Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu đa dạng di truyền và khả năng kết hợp một số tổ hợp lai cà chua bằng chỉ thị phân tử DNA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.4 KB, 72 trang )

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
















NGUYỄN NGỌC TUẤN


NGHIÊN CỨU ðA DẠNG DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG
KẾT HỢP MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA
BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ DNA




LUẬN VĂN THẠC SĨ



Hà Nội - 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI














NGUYỄN NGỌC TUẤN


NGHIÊN CỨU ðA DẠNG DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG

KẾT HỢP MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA
BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ DNA



CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ : 60.42.02.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHAN HỮU TÔN


Hà Nội - 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt
nghiệp này là khách quan, trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp
này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013
Tác giả



Nguyễn Ngọc Tuấn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất tận
tình của các thầy cô, bạn bè cũng như những người thân trong gia đình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Phan Hữu
Tôn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Bộ môn
Sinh học phân tử và Công nghệ sinh học ứng dụng - Khoa công nghệ sinh học -
ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian thực hiện đề tài tại bộ môn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
anh em, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013
Tác giả


Nguyễn Ngọc Tuấn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii

Danh mục bảng v
Danh mục hình vi
PHẦN I. MỞ ðẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm thực vật học 3
2.1.1. Phân loại 3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học 4
2.2. Chọn tạo giống cà chua ưu thế lai ở Việt Nam 7
2.2.1. Khái niệm về ưu thế lai và ưu thế lai ở cà chua 7
2.2.2. Tạo giống ưu thế lai ở cây cà chua 7
2.2.3. Biểu hiện ưu thế lai của cà chua 8
2.2.4. Nghiên cứu khả năng kết hợp 8
2.3. Đa dạng di truyền và nghiên cứu về đa dạng di truyền. 9
2.3.1. Đa dạng di truyền 9
2.3.2. Nguyên nhân phát sinh đa dạng di truyền 10
2.3.3. Các mức độ đa dạng di truyền 10
2.3.4. Phương pháp đánh giá đa dạng di truyền 10
2.3.5. Ứng dụng chỉ thị phân tử SSR trong chọn giống cà chua. 12
2.4. Một số thành tựu về chọn tạo giống cà chua lai ở Việt Nam 13
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 17
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 17
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18

3.2. Nội dung nghiên cứu 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu 18
3.3.1. Đánh giá các đặc điểm hình thái, nông sinh học, năng suất, chất
lượng quả 18
3.3.2. Đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử SSR 21
3.3.3. Đánh giá khả năng kết hợp của các tổ hợp lai 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Đánh giá đa dạng di truyền các mẫu giống bằng chỉ thị hình thái 24
4.1.1. Đa dạng về một số đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm hình thái và cấu
trúc cây 24
4.1.2. Đa dạng về cấu trúc chùm hoa, đặc điểm nở hoa, năng suất và các
yếu tố tạo thành năng suất 27
4.1.3. Đa dạng về hình thái và chất lượng quả 30
4.1.4. Xây dựng cây phả hệ phân nhóm các mẫu giống dựa trên dữ liệu
kiểu hình 35
4.2. Kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử SSR 36
4.3. Nghiên cứu khả năng kết hợp của các tổ hợp lai 43
4.3.1. Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học 43
4.3.2. Khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ 53
4.3.3. Giới thiệu một số tổ hợp lai triển vọng 59
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1. Kết luận 61
5.2. Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 3.1. Các mẫu giống cà chua sử dụng trong nghiên cứu đa dạng di truyền 17

Bảng 3.2. Các tổ hợp lai F1 sử dụng trong nghiên cứu khả năng kết hợp 18

Bảng 3.3. Trình tự và nhiệt độ gắn mồi các cặp mồi SSR sử dụng trong
nghiên cứu đa dạng di truyền các mẫu giống cà chua nghiên cứu 22

Bảng 4.1. Một số đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm hình thái 26

Bảng 4.1. Một số đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm hình thái và cấu trúc cây
các mẫu giống nghiên cứu 26

Bảng 4.2. Một số đặc điểm về cấu trúc chùm hoa, đặc điểm nở hoa, năng
suất và các yếu tố tạo thành năng suất 29

Bảng 4.3. Hình thái quả của các mẫu giống cà chua nghiên cứu 31

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các mẫu giống nghiên cứu 33

Bảng 4.5. Thống kê số băng DNA thu được trên các mẫu giống cà chua
nghiên cứu với 5 mồi SSR đa hình 39

Bảng 4.6. Hệ số tương đồng di truyền giữa các mẫu giống cà chua nghiên cứu 42

Bảng 4.7. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm hình thái của các tổ
hợp lai trong vụ xuân hè 2013 44

Bảng 4.8. Cấu trúc chùm hoa, đặc điểm nở hoa và tỷ lệ đậu quả của các tổ
hợp lai 46
Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai 48

