Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tóm tắt luận văn tiếng việt nghiên cứu chẩn đoán, điều trị vi phẫu thuật u màng não lành tính cạnh đường giữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.49 KB, 24 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuật ngữ u màng não cạnh đường giữa (UMNCĐG)
(Parasagittal Meningioma) được dùng để chỉ các UMN liên quan đến
xoang tĩnh mạch dọc trên (XTMDT), màng não vòm sọ và liềm đại
não lân cận. Theo nhiều nghiên cứu, UMNCĐG là một trong những
vị trí hay gặp nhất của UMN nội sọ với tỷ lệ dao động từ 18-30%.
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2000 và 2007),
UMN điển hình (chiếm trên 90%). Đây là loại u lành tính, có tiên
lượng tốt nhất trong các loại u não.
Cho đến nay, phẫu thuật (PT) vẫn là biện pháp điều trị phổ biến,
hiệu quả nhất cho các UMNCĐG, đặc biệt là các khối u có kích thước
lớn. Thách thức lớn nhất đối với PT cho các UMNCĐG là khả năng
cắt bỏ triệt để khối u, đồng thời phải bảo tồn được tuần hoàn tĩnh
mạch (XTMDT và các tĩnh mạch dẫn lưu).
Đã có nhiều nghiên cứu về chẩn đoán, điều trị các UMN nội sọ
nói chung tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách tổng
quát về dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, kết quả PT
và theo dõi lâu dài UMNCĐG chưa được đề cập đến nhiều. Với mục
đích góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị PT các
UMNCĐG, nghiên cứu sinh thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chẩn
đoán, điều trị vi phẫu thuật u màng não lành tính cạnh đường
giữa”. Mục tiêu của đề tài:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh các UMNCĐG
lành tính.
2. Đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật các UMNCĐG. Theo
dõi, đánh giá sự tái phát u.
Đóng góp mới của luận án: Đây là nghiên cứu có tính chất hệ
thống về chẩn đoán, điều trị vi phẫu thuật u màng não lành tính cạnh
đường giữa ở Việt Nam. Một số đóng góp mới của luận án:



2
- Nêu ra được một số đặc điểm dịch tễ, các triệu chứng lâm sàng
thường gặp của UMNCĐG.
- Nêu được giá trị của các phương pháp CLVT, CHT, chụp mạch
số hóa xóa nền, gây tắc mạch chọn lọc trước mổ trong chẩn đoán,
hoạch định kế hoạch PT.
- Với thời gian theo dõi dài (trung bình 42,7 tháng) nghiên cứu đã
đưa ra được kết quả sau PT (mức độ PT triệt để u, kết quả gần, xa);
tái phát u sau PT (tỷ lệ tái phát, thời gian tái phát).
Bố cục của luận án: luận án gồm 130 trang, trong đó có 50 bảng,
41 hình và 7 biểu đồ. Phần đặt vấn đề (3 trang); chương 1: tổng quan
tài liệu (37 trang); chương 2: đối tượng và phương pháp nghiên cứu
(18 trang); chương 3: kết quả nghiên cứu (31 trang); chương 4: bàn
luận (38 trang); kết luận (2 trang); kiến nghị (1 trang); danh mục các
công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án (1 trang); tài
liệu tham khảo (158 tài liệu gồm 39 tài liệu tiếng Việt, 119 tài liệu
tiếng Anh); các phụ lục.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh u màng não cạnh đƣờng giữa
trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Bệnh u màng não cạnh đường giữa theo y văn thế giới
Năm 1922, Cushing là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ
UMNCĐG (Parasagittal Meningioma). Cho tới nay có nhiều nghiên
cứu về PT các UMNCĐG. Các nghiên cứu được tiến hành chủ yếu
trong 5-10 năm, số BN nghiên cứu trung bình: 7-12 BN/năm.
1.1.2. Các nghiên cứu u màng não cạnh đường giữa ở Việt Nam
Một số nghiên cứu về UMNCĐG tại Việt Nam:
- Nghiên cứu hồi cứu của Phan Trung Đông, Võ Văn Nho,


3
Nguyễn Phong (2002) trên 43 trường hợp UMNCĐG được PT tại
Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/1996 đến 12/2000.
- Nghiên cứu của Nguyễn Thế Hào, Phạm Quỳnh Trang (2011),
hồi cứu 41 UMNCĐG được PT tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng
4/2004 đến tháng 4/2010.
1.2. Giải phẫu màng não, xoang tĩnh mạch dọc trên và các vùng
não lân cận
- Cấu trúc màng não. Màng não gồm 3 lớp: màng cứng, màng
nhện và màng mềm (màng nuôi).
- Xoang tĩnh mạch dọc trên nằm dọc ở đường giữa từ lỗ tịt trước
mào gà xương sàng tới ụ chẩm trong. XTMDT nhận máu từ các tĩnh
mạch trên bề mặt não mỗi bên với số lượng và kích thước không đều
nhau. Ở 1/3 trước, XTMDT hẹp hơn và số lượng tĩnh mạch đổ vào
xoang ít hơn và nhỏ hơn so với 1/3 giữa và sau.
UMNCĐG được chia thành 3 loại dọc theo XTMDT:
+ 1/3 trước: Tính từ mảnh sàng đến khớp trán đỉnh.
+ 1/3 giữa: Tính từ khớp trán đỉnh đến khớp Lambda.
+ 1/3 sau: Tính từ khớp Lambda đến ụ chẩm trong.
- Hai bên đường giữa là hai bán cầu đại não. Mặt trong bán cầu đại
não có một vùng quan trọng liên quan đến các UMNCĐG, đó là tiểu
thùy cạnh trung tâm. Đây là trung khu phân tích vận động, cảm giác
của vỏ não.
1.3. Dịch tễ học u màng não cạnh đƣờng giữa
- Khái niệm UMNCĐG: Là thuật ngữ dùng để chỉ các khối u
màng não liên quan đến xoang tĩnh mạch dọc trên, màng cứng vòm
sọ và liềm đại não.
- Tần suất: UMNCĐG/UMN nội sọ: 16-27%.
1.4. Giải phẫu bệnh

