Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 25 trang )

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH




ĐẬU BÁ THÌN




NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, THANH HÓA


Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 62.42.01.11



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC







Nghệ An - 2013


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được cộng nhận là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á
phong phú về loài và là một trong những trung tâm giàu về đa dạng sinh học. Cho
đến nay, hệ thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam đã thống kê được 11.603 loài và
dưới loài. Mặc dù, hệ thực vật không có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% số chi
đặc hữu, nhưng số loài đặc hữu chiếm đến 20% tổng số loài. Đa dạng sinh học nói
chung và đa dạng thực vật nói riêng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người:
bảo vệ và điều hòa không khí, cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu,… và
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, nó còn tạo ra những cảnh
quan thiên nhiên đẹp, là cơ sở quan trọng cho sự phát triển du lịch sinh thái.
Với diện tích 16.982,6 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 14.934 ha chiếm
84% diện tích khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN). Pù Luông bao gồm một phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt rộng 8.876,26 ha, một phân khu phục hồi sinh thái rộng 7.892,34 ha
và một khu vực hành chính dịch vụ rộng 1 ha thuộc địa phận hai huyện Bá Thước và
Quan Hóa. Pù Luông là một trong các khu BTTN của tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu
giữ trong mình những giá trị cảnh quan thiên nhiên phong phú với sự đa dạng về các
loài động-thực vật sinh sống.
Tuy nhiên, từ khi thành lập tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào về thực vật
một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống. Để có tư liệu cơ bản về thành phần loài thực
vật bậc cao có mạch và các kiểu thảm của Pù Luông, nhất thiết phải điều tra, thu thập,
phân loại các loài và mô tả các kiểu thảm thực vật hiện có ở đây. Làm cơ sở khoa học
cho việc xây dựng các dự án, chiến lược quy hoạch, công tác bảo tồn, sử dụng hợp lý,
phát triển bền vững tài nguyên rừng và cân bằng sinh thái, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông, Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá tính đa dạng của thực vật bậc cao có mạch về: thành phần loài, dạng
sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng, loài hiếm và vấn đề bảo tồn.

- Đánh giá có hệ thống tính đa dạng của thảm thực vật trên phương diện cấu trúc
quần xã thực vật.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Bổ sung dẫn liệu về đa dạng hệ thực vật ở khu BTTN Pù Luông đến thời điểm
hiện nay.
2
+ Đánh giá được tính đa dạng thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị
sử dụng và giá trị bảo tồn làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung
và đa dạng thực vật nói riêng ở khu BTTN Pù Luông.
+ Hệ thống hóa các kiểu thảm thực vật của khu vực nghiên cứu.
- Ý nghĩa về thực tiễn
+ Trên cơ sở những luận cứ khoa học thu được, kết quả của luận án sẽ giúp các
nhà quản lý đề xuất và xây dựng chiến lược bảo tồn tổng thể cũng như bảo tồn các
loài thực vật có giá trị quý hiếm, các kiểu rừng hiện có, đặc biệt là các kiểu rừng trên
đá vôi tại khu BTTN Pù Luông.
+ Danh lục các loài cây có giá trị sử dụng sẽ hỗ trợ tốt cho việc định hướng quản
lý, khai thác hợp lý và phát triển bền vững trong tương lai.
4. Những điểm mới của luận án
- Lần đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về thành phần loài thực vật
bậc cao có mạch và các kiểu thảm ở khu BTTN Pù Luông.
- Lần đầu tiên đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý
và cấu trúc của thảm thực vật.
- Bổ sung thêm vùng phân bố tại Thanh Hóa của 166 loài và dưới loài (vùng phân
bố cũ: từ Ninh Bình trở ra các tỉnh phía Bắc) và 188 loài và dưới loài (vùng phân bố cũ:
từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam).
5. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm 105 trang: Mở đầu: 3 trang (1-3); Chương 1: Tổng quan - 27
trang (4-30); Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - 10 trang
(31-40); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - 63 trang (41-103); Kết luận và

kiến nghị: 2 trang (104-105); Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan
đến luận án; 140 tài liệu tham khảo; 3 Phụ lục.


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Nghiên cứu thực vật trên thế giới
1.1.1.1 V

h
ệ thực vật

Đối với các nước Âu Mỹ, việc nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh thổ đã được
hoàn thành từ lâu. Hầu hết các vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ tại các phòng mẫu
khô (herbarium) nổi tiếng thế giới như Kew (Anh), Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris
(Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga) Đối với các nước khu vực Đông
Nam Á, một số nước đã được nước ngoài tài trợ, giúp đỡ cho nên tuy chưa hoàn thành
nhưng cơ bản các nước đó đã có bộ Thực vật chí khá hoàn chỉnh như Trung Hoa, Thái
Lan, Indonexia, Malaysia
3
1.1.1.2 V

th
ảm thực vật

Có một số tác giả đưa ra hệ thống phân loại thảm như Braun-Blanquet (1928),
Caiande A. K., Schimper (1918), Rubel, Ilinski, Burt-Davy, Aubréville Champion
(1936), Bear (1944), Schmithusen (1959). Tổ chức UNESCO (1973) đã công bố một
khung phân loại thảm thực vật thế giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo cấu trúc và
được thể hiện trên bản đồ 1:2.000.000.

1.1.2 Nghiên cứu thực vật ở Việt Nam
1.1.2.1 Về hệ thực vật
Một số công trình mang tính chất cơ bản và cổ điển nhằm thống kê các loài thực
vật Việt Nam của J. Loureiro (1793), J.B.L. Pierre (1880), H. Lecomte và cộng sự
(1907-1952), A. Aubréville (1960-1996), Lê Khả Kế và cộng (1971-1989), Phạm
Hoàng Hộ (1991-1993; 1999-2000), Tập thể các nhà nghiên cứu thực vật Việt Nam
(2001, 2003, 2005). Ngoài ra, còn có một số tài liệu về các họ riêng biệt đã được
công bố như Orchidaceae Việt Nam (L. Averyanov, 1994), Euphorbiaceae (Nguyễn
Nghĩa Thìn, 1999), Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân, 2000), Lamiaceae (Vũ Xuân
Phương, 2000), Myrsinaceae (Trần Thị Kim Liên, 2002), Cyperaceae (Nguyễn Khắc
Khôi, 2002), Một số nghiên cứu về đa dạng thành phần loài: T. Pócs (1965), Phan
Kế Lộc (1969, 1980), Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Lê Trần
Chấn (1999), Nguyễn Tiến Bân (2005)….
1.1.2.2 Về thảm thực vật
Một số công trình nghiên cứu về thảm thực vật của người nước ngoài như:
Chevalier (1918), Maurand (1943), Dương Hàm Nghi (1956), Rollet, Lý Văn Hội và
Neay Sam Oil (1958), Loschau (1960), Schmid M. (1974),
Trong nước, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả: Vũ Tự Lập (1976),
Thái Văn Trừng (1978, 2000), Vũ Đình Huề (1984), Phan Kế Lộc (1985). Ngoài ra,
còn có một số công trình nghiên cứu khác như: Phùng Ngọc Lan (1996), Nguyễn
Nghĩa Thìn (2004),….
1.1.2.3 Về dạng sống
Các công trình nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam nói
chung và các khu hệ thực vật của các địa phương nói riêng đã áp dụng theo hệ thống
phân chia dạng sống thực vật của C. Raunkiær (1934). Một số công trình nghiên cứu
như: T. Pócs (1965) nghiên cứu phổ dạng sống của hệ thực vật Bắc Việt Nam, Thái
Văn Trừng (1978) còn áp dụng các ký hiệu khác cho chồi và lá theo các trạng mùa,
ký hiệu về hình dạng tán, chất liệu dây leo, Lê Trần Chấn (1999) …
1.1.2.4 Về yếu tố địa lý thực vật
Gagnepain là người đầu tiên nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố địa lý

