Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tới diễn biến mật độ và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ cnaphalocrocis medinalis guenenseee trên lúa tại long điền a,chợ mới,an giang vụ thu đông 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
oOo







NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH
THÁI TỚI DIỄN BIẾN MẬT ðỘ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG
CHỐNG SÂU CUỐN LÁ NHỎ CNAPHALOCROCIS
MEDINALIS GUENÉE TRÊN LÚA TẠI LONG ðIỀN A,
CHỢ MỚI, AN GIANG VỤ THU ðÔNG 2012





LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
oOo







NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH
THÁI TỚI DIỄN BIẾN MẬT ðỘ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG
CHỐNG SÂU CUỐN LÁ NHỎ CNAPHALOCROCIS
MEDINALIS GUENÉE TRÊN LÚA TẠI LONG ðIỀN A,
CHỢ MỚI, AN GIANG VỤ THU ðÔNG 2012



CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01.12


Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. ðẶNG THỊ DUNG



HÀ NỘI, NĂM 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng,
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH











Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

ðể bài báo cáo ñược hoàn thành tốt, trong suốt thời gian thực tập, nghiên
cứu, tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Giáo viên hướng dẫn,
của các tập thể, cá nhân, sự ñộng viên của gia ñình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
ðặng Thị Dung – Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội ñã dành cho tôi sự chỉ dẫn
và giúp ñỡ tận tình trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu hoàn thành ñề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn trùng –
Khoa Nông Học – Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Thầy, cô giáo – Khoa
Nông nghiệp - Trường ðại Học An Giang ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá
trình thực hiện ñề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình ñến tất cả bạn bè, người thân
và gia ñình ñã luôn ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài báo
cáo này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn


NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii

MỞ ðẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI 3
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 4
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC 155
1.3.1. Thành phần sâu hại lúa 155
1.3.2. Những nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ hại lúa 155
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 244
2.1. ðỊA ðIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 244
2.2. ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU 244
2.2.1. ðối tượng nghiên cứu 244
2.2.3. Dụng cụ nghiên cứu 244
2.2.4. Hóa chất nghiên cứu 244
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 244
2.3.1. ðiều tra thành phần sâu hại lúa, thành phần thiên ñịch của sâu cuốn lá
nhỏ vụ thu ñông 2012 tại Long ñiền A, Chợ Mới, An Giang 244
2.3.2. ðiều tra diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ, tỷ lệ hại và một số thiên ñịch
chính của chúng dưới ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác, sinh thái (
thời vụ, giống, mật ñộ sạ, nền phân bón) 244
2.3.3. Khảo nghiệm hiệu lực một số thuốc hóa học phòng chống sâu cuốn lá
nhỏ 244

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 254
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

2.4.1. ðiều tra thành phần sâu hại lúa, thành phần thiên ñịch của sâu cuốn lá
nhỏ vụ thu ñông 2012 tại Long ñiền A, Chợ Mới, An Giang…………… .24
2.4.2. ðiều tra diễn biễn mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ, tỷ lệ hại và một số thiên ñịch
chính của chúng dưới ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác, sinh thái
(thời vụ, giống lúa, mật ñộ sạ, nền phân bón) tại Long ðiền A, Chợ
Mới, An Giang vụ thu ñông 2012 254
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN MẪU VẬT 299
2.6. CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN 299
2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU 30
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ THIÊN ðỊCH TRÊN CÂY LÚA TẠI
XÃ LONG ðIỀN A, CHỢ MỚI, AN GIANG VỤ THU ðÔNG NĂM
2012 31
3.1.1. Thành phần sâu hại lúa tại xã Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ thu
ñông năm 2012 32
3.1.2. Thành phần thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ trên cây lúa vụ thu ñông 2012 tại
Long ñiền A, Chợ Mới, An Giang………………………………………… …… 32
3.2. DIỄN BIẾN MẬT ðỘ SÂU CUỐN LÁ NHỎ, TỶ LỆ HẠI DƯỚI ẢNH
HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI (CANH TÁC, THỜI
VỤ, GIỐNG LÚA, MẬT ðỘ SẠ, PHÂN BÓN) 354
3.2.1 Ảnh hưởng của biện pháp canh tác 1 phải 5 giảm tới diễn biến mật ñộ của
sâu cuốn lá nhỏ tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ thu ñông 2012 355
3.2.2 Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ lá bị hại do sâu cuốn lá nhỏ trên giống OM
4218 dưới ảnh hưởng thời vụ 377
3.2.3. Ảnh hưởng của thời ñiểm xuống giống tới sự phát sinh gây hại của sâu cuốn
lá nhỏ tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ thu ñông 2012 399

3.2.4. Ảnh hưởng của giống lúa tới diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ
tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang, vụ thu ñông 2012 41
3.2.5. Ảnh hưởng của mật ñộ sạ tới sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ thu ñông 2012 455
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

3.2.6. Ảnh hưởng của lượng phân ñạm tới sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá
nhỏ tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ thu ñông 2012 477
3.2.7. Diễn biến mật ñộ một số loài thiên ñịch bắt mồi tại Long ðiền A, Chợ
Mới, An Giang vụ thu ñông 2012. 50
3.2.8. Mối quan hệ giữa mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ và một số loài thiên ñịch của
chúng 51
3.3. KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC PHÒNG
CHỐNG SÂU CUỐN LÁ NHỎ VỤ THU ðÔNG 2012 TẠI LONG
ðIỀN A, CHỢ MỚI, AN GIANG 532
3.3.1. Hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ vụ thu ñông 2012 tại
Long ðiền A, Chợ mới, An Giang 533
3.3.2. Thời ñiểm phun thuốc 566
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thành phần sâu hại lúa tại xã Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ thu
ñông năm 2012 31
Bảng 3.2 Thành phần thiên ñịch sâu cuốn lá nhỏ trên cây lúa vụ thu ñông 2012 tại
Long ðiền A,Chợ Mới, An Giang 33

