các biểu hiện
X
=1,72 (1,40≤TB≤2,00). Có sự phân tán trong câu trả lời của khách thể nghiên
cứu khi đánh giá mức độ hài lòng về hoạt động QLDH của hiệu trưởng
(ĐLC=0,382). Như vậy, nhìn chung hiệu trưởng tiểu học hiện nay còn tỏ ra băn
khoăn lo lắng, chưa hài lòng với hoạt động QLDH của mình.
Mức độ hiểu biết không đồng đều đối với các khía cạnh của sự hài lòng và
theo mức độ thứ bậc: Người hiệu trưởng tự đánh giá cao nhất là Tích cực tìm tòi,
học hỏi kinh nghiệm quản lý (
X
=1,59, xếp TB 1/3); thứ hai là Hứng thú với hoạt
động QLDH (
X
=1,72, TB 2/3); và cuối cùng là Sáng tạo trong hoạt động
QLDH (
X

=1,82, TB 3/3), Có thể thấy sự sáng tạo trong quá trình hoạt động
QLDH của hiệu trưởng tiểu học chưa được thể hiện rõ.
+ Hiệu trưởng Tiểu học là nam giới đánh giá mức độ hài lòng với hoạt
động QLDH của mình cao hơn nữ giới, thể hiện điểm trung bình chung của hiệu
trưởng là nam với
X
=1,64 so với hiệu trưởng nữ
X
=1,76.
+ Có sự khác biệt giữa hiệu trưởng có thâm niên quản lý thấp hơn 5 năm
và cao hơn 5 năm, cụ thể hiệu trưởng thâm niên quản lý thấp hơn 5 năm tự đánh
giá mức độ hài lòng với hoạt động QLDH với
X
=1,75; hiệu trưởng thâm niên
quản lý hơn 5 năm có
X
=1,61. Như vậy, những người có thâm niên quản lý
càng nhiều thì mức độ hài lòng với hoạt động QLDH càng cao.
- Có sự phù hợp giữa tự đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các
CBQL và giáo viên trong trường về mức độ hài lòng với hoạt động QLDH, thể
hiện
X
=1,70 (tự đánh giá) và 1,73 (đánh giá của CBQL và giáo viên).
3.1.2.3. Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học
Bảng 3.6. Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học
Kỹ năng QL hoạt
động DH của hiệu
trưởng TH
Hiệu trưởng tự đánh giá
Người

khác
đánh giá
Hiệu trưởng
và người
khác
đánh giá
Giới tính Thâm niên Chung
Nam Nữ
Độ
lệch
<5
năm
>5
năm
Độ
lệch
X
ĐLC
X
ĐLC
X
ĐLC
KN lập kế hoạch
QLDH
1,40 1,56 .720 1,52 1,42 .100 1,49 .337 1,54 .434 1,52 .390
KN tổ chức, chỉ đạo
thực hiện kế hoạch
dạy học
1,52 1,62 .935 1,60 1,54 .335 1,58 .339 1,65 .477 1,62 .417
KN kiểm tra, đánh giá

hoạt động dạy học
1,76 1,97 .991 1,92 1,78 .002 1,88 .445 1,78 .536 1,83 .496
KN xử lý tình
huống QLDH
1,78 1,77 .015 1,82 1,68 .480 1,77 .417 1,74 .559 1,76 .490
14
Chung 1,62 1,73 .087 1,71 1,60 .968 1,68 .259 1,68 .448 1,68 .368
Bảng số liệu trên đây cho thấy,
X
của toàn thang đo là 1,68
(1,43≤TB≤1,93), có độ phân tán trong câu trả lời khi đánh giá kỹ năng QLDH
của hiệu trưởng Tiểu học, ĐLC=0,368. Với
X
=1,68 cho thấy kỹ năng QLDH
của hiệu trưởng Tiểu học đạt mức độ trung bình, thể hiện mức độ ít thành thục
đối với hoạt động QLDH nói chung và các hoạt động cụ thể (lập kế hoạch, tổ
chức-chỉ đạo, kiểm tra đánh giá…) nói riêng. Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng
Tiểu học là điều kiện cần thiết để thích ứng và thích ứng nhanh với hoạt động
quản lý. Đồng thời nó cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới các chỉ số khác
làm nên sự thích ứng của hiệu trưởng Tiểu học với hoạt động QLDH.
Các kỹ năng QLDH của hiệu trưởng Tiểu học có mức độ không đồng đều
mà xếp thành thứ bậc, số liệu và thứ bậc các kỹ năng QLDH như sau: Thứ nhất,
Kỹ năng lập kế hoạch QLDH của hiệu trưởng Tiểu học, với
X
=1,52, xếp thứ
bậc 1/4; Thứ hai là Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học, với
X
=1,62, xếp thứ bậc 2/4; Thứ ba là Kỹ năng xử lý các tình huống QLDH, với
X
=1,76, xếp thứ bậc 3/4, và cuối cùng là tự đánh giá về Kỹ năng kiểm tra, đánh

