Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN BIA THANH HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.85 KB, 40 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KINH TẾ -CƠ SỞ THANH HÓA

BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI

: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HOA
GVHD : ThS. Lê Đức Thiện
SVTH : Vũ Thị Hằng
MSSV : 10027673
Lớp : CDTD12TH
Thanh Hóa, tháng 3 năm 2013
SVTH: Vũ Thị Hằng 1
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan cam đoan bài thực tập tốt nghiệp này là do chính em
nghiên cứu và làm bài, không sao chép bài từ bên ngoài hay của bất cứ ai, không
gian dối dưới mọi hình thức, nếu mắc sai phạm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
SVTH: Vũ Thị Hằng 2
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm báo cáo thực tập, để hoàn thành tốt được bài này e xin chân
thành cảm ơn tới:
- Ban giám đốc công ty cổ phần Bia Thanh Hoa
- Phòng tài chính- kế toán công ty cổ phần Bia Thanh Hoa
- Giáo viên hướng dẫn- Th.S: Lê Đức Thiện cùng quý thầy cô trường
ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.
- Thư viện trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh


Đã hết sức giúp đỡ, cung cấp thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi và đã
giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Vũ Thị Hằng 3
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
DANH MỤC BẢNG BIỂU


SVTH: Vũ Thị Hằng 4
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
SXKD: Sản xuất kinh doanh
UBND: Ủy ban nhân dân
ĐHCĐ: Đại hội cổ đông
VCSH: Vốn chủ sở hữu
TSNH: Tài sản ngắn hạn
TSDH: Tài sản dài hạn
Vdts: Vòng quay tài sản dài hạn
Vtq: Vòng quay tổng tài sản
Vkpt: Vòng quay khoản phải thu
Vnts: Vòng quay tài sản ngắn hạn
ROS: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
SVTH: Vũ Thị Hằng 5
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
MỤC LỤC
SVTH: Vũ Thị Hằng 6
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện

LỜI MỞ ĐẦU
Đã bao giờ bạn tự hỏi các nhà quản trị điều hành công ty như thế nào? Tại
sao họ lại có những quyết định như vậy hay các cổ đông dựa vào những đặc điểm gì
để đầu tư vào công ty. Tại sao nhà cho vay này lại quyết định thu hồi vốn của công
ty này nhưng lại gia hạn cho công ty kia? Tất cả các vấn đề trên đều được giải quyết
bằng công cụ cực kì hiệu quả: phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cuk
cho phép xử lý các thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá
tình hình tài chính, rủi ro, chất lượng hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp đó.
Sau khi phân tích xong các nhà quản trị sẽ biết được hoạt động của công ty ra sao,
doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, giá cổ phiếu…để đưa ra những quyết định
cho vay, gia hạn hay thu hồi vốn.
Như vậy, phân tích tài chính là một công việc rất quan trọng, cần thiết cho
mỗi công ty và những ai quan tâm đến hoạt động của công ty.
1: Lý do chọn đề tài.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẵn sàng bình đẳng
hữu nghị cùng có lợi với các quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam
ngày càng nâng cao được vị thế, uy tín của mình trên trường quốc tế. Để tiến hành
sản xuất kinh doanh, trước hết và bao giờ cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn chủ sở hữu, các quỹ xí nghiệp, vốn vay và
các loại vốn khác. Bởi vậy, việc thường xuyên phân tích báo cáotài chính nhằm
cung cấp những thông tin cho các đối tượng sử dụng, giúp họ đánh giá chính xác
thực trạng tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến tình hình hoạt động tài chính – khâu trung tâm của mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh nghiệp, là một vấn đề có ý nghĩa cực kì quan trọng trong công tác quản
lý kinh tế. Trên cơ sở đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các giải pháp hữu
hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thấy
được tầm quan trọng của vấn đề nên em đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình
hình tài chính tại công ty cổ phần Bia Thanh Hoa’’ làm báo cáo thực tập của
mình. Mặc dù đã cố gắng để làm báo cáo thực tập bằng tất cả sự nhiệt tình và năng