Bảng 3.3. Tỷ lệ các họ và loài thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ trong sinh quần ruộng lúa
vụ thu ñông 2012 tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang 34
Bảng 3.4. Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ trên lúa vụ thu ñông 2012 (giống
OM4900) 35
Bảng 3.5. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ lá bị hại do sâu cuốn lá nhỏ trên giống OM
4218 tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang, vụ thu ñông 2012, ñông
xuân 2012-2013 37
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời ñiểm xuống giống tới mật ñộ của sâu cuốn lá nhỏ
gây ra trên giống OM 4900 39
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời ñiểm xuống giống tới tỉ lệ hại (%) do sâu cuốn lá
nhỏ gây ra trên giống OM 4900 40
Bảng 3.8. Mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ trên 03 giống lúa phổ biến tại Long ðiền A,
Chợ Mới, An Giang vụ thu ñông 2012 41
Bảng 3.9. Tỷ lệ lá bị hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra trên 03 giống lúa phổ biến tại
Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ thu ñông 2012 43
Bảng 3.10. Mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ ở các mức gieo sạ khác nhau trên giống OM
4900 tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ thu ñông 2012 45
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mức gieo sạ tới tỉ lệ hại (%) do sâu cuốn lá nhỏ gây ra
trên cây lúa giống OM 4900 tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ
thu ñông 2012 46
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mức bón ñạm tới mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ trên giống OM
4900 tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ thu ñông 2012 47
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mức bón phân ñạm tới tỉ lệ hại (%) do sâu cuốn lá nhỏ gây
ra trên cây lúa giống OM 4900 tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ
thu ñông 2012 49
Bảng 3.14. Diễn biến mật ñộ một số loài thiên ñịch sâu cuốn lá nhỏ vụ thu ñông
2012 tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang 51

Bảng 3.15. Hiệu lực thuốc hoá học trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa trên giống OM 4900 tại
Long ðiền A, Chợ Mới, An giang vụ thu ñông 2012 53
Bảng 3.16. Năng suất lúa thí nghiệm hiệu lực 7 loại thuốc hóa học phòng trừ sâu
cuốn lá nhỏ trên giống OM 4900 tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang,
vụ thu ñông 2012 55
Bảng 3.17. Hiệu lực trừ sâu cuốn lá nhỏ trên giống OM 4900 của thuốc Virtako
40WG qua các thời ñiểm phun thuốc khác nhau tại Long ðiền A, Chợ
Mới, An Giang vụ thu ñông 2012 57
Bảng 3.18. Năng suất lúa tại các công thức thí nghiệm thời ñiểm phun thuốc Virtako
40 WG trừ sâu cuốn lá nhỏ trên giống OM 4900 tại Long ðiền A, Chợ
Mới, An giang vụ thu ñông 2012 58
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của giống lúa tới diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá
nhỏ tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang 42
Hình 3.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của mức bón ñạm tại Long ðiền A, Chợ Mới, An
Giang, vụ thu ñông 2012 49
Hình 3.3. Mối quan hệ giữa mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ với mật ñộ các loài thiên ñịch
bắt mồi vụ thu ñông 2012 tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang 52
Hình 3.4. Hiệu lực (%) của 07 loại thuốc hoá học trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, giống
OM 4900 tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ thu ñông 2012 54
Hình 3.5. Năng suất lúa thí nghiệm hiệu lực 7 loại thuốc hóa học phòng trừ sâu
cuốn lá nhỏ trên giống OM 4900 56
Hình 3.6. Năng suất lúa tại các công thức thí nghiệm thời ñiểm phun thuốc Virtako
40 WG trừ sâu cuốn lá trên giống OM 4900 tại Long ðiền A, Chợ Mới,
An Giang vụ thu ñông 2012 59




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU

1. ðẶT VẤN ðỀ
Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenée (Lepidoptera: Pyralidae)
là loài dịch hại quan trọng trên cây lúa. Sự gây hại của chúng ảnh hưởng không nhỏ
tới năng suất lúa. Trong khoảng 15 năm trở lại ñây, sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện rất
thường xuyên và gây hại ñáng kể trên cây lúa. Nhiều năm chúng gây thành dịch ở
vụ mùa trên nhiều tỉnh thành khắp cả nước. Chính vì thế sâu cuốn lá nhỏ luôn là vấn
ñề quan tâm trong phòng chống ở nước ta.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát sinh gây hại của sâu bệnh nói
chung và cuốn lá nhỏ nói riêng, chẳng hạn thời tiết, ñất ñại, ñịa hình, tập quán canh
tác, biện pháp phòng chống v.v. Chợ Mới, An Giang là vùng cù lao của tỉnh An
Giang có hệ thống ñê bao rộng, nhiều tiểu vùng ngăn lũ. Bên cạnh ñó người dân
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển sản xuất lúa từ 2 vụ sang 3 vụ/năm. ðiều ñó
ñã làm gia tăng sản lượng lương thực, nâng cao thu nhập kinh tế từ sản xuất lúa,
góp phần cải thiện ñời sống cho nông dân. Tuy nhiên, ñó cũng chính là nguyên
nhân khiến tình hình sâu bệnh trở nên diễn biến phức tạp. Mặc dù công tác phòng
trừ hiện nay ñã tích cực hơn nhiều so với trước ñây, song do ñiều kiện thâm canh,
giống lúa mới ngày càng nhiều, nhất là các giống có bản lá rộng, chịu phân, năng
suất cao, là những giống lúa thích hợp cho cuốn lá nhỏ ăn uống và phát triển. Xuất
phát từ vấn ñề trên chúng tôi thực hiện ñề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
yếu tố sinh thái tới diễn biến mật ñộ và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ
Cnaphalocrocis medinalis Guenée trên lúa tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ
thu ñông 2012”.
2. MỤC ðÍCH, YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI

Mục ñích
Những số liệu nghiên cứu về tác ñộng của một số yếu tố sinh thái tới diễn biến
mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenée trên lúa là cơ sở khoa học
ñể tìm ra giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng chống sâu cuốn lá nhỏ, góp phần
mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa, giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

