Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của một số loại hóa chất có hoạt tính estrogen đến khả năng sinh sản của chuột cái suwis albino

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ KIỀU LY



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHỐI HỢP CỦA MỘT SỐ LOẠI HÓA
CHẤT CÓ HOẠT TÍNH ESTROGEN ðẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA CHUỘT CÁI SWISS-ALBINO


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


NGUYỄN THỊ KIỀU LY


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHỐI HỢP CỦA MỘT SỐ LOẠI HÓA
CHẤT CÓ HOẠT TÍNH ESTROGEN ðẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA CHUỘT CÁI SWISS-ALBINO




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Thú y
Mã số : 60.64.01.01


Người hướng dẫn khoa học : TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ
TS. Võ Thị Bích Thủy


HÀ NỘI – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là ñề tài nghiên cứu của tôi và các ñồng
nghiệp. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, do
tôi khảo sát nghiên cứu, có sự giúp ñỡ của các ñồng nghiệp .
Tôi xin cam ñoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Kiều Ly










Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực hết mình
của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn khoa học
TS. Võ Thị Bích Thủy, TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến cô giáo hướng dẫn, người ñã
giành nhiều thời gian quý báu tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban lãnh ñạoViện Nghiên cứu Hệ Gen - Viện Hàn Lâm Khoa Học
và Công Nghệ Việt Nam
- Tập thể cán bộ công nhân viên Viện Nghiên cứu Hệ Gen - Viện
Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
- Ban ñào tạo sau ñại học – Trường ñại học Nông Nghiệp Hà Nội.
ðã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, người
thân, bạn bè, ñồng nghiệp - Những người luôn tạo ñiều kiện, ñộng viên,
giúp ñỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu và

hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kiều Ly


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC …………………………………………………………… iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………… vi
DANH MỤC BẢNG ……………………………………………….……vii

DANH MỤC HÌNH …………………………………………………….viii
PHẦN 1: MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2.Mục tiêu của ñề tài 3
1.3.Ý nghĩa khoa học 3
1.4.Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Các hoạt chất gây rối loạn nội tiết và tình hình sử dụng hoạt chất
trong thực tế 4
2.2. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt chất gây rối loạn
nội tiết trên thế giới 9
2.3. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các hoạt chất gây rối loạn
nội tiết ở Việt Nam 12

PHẦN 3: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, 18
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. ðối tượng nghiên cứu 18
3.2. Nội dung nghiên cứu 19
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt chất ñến khả năng mang thai của
chuột mẹ 19
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt chất ñến khả năng sinh sản và
nuôi con của chuột cái 19
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt chất ñến sự sinh trưởng và phát
triển của chuột con ñẻ ra 19
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

3.3. Nguyên liệu 20
3.3.1. Hóa chất. 20
3.3.2. ðộng vật 20
3. 4. Phương pháp nghiên cứu 21
3.4.1. Công thức phối hợp hoạt chất 21
3.4.2. Bố trí thí nghiệm 23
3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ số 23
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới thời
gian mang thai của chuột mẹ 27
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt chất ñến khả năng sinh
sản và nuôi con của chuột cái 29
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp ñến sự
sinh trưởng và phát triển của chuột con ñẻ ra 35
4.3.1. Khả năng tăng trọng của chuột cái và chuột ñực F1 tại ngày cai
sữa (21 ngày tuổi) và thời ñiểm kết thúc tiền trưởng thành (41 ngày tuổi)

35
4.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới thời
gian phát dục (thời gian mở âm ñạo (Vaginal open day- VO) của chuột cái
F1 41
4.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới trọng lượng
các cơ quan sản sinh hormone của chuột cái và chuột ñực F1 trưởng thành 43
4.3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới
trọng lượng các cơ quan sinh sản của chuột F1 trưởng thành (buồng
trứng, tử cung và tinh hoàn) 53
4.3.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới biến
ñổi mô học các cơ quan sinh sản của chuột cái F1 trưởng thành (buồng
trứng, tử cung) 56
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 62
5.1.Kết luận: 62
5.2.ðề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… …65
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AND : Acid deoxyribonucleic
APEs : Alkylphenolethoxylate
BPA : Bisphenol A
DES : Diethylstilbesterol
EC : Ủy ban châu Âu
EDCs : Endocrine disrupting chemicals (các chất gây rối loạn nội
tiết)

EE : 17α-ethynylestradiol
OP : 4-tert-octylphenol
PHBA : Acid p-hydroxybenzoic
NP : 4-nonylphenol
NPEs : Nonylphenol ethoxylate
Nomenclature : Danh pháp
IBP : Isobutylparaben m,,,,,,
IUPAC : International Union of Pure and Applied Chemistry
TS : Tiến sĩ
VE : Dung dịch Natri Saline 9%
0
S.E.M : Standard error of the mean (sai số chuẩn của giá trị trung
bình)




