Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

một số phương pháp giải bài tập đột biến gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.41 KB, 29 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS YÊN LẠC
CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỘT BIẾN
GEN
Môn: SINH HỌC
Tổ bộ môn: SINH - HÓA
Mã: 34
Người thực hiện: HOÀNG THỊ MAI
Điện thoại: 0978 761 716
Email:
Yên Lạc, tháng 3 năm 2014
1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS YÊN LẠC
CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỘT
BIẾN GEN
Môn: SINH HỌC
Tổ bộ môn: SINH - HÓA
Mã: 34
Người thực hiện: HOÀNG THỊ MAI
Điện thoại: 0978 761 716
Email:
Yên Lạc, tháng 3 năm 2014
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt Trang
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………1
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ………………………………………………… 1
1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………… 1
2. Cơ sở thực tiễn 1


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 2
PHẦN NỘI DUNG 4
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 5
II. CÁCH XÁC ĐỊNH BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN 6
III. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN 6
1. Dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen 6
2. Dạng đột biến làm thay đổi chiều dài của gen 7
3. Dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài và số lượng từng loại
Nu của gen 8
4. Tính sự thay đổi số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho gen
đột biến qua x lần nhân đôi 9
5. Tính sự thay đổi số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho gen
đột biến qua k lần sao mã 10
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 11
1. Phần câu hỏi 11
2. Phần bài tập 12
3. Bài tập tự giải 22
PHẦN KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- ADN: Axít đêrôxyribônuclêíc.
- ARN: Axít ribônuclêíc.
- mARN: ARN thông tin.
- tARN: ARN vận chuyển.
- rARN: ARN ribôxôm.
- Nu: Nuclêôtít.

- L: Chiều dài.
- M: Khối lượng.
- N: Tổng số Nuclêôtít của ADN
- rN: Tổng số Nuclêôtít của ARN.
- H: Số liên kết Hyđrô.
- LKHT: Số liên kết hóa trị.
- K: Số lần sao mã.
- A: Ađênin.
- T: Timin.
- G: Guanin.
- X: Xitôzin.
- NTBS: Nguyên tắc bổ sung.
- THPT: Trung học phổ thông.
- THCS: Trung học cơ sở.
3
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Di truyền và biến dị, một nội dung chủ yếu của di truyền học hiện đại, đã được
đưa vào giảng dạy tại chương trình THPT. Những nội dung này có ý nghĩa quan trọng
trong việc giúp học sinh tiếp cận một số khái niệm cơ bản về chọn giống và tiến hóa.
Các đề thi đại học, cao đẳng gần đây( từ năm 2007), các đề thi HSG cấp tỉnh, một số
đề thi Olimpic Sinh học Quốc gia và Quốc tế đều có nội dung liên quan tới phần Di
truyền và biến dị. Vì vậy, việc xây dựng các công thức liên quan tới bài tập ở nội
dung này có ý nghĩa thiết thực trong việc rèn luyện tư duy lôgic và kỹ năng phân tích
đánh giá vấn đề của học sinh. Sách giáo khoa, sách bài tập Sinh học thuộc chương
trình THCS đã đưa ra nhiều công thức giúp học sinh giải quyết tốt các bài tập thuộc
phần Biến dị. Tuy nhiên, việc hệ thống hóa các dạng bài tập thuộc phần Biến dị là rất
cần thiết cho việc học tập và ôn luyện thi của học sinh. Mặt khác, một số công thức
phần Biến dị tuy đã được giới thiệu nhưng không được sử dụng có hiệu quả để khắc

sâu kiến thức lý thuyết cho học sinh. Chính vì vậy, trong quá trình dạy đội tuyển HSG
tôi đã hệ thống hóa kiến thức phần Biến dị vào sáng kiến kinh nghiệm “Một số
phương pháp giải bài tập Đột biến gen “ với mục đích:
- Làm tài liệu tự bồi dưỡng cho bản thân
- Làm tài liệu dạy cho học sinh ôn thi HSG và ôn thi vào các lớp chuyên Sinh.
- Cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ nhất và các dạng bài tập
đột biến gen.
2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ nhiệm vụ của các năm học do Phòng GD&ĐT và nhà trường là tập
trung nâng cao chất lượng và số lượng giải thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh đặc
biệt là đội ngũ học sinh đạt giải ở cấp tỉnh cũng như số lượng học sinh thi đỗ vào các
trường THPT chuyên của tỉnh hoặc khối chuyên của ĐHSP, ĐH KHTN…. Cũng như
từ chỉ tiêu của phòng GD&ĐT và nhà trường đề ra hàng năm đạt 85% học sinh đội
tuyển đạt giải, trong đó 70% đạt từ giải ba đến giải nhất.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm bộ môn Sinh học lớp 9 kết hợp với dự giờ các
giáo viên trong và ngoài trường, đồng thời qua các đợt kiểm tra, các kỳ thi học sinh
giỏi tôi nhận thấy các em học sinh chưa có kỹ năng thành thạo khi làm các bài tập về
protein và để giải được các dạng bài tập thì cần phải có kỹ năng phân tích và nhận
dạng các bài tập đó. Để làm được điều này thì giáo viên phải cung cấp cho học sinh
một số kiến thức cơ bản về lý thuyết và kỹ năng làm bài tập đột biến gen.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm trang bị cho học sinh đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 một cách có hệ thống
về cơ chế đột biến ở cấp độ phân tử giúp cho học sinh có kỹ năng vận dụng lý thuyết
vào việc giải các bài tập
- Học sinh có kỹ năng vận dụng thành thạo các dạng bài tập đột biến cấp độ phân
tử (gen) trong các đề thi học sinh giỏi.
4
- Phát huy khả năng tư duy suy luận, phán đoán và tính linh hoạt của học sinh .
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.Phạm vi nghiên cứu:

- Kiến thức lí thuyết và các dạng bài tập về đột biến gen.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Đội tuyển HSG môn Sinh học lớp 9.
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 5 tiết
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :
- Nghiên cứu về hệ thống kiến thức lý thuyết về ADN, ARN, Protein, các dạng
đột biến gen và phương pháp giải bài tập về đột biến gen.
2. Phương pháp trao đổi đồng nghiệp :
- Xin ý kiến các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy, xây dựng và hoàn thiện
chuyên đề.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm :
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của chuyên đề.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Cung cấp và giới thiệu tài liệu.
- Dạy kiến thức cơ bản.
- Từ kiến thức cơ bản để tìm ra các dạng câu hỏi lý thuyết liên quan đến đế thi
và cách giải quyết.
- Từ kiến thức lý thuyết rút ra cách giải các dạng bài tập.
- Lựa chọn trong các đề thi các câu hỏi bài tập liên quan đến chương trình học để
học sinh giải đề.
- Giáo viên đưa ra các đáp án chuẩn và thang điểm cho từng ý, từng câu rồi trao
đổi chéo bài cho học sinh chấm chéo nhau. Cuối cùng giáo viên chấm và nhận
xét, bổ sung các thiếu sót.
Cụ thể đối với học sinh và giáo viên như sau:
1. Đối với học sinh:
Để nắm được kiến thức và đạt kết quả cao trong các kì thi chọn HSG, học sinh
cần:
- Nắm chắc kiến thức cơ bản .
- Biết suy luận và đặt các câu hỏi vì sao? Câu hỏi so sánh từ lý thuyết và rút ra