Bảng 4.10. Một số đặc điểm về hình thái quả của các tổ hợp lai 50


Bảng 4.11. Một số đặc điểm về chất lượng quả của các tổ hợp lai 52

Bảng 4.12. Ưu thế lai về tổng số quả/cây của các tổ hợp lai 54

Bảng 4.13. Ưu thế lai về khối lượng quả trung bình 56

Bảng 4.14. Ưu thế lai về năng suất cá thể của các tổ hợp lai 58

Bảng 4.15. Đặc điểm nông sinh học chính của các tổ hợp lai triển vọng so
với đối chứng Savior 60

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC HÌNH
STT TÊN HÌNH TRANG
Hình 4.1. Sơ đồ phả hệ của 26 mẫu giống cà chua nghiên cứu dựa trên các
chỉ thị kiểu hình 35
Hình 4.2. Sản phẩm khuếch đại DNA hệ gen một số mẫu giống với mồi
SSR 304 36
Hình 4.3. Sản phẩm khuếch đại DNA hệ gen một số mẫu giống với mồi
SSR 108 37
Hình 4.4. Sản phẩm khuếch đại DNA hệ gen một số mẫu giống với mồi
Tom 8-9A 37
Hình 4.5. Sản phẩm khuếch đại DNA hệ gen một số mẫu giống với mồi
Tom 49-50 38
Hình 4.6. Sản phẩm khuếch đại DNA hệ gen một số mẫu giống với mồi
Tom 322-323 38


Hình 4.7. Cây phả hệ xây dựng dựa trên dữ liệu phân tích bằng chỉ thị phân
tử SSR 40

Hình 4.8. Hình ảnh một số tổ hợp lai cà chua triển vọng trong nghiên cứu 59


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

PHẦN I. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cà chua là một loại rau quan trọng, có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng
ở nước ta từ rất lâu và luôn được xem là một trong những loại rau trồng chủ lực
được nhà nước ưu tiên phát triển.
Trong những năm gần đây, sử dụng giống cà chua lai đã giúp cải thiện rõ
rệt về năng suất, chất lượng cũng như khả năng chống chịu và kháng các loài sâu
bệnh hại. Do có nhiều đặc tính ưu việt nên diện tích trồng các giống cà chua lai
đang phát triển một cách nhanh chóng. Đến nay, các nhà khoa học trong nước đã
nghiên cứu và chọn tạo thành công nhiều giống cà chua lai có năng suất cao,
chất lượng tốt để đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, hàng năm nước ta vẫn phải nhập
một lượng lớn hạt giống cà chua lai từ nước ngoài. Điều đó cho thấy bộ giống cà
chua của nước ta vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ trong nước.
Nhận thức được điều này, việc chọn tạo thêm các giống cà chua lai mới luôn
được các nhà khoa học quan tâm.
Để chọn tạo thành công giống cà chua lai thì cần xác định khả năng phối
hợp cho ưu thế lai giữa các dòng bố mẹ. Theo phương pháp truyền thống ta phải
lai thử sau đó đánh giá ưu thế lai để tìm được tổ hợp có ưu thế lai cao sau đó sản
xuất hạt lai. Phương pháp này đòi hỏi nhiều công sức và thời gian trồng thử.
Theo nguyên tắc tạo giống ưu thế lai, bố mẹ càng khác xa nhau và bổ sung cho

nhau nhiều tính trạng, nhiều gen hay cụ thể là DNA thì khả năng cho ưu thế lai
càng cao. Hiện nay nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học và chỉ thị phân tử
DNA, chúng ta có thể tìm ra sự đa dạng di truyền những vùng DNA có liên quan
đến các gen qui định các tính trạng làm cơ sở tham khảo để tiến hành lai sẽ cho
ưu thế lai cao, rút bớt được khối lượng công việc lai thử và xác định sớm được
ưu thế lai giữa các tổ hợp.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ña
dạng di truyền và khả năng kết hợp một số tổ hợp lai cà chua bằng chỉ thị phân
tử DNA”.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
- Đánh giá đa dạng di truyền của các dòng bố mẹ bằng chỉ thị hình thái và
chỉ thị phân tử DNA.
- Đánh giá một số tổ hợp lai cà chua, từ đó chọn ra các tổ hợp lai triển vọng.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái, nông sinh học, năng suất, chất lượng
của các mẫu giống cà chua bố mẹ làm cơ sở xác định đa dạng di truyền.
- Sử dụng chỉ thị phân tử SSR để đánh giá đa dạng di truyền giữa các mẫu
giống.
- Đánh giá được một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng
của các tổ hợp lai từ đó chọn ra được các tổ hợp lai có đặc điểm tốt nhất, giới
thiệu cho thử nghiệm.



