Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Bài thuyết trình Pháp luật Kế toán: Những hành vi vi phạm hành chính về chế độ kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.14 KB, 16 trang )

Bài thuyết trình Pháp luật Kế toán
Chủ đề: Những hành vi vi phạm hành
chính về chế độ kế toán
Những hành vi vi phạm hành chính về chế độ
kế toán
Danh sách nhóm 6

Nguyễn Huy Hoàng

Nguyễn Thị Hồng Anh

Bùi Thị Tâm

Lê Thị Hạnh

Hà Thị Thanh Hương

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Nguyễn Tất Khuyến

Nguyễn Thị Phương Châm

Nguyễn Thu Minh

Trần Văn Chiến
Văn bản áp dụng

Nghị định 185 2004

Nghị định 39 2011



Thông tư 169 2011

Quyết định 15 2006

Quyết định 19 2006

Quyết định 48 2006
Chế độ kế toán
1. Chế độ chứng từ kế toán
2. Chế độ sổ kế toán
3. Hệ thống tài khoản kế toán
4. Hệ thống báo cáo tài chính
Tình huống 1
Ông A mở một công ty TNHH dạng vừa và nhỏ. Ông muốn áp dụng chế độ kế toán theo qđ 15 nên đã áp dụng theo chế
độ kế toán này mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Ông thuê B làm thủ quỹ. Do sơ suất B để mất một
hoá đơn VAT mua hàng, vì sợ kỉ luật B bỏ tiền túi của mình ra để mua một hoá đơn khác trên thị trường và điền đúng
như hoá đơn để mất,chỉ khác về người bán và mã số thuế của người bán.B vẫn kê khai thuế đầy đủ.
1. Hỏi ông A có vi phạm pháp luật về chế độ kế toán không? Mức xử phạt hành chính?
2. B có vi phạm pháp luật về chứng từ kế toán ko? Nếu có xử lí như thế nào?
Đáp án
1. Ông A có vi phạm pháp luật về chế độ kế toán. Căn
cứ tại điểm a, khoản 1 điều 16 NĐ 185 và khoản 1
điều 12 TT 169.
2. B có vi phạm pháp luật về chứng từ kế toán: bảo
quản tài liệu không an toàn và sử dụng hóa đơn bất
hợp pháp.
Xử phạt: điểm c, khoản 1 điều 12 NĐ 185 và điều 8 TT
169; điểm a khoản 3 Điều 7 NĐ 185 đã đước sửa đổi
và khoản 3 điều 3 TT 169

Tình huống 2
Trường đại học A là một trường đại học dân lập. Kể từ ngày thành lập trường đã lựa chọn
và áp dụng hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày
30/03/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Các bạn hãy xác định:
1. Trường đại học A có hành vi vi phạm pháp luật kế toán không?
2. Hành vi vi phạm đó là gì?
3. Hình thức phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật kế toán đó?
Đáp án

Trường đại học A là trường đại học dân lập, nghĩa là đơn vị ngoài công lập. Theo điều 2 QĐ 19 quy định chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định 19 áp dụng cho đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước (Trừ các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập)

Như vậy, trường đại học A đã có hành vi vi phạm pháp luật kế toán hiện hành, đó là hành vi không áp dụng đúng
hệ thống tài khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được quy định trong Mục 2 Điều
9 NĐ 185, được sửa đổi ở Mục 5 Điều 1 NĐ 39 và tại Mục 2 Điều 5 TT169

Theo đó, trường đại học A sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc phải hạch toán đúng
nội dung, phương pháp, hệ thống tài khoản kế toán được quy định trong QĐ 15.
Tình huống 3
Doanh nghiệp A đang áp dụng chế độ kế toán theo qđ số 15, nhưng hiện giờ đã giảm
vốn điều lệ và các điều kiện khác để thành doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp
muốn chuyển đổi chế độ kế toán theo quyết định số 48 để phù hợp hơn và đơn giản
hơn.
Từ trước đến nay, doanh nghiệp vẫn sử dụng hệ thống sổ nhật ký chứng từ. Theo tìm
hiểu thì doanh nghiệp đăng ký chế độ kế toán theo qđ 48 thì không có loại hình sổ
nhật ký chứng từ.
Vậy doanh nghiệp có thể chuyển đổi chế độ kế toán theo qđ 48 không?
Nếu có thì doanh nghiệp phải làm như thế nào?
Đáp án