phương pháp giải bài tập.
- Biết tìm tòi tài liệu tham khảo một cách hợp lý .
- Cần cù chăm chỉ, chịu khó học tập trao đổi với bạn bè.
2. Đối với giáo viên:
Cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Nắm chắc kiến thức cơ bản, mạch kiến thức.
- Biết mối liên hệ kiến thức giữa các chương, các bài.
- Biết liên hệ kiến thức trong các bài, dự kiến các câu hỏi, tình huống có thể xảy
ra trong đề thi và có phương pháp giải quyết các câu hỏi, các dạng bài tập.
5
- Biết cách truyền thụ kiến thức cho học sinh dễ học, dễ nắm kiến thức.
- Biết sưu tầm tài liệu đề thi các năm, các tỉnh.
- Cung cấp tài liệu đề thi cho học sinh để học sinh làm quen dần với đề thi học
sinh giỏi.
- Luôn giao lưu trao đổi tài liệu, đề thi và kinh nghiệm với các giáo viên các
trường, các huyện và các tỉnh để nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm dạy đội
tuyển.
- Thường xuyên bám sát học sinh, liên hệ với gia đình học sinh, động viên
thường xuyên cũng như góp ý cho học sinh về phương pháp học tập.
- Thường xuyên tổ chức luyện đề, chữa đề thi, kiểm tra đánh giá một cách cụ thể
sát sao.
- Phân loại học sinh, chia ra các nhóm đối tượng ở các mức giỏi khá, trung bình
để có biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển.
6
PHẦN NỘI DUNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Khái niệm về đột biến gen:
Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp
nucleotit , xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử AND.
2. Nguyên nhân đột biến gen:

- Do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ( tác nhân vật lí, hóa học).
- Do ảnh hưởng của môi trường bên trong cơ thể (rối loạn hoạt động của tế bào).
Đã gây ra những rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của AND (sao chép nhầm).
Dựa vào những nguyên nhân đó người ta có thể gây ra các đột biến gen trong thí
nghiệm và sản xuất.
3. Các dạng đột biến gen:
- Mất 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.
- Thêm 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.
- Đảo vị trí 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.
- Thay thế 1 hoặc 1 số cặp nucleotit này bằng 1 hoặc 1 số cặp nucleotit khác.
4. Vai trò của đột biến gen:
- Sự biến đổi cấu trúc của gen có thể dẫn tới biến đổi cấu trúc protein mà nó mã
hóa, cuối cùng có thể dẫn tới biến đổi ở kiểu hình.
- Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì
chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì
lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp
protein, ví dụ : đột biên gen là mất khả năng tổng hợp diệp lục ở cây mạ, đột biến ở
lợn có đầu và chân sau dị dạng.
- Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở
thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp.
- Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến có hại có thể trở
thành có lợi. Trong thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi
cho bản thân sinh vật (đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa, đột biến
làm lúa cứng cây và nhiều bông…) và cho con người.
5. Tính chất của đột biến gen:
- Đột biến gen cấu trúc biểu hiện thành một biến đổi đột ngột, gián đoạn về 1
hoặc 1 số tính trạng nào đó, trên 1 hoặc 1 số ít cá thể nào đó.
- Đa số đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật, vì đột biến gen gây rối
loạn trong quá trình sinh tổng hợp protein, đặc biệt là đột biến ở các gen quy định cấu
trúc các enzim. Một số đột biến gen trung tính (không có lợi, không có hại), một số ít

đột biến gen có lợi là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
6. Hậu quả của đột biến gen:
- Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba mã
hóa trong gen kể từ điểm bị mất hoặc thêm cặp nu. Hậu quả làm thay đổi toàn bộ các
axit amin trong chuỗi axit amin của protein mà gen đó tổng hợp.
7
- Đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác chỉ làm thay đổi 1 bộ ba mã hóa
axit amin trong gen, từ đó làm thay đổi 1 bộ ba mã sao trên mARN. Hậu quả làm thay
đổi một axit amin trong chuỗi axit amin của protein mà gen đó tổng hợp.
- Đột biến đảo vị trí cặp nu sẽ làm thay đổi 1 hoặc 2 bộ ba mã hóa axit amin
trong gen, từ đó làm thay đổi 1 hoặc 2 bộ ba mã sao trên mARN. Hậu quả làm thay
đổi một hoặc hai axit amin trong chuỗi axit amin của protein mà gen đó tổng hợp, nếu
đột biến đó không phải ở bộ ba kết thúc.
II. CÁCH XÁC ĐỊNH BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN.
1. Xác định sự thay đổi cấu trúc gen khi biết dạng đột biến và ngược lại xác định
dạng đột biến khi biết sự thay đổi cấu trúc gen.
Dạng đột biến Sự thay đổi cấu trúc gen
Mất 1 cặp
nuclêôtit
- Số nuclêôtit giảm đi 2.
- Chiều dài gen giảm đi 3,4 Å, khối lượng gen giảm đi 600 đvC.
- Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit giảm đi 2.
- Số liên kết hiđro giảm 2 (mất cặp A-T) hoặc giảm 3 (mất cặp G –
X)
- Trình tự nuclêôtit thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
Thêm 1 cặp
nuclêôtit
- Số nuclêôtit tăng lên 2.
- Chiều dài gen tăng 3,4 Å, khối lượng gen tăng thêm 600 đvC.
- Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit tăng lên 2.

- Số liên kết hiđro tăng 2 (thêm cặp A-T) hoặc tăng 3 (thêm cặp G
– X)
- Trình tự nuclêôtit thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
Thay thế cặp
nuclêôtit
- Số nuclêôtit không đổi.
- Chiều dài và khối lượng gen không đổi
- Số liên kết hóa trị không đổi
- Số liên kết hiđro tăng 1 nếu thay cặp A – T bằng cặp G – X và
giảm 1 nếu thay cặp G – X bằng cặp A – T hoặc không đổi nếu
thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.
- Chỉ thay đổi 1 cặp nuclêôtit trong trình tự gen.
2. Xác định đột biến gen khi biết sản phẩm prôtêin tạo ra từ khuôn mẫu gen đột
biến và ngược lại xác định sự thay đổi prôtêin khi biết dạng đột biến gen.
Dạng đột
biến gen
Sự thay đổi trong cấu trúc prôtêin
Mất hoặc
thêm một
cặp nuclêôtit
- Số lượng axit amin tăng lên nếu sự dịch chuyển các bộ ba làm bộ
ba kết thúc không xuất hiện và giảm đi nếu sự dịch chuyển làm xuất
hiện bộ ba kết thúc sớm.
- Thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin thay đổi kể từ điểm xảy
ra đột biến.
8
Thay thế cặp
nuclêôtit
- Số lượng axit amin không đổi nếu đột biến xảy ra ở bộ ba mã hóa
và làm xuất hiện bộ ba mã hóa mới.