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới thời gian mang thai
của chuột mẹ 27

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp (BPA+ NP, BPA+OP,
BPA+IBP) tới tổng số chuột con F1, tỷ lệ sống sót, và tỷ lệ cái/ ñực của
chuột thế hệ F1 29

Bảng 4.3: trọng lượng của chuột cái F1giai ñoạn21ngày tuổi và 41 ngày tuổi
……………………………………………………………………… …………… 34

Bảng 4.3.(Tiếp theo): trọng lượng của chuột cái F1giai ñoạn21ngày tuổi và
41 ngày tuổi … 35

Bảng 4.4:Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp: BPA+ NP, BPA+OP,
BPA+IBP tới thời gian phát dục (thời gian mở âm ñạo -Vaginal open day)
của chuột cái F1 42

Bảng 4.5: .Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới trọng lượng các cơ
quan sản sinh hormone (Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, gan, lá
lách, tử cung, buồng trứng) của chuột cái F1trước tuổi dậy thì vào ngày
PND 41 44

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới trọng lượng các cơ
quan sản sinh nội tiết (Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, gan, lá
lách, tử cung, buồng trứng) của chuột ñực F1 trước tuổi dậy thì vào ngày
PND 41 49






Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:Ảnh hưởng của các hoạt chất ñến cơ thể. 6

Hình 3.1: Nguyên liệu và ñối tượng nghiên cứu 18


Hình 3.2: Các hoạt chất kết hợp và ñối chứng 21

Hình 3.3: Các mẫu bệnh phẩm ñược ngâm formol 10% 23

Hình3.4:Sơ ñồ bố trí thí nghiệm và các chỉ tiêu kiểm tra 24

Hình 4.1. Kết quả kiểm tra trọng lượng chuột ñực và chuột cái F1 ở giai
ñoạn 1ngày tuổi 32

Hình 4.2: Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới trọng lượng chuột cái
F1 ở 2 giai ñoạn 21 và 41 ngày tuổi.
a
p < 0.05 so với ñối chứng âm (VE)37
Hình 4.3. Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới trọng lượng chuột ñực
F1 ở 2 giai ñoạn 21 và 41 ngày tuổi.
a
p < 0.05 so với ñối chứng âm (VE)39

Hình 4.4. Bệnh phẩm các tổ chức sản sinh hormone: tuyến yên, tuyến giáp
trạng, lách, gan, tuyến thượng thận; các cơ quan sinh sản ñực cái: buồng
trứng, tử cung, tinh hoàn 43

Hình 4.5.Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới trọng lượng các cơ
quan sản sinh hormone của chuột cái F1 trưởng thành (tuyến yên, tuyến
giáp, tuyến thượng thận, gan, lách, thận).
a
p < 0.05 so với ñối chứng âm
(VE) 47


Hình 4.6.Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới trọng lượng các cơ
quan sản sinh nội tiết của chuột ñực F1 trưởng thành (Tuyến yên, tuyến
giáp, tuyến thượng thận, gan, lách, thận).
a
p < 0.05 so với ñối chứng âm
(VE) 52

Hình 4.7. Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới trọng lượng các cơ
quan sinh sản của chuột F1(tử cung, buồng trứng, tinh hoàn).
a
p < 0.05 so
với ñối chứng âm (VE) 54

Hình 4.8.Ảnh hưởng các hóa chất phối hợp trên phân tích mô bệnh học tử
cung ở chuột cái F1trưởng thành. Sự rối loạn tổ chức trong tuyến nội mạc
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

tử cung (kí hiệu mũi tên



) và chứng phì ñại lớp cơ nội mạc tử cung ( kí
hiệu dấu *) 57

Hình 4.9.Ảnh hưởng các hóa chất phối hợp trên phân tích mô bệnh học
buồng trứng ở chuột cái F1trưởng thành. Biểu hiện sự tăng lên các thể
vàng (kí hiệu dấu *) và tăng u nang trứng (kí hiệu mũi tên




) phụ thuộc
vào sự tăng giảm liều lượng kết hợp các hóa chất.……………………….59
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