Theo phân loại của TCYTTG (2000, 2007), các UMN được chia

4
theo ba mức độ: lành tính (điển hình), không điển hình, ác tính
(thoái sản, giảm biệt hóa). Trong đó, trên 90% UMN là các UMN
lành tính, điển hình.
1.5. Chẩn đoán u màng não cạnh đƣờng giữa
Khái quát vai trò của các biện pháp chẩn đoán hình ảnh trong
chẩn đoán UMNCĐG:
- Chụp CLVT có vai trò trong chẩn đoán xác định vị trí, kích
thước, mật độ của khối u.
- Chụp CHT có giá trị hơn hẳn CLVT trong việc xác định tính
chất, mật độ, phạm vi của khối u; mức độ phù não quanh u. Đặc biệt,
CHT có giá trị xác định mối liên quan của khối u với XTMDT.
- Chụp mạch não có giá trị xác định nguồn mạch nuôi khối u,
đặc biệt có giá trị trong đánh giá tình trạng XTMDT, tuần hoàn tĩnh
mạch. Đối với các khối u lớn, tăng sinh mạch thông qua chụp mạch
tiến hành tắc mạch chọn lọc trước mổ (TMCLTM) giúp giảm lượng
máu mất trong PT, đồng thời giúp cho việc lấy u dễ dàng hơn.
1.6. Điều trị các u màng não cạnh đƣờng giữa
Các nguyên tắc phẫu thuật
Theo Black (2007): PT là sự lựa chọn điều trị cho hầu hết các
UMNCĐG. Mục đích chính của PT gồm:
1, Cắt bỏ toàn bộ u (nếu có thể), bằng cách đó có thể chữa
khỏi bệnh cho BN hoặc làm thay đổi sự phát triển tự nhiên của bệnh.
2, Phục hồi hoặc làm cải thiện các triệu chứng hoặc thiếu hụt
thần kinh do u gây ra.
Các quan điểm phẫu thuật
Theo Lee (2008), những quan điểm mang tính nguyên tắc đã
được thống nhất trong việc PT các UMNCĐG:

1, Phải bảo tồn các tĩnh mạch dẫn lưu vào xoang, đặc biệt
nhóm tĩnh mạch trung tâm liên quan đến 1/3 giữa XTMDT.

5
2, Bảo tồn tránh gây tổn thương XTMDT khi chưa bị tắc hoàn
toàn.
3, Có thể cắt bỏ hoàn toàn XTMDT khi bị tắc hoàn toàn, nếu
tuần hoàn bên tĩnh mạch tốt.
Theo nguyên tắc này, đối với các khối u ở 1/3 trước, có thể
cắt bỏ toàn bộ khối u bao gồm cả XTMDT, ngay cả khi xoang vẫn
còn hoạt động. Đối với các khối UMNCĐG ở 1/3 giữa và 1/3 sau
không xâm lấn XTMDT, khả năng PT triệt để u không có nhiều bàn
cãi. Tuy nhiên, vẫn còn tranh cãi về tính triệt để của PT đối với các
khối UMNCĐG 1/3 giữa và 1/3 sau khi xoang tĩnh mạch còn lưu
thông, đó là:
1- Cắt triệt để khối u, bao gồm cả phần thâm nhiễm vào
xoang rồi tái tạo xoang.
2- Cắt toàn bộ khối u, để lại phần u thâm nhiễm vào xoang
(sau đó điều trị củng cố bằng xạ phẫu).
Với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực xạ phẫu, sự kết hợp
PT và xạ phẫu trong điều trị UMNCĐG đã cho những kết quả khả
quan, đặc biệt là chất lượng cuộc sống của BN sau điều trị. Chính vì
vậy, quan điểm thứ hai “cắt toàn bộ khối u, để lại phần u thâm nhiễm
vào xoang, sau đó điều trị củng cố bằng xạ phẫu” được nhiều tác giả
lựa chọn trong những năm gần đây [51],[60],[144].
Đây cũng là quan điểm PT được lựa chọn của nghiên cứu.
1.7. Tái phát sau phẫu thuật, thái độ xử trí
Theo Kondziolka (1998), Sughrue (2010), thái độ xử trí đối
với các UMN tái phát:
- Xạ phẫu chỉ định cho các khối u nhỏ, kích thước < 3cm,

không có triệu chứng hoặc người cao tuổi.
- PT lại cho các khối u kích thước lớn, > 3cm, có triệu chứng
hoặc điều trị xạ phẫu thất bại (u tiếp tục phát triển).

6

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Gồm 74 UMNCĐG lành tính, điển hình được chẩn đoán, PT và
có kết quả mô bệnh học tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
trong thời gian 10 năm, từ tháng 4 năm 2002 đến tháng 4 năm 2012.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu kết hợp hồi cứu, không đối chứng.
Số lượng BN tiến cứu là 44/74 (59,5%), 40,5% hồi cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu dựa vào công thức:
2
1- /2
2
pq
n=Z .
d

Trong đó: n: số BN cần nghiên cứu; α: hệ số tin cậy ở mức
xác xuất 95% cho kết quả nghiên cứu (α = 0,05); p: tỷ lệ thành công
của phương pháp PT đối với các UMNCĐG (ước tính khoảng 80%,
theo Caroli, DiMeco, Raza); d: sai số ước lượng, tỷ lệ thất bại được
chấp nhận 10%.
Theo công thức, số BN cần nghiên cứu ít nhất là 62. Trên

thực tế, số BN tiến hành nghiên cứu là 74.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Mục tiêu 1:
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ
- Tần suất UMNCĐG/ UMN nội sọ nói chung.
- Thời gian phát hiện bệnh.
- Vị trí u: 1/3 trước, 1/3 giữa, 1/3 sau.
- Kích thước u: < 3cm, 3-5cm, > 5cm.
- Tiền sử BN.