trong hạt lúa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người tại vùng
nghiên cứu.
Yêu cầu
- Nắm ñược thành phần sâu hại lúa và thành phần thiên ñịch của sâu cuốn lá
nhỏ vụ thu ñông 2012 tại Long ñiền A, Chợ Mới, An Giang.
- Nắm ñược diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ, tỷ lệ hại và một số thiên ñịch
chính của chúng dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ thu ñông 2012 tại
Long ñiền A, Chợ Mới, An Giang.
- Xác ñịnh thời ñiểm sử dụng thuốc, loại thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ ñạt
hiệu quả.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài là nguồn thông tin khoa học cho các nhà
nghiên cứu và là cơ sở nghiên cứu tiếp theo về sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại huyện
Chợ Mới, góp phần từng bước nghiên cứu xây dựng quy trình phòng trừ sâu cuốn lá
nhỏ hại lúa áp dụng phù hợp với ñiều kiện sinh thái của huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang.
Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần quản lý sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ñược chủ ñộng và hiệu quả hơn,
trên cơ sở ñó góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả trong sản xuất
lúa, giúp nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao ñời sống, thu nhập kinh tế, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI
ðề tài tập trung nghiên cứu về ñiều tra thành phần sâu hại lúa, thành phần
thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenée; diễn biến mật ñộ
sâu cuốn lá nhỏ và biện pháp phòng chống tại Long ðiền A, Chợ Mới, An Giang vụ
thu ñông 2012 dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống lúa, thời vụ, chân
ñất, mật ñộ sạ, phân bón).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
Trước năm 1990, ñiều kiện canh tác còn lạc hậu, các chủng quần sinh vật
sống trong hệ sinh thái luôn song hành cùng nhau ñã hình thành mạng lưới thức ăn
ổn ñịnh, con người và thiên nhiên gắn kết thân thiện.
Sau năm 1990 khi cuộc cách mạng xanh nổ ra ñã làm thay ñổi bộ mặt của
ngành sản xuất Nông nghiệp trên thế giới, sản lượng lúa gạo tăng lên mạnh mẽ nhờ
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sâu cuốn lá nhỏ ñược coi là một
trong những loài sâu hại lúa nguy hiểm nhất ở các vùng trồng lúa trên thế giới.
Trong sản xuất nông nghiệp ngoài vấn ñề nâng cao hiệu quả kinh tế thì việc
xây dựng hệ thống canh tác bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm duy trì
cân bằng hệ sinh thái, nâng cao ña dạng sinh học. Trong sinh quần ñồng ruộng luôn
luôn có sự ñồng hành của thiên ñịch và dịch hại tạo lên mạng lưới thức ăn khép kín.
Khi mật ñộ thiên ñịch giảm, mật ñộ dịch hại gia tăng về số lượng trong thời gian
ngắn, sẽ gây bộc phát ảnh hưởng nghiêm trọng ñến sản xuất nông nghiệp. ðể duy trì
mật ñộ chủng quần dịch hại ở mức dưới ngưỡng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp con người không ngừng hoàn thiện hệ thống canh tác phù hợp
với ñiều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng. Với mục tiêu là duy trì ñiểu
khiển hệ sinh thái hợp lý theo hướng có lợi cho con người, trong sinh quần

ñồng ruộng luôn có sự góp mặt của thiên ñịch, dịch hại. Vì vậy hiểu biết về hệ
sinh thái ñồng ruộng sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp
thâm canh, bảo vệ cây lúa tránh tổn thất do dịch hại gây ra, bảo vệ môi sinh và
góp phần giữ cân bằng hệ sinh thái.
Chương trình “ Quản lý dịch hại tổng hợp IPM ñã có hơn 30 năm nghiên cứu
và áp dụng vào sản xuất. Ngày nay nó ñã trở thành chiến lược phòng trừ sâu bệnh ở
nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng là một
nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ thực vật.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Từ những cơ sở khoa học trên với mục ñích tìm hiểu nghiên cứu mối quan hệ
giữa cây lúa với sâu cuốn lá nhỏ và thiên ñịch của chúng ñể từ ñó ñề xuất một số cải tiến
trong biện pháp phòng trừ, nhằm làm giảm thiệt hại góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, ñưa ngành nông nghiệp nước nhà tiến tới một nền nông nghiệp sạch và
bền vững góp phần ñảm bảo chương trình an ninh lương thực quốc gia.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
* Phân loại và danh pháp
Tên tiếng việt: Sâu cuốn lá nhỏ
Tên khoa học: Cnaphalocrocis medinalis Guenée
Các tên khác của loài Cnaphalocrocis medinalis ñã từng ñược ñề cập ñến bao
gồm: Cnaphalocerus medinalis, Salbia medinalis Guenée 1854, Botys rutilalis Walker
1859, Botys iolealis Walker 1859, Cnaphalocrocis jolinalis Lederer 1863, Botys
acerrimalis Walker 1865, Marasmia medinalis castensziana Rothschild, Botys
fasciculatalis Walker, Botys nurscialis Walker, Cnaphalocrocis iolealis Walker.
Ở châu Á Reissig, Heinrichs và ctv., ñã xác ñịnh ñược 4 loài là Cnaphalocrois
medinalis, Marasmia exigua, Marasmia patnalis và Marasmia ruralis. Sự khác biệt
giữa 4 loài này chủ yếu phân biệt thông qua ñặc ñiểm vân cánh. Loài Cnaphalocrocis
medinalis ñược phân biệt bởi nét ñặc trưng là giữa 2 vân ngang màu tro xám có một
vân cụt to ñậm, khác với loài Cnaphalocrocis medinalis loài Marasmia exigua có nét

ñặc trưng trên ñôi cánh là vân ngang, giữa trên ñôi cánh ngoài hình gấp khúc, còn loài
Marasmia patnalis thì ở mép trên ñôi cánh ngoài có viền nâu ñậm tới vân ngoài của
cánh, vân ngang giữa gián ñoạn không liền nét, khác với 3 loài trên, loài Marasmia
ruralis có nét ñặc trưng là ở giữa mép trên của ñôi cánh ngoài có ñiểm ñen to hình ovan
nằm ngang, mép ngoài của cánh có viền nâu mảnh.
Mối quan hệ di truyền giữa loài medinalis và loài Marasmia patnalis ñã ñược
nghiên cứu. Tuy nhiên, từ việc không thể tìm thấy dạng trung gian giữa hai loài này,
Munroe (1991) ñã ñề xuất rằng việc phân loại di truyền một cách chung chung như
hiện nay nên ñược giữ lại.
* Triệu chứng gây hại, ñặc ñiểm hình thái, sinh học và sinh thái của loài
Cnaphalocrocis medinalis
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

