Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn thường thức mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 16 trang )

SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chon đề tài
Công nghệ thông tin là một nhu cầu cấp thiết của mỗi người, trước tình
hình mới của đất nước, từng giờ đổi mới và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong
cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó của xã
hội thì việc giáo dục nói chung và dạy học nói riêng đều phải áp dụng khoa học
công nghệ và dạy học, để phát triển con người phát triển toàn diện "Đức, trí, thể,
mĩ" là mục tiêu hàng đầu. Trong đó Mĩ thuật đóng một vai trò không nhỏ trong sự
nghiệp lớn lao ấy. Hiện nay ứng dụng CNTT là một yêu cầu quan trọng của đổi mới
phương pháp dạy học. Trường tôi cũng như các trường khác cần quan tâm đến việc
UDCNTT vào dạy tất cả các môn học trong đó có môn Mĩ thuật. Vì trong nội dung
dạy môn Mĩ thuật ở tiểu học có phần hình thành kiến thức (phần xem tranh) rất cần
hình ảnh minh họa để các học sinh quan sát và nhận xét, nhất là phân môn Thường
thức mĩ thuật. Là một giáo viên dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học đã lâu, tôi nhận
thấy những thuận lợi cũng như những hạn chế trong việc dạy và học không áp dụng
UDCNTT. Để hỗ trợ việc dạy phân môn này ở trường, SGK cũng cung cấp một số
hình ảnh, đồ dùng trực quan liên quan đến bài học cũng có nhưng còn hạn chế, phải
sưu tầm, tự làm, củng không giống với bản gốc.Trong lúc giảng giáo viên mất thời
gian treo đồ dùng trực quan, cũng mất khá nhiều thời gian của các em , hình ảnh và
màu sắc có đôi phần không giống bản vẽ ở SGK, học sinh không hứng thú với môn
học.
Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học phân môn Thường thức mĩ thuật. Tôi thấy đây là một đề tài nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy môn mĩ thuật trong trường Tiểu học.
Sáng kiến kinh nghiệm 1
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


- Giúp học sinh tiếp thu và nhận biết các tác phẩm hội họa qua tranh vẽ đặc biệt là
học sinh lớp 5 nhận nhận biết và phân tích tranh qua các câu hỏi thông qua các silde
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nhận biết nội dung bức tranh, phân biệt được các hình ảnh , màu sắc trong tranh
vẽ qua các tranh ảnh thông qua trình chiếu.
3. Phạm vi nghiên cứu :
Trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ giới thiệu một số ví dụ liên quan đến đề tài
này sau:
Ví dụ 1: Bài 17. Xem tranh Du kích tập bắn của Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
Ví dụ 2: Bài 25 . Xem tranh Bác Hồ đi công tác tranh lụa của Họa sĩ Nguyễn Thụ
4 .Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 5 trường trường tiều học
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu cùng với thực tiễn quá trinh giảng dạy phân
môn thường thức Mĩ thuật.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Như chúng ta đã biết , thời đại ngày nay là thời đại công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. chính vì vậy đòi hỏi xã hội phải có những người lao động mới, sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm, có trình độ nhận thức cao. Để đáp ứng nhu cầu đó của xã
hội thì giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó môn mĩ thuật cũng
có một vai trò không nhỏ trong sự nghiệp lớn lao ấy.
Bộ môn Mĩ thuật không chỉ cung cấp cho học sinh các kiến thức về thế giới
hình tượng mà còn hình thành cho các em thế giới quan, nhân sinh quan. Hình
thành trong học sinh thái độ yêu thiên nhiên, bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên.
Mĩ thuật là bộ môn thực nghiệm, dựa trên những hình ảnh có thực, từ mẫu
vật thật, hình ảnh để các em tìm tòi ra kiến thức. Để đạt được yêu cầu đó của môn
Sáng kiến kinh nghiệm 2
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
Mĩ thuật thì công nghệ thông tin đóng góp vai trò lớn trong quá trình dạy học, cung