giá hoạt động dạy học, với
X
=1,83, xếp thứ bậc 4/4.
Có sự khác biệt trong đánh giá kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu
trưởng tiểu học với hoạt động QLDH theo các biến số giới tính, thâm niên quản lý.
Có sự phù hợp giữa tự đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các CBQL và giáo
viên trong trường về kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học, thể hiện
X
=1,68 (tự
đánh giá) và 1,68 (đánh giá của CBQL và giáo viên trong trường).
3.1.2.5. Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng Tiểu học
Bảng 3.8. Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng Tiểu học
Sự thừa nhận
của tập thể
Hiệu trưởng tự đánh giá Người
khác
đánh giá
Hiệu
trưởng và
người khác
đánh giá
Giới tính Thâm niên Chung
Nam Nữ
Độ
lệch
<5
năm
>5
năm
Độ

lệch
X
ĐLC
X
ĐLC
X
ĐLC
Sự tin tưởng, tín
nhiệm của cấp
dưới
1,55 1,68 .004 1,63 1,61 .252 1,62 .373 1,58 .413 1,60 .394
Sự quý trọng
của cấp dưới
1,51 1,71 .005 1,60 1,64 .825 1,61 .423 1,61 .460 1,61 .442
Sự tuân thủ
quyền lực
1,56 1,50 .006 1,54 1,48 .833 1,53 .399 1,45 .457 1,49 .431
Chung 1,54 1,63 .591 1,59 1,58 .749 1,59 .299 1,54 .369 1,56 .337
- Đánh giá chung sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng là ở
mức độ trung bình cao, thể hiện điểm trung bình chung của các biểu hiện
X
=1,56 (1,30≤TB≤1,88, ĐLC=.337).
15
Mức độ không đồng đều đối với các khía cạnh của sự thừa nhận và theo
mức độ thứ bậc: Hiệu trưởng tự đánh giá cao nhất là Sự tuân thủ quyền lực
hiệu trưởng của cấp dưới (
X
=1,49, xếp TB 1/3); thứ hai là Sự quý trọng của cấp
dưới đối với hiệu trưởng Tiểu học (
X

=1,60, TB 2/3); và cuối cùng là Sự tin tưởng,
tín nhiệm của cấp dưới đối với hiệu trưởng Tiểu học (
X
=1,61, TB 3/3).
Có sự khác biệt trong đánh giá sự thừa nhận của tập thể nhà trường với
hiệu trưởng Tiểu học, có sự phù hợp giữa ý kiến đánh giá của hiệu trưởng và
đánh giá của tập thể nhà trường.
3.1.2.6. Tương quan giữa 4 chỉ số
Tìm hiểu mối tương quan giữa các chỉ số này bằng việc phân tích tương
quan nhị biến Pearson giữa từng cặp biến số và thu được kết quả ở sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.1. Tương quan giữa 4 chỉ số thích ứng
Ghi chú: r* khi p<0,05; r** khi p<0,01; r là hệ số tương quan nhị biến
Pearson
Từng cặp chỉ số của sự thích ứng đều có mối tương quan thuận và chặt chẽ (với
r=0,763; 0,793; 0,763; 0,654; 0,620;). Các chỉ số tương quan này cho thấy trong
từng cặp biến số, khi chỉ số này thay đổi thì kéo theo sự thay đổi của chỉ số kia
và ngược lại. Như vậy, phân tích tương quan nhị biến Pearson từng cặp chỉ số
cho thấy chúng có mối tương quan thuận và chặt chẽ với nhau, vì vậy nếu ta tác
động vào chỉ số nàu có thể làm thay đổi chỉ số kia và ngược lại. Đây là cơ sở
quan trọng để chúng ta có thể thực nghiệm tác động một chỉ số thành phần của
sự thích ứng để làm thay đổi các thành phần khác và thay đổi sự thích ứng của
hiệu trưởng với hoạt động QLDH.
3.2. Thực trạng sự thích ứng với hoạt động QLDH của Hiệu trưởng tiểu học
qua giải quyết bài tập tình huống
Kết quả tìm hiểu thực trạng sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu
trưởng Tiểu học thông qua giải quyết các bài tập tình huống tương đối phù hợp
với kết quả điều tra bằng phiếu hỏi (
X
=1,65). Vì vậy chúng tôi có thể rút ra kết
luận: kết quả giải quyết bài tập tình huống và kết quả tự đánh giá bằng phiếu