* Triệu chứng gây hại
Trước khi bắt ñầu hoạt ñộng gây hại, sâu CLN cuốn lá tạo thành tổ bằng cách
nhả tơ khâu 2 mép lá lại với nhau. ðể bảo vệ chính nó, sâu chỉ gặm ăn phần chất xanh
(thịt lá) ñể lại lớp biểu bì mặt dưới lá mầu trắng, trong suốt, chạy dọc theo gân chính.
Trường hợp cây bị hại nặng, bộ lá trở lên khô xác. Do ñó ảnh hưởng nghiêm trọng
ñến khả năng quang hợp của cây lúa dẫn ñến năng suất lúa bị giảm sút, thậm chí có
thể bị mất trắng
* ðặc ñiểm hình thái
- Pha trứng
Trứng ñược ñẻ ñơn lẻ hoặc tập hợp thành cụm từ 3 ñến 8 quả trên bề mặt lá,
chúng có hình dạng giống hình lục giác và có màng ở mặt dưới. Trong 24 giờ, trứng
của cá thể trưởng thành cái có kích thước mỗi quả là 0,93 mm về chiều dài và 0,42
mm về chiều rộng, hình trứng, màu trắng vàng, phần bụng phẳng và phần giữa lưng
lồi vừa phải. Cả hai ñầu của quả trứng tròn hoặc có những chỗ lồi lõm.
- Pha sâu non
Sâu non Cnaphalocrocis medinalis mới nở có màu ánh sáng kem trên ñầu

sâu, màu nâu hoặc ñen, cơ thể màu xanh ñến vàng sáng. Sâu non có các lông ngắn
màu nâu nhạt bao quanh cơ thể. Sâu non tuổi 1 có cơ thể nhỏ, kích thước chiều dài
và chiều rộng tương ứng là 2,0 và 0,20 mm và mảnh ñầu có kích thước chiều dọc và
chiều ngang tương ứng là 0,20 và 0,27 mm.
Sâu non tuổi 2 có hình dạng tương tự như ấu trùng tuổi 1, chúng chỉ khác nhau về
chiều dài cơ thể. Ấu trùng tuổi 2 có kích thước 4,4 mm về chiều dài và 0,68 mm về chiều
rộng. Mảnh ñầu có kích thước chiều dọc là 0,40 mm và chiều rộng là 0,41 mm.
Sâu non tuổi 3 có chiều dài 7 mm và rộng 1,2 mm với kích thước mảnh ñầu ño
ñược là dọc 0,6 mm và ngang là 0,63 mm. Ấu trùng tuổi 3 ñặc trưng bởi sự khác biệt
về các cặp hình bán nguyệt màu ñen trên dòng giữa lưng của mảnh lưng ngực trước.
Sâu non tuổi 4 hoạt ñộng tương ñối mạnh, chúng có chiều dài trung bình 9 –
11 mm và rộng 1,8 mm với các chiều ño ñược ở ñầu là dọc 0,8 mm và rộng 0,82
mm. ðốm nâu trên mảnh ngực trước, ở tuổi 4 ñã chuyển sang màu ñen, các ñốm
tương tự cũng có thể nhìn thấy ở các ñốt bụng thứ 7, thứ 8 và ñốt thứ 9.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

Sâu non tuổi 5 có ñầu màu nâu nhạt và một cơ thể trong suốt ñến trắng ñược
bao phủ bởi lông cứng màu nâu. Mảnh lưng ngực trước, ngực giữa, ngực sau và các
ñốt bụng thứ 8, thứ 9 có các ñốm mày ñen rất nổi bật. Tuy nhiên, qua lớp biểu bì,
vẫn có thể nhìn thấy các hệ thống nội mô. Sâu non phát triển ñầy ñủ có chiều dài là
16 mm và rộng 1,8 mm trong khi kích thước phần ñầu theo chiều dọc và chiều
ngang lần lượt là 1 mm và 1,10 mm.
Sau tuổi 5, sâu non nhả tơ làm thành một lớp ñai lụa bên trong lá bị cuốn. Ấu
trùng chuyển từ màu trắng xỉn màu sang màu trắng cam và vẫn còn hoạt ñộng trong
vòng 24 – 48 giờ. Sau ñó chúng ngừng ăn, co ngắn và dần ñạt kích thước nhộng.
Vào cuối thời kỳ tiền nhộng, nó có màu nâu sáng.
- Pha nhộng
Sâu cuốn lá nhỏ hóa nhộng trong bẹ lá lúa. Nhộng dài, hình thoi và có màu
từ nâu sáng ñến ñỏ nâu, kích thước nhộng là 9 – 12 mm x 1,6 – 3 mm. Vỏ nhộng

vẫn còn gắn liền với các ñốt bụng thứ 6 – 8 của gai bụng. Nhộng cái có một khe mở
rất rõ ở ñốt bụng thứ 8. Ở trưởng thành ñực, lỗ sinh dục nhỏ và có hai thùy ở ñốt
bụng thứ 9, trong khi lỗ hậu môn có hình chữ W rất rõ ở ñốt bụng thứ 10.
- Pha trưởng thành
Trưởng thành có màu vàng sáng hoặc nâu cam với các ñường vuông góc có
màu tối hơn hoặc màu nâu bên trong. Các ñường kẻ ở giữa thường ngắn và không
kéo dài hết chiều dài thân. ðường viền ngoài của cánh trước xuất hiện và ñược mở
rộng ra toàn bộ cánh sau. Sải cánh dài 17 – 20 mm. Mút bụng của trưởng thành ñực
thường mở rộng, có màu ñen dọc lưng trong khi trưởng thành cái có mút bụng là
các dải hẹp tạo thành hai ñường kẻ trắng chạy dọc lưng. Trưởng thành ñực có một
vài túm lông màu vàng nhạt – nâu hoặc màu ghi – nâu trên gân cánh trước.
* ðặc ñiểm sinh học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis
Tại Nhật Bản, loài C.medinalis di cư ñường dài vượt ñại dương ñi kèm với
sự di chuyển của rầy lưng trắng hại lúa (Sogatella furcifera) và rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) từ phía Nam và miền Trung của Trung Quốc. Sự di trú
của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ ñược tạo thành do sự giảm áp suất của một vùng
áp suất thấp trước mưa từ phía Nam hoặc phía Tây Nam vào ñầu tháng Sáu ñến
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

giữa tháng Bảy. Các cá thể trưởng thành của sâu cuốn lá nhỏ di trú sẽ thiết lập quần
thể trên các diện tích lúa của Nhật Bản và sinh sản tạo ra các thế hệ tiếp theo cho
ñến giai ñoạn lúa chín. Khả năng sinh sản của các trưởng thành cái và số thế hệ phụ
thuộc vào ñiều kiện cụ thể của từng ñịa phương, ñiều kiện ñịa lý và thời gian của
mùa thu hoạch. Khu vực Tây Nam của Nhật Bản có ít nhất 3 thế hệ trong khi ở khu
vực phía Bắc chỉ có từ 1 ñến 2 thế hệ. Thời gian nhập cư có ảnh hưởng ñến số
lượng các thế hệ trong khu vực mà chúng nhập cư. Nếu quần thể trưởng thành ñược
thiết lập vào tháng Sáu, chúng sẽ tạo thành 4 thế hệ trong vụ lúa từ giữa tháng Sáu
ñến cuối tháng Mười ở khu vực Tây Nam. Tuy nhiên, tại miền Nam Kyushu, các cá
thể trưởng thành di cư tạo ra các thế hệ sau tấn côn cây trồng trà sớm, chúng phát