thực vật của hệ thực vật Việt Nam (1926, 1944), T. Pócs (1965) đã phân tích và sắp
4
xếp các loài thực vật ở Bắc Việt Nam thành nhóm các yếu tố trên cơ sở khu phân bố
hiện tại mà không phân tích đến nguồn gốc phát sinh của chúng. Thái Văn Trừng
(1978), Nguyễn Nghĩa Thìn (1999),….
1.1.2.5 Về giá trị sử dụng của hệ thực vật
Một số công trình nghiên cứu đã ghi nhận những giá trị sử dụng của thực vật như:
Thực vật Nam Bộ (J. Loureiro, 1793), Thực vật rừng Nam Bộ (J.B.L. Pierre, 1880),
Thực vật chí Đông Dương (H. Lecomte chủ biên, 1907-1952), Cây cỏ thường thấy (Lê
Khả Kế và cộng sự, 6 tập, 1969-1976), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991-
1993, 1999-2000), Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1971-1989),
Vietnam Forest Tree (Vũ Văn Dũng và cộng sự, 1996), Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2003), 1900 cây có ích ở Việt Nam (Trần Đình Lý và cộng sự,
1995), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999-2002), ….
1.1.3 Nghiên cứu thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Viện điều tra quy hoạch rừng (1998) cho thấy tại Pù Luông có 552 loài thực vật
bậc cao có mạch thuộc 413 chi, 139 họ và thảm thực vật với 4 kiểu rừng chính. Hoàng
Liên Sơn và cộng sự (2003) đã tập trung việc điều tra các loài Phong lan và một số
lâm sản phụ có giá trị kinh tế bị buôn bán. L. Averyanov và cộng sự (2005) đã xác
định được 1.109 loài thuộc 152 họ và 477 chi thực vật bậc cao có mạch; về thảm thực
vật đã ghi nhận và mô tả 8 nhóm quần xã thực vật nguyên sinh.
1.2 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Khu BTTN Pù Luông nằm trên địa bàn hành chính của các xã Cổ Lũng, Lũng
Cao, Thành Lâm và Thành Sơn (huyện Bá Thước), Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân,
Hồi Xuân và Phú Nghiêm (huyện Quan Hóa), có tọa độ địa lý: 20
o
21


- 20
o
34

vĩ độ
Bắc, 105
o
02

- 105
o
20

kinh độ Đông.
1.2.1.2 Địa hình địa mạo
Địa hình của khu BTTN Pù Luông bao gồm 2 dãy núi chạy song song theo
hướng Tây Nam-Đông Bắc được ngăn cách với nhau bởi một thung lũng ở giữa. Độ
cao trong khu bảo tồn khoảng từ 60 m đến 1650 m so với mặt nước biển, cao nhất là
đỉnh Pù Luông (1700 m). Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu địa chất và
khoáng sản-Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), địa hình khu BTTN Pù Luông gồm
4 kiểu chính (địa hình kiến tạo, địa hình xâm thực, địa hình karst và karst-xâm thực và
địa hình tích tụ).
5
1.2.1.3 Địa chất thổ nhưỡng
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu địa chất và khoáng sản-Bộ Tài nguyên
và Môi trường (2003), chỉ ra: Theo diện phân bố, 60% diện tích khu bảo tồn là đá vôi,
37% là đá phun trào và chỉ có 3% là đá lục nguyên.
1.2.1.4 Khí hậu thủy văn
Khu bảo tồn có khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng của khí hậu vùng Tây Bắc.
Có hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.

1.2.2 Điều kiện kinh tế - Xã hội
1.2.2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo Ban quản lý khu BTTN Pù Luông năm 2011, hiện có 4.850 hộ với 23.674
nhân khẩu sinh sống tại vùng đệm và 452 hộ, 2.101 nhân khẩu sống trong vùng lõi
(của 9 xã).
1.2.2.2 Sản xuất nông nghiệp
Nền kinh tế ở các thôn bản vùng lõi và vùng đệm ở Pù Luông là thuần nông, độc
canh cây lương thực.
1.2.2.3 Sản xuất lâm nghiệp
1.2.2.4 Nuôi trồng thủy sản
1.2.2.5 Công nghiệp chế biến nông lâm sản, dịch vụ
Các thôn vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn là các thôn vùng sâu, vùng xa, thuộc
các đặc biệt khó khăn, đường giao thông đi lại khó khăn nên ngành nghề chưa phát
triển, dịch vụ hầu như còn thiếu và yếu.
1.2.2.6 Cơ sở hạ tầng
Văn hoá xã hội: Dân tộc Thái, Mường đều có đời sống văn hoá riêng đặc sắc
của dân tộc mình như Lễ hội Cồng chiêng của người Mường, múa xoè của người
Thái và đều ở nhà sàn.
Giao thông: Khu bảo tồn có trên 20 km đường Quốc lộ 15C nhưng chất lượng
xấu (đường hẹp, độ dốc lớn), cùng với hàng trăm km đường liên xã, liên thôn cũng
trong tình trạng đường đất nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của cộng
đồng địa phương.
Thuỷ lợi: Các thôn thuộc vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn nằm trong vùng núi
đá vôi nên rất thiếu nước, nhất là mùa khô.
Y tế: Mỗi xã đều có một trạm y tế ở trung tâm xã, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh
thiếu, trình độ cán bộ chưa cao, ở bệnh xá chỉ điều trị những bệnh thông thường chưa
đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân.
Giáo dục và Đào tạo: Tỷ lệ trẻ em đến tuổi đi học đều đã đến trường. Học sinh đi
lại khó khăn nhất là vào mùa mưa bão, thời tiết xấu. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở
6

chỉ còn một số ít học sinh có điều kiện kinh tế khá mới học tiếp trung học phổ thông, còn
lại phần lớn là bỏ học.
Với những đặc điểm về điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực nghiên cứu như trên,
sẽ có những tác động đến tính đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói
riêng. Do đó, trong quá tình nghiên cứu sẽ thu thập các thông tin, tìm hiểu các nguy cơ
gây suy giảm đa dạng thực vật để có thể đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở
khu BTTN Pù Luông.


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thực vật bậc cao có mạch và các
trạng thái rừng (các trạng thái thảm thực vật) ở khu BTTN Pù Luông.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1 Đa dạng hệ thực vật
- Xây dựng danh lục các loài thực vật khu BTTN Pù Luông một cách đầy đủ và
có hệ thống đến thời điểm hiện nay.
- Đa dạng các taxon hệ thực vật.
- Đa dạng về dạng sống.
- Đa dạng về yếu tố địa lý.
- Đa dạng về giá trị sử dụng.
- Nhóm các loài thực vật hiếm và vấn đề bảo tồn.
2.2.2 Đa dạng thảm thực vật
- Hệ thống các kiểu thảm thực vật của khu vực nghiên cứu.
- Mô tả cấu trúc của các đơn vị phân loại trong hệ thống thảm thực vật.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp luận
Hệ sinh thái được cấu tạo từ quần xã sinh vật và các đơn vị của tự nhiên như
ngoại mạo, thổ nhưỡng, khí hậu… và sự đa dạng của các hệ sinh thái, trước hết là sự
đa dạng của lớp phủ thực vật có vai trò quyết định. Thảm thực vật vừa là mái nhà

chung, vừa là nơi cung cấp nguồn thức ăn, dưỡng khí cho tất cả các sinh vật khác,
nên nó có vai trò quyết định tới sự tồn tại, sinh sống và phát triển của cả hệ sinh thái.
Vì vậy, đối với công tác nghiên cứu đa dạng và cụ thể ở đây là đa dạng thực vật thì
trước hết cần đánh giá về đa dạng thành phần loài. Sự đa dạng và phong phú về thành
phần loài thực vật sẽ quyết định mức độ đa dạng về kiểu thảm và các dấu hiệu khác.
Đó cũng là cơ sở giúp định hướng trong công tác bảo tồn.
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa
Quy trình điều tra nghiên cứu thực địa áp dụng theo phương pháp của Nguyễn
Nghĩa Thìn trong (1997, 2004, 2008).
7
2.3.2.1 Dụng cụ và trang thiết bị phục vụ khảo sát thực địa
Các trang thiết bị xác định vị trí: bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000, máy định vị
toàn cầu: GPS Garmin, máy ảnh…
Các vật dụng để thu mẫu và mô tả cấu trúc thảm: nhãn cây và dây buộc đánh
dấu, kéo cắt, nhãn ghi mẫu vật, bút ghi nhãn, dây buộc, ống nhòm, túi đựng mẫu tạm
thời, kẹp mẫu, cồn công nghiệp…
2.3.2.2 Xác định điểm và tuyến nghiên cứu
Việc xác định điểm và tuyến nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp của
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997): Chọn 9 tuyến nghiên cứu (tuyến tại xã Cổ Lũng, Lũng
Cao, Thành Sơn, Thành Lâm huyện Bá Thước và xã Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân
huyện Quan Hóa). Các điểm và tuyến nghiên cứu đi qua các sinh cảnh khác nhau đặc
trưng cho khu vực nghiên cứu.
2.3.2.3 Quan trắc
Trong quá trình khảo sát theo tuyến, tại mỗi điểm quan sát, vị trí quan sát được
ghi nhận bằng tọa độ, so sánh trên bản đồ nền và bản đồ hiện trạng rừng. Quan sát và
mô tả sơ bộ cấu trúc thảm thực vật.
2.3.2.4 Phương pháp thu mẫu và xử lý sơ bộ mẫu ngoài thực địa
Được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997).
2.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Các mẫu vật được thu thập trong quá trình thực địa được mang về phân tích và