- Số lượng axit amin tăng nếu đột biến xuất hiện ở bộ ba kết thúc và
thay nó bằng bộ ba mã hóa.
- Số lượng axit amin giảm nếu đột biến xảy ra ở bộ ba mã hóa và
biến nó thành bộ ba kết thúc sớm.
- Thành phần, trật tự sắp xếp axit amin không đổi khi bộ ba mới và
bộ ba cũ cùng mã hóa 1 axit amin; chỉ thay đổi 1 axit amin nếu bộ
ba mới và bộ ba cũ mã hóa 2 loại axit amin khác nhau.
III. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN.
1. Dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen.
a. Phương pháp:
- Đột biến gen làm gen mới không thay đổi chiều dài gen và số aa nhưng làm
phân tử prôtêin có 1 aa mới thuộc dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp
nuclêôtit khác.
- Đột biến gen không thay chiều dài nhưng:
+ Số liên kết hyđrô tăng thuộc dạng thay thế cặp A - T bằng cặp G - X
+ Số liên kết hyđrô giảm thuộc dạng thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.
b. Ví dụ minh họa:
Bài tập 1:
Gen A bị đột biến thành gen a có số liên kết hyđrô nhiều hơn gen A 1 liên kết
nhưng chiều dài hai gen bằng nhau. Xác định dạng đột biến?
Hướng dẫn:
- Dựa vào chiều dài của 2 gen bằng nhau, nhưng số liên kết hyđrô của gen đột
biến a nhiều hơn gen ban đầu A là 1 liên kết.
- Đột biến thuộc dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G – X.
Bài tập 2:
Gen b bị đột biến thành gen B có số liên kết hyđrô ít hơn gen b 2 liên kết nhưng
chiều dài hai gen bằng nhau. Xác định dạng đột biến?
Hướng dẫn:
- Dựa vào chiều dài của 2 gen bằng nhau, nhưng số liên kết hyđrô của gen đột
biến B ít hơn gen ban đầu b là 2 liên kết.

- Đột biến thuộc dạng thay thế 2 cặp G - X bằng 2 cặp A – T.
Bài tập 3:
Gen A dài 4080 Aº, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số
nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498 nhưng
không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a.
Hướng dẫn:
- Đột biến không thay đổi chiều dài gen => Dạng thay thế cặp nuclêôtit này
bằng cặp nuclêôtit khác
NA = 4080×2/3.4 = 2400.
9
A = T = 30% x 2400 = 720; G = X = (2400 – 720×2)/2= 480. => A/G = 3/2 = 1,5.
- Gen đột biến có A/G =1,4948, tỷ lệ A/G giảm => A giảm, G tăng => Thay A-T bằng
G-X.
- Gọi số cặp thay là x, => ta có => x =1
=> Gen a có: A = T = 720-1=719; G=X = 480+1 = 481.
=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719×2 + 481×3 = 1438 + 1443 = 2881.
Bài tập 4:
Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế
một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen
B một liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen b.
Hướng dẫn:
- Đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X.
- Gen B: 2A+3G = 1670 => A = (1670-3G)/2 = (1670-3×390)/2 = 250.
Vậy, gen b có: A = T = 249; G = X = 391.
Bài tập 5:
Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới
có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.10
4
đvC. Tính số nuclêôtit mỗi loại của
gen ban đầu và gen sau đột biến.

Hướng dẫn:
1. Gen ban đầu
- Ta có 2A+3G =4800; => 2A + 3x2A = 4800 => A = T = 600; G = X = 1200.
2. Gen sau đột biến
- Số Nuclêôtit gen đột biến = 108.10
4
: 300 = 3600.
- Gen đột biến có 2A + 3G = 4801; 2A+ 2G = 3600.
=> G = 4801-3600 = 1201; A = T = 599.
2. Dạng đột biến làm thay đổi chiều dài của gen.
a. Phương pháp:
- Đây là dạng đột biến mất 1 hoặc 1 số cặp Nucleotit.
- Gọi x là số cặp A- T bị mất, y là số cặp G – X bị mất, n là số liên kết hydro bị
mất. ( ĐK: x, y, n € N*)
+ Nếu mất x cặp A- T thì số liên kết hydro giảm đi 2n liên kết, chiều dài giảm
đi 3,4x Å.
+ Nếu mất y cặp G – X thì số liên kết hydro giảm đi 3n liên kết, chiều dài giảm
đi 3,4y Å.
Vậy, muốn tìm số cặp bị mất ta tính theo công thức: 2x + 3y = n.
b. Ví dụ minh họa:
Bài tập 1:
Gen Z mất 8 liên kết hydro sau quá trình nhân đôi bất thường và làm chiều dài
giảm đi 10,2 Å. Xác định dạng đột biến ?
10
Hướng dẫn:
- Ta có: Chiều dài giảm đi 10,2 Å sẽ mất số cặp nu: 10,2 Å : 3,4 Å = 3 cặp nu,
số liên kết hydro giảm 8.
Như vậy sẽ có 4 trường hợp xảy ra:
- Mất 3 cặp A – T và thay 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T
- Mất 3 cặp G- X và thay 1 cặp A- T bằng 1 cặp G- X

- Mất 1 cặp A-T và 2 cặp G-X
- Mất 1 cặp G-X và 2 cặp A- T; thay 1 cặp G- X bằng 1cặp A- T
Bài tập 2:
Gen đột biến giảm 4 liên kết hydro so với gen ban đầu. Xác định dạng đột biến
có thể xảy ra?
Hướng dẫn:
Ta có thể giải theo các bước sau:
Bước 1:
- Ta tăng dần số cặp A- T bị mất sao cho số liên kết hydro bị mất ≤ 4, rồi tìm số
cặp G- X cần thay thế bởi cặp A- T( Cứ mỗi cặp G – X thay bằng một cặp A- t thì số
liên kết hydro giảm 1 liên kết)
Số cặp A- T bị mất 0 1 2
Số cặp G- X thay thế bằng cặp A- T 4 2 0
Bước 2:
- Tăng dần số cặp G - X bị mất , rồi tìm số cặp cần thay thế:
Số cặp G - X bị mất 0 1 2
Số cặp G - X thay thế bằng cặp A- T 4 1 -
Như vậy, ta có các trường hợp sau:
- Mất 2 cặp A – T
- Thay 4 cặp G – X bằng 4 cặp A – T
- Mất 1 cặp G – X và thay 1 cặp G – X bằng 1 cặp A- T ( mất 2 cặp G- X
và thêm 1 cặp A- T)
- Mất 1 cặp A – T và thay 2 cặp G - X
3. Dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen, không làm thay đổi số
lượng từng loại nucleotit.
a. Phương pháp:
- Là dạng đột biến đảo vị trí 1 hoặc 1 số cặp nucleotit. Số cặp đảo càng nhiều thì
sự thay đổi cấu trúc protein càng lớn.
Dạng đột biến đảo cặp nucleotit:
+ Không làm thay đôi tổng số nucleotit

