Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Tiểu luận môn quản trị học CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG VI MÔ. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NÀY QUA VIỆC PHÁC HỌA MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA DOANH NGHIỆP CỤ THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.54 KB, 22 trang )

CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG VI MÔ.
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NÀY QUA VIỆC PHÁC HỌA
MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA DOANH NGHIỆP CỤ THỂ
(Câu 2 - chương 3)
GVHD: TS NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM
THỰC HIỆN: NHÓM 5 – ĐÊM 7 – K20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
QUẢN TRỊ HỌC
NỘI DUNG

I. CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG VI MÔ
1. Khái quát về môi trường vi mô
2. Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô
a. Khách hàng
b. Những người cung ứng
c. Các đối thủ cạnh tranh
d. Các nhóm áp lực xã hội
II. PHÁC HỌA MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRUNG NGUYÊN
1. Giới thiệu khái quát về công ty CP Trung Nguyên
2. Phân tích các yếu tố môi trường vi mô của công ty
3. Thảo luận


NỘI DUNG

I. CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG VI MÔ
1. Khái quát về môi trường vi mô
2. Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô
a. Khách hàng


b. Những người cung ứng
c. Các đối thủ cạnh tranh
d. Các nhóm áp lực xã hội
II. PHÁC HỌA MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRUNG NGUYÊN
1. Giới thiệu khái quát về công ty CP Trung Nguyên
2. Phân tích các yếu tố môi trường vi mô của công ty
3. Thảo luận


1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Môi trường này được hình thành tùy thuộc vào đặc điểm của
từng ngành. Môi trường vi mô có tác động ảnh hưởng trực
tiếp, thường xuyên và đe dọa trực tiếp sự thành bại của một
doanh nghiệp.
Môi trường này thường bao gồm các yếu tố như:
2.1. KHÁCH HÀNG
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của DN. Khách
hàng là người quyết định đầu ra và đem lại lợi nhuận cho DN. Do đó các
DN cần nghiên cứu thật kỹ yếu tố này, từ đó thiết lập các chiến lược kinh
doanh phù hợp.

Cần làm rõ các khía cạnh sau:

Xác định khách hàng mục tiêu => hiểu được nhu cầu, thị hiếu và
khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng.

Tìm hiểu các ý kiến của khách hàng.

Mức độ trung thành của khách hàng.


Áp lực của khách hàng hiện tại và xu hướng sắp tới.
2.2. CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Cạnh tranh của các DN hiện hữu trong ngành => giá, chất lượng,
dịch vụ trước & sau bán hàng.

Nguy cơ xâm nhập mới => sản xuất ra sản phẩm với giá cạnh tranh
& tạo sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của DN.

Các sản phẩm thay thế => DN phải không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm chi phí, gia tăng lòng trung thành của khách
hàng.
2.2. CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (tt)
Để tránh các nguy cơ trên DN cần phải nghiên cứu các vấn đề sau:


Mục tiêu, chiến lược của đối thủ.

Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ

Điểm mạnh, điểm yếu của DN mình.
Từ việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, DN hoạch định một
chiến lược phù hợp để giảm thiểu nguy cơ cạnh tranh.
2.3. NHỮNG NGƯỜI CUNG ỨNG

Nhà cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất.

Một số yếu tố cần quan tâm:


Số lượng.

Chất lượng.

Giá cả.

Thời gian cung cấp.

Để tránh các rủi ro trên & tạo sự ổn định DN cần phải:

Tạo mối quan hệ gắn bó, tin cậy với nhà cung ứng.

Tìm thêm các nhà cung ứng khác nhau.
2.4. CÁC NHÓM ÁP LỰC XÃ HỘI

Các nhóm áp lực xã hội của DN có thể là:


Cộng đồng dân cư xung quanh khu vực doanh nghiệp đóng.

Dư luận xã hội.

Tổ chức công đoàn.

Hiệp hội người tiêu dùng.