cấp những hình ảnh minh họa cho từng nội dung mà mẫu vật thật không thể sưu
tầm, đồng thời giảm bớt sự rườm rà trong khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin là một yêu cầu quan trọng của đổi
mới phương pháp dạy học. Trường tôi cũng như các trường khác cần quan tâm đến
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy tất cả các môn học trong đó có môn Mĩ
thuật. Vì trong nội dung dạy môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học có phần hình thành
kiến thức mới (phần lý thuyết) rất cần hình ảnh minh họa để các học sinh quan sát
và nhận xét, chủ động phát hiện kiến thức.
Là một giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật, tôi nhận thấy những thuận lợi
cũng như những hạn chế trong việc dạy và học không ứng dụng công nghệ thông
tin. Để hỗ trợ việc dạy phân môn này ở trường, SGK cũng cung cấp một số hình
ảnh, đồ dùng trực quan liên quan đến bài học cũng có nhưng cũng hạn chế. Trong
lúc giảng giáo viên mất thời gian treo đồ dùng trực quan, hướng dẫn minh họa tranh
cũng mất khá nhiều thời gian nên giáo viên dễ sa vào thuyết trình , học sinh không
hứng thú với môn học. Hiện nay Internet rất thông dụng, gần như mọi thông tin đều
lấy từ trên mạng về. Để phục vụ cho bài dạy của mình giáo viên có thể download
về từ trên mạng thông tin cần thiết rồi đưa vào bài giảng của mình cho thêm sinh
động . Hay chỉ cần một máy ảnh kĩ thuật số, hoặc máy điện thoại di động có thẻ
nhớ chụp những bức tranh ảnh trong SGK hay sưu tầm được cho vào máy vi tính để
tích hợp vào bài giảng rất nhanh chóng.
CNTT với nhiều phần mềm Photoshop, Flash, Violet Giáo viên có thể
phóng to tranh ảnh hay thể hiện đặc trưng của màu sắc trong tác phẩm. Hoặc giáo
viên có thể đưa những đoạn video vào bài giảng giới thiệu bài, tìm chọn nội dung
bài học vừa gây hứng thú cho học sinh lại vừa thể hiện nội dung của bài hay có thể
tạo hình cùng Drawing chứa các kênh đồ họa để thực hiện các bước vẽ tranh, tạo
Sáng kiến kinh nghiệm 3
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
trò chơi trắc nghiệm, ô chữ để củng cố bài cho học sinh. Các bài vẽ của học sinh có
thể dùng máy chiếu hoặc để chiếu từng bài vẽ để học sinh dễ theo dõi và quan sát.

Đứng trước tình hình thực tế của xã hội nói chung và xuất phát từ thực tế học
sinh trường Tiều học nói riêng tôi thấy môn Mĩ thuật thường coi là môn học phụ.
Học sinh thường học qua loa không chuyên sâu nên sự rèn luyện khả năng của học
sinh ngày càng mai một. Quan điểm chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của phụ huynh
coi môn học là môn phụ học cũng được, không học cũng được nên việc chuẩn bị
đồ dùng học cho con cũng coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng
đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Mà nguyên nhân chủ yếu lại nằm ngay
trong ý nghĩ, quan niệm sai lệch chủ quan của con người. Mặt khác điều kiện vật
chất các thiết bị dạy học còn thiếu thốn…. cộng với sự hạn chế về năng lực của giáo
viên chỉ biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách máy móc, dạy theo một
mô tuýp đó hướng dẫn sẵn từ trước mà không cần có cải tiến sáng tạo dẫn đến giờ
dạy Mĩ thuật không cao.
Tại các trường học trong huyện tôi hầu hết giáo viên mới chỉ biết sử dụng
máy vi tính để soạn giáo án. Số giáo viên biết thiết kế giáo án điện tử, biết sử dụng
phần mềm PowerPoint còn rất ít.
Qua dự giờ một số tiết môn Mĩ thuật của một số giáo viên khác và từ kinh
nghiệm giảng dạy của tôi qua nhiều năm , tôi thấy phương pháp truyền thống giáo
viên sử dụng đồ dùng dạy học hoặc đồ dùng tranh ảnh phiên bản SGK treo trên
bảng quan sát và nhận xét (tìm, chọn nội dung đề tài), giáo viên đã cố gắng đưa ra
câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm, chọn nội dung đề tài, học sinh trả lời câu hỏi
của giáo viên, học sinh chưa hiểu bài sâu, nhiều học sinh không chú ý, không hứng
thú học.
Để dạy một tiết sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi cần có sự chuẩn bị công
phu, bản thân tôi đã thực hiện những việc làm sau:
* Thiết kế bài giảng
Sáng kiến kinh nghiệm 4
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
+ Chuẩn bị cho bài giảng điện tử hoặc đồ dùng dạy học ứng dụng CNTT
trong dạy học sinh học
* Giáo viên: Để chuẩn bị tốt cho một tiết dạy bằng giáo án điện tử hay đồ