+ Không làm thay đổi số lượng từng loại Nu
+ Không làm thay đổi chiều dài gen
+ Không làm thay đổi số liên kết hydro
+ Chỉ làm thay đổi trật tự axit amin và có thể làm giảm số axit amin trong phân
tử protein do gen đó tạo nên.
11
b. Ví dụ minh họa:
Bài tập 1:
Một gen bị đảo cặp nucleotit thứ 21 sang thứ 22 và ngược lại. Dạng đột biến này
làm thay đổi tối đa bao nhiêu aa có trong phân tử protein do gen đó quy định?
Hướng dẫn:
- Cặp Nu thứ 21 và 22 đảo vị trí sẽ làm thay đổi tối đa 2 aa là aa thứ 7 và thứ 8.
4. Tính sự thay đổi số lượng nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho gen đột
biến khi qua x lần nhân đôi.
a. Phương pháp:
- Áp dụng công thức :
- ∆ G = ∆ X = G(2
x
- 1) – G
đb
(2
x
- 1)
- ∆ A = ∆ T = A(2
x
- 1) – A
đb
(2
x
- 1)

Hoặc:
- ∆ G = ∆ X = G
đb
(2
x
- 1) – G(2
x
- 1)
- ∆ A= ∆ T = A
đb
(2
x
- 1) – A(2
x
- 1)
b. Ví dụ minh họa:
Bài tập 1:
Gen A mất 1 liên kết hydro đột biến thành gen a và bị thay đổi chiều dài. Khi 2
gen này nhân đôi 2 lần thì môi trường nội bào cung cấp từng loại cho gen A tăng hay
giảm bao nhiêu lần so với gen chưa bị đột biến? ( Biết đột biến chỉ liên quan đến 3
cặp nucleotit)
Hướng dẫn:
Đột biến làm giảm 1 liên kết hydro và làm thay đổi chiều dài của gen thuộc các
trường hợp sau:
- Thay 3 cặp G – X bằng 3 cặp A – T và thêm 1 cặp A – T
- Thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X và mất 1 cặp A – T
- Thay 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X và mất 1 cặp G - X
Vì đột biến chỉ liên quan đến 3 cặp nu nên chỉ có trường hợp 2 là thỏa mãn yêu cầu.
như vậy: Mất 2 cặp A – T , thêm 1 cặp G – X.
- G

đb
= X
đb
= G + 1
- A
đb
= T
đb
= A – 2
Khi gen nhân đôi 2 lần:
- ∆ G = ∆ X = G
đb
(2
x
- 1) – G(2
x
- 1) = (G + 1).3 – 3.G = 3
- ∆ A = ∆ T = A(2
x
- 1) – A
đb
(2
x
- 1) = 3. A – ( A- 2).3 = 6
Như vậy :
G và X tăng 3 Nu, A và T giảm 6 Nu.
Bài tập 2:
Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số
nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp
gen Dd nguyên phân một lần, xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào

cung cấp cho cặp gen này nhân đôi.
Hướng dẫn:
12
- Ta có A=T = 30% => G =X = 20% => A = 1,5G
- 2A+ 3G = 3600 => 2×1,5G+ 3xG = 3600 => G=600 =X; A = T =900.
- Gen d có A = T = 899; G = X = 600.
Bài tập 3:
Gen A dài 4080 Aº bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi
trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
Hướng dẫn:
N = 2L/3,4 = 2400
Nếu bình thường, khi tự nhân đôi môi trường cung cấp = N = 2400; thực tế 2398 =>
mất 2 cặp.
5. Tính sự thay đổi số lượng ribonucleotit môi trường nội bào cung cấp cho gen
đột biến khi qua x lần sao mã.
a. Phương pháp:
Áp dụng công thức:
- ∆rG = ∆rX =r G.x – rG
đb
.x
- ∆rA = ∆rT = rA.x– x.rA
đb
Hoặc:
- ∆rG = ∆rX =r G
đb
.x – rG.x
- ∆rA = ∆rT = rA
đb
.x– x.rA
b. Ví dụ minh họa:

Bài tập 1:
Gen a bị đột biến thành gen a. Gen a ít hơn gen A 1 liên kết hydro, 2 gen có
chiều dài bằng nhau. Khi hai gen này sao mã 5 lần thì môi trường nội bào cung cấp số
nucleotit cho gen a giảm bao nhiêu so với gen chưa bị đột biến?
Hướng dẫn:
- Đây là dạng đột biến thay 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T
Như vậy mất 1 cặp G – X, Thêm 1 cặp A - T
Ta có: rA
đb
= rT
đbc
= rA + 1
rG
đb
= rX
đb
= rG – 1
Gen sao mã 5 lần nên ta có:
rG giảm = rX giảm = ∆rG = ∆rX =r G.x – rG
đb
.x = 5.rG – 5.( rG – 1) = 5
rA tăng = rX tăng = ∆rA = ∆rT = rA
đb
.x– x.rA = 5.( rA + 1) – 5.rA = 5
13
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG:
1. Phần câu hỏi:
Câu 1 :
Số liên kết hydro sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau:
- Mất 1 cặp Nuclêôtít.

- Thay cặp Nuclêôtít này bằng cặp Nuclêôtít khác
Đáp án:
Số liên kết hydro sẽ thay đổi trong các trường hợp sau:
* Mất 1 cặp Nuclêôtít. – nếu mất cặp A - T sẽ giảm đi 2 liên kết hydro.
- nếu mất cặp G - X sẽ giảm đi 3 liên kết hydro.
* Thay bằng cặp khác:
- Thay cặp A – T bằng cặp T – A (và ngược lại) hoặc cặp G – X bằng cặp X – G
(và ngược lại) thì số liên kết hydro vẫn không thay đổi
- Thay cặp G – X bằng cặp T – A sẽ giảm đi 1 liên kết hydro.
- Thay cặp A – T bằng cặp G – X sẽ tăng lên 1 liên kết hydro.
Câu 2:
Gen A bị đột biến thành gen a. Em hãy xác định vị trí và loại đột biến trong
các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin
hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định
tổng hợp
- Trường hợp 2: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3
khác với axit amin thứ 3 trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp
Đáp án
Trườ ng h ợ p 1: Do phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin
hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng
hợp vì thế đột biến gen thuộc loại thêm cặ p hoặc mấ t c ặ p nuclêôtit diễn ra tại vị trí
một trong 3 cặp nuclêôtit đầu tiên của gen A
Trườ ng h ợ p 2 : Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác
với axit amin thứ 3 trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp vì thế đây là
đột biến thay thế c ặ p nuclêôtit ở vị trí một trong ba nuclêôtit ở bộ ba thứ 3 trên gen
A.
Câu 3:
1. Nêu hai dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen khi số liên kết hyđrô
của gen:

a. tăng thêm 2 liên kết hyđrô.
b. giảm đi 2 liên kết hyđrô.
c. không thay đổi.
(Đề thi chọn HSG thành phố Hà Nội 2012 - 2013)
Đáp án:
14
a. T¨ng 2 LKH : 2 trêng hîp
*Gen ®îc t¨ng thªm 1 cÆp A – T
*Thay 2 cÆp A –T bằng 2 cÆp G – X .
b. Gi¶m bít 2 LKH : 2 trêng hîp
*Gen mÊt 1 cÆp A – T
*Thay 2 cÆp G – X bằng 2 cÆp A – T .
c. Sè LKH kh«ng thay ®æi: 2 trêng hîp
* Thay thế cặp Nu cùng loại ( A-T và T-A hoặc G-X và X-G)
*Thay thÕ 2 cÆp G – X bằng 3 cÆp A – T .
Câu 4.
Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ
A G
T X
+
+
?
(Đề thi chọn HSG tỉnh Bắc Giang 2012 - 2013)
Đáp án:
Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ
A G
T X
+
+
?

- Không có dạng nào vì với ADN có cấu trúc mạch kép luôn có: A=T; G=X
Nên tỉ lệ
A G
T X
+
+
luôn không đổi.
2. Phần bài tập:
Bài 1 :
Gen B có tổng số nuclêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3500, gen này bị đột
biến mất 6 nuclêôtit thành gen b. Biết khi gen B và b tự nhân đôi liên tiếp 3 lần, số
nuclêôtit loại Ađênin môi trường cung cấp cho gen b ít hơn gen B là 14 nuclêôtit.
- Gen B gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn?
- Xác định chiều dài của gen B và gen b?
- Xác định số liên kết hiđrô của gen b?
(Đề thi vào lớp 10THPT chuyên Vĩnh Phúc năm 2011 – 2012)
Đáp án:
* Số chu kỳ xoắn của gen B:
20
3000
= 150
* Chiều dài các gen:
- Chiều dài gen B: =
2
3000
x 3,4 = 5100 A
0
.
- Chiều dài gen b:
Tổng số nuclêôtit của gen b: 3000 – 6 = 2994

=> Chiều dài gen b: =
2
2994
x 3.4 = 5089,8 A
0

* Số liên kết hiđrô của gen b:
- Số nuclêôtit loại Ađênin của gen B bị mất: 14/(2
3
-1) = 2.
=> Gen B bị mất 2 cặp A-T và 1 cặp G – X
=> Gen b ít hơn gen B 7 liên kết hiđrô
15
=> số liên kết hiđrô của gen b: 3500 – 7 = 3493
Bài 2:
Một gen ở vi khuẩn E. coli dài 0,51 µm có 3600 liên kết hiđrô bị đột biến, sau
đột biến gen tăng thêm 2 liên kết hiđrô.
a. Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen ban đầu.
b. Em hãy cho biết dạng đột biến gen này là gì?
(Đề thi chọn HSG Nam Định 2010 - 2011)
Đáp án:
a) Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen ban đầu:
- Vì chiều dài của gen là 0,51 µm = 5100A
0
→ số lượng nuclêôtit của gen là: 5100
x2/3,4 = 3000 (nuclêôtit)-
- Theo bài ra và theo NTBS ta lập được hệ phương trình:
2A + 3G = 3600
2A + 2G = 3000
- Giải hệ phương trình ta được: A = T = 900 nuclêôtit, G = X = 600 nuclêôtit

- Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen là: %A = %T = 30%, %G = %X = 20%.
b) Dạng đột biến: Vì gen đột biến tăng thêm 2 liên kết hiđrô so với gen ban đầu, do đó
có thể là dạng đột biến:
- Thêm 1 cặp A – T.
- Thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X.
Bài 3:
Giả sử cặp nhiễm sắc thể 21 ở một người mang cặp gen Bb. Gen B có chiều dài
bằng 0,408 µm và số nuclêôtit loại T chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen b có
khối lượng phân tử bằng 9.10
5
đvC và số lượng bốn loại nuclêôtit bằng nhau. (Biết
khối lượng phân tử trung bình của mỗi nuclêôtit bằng 300 đvC).
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
b. Nếu người trên có cặp thứ 21 chứa 3 nhiễm sắc thể, hãy tính số nuclêôtit
từng loại của các gen thuộc cặp nhiễm sắc thể đó.
(Đề thi chọn HSG Bắc Ninh 2011 - 2012)
Đáp án:
a. Số lượng từng loại nu của mỗi gen:
* Gen B: Đổi 0,408 µm = 4080Aº
Tổng số nu của gen B là: N
B
= 2L/3,4 = 4080 x 2/3,4 = 2400(nu)
- Số nu mỗi loại của gen B là: T
A
= A
B
= 30 x 2400/100 = 720

(nu)
=> G

B
= X
B
= 480 (nu)
* Gen b:
Tổng số nu của gen b là: N
b
= M/300 = 9 x 10
5
/300 = 3000 (nu)
Số nu mỗi loại của gen b là: A
b
= T
b
= G
b
= X
b
= 3000/4 = 750 (nu)
b Người có cặp thứ 21 chứa 3 NST ∀ kiểu gen là BBb hoặc Bbb.
* TH1: Nếu kiểu gen là BBb:
Số lượng nu từng loại là:
16
A = T = 2.AB + Ab = 2 . 720 + 750 = 2190 (nu)
G = X = 2.GB + Gb = 2 . 480 + 750 = 1710 (nu)
* TH2: Nếu kiểu gen là Bbb:
Số lượng nu từng loại là:
A = T = AB + 2.Ab = 720 + 2 . 750 = 2220 (nu)
G = X = GB + 2.Gb = 480 + 2 . 750 = 1980 (nu)
Bài 4:

Gen B có chiều dài 0,51
µ
m bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn
gen B là 3,4 A
0
.
a) Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.
b) Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1
nuclêôtit là 300 ĐVC.
(Đề thi chọn HSG Thái Bình 2007 - 2008)
Đáp án:
a) Dạng đột biến:
- Chiều dài tăng thêm 3,4 Aº→ tương ứng 1 cặp nuclêôtit.
- Chiều dài gen b hơn gen B → đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
b) Khối lượng phân tử gen b:
- Đổi 0,51 µm = 5100 Aº
- Chiều dài gen b: 5100 + 3,4 = 5103, 4 A º
- Số nuclêôtit của gen b: 5103,4 x 2/3,4 = 3002 nuclêôtit
- Khối lượng phân tử gen b: 300 x 3002 = 900.600 đvc
Bài 5:
Một gen quy định cấu trúc của một pôlipeptit gồm598 axit amin có tỉ lệ:
G : A = 4 : 5.
a. Tính chiều dài của gen.
b. Tính số lượng nuclêôtit từng loại do môi trường nội bào cung cấp khi gen tự
sao liên tiếp 6 lần.
c. Do đột biến, một cặp A-T của gen được thay thế bằng cặp G – X. Số liên kết
hyđrô trong gen thay đổi như thế nào?
(Đề thi chọn HSG huyện Diễn Châu - Nghệ An 2005 - 2006)
Đáp án:
1, Tính chiều dài của gen:

Số N của gen: (598 + 2) x3 x2 = 3600.
Chiều dài của gen: (3600 : 2) x 3,4 = 6120 A
0
2, Số lượng nuclêôtit từng loại :
A + G = 3600 : 2 = 1800 mà G : A = 4: 5 G : A = 0,8 G = 0,8A
Giải ra ta có: A = T = 1000; G = X = 800.
Số lượng nuclêôtit từng loại do MT cung cấp:
17
A = T = (2
6
- 1) x 1000 = 63000 G = X = (2
6
- 1) x 800 = 50400
3, Số liên kết H…
-Trong gen chưa đột biến: H = (2 x 1000) + (3 x 800) = 4400.
-Trong gen đột biến: A = T = 1000 – 1 =999 G = X = 800 + 1 = 801
H = (2 x 999) + (3 x 801) = 4401.
Vậy gen đột biến nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết H.
Bài 6:
Ở ruồi giấm, gen A qđ tính trạng mắt đỏ, gen a qđ tính trạng mắt hồng. Khi 2
gen nói trên tự tái bản 4 lần thì môi trường nội bào cung cấp cho gen mắt đỏ nhiều
hơn gen mắt hồng 90 Nu tự do. Hãy xác định kiểu đột biến có thể xảy ra trong gen
đột biến?
( Đề thi tuyển sinh vào 10 chuyên Nguyễn Trãi năm: 2008 – 2009)
Đáp án:
- Khi 2 gen nói trên tự nhân đôi 4 lần MT nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương
với số gen con là:
2
4
- 1 = 15

- Vì MTCC cho gen A nhân đôi 4 lần nhiều hơn cho gen a nhân đôi 4 lần là 90 Nu.
Do đó 1 gen A nhiều hơn 1 gen a là: 90 : 15 = 6 Nu ( tương đương 3 cặp Nu)
- Các kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến là:
+ Nếu 3 cặp Nu nằm trong 1 bộ ba sẽ bị mất 1 aa trong phân tử protein
+ Nếu 3 cặp Nu nằm ở 2 bộ ba thì sẽ mất 1 aa và thay đổi 1aa trong phân tử protein
+Nếu 3 cặp Nu nằm rải rác ở các vị trí khác nhau thì sẽ mất 1 aa và thay đổi toàn bộ
các aa tính từ điểm xảy ra đột biến trong gen
Bài 7:
Một gen có 75 vòng xoắn và có hiệu số giữa G với A bằng 150 Nu. Gen bị
đột biến trên 1 cặp Nu và sau đột biến gen có chứa 300 Nu loại A và 450 Nu loại G.
XĐ dạng đột biến đã xảy ra trên gen?
( Đề dự bị thi vào lớp 10 chuyên Nguyễn Trãi năm 2008 – 2009)
Đáp án:
- Xét gen trước đột biến:
Số lượng Nu của gen là: 75. 20 = 1500 Nu
Theo đề bài: G – A = 150 nên G = 150 + A (1)
Mà: A + G = N/2 = 750 (2)
Từ (1) và (2) ta có: A = T = 300
G = X = 450
- Xét gen sau đột biến:
A = T = 300 và G = X = 450
Như vậy trước và sau đột biến số lượng từng loại Nu của gen không thay đổi.
Vậy đã xảy ra đột biến thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác cùng loại:
+ Thay cặp A – T này bằng cặpT– Akhác. Hoặc thay cặp G – X này bằng cặp X – G
khác. ( vì đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp Nu)
18
Bài 8:
Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài
5100 A
0

nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm
sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có1350
Ađênin.
a ,Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
b, Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các
gen trong tế bào là bao nhiêu?
c, Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở
cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số
lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?
(Đề thi chọn HSG huyên Trực Ninh tỉnh Thanh hóa 2008 - 2009)
Đáp án:
a, Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
- Tổng số nu của mỗi gen là: (5100 : 3,4). 2 = 3000 (nu)
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen trội A là:
A = T = 1200 (nu)
G = X = 3000 : 2 – 1200 = 300 (nu)
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen lặn a là:
A = T = 1350 (nu)
G = X = 3000 : 2 – 1350 = 150 (nu)
b, Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen
trong tế bào là bao nhiêu?
- ở kì giữa của giảm phân I nhiễm sắc thể đã nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép,
do đó gen trên nhiễm sắc thể cũng được nhân đôi.
- Số lượng từng loại nuclêôtit trong tế bào tại thời điểm đó là:
A = T = (1200 + 1350) . 2 = 5100 (nu)
G = X = (300 + 150) . 2 = 900 (nu)
c, Nếu xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì số lượng từng
loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?
- Nếu một số tế bào xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên
thì khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra bốn loại giao tử, trong đó có hai loại

giao tử bình thường là A, a, hai loại giao tử không bình thường là Aa và O.
- Số nu mỗi loại trong các giao tử là:
+ Giao tử A: A = T = 1200 (nu)
G = X = 300 (nu)
+ Giao tử a: A = T = 1350 (nu)
G = X = 150 (nu)
+ Giao tử Aa: A = T = 1200 + 1350 = 2550 (nu)
G = X = 300 + 150 = 450 (nu)
+ Giao tử O: A = T = 0 (nu)
G = X = 0 (nu)
19
Bài 9 :
1. Đột biến gen là gì? Có mấy loại đột biến gen? Loại đột biến gen nào chắc chắn
không làm thay đổi tỉ lệ
XG
TA
+
+
của gen?
2. Một đoạn ADN gồm 100 cặp nuclêôtit. Giả sử đoạn ADN này bị đột biến mất một
cặp G-X.
a) Tính chiều dài đoạn ADN bị đột biến.
b) Biểu thức A+G = T+X có còn đúng hay không đối với đoạn ADN bị đột biến? Vì
sao?
(Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên Ninh Bình năm 2011 – 2012)
Đáp án:
1.
- Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một
số cặp Nu.
- Các dạng đột biến gen:

+ Mất một hoặc một số cặp Nu
+ Thêm một hoặc một số cặp Nu
+ Thay thế một hoặc một số cặp Nu.
- Loại đột biến gen chắc chắn không làm thay đổi tỉ lệ:
XG
TA
+
+
của gen là dạng thay
thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A hoặc 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-G.
2.
- Chiều dài đoạn ADN bị đột biến: Mỗi cặp Nu có chiều dài (kích thước) 3,4A
0
,
vậy chiều dài đoạn ADN bị đột biến là: (100-1) x 3,4 = 336,6 A
0
.
- Biểu thức A+G = T+X vẫn còn đúng với đoạn ADN bị đột biến, vì theo nguyên
tắc bổ sung: A=T và G=X.
Bài 10 :
Mạch 1 của một gen có 1500 nuclêôtit trong đó nuclêôtit loại A = 300,
nuclêôtit loại X = 500 và nuclêôtit loại G bằng nuclêôtit loại T.
a. Hãy xác định số lượng các loại nuclêôtit của gen trên ?
b. Nếu mạch 1 của gen trên làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN thì môi
trường cần cung cấp số lượng từng loại nuclêôtit là bao nhiêu ?
c. Một đột biến xảy ra liên quan đến một cặp nuclêôtit nhưng không làm thay đổi
số lượng và thành phần các loại nuclêôtit của gen này.
- Đột biến đó thuộc dạng nào ?
- Đột biến đó có thể làm thay đổi kiểu hình của sinh vật hay không ? Vì sao ? Nếu
tế bào lưỡng bội của nó mang cặp gen đột biến này.