lực của mình, tuy nhiên do khả năng còn hạn chế, thời gian có hạn và kinh nghiệm
chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót vậy nên em rất mong nhận
SVTH: Vũ Thị Hằng 1
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
được sự đóng góp bổ sung ý kiến của các cô chú phòng ban kế toán - tài chính của
công ty cũng như các bạn và đặc biệt là của giáo viên hướng dẫn Th.S Lê Đức
Thiện để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản là cơ bản là cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho các
đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh
nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
2. Đối tượng nghiên cứu
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là phân tích tình tài chính tại công ty cổ phần
Bia Thanh Hoa qua 3 năm 2010-2011-2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, so sánh
6. Cấu trúc bài
Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính tại công
ty cổ phần Bia Thanh Hoa
Chương 2: Thực trạng vấn đề tài chính tại công ty
Chương 3: Các giải pháp khắc phục và hoàn thiện vấn đề tài chính tại
công ty cổ phần Bia Thanh Hoa
SVTH: Vũ Thị Hằng 2
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HOA
1.1: Khái niệm, nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
1.1.1: Các khái niệm
 Báo cáo tài chính:
Là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình cấp phát, tiếp cận kinh phí của
nhà nước, kinh phí viện trợ, tài trợ và từng loại sử dụng kinh phí. Là phương tiện
trình bày tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí cũng như khả năng sinh lời và
thực trạng tài chính của đơn vị cho những người quan tâm.
Là một hệ thống số liệu và phân tích cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn,
luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có 4 loại:
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
 Phân tích báo cáo tài chính:
Là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá
khứ nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng
tương lai của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho nhà phân tích ra cac quyết
định có liên quan tới lợi ích của họ trong doanh nghiệp đó.
Là việc đánh giá những gì đã làm được trong một thời kì nhất định ( quý,
năm, ), dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp, tận dụng
triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu để thực hiện trong thời gian tới.
Tùy theo loại hình sản xuất kinh doanh và đặc thù của ngành kinh doanh,
tình vốn và nguồn vốn của từng doanh nghiệp sẽ khác nhau. Do vậy, các nhà phân
tích đã thiết lập nên một hệ thống các chỉ số cần thiết, sắp xếp chúng thành những
nhóm phù hợp, thực hiện những so sánh để có những thông tin quan trọng cho việc
đánh giá hiệu quả quản lý, xu hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp; từ
các kết quả phân tích chúng ta sẽ có những quyết định phù hợp để đầu, tư huy động
vốn hoặc quản trị doanh nghiệp.
1.1.2: Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
Phân tài chính báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích
cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính

SVTH: Vũ Thị Hằng 3
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi đưa ra các quyết định đầu tư,
quyết định cho vay.
Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ cho các chủ doanh nghiệp,
các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc
đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền ra và vào, tình hình sử dụng có
hiệu quả nhất của tài sản, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tái chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ
sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện
và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.
1.2: Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính
Theo quyết định 15/2006/ QD-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài
Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp thì BCTC ở một doanh nghiệp
bao gồm
- Bảng cân đối kế toán:
Là bảng báo cáo tài chinh chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của
doanh nghiệp theo giá trị ghi sổ của tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại một
thời điểm cuối năm. Nội dung của băng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các
chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được
mã hóa để thuận tiệ cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như xử lý trên máy vi tính và
được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình
hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán dưới hình thức tiền tệ. Nội
dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi những phản ánh với
4 nội dung cơ bản: Doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản
lý. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương
thức kinh doanh trong thời kì và chỉ ra các hoạt động kinh doanh đó mang lại lợi
nhuận hay lỗ vốn, đồng thời nó cồn phản ánh tình hình sử dụng tiềm năng về vốn,