dùng dạy học ứng dụng CNTT đòi hỏi người giáo viên phải tiến hành các bước
sau:
- Bản thân phải tự làm quen và soạn giáo án trên máy vi tính, trên wort và trên
Powerpoint, biết cách sử dụng hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học là phải
khai thác triệt để các nội dung tư liệu, đặc biệt là các tư liệu multimedia (âm thanh,
hình ảnh, phim, Flash…) đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng tiết dạy.
- Lập kế hoạch cho từng hoạt động bám sát vào mục tiêu của bài dạy. Xác
định mục tiêu chuẩn kiến thức kĩ năng của bài dạy.
- Thiết kế nội dung cho từng hoạt động của bài dạy.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài dạy.
- Tìm tư tưởng, chủ đề của bài học.
- Máy vi tính, máy chiếu, phòng học
- Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài (ở cuối tiết học trước)
- Tùy theo nội dung của từng hoạt động, giáo viên tìm tranh ảnh, hình ảnh
phự hợp với các câu hỏi tìm hiểu nội dung của bài. Biết tìm những tranh làm hình
ảnh nền cho trò chơi củng cố bài phù hợp với nội dung của bài học đó.
* Học sinh:
- Chuẩn bị kĩ nội dung theo yêu cầu bài học.
* Dạy thực nghiệm cụ thể.
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan cụ thể.
* Một số ví dụ:
Ví dụ 1: BÀI 17 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
Sáng kiến kinh nghiệm 5
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
I . Mục tiêu :
- Tập mô tả, nhận xét khi xem tranh.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu, máy vi tính, tư liệu.

- SGK, SGV, Vỡ tập vẽ
- Một số tranh vẽ của hoạ sĩ về Du kích tập bắn .
- Một vài bức tranh lụa và tranh các chất liệu khác .
- Sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung
- GV cho học sinh xem tranh ảnh về họa sĩ trên máy chiếu các silde gợi ý các
em tìm hiểu về tác giả .
-
Họa sĩ Nguyễn Đổ Cung
+ Hoạ sĩ sinh ra và lớn lên ở đâu ?
+ Ông có những tác phẩm nổi tiếng nào ?
Sáng kiến kinh nghiệm 6
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
+ Ông được danh hiệu cao quý nào ?
+ Em hãy kể một số tác phẩm tiêu biểu của ông mà em biết ?
- GV bổ sung :
+ Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khoá V trường Mĩ thuật Đông Dương. Ông
vừa sáng tác hội họa vừa đam mê tìm hiểu lịch sử mĩ thuật dân tộc.
+ Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung tham gia kháng chiến sớm, ông là một trong những
người đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ.
+ Bức tranh Du kích tập bắn ra đời trong khi họa sĩ tham gia tiến vào miền Nam
trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp .
+ Họa sĩ còn có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng khác.
Ông còn là nhà nghiên cứu mĩ thuật uyên bác và được nhà nước tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật.
Hoạt động 2 : Xem tranh Du kích tập bắn
- GV cho HS xem tranh qua trình chiếu và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu bức tranh .
Sáng kiến kinh nghiệm 7
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật

Du kích tập bắn. Tranh màu bột của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
+ Hình ảnh chính trong bức tranh là gì ?
+ Dáng vẽ các nhân vật trong bức tranh như thế nào ?
+ Hình ảnh phụ của tranh là những hình ảnh nào?
+ Màu sắc chính của bức tranh là gì?
- Dựa vào các ý trả lời của học sinh , GV bổ sung làm rõ nội dung của bức tranh:
Tranh thể hiện đề tài Chiến tranh cách mạng
- GV cho học sinh xem tranh khác của họa sĩ và gọi ý nhận xét:

Bộ đội Nam tiến Tan ca mời chị em họp bàn thi thợ giỏi
Sáng kiến kinh nghiệm 8
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
Công nhân cơ khí
+ Cách bố cục của bức tranh ?
+ Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ của bức tranh ?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào ?
Hoạt động 3 .Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu, xây dựng bài
Dặn dò : Sưu tầm một số vật có trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật.