Sự hài lòng với
hoạt động QLDH
của hiệu trưởng
TH
Kỹ năng QLDH
của hiệu trưởng
TH
Hiểu biết của hiệu
trưởng TH về hoạt
động QLDH
Sự thừa nhận của
tập thể nhà trường
với hiệu trưởng
.763**
.763**
.654**
.620**
.793**
16
hỏi của hiệu trưởng Tiểu học về sự thích ứng với hoạt động QLDH là phù hợp
với nhau-khẳng định mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
Tiểu học đạt mức độ trung bình.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động QLDH của Hiệu
trưởng tiểu học
3.3.1. Các yếu tố chủ quan
3.3.1.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến sự thích ứng
hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Bảng 3.11: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến sự
thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Các yếu

tố chủ
quan
Hiệu trưởng tự đánh giá
Người khác
đánh giá
Hiệu trưởng và
người khác
đánh giá
Giới tính Thâm niên Chung
Nam Nữ ĐL
<5
năm
>5
năm
ĐL
X
ĐLC
X
ĐLC
X
ĐLC
1 1,28 1,23 .004 1,24 1,28 .973 1,25 .210 1,26 .301 1,25 .261
2 1,50 1,39 .000 1,43 1,44 .346 1,44 .300 1,29 .288 1,36 .303
Chung 1,39 1,31 .004 1,34 1,36 .316 1,34 .206 1,27 .248 1,31 .231
Ghi chú: 1: Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng Tiểu học
2: Ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng Tiểu học
Điểm thấp nhất bằng 1, điểm cao nhất bằng 3, điểm càng thấp thể hiện mức độ ảnh
hưởng càng cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố chủ quan được đánh giá ảnh
hưởng khá mạnh đến sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu

trưởng tiểu học (với
X
=1,31, ĐLC=0,23). Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của hai
yếu tố này là không đồng đều. Yếu tố Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng
tiểu học có ảnh hưởng nhiều hơn (
X
=1,25) yếu tố ý thức tự rèn luyện bản
thân của hiệu trưởng tiểu học (
X
=1,36). Sớm được cung cấp tri thức quản lý
sẽ là tiền đề cho người hiệu trưởng tiểu học sớm thích ứng với hoạt động quản
lý dạy học. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất biện pháp tác động
nâng cao thích ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.
Có sự khác biệt trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
đến sự thích ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học theo các
biến số giới tính và thâm niên quản lý:
3.3.2. Các yếu tố khách quan
3.3.2.1. Phân tích thực trạng biểu hiện của các yếu tố khách quan và mức độ
ảnh hưởng đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
Bảng 3.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
Các
yếu tố
khách
quan
Hiệu trưởng tự đánh giá
Người khác
đánh giá
Hiệu trưởng
và người khác
đánh giá