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Hệ thống phân loại và ñặc ñiểm thực vật học
2.1.1. Phân loại
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà (Solaneceae), chi
(Lycopersicon). Có bộ nhiễm sắc thể 2n=24 và gồm có 12 loài. Cà chua được
nghiên cứu và lập thành hệ thống phân loại theo quan điểm riêng của nhiều tác
giả: H.J.Muller (1940), Daskalov và Popov (1941), Luckwill (1943), Lehmann
(1953), Brezhnev (1955, 1964). Ở Mỹ thường dùng phân loại của Muller, ở Châu
Âu, Liên Xô (cũ) thường dùng phân loại của Bzezhnev.
Đã có nhiều tác giả đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về phân loại cho cà
chua, nhưng hiện nay hệ thống phân loại của Breznep được sử dụng đơn
giản và rộng rãi nhất đó là Eulycopersicon (chi phụ 1) và Eriopersicon (chi phụ
2) (Nguyễn Hồng Minh, 2000).
* Chi phụ 1 (Eulycopersicon): là dạng cây 1 năm, gồm các dạng quả
không có lông, màu đỏ hoặc màu đỏ vàng, hạt mỏng, rộng… Chi phụ này có một
loài là L.Esculentum.Mill. Loài này gồm 3 loài phụ:
- L. Esculentum. Mill. Ssp. spontaneum (cà chua hoang dại).
- L. Esculentum. Mill. Ssp. subspontaneum (cà chua bán hoang dại).
- L. Esculentum. Mill. Ssp. Cultum (cà chua trồng): là loại lớn nhất, có các
biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng khắp thế giới. Breznep đã
chia loài phụ này thành biến chủng sau:
+ L. Esculentumvar. Vulgare (cà chua thông thường): biến chủng này
chiếm 75% cà chua trồng trên thế giới. Bao gồm các giống có thời gian sinh
trưởng khác nhau với trọng lượng quả từ 50 đến trên 100g. Hầu hết những giống
cà chua đang được trồng ngoài sản xuất đều thuộc nhóm này.
+ L.Esculentum var. Grandifolium: Cà chua lá to, cây trung bình, lá láng
bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình.
+ L.Esculentum var. Validum: cà chua anh đào cà chua thân bụi, thân thấp,

thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

+ L.Esculentum var. Pyriform: cà chua hình quả lê, sinh trưởng vô hạn.
* Chi phụ 2 (Eriopersicon): là dạng cây 1 năm hoặc nhiều năm, gồm các
dạng quả có lông màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng nhạt, có các vệt màu
antoxyan hay xanh thẫm. Hạt dày không có lông, màu nâu…chi phụ này có 2 loài
gồm 5 loại hoang dại: L. cheesmanii, L. chilense, L. glandulosum, L. hirsutum, L.
peruvianum.
- Lycopersicun hisrutum Humb: Đây là loại cây ngày ngắn, quả chỉ hình
thành trong điều kiện chiếu sáng trong ngày 8 -10 h/ngày, quả chín xanh, có mùi
đặc trưng. Loài này thường sống ở độ cao 2200 - 2500m, ít khi ở độ cao 1100m
so với mặt nước biển như các loài cà chua khác.
- Lycopersicum peruviarum Mill: loại này thường mọc ở miền Nam Pêru,
bắc Chilê, có xu hướng thụ phấn chéo cao hơn so với loài Lycopersicon
esculentum Mill. Trong điều kiện ngày ngắn cây ra quả tốt hơn ngày dài, nó
không có đặc tính của L. hisrutum, có khả năng chống bệnh cao hơn các loài
khác. Loại này thường sống ở độ cao 300 - 2.000m so với mặt nước biển.
2.1.2. ðặc ñiểm thực vật học
Cà chua (Solanum lycopersicum L.,) là cây hàng năm, tuy nhiên trong
điều kiện tối ưu nhất định cà chua có thể là cây nhiều năm.
- Rễ: Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất
lớn. Trong điều kiện tối ưu những giống tăng trưởng mạnh có rễ phát triển rộng
tới 1,3m và ăn sâu tới 1m. Khi rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ phát triển và phân bố
rộng nên cây cũng chịu đựng được điều kiện khô hạn. Bộ rễ ăn sâu, nông, mạnh
hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên
mặt đất, do đó khi trồng cà chua tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp
hơn so với điều kiện trồng tự nhiên.
- Thân: Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn

gốc, thân dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách.
Chồi nách ở các vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau,
thường chồi nách ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh
và phát dục sớm so với các chồi nách gần gốc.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

Tùy khả năng sinh trưởng và phân nhánh các giống cà chua được chia làm
4 dạng hình:
 Dạng sinh trưởng hữu hạn (determinate): chiều cao cây dưới 65cm, cây
mập lùn dạng bụi, thời gian sinh trưởng 120 - 150 ngày (nếu thời tiết thuận lợi có
thể sinh trưởng dài hơn), cây ngừng sinh trưởng chiều cao khi có chùm hoa tận
cùng ở ngọn.
+ Chùm hoa thứ nhất thường xuất hiện khi cây có 8 - 9 lá, sau đó cứ 1 - 2 lá
lại có chùm hoa kế tiếp cho đến khi cây có 1 chùm hoa cuối trên đỉnh sinh trưởng
thì cây ngừng sinh trưởng về chiều cao.
+ Nhóm này gồm các giống sớm, cho hoa tập trung nhưng sớm tàn, năng suất
không cao. Để tăng năng suất trên 1 đơn vị diện tích nên trồng dày.
 Dạng sinh trưởng vô hạn (indeterminate): Chiều cao cây trên 120cm, xuất
hiện chùm hoa thứ nhất khi cây có 9 - 11 lá, sau đó cứ khoảng 2 - 3 lá lại có
chùm hoa tiếp theo cho đến khi cây già chết. Thời gian sinh trưởng 100 - 120
ngày, thời gian thu hoạch tập trung 2 - 3 đợt /cây.
+ Trong kỹ thuật trồng trọt phải làm giàn, tỉa cành, tạo hình.
+ Các giống nhóm này thường có thời gian sinh trưởng dài, cho năng suất cao.
 Dạng sinh trưởng bán hữu hạn (semideterminate): thuộc nhóm trung gian
giữa vô hạn và hữu hạn.
+ Cây cao khoảng 65 - 120cm, xuất hiện chùm hoa đầu khi cây có 9 - 10 lá,
sau đó cứ 1 -2 lá lại xuất hiện 1 chùm hoa tiếp theo.
+ Dạng này về căn bản giống như sinh trưởng hữu hạn nhưng cây cho nhiều
chùm hoa ở ngọn hơn trước khi kết thúc bằng chùm hoa tận cùng, lúc này cây