7
2.3.2. Nghiên cứu lâm sàng
- Thống kê các triệu chứng, hội chứng lâm sàng.
- Đánh giá tình trạng lâm sàng khi vào viện, theo thang điểm
Karnofsky (Karnofsky Performance Status/ KPS), chia làm 4 nhóm:
I: 80-100 điểm, II: 60-70 điểm, III: 40-50 điểm, IV: 10-30 điểm.
2.3.3. Nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh
 Phân tích các đặc điểm hình ảnh trên phim X quang quy ước
Các dấu hiệu bất thường trên phim X quang quy ước: dấu hiệu
tăng sinh xương, phá hủy xương, dấu hiệu rãnh mạch bất thường.
 Phân tích các đặc điểm hình ảnh trên phim CLVT
- Tỷ trọng, tính đồng nhất của u.
- Các dấu hiệu sau khi tiêm thuốc cản quang.
- Mức độ chính xác của CLVT trong chẩn đoán UMNCĐG:
được xác định bằng số trường hợp chẩn đoán chính xác/tổng số BN.
 Hình ảnh các u màng não trên phim CHT
- Đặc điểm của khối u trên phim CHT chưa tiêm thuốc và sau
tiêm thuốc đối quang từ.
- Giá trị của CHT phát hiện u xâm lấn XTMDT: tính độ nhạy
(Se), độ đặc hiệu (Sp), độ chính xác (Acc) đối chiếu với kết quả quan

sát trong mổ.
 Chụp mạch não
- Xác định: mức độ tăng sinh mạch, các nguồn mạch nuôi u,
kiểu mạch nuôi u, tình trạng XTMDT, tuần hoàn bên tĩnh mạch
vùng lân cận khối u.
- Giá trị của chụp mạch não trong đánh giá XTMDT xâm lấn
(hẹp hay tắc) bằng độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp), độ chính xác
(Acc), đối chiếu với kết quả quan sát trong mổ.



8
Mục tiêu 2:
2.3.5. Đánh giá kết quả phẫu thuật
 Mức độ PT lấy u: Đánh giá theo phân loại của Simpson (1957).
 Thời gian PT, lượng máu truyền bổ sung
 Tai biến trong mổ - Biến chứng sau PT
 Kết quả mô bệnh học
 Kết quả gần: Theo Ojemann (1992), chia thành ba nhóm: Tốt,
trung bình, kém.
 Kết quả xa sau PT.
Dựa trên lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh kiểm tra sau mổ 6 tháng.
- Lâm sàng: Theo Ojemann (1992), chia làm 3 mức độ dựa theo
thang điểm của Karnofsky: Tốt (KPS: 80- 100 điểm), trung bình
(KPS: 60- 70 điểm), kém (KPS: 10- 50 điểm).
- Chẩn đoán hình ảnh: Dựa trên CLVT hoặc CHT sau mổ ở lần
kiểm tra đầu tiên (3-6 tháng sau mổ), đánh giá mức độ triệt để của
PT: không còn u, còn một phần nhỏ u, còn phần lớn u.
2.3.6. Tái phát sau phẫu thuật - Điều trị
Định kỳ kiểm tra sau mổ bằng CLVT hoặc CHT: 6 tháng/1 lần

trong năm đầu, 1 năm/1 lần cho những năm tiếp theo đối với những
trường hợp sau lần chụp đầu tiên xác định hết u. Đối với những
trường hợp u còn sót lại sau PT hoặc khi phát hiện tái phát, tiến hành
chụp 3 tháng/1 lần.
Điều trị tái phát: Xạ phẫu, PT lại, theo dõi.
2.4. Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được tính theo tỷ lệ phần trăm, giá trị trung
bình, độ lệch chuẩn theo từng đặc điểm của biến số nghiên cứu. Các
so sánh và kiểm định được sử dụng bằng test χ
2
hoặc Student với p <
0,05. Phân tích số liệu theo chương trình SPSS 17.0.


9
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học, thời gian phát hiện bệnh, vị trí,
kích thƣớc của u màng não cạnh đƣờng giữa lành tính
3.1.1. Tần suất: UMNCĐG/UMN nội sọ: 33,9%.
3.1.2. Tuổi và giới
- Tuổi: Bảng 3.1, biểu đồ 3.1. Tuổi trung bình: 48,0±11,5. Nhóm
tuổi thường gặp nhất 41-60 (62,1%).
- Giới: Bảng 3.2, biểu đồ 3.2. Nữ chiếm ưu thế, nam/nữ: 1/1,24.
3.1.3. Thời gian phát hiện bệnh
Bảng 3.3, biểu đồ 3.3 . Đa số BN đến viện muộn, sau 12 tháng
(45,9%).
3.1.4. Vị trí u
Bảng 3.4. UMNCĐG ở vị trí 1/3 giữa gặp với tỷ lệ nhiều nhất
(67,6%), tiếp đến là vị trí 1/3 trước (20,3%), 1/3 sau (12,2%).
3.1.5. Kích thước u

Kích thước u trung bình của nghiên cứu là 5,9 ± 1,58cm.
Bảng 3.5. Nhóm BN u > 5cm chiếm tỷ lệ cao nhất, 68,9%.
Bảng 3.6: Có mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh (trên
12 tháng) và kích thước u (> 5cm) (p < 0,05).
3.2. Các đặc điểm chẩn đoán u màng não cạnh đƣờng giữa
3.2.1. Chẩn đoán lâm sàng
 Tiền sử bệnh nhân: Bảng 3.7. Đáng lưu ý có 1 trường hợp UMN
kết hợp bệnh đa u sợi thần kinh (NF2).
 Lâm sàng
- Các triệu chứng lâm sàng thường gặp: Bảng 3.8.
 Đau đầu, hội chứng tháp và động kinh là các triệu chứng thường
gặp nhất. Trong đó đau đầu chiếm tỷ lệ 81,1% các trường hợp.
 Hội chứng tháp gặp trong 47/74 trường hợp (63,6%), trong đó
chủ yếu là biểu hiện liệt nửa người bên đối diện (80,9%).