kĩ thuật, lao động và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bảng lưu chuyển tiền tệ:
Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành
và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về
lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở
SVTH: Vũ Thị Hằng 4
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng các khoản tiền đã tạo ra
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Là báo cáo và thuyết minh giải trình bằng lời, bằng số liệu một chỉ tiêu kinh
tế - tài chính chưa được thể hiện trên báo cáo tài chính. Bản thuyết minh này cung
cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong năm báo cáo được xác định.
1.3: Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính.
 Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như:
Nhà tài trợ, nhà cung cấp, chủ doanh nghiệp, khách hàng…Mỗi đối tượng quan tâm
với một mục đích khác nhau nhưng lại liên quan với nhau.
Đối với chủ doanh nghiệp vào nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm
hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra các nhà quản trị
doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như: tăng doanh thu, tạo công ăn
việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí…Tuy nhiên, các doanh
nghiệp có thể thực hiện mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được
nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ cạn kiệt các nguồn nhân lực buộc doanh
nghiệp đó phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm chủ
yếu của họ là hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt chú
ý đến số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh

với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, bên
cạnh đó họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản tiền bảo
hiểm cho họ trong trương hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.
Đối với các nhà đầu tư: Họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của công
ty, khả năng phát triển của công ty, vòng quay vốn…từ đó ảnh hưởng tới các quyết
định đầu tư vào công ty trong tương lai.
Có thể nói: mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp các đối
tượng sử dụng thông tin, đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và
triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục
tiêu mà họ quan tâm.
SVTH: Vũ Thị Hằng 5
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
Hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ đều ảnh hưởng đến hoạt
động tài chính của doanh nghiệp và ngược lại, điều này được thể hiện qua sự thay
đổi số liệu trên báo cáo tái chính. Phân tích BCTC của doanh nghiệp là một công
việc có ý nghĩa cực kì quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp, nó không
chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa với các đối tác của
doanh nghiệp đó. Phân tích BCTC của doanh nghiệp sẽ giúp cho quản trị doanh
nghiệp khắc phục được những thiếu sót, phát huy những mặt tích cực và dự đoán
được tình hình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trên cơ sở đó, quản trị
doanh nghiệp đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định phương án
tối ưu cho hoạt đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4: Phương pháp phân tích BCTC.
 Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức
độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ kế hoạch nhằm xác
định mức phấn đúa hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt đọng tài

chính.
- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế phân tích của kỳ kinh
doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính
của doanh nghiệp, đánh giá tốc độ tang trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài
chính của doanh nghiệp
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của
ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sán xuất kinh
doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay khả quan
 Phương pháp loại trừ
Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt tưng
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh
hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.
 Phương pháp chênh lệch
SVTH: Vũ Thị Hằng 6
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
Là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng chênh lệch trực tiếp của từng nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích
 Phương pháp liên hoàn
Là phương pháp tiến hành lần lượt từng nhân tố theo một trình tự nhất định.
Nhân tố nào được thay thế sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ
tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyên kì kế toán hoặc
kì kinh doanh trước
 Phương pháp liên hệ cân đối
Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các
yếu tố và quá trình kinh doanh.
SVTH: Vũ Thị Hằng 7
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BIA THANH HOA
2.1: Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần Bia Thanh Hoa

2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Bia Thanh Hoa, viết tắt: BTH
Tên tiếng Anh: Thanh Hoa Beer Joint Stock Company
Địa chỉ: 152- Quang Trung, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa
Điện thoại: 037.3852131
Fax: 037.3853270
Email:
Công ty cổ phần Bia Thanh Hoa tiền than là nhà máy bia Thanh Hóa, là DN
Nhà nước được thành lập theo quyết định số 220 QĐ/UNTH ngày 21/02/1989 của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở sát nhập xí nghiệp Rượu – Bia – Nước
ngọt Thanh Hóa và nhà máy mỳ Mật Sơn.
- Tháng 3/1996 chuyển thành công ty Bia Thanh Hoa trực thuộc Sở công
nghiệp Thanh Hóa tại quyết định số 446 TC/UBTH
- Năm 2001 là thành viên của Tổng công ty Rượu – Bia- Nước giải khát Viêt
Nam tại quyết định số 0348/QĐ-BCN ngày 16/02/2001 của Bộ Trưởng Bộ Công
nghiệp
- Tháng 5/2003, công ty Bia Thanh Hoa là thàn viên thuộc Tổng công ty Bia-
Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) theo quyết định số 75/2003/QĐ-BCN của
Bộ trưởng Bộ công nghiệp
- Theo chủ trương cổ phần hóa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty
Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội, ngày 01/04/2004 công ty Bia Thanh Hoa chuyển
đổi thành công ty cổ phần Bia Thanh Hoa theo quyết định số 246/2003/QĐ-BCN
- Năm 2006 công ty cổ phần Bia Thanh Hoa đã lập công ty con: Công ty
TMCP Bia Hà Nội-Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2007, đầu
năm 2007 công ty thành lập chi nhánh khách sạn Thanh Hóa, dự kiến sẽ thành lập
mới vào đầu năm 2008: công ty cổ phần Công nghệ Hà Thanh, công ty cổ phần
nước giải khát Thanh Hoa, công ty cổ phần Bia Thanh Hóa-Nghi Sơn. Tỷ lệ vốn dự
kiến nắm giữ tại các công ty con sẽ là 51%.
SVTH: Vũ Thị Hằng 8
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện

Ngành nghề kinh doanh: (Đăng kí kinh doanh số 2603000141- Sở Kế hoạch
đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 25/05/2007).
1. Sản xuất công nghiệp nước uống có cồn và không có cồn, sán xuất bia
các loại, nước uống có ga và không có ga, rượu vang Bordeaux đóng chai, đá cây.
2. SXKD và xuất nhập khẩu các sản phẩm rượu, bia, nước giải khát có
ga và không có ga, nước khoáng
3. Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị phụ tùng phục vụ SXKD của
công ty và phục vụ cho SXKD các mặt hàng rượu bia, nước giải khát
4. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng
2.1.2: Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
a. Tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất và nhân sự
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty gồm
tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu và người được cổ đông ủy quyền đều được
tham dự ĐHCĐ thường niên được tổ chức mỗi năm một lần.
- Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao
nhất của công ty giữa hai kỳ ĐHCĐ. Số thành viên của HĐQT là 5 người, mỗi
thành viên HĐQT có nhiệm kỳ tối đa 5 năm và có thể được bầu lại tại ĐHCĐ tiếp
theo.
- Ban kiểm soát: Thay mặt cổ đông thực hiện việc giám sát hoạt động kinh
doanh và điều hành của công ty. Hiện nay công ty cổ phần Bia Thanh Hoa có 3
thành viên do ĐHCĐ bầu và bãi miễn theo đa số bằng phiếu bầu trực tiếp và bỏ
phiếu kín.
- Ban Giám đốc: Công ty hiện có một Giám đốc, hai Phó Giám đốc điều
hành và một Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm. Giám đốc điều hành là thành viên
HĐQT và do HĐQT bổ nhiệm và bãi nhiệm theo nghị quyết được thông qua hợp
thức.
SVTH: Vũ Thị Hằng 9
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
Mô hình tổ chức và quản lý của công ty cổ phần Bia Thanh Hoa
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất bia là quy trình công nghệ phức tạp, kiểu

chế biến liên tục, toàn bộ quy trình sản xuất bia được công ty tổ chức thành phân
xưởng sản xuất chính và các bộ phận phụ trợ sản xuất chính như:
- Tổ nghiền - Tổ chiết - Phân xưởng điện lạnh
- Tổ nấu - Tổ nồi hơi - Phân xưởng cơ điện
- Tổ lọc - Tổ khí nén - Phòng vi sinh
- Tổ lên men
Cùng với đầu tư trang thiết bị công nghệ, ban lãnh đạo công ty cũng như bản
thân người lao động cũng ý thức được rằng: “Đổi mới về con người, nhất là đội
ngũ công nhân trực tiếp vận hành máy móc, điều khiển dây chuyền sản xuất sẽ
là yếu tố quyết định cho sự phát triển bởi trong nền kinh tế thị trường , việc kinh
doanh sẽ không có hiệu quả nếu thiếu đi sự song hành này. Vì thế đào tạo nhân
lực, nâng cao trình độ tay nghề của người thợ nhằm đáp ứng yêu cầu mới luôn là
một nhiệm vụ trọng tâm của công ty.
SVTH: Vũ Thị Hằng 10
Phó Giám đốc kinh doanh
PX chiết
PX men
Giám đốc điều hành
PX nấu
P
.
T
à
i

v

PX cơ điện lạnh
Phó Giám đốc kỹ thuật
PX cơ điện nước

P
.