Giới tính Thâm niên Chung
Nam Nữ ĐL
<5
năm
>5
năm
ĐL
X
ĐLC
X
ĐLC
X
ĐLC
1 1,56 1,25 .010 1,35 1,47 .809 1,39 .371 1,22 .306 1,30 .349
2 1,70 1,39 .030 1,56 1,47 .000 1,53 .452 1,29 .339 1,41 .415
Chung 1,63 1,32 .001 1,45 1,47 .005 1,46 .367 1,25 .284 1,35 .342
Ghi chú: 1: Bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm
17
2: Điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học
Điểm thấp nhất bằng 1, điểm cao nhất bằng 3, ĐTB càng thấp thể hiện mức độ
ảnh hưởng tới hoạt động QLDH của hiệu trưởng càng cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố khách quan có ảnh hưởng khá cao
đến sự thích ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học (với
X
=1,35, ĐLC=0,34). Trong đó, bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong
trường tiểu học ảnh hưởng nhiều hơn (với
X
=1,30) và điều kiện hoạt động quản
lý của hiệu trưởng tiểu học được cho là có ảnh hưởng ít hơn (với
X

=1,41).
Tìm hiểu sự khác biệt trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
khách quan đến sự thích ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
theo các biến số khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê trong đánh giá của hiệu trưởng
nam và nữ về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động
quản lý dạy học. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ nam hiệu trưởng tự đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan thấp hơn nữ hiệu trưởng (
X
=1,63
so với
X
=1,32).
Bên cạnh đó, nhóm hiệu trưởng tiểu học có thâm niên quản lý trên 5 năm
đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan thấp hơn hiệu trưởng có
thâm niên quản lý dưới 5 năm (
X
=1,47 so với
X
=1,45).
So sánh theo luồng ý kiến đánh giá khác với tự đánh giá của hiệu trưởng
tiểu học về vấn đề này, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt giữa tự
đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các cán bộ quản lý và giáo viên trong
trường về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tới hoạt động quản lý
dạy học. Tự đánh giá của hiệu trưởng tiểu học thấp hơn đánh giá của các khách
thể khác (
X
=1,46 so với 1,25).
So sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách
quan, bảng 3.9 và bảng 3.12 cho thấy các khách thể nghiên cứu đánh giá yếu tố chủ

quan có ảnh hưởng nhiều hơn so với các yếu tố khách quan (
X
=1,31so với1,35).
3.4. Các chân dung điển hình về sự thích ứng hoạt động QLDH của Hiệu
trưởng tiểu học
Nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
Tiểu học, thông qua điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát các hoạt động của hiệu
trưởng, phỏng vấn các hiệu trưởng và các giáo viên và qua giải bài tập tình
huống, kết quả thu được là mức độ thích ứng của các hiệu trưởng Tiểu học rất
khác nhau, từ mức thấp, trung bình, đến mức cao. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu 3 trường hợp cụ thể được lựa chọn trên 3 nhóm thích ứng với QLDH cao,
trung bình và thấp từ 147 hiệu trưởng Tiểu học. Việc xây dựng 3 chân dung
18
điển hình nhằm mục đích khẳng định cho các kết quả khảo sát bằng các phương
pháp nghiên cứu khoa học khác nhau trên điều tra số đông, diện rộng. Khách thể
nghiên cứu là các hiệu trưởng Tiểu học về mức độ thích ứng QLDH.
Những kết quả nghiên cứu thực trạng qua điều tra trên phạm vi đại trà mà
chúng tôi đã trình bày trong phần trên một lần nữa được minh chứng phù hợp
qua việc nghiên cứu 3 chân dung điển hình-khẳng định về mức độ thích ứng của
hiệu trưởng tiểu học trong QLDH tiểu học.
3.5. Kết quả thực nghiệm tác động
3.5.1. Đánh giá sự thay đổi thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu
học trước và sau thực nghiệm
3.5.1.1. Đánh giá chung về sự thay đổi thích ứng hoạt động QLDH của hiệu
trưởng tiểu học trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.23. Sự thay đổi thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học
trước và sau thực nghiệm
TT
Nhóm
Lần đo