xử lý trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như lưu trữ.
Các tài liệu sử dụng trong quá trình xác định tên khoa học của loài gồm:
Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993, 1999-2000), Trung Hoa Cao đẳng
thực vật chí đồ giám (ICS, 5 tập, Trung văn, 1972-1976, Thực vật chí Đông Dương
(1907-1952), Thực vật chí Campuchia, Lào, Việt Nam (A. Aubréville và cộng sự,
1960-1997), Flora of China (1994-2002), Flora Yunnanica (1977-1997), Thực vật chí
Việt Nam (tập 1-11, Nxb Khoa học-Kỹ thuật, Hà Nội,) …
Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục: Thống nhất tên gọi theo Bộ luật
về tên gọi thực vật Tokyo (1994) (ghi theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997), sắp xếp tên họ
và chi theo R.K. Brummitt (1992), chỉnh lý tên tác giả theo R.K. Brummitt và cộng
sự (1992). Tên đầy đủ của loài cùng với các thông tin về yếu tố địa lý, dạng sống và
giá trị sử dụng được dựa vào các tài liệu: “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”
(2001, 2003, 2005), “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997, 2012), “Lâm sản ngoài gỗ
Việt Nam” (2007),….
2.3.4 Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật
- Đa dạng về các taxon của hệ thực vật: Theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa
Thìn (2008).
8
- Đa dạng về dạng sống: Tiến hành xác định, phân tích dạng sống của hệ thực
vật nghiên cứu theo thang phân chia các dạng sống của C. Raunkiær (1934).
- Đa dạng về các yếu tố địa lý: Căn cứ vào sự phân bố của các loài thực vật, xác
định các yếu tố địa lý của hệ thực vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008).
- Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật: Tiến hành thống kê các loài có
giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật khu BTTN Pù Luông bằng các tài liệu
chuyên ngành, như: “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997, 2012), “1900 loài cây có
ích” (1993), “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” (1999-2001), “Danh lục các loài thực vật
Việt Nam” (2001, 2003, 2005), “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” (2007), “Cây cỏ Việt
Nam” (1991-1993, 1999-2000), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (2003),
- Đa dạng các loài thực vật hiếm và vấn đề bảo tồn: Căn cứ vào các tiêu chuẩn
của Sách Đỏ Việt Nam (2007), thang đánh giá của IUCN (2012), Nghị định số

32/2006/NĐ-CP về Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (2006), các phụ lục
của công ước Quốc tế về buôn bán động thực vật quý hiếm CITES (2011).
2.3.5 Phương pháp xây dựng bản đồ thảm thực vật và hệ thống các đơn vị thảm
thực vật
Áp dụng hệ thống phân loại các đơn vị thảm thực vật trên quan điểm của M.
Schmid (1974) khi đánh giá các đơn vị thảm thực vật Việt Nam và hệ thống phân loại
các kiểu thảm của Thái Văn Trừng (1978).

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập được hơn 5.000 mẫu,
trong đó hơn 2.000 mẫu được lưu trữ tại khu BTTN Pù Luông, phần còn lại lưu trữ
tại Phòng mẫu Thực vật-Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh. Đã xác định được hệ
thực vật ở khu BTTN Pù Luông gồm 1.533 loài và dưới loài thuộc 715 chi, 181 họ
của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (trong đó có 45 loài mới xác định đến chi).
3.1.1 Đa dạng các taxon của hệ thực vật
3.1.1.1 Đa dạng taxon ngành
- Đa dạng bậc ngành: Thành phần loài thực vật ở khu BTTN Pù Luông, tỉnh
Thanh Hóa đã xác định được 1.533 loài và dưới loài, 715 chi, 181 họ thực vật bậc cao
có mạch chi tiết thể hiện ở Bảng 3.1.
Kết quả Bảng 3.1 cho thấy, hệ thực vật Pù Luông có mặt đầy đủ 6 ngành thực vật
bậc cao có mạch. Trong đó, phần lớn các taxon tập trung trong Magnoliophyta với 151 họ
(chiếm 83,43%), 642 chi (chiếm 89,79%) và 1.360 loài (chiếm 88,71%) so với tổng số họ,
chi và loài của cả hệ thực vật, tiếp đến là Polypodiophyta với 20 họ (chiếm 11,05%), 59
chi (chiếm 8,25%) và 147 loài (chiếm 9,59%). 4 ngành còn lại (Equisetophyta, Pinophyta,
9
Psilotophyta và Lycopodiophyta) chiếm tỷ lệ không đáng kể (tổng số loài của 4 ngành
chiếm 1,71% so với tổng số loài của cả hệ thực vật).
Bảng 3.1. Phân bố các bậc taxon trong các ngành thực vật
Tên ngành Họ Chi Loài

Tên khoa học Tên Việt Nam SL % SL % SL %
Psilotophyta Khuyết lá thông

1 0,55 1 0,14 1 0,07
Lycopodiophyta

Thông đất 2 1,10 3 0,42 13 0,85
Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,55 1 0,14 1 0,07
Polypodiophyta Dương xỉ 20 11,05

59 8,25 147 9,59
Pinophyta Thông 6 3,31 9 1,26 11 0,72
Magnoliophyta Ngọc lan 151

83,43

642 89,79 1.360

88,71

Tổng 181

100 715 100 1.533

100

Như vậy, các ngành trong hệ thực vật Pù Luông có vai trò khác nhau. Cụ thể:
Magnoliophyta ưu thế nhất chiếm 88,71% (1.360 loài), trong khi đó các ngành khác
chưa có ngành nào vượt qua 10%. Kết quả này phù hợp với sự tiến hóa của thực vật
là Magnoliophyta luôn chiếm ưu thế cao so với các ngành khác.

- Tỷ lệ của hệ thực vật Pù Luông trong hệ thực vật Việt Nam: Để thấy được tính
đa dạng của hệ thực vật ở Pù Luông, tiến hành so sánh hệ thực vật Pù Luông với hệ
thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2005). Kết quả thể hiện tại Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tỷ lệ của hệ thực vật ở Pù Luông so với hệ thực vật Việt Nam
Pù Luông Việt Nam
(1)
Ngành
Số loài

Tỷ lệ (%) Số loài

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ % Pù Luông
so với Việt Nam
Psilotophyta 1 0,07 1 0,01 100
Lycopodiophyta

13 0,85 55 0,47 23,64
Equisetophyta 1 0,07 2 0,02 50,00
Polypodiophyta 147 9,59 700 6,03 21,00
Pinophyta 11 0,72 70 0,60 15,71
Magnoliophyta 1.360 88,71 10.775 92,86 12,62
Tổng
1.533 100 11.603 100 13,21
(1)
Nguyễn Tiến Bân (2005).
Bảng trên cho thấy, mặc dù diện tích khu BTTN Pù Luông chỉ chiếm 0,05% so
với diện tích lãnh thổ Việt Nam, nhưng hệ thực vật ở đây có số loài chiếm 13,21% so
với tổng số loài của hệ thực vật cả nước.

Xét cụ thể từng ngành: Ở khu vực nghiên cứu có mặt một loài duy nhất trong
Psilotophyta. Ngành có tỷ trọng cao nhất là Equisetophyta (chiếm 50%),
10
Lycopodiophyta chiếm 23,64%, tiếp đến là Polypodiophyta chiếm 21,00%, Pinophyta
chiếm 15,71%, cuối cùng là Magnoliophyta chiếm 12,62%.
Với đặc điểm là vùng núi đá vôi và đất bị ảnh hưởng mạnh của nước cacbonat,
đồng thời do các loài trong Pinophyta có nguồn gốc ôn đới. Trong khi đó, Pù Luông
là vùng nhiệt đới ẩm điển hình nên tại đây điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển
và cản trở sự phân bố của các loài thực vật Pinophyta (chỉ có 11 loài chiếm 15,71%
so với tổng số loài của cả nước). Mặt khác, với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Pù
Luông lại rất thuận lợi cho các loài thuộc Polypodiophyta (tại đây có 147 loài chiếm
21,0% so với tổng số loài của cả nước).
Từ kết quả của Bảng 3.2 và sự phân tích trên cho thấy, số lượng loài của hệ thực
vật Pù Luông thể hiện sự đa dạng loài không những ở cả hệ thực vật mà còn đa dạng
trong từng ngành.
- Tỷ lệ giữa hai lớp trong Magnoliophyta: Sự phân bố không đều nhau của bậc
taxon không chỉ ở các ngành mà còn được thể hiện giữa hai lớp trong Magnoliophyta,
kết quả được trình bày ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ của Magnoliopsida so với Liliopsida
Họ Chi Loài
Tên lớp
Số họ