PHẦN 1: MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Khoảng 50-60 năm gần ñây, có nhiều bằng chứng cho thấy các hóa
chất tự nhiên hoặc nhân tạo có trong môi trường ñã tác ñộng ñến hệ thống
nội tiết của con người, ñộng vật hoang dã và gây ra nhiều tác ñộng phụ
không mong muốn. Các nhà khoa học ñã ñịnh nghĩa ñó là hóa chất môi
trường gây rối loạn, hoặc phá hủy hệ thống nội tiết trong cơ thể (Endocrine
disrupting chemicals- EDCs) (Waring và cs, 2005). Các hóa chất ñó bao
gồm diethylstilbesterol (DES), dioxin và các hợp chất dioxin, các chất thải
rắn (PCBs), DDT, các loại thuốc trừ sâu và chất dẻo, ñặc biệt như
Bisphenol A (BPA), 4-tert-octylphenol (OP), 4-nonylphenol (NP), di-
phthalate (2-ethylhexyl)-(DEHP), flutamide, hoặc parabens cũng ñược coi
là chất rối loạn nội tiết dựa trên các nghiên cứu ñộng vật. ðây là những hợp
chất ñược sử dụng nhiều trong cuộc sống :trong các sản phẩm hộp nhựa,
hộp thiếc ñựng thức ăn, thuốc tẩy, sơn, nguyên liệu chế biến thực phẩm, ñồ
chơi, mỹ phẩm, dược phẩm, giấy, chất tạo mùi thơm, và các sản phẩm công
nghiệp khác. Những hóa chất này có thể gây ra các rối loạn hệ thống nội
tiết trong cơ thể, như: những bất thường về quá trình phát triển, cơ quan
sinh dục, hệ miễn dịch, hệ thần kinh, hiện tượng ung thư vú và ung thư tử
cung và còn nhiều những hiểm họa sức khoẻ khó lường khác.
ðộng vật hoang dã và con người phơi nhiễm với hàng nghìn hóa chất
song lại thiếu những thông tin an toàn cơ bản. 86% trong tổng số 2.500 hoá
chất ñược sử dụng với số lượng lớn không có ñủ thông tin an toàn, công
khai ñể ñánh giá. Mặc dù BPA, OP, NP, Parabens ñều là những hóa chất có

trong môi trường, và con người có thể tiếp xúc với các loại hóa chất này
qua nhiều con ñường như tiếp xúc, hít thở không khí, ăn uống, mỹ phẩm,
dược phẩm, thậm chí qua con ñường tình dục, nhưng những hóa chất môi
trường này khi xâm nhập vào cơ thể có thể làm giảm khả năng sinh sản
nam giới, suy giảm số lượng cá thể ñực ñược sinh ra, gây bất thường trong
cơ quan sinh sản nam giới, bệnh sinh sản của nữ bao gồm cả vấn ñề sinh
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

sản, dậy thì sớm, lão hóa sớm, ung thư buồng trứng và tuyến tiền liệt
(Lintelmann và cs, 2003). Ngoài ra, các ñiều luật về hóa chất và an toàn
thực phẩm từ trước ñến nay thường nói ñến vấn ñề về ñộc tính, phát sinh
ung thư, ảnh hưởng xấu ñến hệ sinh sản và biến ñổi bất thường liên quan
ñến nhiễm sắc thể mà chưa nghiên cứu sâu ñến các tác ñộng theo cơ chế
sinh học trong tế bào, ñặc biệt là tác ñộng ñối với hệ thống các cơ quan sản
sinh hormone, cơ quan sinh sản, và trên thực tế vì lợi nhuận trong kinh
doanh nên có rất ít các thông tin khoa học về ảnh hưởng bất lợi của những
loại hóa chất này ñối với sức khỏe con người (Golden và cs., 2005). Do
vậy, việc nghiên cứu những tác ñộng của chúng ñến cuộc sống con người
và ñộng vật cần ñược tiến hành ñồng bộ, chuyên sâu, sử dụng các nghiên
cứu trong dịch tễ học, miễn dịch học, bệnh lý học và sinh học phân tử, ñể
từ ñó có các ñịnh hướng trong việc sử dụng các chất hóa học trong ñời
sống.
Tại Việt Nam, thực trạng ô nhiễm hóa chất môi trường có hoạt tính
sinh học và hóa chất gây rối loạn nội tiết ảnh hưởng ñến ñời sống của con
người ñang diễn biến rất nghiêm trọng. Việc nghiên cứu ảnh hưởng ñơn lẻ
của từng loại hormone môi trường ñối với cơ thể ñã bắt ñầu ñược ñề cập.
Tuy nhiên trong cuộc sống, cơ thể không chỉ tiếp nhận và hấp thu từng loại
hóa chất riêng biệt mà là tổng hòa của rất nhiều loại, với liều lượng thấp
cho phép, trong khoảng thời gian lâu dài, như vậy mức ñộ ảnh hưởng sẽ

như thế nào, ñặc biệt là những tác ñộng ñối với cá thể mang thai và sự sinh
trưởng phát triển của thế hệ con sinh ra từ những ñối tượng bị phơi nhiễm
bởi các hóa chất môi trường có hoạt tính sinh học này, ñây là một câu hỏi
mở. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng phối hợp của một số loại hóa chất có hoạt tính estrogen ñến khả
năng sinh sản của chuột cái Swiss-Albino”.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

