LỜI MỞ ĐẦU
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành hệ thống báo
cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh
nghiệp. Trước đây báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được lập hoặc khơng
tuỳ theo khả năng và điều kiện của doanh nghiệp, nhưng hiện tại, báo cáo
lưu chuyển tiền tệ trở thành báo cáo bắt buộc phải lập để cung cấp thông
tin. Để cho phép các nhà quản trị nội bộ cũng như các nhà nghiên cứu trả
lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền như:
Liệu doanh nghiệp có đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn
cho nhà cung cấp và những chủ nợ khác mà không phải đi vay khơng?
Doanh nghiệp có những khoản đầu tư hiệu quả cao khơng?
Doanh nghịêp có thể tự tạo ra dịng tiền tệ để tài trợ cho các khoản
đầu tư cần thiết mà khơng phụ thuộc vào vốn từ bên ngồi khơng?
Doanh nghiệp có đang thay đổi cơ cấu nợ khơng?
Đó chính là ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong việc cung
cấp thơng tin tài chính. Mặc dù báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng quan
trọng trong việc phân tích, đánh giá , dự báo khả năng tạo ra tiền, khả năng
đầu tư, khả năng thanh toán …nhằm giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư
và những ai có nhu cầu sử dụng thơng tin có những hiểu biết nhất định đối
với hoạt động của doanh nghiệp nhưng nhận thức về tầm quan trọng cũng
như lượng thông tin được chuyển tải từ các báo cáo này vẫn cịn thực sự
chưa rõ rang thậm chí cịn rất mơ hồ đối với nhiều người. Bài viết dưới đây
bàn về phương pháp lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ
kế toán hiện hành sẽ làm rõ hơn về vấn đề trên.
1
NỘI DUNG
1.Chế độ kế toán hiện hành về lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền
tệ.
Hiện nay việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã được
quy định tại chuẩn mực số 24 (ban hành công bố theo quyết định 165/2002/
QĐ_BTC ngày 31/12/2002 của bộ trưởng Bộ Tài Chính) và thơng tư 105
hướng dẫn các chuẩn mực kế tốn.Hiện nay việc lập và trình bày báo cáo
lưu chuyển tiền tệ phải dựa trên các nguyên tắc sau:
-Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hang năm và các kỳ
kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực kế toán số
24 “ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”và chuẩn mực kế tốn số 27 “Báo cáo tài
chính giữa niên độ”
-các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày
trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có
thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi
dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không rủi ro trong chuyển đổi
thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
-Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển
tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và
hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực “ báo cáo lưu chuyển tiền
tệ”
-Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh
doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp
nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
-Các luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư
va hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần: thu tiền và
2
chi trả hang hộ khách hang như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ
sở hữu tài sản. Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vịng quay nhanh,
thời gian đáo hạn ngắn như: mua bán ngoại tệ, mua các khoản đầu tư, các
khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh tốn khơng q
3 tháng.
-Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được
quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế tốn và lập báo cáo
tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.
-Các giao dịch về đầu tư tài chính khơng trực tiếp sử dụng tiền hay
các khoản tương đương tiền khơng được trình bày trong báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
-Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh
hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương
tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu
riêng biệt trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản
mục tương ứng trên bảng cân đối kế tốn.
-Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và
tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng
khơng được sử dụng do có hạn chế của pháp luật hoặc các rang buộc khác
mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Theo đó việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực
hiện như sau:
1.1 Trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu
tư và hoạt động tài chính.
3
1.1.1 Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có
liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó
cung cấp thơng tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp
từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt
động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến
các nguồn tài chính bên ngồi. Thơng tin về các luồng tiền từ hoạt động
kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người
sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, gồm:
(a) Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ;
(b) Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa
hồng và các khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng
tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính);
(c) Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ;
(d) Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ
người lao động về bảo hiểm, trợ cấp...;
(đ) Tiền chi trả lãi vay;
(e) Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
(g) Tiền thu do được hoàn thuế;
(h) Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm
hợp đồng kinh tế;
(i) Tiền chi trả cơng ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và
các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm;
(k) Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm
hợp đồng kinh tế.