Tỷ lệ %

Số chi Tỷ lệ %

Số loài Tỷ lệ %

Magnoliopsida


129 85,43 501 78,04 1.051 77,28
Liliopsida 22 14,57 141 21,96 309 22,72
Tổng 151 100 642 100 1.360 100

Qua số liệu trên cho thấy, Magnoliopsida có số lượng các bậc taxon chiếm ưu
thế trên 75% tổng số họ, chi, loài của ngành. Cụ thể: Magnoliopsida có 129 họ, 501
chi với 1.051 loài chiếm tỷ lệ tương ứng là 85,43%, 78,054% và 77,28% so với
Liliopsida chỉ có 22 họ chiếm 14,57%, 141 chi chiếm 21,96% và 309 loài chiếm
22,72% trong tổng số họ, chi và loài. Tỷ trọng của Magnoliopsida so với Liliopsida
luôn lớn hơn 3, thậm chí đạt tới 5,9. Như vậy, hệ thực vật ở khu BTTN Pù Luông
mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Kết quả này phù hợp với nhận định của Phạm Bình
Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), rằng: Tỷ lệ của Magnoliopsida so với Liliopsida
ở vùng nhiệt đới luôn lớn hơn 3.
Điều đó cho thấy sự phong phú về loài, chi, họ của Magnoliophyta ở hệ thực vật
Pù Luông. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khác như: Phùng
Ngọc Lan và cộng sự (1996), Đỗ Ngọc Đài (2010), Trần Minh Hợi và cộng sự (2008),
Nguyễn Khắc Khôi và cộng sự (2011), Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Hữu Cường (2011),
Hoàng Văn Sâm và cộng sự (2008), Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (1995, 1997, 1998,
11
1999, 2004, 2006, 2008),… khi đánh giá tính đa dạng hệ thực vật ở một số địa điểm
khác của Việt Nam.
- Chỉ số chi, chỉ số họ và số chi trung bình của một họ
Khi phân chỉ số chi, chỉ số họ và số chi trung bình của một họ trong mỗi ngành và
của cả hệ thực vật, kết quả được thể hiện tại Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Chỉ số chi, chỉ số họ và số chi trung bình của một họ
Ngành Chỉ số chi Chỉ số họ

Số chi trung bình của một họ
Psilotophyta 1,00 1,00 1,00

Lycopodiophyta

4,33 6,50 1,50
Equisetophyta 1,00 1,00 1,00
Polypodiophyta 2,49 7,35 2,95
Pinophyta 1,22 1,83 1,50
Magnoliophyta 2,12 9,01 4,25
Hệ thực vật 2,14 8,47 3,95

Qua số liệu bảng trên cho thấy: Hệ thực vật Pù Luông có chỉ số chi là 2,14 (trung
bình mỗi chi có 2-3 loài), chỉ số họ là 8,47 (trung bình mỗi họ có 8-9 loài) và số chi
trung bình của mỗi họ là 3,95 (trung bình mỗi họ có 3-4 chi).
Xét theo chỉ số chi: Lycopodiophyta có chỉ số chi cao nhất với 4,33, tiếp đến lần
lượt là Polypodiophyta: 2,49; Magnoliophyta: 2,12, Pinophyta: 1,22 và hai ngành còn
lại là 1,00.
Xét theo chỉ số họ: Ngành có chỉ số họ cao nhất là Magnoliophyta với 9,01; tiếp
theo là Polypodiophyta: 7,35, Lycopodiophyta: 6,50; Pinophyta: 1,83 và hai ngành còn
lại là 1,00.
Xét theo số chi trung bình của một họ: Ngành có số chi trung bình của một họ cao
nhất là Magnoliophyta với 4,25, tiếp theo là Polypodiophyta: 2,95; Lycopodiophyta và
Pinophyta cùng có hệ số họ là 1,50 và hai ngành còn lại là 1,00.
Chỉ số chi, chỉ số họ và số chi trung bình của 1 họ biểu hiện mức độ phong phú về
số lượng chi và loài của các taxon bậc cao hơn ở mỗi hệ thực vật. Để thấy được sự đa
dạng và phong phú về các chỉ số của khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh
các chỉ số tương ứng của hệ thực vật ở Pù Luông với VQG Bến En, khu BTTN Xuân
Liên, khu BTTN Pù Hu và VQG Cúc Phương, kết quả được thể hiện tại bảng 3.5.
Qua Bảng 3.5 cho thấy: chỉ số chi, chỉ số họ của hệ thực vật Pù Luông (tương ứng
là 2,14 và 8,47) chỉ nhỏ thua hệ thực vật Cúc Phương (tương ứng là 2,17 và 9,66)
nhưng lớn hơn các hệ thực vật lân cận (VQG Bến En, khu BTTN Xuân Liên, Pù Hu).
12

Chứng tỏ, khu BTTN Pù Luông là một trong những khu có tính đa dạng về hệ thực vật
cao.
Bảng 3.5. So sánh chỉ số chi, chỉ số họ và số chi trung bình một họ
của hệ thực vật Pù Luông với Bến En, Xuân Liên, Pù Hu và Cúc Phương
Chỉ tiêu


Hệ thực vật
Chỉ số chi Chỉ số họ

Số chi trùng bình của một họ
Pù Luông 2,14 8,47 3,95
Bến En
(1)
2,14 8,12 3,80
Xuân Liên
(2)
1,84 5,88 3,19
Pù Hu
(3)
1,55 6,25 4,02
Cúc Phương
(4)
2,17 9,66 4,46
(1)
Hoang Van Sam et al., 2008,
(2)
Đỗ Ngọc Đài và cộng sự, 2010,
(3)
Hoàng Văn Sâm và cộng

sự, 2011,
(4)
Phùng Ngọc Lan và cộng sự, 1996.

3.1.1.2 Đa dạng bậc họ
Để đánh giá sự đa dạng bậc họ của hệ thực vật ở Pù Luông, tiến hành thống kê
10 họ giàu loài nhất, kết quả được thể hiện tại Bảng 3.6.
Bảng 3.6. 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật Pù Luông
Loài Chi
TT

Tên khoa học Tên Việt Nam
Số lượng % Số lượng

%
1 Orchidaceae Họ Lan 155 10,11

60 8,39
2 Rubiaceae Họ Cà phê 79 5,15 32 4,48
3 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 63 4,11 32 4,48
4 Lauraceae Họ Long não 45 2,94 14 1,96
5 Annonaceae Họ Na 40 2,61 17 2,38
6 Moraceae Họ Dâu tằm 39 2,54 4 0,56
7 Polypodiaceae Họ Ráng nhiều chân 34 2,22 14 1,96
8 Fabaceae Họ Đậu 33 2,15 14 1,96
9 Myrsinaceae Họ Đơn nem 29 1,89 4 0,56
10 Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa 29 1,89 8 1,12
10 họ giàu loài nhất (chiếm 5,52%) 546 35,62

199 27,83



Qua Bảng 3.6 cho thấy, 10 họ giàu loài nhất (mỗi họ có từ 29 -155 loài và dưới
loài) mặc dù chỉ chiếm 5,52% tổng số họ của toàn hệ, nhưng có tới 546 loài (chiếm
35,62% tổng số loài của toàn khu hệ) và 199 chi (chiếm 27,83% tổng số chi của toàn
khu hệ). Kết quả này phù hợp với nhận định của A. I. Tolmachop (1974) (ghi theo
13
Phùng Ngọc Lan và cộng sự, 1996): “Ở vùng nhiệt đới, thành phần thực vật khá đa
dạng, thể hiện ở chỗ là rất ít họ có thành phần loài chiếm đến 10% tổng số loài của hệ
thực vật và tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt 40-50% tổng số loài của cả hệ
thực vật”. Trong khi đó, ở Pù Luông 10 họ giàu loài nhất chỉ chiếm 35,62% chứng tỏ
thành phần họ rất đa dạng.
Khi xét về các họ giàu loài nhất của hệ, nhận thấy đa phần chúng đều là những
họ lớn và giàu loài của hệ thực vật Việt Nam, điển hình là các họ: Orchidaceae,
Rubiaceae, Euphorbiaceae, Lauraceae, Annonaceae,…. Trong số các họ giàu loài
nhất của hệ thực vật Pù Luông, Polypodiaceae có đến 34 loài và dưới loài được xếp
vào một trong 10 họ giàu loài. Điều đó khẳng định ở các vùng ẩm và thung núi đá vôi
của Pù Luông là một môi trường sống thuận lợi, thích hợp cho các loài của
Polypodiophyta phát triển.
Trong 181 họ thực vật của Pù Luông, có nhiều họ sự có mặt của nhiều loài thể
hiện tính chất của một hệ thực vật thuộc về á nhiệt đới trên núi cao hoặc mang tính
chất ôn đới với các đại diện điển hình thuộc các họ: Ericaceae (7 loài), Rosaceae (10
loài) và Theaceae (12 loài). Bên cạnh đó, còn có một số họ thực vật nguyên thủy
được tìm thấy ở đây như: Magnoliaceae (7 loài), Annonaceae (40 loài),
Chloranthaceae (2 loài), Aristolochiaceae (4 loài), Ranunculaceae (5 loài), Piperaceae
(12 loài), Lauraceae (45 loài),
3.1.1.3 Đa dạng bậc chi
Để đánh giá đa dạng hệ thực vật ở bậc chi, đã thống kê 10 chi giàu loài nhất của
hệ thực vật Pù Luông, mặc dù chỉ chiếm 1,40% tổng số chi nhưng có tới 158 loài và
dưới loài chiếm 10,31% so với tổng số loài của cả khu hệ, được thể hiện qua Bảng 3.7.