1.2.Mục tiêu của ñề tài
ðề tài này nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của BPA và các chất OP,
NP và IBP ñến chuột cái mang thai. Và mức ñộ ảnh hưởng phối hợp của
các hỗn hợp hóa chất này ñến sự sinh trưởng, phát triển, biến ñổi của hệ
thống sinh sản và nội tiết của thế hệ chuột ñực, chuột cái ñược sinh ra từ
những con chuột mẹ phơi nhiễm các loại hóa chất trên trong thời gian mang
thai.
1.3.Ý nghĩa khoa học
- Là tài liệu khoa học xác ñịnh ñược ảnh hưởng sinh học của một số
chất gây rối loạn nội tiết ( BPA, NP, OP, và IBP) ñến khả năng sinh sản
của chuột cái Swiss- Albino;
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm các số liệu ñể minh chứng
những ảnh hưởng bất lợi của các hóa chất môi trường có hoạt tính sinh học
khi ñược sử dụng với liều quá cao trong thời gian ngắn, hoặc dùng liều thấp
trong thời gian kéo dài, chúng sẽ tương tác với nhau trong quá trình kết hợp
và gây nên những tác ñộng có hại ñối với sức khỏe con người và ñộng vật;
- Kết quả nghiên cứu tạo tiền ñề khoa học cho các nghiên cứu tiếp
theo về ảnh hưởng phối hợp của chất gây rối loạn nội tiết ñến con người.
1.4.Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu làm rõ và bổ xung thông tin về tác ñộng của các
chất BPA, NP, OP, và IBP ñến sức khỏe của người và ñộng vật, góp phần

nâng cao nhận thức của cộng ñồng về tác hại và ảnh hưởng của hóa chất tác
ñộng qua cơ chế nội tiết.
- Từ ñó có các chính sách và tiêu chuẩn cụ thể ñối với việc sử dụng
các loại hóa chất có hoạt tính sinh học này trong các sản phẩm tiêu dùng,
nhằm ñảm bảo sức khỏe con người và ñộng vật.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các hoạt chất gây rối loạn nội tiết và tình hình sử dụng hoạt chất
trong thực tế
Hệ thống nội tiết là một mạng lưới phức tạp, gồm tập hợp các cơ
quan nội tiết (các tuyến) và hormone do chúng sản sinh ra nhằm ñiều tiết
quá trình sinh trưởng, cũng như nhiều hoạt ñộng/hành vi của các loài ñộng
vật và con người. Các cơ quan nội tiết cung cấp một lượng hormone ñã
ñược ñong ñếm kỹ lưỡng vào hệ thống tuần hoàn, theo máu ñi ñến những
bộ phận khác nhau của cơ thể ñể kiểm soát và ñiều tiết các chức năng. Một
số hormone còn có thể do một số bộ phận khác của cơ thể (không phải
tuyến), như dạ dày, ruột hoặc các tế bào thần kinh tiết ra, và chúng chỉ hoạt
ñộng ở gần nơi chúng ñược sản sinh ra.
Theo ñịnh nghĩa của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Anh, EDCs là
những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ
thể sống có thể tác ñộng ñến các tuyến nội tiết và hormone hoặc ñến những
mô ñích, làm rối loạn hoạt ñộng của chúng. Các chất EDCs có thể hình
thành như một sản phẩm phụ không mong muốn của ngành công nghiệp
hóa học, hoặc trong quá trình thiêu hủy các chất dẻo, kể cả chất dẻo y tế.
Nhiều chất EDCs rất bền trong môi trường và có thể tích tụ lại trong mỡ, vì
thế ăn các loại mỡ ñộng vật hoặc các loại cá nuôi trong nước bẩn chính là
con ñường nhiễm EDCs dễ nhất.

Các chất EDCs có thể tác ñộng theo hai cách:
- Gây biến ñổi quá trình sản tiết, chuyển hóa hormone thông qua các
cơ quan nhận cảm hoặc các yếu tố sinh trưởng khác;
- Phá hủy cấu trúc hoặc gây biến ñổi hoạt ñộng của các ADN.
Cụ thể, EDCs có thể tương tác với hệ thống nội tiết và qua ñó làm rối
loạn hệ thống này theo một số phương thức sau:
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