mới ngừng tăng trưởng.
+ Dạng này thường cho năng suất chất lượng cao và phù hợp với nhiều mùa
vụ khác nhau.
 Dạng lùn: các giống dạng này có thể sinh trưởng vô hạn hay hữu hạn, lóng
ngắn, cây có dạng bụi.
- Lá: Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1
lá riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống. Phiến
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

lá thường phủ lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây
có chùm hoa đầu tiên.
- Hoa: Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, có ba dạng chùm hoa: Dạng đơn
giản, trung gian và phức tạp. Ở cà chua, sự tự thụ phấn là chính, sự thụ phấn chéo
khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc nên không hấp
dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được. Số lượng hoa trên chùm thay
đổi tùy giống và thời tiết, thường từ 5 - 20 hoa.
- Quả: quả cà chua thuộc loại quả mọng, có 2, 3 đến nhiều ngăn. Hình dạng
thay đổi từ tròn dẹt, tròn đến dài phụ thuộc vào giống. Ngoài ra, màu sắc quả chín còn
phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, phụ thuộc vào hàm lượng Caroten và Lycopen. Ở
nhiệt độ 30oC trở lên, sự tổng hợp lycopen bị ức chế, trong khi đó sự tổng hợp
carotene không mẫn cảm với tác động của nhiệt độ, vì thế ở mùa nóng cà chua có màu
quả chín vàng hoặc đỏ vàng. Trọng lượng quả dao động rất lớn từ 3 - 200g thậm chí
500g phụ thuộc vào giống (Tiwari R.N và Choudhury B., 1993).
Quá trình chín của quả chia làm 4 thời kỳ:
Thời kỳ trái xanh: Trái và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem dấm trái
không chín, trái chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống.
Thời kỳ chín xanh: Trái đã phát triển đầy đủ, trái có màu xanh sáng, keo
xung quanh hạt được hình thành, trái chưa có màu hồng hay vàng nhưng nếu đem
dấm trái thể hiện màu sắc vốn có.

Thời kỳ chín vàng: Phần đỉnh trái xuất hiện màu hồng, xung quanh cuống
trái vẫn còn xanh, nếu sản phẩm cần chuyên chở đi xa nên thu hoạch lúc này để
trái chín từ từ khi chuyên chở.
Thời kỳ chín đỏ: Trái xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể
hiện hoàn toàn, có thể thu hoạch để ăn tươi. Hạt trong trái lúc này phát triển đầy
đủ có thể làm giống.
- Hạt: Hạt cà chua nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt
nằm trong buồng chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình
có 50 - 350 hạt trong trái. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 - 3,5g.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

2.2. Chọn tạo giống cà chua ưu thế lai ở Việt Nam
2.2.1. Khái niệm về ưu thế lai và ưu thế lai ở cà chua
Giống cây trồng lai là sử dụng hiệu ứng ưu thế lai theo những tính trạng
giá trị thể hiện ở con lai F1, được tạo ra trên cơ sở phối hợp nguồn gen từ các bố
mẹ. Tạo giống ưu thế lai là con đường nhanh và hiệu quả nhất, nhằm phối hợp
được nhiều đặc điểm giá trị vào kiểu gen F1 những giá trị này thể hiện ở hai
mặt: độ lớn của tính trạng vượt hơn bố mẹ và thu được nhiều tính trạng ưu điểm
(nhiều hơn các bố mẹ). Giống ưu thế lai (gọi tắt là giống lai) có khả năng thích
ứng rộng, sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt, năng suất cao (Nguyễn Hồng Minh,
2006). Như vậy, giống lai có ưu thế hơn hẳn giống thuần, việc sử dụng rộng rãi
chúng trong thời gian qua có ý nghĩa lớn, mang tính cách mạng trong sản xuất
nông nghiệp.
2.2.2. Tạo giống ưu thế lai ở cây cà chua
Cà chua là cây tự thụ, đặc điểm của nó là bộ phận đực và cái cùng trên một
hoa, nên vấn đề sản xuất hạt giống rất khó khăn trong đó trở ngại lớn nhất diệt
bộ phận đực để ngăn chặn tự thụ và tăng cường khả năng nhận phấn ngoài từ
dòng bố.
Tạo giống ưu thế lai khá phức tạp và gồm 3 giai đoạn: [1] chọn bố mẹ, [2]