Ví dụ 2: Bài 25 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC
I . Mục tiêu :
- Hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc .
- Biết được một số thông tin sơ lược về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
- HSNK: Nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh.
II . Đồ dùng dạy học
Sáng kiến kinh nghiệm 9
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật

- Máy chiếu , máy tính …
- SGK, SGV, Vỡ tập vẽ
- Một số tranh vẽ của hoạ sĩ về Bác Hồ .
- Một vài bức tranh lụa và tranh các chất liệu khác .
- Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ .
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ .
Sáng kiến kinh nghiệm 10
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
- GV cho học sinh xem tranh về họa sĩ và gợi ý các em tìm hiểu về tác giả qua các
silde.
+ Hoạ sĩ sinh năm nào? Ở đâu ?
+ Ông có những tác phẩm nổi tiếng nào ?
+ Họa sĩ chuyên vẽ về tranh gì?
+ Hãy kể một số tác phẩm của họa sĩ ?
Sáng kiến kinh nghiệm 11
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
- GV bổ sung :
+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930 ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Tỉnh Hà
Tây .Ông là Hiệu trưởng Trường Đại Học Mĩ thuật Hà Nội …
+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến, Ông vẽ tranh bằng nhiều
chất liệu khác nhau và thành công nhất là tranh lụa .
+ Đề tài yêu thích là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân Miền núi phía bắc .
Nhân vật trong tranh thường là cụ già, thiếu nữ, em bé,…được thể hiện rất sinh
đọng , duyên dáng bằng bố cục phóng khoáng và màu sắc giản dị .
+ Ông có nhiều tranh được giải thưởng trong nước và Quốc tế như : Dân quân , Đấu
vật, Làng ven núi, Bác Hồ đi công tác ,…
+ Ông được Nhà nước tặng thưởng về văn học nghệ thuật năm 2001.
Hoạt động 2 : Xem tranh Bác Hồ đi công tác
- GV cho học sinh xem tranh và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu bức tranh .

Bác Hồ đi công tác - Tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ
Sáng kiến kinh nghiệm 12
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
+ Hình ảnh chính trong bức tranh là gì ?
+ Dáng vẽ trong từng nhân vật trong bức tranh như thế nào ?
+ Hình dáng của hai con ngựa như thế nào ?
+ Màu sắc của bức tranh rực rỡ hay đầm ấm ?
+ Cách vẽ của bức tranh mạnh mẽ hay nhẹ nhàng uyển chuyển ?
- Dựa vào các ý trả lời của học sinh , GV bổ sung làm rỏ nội dung của bức tranh .
- Ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh xem một số tranh khác :
Đời đời nhớ ơn Bác Hồ ( Họa sĩ Quang Phong)
Bác Hồ ở biên giới – Nguyễn Thụ
Sáng kiến kinh nghiệm 13
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
Hoạt động 3 .Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu, xây dựng bài
Dặn dò : Sưu tầm một số khẩu hiệu có kiểu chữ nét thanh nét đậm .
* Trên đây là một số ví dụ cách đưa các silde ảnh lên trình chiếu cho học sinh quan
sát và xem tranh.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Qua quá trình áp dụng sáng kiến này vào dạy học phân môn thường thức mĩ thuật
học sinh hứng thú học hơn và hiệu quả cho thấy đề tài này qua hai năm học:
- Năm học 2012 – 2013 áp dụng phương pháp dạy học thông thường: Sử
dụng các tranh, ảnh, phiếu học tập.
- Năm học 2013 – 2014 ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng
như trong sáng kiến nêu trên
Kết quả kiểm tra sau tiết học ở các lớp sau hai năm học như sau:
Phương pháp
dạy học

Chất lượng
Năm học
Hoàn
thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn
thành
Không ứng
dụng CNTT 2012 - 2013 10 % 80 % 10 %
Ứng dụng
CNTT
2013 – 2014
20% 80 % 0%