4
1.1.2 Luồng tiền từ hoạt động đầu tư
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan
đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các
khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền
chủ yếu từ hoạt động đầu tư, gồm:
(a) Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác,
bao gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được
vốn hóa là TSCĐ vơ hình;
(b) Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác;
(c) Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân
hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các cơng cụ
nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được
coi là các khoản tương đương tiền và mua các cơng cụ nợ dùng cho mục
đích thương mại;
(d) Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi
cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu
do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán
các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các cơng cụ
nợ dùng cho mục đích thương mại;
(đ) Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi
mua cổ phiếu vì mục đích thương mại;
(e) Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền
thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại;
(g) Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được.
5
1.1.3 Luồng tiền từ hoạt động tài chính
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan
đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của
doanh nghiệp. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính, gồm:
(a) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu;
(b) Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của
chính doanh nghiệp đã phát hành;
(c) Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn;
(d) Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay;
(đ) Tiền chi trả nợ thuê tài chính;
(e) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh
nghiệp bảo hiểm, các luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính
tương tự như đối với các doanh nghiệp khác, trừ các khoản tiền cho vay
của ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính được phân loại là
luồng tiền từ hoạt động kinh doanh vì chúng liên quan đến hoạt động tạo ra
doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Các luồng tiền sau đây được phân
loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh:
(a) Tiền chi cho vay;
(b) Tiền thu hồi cho vay;
(c) Tiền thu từ hoạt động huy động vốn (kể cả khoản nhận tiền gửi,
tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);
(d) Trả lại tiền huy động vốn (kể cả khoản trả tiền gửi, tiền tiết kiệm
của các tổ chức, cá nhân khác);
(đ) Nhận tiền gửi và trả lại tiền gửi cho các tổ chức tài chính, tín dụng
khác;
6
(e) Gửi tiền và nhận lại tiền gửi vào các tổ chức tài chính, tín dụng
khác;
(g) Thu và chi các loại phí, hoa hồng dịch vụ;
(h) Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi đã thu;
(i) Tiền lãi đi vay, nhận gửi tiền đã trả;
(k) Lãi, lỗ mua bán ngoại tệ;
(l) Tiền thu vào hoặc chi ra về mua, bán chứng khoán ở doanh nghiệp
kinh doanh chứng khoán;
(m) Tiền chi mua chứng khốn vì mục đích thương mại;
(n) Tiền thu từ bán chứng khốn vì mục đích thương mại;
(o) Thu nợ khó địi đã xóa sổ;
(p) Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh;
(q) Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh.
1.2. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.2.1 Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp phải báo cáo các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
theo một trong hai phương pháp sau:
(a) Phương pháp trực tiếp: Đặc điểm của phương pháp này là các chỉ
tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào hoặc ra liên quan trực tiếp đến các
nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong các loại hoạt động của
doanh nghiệp. Tần số phát sinh và độ lớn của loại nghiệp vụ kinh tế ảnh
hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Theo phương pháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền vào và các
luồng tiền ra được trình bày trên báo cáo và được xác định theo một trong 2
cách sau đây:
- Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng
nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.
7
- Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục khác
trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho:
+ Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các
khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;
+ Các khoản mục không phải bằng tiền khác;
+ Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính.
-Đối với hoạt động kinh doanh thì dịng tiền phát sinh chủ yếu liên
quan đến hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các
khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các
chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thường bao gồm:
tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã trả nợ cho
người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp
thuế….
(b) Phương pháp gián tiếp: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương
pháp gián tiếp theo quy định hiện nay chỉ thực sự gián tiếp ở phần lưu
chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, còn 2 phần, lưu chuyển tiền từ hoạt
động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính được xác định theo
phương pháp trực tiếp.