Các tổ chức khác: y tế, báo chí…
NỘI DUNG

I. CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG VI MÔ

1. Khái quát về môi trường vi mô
2. Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô
a. Khách hàng
b. Những người cung ứng
c. Các đối thủ cạnh tranh
d. Các nhóm áp lực xã hội
II. PHÁC HỌA MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRUNG NGUYÊN
1. Giới thiệu khái quát về công ty CP Trung Nguyên
2. Phân tích các yếu tố môi trường vi mô của công ty
3. Thảo luận


1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP TRUNG NGUYÊN
Logo cà phê rang xay Logo cà phê hòa tan



Được thành lập vào tháng 16/06/1996

Tầm nhìn: Nhà tư tưởng của cà phê thế giới.

Sứ mạng: Kết nối và phát triển những người yêu & đam mê cà phê
trên toàn thế giới.

Nhãn hiệu tiêu biểu:
Ghi chú: Trong phạm vi bài này, nhóm chỉ đề cập đến công ty cà phêTrung Nguyên – công ty về cà
phê rang xay & cà phê hòa tan. Không đề cập đến công ty Nhượng quyền hay các công ty khác
thuộc tập đoàn Trung Nguyên
2. 1. KHÁCH HÀNG




Khách hàng của DN:

Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng: Nam, nữ, tuổi ngoài
25, chững chạc, thành đạt, chuyên nghiệp.

Khách hàng trung gian: NPP, điểm bán lẻ.

Nhu cầu:

Sản phẩm cà phê ngon, phù hợp khẩu vị & văn hóa uống cà
phê của người Việt Nam.

Chất lượng ổn định.

Giá cạnh tranh so với các nhãn hiệu cà phê Nescafe, Vinacafe

Lòng trung thành: lòng trung thành của khách hàng với nhãn
hiệu Trung Nguyên cao.
2.1. KHÁCH HÀNG (tt)

Tác động của yếu tố khách hàng lên DN:

Tác động trực tiếp lên các chiến lược Marketing & bán hàng
phù hợp với đối tượng khách hàng đã xác định.

Số lượng, lòng trung thành của khách hàng lớn giúp Trung
Nguyên có thể chiếm được thị phần cao trong ngành cà phê

VN. Trong ba năm vừa qua, doanh thu mỗi năm tăng trung bình
30%
2.2. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Phân tích khái quát một số đối thủ cạnh tranh
Quick Retrievals
Source: ACNielsen | Retail Index (<< Viet Nam >> ), data to MAY09

Thông qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy được các đối thủ
cạnh tranh chính trên thị trường VN là: Vinacafe, Nescafe, Trần
Quang, Sơn Tùng, Việt Thái
2.2. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (tt)

Tác động tích cực từ đối thủ cạnh tranh lên DN:

Nhiều công ty tham gia thị trường café làm cho thị trường café ngày
càng mở rộng, nhiều thị trường mới được khai phá

Người tiêu dùng café nhiều hơn từ đó doanh thu của các DN tăng
lên (VN là nước xuất khẩu café đứng thứ 2 thế giới, nhưng lượng tiêu
thụ cafe của mỗi người tiêu dùng không cao 0.5kg/người/năm, trong
khi Nhật: 2kg/người/năm)

Nhiều DN café Việt Nam cùng tham gia vào Hiệp hội café Việt Nam
tạo nên sức mạnh khi tham gia vào thị trường thế giới


Mối đe dọa từ yếu tố đối thủ cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động của DN:


Thị phần có nguy cơ chia nhỏ nếu không có chiến lược bán hàng,
marketing phù hợp

Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cao
2.2. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (tt)

Phương thức giảm thiểu rủi ro:

Chất lượng sản phẩm: đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng
đều, khác biệt về mùi vị: giữ được hương vị riêng, đặc biệt của
Trung Nguyên nhờ công thức riêng, đó là sự kết hợp giữa café
và các loại thảo dược

Tiên phong sáng tạo ra các sản phẩm khác biệt so với đối
thủ: café dành cho phái đẹp là sản phẩm đầu tiên dành cho phụ
nữ tại Việt Nam

Máy móc, công nghệ hàng đầu thế giới (nhập từ Probad,
Đức-hãng sản xuất máy café hàng đầu thế giới) tạo nên năng
suất cao, tự động hóa từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá.
2.3. NHÀ CUNG CẤP