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Giờ học thực sự có hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào khả năng nhận thức
của học sinh mà còn phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng sư phạm của người giáo viên.
Quan trong vẫn là năng lực thiết kế bài dạy. Muốn vậy người giáo viên phải thực sự
yêu nghề, có tâm huyết với học sinh, có kiến thức để nghiên cứu, chuẩn bị giáo án
Sáng kiến kinh nghiệm 14
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
chu đáo, có kỹ năng tổ chức các hoạt động học tập. Ngoài những yêu cầu chung đối
với mỗi tiết học thì tiết học ứng dụng Công nghệ thông tin cần chú ý những điểm
sau:
1. Đối vối giáo viên:
- Giáo viên phải lựa chọn các hình ảnh minh họa, trình chiếu phải hấp dẫn, đúng
kiến thức, dễ hiểu, gần gũi và phải là những hình ảnh đặc trưng. Không nên đưa vào
quá nhiều hình ảnh gây xáo trộn kiến thức của học sinh. Những hình ảnh đưa ra
phải có phần chú thích.
- Giáo viên cần kết hợp giữa hình ảnh trên máy chiếu và mẫu vật thật. Không nên

quá lạm dụng vào các hình ảnh trên máy tính.
- Giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo, lựa chọn các hoạt động học tập thích hợp,
câu hỏi dễ hiểu, ngắn gọn, xoáy vào trọng tâm nội dung chính.
- Giáo viên cần phải phối hợp giữa việc trình chiếu hình ảnh vừa kết hợp ghi bảng
những nội dung chính của bài. Nếu chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào máy chiếu, các
hình ảnh trên máy chiếu, mặc dù lôi cuốn học sinh vào bài giảng nhưng không lưu
lại cho các em những nội dung chính của bài.
- Nếu không ghi bảng thì trên màn hình máy chiếu phải lưu lại những phần kết luận
qua từng mục để học sinh theo dõi.
- Giáo viên phải thường xuyên học tập và bồi dưỡng không ngừng về kiến thức, kỹ
năng sư phạm, đồng thời học tập công nghệ thông tin, thường xuyên ứng dụng vào
dạy học cho thành thạo.
Dù dạy học thông qua phương tiện máy chiếu hay dạy học thông thường giáo
viên cần tự tin, cần lựa chọn ngôn từ để lời giảng lôi cuốn hơn.
2. Đối với học sinh:
- Trước mỗi giờ học cần yêu cầu học sinh chuẩn bị bài chu đáo.
- Cần chủ động quan sát hình ảnh và hệ thống câu hỏi trên màn hình.
- Cần có thái độ học tập nghiêm túc và tinh thần tập thể trong các giờ thảo luận
nhóm,
Sáng kiến kinh nghiệm 15
SKKN- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy hoc phân môn Thường thức mĩ thuật
- Cần có thái độ yêu thích môn học, yêu thích các tác phẩm hội họa…
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dù sử dụng công nghệ thông tin hay không sử dụng thì mục đích cuối cùng
cũng làm cho học sinh nắm được mục tiêu bài học, trong thời đại hiện nay công
nghệ thông tin rất phát triển theo tôi giáo viên cần sử dụng nhiều, thành thạo trong
các tiết học sẽ kích thích được hứng thú học tập, không gây nhàm chán giờ học và
chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn. Mặc dù thời gian áp dụng sáng kiến này của tôi chưa
nhiều song tôi thấy thực sự có hiệu quả, sau tiết học tôi thấy học sinh hiểu bài hơn,
tinh thần phấn chấn hơn, có vẻ yêu mến môn mĩ thuật hơn.

Mặc dù đã có sự cố gắng trong nghiên cứu và thiết kế giáo án nhưng không
thể tránh sai sót. Rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để đạt được mục đích
chung là nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật trong nhà trường.
* Kiến nghị
+ Đối với ngành giáo dục:
- Cần tham mưu với cấp lãnh đạo có thẩm quyền tạo điều kiện kinh phí và trang
thiết bị tối thiểu đảm bảo cho dạy học như máy tính, máy chiếu, băng đĩa hình…
- Cần tổ chức bồi dưỡng về trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là cách
sử dụng phần mềm hỗ trợ bài giảng điện tử, đồ dùng điện tử
- Cần bổ sung cho các trường học các cán bộ có trình độ tin học để hỗ trợ giáo viên
trong quá trình sử dụng bài giảng điện tử.
+ Đối với nhà trường:
- Cần tạo điều kiện tốt nhất về phòng học bộ môn theo đúng quy định chuẩn của
Bộ Giáo Dục.
- Trang bị đầy đủ tranh ảnh, VCD, CD, băng đĩa hình và khuyến khích giáo viên
thường xuyên sử dụng.
Xin chân thành cảm ơn !
Ngày 5 tháng 3 năm 2015
Sáng kiến kinh nghiệm 16

×