thử khả năng phối hợp và [3] lai thử lại và so sánh giống.
Chọn bố mẹ
Để tạo giống ưu thế lai cần phải tiến hành chọn bố mẹ tốt để lai nhằm thu
nạp được các tính trạng mới. Chọn cặp bố mẹ theo các nguyên tắc: nguyên tắc
khác nhau về kiểu sinh thái địa lý; nguyên tắc khác nhau về các yếu tố cấu thành
năng suất; nguyên tắc khác nhau về thời gian các giai đoạn sinh trưởng; nguyên
tắc khác nhau về tính chống chịu và nguyên tắc bổ sung các tính trạng đặc biệt.
Thử khả năng phối hợp
Chia bố mẹ thành các nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 giống để thử khả năng phối
hợp giữa chúng với nhau. Tiến hành lai dialen theo sơ đồ, con lai được trồng thử
nghiệm và tính khả năng phối hợp riêng theo mô hình của sơ đồ. Mỗi sơ đồ lai
chọn ra một tổ hợp có khả năng phối hợp riêng cao nhất.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Lai thử lại và so sánh giống
Các tổ hợp lai tốt nhất được lai thử để có đủ hạt giống cho bố trí thí
nghiệm so sánh giống, các tổ hợp lai được đấu loại với nhau. Thí nghiệm so
sánh giống được bố trí 3 - 4 lần nhắc lại theo khối ngẫu nhiên, đối chứng là
giống định thay thế. Tổ hợp được chọn phải đạt yêu cầu: [1] đứng đầu thí
nghiệm và [2] hơn đối chứng về năng suất hoặc một mặt quan trọng nào đó
(chống bệnh tốt hơn, chịu nóng hoặc rét tốt hơn…).
2.2.3. Biểu hiện ưu thế lai của cà chua
Ưu thế lai thể hiện ngay từ khi hạt mới nảy mầm cho đến khi hoàn thành
quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Ưu thế lai biểu hiện ở tổ hợp lai trên
các tính trạng có thể chia thành các dạng biểu hiện sau:
+ Ưu thế lai sinh sản: biểu hiện cây lai có các cơ quan sinh sản phát triển
tốt hơn, hữu dục cao hơn nên năng suất hạt cao hơn so với bố mẹ. Cụ thể là
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất như: tổng số quả/cây, tổng số quả
lớn, năng suất cá thể…

+ Ưu thế lai sinh dưỡng: biểu hiện cây lai có sự phát triển của các cơ quan
sinh dưỡng mạnh hơn so với bố mẹ như: thân, cành, rễ…
+ Ưu thế lai thích ứng: biểu hiện ở cây lai có sức sống cao hơn, tính chống
chịu tốt hơn với điều kiện môi trường, sâu, bệnh như: khả năng chịu hạn, chịu
rét, khả năng chống chịu bệnh virus, bệnh héo xanh…
+ Ưu thế lai tích lũy: là sự tăng cường tích lũy vào các bộ phận của cây
như hàm lượng protein, độ Brix…
2.2.4. Nghiên cứu khả năng kết hợp
Trong quá trình nghiên cứu ưu thế lai ở ngô đã nảy sinh khái niệm khả
năng kết hợp của các dạng bố mẹ và những biểu hiện chính của chúng. Khả
năng kết hợp là một thuộc tính di truyền, được truyền lại qua tự phối và qua lai.
Khả năng kết hợp được biểu hiện bằng giá trị trung bình của ưu thế lai,
quan sát ở tất cả các cặp lai, và độ chênh lệch so với giá trị trung bình đó của
cặp lai cụ thể nào đó.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

Giá trị trung bình biểu thị bằng khả năng kết hợp chung (General
combining ability - GCA), còn độ chênh lệch biểu thị khả năng kết hợp riêng
(Specific combining ability - SCA). (Ngô Hữu Tình, Nguyễn Đình Hiền, 1996).
Sprague và Tatum chia tác động gen liên quan tới khả năng kết hợp thành hai
loại: khả năng kết hợp chung được xác định bởi yếu tố di truyền cộng, còn khả
năng kết hợp riêng được xác định bởi yếu tố ức chế, tính trội, siêu trội và điều
kiện môi trường.
Khả năng kết hợp chung là đại lượng trung bình về ưu thế lai của tất cả các
tổ hợp lai mà dòng đó tham gia, thể hiện khả năng cho ưu thế lai của dòng đó
với các dòng khác. Nếu khả năng kết hợp chung của bố mẹ cao sẽ cho biết khả
năng cho con lai có giá trị tính trạng cao khi sử dụng bố mẹ đó để lai giống. Khả
năng kết hợp chung (GCA) đặc trưng cho hiệu quả cộng tính, biểu hiện về số
lượng, trạng thái và hoạt tính của gen làm xuất hiện tác động cộng tính, là hợp

phần di truyền cố định mà giống đó có khả năng truyền lại cho thế hệ sau.