(Đề thi chọn HSG huyên Thanh Chương tỉnh Nghệ An 2012 - 2013)
Đáp án
20
Mạch 1: G = T=
2
))500300(1500( +−
= 350
Số nuclêôtit từng loại của gen:
A= T= A(mạch 1)+A(mạch 2) = A(mạch 1) + T(mạch 1) = 300 + 350= 650
G =X= G(mạch 1)+G(mạch 2) = G(mạch 1) + X(mạch 1) = 350 + 500=850
Số lượng nuclêôtit từng loại của ARN:
A = T(mạch 1) = 350
U = A(mạch 1) = 300
G = X(mạch 1) = 500
X = G(Mạch 1) = 350
Lưu ý: BT có nhiều cách giải,
Đột biến này thuộc dạng thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác trong các
trường hợp sau:
Cặp A-T thay bằng cặp T-A hoặc cặp G-X thay bằng cặp X-G
Đột biến đó có thể làm thay đổi kiểu hình của sinh vật
Vì: ĐB làm thay đổi trình tự sắp xếp của nuclêôtit trên mARN do nó quy định tổng
hợp dẫn đến có thể làm thay đổi trình tự a.a trong chuỗi a.a do mARN này tổng hợp
từ đó làm thay đổi kiều hình của SV.
Bài 11 :
Một cặp gen dài 0,408 Micrômét : Gen A có 3120 liên kết hidrô, gen a có
3240 liên kết hiđrô .
a) Tính số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi gen .
b) Do bị đột biến cặp gen trên đã xuất hiện thể 2n + 1 và có số nuclêôtit
thuộc các gen trên là : A = 1320 và G = 2280. Cho biết kiểu gen của thể dị bội nói
trên .

c) Cho thể dị bội nói trên lai với cơ thể bình thường có kiểu gen Aa . Hãy
xác định tỷ lệ các loại giao tử và hợp tử tạo thành ?
(Đề thi chọn HSG thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ 2012 - 2013)
Đáp án
a) Số nucleotit từng loại của mỗi gen trên .
- Chiều dài của gen là : L = 0,408 Micrômet = 4080 ( A
0
).
-Vì 2 gen A và a có chiều dài bằng nhau nên có số nucleotit bằng nhau :
Gọi số nucleotit của mỗi gen là :
N = ( 4080 : 3,4 ) . 2 = 2400 ( Nu )
- Xét gen A :
Ta có: 2A + 3G = 3120
2A + 2G = 2400

= > G = X = 720 ( Nu )
A = T = 480 ( Nu )
21
- Xét gen a :
Ta có : 2A + 3G = 3240
2A + 2G = 2400
= > G = X = 840 ( Nu ) ; A = T = 360 ( Nu )
2. Xác định kiểu gen của thể dị bội :
Kiểu gen của thể dị bội có thể xảy ra một trong các trường hợp sau: AAA, Aaa, Aaa,
aaa.
- Nếu thể dị bội có kiểu gen : AAA thì số Nu loại A và G của thể dị bội phải
gấp 3 lần số Nu A và G của gen A .
Ta có : Số nu A = 1320: 3 = 660 và G = 2280 : 3 = 760 ( Nu ) Không phù hợp
đề bài.
- Nếu thể dị bội có kiểu gen là AAa

Ta có : số nu của thể dị bội AAa là :
A = A
gen A
. 2 + A
gen a
= 480 . 2 + 360 = 1320 ( Nu)
G = G
gen A
. 2 + G
gen a
= 720 . 2 + 840 = 2280 ( Nu ) (Phù hợp với đề bài).
Vậy thể dị hợp nói trên có kiểu gen : AAa
3. tỉ lệ các loại giao tử và hợp tử :
P : AAa x Aa
G
P
: 2/6 A : 2/6 Aa : 1/6 AA : 1/6 a 1/2 A : 1/2 a
F
1
: 2/12 AA : 1/12 AAA : 2/12 AAa : 1/12 Aa
2/12 Aa : 1/12 AAa : 2/12 Aaa : 1/12 aa.
Bài 12 :
Một gen quy định cấu trúc của 1 chuỗi polypeptit gồm 498 axít amin. Gen
có T/X = 2/3. Một đột biến xảy ra làm cho tỷ lệ T/X = 66,48%. Cho biết đột biến
không làm thay đổi số Nuclêôtít của gen. Đột biến này thuộc dạng đột biến nào?
Nguyên nhân phát sinh đột biến đó?
Đáp án
1, Số lượng nu từng loại :
Tổng số nu của gen là : ( 498 + 2 ) . 3 . 2 = 3000 nu
Vì T/X = 2/3 suy ra X = 1,5 T … giải ra ta có :

A = T = 600 nu và G = X = 900 nu
- Tỷ lệ T/X = 2/3 = 66,67%. Khi đột biến làm giảm tỷ lệ T/X còn 66,48%, vì số nu
không thay đổi vậy số nu giảm cũng chính bằng số nu tăng.
Gọi a là số nu loại T giảm do đột biến nên ta có phương trình :
T - a 600 - a
= = 66,48% = 0,6648
X - a 900 - a
 600 - a = 598,32 + 0,6648 a suy ra 1,68 = 1,6648 a vậy a = 1
- Kết luận: đột biến làm T thay bằng X hay là cặp A – T thay bằng cặp G – X .
Đây là dạng đột biến thay cặp nu này bằng cặp nu khác.
22
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí, hóa học của môi trường ngoài
hoặc do rối loạn hoạt động của tế bào dưới ảnh hưởng của môi trường bên trong cơ
thể.
Bài 13:
Gen D có 186 Nuclêôtit loại Guanin và có 1068 liên kết Hiđrô. Gen đột biến d
hơn gen D một liên kết Hiđrô, nhưng chiều dài của hai gen bằng nhau.
a) Đây là dạng đột biến nào và liên quan đến bao nhiêu cặp Nuclêôtit ?
b) Xác định số lượng từng loại Nuclêôtit trong gen D và gen d ?
Đáp án
Do gen đột biến d có chiều dài bằng gen bình thường D , nhưng gen d nhiều hơn
gen D là 1 liên kết H. Vậy đây là đột biến thay thế 1 cặp Nuclêôtit.
Cụ thể : Cặp A - T của gen D đã bị thay thế bởi cặp G - X của gen đột biến d.
a) Số lượng từng loại Nu của gen bình thường D là :
Ta có : 2 A + 3 G = 1068
Thay G = 186 == > 2 A + 3 .186 = 1068
Vậy: A = T = 255 Nu
G = X = 186 Nu
* Số lượng từng loại Nu của gen đột biến d là :
A = T = 255 - 1 = 254 Nu