T


c
h

c
-
H
C
P
.
K
H
,

V

t

t
ư
,
K
T
Ban y
tế,

Đời
sống
P
.

K


t
h
u

t

C
ô
n
g

n
g
h

Bỏo cỏo thc tp GVHD: ThS.Lờ c Thin
b. c im sn xut kinh doanh
Quy trỡnh cụng ngh sn xut bia ca cụng ty c phn Bia Thanh Hoa
(Ngun: Phũng K thut-Cụng ngh)

*Khu nu ng mớa un húa houblon
lng

Go Nghin malt Nghin
* Khu lờn men

* Khu chit chai

o Soi chai

SVTH: V Th Hng 11
Ni 1
Ni 2
Loc
j
Ni 3
Thựng lng Lờn men
Bó malt
Men Gây men
Lên men sơ bộ
Bia
chai
Lên men
Lên men
phụ
Lc
Máy chiết và
dập nút chai
Máy thanh
trùng
Máy dán nhãn
Máy rửa chai
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện

Quy trình công nghệ sản xuất bia là quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế
biến liên tục.
Cụ thể, quy trình công nghệ sản xuất bia của công ty như sau:
- Malt và gạo được nghiền bởi hệ thống nghiền nguyên liệu
- Bột gạo dược đưa vào nồi nấu gạo còn bột Malt được đưa vào nồi nấu
Mailt qua cân định lượng. Quá trình đường hóa được tiến hành khi cháo gạo được
qua nồi Malt. Tại đây tinh bột và protein được phân hủy để tạo thành đường, axit
amin và các hóa chất hòa tan khác. Sau đó dung dịch được lọc qua thiết bị lọc lắng
Lautertun để lọc bỏ bã hèm.
- Dùng dung dịch sau khi đưa vào nồi lọc được cho vào nồi đun sôi và
cho vào Houblon để thanh trùng và tạo vị cho bia. Sauk hi lắng cặn dung dịch được
hạ nhiệt độ xuống 8
o
C -10
o
C và sục khí vô trùng để đưa các tank lên men, sản phẩm
của quá trình lên men là bia.
Toàn bộ quy trình trên đối với bia hơi thường là 12 ngày, đối với bia chai là
17 ngày và đối với bia lon là 21 ngày. Công đoạn đà nhất la từ lên men sang lọc bia,
trung bình dài khoảng 18 ngày. Tùy thuộc vào thời thiết và nhu cầu thị trường, giai
đoạn này có thể kéo dài lên thành hơn 40 ngày hay rút ngắn xuống chỉ còn 10 ngày.
Nếu muốn rút ngắn thời gian chỉ cần thêm một số chất phụ gia đặc biệt nhưng sẽ lại
làm tang giá thành sản phẩm. Các công đoạn khác chiếm một phần nhỏ trong tổng
thời gian của quy trình (khoảng vài giờ đồng hồ, chẳng hạn công đoạn chiết chai chỉ
chừng 1 giờ đồng hồ một lượt chiết), mỗi công đoạn đều có những yêu cầu kỹ thuật
và chất lượng nghiêm ngặt.
Những đặc điểm trên của quy trình công nghệ sản xuất bia có ảnh hưởng lớn
đến vấn đề quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty, công ty cần phải tính toán
lượng dự trữ nguyên vật liệu tối ưu để vừa đủ cung cấp cho sản xuất vừa giảm được
chi phí lưu thông và chi phí lưu kho, quản lý sản phẩm dở dang tránh tình trạng ứ