10
 Động kinh chiếm tỷ lệ 55,4%; tỷ lệ cơn động kinh toàn thể và
động kinh cục bộ tương đương nhau (51,2% so với 48,8%).
- Liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng thường gặp và vị trí u.
Bảng 3.9, biểu đồ 3.4.
 Hội chứng tháp gặp nhiều hơn ở vị trí 1/3 giữa so với vị trí 1/3
trước và 1/3 sau, sự khác biệt có ý nghĩa (p = 0,001).
 Triệu chứng thị giác thường gặp ở vị trí 1/3 sau hơn so với 1/3
trước và 1/3 giữa, sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05).
 Triệu chứng rối loạn tâm thần thường gặp ở vị trí 1/3 trước hơn
so với vị trí 1/3 giữa và 1/3 sau, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý
nghĩa (p > 0,05).
- Chỉ số chức năng sống Karnofsky (KPS) trước mổ.
Bảng 3.10: 58,1% trường hợp trước mổ nhóm III (KPS: 40-50).
3.2.2. Chẩn đoán hình ảnh

 Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Bảng 3.11. Chụp CHT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được
sử dụng phổ biến nhất, 91,9%. Có 79,7% BN chụp CLVT. Chụp
mạch não được thực hiện cho 63/74 BN (85,1%).
 X quang quy ước
Bảng 3.12. Dấu hiệu thường gặp nhất trên phim X quang sọ quy
ước là tăng sinh xương (8,1%). Dấu hiệu đường mạch máu bất
thường gặp 5/66 trường hợp (6,8%).
 Cắt lớp vi tính
Hình ảnh u màng não cạnh đường giữa trên phim cắt lớp vi tính.
Bảng 3.13. Đa số u có ranh giới rõ (96,2%), tăng tỷ trọng (90,6%),
ngấm thuốc cản quang mạnh (79,2%), mật độ thuần nhất (73,6%),
không có phù hoặc phù quanh u ít (77,4%).
Mức độ chính xác (mức độ phù hợp) của cắt lớp vi tính. Bảng

11
3.14. Mức độ chẩn đoán chính xác của CLVT đối với UMNCĐG là
86,8%.
 Chụp cộng hưởng từ
Đặc điểm của khối u trên phim CHT chưa tiêm thuốc cản quang
Bảng 3.15. Đa số các khối u tăng cường độ tín hiệu trên T2W
(91,2%) và giảm tín hiệu trên T1W (85,3%).
Đặc điểm của khối u trên phim CHT sau tiêm thuốc đối quang từ
Bảng 3.16. Đa số các khối u có ranh giới rõ trên phim CHT
(94,1%), 100% ngấm thuốc đối quang từ, 69,1% có dấu hiệu đuôi
màng cứng, 57,4% có dấu hiệu ngoài trục. Dấu hiệu tăng sinh xương
gặp 17,6%; dấu hiệu bào mòn (phá hủy) xương gặp 7,4%.
Bảng 3.17: 69,1% không phù hoặc phù não quanh u mức độ ít.
Giá trị của CHT phát hiện u xâm lấn XTMDT. Bảng 3.18. Giá trị
của CHT phát hiện u xâm lấn XTMDT có: độ nhạy Se= 93,5%, độ

đặc hiệu Sp=95,5%. Độ chính xác Acc= (43+21)/(46+22)= 92,7%.
 Chụp mạch não số hóa xóa nền
Đặc điểm u màng não cạnh đường giữa trên phim chụp mạch
Bảng 3.19: 84,1% u tăng sinh mạch. Nguồn nuôi chủ yếu là động
mạch màng não giữa (93,7%). 73% XTMDT bị xâm lấn (33,3% tắc
hoàn toàn, 39,7% hẹp). 41,3% có tuần hoàn bên tĩnh mạch.
Phân loại kiểu mạch nuôi u
Bảng 3.20, biểu đồ 3.5. Phần lớn các trường hợp nguồn nuôi u
thuộc kiểu I và II (93,7%). Hiếm gặp kiểu III và IV.
Liên quan giữa kích thước u và mức độ tăng sinh mạch
Bảng 3.21. Tỷ lệ tăng sinh mạch ở nhóm u kích thước > 5cm cao
hơn so với nhóm u kích thước ≤ 5cm; tuy nhiên sự khác biệt chưa có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Giá trị của chụp mạch não đánh giá tình trạng XTMDT. Bảng
3.22. Giá trị của chụp mạch não đánh giá tình trạng XTMDT có độ

12
nhạy Se= 100%, độ đặc hiệu Sp= 96,2%. Độ chính xác Acc=
20+25/20+26= 97,8%.
 Tắc mạch chọn lọc trước mổ
- Bảng 3.23: Phân bố BN tắc mạch theo nguồn nuôi. Đa phần các
BN được tắc mạch chọn lọc có nguồn nuôi thuộc kiểu I và II (97%).
- Bảng 3.24: Phân bố BN tắc mạch theo vị trí. Vị trí được
TMCLTM nhiều nhất là 1/3 giữa (p< 0,05).
- Bảng 3.25: Hiệu quả tắc mạch. Phần lớn các trường hợp tắc
mạch chọn lọc đạt hiệu quả tắc > 70% (84,9%); trong đó có 75,8%
trường hợp tắc hoàn toàn 100% mạch máu nuôi u.
- Bảng 3.26: Khoảng thời gian từ khi tắc mạch đến khi PT.
81,8% được PT sau tắc mạch chọn từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

- Bảng 3.27: Biến chứng thường gặp nhất sau tắc mạch là phù
não (9,1%). Chảy máu sau tắc mạch gặp 1 trường hợp (2,7%).
3.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật
3.3.1. Mức độ phẫu thuật triệt để u
Bảng 3.28. Khả năng lấy u theo Simpson. 91,8% được PT lấy
toàn bộ u (Simpson mức độ I, II). Trong đó, Simpson I 48,6%.
100% các UMNCĐG vị trí 1/3 trước được PT mức Simpson I.
3.3.2. Lượng máu truyền bổ sung - Thời gian mổ
Lượng máu truyền bổ sung trong và sau mổ trung bình: 622,97
ml. Thời gian mổ trung bình: 303,92 phút.
Bảng 3.29: Lượng máu truyền và thời gian mổ trung bình ở
nhóm có kích thước u lớn > 5cm nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm
kích thước u ≤ 5cm (p < 0,05).
Bảng 3.30: Đối với các trường hợp u kích thước lớn (> 5cm),
lượng máu truyền và thời gian mổ trung bình ở nhóm được gây tắc
mạch thành công ít hơn có ý nghĩa so với nhóm không được gây tắc