triển từ tháng Tư ñến tháng Bảy và gây hại ñáng kể vào tháng Sáu (Hirao, 1976).
Ở Trung Quốc, Chang et al(1980, 1981) báo cáo rằng loài C.medinalis ñã
xâm nhập và lây lan ở miền Bắc Trung Quốc trong mùa xuân và ñầu mùa hè. Một
sự di cư ngược lại về hướng Tây Nam diễn ra vào mùa thu, sự kiện này nhằm giúp
chúng di chuyển ñến các vùng mà chúng có thể qua ñông. Khả năng sinh sản của
các quần thể sâu cuốn lá nhỏ nhập cư là thống nhất trong các năm khác nhau và số
lượng trứng do một cá thể cái ñẻ trung bình là 153 trứng. Quang chu kỳ ngắn và
nhiệt ñộ cao ñược xem là nguyên nhân gây ra các hiện tượng di cư và ngừng sinh
sản ở pha trưởng thành (Chang et al., 1981). Ở Trung Quốc, sâu cuốn lá nhỏ có 5
thế hệ mỗi năm với ñỉnh cao về mật ñộ là vào tháng 8 và tháng 9, các cá thể ngài
trưởng thành sống ñược từ 4 ñến 7 ngày. Tại Trung Quốc, Hirao (1982) Tô ñã ghi
nhận có 9 ñợt dịch: 1967, 1970, 1972, 1981 và các ñợt dịch năm 1973, 1977, 1979
diễn ra tại tỉnh Giang.
Tại Ấn ðộ sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại từ 5-6 lứa trong một năm. Tại
Korala trong ñiều kiện nhân nuôi giai ñoạn trứng là 4 ngày, sâu non có 5 tuổi, thời
gian các tuổi trung bình là 3,0; 5,0; 3,8; 4,0; 5,4 ngày từ tháng 10 ñến tháng 3, tổng
thời gian phát dục của sâu non trung bình là 24,2 ngày, giai ñoạn nhộng dài nhất là
7,4 ngày. Trong ñiều kiện nhân nuôi thời gian trứng là 3-4 ngày, sâu non là 15-17
ngày, nhộng là 6-7 ngày, trưởng thành sống 2-3 ngày. Mỗi con trưởng thành ñẻ
trung bình là 100 trứng.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

- Vòng ñời
Tại Ấn ðộ, loài C. medinalis có 5 – 6 thế hệ mỗi năm và thời gian mỗi chu
kỳ sống dao ñộng từ 24 ñến 41 ngày. Tại Kerala, thời gian phát triển của trứng là 4
ngày. Các ấu trùng có 6 tuổi với thời gian trung bình tương ứng là 3; 3; 5; 3,8; 4 và
5,4 ngày, tương ứng trong khoảng thời gian từ tháng Mười ñến tháng Ba. Trung
binh tổng thời gian phát triển của ấu trùng là 24,2 ngày. Giai ñoạn nhộng kéo dài
7,4 ngày. Mặt khác, ở Bangalore, ở nhiệt ñộ 12,59

0
ñộ vĩ Bắc và 77,3
0
ñộ kinh
ñông, giai ñoạn ấu trùng có thời gian phát triển là 20 ngày và trải qua 5 tuổi sâu.
Giai ñoạn tiền nhộng kéo dài 1 – 2 ngày nhưng cũng có thể kéo dài ñến 3 ngày ở
nhiệt ñộ 20,5 – 22
0
C. Giai ñoạn nhộng là 8,2 ± 0,8 ngày từ tháng Một ñến tháng Hai
ở nhiệt ñộ 24,4 – 25,6
0
C và 6,5 ± 0,7 ngày từ tháng Năm ñến tháng Sáu ở nhiệt ñộ
30,5
0
C (Lingappa, 1972). Tại Cuttack (20,3 ñộ vĩ Bắc; 85,5 ñộ kinh ðông), vòng
ñời của sâu cuốn lá nhỏ kéo dài 24,28 ngày. Thời kỳ trứng kéo dài 3 – 4 ngày, giai
ñoạn ấu trùng kéo dài từ 15 ñến 17 ngày, và thời gian nhộng kéo dài từ 6 ñến 7
ngày. Một bướm ñêm cái ñẻ trung bình 100 trứng. Velusamy và Subramanian
(1974), báo cáo vòng ñời của loài này kéo dài 31 – 41 ngày. Tại Sri Lanka, giai
ñoạn ấu trùng trải qua 5 ñến 6 tuổi, các tập tính của chúng ñã ñược nghiên cứu rất
chi tiết. Fraenkel và Fallil (1981) báo cáo các khâu giống như hành vi quay của ấu
trùng và hành vi ăn của chúng. Tuy nhiên, các thông tin về vòng ñời của chúng còn
rất hạn chế.
Sự phát triển từ trứng ñến trưởng thành dao ñộng từ 25 ñến 52 ngày. Thời gian
trứng là từ 3 ñến 6 ngày, thời kỳ ấu trùng kéo dài 15 ñến 36 ngày và giai ñoạn nhộng
kéo dài 6 – 9 ngày. Khả năng sinh sản của các cá thể cái dao ñộng từ 120 ñến 268 trứng
trên mỗi cá thể. Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ, ñặc biệt là trưởng thành cái, sống ñược
từ 8 ñến 9 ngày. Mặc dù vậy, Gonzales (1974) báo cáo rằng thời gian sống của trưởng
thành cái dao ñộng lớn từ 2 ñến 18 ngày.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9

* Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển của C. medinalis
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển và sự gia tăng mật ñộ của sâu
cuốn lá nhỏ. Việc bón nhiều ñạm, lân và kali, hoặc chỉ bón nhiều ñạm sẽ làm tăng
mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ trên ñồng ruộng. Hanifa et al(1974) ñã chứng minh rằng
Silic ñóng vai trò quan trọng trong hoạt ñộng ăn của sâu non. Sự tích lũy silic ñến
hàm lượng lớn giúp ở các lớp biểu bì và các mô xung quanh, cùng với sự hình thành
của các hàng silic ñơn hoặc kép trong các giống kháng ñã tạo ra một rào cản cơ học
tốt ñể làm hạn chế hoạt ñộng ăn của ấu trùng.
Dinh dưỡng của trưởng thành và các loại ký chủ là thức ăn của ấu trùng ảnh
hưởng ñến sức sinh sản và mật ñộ của các quần thể sâu cuốn lá nhỏ. Ví dụ, các trưởng
thành cái cần một nguồn ñường bên ngoài ñể việc sản sinh ra trứng ñược tốt hơn.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng và bùng phát thành dịch của
quần thể sâu cuốn lá nhỏ, việc sử dụng quá mức lượng phân bón sẽ làm tăng mật ñộ
sâu cuốn lá nhỏ ñặc biệt là phân ñạm, bón phân kali với liều lượng hợp lý sẽ làm giảm
thiệt hại sâu cuốn lá nhỏ. Với các công thức bón ñạm 30, 60, 90, 120, 150 kgN/ha,
Phaliwal (1979) thấy rằng lúa có tỷ lệ lá bị hại do sâu cuốn lá nhỏ tăng theo chiều tăng
của lượng phân ñạm ñược bón (CABI, 1999).
Jaswant singh (1984) nhận xét ô không có bón ñạm có tỷ lệ bị hại là 10,53 %, ô
có bón 30 kgN/ha có tỷ lệ lá bị hại là 11,03%, ô bón 60 kgN/ha có tỷ lệ lá bị hại là
15,33% và các ô bón từ 60-150 kg N/ha có tỷ lệ lá bị hại là 15,06 ñến 16%.
Liang (1984) ñã ñiều tra trứng sâu cuốn lá trên các ruộng có nền phân bón 60,
120, 180 và 240 kgN/ha, mẫu thu ñược số trứng tương ứng như sau 72, 76, 121, 161,
trên cùng 1 số khóm lúa ñiều tra. Trong khi ñó ở các ruộng có bón phân lân và phân
kali thì không thấy có sự khác biệt giữa các ô bón ít và bón nhiều.
Phương pháp bón phân cho lúa cũng ảnh hưởng tới mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ
ngoài ruộng kết quả theo dõi các thí nghiệm cho thấy tất cả các công thức bón lót ñều
bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng hơn không bón lót sau ñó mới ñến bón thúc sớm.

Trong cách bón thúc cách vo viên dúi gốc có tỷ lệ lá bị hại cao hơn cả những nhận xét
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

trên của Saroja et al. (1981) cho thấy tỷ lệ lá bị hại rõ ràng còn phụ thuộc vào phương
pháp bón phân.
Tại Ấn ðộ, ruộng ñược bón với mức 75 kgN/ha ở các mật ñộ gieo cấy là 10x15,
15x20, 22x20, 30x20 cm. Sau 55 ngày gieo cấy, tỉ lệ lá bị hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra
trên ô cấy mật ñộ 10x15cm là 36%, ô cấy mật ñộ 15x20 cm là 12% (Thangamuthu
1982).
Trong tất cả các giai ñoạn sinh trưởng của cây lúa thì không phải lúc nào tác hại
của sâu cuốn lá nhỏ cũng như nhau. Sản lượng của cây lúa sẽ bị giảm nhiều nhất nếu bị
sâu cuốn lá nhỏ gây hại vào giai ñoạn lúa trổ, mức thiệt hại trung bình ở giai ñoạn lúa
ñẻ nhánh và mức ñộ thiệt hại nhẹ nhất ở giai ñoạn lúa chính sửa (Dyck, 1978), (Shen et
al., 1984).
Thời vụ cũng là yếu tố quyết ñịnh mức ñộ tác hại của sâu cuốn lá nhỏ, gieo cấy
sớm tập trung cũng có tác dụng giảm nhẹ thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra (Shen et
al, 1984).
Sức sinh sản của trưởng thành và mật ñộ sâu non phụ thuộc vào cây ký chủ mà
sâu non dùng làm thức ăn và cây ký chủ thức ăn của trưởng thành. Con trưởng thành
cái cần ăn thức ăn tự nhiên có nhiều ñường ñể ñảm bảo ñẻ trứng ñược tốt.
* Các nghiên cứu về ngưỡng nhiễm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
Chiang (1997), Kudagamage (1983) cho rằng, sau 10 ñến 20 ngày kể từ khi
trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ vũ hóa rộ, sẽ xuất hiện ñỉnh cao về thiệt hại lá (lá lúa bị
trắng nhiều nhất) và thời ñiểm thích hợp ñể trừ sâu cuốn lá nhỏ là lúa có 70% sâu non
tuổi 2 xuất hiện trên ñồng ruộng hoặc có 50% số lá bị hại. Nhận xét và ñánh giá về thiệt
hại của cây lúa trong các giai ñoạn phát triển. Dyck, (1978), Shen et al., (1984) cho
rằng sản lượng của cây lúa sẽ bị giảm nhiều nhất nếu bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại vào
giai ñoạn lúa trổ, mức thiệt hại trung bình ở giai ñoạn lúa ñẻ nhánh và mức gây hại nhẹ
nhất giai ñoạn lúa chín sữa.

* Phạm vi ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ
Ký chủ phổ biến có sự tồn tại của loài Cnaphalocrocis medinalis là sâu hại
lúa, nhưng chúng cũng ñược ghi nhận xuất hiện thường xuyên trên ngô, lúa mỳ,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

mía, lúa miến, yến mạch, cây kê, Khan et al(1996) ñã so sánh sự phát triển của C.
medinalis trên lúa và 12 loài cỏ dại thuộc họ hòa thảo.
C. medinalis là loài dịch hại ngày càng quan trọng trong sản xuất lúa với việc
sử dụng rộng rãi các giống năng suất cao cũng như xuất phát từ những thay ñổi
trong tập quán canh tác. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách bất hợp lý
cùng với việc bón quá nhiều phân ñạm là nguyên nhân làm gia tăng ñáng kể mật ñộ
quần thể sâu cuốn lá nhỏ trên ñồng ruộng. Các vụ dịch sâu cuốn lá nhỏ ñã ñược báo
cáo xuất hiện ở Ấn ðộ, Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Philipines và Fiji. Trong tất cả các vụ dịch này,
thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra là rất lớn. Tuy nhiên, thời gian gần ñây, những
nghiên cứu tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Los Banos, Philippine, ở Trung
Quốc và Nhật Bản báo cáo sâu cuốn lá nhỏ không làm giảm năng suất lúa cho dù
chúng ñã làm hại rất nhiều lá. Các cây lúa trên ruộng có thể bù ñắp cho việc các sâu
non ăn lá hay làm rụng lá (Heong, 1992; Heong và Escalada, 1998). Ở ðồng Bằng
sông Cửu Long của Việt Nam, hàng ngàn nông dân ñã giảm việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật áp dụng trong giai ñoạn ñầu vụ (trong vòng 40 ngày sau gieo) (Heong
và cộng sự, 1998). Việc giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là kết quả của chiến
dịch truyền thông mà ở ñó những người nông dân ñược hướng dẫn so sánh sản
lượng trong ô ñối chứng (không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) và một ô có áp
dụng các biện pháp bảo vệ thực vật.
* Các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis
Kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ
Thiên ñịch của sâu hại lúa rất ña dạng và phong phú, chúng có vai trò rất
quan trọng, không những chúng góp phần ñiều chỉnh mật ñộ quần thể sâu hại phát

triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Qua các công trình nghiên cứu người ta thấy rằng
trong 3 nhóm thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ là nhóm bắt mồi ăn thịt, nhóm kí sinh
và nhóm vi sinh vật gây bệnh thì nhóm kí sinh ñặc biệt là các loài kí sinh chuyên
tính có mối quan hệ rất chặt chẽ, có vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm mật
ñộ quần thể sâu cuốn lá nhỏ trên ñồng ruộng. Số lượng các loài côn trùng ký sinh
rất phong phú, ở Trung Quốc có tới 30 loài ong ký sinh, trong ñó loài có khả năng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

ký sinh cao nhất là Apanteles cypris và Elasmus sp. Trong năm tỷ lệ ký sinh sâu non
do loài A. cypris ở lứa 3 chiếm 36,2% lứa 4 chiếm 21,6%. Reissing et al(1986) cho
biết trên ñồng ruộng vùng nhiệt ñới các kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ hoạt
ñộng rất tích cực, chúng tấn công sâu cuốn lá nhỏ ở tất cả các pha phát dục. Ngoài
nhóm thiên ñịch bắt mồi và kí sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh cho sâu cuốn lá nhỏ
bao gồm các loại nấm, virus, vi khuẩn… có vai trò không nhỏ trong việc làm tăng
tỷ lệ chết tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ trên ñồng ruộng, làm giảm mật ñộ sâu cuốn
lá nhỏ cùng với các nhóm thiên ñịch khác. Greathead (1979), ñã liệt kê những kẻ
thù tự nhiên của C. medinalis ở ðông Nam Á. Danh sách này ñã ñược bổ sung bởi
Khan et al., (1988). Mạng lưới thức ăn trong các hệ sinh thái khác nhau bao gồm
các vùng cao, vùng ngập nước và hệ sinh thái sản xuất lúa ở Philippine ñược thiết
lập bởi Barrion et al., (1991).
Loài C. medinalis chịu sự kiểm soát sinh học của một loạt các loài ký sinh,
vi sinh vật gây bệnh và ñộng vật bắt mồi. Các loài ñộng vật bắt mồi (nhiều loài
trong số ñó là loài ăn tạp) bao gồm: bọ cánh cứng thuộc họ chân chạy và họ bọ rùa,
bọ xít bắt mồi, ong bắp cày, chuồn chuồn, nhện, ếch, cóc, …. (Barrion et al, 1987;
Khan et al, 1988).
Danh sách các kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ ñược xem xét dưới góc ñộ
một sinh vật kiểm soát sinh học và ñược giới hạn từ những loài có tác ñộng lớn về số
lượng sinh vật gây hại hoặc ñã ñược sử dụng trong các hoạt ñộng kiểm soát sinh học
do con người ñiều khiển. Thành phần các loài ký sinh, thiên ñịch, ñộng vật bắt mồi,

vi sinh vật gây bệnh trên sâu cuốn lá nhỏ là rất ña dạng, khoảng 130 loài bao gồm cả
côn trùng, ñộng vật có xương sống, nhện, nấm, vi khuẩn, virus, ….
*Biện pháp sinh học
Loài C. medinalis có lượng kẻ thù tự nhiên rất phong phú trong hệ sinh thái
nông nghiệp. Ở Trung Quốc, Trichogramma japonicum và A. cypris theo thứ tự là
các loài ký sinh trứng và ấu trùng tuổi 1 của sâu cuốn lá nhỏ. Phun lên lúa một loại
kairomone ñược chiết xuất từ phân của ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ, huyết tương và
tuyến tiết sẽ nâng tỷ lệ ký sinh tăng thêm 15 – 25%. Một loại virus gây hiện tượng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

kết hạt trong cơ thể ấu trùng ñã làm chết 30 – 40% sâu non ở tỉnh Quảng ðông,
Trung Quốc (Pang et al, 1981).
*Biện pháp sử dụng giống kháng:
Một số dòng lúa biến ñổi gen có chứa ñộc tố từ vi khuẩn Bacillus thurigiensis
ñã ñược chứng minh là có khả năng kháng C. medinalis (Wunn et al, 1996; Maqbool
et al., 1998).
Tại IRRI, hơn 115 dòng trong tổng số 17,914 giống ñã ñược sàng lọc cho
thấy chúng kháng hoặc kháng vừa với sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis (Heinrichs et
al., 1985). Mười loài lúa dại cũng ñã ñược chứng minh là có khả năng kháng sâu
cuốn lá nhỏ (Henrichs et al., 1985; Medina and Tryon, 1986). Tại Ấn ðộ, các giống
lúa IET 8675, IET 8698 và IET 8710 là các giống lúa rất có triển vọng trong chiến
lược dùng giống kháng sâu cuốn lá nhỏ, trong khi giống IET 7776 ñặc biệt có triển
vọng tại bang Punjab của Ấn ðộ. Các giống lúa có bề ngang lá hẹp có khả năng
kháng sâu cuốn lá nhỏ tốt hơn các giống lúa có bề ngang của lá rộng (Islam and
Karim, 1997).
Như vậy, việc tạo giống kháng và sử dụng giống kháng còn nhiều vấn ñề phải
tiếp tục nghiên cứu. Việc bố trí trong cơ cấu tỷ lệ hợp lý các giống kháng sâu CLN là
những giải pháp tích cực nhằm giảm áp lực sâu CLN ñồng thời tăng tính ña dạng sinh
học trên ñồng ruộng, trên cơ sở ñó hạn chế thiệt hại do loài sâu này gây ra.