Bảng 3.7. 10 chi giàu loài nhất của hệ thực vật Pù Luông
TT Chi Họ Số loài Tỷ lệ %
1 Ficus Moraceae 31 2,02
2 Dendrobium Orchidaceae 19 1,24
3 Ardisia Myrsinaceae 16 1,04
4 Litsea Lauraceae 15 0,98
5 Asplenium Aspleniaceae 14 0,91
6 Lithocarpus Fagaceae 14 0,91
7 Liparis Orchidaceae 14 0,91
8 Dioscorea Dioscoreaceae 12 0,78
9 Diospyros Ebenaceae 12 0,78
10 Cinnamomum Lauraceae 11 0,72
10 chi giàu loài nhất (chiếm 1,40%) 158 10,31
14
Qua Bảng 3.7 cho thấy, trong số các chi giàu loài nhất có chi Ficus, là một chi
đại diện cho rừng nguyên sinh, cùng với Dendrobium và Liparis, là những chi đại diện
cho hệ thực vật á nhiệt đới núi vừa. Điều đó cho thấy tính chất của hệ thực vật ở Pù
Luông là á nhiệt đới núi vừa, đồng thời cũng cho thấy giá trị của tính nguyên sinh, đặc
sắc của hệ thực vật này. Sự có mặt của chi Asplenium một lần nữa cho thấy tính đa
dạng của Polypodiophyta.
- Các chi thực vật tàn di: Khu vực còn có nhiều loài là đặc trưng cho thực vật á
nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đệ tam, thuộc khu phân bố Việt Nam-Nam Trung Hoa còn
sót lại (Thái Văn Trừng, 1978) như các chi sau: Acer, Carex, Magnolia, Buddleja,
Cornus, Viola, Sorbus, Manglietia,… và cũng như nhiều chi và loài thuộc ngành
Pinophyta như: Taxus, Dacrycarpus, Amentotaxus, Podocarpus,…
3.1.2 Đa dạng về dạng sống
Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật. Khi phân chia dạng sống
của hệ thực vật Pù Luông, áp dụng hệ thống phân loại của C. Raunkiær (1934) và
Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), kết quả được trình bày qua Bảng 3.8.
Bảng 3.8. Số lượng và tỉ lệ các nhóm phổ dạng sống hệ thực vật Pù Luông

Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ %
Nhóm cây chồi trên Ph 1.283 83,69
Nhóm cây chồi sát đất Ch 129 8,41
Nhóm cây chồi nửa ẩn Hm 44 2,87
Nhóm cây chồi ẩn Cr 29 1,89
Nhóm cây một năm Th 48 3,13
Tổng cộng 1.533 100
Từ kết quả Bảng 3.8, chúng tôi đã lập được phổ dạng sống (SB-Spectrum of
Bilology), cho hệ thực vật khu BTTN Pù Luông, như sau:
SB = 83,69 Ph + 8,41 Ch + 2,87 Hm + 1,89 Cr + 3,13 Th.

Khi so sánh phổ dạng sống của khu hệ thực vật Pù Luông với một số kết quả
nghiên cứu trước đây ở các VQG và khu BTTN, kết quả được thể hiện tại Bảng 3.9.
Bảng 3.9 cho thấy phổ dạng sống của cả 5 hệ thực vật có một số điểm giống nhau
cơ bản, đó là sự ưu thế tuyệt đối của nhóm cây chồi trên (Ph). Cả 5 hệ thực vật này thì
nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm trên 50%, trong đó hệ thực vật Pù Luông có tỷ trọng
cao nhất (83,69%). Mặt khác, các nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm), chồi ẩn (Cr) và cây một
năm (Th) của Pù Luông thấp hơn nhiều so với hệ thực vật Cúc Phương, Bến En, Pù
Mát và Việt Nam. Đặc biệt, nhóm cây chồi ẩn (Cr) và nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) nhỏ
15
nhất (tương ứng là 1,89% và 2,87%) vì điều kiện núi đá vôi và đá khác có lớp mùn quá
mỏng nên các loài có chồi ẩn và nửa ẩn ít tồn tại.
Bảng 3.9. Bảng so sánh phổ dạng sống của các hệ thực vật khác nhau
Hệ thực vật Ph Ch Hm Cr Th
Khu BTTN Pù Luông 83,69 8,41 2,87 1,89 3,13
VQG Cúc Phương
(1)
57,78 10,46 12,38 8,37 11,01
VQG Pù Mát
(2)

78,88 4,14 5,76 5,97 5,25
VQG Bến En
(3)
75,88 5,83 8,50 6,12 3,67
Việt Nam
(4)
54,68 10,00 21,41 10,66 5,67

(1)
Phùng Ngọc Lan và cộng sự, 1996,
(2)
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, 2004,
(3)
Hoang Van Sam at al., 2008,
(4)
Lê Trần Chấn và cộng sự, 1999.

Qua đó cho thấy, hệ thực vật ở khu BTTN Pù Luông mang tính nhiệt đới và á
nhiệt đới ở núi thấp, điều kiện ẩm do địa hình phân cắt mạnh và dốc, nên dạng sống
chủ yếu là các nhóm cây dây leo sống lâu năm, cây thảo sống lâu năm, cây bụi, cây
gỗ vừa và nhỏ.
3.1.3 Đa dạng các yếu tố địa lý thực vật
Áp dụng hệ thống phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). Trong 1.533 loài và
dưới loài thì 1.488 loài và dưới loài đã được xác định yếu tố địa lý chiếm 97,06%
tổng số loài, còn 45 loài và dưới loài chưa đủ thông tin nên chúng tôi chưa đưa vào
yếu tố nào.
Hệ thực vật Pù Luông mang nhiều đặc điểm của một hệ thực vật nhiệt đới điển
hình với 69,02% yếu tố nhiệt đới, yếu tố đặc hữu chiếm 22,96%, yếu tố ôn đới chiếm
3,59%, yếu tố cây trồng chiếm 1,44% và thấp nhất là yếu tố toàn cầu chiếm 0,07%.
Trong nhóm các yếu tố nhiệt đới, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ cao nhất với

61,12% (tương đương 937 loài), trong khi đó tỷ lệ yếu tố liên nhiệt đới và cổ nhiệt
đới lần lượt là 2,54% và 5,35%, yếu tố đặc hữu chiếm 22,96%.
Xét trong mối quan hệ với các hệ thực vật láng giềng, hệ thực vật Pù Luông có sự
pha trộn của vùng lục địa châu Á (chiếm 15,46%), tiếp theo là yếu tố Đông Dương-Ấn
Độ với 10,96%, Đông Dương-Malezi với 10,70%, Đông Dương-Nam Trung Hoa với
10,63%, yếu tố Đông Dương-Himalaya với 7,96%, yếu tố Đông Dương với 5,41%.
Điều này phù hợp về cả khoảng cách địa lý và cả sự kiến tạo của địa chất.
Tính tách biệt của hệ thực vật Pù Luông được thể hiện qua tỷ trọng của yếu tố
đặc hữu và gần đặc hữu của Việt Nam (22,96%). Điều đó cho thấy khu BTTN Pù
Luông là một khu hệ khá đặc biệt, chứa đựng tính đa dạng sinh học cao trong đó có
khu hệ thực vật.
16
Ngoài ra, căn cứ vào “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005)
đã xác định được 166 loài và dưới loài không những phân bố từ Ninh Bình trở ra các
tỉnh phía Bắc và 188 loài và dưới loài từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam mà còn có
mặt tại khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa.
3.1.4 Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật
Khu BTTN Pù Luông chứa đựng nguồn tài nguyên thực vật không chỉ đa dạng
về thành phần loài mà còn đa dạng về giá trị sử dụng. Dựa vào các tài liệu chính:
Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (2007), Từ điển cây thuốc Việt Nam (1997, 2012), Danh
lục các loài thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005),… Trên cơ sở của kết quả nghiên
cứu, đã kiểm kê có 922 loài và dưới loài cây có ích chiếm 60,14% tổng số loài thực
vật của khu hệ thực vật. Trong đó, 551 loài và dưới loài chỉ cho 1 giá trị sử dụng
chiếm (35,94%) và 370 loài và dưới loài cho từ 2 giá trị sử dụng trở lên chiếm
24,14% tổng số loài. Chi tiết thể hiện trong Bảng 3.12.
Bảng 3.12. Các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật Pù Luông
TT Công dụng Ký hiệu