Việc xác lập như vậy cũng phù hợp bởi mục tiêu của phương pháp
này là xác lập mối liên hệ giữa lợi nhuận với lưu chuyển tiền để giúp người
nhận thông tin thấy rằng không phải doanh nghiệp có lãi là có tiền nhiều,
doanh nghiệp bị lỗ thì có tiền ít hoặc khơng có tiền. Vấn đề là tiền nằm ở
đâu, ở đâu ra và dùng cho mục đích gì, mà đã đặt trong mối liên hệ với lợi
nhuận thì hầu hết lợi nhuận lại được tạo ra từ hoạt động kinh doanh.
- Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận
trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:
8
- Các khoản doanh thu, chi phí khơng phải bằng tiền như khấu hao
TSCĐ, dự phòng...
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện;
- Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các
khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản
phải nộp khác sau thuế thu nhập doanh nghiệp);
- Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư.
- Các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo
phương pháp gián tiếp có thể nhận diện dễ dàng qua công thức sau:
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Chi phí tạo ra doanh thu
= (Tiền + Nợ phải thu) - (Tiền + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước phân bổ
+ Nợ phải trả + Khấu hao + Dự phịng + Chi phí lãi vay).
= Tiền (lưu chuyển) + Nợ phải thu – Hàng tồn kho – Chi phí trả trước phân
bổ - Nợ phải trả – Khấu hao – Dự phịng – Chi phí lãi vay.
Lưu chuyển tiền = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + Dự phịng +
Chí phí lãi vay + Hàng tồn kho – Nợ phải thu + Nợ phải trả + Chi phí trả
trước phân bổ .
Qua cơng thức này thấy rằng, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh nếu được xác định bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế thì các chỉ tiêu
điều chỉnh bao gồm: Khấu hao (điều chỉnh tăng), Dự phịng (điều chỉnh
tăng), Chi phí lãi vay (điều chỉnh tăng), con các chỉ tiêu: Hàng tồn kho, Nợ
phải thu, Nợ phải trả và Chi phí trả trước thì việc điều chỉnh tăng, giảm phụ
thuộc vào số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản nằm trong các
chỉ tiêu này:
9
+ Đối với hàng tồn kho:
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm
(chứng tỏ có một bộphận tiền được chuyển thành hàng tồn kho).
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng
(chứng tỏ có một bộphận hàng tồn kho được chuyển thành tiền).
+ Đối với Nợ phải thu:
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm
(chứng tỏ có một bộphận tiền được chuyển thành nợ phải thu).
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ
có một bộphận nợ phải thu được chuyển thành tiền).
+ Đối với Chi phí trả trước:
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm
(chứng tỏ có một bộ phận tiền được chuyển thành chi phí trả trước).° Nếu
SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một
bộ phận chi phí trả trước đã chuyển hóa thành tiền).
+ Đối với Nợ phải trả:
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh tăng
(chứng tỏ có một bộphận nợ phải trả được chuyển thành tiền).
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh giảm
(chứng tỏ có một bộphận tiền được dùng để thanh toán nợ phải trả).
Qua lý giải trên có thể thấy rằng, lưu chuyển tiền nghịch biến với sự
biến động của hàng tồn kho, nợ phải thu, chi phí trả trước và đồng biến với
sự biến động của nợ phải trả.
Ngoài ra do chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế bao gồm cả lợi nhuận của
hoạt động đầu tư và lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện nên
các chỉ tiêu này cũng được dùng để điều chỉnh khi xác định lưu chuyển tiền
10
từ hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc nếu lãi thì điều chỉnh giảm, ngược
lại lỗ thì điều chỉnh tăng.