Mức độ
Đối chứng Thực nghiệm Kiểm định
độ tin cậy
của các số %
Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
N % N % N % N %
1 Thích ứng cao 3 11,11 3 11,11 4 14,81 5 18,52 _
2 Thích
ứng
TB
TB cao 9 33,33 11 40,75 7 25,93 17 62,96 +
TB thấp 10 37,04 9 33,33 9 33,33 3 11,11 +
3 Thích ứng thấp 5 18,52 4 14,81 7 25,93 2 7,41 +
Mẫu khảo sát 27 27 27 27
Kết quả TN cho thấy biện pháp tác động TL-SP: Cung cấp tri thức nâng cao
hiểu biết về hoạt động QLDH và tổ chức rèn luyện các kỹ năng QLDH cho hiệu
trưởng tiểu học đã làm thay đổi mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu
trưởng tiểu học.
Nhóm ĐC có sự thay đổi nhưng không đáng kể, mức độ thích ứng cao giữ
nguyên 11,11% trước TN và sau TN, mức độ thích ứng trung bình cao tăng lên
từ 33,33% lên 40,75% (độ lệch 7,42%), mức độ thích ứng trung bình thấp giảm
từ 37,04% xuống 33,33% (độ lệch 3,71%), mức độ thích ứng thấp giảm từ
18,52% xuống 14,81% (độ lệch 3,71%).
Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học ở nhóm
TN có sự thay đổi đáng kể: mức độ thích ứng cao tăng từ 14,81% lên 18,52%;
mức thích ứng trung bình cao tăng từ 25,93% lên 62,96%, độ lệch 37,03%; mức
thích ứng trung bình thấp giảm từ 33,33% xuống còn 11,11% với độ lệch
22,22% và mức độ thích ứng thấp giảm từ 25,93 xuống 7,41, độ lệch 18,52%.
19
Kiểm định sự khác biệt giữa trước TN và sau TN ở nhóm TN bằng phương

pháp kiểm tra độ tin cậy các con số phần trăm của R.Ludwing với α=0,05 cho
thấy mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là: |P1-P2|
=37,03>Tsd= 26,5 ở mức độ thích ứng trung bình cao, mức độ thích ứng trung
bình thấp với |P1-P2|=22,22>Tsd= 17,4 và mức độ thích ứng thấp với |P1-P2|
=18,52>Tsd= 10,8.
Điều đó cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa kết quả đo mức độ thích
ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học trước TN và sau TN ở nhóm
TN, có nghĩa là biện pháp tác động TL-SP: Cung cấp tri thức nâng cao hiểu biết
về hoạt động QLDH và tổ chức rèn luyện các kỹ năng QLDH cho hiệu trưởng
tiểu học đã nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng
tiểu học.
3.5.1.2. Đánh giá sự thay đổi thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu
học trước và sau thực nghiệm qua các biểu hiện
Bảng 3.24. Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể hiện qua
4 biểu hiện trước và sau thực nghiệm
TT
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
X
TTN
X
STN Hiệu số
X
TTN
X
STN Hiệu số
1 Hiểu biết… 1,69 1,67 -0,02 1,68 1,55 -0,13
2 Sự hài lòng… 1,81 1,73 -0,08 1,73 1,61 -0,12
3 Kỹ năng… 1,75 1,81 0,06 1,84 1,62 -0,22
4 Sự thừa nhận… 1,74 1,72 -0,02 1,71 1,54 -0,17
Chung 1,74 1,73 -0,05 1,74 1,58 -0,16

Ghi chú: 1: Hiểu biết của hiệu trưởng Tiểu học về hoạt động QLDH
2: Sự hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học
3: Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng Tiểu học
4: Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng Tiểu học
Điểm thấp nhất bằng 1, điểm cao nhất bằng 3,
X
càng thấp thể hiện mức
độ thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học càng cao.
- Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy dưới ảnh hưởng của các biện pháp
tác động sư phạm thì các biểu hiện tâm lý của sự thích ứng với hoạt động QLDH
của hiệu trưởng tiểu học cũng thay đổi và thay đổi theo chiều hướng tích cực đi
lên nhưng không đồng đều.
Cụ thể: nhóm đối chứng hầu như không có sự thay đổi,
X
=1,74 trước thực
nghiệm (TTN) và
X
=1,73 sau thực nghiệm (STN).
20
Nhóm thực nghiệm biến đổi, với điểm trung bình
X
TTN
=1,74 và
X
STN
=1,58: biểu hiện Hiểu biết của hiệu trưởng Tiểu học về hoạt động QLDH tăng
lên với
X
TTN
=1,68 và