- Gây rối loạn cơ chế tổng hợp hormone.
- Tác ñộng lên các receptor (thụ thể) của hormone nội sinh, kiểm soát
các receptor dẫn ñến những ảnh hưởng :
+ EDCs cạnh tranh hay ñối kháng với hormone nội sinh trong quá
trình kết hợp với thụ thể
+ EDCs bắt chước tác ñộng của hormone
+ Ảnh hưởng tương tự hormone
+ Ảnh hưởng ñối kháng với hormone
- EDCs hoặc biến thể của chúng có thể trực tiếp biến ñổi hoặc phá hủy
ADN, biến ñổi chu kỳ tế bào, tác ñộng ñến quá trình phục hồi hoặc làm rối
loạn kết nối liên bào, v.v
Nhiều chất hóa học có trong môi trường ñược coi là EDCs ñã ñược
chứng minh có khả năng gây rối loạn hệ thống nội tiết và các cơ quan chịu
tác ñộng của tuyến nội tiết (Choi và cs., 2008). Trong số các chất EDCs
này, bisphenol A, 4-nonylphenol, 4-tert octyl- phenol và isobutylparaben
ñược sản xuất và sử dụng ở mức ñộ cao. Chúng cũng có nhiều trong môi
trường. Hơn nữa, các dữ liệu về tác ñộng phối hợp của các chất này ñến hệ
thống nội tiết và hệ thống sinh sản trong cơ thể vẫn còn hạn chế.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6




Hình 1.1:Ảnh hưởng của các hoạt chất ñến cơ thể.
Bisphenol A là một ñộc tố estrogen môi trường, ñược sử dụng rộng
rãi trong sản xuất ñồ nhựa, dầu epoxy, công nghệ nha khoa. Việc tiếp xúc
với loại hóa chất này ở khắp nơi là một nguy cơ tiềm ẩn ñối với sức khỏe
cộng ñồng.
Bisphenol A là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Theo
IUPAC, Bisphenol A ñược gọi là 4,4'-dihydroxy-2,2-diphenylpropane,
công thức hóa học C
15
H
16
O
2
, khối lượng phân tử M=228,29. BPA có một
số tính chất: Chất bột hoặc tinh thể màu trắng, nhiệt ñộ nóng chảy 158
o
C,
áp suất bốc hơi 0,2mmHg (ở 170
o
C).
Công thức cấu tạo:
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7



Năm 1953, Hermann Schnell làm việc cho công ty Bayer (ðức) và Dan

Fox (công ty General Electric Mỹ) ñã ñộc lập tổng hợp polycarbonate với
vật liệu khởi ñầu là BPA. Chất dẻo polycarbonate có những ñặc tính ưu việt
như sức chịu nhiệt, chịu lực và ñặc biệt là tính quang học nên nhanh chóng
ñược thương mại hóa, ñưa vào sản xuất năm 1957 (tại Mỹ) và 1958 (tại
châu Âu), sau ñó có mặt trong hàng loạt sản phẩm công nghiệp như các
thiết bị quang học, thiết bị y tế, các dụng cụ thí nghiệm, các loại hộp và
chai dùng cho chế biến thực phẩm, các phương tiện số hóa như CD, DVD,
ñiện thoại di ñộng, các hàng ñiện tử, vật liệu xây dựng, hàng loạt các ñồ
dùng trong gia ñình Ngoài ra, BPA còn ñược sử dụng trong quá trình
tổng hợp polysulfones và polyetherxeton. Nhựa epoxy có chứa BPA ñược
sử dụng làm lớp phủ bên trong gần như tất cả các bao bì ñựng thực phẩm,
nước giải khát(U.S. Food and Drug Administration, 2010). Có ít nhất 3,6
triệu tấn BPA ñược sử dụng bởi các nhà sản xuất hàng năm. Bisphenol A
cũng là một tiền thân của chất chống cháy tetrabromobisphenol và trước
ñây ñã ñược sử dụng như một loại thuốc diệt nấm. Nó còn là chất ñể pha
trộn màu sắc ưa thích trong chế tạo giấy carbonless và giấy nhiệt. Mặc dù
hiện không có ước tính cho số lượng BPA ñược sử dụng trong giấy nhiệt
tại Hoa Kỳ, Tây Âu, nhưng báo cáo năm 2005/2006 cho thấy tổng sản
lượngBPA ñược sử dụng trong giấy nhiệt ước tính là 1.150.000 tấn mỗi
năm (U.S. Environmental Protection Agency, 2010).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Các hợp chất Alkylphenolic, bao gồm Nonylphenol (NP) và
Octylphenol (OP), có dạng bột màu trắng, có trong xà phòng, sơn, thuốc
diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và ñược dùng làm phụ gia trong nhựa
Công thức cấu tạo:

4-Nonylphenol (NP)
C

15
H
24
O
MW: 220.35 g mol
−1

Nhiệt ñộ sôi: 180-181°C
Nhiệt ñộ tan chảy:43-45°C

4-Octylphenol (OP)
C
14
H
22
O
MW: 206.3239 g mol
−1

Nhiệt ñộ sôi: 150°C
Nhiệt ñộ tan chảy:44 - 45°C
Alkylphenolethoxylate (APEs) là loại hóa chất ñược sản xuất với
lượng lớn trên thế giới. Trong những năm 1990, ước tính hơn 500.000 tấn
alkylphenol ñược sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới. Lượng alkylphenol
có trong môi trường ngày càng cao do con người sử dụng sản phẩm có
chứa chúng, và thông qua chất thải, nước thải sản xuất (Olea , 1996). NP là
tiền chất của loại hóa chất Nonylphenol ethoxylate (NPEs), một nhóm sản
phẩm quan trọng của APEs, dùng làm thành phần Tenside. Hiện nay, các
sản phẩm nhựa PVC dùng ñóng gói thực phẩm có thể có NPEs, NP. Thậm
chí, trong các nhà máy chế biến thực phẩm NP có thể lây nhiễm vào thực

phẩm từ các thuốc tẩy rửa, máy móc và xưởng sản xuất. Sông, biển là nơi
thu nhận nước thải công nghiệp và có chứa hàm lượng NP rất cao. Trong
nước sông có khoảng 0,1 – 1 µg/ lít, trầm tích dưới ñáy sông có khoảng
200 – 2000 µg/ kg, nước biển có khoảng 0.32 µg/ lít, trong nước nguồn,
ñất, không khí có ñến 1600 µg/ kg. Ngay cả trong các tế bào mỡ của cá voi
Beluga cũng có chứa từ 0.02 – 0.12 µg NP/kg (Soares và cs, 2008). Ngoài
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

ra, APEs còn tìm thấy trong táo, cà chua, bơ, chocolate sữa, xúc xích và mỡ
heo. Ngay trong thực phẩm cho em bé, pho mai, mứt ăn, bánh mì, cá thu
hộp và ñường cũng có nhiễm chất này (Bennie và cs, 1997).
Paraben là tên gọi chung của các acid p-hydroxybenzoic (PHBA)
este, ñây là chất kháng khuẩn và kháng nấm, ñược dùng làm chất bảo quản
ñể ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn (do nấm hoặc vi khuẩn) và hạn chế sự phân
hủy của các hoạt chất dẫn ñến giảm hiệu quả của thuốc, mỹ phẩm. Người ta
còn dùng nó như một chất bảo quản thức ăn (mã số E214, E219 trong
ngành thực phẩm). Các chất paraben là một trong những sản phẩm của
công nghệ khai thác hóa dầu. Trong nhiều mỹ phẩm và dược phẩm,
paraben (bao gồm methyl-, ethyl-, propyl-, benzyl-, dẫn xuất isobutyl-, và
isopropyl paraben) ñược chấp nhận như phương thức rẻ tiền và không thể
thiếu ñược ñể kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn, lên men và nấm mốc
trong các sản phẩm chăm sóc sắc ñẹp cá nhân, bao gồm: dầu gội ñầu, dầu
xả, chất khử mùi và kem chống nắng.
Công thức phân tử Isobutylparaben:


C
11
H

14
O
3

Nhiệt ñộ nóng chảy: 72-77 º C
Nhiệt ñộ sôi:290 º C
Có dạng bột màu trắng.
2.2. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt chất gây rối loạn
nội tiết trên thế giới
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

Theo Kavlock (1996), những hợp chất gây rối loạn nội tiết là các
chất có thể bắt chước các hoạt ñộng của hormone trong cơ thể, hoặc liên
kết với một thụ thể trong tế bào và ngăn chặn các hormone nội sinh, hoặc
can thiệp vào quá trình sản sinh, giải phóng hormone cũng như ảnh hưởng
ñến quá trình vận chuyển, trao ñổi, kết hợp các hormone từ ñó làm tăng
cường hay hạn chế tác dụng của hormone (Kavlock và cs, 1996). Các
EDCs ñược quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là những chất ảnh hưởng ñến
các hormone sinh dục nữ (estrogen), hormone sinh dục nam (androgen),
hormone thể vàng (progesteron), hormone tuyến giáp (thyroid hormone),
trong ñó các chất ảnh hưởng tương tự hay ức chế estrogen ñược quan tâm
nhiều hơn cả.
Kundakovic (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của BPA trên ñộng vật
còn non, cho thấy việc tiếp xúc sớm với các hợp chất này có thể gây ra một
loạt các tác dụng phụ như: não kém phát triển, rối loạn hành vi, suy giảm
chức năng miễn dịch, ngoài ra còn ảnh hưởng ñến sự biểu hiện của các gen
trong quá trình phát triển (Kundakovic . và cs, 2011). Một số nghiên cứu ñã
cung cấp bằng chứng cho thấy những con cái tiếp xúc với BPA trong quá
trình mang thai có khả năng tổn thương thai nhi (quái thai, bất thường giới