đọng gây hư hỏng, hao hụt ảnh hưởng đến tài chính của công ty.
2.2: Thực trạng về tình hình tài chính tại công ty cổ phần Bia Thanh
Hoa.
2.2.1: Phân tích khái quát tình hình tài chính tại công ty
SVTH: Vũ Thị Hằng 12
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
2.2.1.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp,
phản ánh tổng quát tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế
toán. Qua đó ta biết được tình hình kinh doanh của công ty qua các năm của công ty
như thế nào, lời hay lỗ, có tang hay không và số liệu cho ta thấy rõ nhất về các vấn
đề này là các khoản mục về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Bảng 2.1: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 năm:
2010-2011-2012
Khoản mục 2010 2011 2012
Doanh thu 6,644 7,305 7,646
Chi phí 7,561 7,561 1,439
Lợi nhuận 72,869 80,613 77,899
Nhận xét:
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm của
công ty ta thấy các nguồn doanh thu, chi phí và lợi nhuận tương đối ổn định mặc dù
có sự thay đổi đáng kể, cụ thể là: Doanh thu của công ty tăng mạnh qua các năm.
Năm 2010 là 6,644 đến năm 2011 là 7,305 tăng 0,661 tương ứng với 9,9%.
- Về chi phí: trong 2 năm 2010 và 2011 đều là 7,561 nhưng đến năm 2011
giảm mạnh xuống còn 1,439 nghĩa là đã giảm 6,122 lần so cới 2 năm trước tương
ứng với 80%.
-Về lợi nhuận: so với năm 2010 là 72,869 thì năm 2011 tăng lên 80,613
tương ứng với 10,62%, nhưng đến năm 2012 lợi nhuận của công ty lại đi 2,714
giảm xuống còn 77,899 tương ứng với 96,63%.
Qua phân tích 3 chỉ số trên cho ta thấy sự phát triển ngày càng đi lên, hiệu

quả hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao nên đã đem lại cho công ty một khoản
doanh thu cũng như lợi nhuận tương đối cao và chi phí giảm, tiết kiệm được tài
chính.Từ đó công ty cần có những phương án cụ thể, phát huy những điểm mạnh
mà công ty đang có. Vậy nên công ty cần tích cực phát huy giữ lấy hoạt động của
công ty như 3 năm gần đây.
2.2.1.2: Phân tích kết cấu tài sản.
SVTH: Vũ Thị Hằng 13
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
Phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ với đầu
năm mà còn phải xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản để
thấy mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Phân tích kết cấu tài sản của công ty trong 3 năm 2010-2011-
2012.
Khoản mục
2010 2011 2012
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tài sản ngắn
hạn
83,403 26,62% 87,806 28,85% 112,375 37,30%
Tài sản dài hạn 242,018 74,37% 216,515 71,15% 188,972 62,70%
Tổng tài sản 325,421 304,321 301,347
Nhận xét:
Qua bảng phân tích kết cấu tài sản cho ta thấy: sự chênh lệch giữa tài sản
ngắn hạn và tài sản dài hạn, cụ thể là: Tài sản ngắn hạn tăng đều theo các năm từ
2010 đến 2012, năm 2012 là 112,375 tương ứng với 37,30% tăng 8,455 so với năm
2011 là 87,806 tương ứng 28,85% và tăng 10,68% so với năm 2010 là 83,403 tương
ứng 26,62%. Nhưng ngược lại với sự tăng đều của TSNH thì TSDH lại có xu hướng
giảm dần trong 3 năm; năm 2012 là188,972 tương ứng 62,70% so với năm 2011 là
87,806 tương ứng với 71,15% tức là giảm 1,13% và so với năm 2010 là 242,018
tương ứng với 74,37%.