X
STN
=1,55, độ lệch
X
=0,13; Mức độ hài lòng với hoạt
động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học tăng lên với
X
TTN
=1,73 và
X
STN
=1,61, độ
lệch
X
=0,12; Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng Tiểu học tăng lên với
X
TTN
=1,84 và
X
STN
=1,62, độ lệch
X
=0,22; Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng
Tiểu học tăng lên với
X
TTN
=1,71 và
X
STN
=1,54, độ lệch

X
=0,17.
- Kỹ năng quản lý thay đổi nhiều nhất vì biện pháp tác động sư phạm tác
động thẳng đến hành vi quản lý-kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
Kết quả trên cho phép chúng tôi khẳng định: Biện pháp tác động đã góp
phần thay đổi sự thích ứng QLDH của hiệu trưởng tiểu học nhóm thực nghiệm.
3.5.1.3. Đánh giá sự thay đổi kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học trước và
sau thực nghiệm
Bảng 3.25. Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học trước và sau thực nghiệm
Mức độ
Nhóm ĐC Nhóm TN Kiểm định
độ tin cậy
của các số
%
Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
N % N % N % N %
Thành thạo 3 11,11 3 11,11 2 7,41 8 29,63 +
Ít thành thạo 18 66,67 19 70,37 17 62,96 16 59,26 _
Không thành thạo 6 22,22 5 18,52 8 29,63 3 11,11 +
Mẫu thực nghiệm 27 27 27 27
Sau TN, kỹ năng QLDH của nhóm đối chứng có sự thay đổi nhưng không
đáng kể, mức độ thành thạo giữ nguyên 11,11% trước và sau TN, mức độ ít
thành thạo tăng lên từ 66,67% lên 70,37% (độ lệch 3,7%), mức độ không thành
thạo giảm từ 22,22% xuống 18,52% (độ lệch 3,7%).
Mức độ kỹ năng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học ở nhóm TN có
sự thay đổi đáng kể: mức độ thành thạo tăng từ 7,41% lên 29,63%, độ lệch 22,22%;
mức ít thành thạo giảm từ 62,96% xuống còn 59,26%, độ lệch 3,7%; và mức độ
không thành thạo giảm từ 29,63% xuống còn 11,11% với độ lệch 18,52%.
Kiểm định sự khác biệt giữa trước TN và sau TN ở nhóm TN bằng phương
pháp kiểm tra độ tin cậy các con số phần trăm của R.Ludwing với α=0,05 cho thấy

mức độ kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học là |P1-P2|=22,22>Tsd=16,7 ở
mức độ thành thạo, và mức độ không thành thạo với |P1-P2|=18,52>Tsd=20,2.
21
Điều đó cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa kết quả đo mức độ kỹ năng
QLDH của hiệu trưởng tiểu học trước TN và sau TN ở nhóm TN.
Đánh giá sự thay đổi kỹ năng lập kế hoạch QLDH của hiệu trưởng tiểu học
trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.26. Sự thay đổi kỹ năng lập kế hoạch QLDH của hiệu trưởng tiểu học
thể hiện qua các nhóm kỹ năng thành phần
S
T
T
Kỹ năng lập kế hoạch
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
X
TTN
X
STN Hiệu số
X
TTN
X
STN Hiệu số
1 KN phân tích chỉ thị… 1,78 1,75 -0,03 1,76 1,56 -0,20
2 KN phân tích chính sách… 1,72 1,73 0,01 1,74 1,62 -0,12
3 KN xác định phương hướng
1,69 1,66 -0,03 1,68 1,53 -0,15
4 KN đánh giá nguồn lực… 1,67 1,68 0,01 1,71 1,60 -0,11
Chung 1,72 1,71 -0,04 1,72 1,57 -0,14
Ghi chú:


1. kỹ năng phân tích chỉ thị, quyết định, thông tư kế hoạch quản lý
của cấp trên liên quan đến hoạt động dạy học của nhà trường.
2. Kỹ năng phân tích chính sách, chủ trương, chiến lược phát triển giáo dục
của địa phương đang có hiệu lực đến hoạt động của trường tiểu học
3. Kỹ năng xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp dạy học của trường
tiểu học.
4. Kỹ năng đánh giá các nguồn lực phục vụ dạy học của trường tiểu học.
- Kết quả TN cũng cho thấy dưới ảnh hưởng của các biện pháp tác động
TL-SP thì kỹ năng lập kế hoạch QLDH của hiệu trưởng tiểu học cũng thay đổi
và thay đổi theo chiều hướng tích cực đi lên nhưng không đồng đều.
Cụ thể: nhóm đối chứng hầu như không có sự thay đổi,
X
=1,72 trước TN