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuyển đổi. Sổ
kế toán phải được mở khi bắt đầu vào kỳ kế
toán và đóng trước khi lập báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp chỉ cần đống sổ cũ và chờ đến kỳ
tiếp theo, đăng ký lên cơ quan thuế theo chế độ
kế toán theo qđ 48 và mở sổ kế toán phù hợp
với doanh nghiệp và luậy pháp quy định.
Tình huống 4
Cty Cổ phần B hiện đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán quy định tại QĐ
15 và áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán quy định cho ngành, lĩnh vực
hoạt động của đơn vị. Đầu năm tài chính, do nhu cầu quản lý của cty, kế toán
trưởng quyết định mở thêm tài khoản cấp 3 là tài khoản USD và Euro mà
không có văn bản đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận. Có người cho rằng, cty B
đã vi phạm pháp luật về hệ thống tài khoản kế toán được quy định tại QĐ 15.
Bạn nghĩ sao về trường hợp này?
Đáp án

Theo Mục 4 Khoản 1 Phần thứ nhất QĐ 15: Các doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty có thể mở thêm các
tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài
khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đã quy định trong Quyết định này
nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

Như vậy, cty B mở thêm tài khoản cấp 3 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý cty nên không cần phải đề nghị Bộ
Tài chính chấp thuận. Cty B không vi phạm pháp luật về hệ thống kế toán.
Tình huống 5
Với dữ kiện như phần a, cty B thấy tài khoản 131 “Phải thu
khách hàng” chưa thực sự chuẩn xác vì đây là tài khoản hỗn
hợp, phản ánh mối quan hệ thanh toán với khách hàng nên
đã tự sửa tên tài khoản 131 thành “Thanh toán với khách
hàng” để tránh nhầm lẫn.

Theo bạn, cty làm vậy có hợp pháp hay không?
Đáp án

Tài khoản 131 là tài khoản cấp 1 đã được quy định tại QĐ 15, nếu cty B muốn sửa đổi tài khoản trên
thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

Với hành vi vi phạm trên, cty sẽ bị xử phạt theo Khoản b Mục 2 Điều 9 NĐ 185, được sửa đổi tại Mục
5 Điều 1 NĐ 39 và tại Mục 2 Điều 5 TT169 : Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và
buộc phải hạch toán đúng nội dung, phương pháp, hệ thống tài khoản kế toán.
Tình huống 6
Cty của A mới thành lập và đi vào hoạt động tháng 9/2011. Lúc mới hoạt động không biết hết về kế toán
nên đã đăng ký áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 48 /2006/QĐ-BTC. Nhưng khi cty thuê dịch vụ kế toán
bên ngoài làm giúp BCTC, thì họ lại làm theo QĐ15/2006-BTC.
Lúc cty báo cáo quyết toán năm 2011 thì cty không để ý nên đã ký và nộp lên Cục thuế. Cho đến tháng 5
năm 2012 cty mới phát hiện ra.
Khi trao đổi lại với chị kế toán bên dịch vụ kế toán thì Chị ấy bảo là không sao hết. Chị ấy nói: "Do Cty của
A mới thành lập, nên công việc đăng ký chế độ kế toán là hình thức bắt buộc. Cty đăng ký chế độ kế
toán theo QĐ 48 /2006/QĐ-BTC nhưng khi làm để thích hợp với hoàn cảnh phải áp dụng QĐ 15 /
2006/QĐ-BTC không sao hết. Chị ấy nói cty của A đăng ký cái nhỏ mà làm cái lớn, cái chi tiết hơn thì
không thành vấn đề".

Các bạn hãy cho biết chị kế toán nói có đúng không?

Nếu chị nói sai thì công ty phải chịu phạt như thế nào?
Đáp án

Chị kế toán nói vậy là không có căn cứ và đã
sai.

Xử lý: điểm b, khoản 1, điều 10 NĐ 185; điểm

b, khoản 6 NĐ 39, khoản 1, điều 6 tt 169.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe

×