13
mạch hoặc tắc không thành công (p < 0,05).
Bảng 3.31: Tỷ lệ BN phải truyền máu khối lượng lớn (>1000ml)
trong khi mổ ở nhóm u kích thước > 5cm không tắc mạch hoặc tắc
mạch không thành công cao hơn so với với tỷ lệ truyền máu khối
lượng lớn ở nhóm u > 5cm nhưng được tắc mạch thành công. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
3.4. Kết quả mô bệnh học
Bảng 3.32: Kết quả mô bệnh học thường gặp nhất của UMN
của ở nhóm nghiên cứu là thể xơ (41,9%) và thể biểu mô (37,8%).
3.5. Tai biến trong mổ - Biến chứng sau mổ
Tai biến trong mổ: 2 trường hợp tổn thương XTMDT.
Bảng 3.33: Biến chứng sau mổ. Tỷ lệ biến chứng chung sau PT

là 8/74 (11%). Chảy máu và phù não là các biến chứng gặp sau PT,
nhưng với tỷ lệ thấp (5%). Không có tử vong sau PT.
3.6. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật
3.6.1. Đánh giá kết quả gần sau phẫu thuật
- Bảng 3.34, biểu đồ 3.6. Kết quả gần sau PT: 64,9% đạt kết
quả tốt.
- Bảng 3.35: Mối liên quan giữa kết quả gần sau PT và vị trí u.
Đối với các UMNCĐG 1/3 trước và 1/3 sau, kết quả gần cho thấy
các triệu chứng thường được cải thiện tốt hơn so với trước PT.
- Bảng 3.36: Kết quả kiểm tra lại bằng CLVT hoặc CHT 6 tháng
sau mổ, 94,6% trường hợp hết hoàn toàn u.
3.6.2. Kết quả xa sau phẫu thuật
 Chỉ số KPS sau phẫu thuật
Bảng 3.37. Kết quả xa sau PT: 74,3% đạt kết quả tốt.
Bảng 3.38, biểu đồ 3.8. Tỷ lệ BN có chỉ số KPS tốt (KPS I+II)
sau PT cao hơn so với trước PT (p < 0,0001).
Bảng 3.39: Mối liên quan giữa vị trí u và chỉ số KPS sau PT. Tỷ

14
lệ KPS I sau PT ở nhóm UMNCĐG 1/3 giữa thấp hơn so với 1/3
trước và 1/3 sau, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.40: U có kích thước càng to thì tỷ lệ BN có điểm KPS
mức độ I sau PT càng thấp. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
 Thiếu hụt về vận động
Bảng 3.41: 86,5% trường hợp không có thiếu hụt về vận động.
 Tình trạng động kinh
Bảng 3.42: 73% trường hợp không có động kinh.
3.6.3. Tái phát sau phẫu thuật
Thời gian theo dõi sau PT từ 4 tháng đến 120 tháng (trung bình

42,7 ± 24,7 tháng). Tỷ lệ tái phát sau PT:16,2%. Thời gian tái phát
trung bình: 31,8 ± 19,6 tháng.
Điều trị u tái phát. Bảng 3.43: 7/10 được điều trị xạ phẫu. 2
trường hợp PT lại do kích thước u lớn (> 3cm), có triệu chứng. 1
trường hợp theo dõi, chưa điều trị gì do u nhỏ, không triệu chứng,
BN tuổi cao.
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học, thời gian mắc bệnh, vị trí, kích
thƣớc của u màng não cạnh đƣờng giữa lành tính
4.1.1. Tần suất của u màng não cạnh đường giữa lành tính
Kết quả của nghiên cứu: UMNCĐG/UMN nội sọ là 33,9%.
Kết quả này tương xứng với nghiên cứu của các tác giả trong nước,
tuy nhiên cao hơn so với các nghiên cứu trên thế giới (17-30%).
4.1.2. Tuổi
Nhóm tuổi thường gặp nhất là từ 41-60 (62,1%). Tuổi trung
bình là 48±11,5. Phù hợp với các nghiên cứu tại Việt Nam nhưng
thấp hơn so với các nghiên cứu trên thế giới, khoảng 7-10 tuổi.


15
4.1.3. Giới
Trong nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh nữ/nam: 1,24/1. Phù hợp với
kết quả của DiMeco (2004), Colli (2006), Caroli (2006)… với
nguyên nhân chủ yếu thường được đề cập đến là do vấn đề nội tiết.
4.1.4. Thời gian phát hiện bệnh
Theo bảng 3.3: 45,9% số trường hợp có thời gian phát hiện
bệnh trên 12 tháng. Nguyễn Phong (2003): thời gian phát hiện bệnh
trung bình là 13,4 tháng.
4.1.5. Vị trí
Trong nghiên cứu, UMNCĐG ở vị trí 1/3 giữa có tỷ lệ cao

nhất (67,6%); tiếp đến là 1/3 trước (20,3%); 1/3 sau (12,2%). Không
có sự khác biệt so với các nghiên cứu khác (bảng 4.1).
4.1.6. Kích thước u
Kích thước u trung bình: 5,9 ± 1,58cm, nhóm u > 5cm chiếm
đa số (68,9%). Kết quả này tương xứng với nghiên cứu của Nguyễn
Phong (2002), Dương Đại Hà (2010), Trần Văn Việt (2011).
4.2. Các đặc điểm lâm sàng
4.2.1. Tiền sử
Tiền sử của BN ít có giá trị trong chẩn đoán. Trong nghiên cứu
có một trường hợp UMNCĐG trên BN có bệnh đa u sợi thần kinh
kiểu hai (NF2). Goutagny (2010): Khoảng 50% các trường hợp đa u
sợi thần kinh týp 2 có kèm theo UMN, các UMN thường nhiều ổ và
tiên lượng điều trị thường khó khăn [81].
4.2.2. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của UMNCĐG: đau đầu
(81,1%), hội chứng tháp (63,6%), động kinh (55,4%), rối loạn tâm
thần (24,3%), triệu chứng thị giác (23%). Phù hợp với Phan Trung
Đông (2002), Nguyễn Thế Hào (2011), Giombini (1984), Caroli
(2006), Raza (2011)…