Đồng thời lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh còn liên quan đến
một số nghiệp vụ khác không ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận
trong mối quan hệ với lưu chuyền tiền nên cần được xác định thành các chỉ
tiêu thu, chi khác nằm trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
1.2.2 Luồng tiền từ hoạt động đầu tư
Doanh nghiệp phải báo cáo riêng biệt các luồng tiền vào, các luồng
tiền ra từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính:
-Đối với hoạt động đầu tư thì dịng tiền phát sinh chủ yếu liên quan
đến việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xây dựng cơ bản, hoạt
động cho vay, mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác, hoạt động đầu tư
vào các đơn vị khác. Do vậy, các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt
động đầu tư thường bao gồm: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu nợ
cho vay, thu hồi các khoản vốn đầu tư vào đơn vị khác, chi mua sắm
TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi cho vay, chi đầu tư vào các đơn vị khác.
1.2.3 Luồng tiền từ hoạt động tài chính
- Đối với hoạt động tài chính thì dịng tiền phát sinh chủ yếu liên quan
đến các nghiệp vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi
vay, trả nợ vay. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài
chính thường bao gồm: tiền thu do chủ sở hữu góp vốn, tiền chi trả vốn góp
cho chủ sở hữu, tiền vay nhận được, tiền trả nợ vay…
-Ngoài ra nếu doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thì
khoản chênh lệch tỷ giá hối đối do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và
tương tiền bằng ngoại tệ khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một chỉ
tiêu nằm trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp
Trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần.
11
1.2.4 Báo cáo các luồng tiền trên cơ sở thuần
Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu
tư hay hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
(a) Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng:
- Tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản;
- Các quỹ đầu tư giữ cho khách hàng;
- Ngân hàng nhận và thanh tốn các khoản tiền gửi khơng kỳ hạn, các
khoản tiền chuyển hoặc thanh toán qua ngân hàng.
(b) Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vịng quay nhanh, thời
gian đáo hạn ngắn:
- Mua, bán ngoại tệ;
- Mua, bán các khoản đầu tư;
- Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn không
quá 3 tháng.
Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động sau đây của ngân hàng, tổ
chức tín dụng và tổ chức tài chính được báo cáo trên cơ sở thuần:
(a) Nhận và trả các khoản tiền gửi có kỳ hạn với ngày đáo hạn cố
định;
(b) Gửi tiền và rút tiền gửi từ các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính
khác;
(c) Cho vay và thanh tốn các khoản cho vay đó với khách hàng.
1.2.5 Các giao dịch không bằng tiền
Các giao dịch về đầu tư và tài chính khơng trực tiếp sử dụng tiền hay
các khoản tương đương tiền khơng được trình bày trong Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
Nhiều hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính tuy có ảnh hưởng tới
kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp nhưng không ảnh hưởng
12
trực tiếp tới luồng tiền hiện tại, do vậy chúng khơng được trình bày trong
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà được trình bày ở Thuyết minh báo cáo tài
chính. Ví dụ:
(a) Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp
hoặc thông qua nghiệp vụ cho th tài chính;
(b) Việc mua một doanh nghiệp thơng qua phát hành cổ phiếu;
(c) Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.
2.Đánh giá việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ
kế toán hiện hành.
Hiện nay tại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đang đặt ra một câu
hỏi “cổ tức được chia thuộc hoạt động nào trong báo cáo lưu chuyển tiền
tệ” như đã biết cổ tức được chia, phần lợi nhuận được chia trên các khoản
đầu tư vào doanh nghiệp khác không thể nằm trong luồng tiền của hoạt
động tài chính. Bởi vì, cổ tức được chia không làm thay đổi quy mô và kết
cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Tuy nhiên đến thời
điểm này câu trả lời được lựa chọn nhiều nhất là “ hoạt động tài chính”
Ngun nhân sai lầm có thể được dự đốn là sự nhầm lẫn giữa cổ tức được
chia với cổ tức đã chia của doanh nghiệp, hoặc mọi nghiệp vụ liên quan
đến cổ phiếu, cổ tức đều được phân loại vào hoạt động tài chính.