Số loài
*

Tỷ lệ %
1 Cây dùng làm thuốc M 737 48,08
2 Cây cho gỗ T 201 13,11
3 Cây ăn được Ed 177 11,55
4 Cây làm cảnh Or 127 8,28
5 Cây cho dầu Oil 22 1,44
6 Cây cho nhựa Sap 8 0,52
7 Cây cho tinh dầu E 18 1,17
8 Cây có độc Mp 21 1,37
9 Cây cho tanin Tn 24 1,57
10 Cây có công dụng khác U 68 4,44
*
Một loài có thể có 1 hoặc nhiều công dụng


Qua bảng trên cho thấy:
- Nhóm cây làm thuốc: Trong số 922 loài và dưới loài có giá trị sử dụng thì có
đến 737 loài và dưới loài được dùng làm thuốc, chiếm 48,08% tổng số loài của toàn
hệ cho thấy nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng.
Khi chọn lọc một số loài cây thuốc như: Thóc lép (Desmodium gangeticum),
Muồng lạc (Senna tora) và Sẻn (Zanthoxylum acanthopodium) để nghiên cứu ảnh
hưởng của các hợp chất courmarin lên một số chủng vi sinh vật gồm Escherichia coli,
Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus. Kết quả cho
17
thấy, 3 loài cây thuốc trong nghiên cứu này đều có khả năng kháng lại đồng thời 4
loại vi sinh vật gây bệnh.
- Nhóm cây cho gỗ: với 201 loài và dưới loài chiếm 13,11% cho gỗ sử dụng.
Tuy nhiên, do sự khai thác quá mức cho nên hiện nay trong tự nhiên chúng chỉ còn ít
chủ yếu nằm ở trong các thung núi đá vôi, đi lại khó khăn và gặp dưới dạng tái sinh.
- Nhóm cây ăn được (rau ăn, cho quả ăn được, các bộ phận khác ăn được và làm

thức ăn gia súc): Đối với người dân miền núi tình trạng thiếu lương thực và thực
phẩm luôn là sức ép lớn lên tài nguyên rừng.
+ Nhóm cây làm lương thực, thực phẩm: Các loài cây làm thức ăn chủ yếu là:
Khoai mài (Dioscorea spp.), Chân chim (Schefflera spp.), Tre nứa (Bambusa ssp.),
+ Nhóm cây có quả ăn được: Chủ yếu là các loài dưới đây được người dân khai
thác như: Dẻ lỗ (Lithocarpus fenestratus), Hồng quân (Flacourtia rukam), Sổ bà
(Dillenia indica), Chuối hoang nhọn (Musa acuminata),…
+ Nhóm cây làm rau ăn: Các loài đáng quan tâm nhất là Rau sắng (Melientha
suavis), Rau dớn (Diplazium esculentum), Luồng thanh hóa (Dendrocalamus
membranaceus), Nứa (Neohouzeaua dullooa), Mua leo (Medinilla assamica),…
+ Nhóm cây làm thức ăn cho gia súc: Thiên niên kiện (Homalomena occulta),
Dọc mùng (Alocasia odora), Thiên niên kiện lá lớn (Homalomena gigantea), Ráy
(Alocasia macrorrhizos),
- Nhóm cây làm cảnh: với 127 loài và dưới loài, điển hình là các loài Thông đất
sóng (Huperzia carinata), Kim tuyến (Anoectochilus spp.), Sung (Ficus spp.), Hải
đường (Begonia spp.), Lan hài (Paphiopedilum spp.), Nhẵn diệp (Liparis spp.), Mạn
kinh (Vitex spp.),…
- Nhóm cây chứa tinh dầu: gồm 18 loài và dưới loài, một số loài điển hình thuộc
các chi như: Bời lời (Litsea spp.), Long não (Cinnamomum spp.), Hoa giẻ (Desmos
spp.), Dấu dầu (Euodia spp.), Muồng truổng (Zanthoxylum spp.),…
- Nhóm cây cho nhựa: với các loài chủ yếu là Phèn đen (Phyllanthus
reticulatus), Thị vam (Diospyros dictyoneura), Sưng có đuôi (SemecarPùs caudata),
Trám lá đỏ (Canarium subulatum),….
- Nhóm cây cho tanin: với 24 loài và dưới loài được thống kê, điển hình như:
Bình bát (Annona reticulata), Sòi lá tròn (Sapium rotundifolium), Côm bắc bộ
(Elaeocarpus tonkinensis), …
- Nhóm cây cho dầu béo: nhóm này gồm có 22 loài và dưới loài như: Lai
(Aleurites moluccana), Dây đông cuống ngắn (Cleidion brevipetiolatum), Dầu mè
(Jatropha curcas), Bùng bục (Mallotus barbatus), Trẩu nhăn (Vernicia montana), ….
18

- Nhóm cây có độc: được người dân khai thác chủ yếu thuộc các loài Sưn có
đuôi (Semecarpus caudata), Lá ngón (Gelsemium elegans),…
- Nhóm cây có công dụng khác (phân xanh, dây buộc, nhuộm, đan lát, sợi…): Đây
là những nhóm có số lượng ít nhưng rất có giá trị trong công nghiệp.
+ Làm phân xanh: nhóm này được người dân sử dụng các loài thực vật có sãn
trong tự nhiên nhằm cải thiện đất đai với các loài điển hình là: Cỏ lào (Eupatorium
odoratum), Muồng lạc (Senna tora),…
+ Nhóm cây cung cấp nguyên liệu cho đan lát và vật liệu xây dựng, các loài chủ
yếu là: Mây lá lẽo (Calamus salicifolius), Mây sừng (Calamus ceratophorus), Mây
nếp (Calamus tetradactylus),….; Ngoài ra, khu vực này đang trồng loại cây công
nghiệp rất phát triển là Luồng thanh hóa (Dendrocalamus membranaceus), bước đầu
đã phát huy được hiệu quả kinh tế là giảm đói, nghèo của người dân sống ở vùng đệm
khu BTTN nói chung và miền tây Thanh Hóa nói chung.
+ Nhóm cây có thể lấy sợi, với một số loài chủ yếu là Cò ke lá lõm (Grewia
paniculata), Đay bắc bộ (Boehmeria tonkinensis),…
Như vậy, các nhóm thực vật được người dân địa phương ở khu BTTN Pù Luông
khai thác và sử dụng có những giá trị, công dụng rất đa dạng. Điều này khẳng định
thực vật ở đây đã giải quyết tại chỗ phần nào nhu cầu lương thực, thực phẩm, thuốc
men, vật liệu xây dựng, củi đun, cho người dân.
3.1.5 Nhóm các loài thực vật hiếm và tình trạng bảo tồn
Dựa trên kết quả điều tra, thu mẫu và định loại đã xác định được 200 loài và
dưới loài thực vật hiếm và tình trạng bảo tồn ở Pù Luông. Theo Sách Đỏ Việt Nam
(2007) với 56 loài và dưới loài, Nghị định 32/2006/NĐ-CP với 14 loài và dưới loài,
IUCN (2012) với 20 loài và dưới loài và công ước CITES (2011) với 131 loài và dưới
loài được trình bày tại Bảng 3.13.
Bảng 3.1. Phân bố của các loài hiếm và tình trạng bảo tồn
Mức độ bị đe dọa CR

EN


VU

LR

IA

IIA

I II Tổng

Sách đỏ VN (2007) 3 14 39
56
Nghị định 32 (2006) 9 15
24
IUCN (2012) 3 4 7 6
20
CITES (2011) 3 128

131

Như vậy, qua đây cho thấy được giá trị nguồn gen độc đáo của của các phân bố
ở núi đá vôi nói riêng và hệ thực vật Việt Nam nói chung. Vì vậy, đây là cơ sở để các
cơ quan chức năng cần có những chính sách hợp lý để bảo tồn và phát triển bền vững
chúng trong tương lai.