16
4.2.3. Các triệu chứng lâm sàng theo vị trí
- Triệu chứng lâm sàng khá phong phú đối với các khối u 1/3
giữa. Hội chứng tháp và động kinh là hai dấu hiệu thường gặp ở 1/3
giữa hơn so với 1/3 trước và 1/3 sau. Sự khác nhau có ý nghĩa về mặt
thống kê. Sindou (2002): UMNCĐG vị trí 1/3 giữa có thể được phát
hiện sớm hơn [136].
- Rối loạn tâm thần gặp chủ yếu ở vị trí 1/3 trước. Buhl (2000):
dễ nhầm lẫn với các bệnh lý gây sa sút trí tuệ người già.
- UMNCĐG vị trí 1/3 sau, triệu chứng thị giác tương đối phổ

biến (56%).
4.2.4. Tình trạng bệnh nhân khi nhập viện
Phần lớn BN đến nhập viện ở trong tình trạng mức độ III
(KPS: 40-50 điểm), 58,1%. Phù hợp với Dương Đại Hà (2010) [14].
Nghiên cứu của Colli (2006), Raza (2011): phần lớn các BN nhập
viện trong tình trạng mức độ I (KPS: 80-100). Đây có lẽ là đặc điểm
khác biệt trong các nghiên cứu lâm sàng ở Việt Nam.
4.3. Chẩn đoán hình ảnh
4.3.1. X quang sọ quy ước
Kết quả của nghiên cứu có 8,1% trường hợp có hiện tượng
tăng sinh xương, đặc biệt 6,8% có hiện tượng rãnh mạch bất thường.
Sindou: đây là dấu hiệu rất có giá trị trong chẩn đoán các UMNCĐG.
4.3.2. Chụp cắt lớp vi tính
 Hình ảnh u màng não lành tính trên CLVT
Trong nghiên cứu, UMN tăng tỷ trọng chiếm 90,6%, ngấm cản
quang mạnh (79,2%), đồng nhất (73,6%), ranh giới rõ (96,2%),
không phù não hoặc phù quanh u mức độ ít (77,4%). Tương tự
Nguyễn Quốc Dũng (1995), Phạm Ngọc Hoa (2002), Osborn (1994).
 Giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán các UMNCĐG
Với chế độ CLVT thông thường (lớp cắt dày 0,5-1cm, khảo sát

17
trên bình diện ngang đơn thuần), CLVT có thể không phân biệt được
UMNCĐG với UMN liềm đại não hoặc vòm sọ. Mức độ chẩn đoán
chính xác của CLVT trong chẩn đoán UMNCĐG của nghiên cứu là
86,8%.
4.3.3. Chụp cộng hưởng từ
 Hình ảnh UMNCĐG lành tính trên phim CHT
Nghiên cứu cho thấy, trên các phim CHT không có đối quang từ,
UMNCĐG có cường độ tín hiệu tăng nhẹ trên T2W (91,2%), giảm

nhẹ trên T1W (85,3%). Trên các phim CHT có tiêm thuốc đối quang
từ: 100% ngấm đối quang từ, 94,1% có ranh giới rõ, ngấm đối quang
từ đồng nhất (75%). Sự không đồng nhất thường là tạo nang trong u
(20,3%) và vôi hóa (10,8%), hiếm gặp chảy máu (1,4%) hay hoại tử
trong u (1,4%). Theo Kizana (1996), đây chính là sự khác biệt giữa
các UMN lành tính và UMN ác tính [98].
Kết quả của nhóm nghiên cứu, dấu hiệu “đuôi màng cứng” gặp
69,1%. Takeguchi (2004): Dấu hiệu đuôi màng cứng có giá trị trong
việc xác định giới hạn phạm vi tổn thương [145].
 Giá trị của CHT phát hiện u xâm lấn XTMDT
Giá trị CHT phát hiện u xâm lấn XTMDT có độ nhạy 93,5%, độ
đặc hiệu 95,5% và độ chính xác 92,7%. Kết quả này tương xứng với
nghiên cứu của Trần Văn Việt, Daniels [38], [69].
4.3.4. Chụp động mạch não
 Hình ảnh UMNCĐG trên phim chụp mạch
Kết quả của nghiên cứu cho thấy 84,1% trường hợp tăng sinh
mạch nhiều, nguồn nuôi chủ yếu từ động mạch màng não giữa
(93,7%), 93,7% trường hợp thuộc kiểu I và II. Phù hợp với nghiên
cứu của Kizana (1996; 78% ); Trần Văn Việt (2011; 83,7%).
Trong số được chụp mạch của nghiên cứu, 73% trường hợp có
xâm lấn XTMDT, trong đó 33,3% tắc hoàn toàn XTMDT. Tương

18
ứng với đó có 41,3% trường hợp xuất hiện tuần hoàn tĩnh mạch bên.
Theo Oka K. (1994), Sindou (2005): Tình trạng XTMDT và sự xuất
hiện tuần hoàn tĩnh mạch bên có giá trị rất quan trọng trong việc
hoạch định kế hoạch PT [114],[137].
 Giá trị của chụp mạch não trong đánh giá XTMDT
Kết quả của nghiên cứu cho thấy giá trị của chụp mạch não trong
việc đánh giá tình trạng XTMDT với độ chính xác cao 97,8%. Phù