VAS 24 quy định lợi nhuận, cổ tức được chia được phân loại là luồng
tiền từ hoạt động đầu tư. Như vậy, trên cơ sở chuẩn mực kế toán và chế độ
kế toán Việt Nam (Quyết định 15), câu trả lời phù hợp là cổ tức được chia
thuộc “Hoạt động đầu tư”. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với định nghĩa của
VAS 24 về hoạt động đầu tư “Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh
lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác khơng thuộc
các khoản tương đương tiền”, thì dường như quy định về cổ tức được chia
của VAS 24 chưa phù hợp hồn tồn với chính định nghĩa về hoạt động
13
đầu tư mà VAS 24 đưa ra. Cổ tức được chia là kết quả của hoạt động đầu
tư. Như vậy chúng ta cần tham khảo quy định của hệ thống kế tốn quốc tế
và các nước có hệ thống kế tốn phát triển để có cái nhìn tổng qt hơn về
vấn đề này.
Theo quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế và các nước như Mỹ,
Úc, cổ tức được chia phải được trình bày trên một dịng riêng biệt trên báo
cáo lưu chuyển tiền tệ. Các chuẩn mực này quy định một cách linh hoạt. Cổ
tức có thể được chia được phân loại là luồng tiền của hoạt động kinh doanh
do cổ tức có thể được coi là một khoản thu nhập (income) khi tính lợi
nhuận hoạt động. Cổ tức được chia có thể được phân loại là luồng tiền của
hoạt động đầu tư do cổ tức có thể là kết quả của hoạt động đầu tư. Quy
định linh hoạt cho phép doanh nghiệp có thể trình bày một cách hợp lý hơn
báo cáo lưu chuyển tiền tệ của mình dựa trên những đánh giá và xét đốn
của ban giám đốc trên cơ sở điều kiện, đặc điểm hoạt động cụ thể của chính
doanh nghiệp. Như vậy các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải
hợp lý đơn giản dễ kiểm tra, đối chiếu với các báo cáo tài chính khác và
giúp người đọc có thể phân tích các thơng tin trên báo một cách chính xác.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các
doanh nghiệp. nó có vai trị rất quan trọng trong việc phân tích và đánh giá
tình hình hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất hữu ích vì nó cho biết liệu cơng ty bạn
có khả năng chuyển các khoản phải thu thành tiền không - và về cơ bản,
khả năng đó tạo điều kiện cho cơng ty bạn thanh toán các khoản nợ. Khả
năng thanh toán nợ là khả năng trả các hóa đơn khi đến hạn.
Đặc biệt hơn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho bạn biết bạn có bao
nhiêu tiền vào đầu kỳ và cịn lại bao nhiêu vào cuối kỳ. Kế tiếp, nó mơ tả
cơng ty đã thu và chi bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian cụ thể.
14
Việc sử dụng tiền được ghi thành số âm, và nguồn tiền được ghi thành số
dương.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ khơng thực hiện những phép tính như báo
cáo thu nhập. Nếu khơng có giao dịch bằng tiền, thì hoạt động giao dịch đó
sẽ khơng được phản ánh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, cần
lưu ý rằng thu nhập thuần ở mục đầu tiên của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
giống với dòng cuối của báo cáo thu nhập - đó chính là lợi nhuận của cơng
ty. Qua hàng loạt điều chỉnh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ diễn giải thu nhập
thuần thành cơ sở tiền mặt
Dòng lưu chuyển tiền tệ đặc biệt quan trọng đối với một doanh
nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động của mình,
thay thế các tài sản cần thiết, tận dụng các cơ hội của thị trường và chi trả
cổ tức cho các cổ đông. Một số chuyên gia còn cho rằng “dòng tiền là vua”
BCLCTT được kết cấu thành các dòng để phản ánh các chỉ tiêu liên
quan đến việc hình thành và sử dụng các khoản tiền theo từng loại hoạt
động. Các cột ghi chi tiết theo từng loại hoạt động. Các cột ghi chi tiết theo
số kỳ này và kỳ trước để có thể đánh giá, phân tích, so sánh giữa các kỳ với
nhau.