19
3.2 ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG
3.2.1 Các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật khu vực nghiên cứu

Nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật khu BTTN Pù Luông, gồm 5
nhóm chính: sinh khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, con người và khu hệ thực vật.
Trên cơ sở kết quả quá trình nghiên cứu, mô tả về các quần xã thực vật theo các
điểm, tuyến nghiên cứu, áp dụng hệ thống phân loại các đơn vị thảm thực vật trên
quan điểm của M. Schmid (1974) khi đánh giá các đơn vị thảm thực vật Việt Nam và
hệ thống phân loại các kiểu thảm của Thái Văn Trừng (1978), đã xác định được vai
trò của các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh các kiểu thảm thực vật ở Pù Luông và
được tóm tắt tại Bảng 3.14.
Bảng 3.14. Các yếu tố sinh thái phát sinh thảm thực vật Pù Luông

Khí
hậu
Đai độ
cao
Thổ nhưỡng Địa hình

Thảm thực vật
Acrisol mầu vàng
xám, xám nâu
Đỉnh đồi Rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt
đới cây lá rộng
Acrisol mầu vàng
xám, xám nâu
Sườn núi

Rừng thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm
nhiệt đới cây lá rộng
Acrisol mầu vàng
xám, xám nâu
Sườn núi


Rừng thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm
nhiệt đới cây lá rộng hỗn giao tre nứa
Acrisol mầu
vàng xám
Chân núi

Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa
hơi ẩm nhiệt đới
Acrisol mầu
vàng xám
Chân núi

Trảng cỏ thứ sinh thường xanh mưa hơi
ẩm nhiệt đới
Renzit mầu nâu
vàng, mầu đen
Dông
núi
Rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt
đới cây lá rộng trên đá vôi
Luvisol/ Leptosol
mầu vàng xám
Sườn núi

Rừng thứ sinh nửa rụng lá mưa hơi ẩm
nhiệt đới cây lá rộng trên đá vôi
Mưa
hơi
ẩm

nhiệt
đới
Dưới
700m
(đất
thấp)
Luvisol/ Leptosol

Chân núi

Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa
hơi ẩm nhiệt đới trên đá vôi
Renzit mầu nâu
vàng, mầu đen
Đỉnh núi
đá vôi có
núi khác
cao hơn
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt
đới núi thấp cây lá rộng trên đá vôi
Renzit mầu nâu
vàng, mầu đen
Đỉnh đá
vôi
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt
đới núi thấp cây lá rộng đỉnh núi đá vôi
Renzit mầu nâu
vàng, mầu đen
Yên
ngựa

Rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim ẩm á
nhiệt đới núi thấp trên đá vôi
Luvisol mầu
vàng xám
Sườn núi

Rừng thứ sinh nửa rụng lá mưa ẩm á nhiệt
đới cây lá rộng trên đá vôi
Luvisol mầu xám

Sườn,
vách núi
Tr
ảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa ẩm
á nhiệt đới trên đá vôi
Mưa
ẩm á
nhiệt
đới
Trên
700m
(núi
thấp)
Acrisol mầu xám
nâu
Sườn núi
(bazan)
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt
đới núi thấp cây lá rộng


20
Khí
hậu
Đai độ
cao
Thổ nhưỡng Địa hình

Thảm thực vật
Cabisol mầu xám
đen, mầu vàng
xám
Đỉnh núi
(bazan)
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt
đới cây lá rộng trên đỉnh núi
Acrisol mầu xám
nâu
Sườn núi
(bazan)
Rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm á
nhiệt đới núi thấp cây lá rộng
Acrisol mầu xám

Chân núi

Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa
ẩm á nhiệt đới núi thấp
Thảm thực vật nhân tác
Gleysol Rừng luồng
Gleysol Rừng trồng cây gỗ

Fluvisol Lúa nước
Gleysol Nương rẫy

Gleysol Quần xã thực vật quanh khu dân cư

3.2.2 Thảm thực vật tự nhiên
3.2.2.1 Thảm thực vật nhiệt đới
a. Thảm thực vật địa đới
(1) Rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng
Kiểu rừng phân bố ở độ cao 400-700 m, trên một số sườn những ngọn đồi tròn
và chân của đỉnh núi được cấu tạo bởi đá phiến, thường không dốc lắm và được bao
phủ bởi thực vật thứ sinh như thảm cỏ, cây bụi và rừng thứ sinh cũng như các loại
cây trồng nông nghiệp. Một diện tích nhỏ rừng kín còn sót lại đã được quan sát dọc
theo dòng suối ở chân dãy núi đá vôi nằm ở hướng đông của thôn Khuyn, Ấm (Cổ
Lũng), Kho Mường (Thành Sơn), Bản Đuốm, Hang (Phú Lệ), Bản Pan (Phú Xuân).
(2) Rừng thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng
Kiểu rừng có nguồn gốc phục hồi từ đất nương rẫy cũ bỏ hoang đã lâu ngày hoặc
phục hồi từ rừng bị khai thác kiệt. Phân bố chủ yếu ở Bản Đôn (Thành Lâm), Pà Pan
(Thành Sơn), Tân Sơn (Thanh Xuân), Eo Điếu (Cổ Lũng).
(3) Rừng thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng hỗn giao tre nứa
Kiểu rừng cây lá rộng hỗn giao tre nứa phân bố chủ yếu ở độ cao 500 đến 700 m
so với mặt nước biển và thường ở chân núi (khu vực có độ ẩm cao), gần làng của Bản
Hang, Bản Đuốm (Phú Lệ), thôn Bầm (Thành Lâm), Eo Điếu (Cổ Lũng), thôn Báng
(Thành Sơn).
(4) Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới
Trảng cây bụi thứ sinh được hình thành do khai thác quá mức theo phương thức
chặt trắng hoặc tái sinh từ các trảng cỏ bỏ hoang sau nương rẫy, gặp ở hầu hết các
điểm, tuyến thu mẫu.
21
(5) Trảng cỏ thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới

Trảng cỏ thứ sinh là hậu quả của phương thức canh tác nương rẫy tự do từ lâu
đời, gặp ở hầu hết các điểm, tuyến nghiên cứu.
b. Thảm thực vật phi địa đới
Thảm thực vật phi địa đới được hình thành trên đá vôi, do tính chất đặc biệt và
nhạy cảm đó, quy luật phân bố, cấu trúc của các quần xã thực vật trên đá vôi không
tuân theo các quy luật về đới và đai.
(1) Rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng trên núi đá vôi
Kiểu rừng phân bố lên đến độ cao khoảng 700 m, được quan sát và nghiên cứu ở
trên các sườn núi thấp hoặc có độ cao trung bình của những dãy núi đá vôi xói mòn ở
xã Cổ Lũng và xã Phú Lệ từ độ cao 200 m lên tới 600 m. Hiện tại rừng chỉ còn là
những diện tích rất nhỏ đan xen với các trạng rừng thứ sinh khác.
(2) Rừng thứ sinh nửa rụng lá mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng trên đá vôi
Do tính chất nền đá vôi ở sườn núi luôn để mất nước, nên bề mặt phong hóa
thường bị khô. Mặc dù, khu vực nghiên cứu nằm trong sinh khí hậu nhiệt đới mưa
mùa ẩm nhưng vào mùa khô nhiều cây gỗ vẫn bị rụng lá. Đây là điểm đặc trưng của
thảm thực vật phi địa đới mà Thái Văn Trừng (1978 và 1999) gọi là kiểu trái hay kiểu
phụ thổ nhưỡng. Phân bố chủ yếu ở Lũng Cao, Cổ Lũng, Phú Lệ, Phú Xuân.
(3) Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới trên đá vôi
Nguồn gốc hình thành từ canh tác bỏ hoang khu vực chân núi đá vôi của hầu hết
các điểm và tuyến nghiên cứu (Phú Lệ, Phú Xuân, Thành Sơn, Lũng Cao, Cổ Lũng).
3.2.2.2 Thảm thực vật á nhiệt đới trên núi
a. Thảm thực vật địa đới
(1) Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng
Đá bazan trong khu vực được nghiên cứu tạo nên dãy núi cao nhất và lớn nhất, đó
là dãy Pù Luông. Đây là một dãy núi đá lớn chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam với
độ cao chủ yếu là 1300-1500 m. Những khoảng rừng còn chưa bị tác động của con
người tại dãy núi Pù Luông được nghiên cứu dọc theo giông núi ở độ cao 1500-1650
m, khá hẹp và dài. Sương mù tạo nên cho những khu rừng này có độ ẩm cao và luôn
ẩm ướt thậm chí cả trong mùa khô.
(2) Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới cây lá rộng trên đỉnh núi