Sự giảm sút của TSDH nguyên nhân là do cuối năm phải trích khấu hao
hoặc do công ty đã thanh lý, nhượng bán một số tài sản, vậy nên để không xảy ra
tình trạng này thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại và điều chỉnh tình hình hoạt
động của công ty để đưa ra những giải pháp cụ thể khắc phục điều này.
2.2.1.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta thấy nếu nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng cao
trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính
và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao và ngược lại, nếu
công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về
mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.
Bảng 2.3: Phân tích kết cấu nguồn vốn của ba năm 2010, 2011 và 2012.
Khoản mục 2010 2011 2012
SVTH: Vũ Thị Hằng 14
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nợ phải trả 134,150 44,22% 103.212 33,91% 90,132 30,0%
Vốn chủ sở hữu 191,271 56,78% 201,109 66,09% 211,215 70,0%
Tổng nguồn vốn 325,421 304,321 301,347
Nhận xét:
Từ bảng 2.3 ta thấy: Nhìn chung tổng nguồn vốn tăng mạnh, cụ thể là: vốn
chủ sở hữu tăng mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, cụ
thể: trong năm 2010 vốn chủ sở hữu là 191,271 chiếm 44.22%, năm 2011 là
201,109 chiếm 33.91% và năm 2012 là 211,215 chiếm 30%. Ngược lại nợ phải trả
chiếm tỷ trọng nhỏ và cũng giảm dần ở các năm về sau, cụ thể: năm 2010 là
134,150 chiếm 56.78%, năm 2011 là 103,212 chiếm 66.09% giảm 23% so với năm
2010, năm 2012 là 90,132 chiếm 70% giảm 32% so với năm 2010. Kết quả trên cho
thấy điểm mạnh lớn của công ty, sự độc lập về tài chính cũng như khả năng đảm
bảo nợ của công ty là khá cao, không phải dựa vào các yếu tố bên ngoài đồng nghĩa
với việc sẽ thu hút các nguồn đầu tư từ các khách hàng cũng như các cổ đông trong
công ty.

2.2.2: Phân tích các chỉ số tài chính
 Nhóm chỉ số tổng quát.
Là chỉ tiêu nhằm đánh giá chung về tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh
nghiệp.
 Tỷ trọng nợ
Tỷ trọng nợ =
 Tỷ trọng VCSH
Tỷ trọng VCSH =
 Tỷ trọng TSNH
SVTH: Vũ Thị Hằng 15
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn =
 Tỷ trọng TSDH
Tỷ trọng tài sản dài hạn =
Bảng 2.4: Phân tích các chỉ số tổng quát của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
Cuối năm
Chênh lệch
2011 2012
2010 2011 2012
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Tỷ trọng Nợ 0,41 0,33 0,29 -0,08 -19,5% -0,12 -29,2%
Tỷ trọng

VCSH
0,54 0,66 0,70 0,12 22,2% 0,16 29,6%
Tỷ trọng
TSNH
0,25 0,28 0,37 0,03 12% 0,12 48%
Tỷ trọng
TSDH
0,74 0,71 0,62 -0,03 -4,0% -0,12 -16,2%
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tài sản cũng như nguồn vốn của công ty
không ngừng thay đổi qua các năm, cụ thể:.
Tỷ trọng nợ và tỷ trọng tài sản dài hạn đều giảm dần, cụ thể là: tỷ trọng nợ
năm 2012 là 0,29 giảm 0,12 tương ứng với 29,2% so với năm 2010, năm 2011 là
0,33 giảm 0,08 tương ứng với tỷ lệ 19,5% so với năm 2010.
Tỷ trọng TSDH cũng giảm dần từ năm 2010 – 2012,cụ thể là: năm 2012 là
0,62 giảm 0,12 so với năm 2010 là 0,74 tương ứng với tỷ lệ là -16,2%, năm 2011 là
0,71 giảm 0,03 tương ứng với tỷ lệ là 4% so với năm 2010 là 0,74
 Về tỷ trọng VCSH và TSNH đều tăng mạnh và luôn chiếm tỷ trọng
lớn, cụ thể là: VCSH năm 2012 là 0,70 tăng 0,16 lần tương ứng với 29,6% so với
năm 2010, năm 2011 là 0,66 tăng 0,12 lần tương ứng với 22,2% so với năm 2010 là
0,54. TSNH năm 2012 là 0,37 tăng 0,12 lần tương ứng với tỷ lệ là 48% so với năm
SVTH: Vũ Thị Hằng 16
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
2010 là 0,25 và năm 2011 là 0,28 tăng 0,03 lần tương ứng với tỷ lệ là 12% so với
năm 2010 là 0,25. Từ những phân tích ta thấy VCSH và TSNH tăng mạnh là do sự
đầu tư đúng cách, đúng thời điểm của công ty nhưng bên cạnh đó là do công ty đã
thanh toán hay nhượng bộ một số tài sản hay bản quyền của mình cho đối tác khác
khiến 2 chỉ tiêu trên bị giảm, sự tồn đọng và các chi phí xây dựng dở dang, từ đó
công ty cần nhận rõ vấn đề và tìm cách khắc phục.
 Nhóm chỉ số khả năng thanh toán.