2.1 Kiểm sốt dịng tiền trong các doanh nghiệp
2.1.1 Lập và dự báo dòng tiền trong tương lai
Lập các Dự báo về dịng tiền cho năm tới, q tới và thậm chí cho
tuần tới nếu cơng ty đang trong tình trạng khó khăn về khả năng thanh tốn.
Dự báo chính xác về dịng tiền sẽ giúp cơng ty nhận thức được những khó
khăn về tiền trước khi nó xảy ra.
Cẩn phải hiểu rằng dự báo về dịng tiền khơng phải là cái nhìn thống
qua về tương lai. Dự báo về dịng tiền phải là những dự đốn có căn cứ,
dựa trên cân đối giữa nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: việc thanh toán của
15
khách hàng trong q khứ, dựa trên tính tốn kỹ lưỡng về những khoản sắp
phải chi, và khả năng yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp. Các dự đoán
được dựa trên giả định rằng khách hàng sẽ thanh toán trong cũng một
khoảng thời gian giống như những lần thanh tốn trước đó, nhà cung cấp sẽ
cho phép gia hạn thanh toán tương tự như những lần nhập hàng trước đó.
Và các khoản chi thường bao gồm chi đầu tư nâng cấp tài sản, chi lãi vay,
các khoản chi cần thiết khác, và các khoản doanh thu thường được dự kiến
dựa theo tính chất mùa vụ.
Hãy bắt đầu việc dự đốn dịng tiền bằng việc cộng số dư tiền tại thời
điểm đầu kỳ với các khoản tiền dự kiến thu được từ các nguồn khác nhau.
Để làm việc đó, bạn sẽ thu thập các thơng tin từ phịng kinh doanh, đại diện
bán hàng, kế tốn cơng nợ và từ phịng tài chính. Đối với tất cả các thơng
tin này, bạn sẽ đặt ra cùng một câu hỏi: Bao nhiêu tiền sẽ thu được từ
khách hàng, từ lãi tiền gửi, phí dịch vụ, một phần từ các khoản nợ khó địi,
và từ các nguồn khác, và khi nào thì thu được?
2.1.2 Quản lý tốt công nợ phải thu
Nếu công ty được khách hàng thanh tốn ngay sau khi giao hàng,
cơng ty sẽ khơng bao giờ gặp vấn đề về dịng tiền. Nhưng thật khơng may,
điều đó khó có thể xảy ra, do vậy công ty cần cải thiện các khoản thu thơng
qua việc kiểm sốt tốt các khoản cơng nợ phải thu khách hàng. Vấn đề cơ
bản là cải thiện được tốc độ từ đưa vật tư, nguyên liệu vào sản xuất hàng
hoá, cải thiện tốc độ bán hàng, và tốc độ thu tiền. Sau đây là một số gợi ý
cụ thể về việc này:
• Cung cấp các khoản chiÕt khấu thanh tốn cho khách hàng, để
khuyến khích họ thanh tốn sớm tiền hàng;
• Yêu cầu khách hàng trả trước một phần tiền hàng tại thời điểm đặt hàng;
• Yêu cầu séc tín dụng đối với tất cả các khách hàng mua chịu;
16
• Tìm mọi cách thanh lý hàng tồn đọng lâu ngày;
• Phát hành hố đơn kịp thời và đốc thúc thanh tốn nếu khách hàng
chậm trễ;
• Theo dõi các đối tượng khách hàng nợ để phát hiện và tránh những
khoản nợ tồn đọng;
• Thiết lập chính sách tín dụng thay vì từ chối giao dịch với các khách
hàng chậm thanh tốn
2.1.3 Quản lý tốt cơng nợ phải trả
Tăng trưởng doanh thu có thể che đậy rất nhiều vấn đề, thậm chí là
những vấn đề nghiêm trọng. Khi bạn quản lý một cơng ty đang phát triển,
bạn phải kiểm sốt các khoản chi một cách thận trọng. Đừng bao giờ tự
mãn chỉ với doanh thu tăng. Vào bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ nơi nào bạn
nhận thấy chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, hãy kiểm tra kỹ
lưỡng các khoản chi phí để có thể cắt giảm hoặc kiểm soát tốt hơn. Sau đây
là một số gợi ý để sử dụng tiền một cách hợp lý:
Tận dụng hết lợi thế từ những điều khoản mua chịu. Nếu nhà cung cấp
u cầu thanh tốn trong vịng 30 ngày, thì khơng nên trả trong vịng 15.