Kết quả đánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ thông qua các tính
trạng trên tổ hợp lai của chúng, giúp chúng ta có thể xác định về việc giữ lại dòng có
khả năng kết hợp cao, loại đi những dòng kém có khả năng kết hợp thấp.
Đ
ể xây dựng tập đoàn các giống, dòng, chúng được nghiên cứu tốt về đặc
trưng đặc tính. Việc đánh giá khả năng kết hợp chung, khả năng kết hợp riêng
của các giống, dòng là rất quan trọng và cần thiết trong việc tạo giống ưu thế lai.
để đánh giá khả năng kết hợp, thường áp dụng các phương thức lai như: lai
dialen, lai đỉnh với việc sử dụng bộ giống thử tốt. Từ đó thiết lập các chương
trình để thu các F1 từ các tổ hợp lai (tập đoàn giống lai F1) đánh giá, chọn lọc
các tổ hợp lai có triển vọng và chúng được đưa vào thử nghiệm khác nhau, từ đó
chọn ra giống lai phục vụ sản xuất theo các mục tiêu đề ra.
2.3. ða dạng di truyền và nghiên cứu về ña dạng di truyền.
2.3.1. ða dạng di truyền
Đa dạng di truyền là tập hợp biến đổi của các gen và các kiểu gen trong
nội bộ của một loài. Đa dạng di truyền là chìa khóa của một loài có thể tồn tại
trong tự nhiên, vì nó có khả năng thích nghi với thay đổi bất lợi của thời tiết, khí
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

hậu, môi trường, phương thức canh tác, sức đề kháng của các loài sâu bệnh. Do
đó nó là nguồn cung cấp vật liệu cho mọi chương trình chọn tạo và cải tiến
giống, cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững (Lê Trọng Cúc, 2002).
2.3.2. Nguyên nhân phát sinh ña dạng di truyền
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, một loài có thể tạo thành những
nhóm quần thể phân bố trong những điều kiện sinh thái khác nhau và luôn biến
đổi, nên sẽ có những chiều hướng biến đổi khác nhau gây ra do đột biến (đột biến
gen, đột biến nhiễm sắc thể). Biến đổi đó trước hết là trong kiểu gen và cuối cùng

là kiểu hình thích nghi, điều đó tạo nên sự khác nhau giữa các nhóm loài. Sự biến
đổi này không chỉ xảy ra giữa các quần thể của loài mà ngay giữa các cá thể
trong một quần thể, đã được biểu hiện ra bằng hình thái hoặc chỉ mới là sự thay
đổi trong genome. Bên cạnh những biến đổi di truyền do áp lực chọn lọc tự nhiên
thì biến đổi do áp lực nhân tạo (gây đột biến nhân tạo) cũng góp phần rất lớn. Do
vật chất di truyền có thể sao chép chính xác từ thế hệ sinh vật này sang thế hệ
sinh vật khác qua sinh sản nên những biến đổi về mặt di truyền luôn được bảo
tồn và phát triển tạo nên tính đa dạng di truyền. (Lê Trọng Cúc, 2002)
2.3.3. Các mức ñộ ña dạng di truyền
Đa dạng di truyền thể hiện ở mức độ phân tử và cá thể. Mức độ phân tử
biểu hiện ở sự đa dạng các alen giữa các cá thể sinh ra do đột biến gen hoặc do sự
tách biệt về tính kế thừa các nguồn genome có trước. Nói xa hơn, tập hợp đa
dạng các alen giữa 2 cá thể sẽ tạo nên sự khác nhau về genome của 2 cá thể đó.
Mức độ cá thể biểu hiện ở số lượng các nhiễm sắc thể của cá thể hay nhóm cá thể
đó như: có các loài đơn bội, lưỡng bội và đa bội.
Trong sinh học phân tử, khi nói đến sự đa dạng DNA, nghĩa là sự khác nhau
ở mức độ phân tử DNA giữa các cá thể trong cùng một loài sống ở một vùng địa lý
nhất định. Nghiên cứu đa dạng DNA thực chất cũng là phân loại nhưng ở mức độ
DNA để xác định sự khác biệt hay giống nhau giữa 2 cá thể (Lê Trọng Cúc, 2002).
2.3.4. Phương pháp ñánh giá ña dạng di truyền
2.3.4.1. Phương pháp sử dụng các chỉ thị hình thái
Sự đa dạng di truyền có thể phát hiện dựa vào các biểu hiện hình thái. Gen
thể hiện bản chất di truyền sẽ được liên kết với một tính trạng hình thái nào đó
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

mà người ta có thể đo đếm được – gen đó có thể xem như marker. Tuy nhiên, số
marker hình thái hiện diện trong tự nhiên cũng rất ít, không thỏa mãn yêu cầu của
nhiều chương trình chọn giống và chỉ có quy mô hình thái (cơ quan) hoặc ở giai
đoạn phát triển đặc biệt của cá thể. Sự thể hiện các marker hình thái bị ảnh hưởng