Các nhà cung cấp (NCC) tiêu biểu:

NCC nguyên liệu: café nhân, phụ gia

NCC bao bì

NCC POSM: bảng hiệu, hộp đèn….
Trung Nguyên tìm kiếm, giữ mối quan hệ gắn bó với một số

NCC có khả năng cung ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng,
và thời gian

Yếu tố NCC đã mang lại các thuận lợi sau:

Đảm bảo luôn đủ nguyên liệu sản xuất, không gây ra tình
trạng “đứt hàng” trên thị trường, góp phần duy trì, giữ vững
được kế hoạch kinh doanh

NCC ổn định giúp Trung Nguyên kiểm soát được chất lượng
nguyên vật liệu đầu vào
2.3. NHÀ CUNG CẤP (tt)

Một số rủi ro mà yếu tố NCC mang lại:

Không ký được hợp đồng giữ giá với NCC đã gây ra tình
trạng tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. Từ cuối năm 2010 đến
nay một số NCC đã tăng giá khoảng 20% - 30%.

Phụ thuộc vào một số nhà cung cấp lớn trên thị trường vì chỉ
có các nhà cung cấp đó mới đủ khả năng, công suất cũng như
máy móc đảm bảo sản xuất được theo yêu cầu Trung Nguyên.

Giải pháp phòng rủi ro cho yếu tố nhà cung cấp:

Khối cung ứng tìm tối thiểu 3 nhà cung cấp cho cùng một
loại hàng hóa để có thể kiểm soát giá tốt và chống lại sức ép
của các nhà cung cấp.

Tạo mối quan hệ gắn bó, tin cậy giữa Trung Nguyên với các

nhà cung cấp hiện tại.
2.4. CÁC NHÓM ÁP LỰC XÃ HỘI

Một số nhóm áp lực xã hội Trung Nguyên thường gặp:

Cộng đồng dân cư xung quanh khu vực nhà máy Bình
Dương, Buôn Ma Thuột.

Báo chí.

Các tổ chức, cơ quan ban ngành nhà nước: UBND tỉnh
DakLak, Bộ ngoại giao, Đại sứ quán các nước tại Việt Nam.

Thuận lợi Trung Nguyên nhận được từ các nhóm áp lực xã hội:

Tận dụng được các cơ hội đầu tư: UBND Tỉnh DakLak giao
cho Trung Nguyên các dự án café tại tỉnh này.

Tận dụng cơ hội quảng bá sản phẩm Trung Nguyên thông
qua các sự kiện thường xuyên đón tiếp quan chức của các
bộ, Đại sứ các nước.
2.4. CÁC NHÓM ÁP LỰC XÃ HỘI (tt)

Rủi ro từ các nhóm áp lực xã hội:

Nguy cơ từ giới báo chí khi đưa các tin tức bất lợi về sản phẩm
bị lỗi gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty.

Giải pháp phòng ngừa rủi ro:


Giữ mối quan hệ tốt với các cơ quan báo chí, Hiệp hội người tiêu
dùng…

Tham gia các hoạt động xã hội tạo sự “thiện cảm” đối với cộng
đồng: tài trợ các quỹ học bổng tài năng trẻ, bảo vệ môi trường, tổ
chức bảo vệ quyền lợi người nông dân trồng café, sử dụng vật
liệu thân thiện với môi trường… nhằm tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp
3. THẢO LUẬN
1. Theo anh/chị thì yếu tố nào trong môi trường vi mô là quan trọng
nhất? Vì sao?
2. Theo anh/chị những yếu tố trong môi trường vi mô có thay đổi
theo thời gian không?
3. Bạn đánh giá như thế nào về môi trường vi mô đối với công ty
Trung Nguyên?
4. Nếu bạn là CEO của cafe Trung Nguyên thì theo bạn yếu tố gì
trong môi trường vi mô ảnh hưởng đến sự sống còn của Trung
Nguyên?
CẢM ƠN SỰ THEO DÕI &
MỜI ĐÓNG GÓP Ý KIẾN

×