hợp với Trần Văn Việt (2011).
4.4. Tắc mạch chọn lọc trƣớc mổ
Trong nghiên cứu, 33/74 (44,6%) được TMCLTM. Trong đó,
84,9% tắc mạch thành công. Theo Carli, Bendszus: UMNCĐG là
một trong những vị trí lựa chọn tốt cho việc TMCLTM.
Kết quả của nghiên cứu: 81,8% được PT từ ngày thứ 7 đến ngày
thứ 10 sau tắc mạch chọn lọc. Kai cho rằng đây là thời điểm tối ưu,
đủ để làm khối u mềm hơn, giúp cho việc lấy u dễ dàng hơn.
4.5. Kết quả phẫu thuật
4.5.1. Thời gian phẫu thuật
Thời gian PT trung bình của nhóm nghiên cứu là 303,92 phút.
Trong đó, thời gian PT trung bình nhóm u có kích thước > 5cm, tắc
mạch thành công là 291,7 phút; có sự khác biệt so với nhóm không
tắc mạch hoặc tắc mạch không thành công.
4.5.2. Lượng máu truyền bổ sung
Lượng máu truyền bổ sung trung bình của nghiên cứu là 623
ml. So sánh với một số nghiên cứu PT UMN vòm sọ và UMNCĐG
của các tác giả khác cho thấy không có sự khác biệt nhiều (bảng 4.2).
Nghiên cứu cũng rút ra nhận xét: Những khối u kích thước > 5
cm, nếu được TMCLTM đạt hiệu quả > 70%, lượng máu truyền
giảm đáng kể (có ý nghĩa thống kê) so với các BN u kích thước lớn,
không tắc mạch hoặc tắc mạch không thành công.

19
4.5.3. Kết quả gần sau phẫu thuật
Kết quả của nghiên cứu, 64,9% số trường hợp đạt kết quả tốt,
trong khi đó có 17,6% kết quả kém. Không có sự khác biệt với Phan
Trung Đông (15,9%), Nguyễn Thế Hào (17,1%); tuy nhiên cao hơn
so với Caroli (3%), Raza (7%), DiMeco (11,1%). Sở dĩ như vậy có
thể do tình trạng BN khi nhập viện ở Việt Nam thường nặng hơn.

Sade (2009): Tình trạng thần kinh trước PT là một trong những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả PT.
Sughrue (2011): Việc ứng dụng kính hiển vi PT làm giảm
đáng kể tình trạng phù não, tổn thương mạch máu trong mổ.
4.5.4. Mức độ phẫu thuật triệt để u
Tỷ lệ PT triệt để u Simpson mức I và II trong các nghiên cứu
dao động từ 65%-92%. Không có sự khác biệt nhiều so với các tác
giả chủ trương lấy tối đa u, không lấy bỏ phần xoang bị xâm lấn
(bảng 4.3). Sự khác nhau là do tỷ lệ u xâm lấn XTMDT của mỗi
nghiên cứu khác nhau [61],[70],[126].
Đối với các khối u vị trí 1/3 trước, có thể cho phép cắt bỏ triệt
để khối u cùng với XTMDT (Simpson I). PT triệt để u mức Simpson
I cũng có thể được tiến hành cho các khối u 1/3 giữa hoặc sau nếu u
không xâm lấn vào XTMDT hoặc u xâm lấn gây tắc hoàn toàn
xoang, đồng thời có tuần hoàn bên tĩnh mạch tốt. Tuy nhiên, theo
Heros (2006): việc làm này phải rất thận trọng, đặc biệt trong những
trường hợp u xâm lấn gây tắc xoang gần với chỗ đổ vào xoang của
các tĩnh mạch dẫn lưu.
4.5.5. Tai biến trong mổ - Biến chứng sau phẫu thuật
Tỷ lệ biến chứng chung sau PT của nghiên cứu là 9,6% với hai
biến chứng là phù não và chảy máu, nguyên nhân do tổn thương
XTMDT. Tỷ lệ này tương đương với các nghiên cứu của DiMeco

20
(2006; 10,2%), Raza (2010; 8,5%), Phan Trung Đông (2002; 17,2%)
và Nguyễn Thế Hào (2011; 12,3%).
4.5.6. Kết quả mô bệnh
Kết quả mô bệnh học thường gặp nhất của nghiên cứu là thể
xơ (41,9%) và thể biểu mô (37,8%).
4.5.7. Kết quả xa sau phẫu thuật

 Tình trạng bệnh nhân
Kết quả tốt đạt 74,3%. So sánh với tình trạng BN trước PT có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 3.48). Kết quả này tương xứng
với Nguyễn Thế Hào (2011), DiMeco (2004), Caroli (2006).
 Thiếu hụt về vận động
Nghiên cứu cho thấy: 86,5% trường hợp không có thiếu hụt vận
động hoặc vận động phục hồi hoàn toàn. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Caroli (2004), DiMeco (2004), Raza (2010) và
Sughrue (2011). Điều này cho thấy hiệu quả lâu dài, tiên lượng tốt
của PT đối với các UMNCĐG lành tính.
 Động kinh sau phẫu thuật
Kết quả lâu dài cho thấy: 73% trường hợp không có động kinh.
Theo Chozick (1996): sự phát triển của vi PT, sự ra đời của các
thuốc chống co giật mới là những nguyên nhân làm giảm đáng kể tỷ
lệ động kinh sau PT [65].

4.5.8. Tái phát sau phẫu thuật
 Tỷ lệ tái phát
Tỷ lệ tái phát sau PT của nghiên cứu là 16,2%. Không có sự khác
biệt nhiều khi so với các tác giả chủ trương lấy tối đa khối u, để lại
phần u thâm nhiễm xoang, không tái tạo tuần hoàn tĩnh mạch như
Mirimanoff (1985); Philippon (1986); DiMeco (2004); Raza

21
(2011)… với thời gian theo dõi trung bình từ 6-15 năm, tỷ lệ tái phát
u dao động từ 11-24% (bảng 4.4).
 Thời gian tái phát
Thời gian tái phát trung bình của nghiên cứu là 31,8 tháng.
Theo Chan-Thompson (1984): thời gian trung bình phát hiện sự
tái phát của khối u thời kỳ có CLVT là 2,9 năm, sớm hơn nhiều so

với 5,7 năm trong kỷ nguyên trước khi có CLVT [62].
 Điều trị u màng não tái phát
Trong nhóm nghiên cứu, 7/10 số trường hợp u tái phát được điều
trị xạ phẫu Cyber Knife, 2 trường hợp PT lại do kích thước u lớn (>
3cm), có triệu chứng. Kondziolka (1998), Sughrue (2011): xạ phẫu
cho các u tái phát hoặc còn sót lại, PT lại chỉ đặt ra khi kích thước
khối u lớn, có triệu chứng hoặc các khối u không đáp ứng với điều trị
xạ phẫu [141].