bởi điều kiện môi trường, điều này làm cho marker hình thái kém thu hút trong
cải tiến giống cây trồng (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 1999; Huỳnh Chấn
Khôn, 2006).
2.3.4.2. Phương pháp sử dụng các chỉ thị isozyme
Isozyme là các dạng protein có cùng phản ứng enzyme nhưng có sự khác
nhau khi chạy điện di. Kỹ thuật điện di được dùng để đo sự di động của phân tử
protein trong một khoảng thời gian nhất định, trên điện trường đồng nhất. Các
protein đột biến khác nhau về điện tích sẽ có sự di chuyển khác nhau nên có thể
phát hiện sự khác nhau giữa chúng bằng kỹ thuật điện di. Sự khác nhau này phản
ánh sự khác nhau trong kích thước và cấu trúc của phân tử protein. Trong nhiều
trường hợp, còn liên quan tới sự thay thế bởi một amino acid trong phân tử
protein do đột biến từ alen này sang alen khác (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị
Lang, 1999).
Nhờ kỹ thuật điện di này, cùng lúc có thể phân tích nhiều cá thể của một
quần thể nào đó để đánh giá chính xác số phần trăm dị hợp tử của một gen nhất
định. Nó cho biết sự đa dạng giữa các nhóm sinh vật theo các protein được quan
sát. Tuy việc áp dụng marker isozyme đã làm thay đổi việc nghiên cứu đa dạng
di truyền theo chiều hướng thuận lợi hơn nhưng số marker cũng quá ít, không
thỏa mãn cho nhu cầu nghiên cứu (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 1999).
2.3.4.3. Phương pháp sử dụng các chỉ thị phân tử
Các marker phân tử đã chứng minh có tầm quan trọng hơn về lâu dài so
với marker hình thái và marker isozyme, do số lượng của nó gấp hơn nhiều lần so
với marker isozyme.
Về căn bản, bất cứ chuỗi mã DNA nào được phân biệt giữa hai cá thể, hai
dòng hoặc hai giống khác nhau đều có thể được xem là một marker phân tử. Các
marker phân tử có thể chia làm hai nhóm như sau:
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

- Marker dựa vào phương pháp lai DNA (DNA – DNA hydridization

based): RFLP (Restriction Fragment Length Polymophism), minisatellite.
- Marker dựa trên phương pháp PCR: AFLP (Amplified Fragment
Length Polymophism), SSR (Simple Sequence Repeat), SSCP (Single Strand
Conformation Polymophism), RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA).
Những lợi ích của marker phân tử so với marker hình thái và marker
isozyme: giúp đo lường trực tiếp các vật liệu di truyền, trong quần thể có thể phát
triển nhiều chỉ thị khác nhau và không bị ảnh hưởng bởi môi trường.
Trong số các chỉ thị phân tử DNA, chỉ thị SSR được coi là công cụ hữu
hiệu để chọn lọc giống, đánh giá đa dạng di truyền và thiết lập bản đồ di truyền.
SSR (Simple Sequence Repeat) bao gồm một chuỗi mã gốc (core sequence) được
lặp lại nhiều lần, và phân tán rộng khắp trong genome, trên nhiều locus, mỗi
locus chứa alen thích ứng với mỗi dạng khác nhau về số lần lặp lại của nó (core
repeat), và nó rất nhạy cảm, được gọi với thuật ngữ chuỗi mã đơn giản lập lại
nhiều lần (Simple sequence repeats = SSR) chiều dài thường 1 - 100 bp. Do đó
SSR có thể khuếch đại trong ống nghiệm bằng phương pháp PCR với phát triển
của primer theo miền của 2 bên trên một locus. Kết quả dựa vào độ dài và số
lượng của các đoạn lặp lại DNA khác nhau giữa các động vật, thực vật và vi sinh
vật để xác định được mức độ đa dạng di truyền của các mẫu so sánh. SSR là chỉ
thị đồng trội (codominant) có khả năng phát hiện đa hình rất cao.
2.3.5. Ứng dụng chỉ thị phân tử SSR trong chọn giống cà chua.
Ngày nay, với công nghệ sinh học phát triển, các chỉ thị phân tử đã được
sử dụng trong các nghiên cứu chọn giống cà chua với các mục đích như xác
định hình thái của cây con (Rao et al, 2006), đánh giá đa dạng di truyền và mối
quan hệ của các giống cùng thuộc chi Lycopersicon (Alvarez A.E. và cộng sự,
2001; E.Z. và cộng sự, 2002; Y.M. và cộng sự, 2003) đánh giá và xác định mối
quan hệ giữa các giống cà chua gốc và các giống cà chua được chọn lọc, lai tạo
giữa các giống gốc. Các chỉ thị phân tử còn được sử dụng để xác định các chỉ thị
liên kết với các tính trạng quan trọng, phân lập gen và thiết lập bản đồ gen ở cây cà
chua (Saliba và cộng sự, 2000; Areshchenkova và Ganal, 2002).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13

