Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

phương pháp giải bài tập đột biến gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.76 KB, 1 trang )

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN
DẠNG 1. Xác định dạng đột biến liên quan tới số liên kết hyđrô và axit amin
Lưu ý:
- Đột biến gen làm gen mới không thay đổi chiều dài gen và số liên kết hyđrô, số aa nhưng làm phân tử
prôtêin có 1 aa mới thuộc dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
- Đột biến gen không thay chiều dài nhưng
+ Số liên kết hyđrô tăng thuộc dạng AT thay bằng GX;
+ Số liên kết hyđrô giảm thuộc dạng GX thay bằng AT.
- Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong ba bộ 3: UAG, UGA, UAA => Vị trí kết thúc dịch mã.
- Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong các bộ 3 AUG, UAG, UGA, UAA => Thay đổi axit amin
DẠNG 2. Bài tập đột biến gen, xác đinh số nuclêôtit , số liên kết hiđrô
Lưu ý: Các công thức phần vật chất di truyền.
Ví dụ 1. Gen A dài 4080 A0, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen
A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính
số liên kết hyđrô của gen a.
Hướng dẫn giải bài tập
- Đột biến không thay chiều dài gen => Dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
NA = 4080x2/3.4 = 2400.
A = T = 30% x 2400 = 720; G = X = (2400 - 720x2)/2= 480. => A/G = 3/2 = 1,5.
- Gen đột biến có A/G =1,4948, tỷ lệ A/G giảm => A giảm, G tăng => Thay A-T bằng G-X.
- Gọi số cặp thay là x, => ta có => x =1 (Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp AT)
=> Gen a có: A = T = 720-1=719; G=X = 480+1 = 481.
=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719x2 + 481x3 = 1438 + 1443 = 2881.
Ví dụ 2. Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit
mỗi loại của gen b.
Hướng dẫn giải bài tập
- Đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X.
- Gen B: 2A+3G = 1670 => A = (1670-3G)/2 = (1670-3x390)/2 = 250.
Vậy, gen b có: A = T = 249; G = X = 391.
Ví dụ 3. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.


Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, xác định
số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi.
Hướng dẫn giải bài tập
- Ta có A=T = 30% => G =X = 20% => A = 1,5G
- 2A+ 3G = 3600 => 2x1,5G+ 3xG = 3600 => G=600 =X; A = T =900.
- Gen d có A = T = 899; G = X = 600.
Ví dụ 4. Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết
hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu và gen sau đột biến.
Hướng dẫn giải bài tập
1. Gen ban đầu
- Ta có 2A+3G =4800; => 2A + 3x2A = 4800 => A = T = 600; G = X = 1200.
2. Gen sau đột biến
- Số Nuclêôtit gen đột biến = 108.104: 300 = 3600.
- Gen đột biến có 2A + 3G = 4801; 2A+ 2G = 3600.
=> G = 4801-3600 = 1201; A = T = 599.
Ví dụ 5. Gen A dài 4080A0 bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã
cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
Hướng dẫn giải bài tập
N = 2l/3,4=2400
Nếu bình thường, khi tự nhân đôi môi trường cung cấp = N = 2400; thực tế 2398 => mất 2 cặp.

×