X
=1,71 sau TN.
Nhóm thực nghiệm biến đổi, với điểm trung bình
X
TTN
=1,72 và
X
STN
=1,57: kỹ năng phân tích chỉ thị, quyết định, thông tư kế hoạch quản lý
của cấp trên liên quan đến hoạt động dạy học của nhà trường tăng lên với
X
TTN
=1,76 và
X
STN
=1,56, độ lệch

X
=0,20; Kỹ năng phân tích chính sách, chủ
trương, chiến lược phát triển giáo dục của địa phương đang có hiệu lực đến
hoạt động của trường tiểu học tăng lên với
X
TTN
=1,74 và
X
STN
=1,62, độ lệch
X
=0,12; Kỹ năng xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp dạy học của
trường tiểu học tăng lên với
X
TTN
=1,68 và
X
STN
=1,53, độ lệch
X
=0,15; Kỹ
năng đánh giá các nguồn lực phục vụ dạy học của trường tiểu học tăng lên
với
X
TTN
=1,71 và
X
STN
=1,60, độ lệch
X

=0,11.
22
- Kết quả trên cho phép chúng tôi khẳng định: Biện pháp tác động TL-SP
đã góp phần thay đổi kỹ năng lập kế hoạch QLDH của hiệu trưởng tiểu học
nhóm thực nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép rút ra các kết luận sau:
1.1. Trên cơ sở phân tích các lý thuyết và các quan điểm khác nhau, xuất
phát từ nguyên tắc hoạt động và quan điểm hệ thống, chúng tôi cho rằng Thích
ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng Tiểu học là quá trình chủ
động, tích cực hoạt động của người hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới
của hoạt động quản lý dạy học nhằm đạt được mục đích quản lý dạy học đặt ra.
Thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng
Tiểu học thể hiện ở sự thay đổi nhận thức của hiệu trưởng tiểu
học về hoạt động quản lý dạy học, sự hài lòng của tập thể và bản
thân người hiệu trưởng đối với hoạt động quản lý dạy học, hình
thành các kỹ năng quản lý dạy học phù hợp với quản lý dạy học.
Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể hiện
ở mức độ chủ động tích cực hoạt động để đáp ứng với yêu cầu, điều kiện mới
của hoạt động QLDH nhằm đạt được mục đích QLDH đặt ra. Mức độ thích ứng
với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể hiện ở mức độ hiểu biết về
QLDH, mức độ hài lòng của tập thể và cá nhân hiệu trưởng đối với việc QLDH
và mức độ kỹ năng QLDH phù hợp với QLDH của người hiệu trưởng tiểu học.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy mức độ thích ứng của hiệu
trưởng trường Tiểu học với hoạt động QLDH trong nhà trường ở mức độ trung
bình. Các biểu hiện mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của người hiệu
trưởng trường Tiểu học không đồng đều mà xếp thành thứ bậc, thứ nhất là Sự
thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng Tiểu học, thứ hai là Hiểu biết
của hiệu trưởng Tiểu học về hoạt động QLDH, thứ ba là Kỹ năng QLDH của hiệu

trưởng Tiểu học, và cuối cùng là Mức độ hài lòng với hoạt động QLDH hiệu
trưởng Tiểu học.
- Có sự khác biệt về giới tính, thâm niên quản lý đối với mức độ thích ứng hoạt
động QLDH, hiệu trưởng Tiểu học là nam giới thích ứng với hoạt động QLDH cao hơn
hiệu trưởng Tiểu học là nữ. Các hiệu trưởng Tiểu học có thâm niên quản lý cao thích
ứng với hoạt động QLDH tốt hơn hiệu trưởng Tiểu học có thâm niên quản lý thấp.
- Có sự phù hợp giữa tự đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các
CBQL và giáo viên trong trường về mức độ thích ứng của hiệu trưởng Tiểu học
với hoạt động quản lý.
23

×