• Nên sử dụng chuyển khoản vào ngày cuối cùng của thời hạn phải
thanh tốn. Cơng ty có thể vẫn đáp ứng được u cầu của nhà cung cấp
đồng thời vẫn có thể sử dụng được khoản tiền đó lâu nhất có thể;
• Đàm phán với nhà cung cấp khi họ không thấy được tình hình tài
chính của cơng ty. Nếu cơng ty cần trì hỗn thanh tốn, cần phải có được
sự tin tưởng và thơng cảm từ phía nhà cung cấp;
• Xem xét kỹ lưỡng khi chấp nhận thanh toán sớm để được hưởng
chiết khấu của nhà cung cấp. Nó có thể có lợi cho cơng ty nhưng cũng có
thể là một thiệt thịi cho cơng ty khi thanh tốn sớm. Cần xem xét chi tiết
các điều khoản;
17
• Không nên luôn luôn lựa chọn những nhà cung cấp có giá thấp nhất.
Nhiều khi điều khoản thanh tốn mềm dẻo có thể góp phần cải thiện dịng
tiền của công ty hơn là mặc cả được giá rẻ.
2.1.4 Loại bỏ khả năng thâm hụt ngân sách
Sớm hay muộn, công ty cũng có thể sẽ gặp phải vấn đề về thanh tốn.
Điều này khơng có nghĩa là cơng ty đã thất bại trong kinh doanh. Đó là vấn
đề rất bình thường, xảy ra hàng ngày trong hoạt động kinh doanh, và thực
tế kinh doanh sẽ giúp cơng ty kiểm sốt và vượt qua được thâm hụt ngân
sách.
Chìa khố để vượt qua sự thâm hụt về tiền là việc nhận biết những vấn
đề càng sớm và càng chính xác càng tốt. Các ngân hàng thường cảnh giác
đối với những công ty khan hiếm về tiền. Họ thường chỉ thích cho vay khi
những công ty chưa thực sự cần tiền, khoảng một tháng trước khi công ty
cần tiền để chi tiêu. Nếu cơng ty khơng phát hiện và dự đốn được sự thâm
hụt ngân sách, ngân hàng rất khó có thể cho cơng ty vay khi cơng ty đang
lâm vào tình trạng thâm hụt.
Nếu cơng ty dự đốn được sẽ thâm hụt tiền, cơng ty có thể đàm phán
một hạn mức tín dụng với ngân hàng. Điều này cho phép công ty có thể
vay tiền khi cần. Thực sự cần thiết khi cơng ty có được hạn mực tín dụng
trước khi gặp phải khó khăn về tiền.
Nếu ngân hàng khơng cho vay tiền, cơng ty có thể cầu viện đến nhà
cung cấp. Các chủ nợ thường mong muốn công ty tiếp tục tồn tại và kinh
doanh để trả tiền hơn là các ngân hàng, và họ có thể hiểu rõ hơn về tình
hình kinh doanh của cơng ty. Cơng ty có thể có được những điều khoản gia
hạn từ nhà cung cấp, đó gần như là những khoản vay chi phí rất thấp. Điều
đó chỉ có thể nếu cơng ty có quan hệ tín dụng tốt trong q khứ và đã thơng
báo tình hình tài chính cho nhà cung cấp.