tính) (Golub và cs, 2010). Dựa trên sự chuyển hóa của BPA và các ảnh
hưởng nội tiết của nó, các nhà khoa học ñã ñưa ra giả thuyết về tác ñộng
của hóa chất này là nghiêm trọng ñối với trẻ em. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy phơi nhiễm BPA tăng lên tương quan với các bệnh tim và tiểu
ñường loại 2 (Groff , 2010). Ở Nhật, luật vệ sinh an toàn thực phẩm quy
ñịnh nồng ñộ tiếp xúc cho phép của BPA là 2.5 ppm. Ủy ban châu Âu (EC)
vừa cho biết khối này có thể cấm sử dụng các bình sữa dành cho trẻ em có
chứa hóa chất
.
BPA theo một dự thảo luật sẽ ñược ñề xuất vào năm 2010
do lo ngại những bình sữa như vậy có thể gây tác hại tới sức khỏe của trẻ
em.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

Một loạt các hóa chất môi trường khác thuộc nhóm alkylphenols như
OP, NP cũng ñược sử dụng rộng rãi trong các hợp chất tẩy rửa, cũng có ảnh
hưởng gây rối loạn nội tiết, trao ñổi chất, hoặc gây tồn dư. Gần ñây, các kết
quả trong phòng thí nghiệm cũng công bố, các hợp chất này có tính phát
dục trên ñộng vật, tham gia vào quá trình tổng hợp, chuyển hóa hormone
nhóm steroid, và tác ñộng ñến hoạt ñộng của các estrogen receptor (ER,
PR) (Safe và cs, 2002). Theo ñiều tra của Anh về ảnh hưởng của chất tẩy
giặt ñối với loài cá cho thấy, chất này dưới tác dụng của vi sinh trong nước
bị phân giải và tạo thành chất p-nonylphenol, gây hại cho các sinh vật sống
trong nước. Chính vì thế từ sau thập kỷ 1980, ở một số nước ñã cấm sử
dụng chất này trong các loại nước rửa bát chén tại các gia ñình.
Tương tự như các chất xenoestrogen khác, các paraben cũng có tác
dụng giống estrogen nội sinh, chúng ñược sử dụng rộng rãi như là chất bảo
quản trong mỹ phẩm, ñồ vệ sinh, và dược phẩm. 90% các loại mỹ phẩm
trên thế giới sử dụng paraben. Người ta dễ dàng tìm thấy nhóm hợp chất

này trong dầu gội, gel tóc, gel cạo râu và dưỡng thể. Dựa trên những nghiên
cứu về khả năng phơi nhiễm paraben ở liều thấp cho phép (NOELs,
LOELs) với người và ñộng vật, cho thấy có sự liên quan giữa chúng với
các vấn ñề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư vú, vấn ñề sinh sản ở nam
giới (Golden, và cs, 2005). Các nghiên cứu khác còn cho thấy: một số loại
paraben mà chúng ta cho là an toàn trước ñây như Methylparaben (là một
loại hóa chất tìm thấy ở hơn 16.000 sản phẩm, bao gồm các loại kem
dưỡng và kem ñánh răng), có thể biến ñổi thành chất ñộc khi tiếp xúc với
ánh sáng mặt trời, gây lão hóa da sớm và làm tăng nguy cơ ung thư da. Một
số nghiên cứu cũng ñã chỉ ra rằng parabens có thể tác ñộng như estrogen
trong cơ thể và tiếp xúc nhiều có thể ảnh hưởng trực tiếp ñến hệ thống nội
tiết, gây rối loạn hormone, biến ñổi cơ quan sinh dục ñực và cũng có thể là
nguyên nhân gây nên ung thư vú (Darbre và cs., 2002, 2003; Vo và cs,
2009, 2011). Paraben có thể liên kết với các ER trong tử cung của ñộng vật
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

gặm nhấm và tác ñộng vào các gen liên quan ñến estrogen hoạt ñộng trong
tế bào nấm men. Không chỉ có vậy, việc sử dụng mỹ phẩm chứa paraben
còn làm tăng tỷ lệ mắc ung thư vú ở người và ñộng vật (Rastogi và cs,
1995).
Việc phân tích ảnh hưởng và tính toán lượng chất rất nhỏ như các hóa
chất môi trường rất khó thực hiện bằng các phân tích hóa học thông
thường. Chính vì thế phương pháp thường ñược sử dụng là phương pháp
sinh vật, bao gồm phương pháp in vivo và in vitro. Có nhiều nhà khoa học
trên thế giới ñã sử dụng cả hai phương pháp này trong nghiên cứu ảnh
hưởng ñơn lẻ của hóa chất BPA, NP, OP, parabens ñối với biểu hiện bệnh
lý trên các ñối tượng ñộng vật và các loại tế bào dòng (tế bào ung thư vú ở
người- MCF-7, Z-75) (Hong và cs 2004; Vo và cs, 2009, 2011; An và cs,
2002). Tuy nhiên, việc nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của các loại hóa