G = X = 186 + 1 = 187 Nu
Bài 14:
Gen A dài 4080 A
0
, có số nucleotít loại A chiếm 30% tổng số nucleotít của
gen. Gen A bị đột biến mất đi 3 cặp nucleotít trở thành gen a làm cho gen đột biến
kém gen ban đầu 7 liên kết hiđrô.
a) Tính số lượng từng loại nucleotít của gen A và gen a.
b) Cho cơ thể có kiểu gen Aa tự thụ phấn. Xác định số lượng từng loại nucleotít
trong các loại hợp tử được tạo thành (Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình
thường).
(Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Hải dương 2009 – 2010)
Đáp án
a, Số lượng từng loại nucleotít của gen A:
A = T = 2400 x 30% = 720 (Nu)
G = X = 2400 : 2 - 720 = 480 ( Nu)
Gen A bị đột biến mất đi 3 cặp nucleotít trở thành gen a làm cho gen đột biến kém
gen ban đầu 7 liên kết hiđrô, tức là:
Gen a kém gen A 2 cặp A - T và 1 cặp G - X do (2 x 2) + (1 x 3) = 7 (lkH)
- Số lượng từng loại nucleotít của gen a (Gen đột biến):
A = T = 720 - 2 = 718 (Nu)
G = X = 480 - 1 = 479 ( Nu)
23
b) Cho cơ thể có kiểu gen Aa tự thụ phấn. Xác định số lượng từng loại nucleotít trong
các loại hợp tử được tạo thành
- Sơ đồ lai:
P : Aa x Aa
GP: A , a A , a
F1 : 1AA : 2 Aa : 1 aa
- Số lượng từng loại nucleotít trong các loại hợp tử:

1 AA : A = T = 720 x 2 = 1440 (Nu)
G = X = 480 x 2 = 960 ( Nu)
2 Aa : A = T = 2 x ( 720 + 718) = 2876 (Nu)
G = X = 2 x ( 480 + 479) = 1918 ( Nu)
1 aa : A = T = 718 x 2 = 1436 (Nu)
G = X = 479 x 2 = 958 ( Nu)
Bài 15:
Cặp gen BB tồn tại trên NST thường, mỗi alen đều dài 4080 Ao có A : G = 9 :
7. Do đột biến gen B biến đổi thành gen b. Tạo nên cặp gen dị hợp Bb có tỷ lệ A : G
=13 : 3 nhưng chiều dài gen không đổi.
1, Nếu chỉ xảy ra 1 kiểu đột biến thì kiểu đột biến đó thuộc loại đột biến gì ?
2, Nếu cơ thể chứa cặp gen Bb tự thụ phấn , sự rối loạn phân bào xảy ra ở lần
phân bào 1 của giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn (noãn bào bậc 1). tính số nu mỗi
loại trong mỗi hợp tử tạo thành ở đời con.
(Sách Cẩm nang ôn luyện Sinh học – NXB ĐHQG Hà nội Tg: Nguyễn Minh Công)
Đáp án
1, Số lượng nu. không đổi, nhưng thay đổi về thành phần nu. mà chỉ xảy ra 1 kiểu đột
biến, nên đột biến nói trên thuộc loại đột biến thay thế một số cặp nu này bằng một số
cặp nu khác.
2, Số lượng nu trên gen B: 4,080 A
0
x 10
4
x 2
= 2400 nu
3,4 A
0
Theo NTBS và giả thiết ta có hệ phương trình sau:
Gen B: A + G = 1200
A/G = 9/7

Giải phương trình ta có G = X = 525 nu và A = T = 675 nu.
Gen b: A + G = 1200
A/G = 13/3
Giải phương trình ta có G = X = 225 nu và A = T = 975 nu.
- Nếu rối loạn ở lần phân bào I ta có số loại giao tử đực được tạo ra từ cơ thể chứa cặp
gen Bb là Bb và O (ở đây không xã định được tỉ lệ các loại đột biến). Ta có các kiểu
gen tạo ra ở đời con:
P: Bb x Bb
G: Bb , O B , b
24
F: BBb : Bbb : BO : bO
*Số lượng nu trong mỗi kiểu hợp tử:
- Hợp tử BBb:
A = T = (675 x 2) + 975 = 2325 nu
G = X = (525 x 2) + 225 = 1275 nu
- Hợp tử Bbb:
A = T = 675 + (975 x 2) = 2625 nu
G = X = 525 + (225 x 2) = 975 nu
- Hợp tử BO:
A = T = 675 nu
G = X = 525 nu
- Hợp tử bO:
A = T = 975 nu
G = X = 225 nu
3. Bài tập tự giải.
Bài 1:
Một gen ở vi khuẩn có 3600 liên kết hydro, tỉ lệ
1,5.
A T
G X

+
=
+

a/ Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b/ Một đột biến xảy ra trong vùng mã hóa của gen trên làm cho chuỗi axit amin
do gen đột biến điều khiển tổng hợp có 1 axit amin được thay bằng axit amin mới, các
axit amin còn lại không thay đổi so với trước đột biến. Đột biến trên thuộc dạng nào?
(Đề thi chọn HSG tỉnh Thanh Hóa 2008 - 2009)
Bài 2:
Trong phân tử ADN, ađênin (A) liên kết với timin (T) bởi 2 liên kết hyđrô và
xitôzin (X) liên kết với guanin (G) bởi 3 liên kết hyđrô.
a) Tính số liên kết hyđrô của gen khi biết A +G =700 nuclêôtit và A- G = 100
nuclêôtit.
b) Số liên kết hyđrô của gen thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến
gen sau đây:
- Trường hợp 1 : Mất một cặp nuclêôtit.
- Trường hợp 2: Thêm một cặp nuclêôtit.
- Trường hợp 3: Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.
c) xét một cặp gen dị hợp tử Bb, trong đó mỗi gen đều dài 4080 ăngstron. Phân
tích 2 gen này thấy: gen B có 3120 liên kết hyđrô và gen b có 3240 liên kết hyđrô .
Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi gen B và b.
(Đề thi chọn HSG thành phố Hà Nội 2008 - 2009)
Bài 3:
Một đoạn gen điều khiển tổng hợp protein gồm 498 axitamin có A/G = 2/3 cho
biết đột biến xẩy ra không làm thay đổi số nucleotit của gen.
1/ Sau đột biến tỉ lệ A/G = 66,48%. Đột biến này thuộc dạng nào của đột biến gen.
25

×