Đánh giá khả năng sử dụng tài sản để trả các khoản nợ, số nợ của doanh
nghiệp trong tổng vốn.
 Chỉ số khả năng thanh toán tổng quát.
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ
báo cáo. Chỉ số này cho biết với tổng tài sản hiện có doanh nghiệp có đảm bảo trạng
thái được các khoản nợ phải trả hay không.
 Chỉ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
Là chỉ tiêu cho biết với số tài sản hiện có doanh nghiệp có đủ khả năng trang
trải nợ hay không
Khả năng thanh toán nợ dài hạn =
 Chỉ số khả năng thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán nhanh là đo lường tài sản có thanh khoản cao để trả nợ
ngắn hạn, tài sản đó gồm có: tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các khoản
phải thu.
Khả năng thanh toán nhanh =
Ý nghĩa:
Là chỉ tiêu đo lường khả năng trả nợ nhanh cho các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán nhanh thấp chứng tỏ khả năng trả nợ nhanh của doanh
nghiệp không cao có thể sẽ ảnh hưởng đến huy động vốn trong tương lai.
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng trả nợ nhanh của doanh nghiệp tốt
SVTH: Vũ Thị Hằng 17
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
Chỉ số khả năng thanh toán tức thời
Là chỉ tiêu cho biết với lượng tiền và lượng tương đương tiền hiện có, doanh
nghiệp có đủ khả năng trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn
hạn đến hạn hay không.
Khả năng thanh toán tức thời =
 Chỉ số khả năng hiện hành.
Khả năng thanh toán hiện hành là đo lường khả năng sử dụng tài sản ngắn

hạn để trả nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán hiện hành =
Ý nghĩa:
Là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp là cao hay thấp.
Khả năng thanh toán hiện hành cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt,
khả năng huy động vốn trong tương lai cao và ngược lại.
SVTH: Vũ Thị Hằng 18
Báo cáo thực tập GVHD: ThS.Lê Đức Thiện
Bảng 2.5: Phân tích các khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Cuối năm
Chênh lệch của năm 2012 so với
2010 2011
2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Khả năng thanh
toán tổng quát
2,43 3,03 3,34 0,91 37,45% 0,31 10,23%
Khả năng thanh
toán nợ dài hạn
13,87 75,53 162,03 148,16 106,8% 86,5 623,6%
Khả năng thanh
toán nhanh
0,42 0,58 0,85 0,43 102,38% 0,27 46,55%
Khả năng thanh
toán tức thời
0,2 0,23 0,43 0,21 95,45% 0,2 86,96%
Khả năng thanh
toán hiện hành
0,71 0,87 1,26 0,55 77,46% 0,39 44,83%

Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy: Nhìn chung hệ số khả năng thanh toán của công ty qua các
năm biến động theo chiều hướng tốt,cụ thể:
Khả năng thanh toán tổng quát của công ty tăng qua các năm, năm 2012 là 3.34
tăng 0.91 tương ứng với tỷ lệ là 37,45% so với năm 2010 và tăng 0,31 tương ứng
với 10,23% so với năm 2011.
Cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty là rất tốt, tài sản có thể đảm bảo cho
việc thanh toán nợ.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh trong 3 năm là: năm 2012 là 0,85 tăng 0,27 lần so
với năm 2011 là 0,58 tương ứng với tỷ lệ là 46,55%, so với năm 2010 là 0,42 tăng
0,43 lần tương ứng với tỷ lệ là 102,38%. Trong 3 năm là quá thấp, tuy tăng lên
nhưng với mức này công ty đã mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn
hạn từ TSNH.
 Nhóm chỉ số cơ cấu tài chính
SVTH: Vũ Thị Hằng 19

×