chất này trên cả hai mô hình thí nghiệm cho ñến nay vẫn còn rất hạn chế.
2.3. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các hoạt chất gây rối loạn
nội tiết ở Việt Nam
Tại Việt Nam, việc ñánh giá những ảnh hưởng của hóa chất môi
trường, ñặc biệt là ảnh hưởng phối hợp của BPA, OP, NP, parabens ñối với
sức khỏe con người và ñộng vật (bao gồm: quá trình sinh trưởng, phát triển,
hệ thống thần kinh, miễn dịch, sinh sản, phát triển ung thư, ñặc biệt là biến
ñổi cơ chế phân tử trong tế bào) còn rất ít. Chủ yếu tập trung nghiên cứu
dịch tễ và biến ñổi bệnh lý quan sát ñược. Các nghiên cứu về mức ñộ ảnh
hưởng phối hợp những nồng ñộ EDCs khác nhau trong môi trường gây ra
các biến ñổi sinh học của ñộng vật mang thai, và ảnh hưởng ñến sự sinh
trưởng và phát triển của các cá thể ñời sau, cụ thể là tác ñộng ñến hệ thống
cơ quan sản sinh hormone và hệ thống cơ quan sinh sản là chưa ñầy ñủ.
ðặc biệt các nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất môi trường ñối với sức
khỏe cộng ñồng tại Việt Nam chỉ dừng ở mức cảnh báo nguy cơ, chưa có
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

các nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế tác ñộng sinh học ñối với cơ thể
người và ñộng vật.
GS.TS.KH. Chu Phạm Ngọc Sơn ñã giới thiệu một số nhóm hóa
chất, phụ gia có trong thực phẩm hoặc ñược sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp có thể có hại cho sức khỏe con người ñược trình bày trong bảng
dưới ñây:
TT
Nhóm hóa chất Thí dụ
Focmon, hàn the, chất tạo ngọt tổng
hợp natri cyclamat, màu công
nghiệp, ñặc biệt phẩm Sudan I, II,
III, IV, Para Red, Rhodamin B,

Orange II v.v. trong thực phẩm
Clenbuterol, salbutamol làm giảm
lớp mỡ dưới da, dexamethason và
các dẫn xuất có tác dụng giữ nước,
tăng trọng giả tạo trong chăn nuôi
gia súc

1

Nhóm các hóa chất không
ñược phép sử dụng
Chloramphenicol, nitrofuran,
fluoroquinolon, malachit xanh,
leuco-malachit xanh, urê trong chăn
nuôi, chế biến thủy sản

2
Hóa chất ñược phép sử dụng
trong chế biến thực phẩm,
nhưng dùng quá hàm lượng
cho phép
Các chất tạo ngọt tổng hợp
saccarin, aspartam v.v., chất bảo
quản chống mốc (benzoic axit và
các muối benzoat, axit sorbic và
các muối sorbat, chất chống oxy
hóa (BHT, BHA, sulfur, v.v.)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14



3

Chất ñộc gốc tự nhiên
Tetrodotoxin trong một số thủy sản
như cá nóc, mực xanh v.v., glucozit
cyanogen trong một số thực phẩm
như măng, sắn, ñộc tố sinh học biển
gây tiêu chảy DSP, mất trí nhớ
ASP, liệt cơ PSP trong Thân mềm
hai mảnh vỏ
Aflatoxin trong các loại hạt, như
ngô, lạc, hạt dẻ (pistachio)
Ochratoxin trong cà phê

4

Chất ñộc sinh ra trong quá
trình bảo quản không tốt
Histamin trong hải sản
5
Chất ñộc thôi ra từ các bao bì
ngấm vào thức ăn
Phtalat hóa dẻo
6
Chất ñộc sinh ra trong quá
trình chế biến, nấu nướng
3-MCPD và 1,3-DCP trong nước
tương, acrylamid trong chiên, xào,
nướng3-MCPD và 1,3-DCP trong

nước tương, acrylamid trong chiên,
xào, nướng
7
Chất ñộc sinh ra từ công thức
pha chế
Benzen sinh ra từ các loại nước
ngọt, nước tăng lực có chứa ñồng
thời vitamin C và muối benzoat

8
Chất ñộc gốc môi trường có
trên rau quả, thực phẩm vượt
quá hàm lượng cho phép
Kim loại nặng, PCBs, dioxin

Ngoài ra, GS.TSKH. Lê Huy Bá cũng phổ biến một số chất ñộc môi
trường có nguy cơ gây bệnh ung thư như sau:

×