18
Xem xét sử dụng các cơng cụ tài chính. Đó là các dịch vụ tài chính
như mua nợ, mua các khoản phải thu mà cơng ty khơng có khả năng thu
hồi trong nhiều tuần hoặc trong nhiều tháng. Công ty có thể mất khoảng
15% các khoản phải thu này, khi cơng ty mua nợ u cầu chiết khấu, nhưng
điều đó giúp cơng ty tránh được những phiền nhiễu khi địi nợ và có thể là
nguồn trang trải cho hoạt động hàng ngày mà không phải vay mượn.
Thúc dục các khách hàng tốt nhất thanh tốn. Giải thích cho họ tình
hình tài chính và, nếu cần thiết, cung cấp các khoản chiết khấu thanh tốn
cho họ. Cơng ty cũng cần đốc thúc những khách hàng chậm thanh toán,
những khách hàng đã nhận được hoá đơn nhưng chưa thanh toán sau hơn
90 ngày. Đề nghị chiết khấu nếu họ thanh toán ngay lập tức.
Cơng ty có thể thu tiền bằng cách bán và tái thuê tài sản nhưng máy
móc, thiết bị, máy tính, hệ thống điện thoại và thậm chí bàn ghế văn phịng.
Các cơng ty chun cho th tài chính có thể thực hiện các giao dịch này.
Chi phí khơng rẻ, và cơng ty có thể mất các tài sản này nếu khơng trả được
tiền th.
Lựa chọn thanh tốn các hố đơn một cách thận trọng. Đừng chỉ
thanh toán các khoản nhỏ nhất và bỏ qua các khoản khác. Hãy thanh tốn
lương cho nhân viên trước, nếu khơng có thể họ sẽ nghỉ việc. Tiếp theo hay
thanh toán cho những nhà cung cấp thiết yếu. Hỏi các nhà cung cấp còn lại
xem cơng ty có thể trì hỗn thanh tốn hoặc thanh toán trước một phần.
2.2 Đánh giá ưu điểm và nhược điểm khi lập và trình bày báo cáo lưu
chuyển tiền tệ theo chế độ kế toán hiện hành
2.2.1 Ưu điểm và nhược điểm
Như chúng ta đã biết, để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì doanh
nghiệp có thể lập theo một hoặc cả hai phương pháp: phương pháp trực tiếp
và phương pháp gián tiếp. Tương ứng với mỗi phương pháp có mẫu báo
19
cáo riêng, nhưng mẫu báo cáo của hai phương pháp chỉ khác nhau ở phần
lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
Đối với phương pháp trực tiếp:
Ưu điểm:
Trình bày cụ thể các luồng tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi
phí, phù hợp với báo cáo kết quả kinh doanh. Đặc điểm của phương pháp
này là cung cấp thông tin trực tiếp về luồng tiền thu, chi từ hoạt động kinh
doanh.
Nhược điểm:
Không cho thấy được mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh
với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt động này
Các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ khó kiểm tra đối chiếu với
các số liệu trong các báo cáo khác.
Đối với phương pháp gián tiếp: phương pháp này cho phép tính tốn,
xác định luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận
trước thuế và điều chỉnh cho các khoản thu, chi không phải bằng tiền, các
thay đổi trong vốn lưu động và các khoản tiền lưu chuyển không phải từ
hoạt động kinh doanh
Ưu điểm:
Khắc phục được nhược điểm của phương pháp trực tiếp, tức cho thấy
cụ thể mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu
chuyển tiền từ hoạt động này.
Tính tốn đơn giản dễ kiểm tra, đối chiếu với các số liệu trong báo
cáo tài chính khác
2.2.2 So sánh với chuẩn mực báo cáo lưu chuyển tiền tệ quốc tế số 07
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Việt Nam được lập ra trên cơ sở báo
cáo lưu chuyển tiền tệ Quốc tế. Vì vậy , nhìn chung thì khơng có gì khác
20