Trên các sườn hoặc các vách đá dốc cũng như một số đỉnh núi và trên đường đỉnh
của dãy núi Pù Luông, rừng gần như nguyên sinh. Bề ngoài cũng như thành phần loài
khác biệt với kiểu rừng kín có cùng độ cao trên các sườn, các thung lũng hoặc trên
đường đỉnh đó lá kiểu rừng kín thấp (rừng lùn). Những kiểu rừng kín thấp đặc biệt có
thể là một dạng không phân tầng của dạng rừng cao điển hình mọc trên các chỗ rộng
22
nhất của đường đỉnh. Kiểu rừng được quan sát và nghiên cứu tại các đỉnh núi bazan
riêng lẻ của phần giữa sườn Đông Bắc dãy Pù Luông tại độ cao 1600 m.
(3) Rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng
Phân bố chủ yếu ở các xã Cổ Lũng, Thành Sơn, Thành Lâm, Thanh Xuân, Phú
Xuân và Phú Lệ.
(4) Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
Được hình thành sau tác động khai thác kiệt quệ hoặc canh tác nương rẫy bỏ
hoang, đang trong giai đoạn diễn thế để trở thành rừng non hay rừng thứ sinh. Trảng
cây bụi được gặp ở các xã của khu BTTN Pù Luông.
b. Thảm thực vật phi địa đới
(1) R
ừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng trên đá vôi

Phân bố ở khu vực xã Cổ Lũng và xã Phú Lệ ở độ cao 700-950 m, trên các khu
vực dông núi, yên ngựa cao nhất của núi đá vôi nhưng tiếp giáp với núi đá khác cao
hơn, diện tích không lớn.
(2) R
ừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng trên đỉnh đá vôi

Rừng kín có ngoại mạo như một dạng rừng lùn điển hình khu vực đỉnh núi đá
vôi. Tuy nhiên, rừng trên đỉnh núi có diện tích nhỏ, khá hẹp và trải dài theo các dông
núi hoàn toàn là đá vôi. Được phân bố chủ yếu tại khu vực xã Cổ Lũng và Phú Lệ ở
độ cao 700-935 m.
(3) Rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp trên đá vôi

Kiểu rừng còn sót lại tại rất ít trên các đỉnh núi thuộc khu vực Eo Điếu (Cổ Lũng),
Bản Đuốm (Phú Lệ) ở độ cao 800-1100 m, trên các yên ngựa cao nhất của núi đá vôi
tiếp giáp với núi đá khác cao hơn.
(4) Rừng thứ sinh nửa rụng lá mưa ẩm á nhiệt đới cây lá rộng trên đá vôi
Trên các sườn đá vôi ở độ cao trên 700m, do rừng trước đây bị chặt chọn nên
cấu trúc tầng thứ bị phá vỡ ít nhiều, hiện đang trong quá trình tái sinh. Kiểu rừng
phân bố ở các khối núi đá vôi cao với sự xuất hiện của một số loài cây gỗ rụng lá vào
mùa khô ở các xã Cổ Lũng, Thành Sơn, Phú Lệ.
(5) Trảng cây bụi thứ sinh mưa ẩm á nhiệt đới trên đá vôi
Được hình thành do hoạt động khai thác quá mức của con người, bên cạnh đó do
độ dốc cao, nền đất bị xói lở nên thảm thực vật bị suy thoái nhanh. Kiểu thảm gặp ở các
xã Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Thành Lâm, Lũng Cao, Thành Sơn và Cổ Lũng.
23
3.2.3 Thảm thực vật nhân tác
3.2.3.1 Rừng trồng
a. Rừng luồng
Luồng thanh hóa (Dendrocalamus membranaceus) được trồng rất phổ biến trong
khu vực nghiên cứu từ độ cao vài chục mét lên đến độ cao hơn 250 m. Gặp ở tất cả các
xã của khu Bảo tồn.
b. Rừng trồng cây gỗ
Các loài Keo (Acacia spp.), Bạch đàn (Eucalyptus spp.), Giổi nhiều hoa
(Michelia floribunda), Giổi lá láng (Michelia faveolata), Quế thanh (Cinnamomum
cassia) là cây trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc được trồng phổ
biến trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
3.2.3.2 Các quần xã canh tác nông nghiệp
a. Lúa nước
Lúa nước: là một dạng quan trọng của đất canh tác, thường gần khu vực dân cư.
b. Nương rẫy và hoa màu
Ngoài ngô và lúa trên đất bằng còn được trồng nhiều cây rau ngắn ngày như
đậu, lạc, rau các loại, cây thực phẩm, hoa cảnh, … phục vụ tại chỗ và một phần cho

nhu cầu đô thị.
c. Quần xã thực vật quanh khu dân cư
Quanh khu dân cư trồng chủ yếu gồm các loài cây ăn quả cùng các cây lâu năm,
cây ăn quả khác. Phân bố theo các điểm dân cư, mang tính truyền thống, phần lớn là các
cây trồng theo thói quen và tập quán địa phương và một phần có tính chất hàng hoá.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN
1. Hệ thực vật khu BTTN Pù Luông đã xác định được 1.533 loài và dưới loài thuộc 715
chi, 181 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch: Psilotophyta, Lycopodiophyta,
Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta. Trong đó, Magnoliophyta
đa dạng nhất, chiếm 88,71% tổng số loài.
2. 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật Pù Luông chiếm 35,62% tổng số loài và
27,83% tổng số chi. Họ có nhiều loài nhất là Orchidaceae với 155 loài.
3. Có 10 chi giàu loài nhất chiếm 10,31% tổng số loài của hệ thực vật, trong đó chi
nhiều loài nhất là Ficus với 31 loài.
4. Đã lập phổ dạng sống của hệ thực vật khu BTTN Pù Luông như sau: SB = 83,69
Ph + 8,41 Ch + 2,87 Hm + 1,89 Cr + 3,13 Th.
5. Hệ thực vật Pù Luông có 5 yếu tố địa lý chính, trong đó yếu tố nhiệt đới cao nhất
với 69,02%, yếu tố đặc hữu chiếm 22,96%, yếu tố ôn đới chiếm 3,59%, yếu tố cây trồng
24
1,44% và yếu tố toàn cầu 0,07%. Bổ sung vùng phân bố tại Thanh Hóa của 166 loài và
dưới loài (vùng phân bố cũ: từ Ninh Bình trở ra các tỉnh phía Bắc) và 188 loài và dưới
loài (vùng phân bố cũ: từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam).
6. Về giá trị sử dụng: nhóm cây làm thuốc có số loài cao nhất với 737 loài và dưới loài,
nhóm cây cho gỗ 201 loài và dưới loài, nhóm cây ăn được 177 loài và dưới loài, nhóm
cây làm cảnh 127 loài và dưới loài, nhóm cây có công dụng khác 68 loài và dưới loài và
thấp nhất là nhóm cây cho nhựa 8 loài.
7. Đã xác định được 56 loài và dưới loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong
Sách Đỏ Việt Nam (2007), 24 loài và dưới loài nằm trong Danh mục của Nghị Định

32/2006/NĐ-CP, 20 loài và dưới loài theo tiêu chuẩn IUCN (2012) và 131 loài và
dưới loài có trong danh sách của CITES (2011).
8. Thảm thực vật khu BTTN Pù Luông được mô tả gồm 22 đơn vị thảm thuộc hai nhóm
quần hệ: Thảm thực vật tự nhiên (17 đơn vị) và thảm thực vật nhân tác (5 đơn vị).
9. Đã thành lập bản đồ thảm thực vật khu BTTN Pù Luông tỷ lệ 1/100.000 gồm 15
đơn vị, trong đó có 2 đơn vị kiểu rừng kín, 3 đơn vị rừng thứ sinh, 5 đơn vị trảng cỏ -
trảng cây bụi thứ sinh, 5 đơn vị thảm nhân tác.

B. KIẾN NGHỊ
1. Cần phải xây dựng hệ thống ô định vị để nghiên cứu, giám sát các quy luật của hệ
sinh thái rừng và sự biến đổi đa dạng sinh học ở Pù Luông. Trong đó, chú ý các loài
có giá trị kinh tế.
2. Đầu tư xây dựng một số mô hình kinh tế hộ gia đình nhằm phát triển kinh tế hộ gia
đình tại các địa phương trong vùng lõi và vùng đệm khu BTTN nhằm giảm thiểu áp
lực sự tác động của cộng đồng lên tính đa dạng hệ thực vật Pù Luông.

×