* Các biện pháp canh tác
Biện pháp canh tác có ảnh hưởng ñến phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
trên ñồng ruộng, biện pháp canh tác bao gồm các khâu chủ yếu sau ñây
Diệt ký chủ quanh bờ ruộng, theo nghiên cứu của nhiều tác giả, cỏ bấc, cỏ mần
trầu, lá tre, lúa chét là nơi di trú chủ yếu của sâu cuốn lá, vệ sinh ñồng ruộng tiêu diệt ký
chủ là biện pháp tốt nhất hạn chế sâu cuốn lá nhỏ cư trú gây hại cho vụ sau.
Mật ñộ cấy rộng hơn (22,5 x 20 cm và 30 x 20 cm) và sử dụng ít ñạm hơn sẽ
làm giảm tỷ lệ nhiễm sâu cuốn lá nhỏ trên ñồng ruộng. Trồng sớm có thể cho phép
các khóm lúa tránh khỏi sự rụng lá với tỷ lệ lớn do sâu cuốn lá nhỏ gây ra.
Bón phân hợp lý, bón cân ñối NPK, tránh bón ñạm muộn và bón nặng ñạm.
Khi cây lúa bước sang giai ñoạn làm ñòng nếu bón ñạm muộn và bón nặng ñạm sẽ
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

làm bộ lá phát triển tốt có màu xanh ñậm, cây lúa kéo dài thời gian sinh trưởng thu
hút trưởng thành ñến ñẻ trứng làm ruộng lúa bị hại càng nặng hơn.
* Biện pháp hóa học
Hiện nay thuốc hoá học rất ña dạng và phong phú nhiều chủng loại khác
nhau, nguồn thuốc hoá học ñược nhiều hãng thuốc, nhiều các công ty nhập từ nhiều
nước khác nhau dùng ñể phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ.Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc
hoá học trong phòng trừ sâu hại nói chung và sâu CLN nói riêng ñòi hỏi rất thận
trọng bởi những tác ñộng tiêu cực của chúng với quần thể thiên ñịch, môi trường
sinh thái và sức khoẻ con người. Việc phòng trừ sâu CLN bằng biện pháp hoá học ở
giai ñoạn ñầu vụ là việc không nên làm. tuy nhiên hiện nay nhiều công trình nghiên
cứu khoa học ñã khẳng ñịnh rằng ñã có nhiều giống lúa mới có khả năng tự ñền bù
thiệt hại nên việc sử dụng thuốc hoá học không là vấn ñề cần thiết ñể quản lý loài sâu
hại này (CABI, 2006). Theo Endo et al., (1987) nông dân sử dụng tới 40% số lần phun
thuốc ñể trừ sâu cuốn lá nhỏ, trong ñiều kiện nghiên cứu khi nông dân không phun giai
ñoạn ñầu vụ thì không làm thiệt hại kinh tế, tăng thu nhập từ 15 - 30% và tiết kiệm
ñược chi phí thuốc trừ sâu, việc giảm sự phun thuốc có thể giảm ảnh hưởng ñến sức

khoẻ người nông dân do thuốc trừ sâu gây ra.
Biện pháp tốt nhất là phun thuốc ñể trừ sâu cuốn lá nhỏ ít nhất là 30 ngày
sau cấy hoặc 40 ngày sau sạ, mức ñộ thiệt hại trên lá ñòng cao hơn 50% từ giai ñoạn
làm ñòng ñến chín có thể sử dụng các thuốc trừ sâu ñể phun. Ruộng lúa sẽ tránh
ñược thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra khi quản lý tốt nước và dinh dưỡng. Nhóm
thuốc Pyrethroid và các thuốc trừ sâu có phổ rộng có thể tiêu diệt ñược sâu non
song có thể gây rủi ro cho cây lúa vì sự bùng phát của các loài dịch hại thứ yếu như
rầy nâu ñó là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh học. Ngày nay, xu hướng sử dụng
những thuốc trừ sâu có phổ hẹp, ít hoặc không ảnh hưởng ñến thiên ñịch và các loài
sinh vật khác ñã và ñang ñược tích cực khuyến cáo. Thuốc trừ sâu có nhuốn gốc vi
sinh và thảo mộc ñược chú trọng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
1.3.1. Thành phần sâu hại lúa
Theo kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại lúa vụ mùa năm 2005 tại vùng
Gia Lâm, Hà Nội cho thấy có tới 31 loài sâu hại thuộc 6 bộ, 14 họ côn trùng. Trong
số ñó, bộ cánh vảy có số loài xuất hiện nhiều nhất (9/31 loài), bộ cánh tơ 01 loài,
các bộ khác mỗi bộ xuất hiện 5 ñến 6 loài và loài sâu CLN C. medinalis xuất hiện
với mức ñộ phổ biến khá cao (ðặng Thị Dung, 2006).
Thành phần sâu hại lúa ở Việt Nam còn ñược một số tác giả khác công bố,
trong ñó có công trình nghiên cứu của Phạm Văn Lầm tổng hợp tất cả các tài liệu ñã
công bố và chỉ ra rằng: ở Việt Nam có 133 loài côn trùng và nhện nhỏ (thuộc 90
giống, 33 họ của 8 bộ côn trùng và nhện nhỏ) gây hại trên cây lúa.
Trong tổng số 133 loài ñó chỉ có khoảng trên 40 loài thường xuyên xuất hiện
trên cây lúa và chỉ một số loài gây hại chính là rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu ñục thân 2
chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài, bọ trĩ, sâu năn, v.v.
1.3.2. Những nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
* Ký chủ sâu cuốn lá nhỏ

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ cho thấy, hầu hết các
loại cỏ dại ñều thấy sự có mặt của sâu cuốn lá nhỏ cư trú qua ñông xếp theo thứ tự như sau:
cỏ mần trầu là 53,2%, cỏ gà nước là 19,2%, cỏ lồng vực cạn là 13,8%, cỏ trứng ếch
là 12,5%, lúa chét là 1,3%, trên ruộng mạ là không ñáng kể (Trần Văn Rao 1982)
[23], cũng theo Trần Huy Thọ (1983) [29] thì sâu cuốn lá nhỏ sống trên tất cả các
cây cỏ như cỏ mần trầu, cỏ gà nước, cỏ lông, cỏ trứng ếch., tác giả Vũ Quang Côn
(1987) [5] chỉ ra rằng ký chủ phụ trên cỏ dại khi chưa có lúa ngoài ñồng gồm: cỏ
môi có 79,45%, cỏ chỉ có 0,02%, cỏ tranh là 0,01%, cỏ bấc là 10,95%, cỏ lá tre là
6,04%, cỏ lồng vực là 1,73%, cỏ mần trầu là 1%. Tuy nhiên kí chủ chính của loài
này chủ yếu vẫn là cây lúa.
* Sự phân bố và tác hại của sâu cuốn lá nhỏ
Trong khoảng 5 năm trở lại ñây ở miền bắc Việt Nam sâu cuốn lá nhỏ gây hại
nặng ở các vùng ven biển như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam
ðịnh … Diện tích nhiễm ở mỗi vụ lên ñến hàng trăm nghìn ha, mật ñộ sâu non nơi

×