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 74 BN UMN lành tính cạnh đường giữa đã mổ và có
chẩn đoán mô bệnh học tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ
tháng 4 năm 2002 đến tháng 4 năm 2012, nghiên cứu sinh rút ra một
số kết luận sau:
1. Chẩn đoán u màng não cạnh đường giữa
1.1. Lâm sàng
- UMNCĐG chiếm tỷ lệ 33,9% trong tổng số các UMN nội sọ. Lứa
tuổi thường gặp là 41-60 tuổi (62,1%), trung bình 48,0±11,5. Tỷ lệ
nam/nữ là 1/1,24.
- 45,9% UMNCĐG có thời gian phát hiện bệnh trên 12 tháng. Triệu
chứng thường gặp: đau đầu (81,1%), hội chứng tháp (63,6%), động
kinh (55,4%), rối loạn tâm thần (24,3%), triệu chứng thị giác (23%).

22
- Hội chứng tháp hay gặp nhất ở vị trí 1/3 giữa (72%) (p=0,001).
Triệu chứng thị giác thường gặp hơn ở vị trí 1/3 sau so với 1/3 trước
và giữa (p< 0,05). Triệu chứng động kinh thường gặp ở vị trí 1/3 giữa
và trước so với 1/3 sau (62% và 53,3% so với 22,2%).
1.2. Chẩn đoán hình ảnh
- UMNCĐG ở vị trí 1/3 giữa chiếm tỷ lệ cao nhất (66,7%).

Đa phần các trường hợp có kích thước u > 5cm (68,9%) (p < 0,05).
- Chụp CLVT có giá trị chẩn đoán chính xác 86,8%
UMNCĐG. Hình ảnh thường gặp là tăng tỷ trọng (90,6%), ranh giới
rõ (96,2%), ngấm cản quang mạnh (79,2%), đồng nhất (73,6%),
không phù hoặc phù ít quanh u (77,4%).
- Chụp CHT có giá trị phát hiện u xâm lấn XTMDT với độ
chính xác 92,7% (độ nhạy 93,5%, độ đặc hiệu 95,5%). Hình ảnh
thường gặp: cường độ tín hiệu tăng nhẹ trên T2W (91,2%), giảm nhẹ
trên T1W (85,3%), ngấm đối quang từ mạnh (100%), đồng nhất
(75%), ranh giới rõ (94,1%). Dấu hiệu đuôi màng cứng gặp 69,1%,
dấu hiệu ngoài trục gặp 57,1% các trường hợp.
- Chụp mạch não có giá trị xác định chính xác tình trạng
XTMDT, độ chính xác 97,8% (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 96,2%).
84,1% UMNCĐG lành tính tăng sinh mạch, nguồn mạch nuôi u chủ
yếu là động mạch màng não giữa (93,7%), kiểu nguồn cung cấp máu
chủ yếu là týp I và II (93,7%).
2. Điều trị phẫu thuật
2.1. Tắc mạch chọn lọc trước mổ
TMCLTM được tiến hành trên 44,6% các trường hợp, trong
đó 84,9% tắc mạch thành công. TMCLTM có giá trị làm giảm lượng

23
máu truyền bổ sung và rút ngắn thời gian PT đối các khối u > 5cm,
hiệu quả tắc mạch > 70%, (p < 0,05).
2.2. Kết quả phẫu thuật
- 91,8% PT lấy toàn bộ u (Simpson I và II). Phẫu thuật triệt
để u mức Simpson I được thực hiện đối với các khối UMNCĐG ở 1/3
trước, hoặc các khối u ở 1/3 giữa và sau nếu XTMDT không bị xâm
lấn hoặc bị tắc hoàn toàn, tuần hoàn bên tĩnh mạch tốt.
- Kết quả gần sau PT: 64,9% đạt kết quả tốt. Tỷ lệ biến chứng

sau PT (9,6%). Không có tử vong do PT. Chụp CLVT hoặc CHT
kiểm tra: 94,6% hết u.
- Kết quả mô bệnh: Thường gặp thể xơ (41,9%), thể biểu mô
(37,8%).
- Kết quả xa: Kết quả tốt đạt 74,3%; trong đó 94,6%
(Karnofski I + II) (so với trước mổ có sự khác biệt rõ, p < 0,001).
2.3. Tái phát
Thời gian theo dõi sau PT từ 4 tháng đến 120 tháng (trung
bình 42,7 ± 24,7 tháng). Tỷ lệ tái phát sau PT là 16,2%, thời gian tái
phát trung bình: 31,8 ± 19,6 tháng. Trong số tái phát 7/10 BN được
điều trị xạ phẫu (Cyber knife), 2/10 được PT lần 2, 1/10 theo dõi. Kết
quả kiểm tra lần cuối ổn định







24
KIẾN NGHỊ
UMNCĐG lành tính là một trong những loại u thường gặp nhất
trong các UMN nội sọ. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu
mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, đa số BN đến viện muộn khi u đã
to, triệu chứng lâm sàng nặng. Để phát hiện sớm, điều trị kịp thời,
nâng cao hiệu quả sau PT, nghiên cứu sinh có một số kiến nghị:
- Cần khám xét tỉ mỉ, chỉ định chụp CLVT hoặc CHT một cách
có hệ thống đối với các BN có biểu hiện đau đầu, động kinh, thiếu
hụt vận động…
- Để hạn chế lượng máu mất trong PT, rút ngắn thời gian PT

nên áp dụng tắc mạch chọn lọc trước mổ cho các khối u kích thước >
5 cm, hiệu quả tắc mạch > 70%.
- Phẫu thuật phải tôn trọng, tránh gây tổn thương hệ thống tĩnh
mạch (xoang tĩnh mạch dọc trên và các tĩnh mạch dẫn lưu).
- Để phát hiện sớm tái phát nên định kỳ kiểm tra bằng CHT
hoặc CLVT.
- Xạ phẫu kết hợp sau PT cho các phần u còn sót lại hoặc
tái phát.

×