Kwon và cộng sự (2009) đã sử dụng 33 mồi SSR đánh giá 63 giống cà chua
có tổng số 132 mảng đa hình thu được hệ số PIC là 0,628 dị hợp là 0,21 - 0,88 có
1302 locus hệ số tương đồng là 0,644. Sử dụng 35 mồi SSR, các nhà khoa học đã
xác định tính đa dạng của 39 dòng cà chua chọn lọc từ Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc và Mỹ đã thu được 150 alen, số lượng alen trung bình của mỗi locus là
4,3. Hệ số PIC là 0,31, hệ số tương đồng di truyền là 0,85 và các dòng này được
chia thành 4 nhóm.
Liwang Liu và cộng sự (2007) đã sử dụng chỉ thị phân tử RAPD, ISSR và
SSR để kiểm tra độ tinh khiết di truyền giống lai của hai giống cà chua thương
mại là Hezuo 90 và Sufen số 8 với 148 cặp mồi RAPD và ISSR, 49 mồi SSR.
Pritesh Parmar và cộng sự (2010) đã sử dụng 23 cặp mồi SSR trên 25 giống cà
chua thì có 13% mồi không biểu hiện khuếch đại PCR, 40 alen được thể hiện, hệ số
PIC thấp 0,08 ở mồi SSR 304 và hệ số PIC 0,4 khi sử dụng với bảng mồi khác.
Subramarian và cộng sự (2010) đã xác định tính đa hình của các locus được
đánh giá trong 16 kiểu gen bao gồm Solanum lycopersicum và họ hàng hoang dã
của nó. 21 mồi SSR bắt nguồn từ 13 dòng vô tính BAC thu được đa hình ở 2 loại
cà chua là West Viginia 700 và Hawaii 7996 đã được lập bản đồ gen bằng cách sử
dụng một số dòng cận giao tái tổ hợp có nguồn gốc từ giao phối chéo. Các dấu
hiệu được phân phối trải rộng khắp các nhiễm sắc thể tổng chiều dài 117,6 cM
theo thứ tự của các dòng vô tính BAC gốc. Một (QTL) liên quan đến tính kháng
bệnh héo xanh vi khuẩn đã được ánh xạ trên nhiễm sắc thể số 6 ở vị trí tương tự
của T-6 locus.
Meng và cộng sự (2010) đã sử dụng 11 cặp mồi SSR để đánh giá đa dạng
di truyền 61 mẫu giống cà chua thu thập từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và
Israel. Kết quả các cặp mồi sử dụng đều cho các vạch đa hình, dựa vào đó tác giả
đã phân chia các giống nghiên cứu thành 6 nhóm khác biệt về di truyền.
2.4. Một số thành tựu về chọn tạo giống cà chua lai ở Việt Nam
Cà chua là đối tượng chính trong nghiên cứu giống rau ở Việt Nam đầu

thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Tham gia vào công tác này có các viện nghiên cứu
của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Viện cây lương thực - Cây thực phẩm, Viện
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

nghiên cứu rau quả, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Viện di truyền Nông
nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, các trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, Đại học Thủ Đức, Sư phạm Quy Nhơn, Trung tâm kỹ thuật Rau hoa quả
Hà Nội…tuy nhiên giống tạo ra trong giai đoạn này chủ yếu là các giống thuần.
Vào những năm 2000 công tác tạo giống cà chua ưu thế lai mới thực sự
được chú ý và bắt đầu phát triển tại Việt nam và được thực hiện ở 3 khối:
 Khối các viện nghiên cứu, chủ yếu tập trung ở các viện thành viên của
Viện khoa học Nông nghiệp Việt nam (VAAS) tiêu biểu như Viện nghiên cứu
rau quả, Viện cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Di truyền Nông nghiệp,
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền nam…
 Khối các trường đại học: chủ yếu tập trung ở các trường như Đại học
Nông nghiệp Hà Nội (đơn vị đi đầu trong cả nước về chọn tạo giống cà chua lai
F1), các Trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đang bắt đầu trong việc nghiên cứu chọn tạo giống cà chua lai F1.
 Khối các doanh nghiệp: đây là khối mạnh nhất, chiếm thị phần lớn nhất
trong việc cung cấp hạt giống cho sản xuất, trong đó có các công ty giống như Công
ty Đông Tây, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền nam, Công ty Cổ phần giống
cây trồng Trung ương. Các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài phải
kể đến như Công ty Syngenta, Công ty Seminis, Công ty Trang Nông, Công ty
Nông Hữu…
Các giống cà chua lai F1 được nghiên cứu lai tạo bởi các khối này phải kể đến
như HT7, HT21, HT42, HT160, HT144 (Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Các giống như
Lai số 9, FM20, FM29 (Viện nghiên cứu Rau quả) giống VT3 (Viện cây lương thực và
cây thực phẩm), giống T43 (Công ty cổ phần giống cây trồng Miền nam) và đặc biệt là
các giống Anna, DV2962 của công ty Seminis, Kim Cương đỏ, Savior của Công ty

Sygenta là những giống đang chiếm thị phần lớn nhất ngoài sản xuất.
Giống cà chua HT7 là giống ưu thế lai đầu tiên được nghiên cứu lai tạo
trong nước. Qua nhiều năm phân lập, chọn nguồn vật liệu, tiến hành hàng loạt
các tổ hợp lai thử, đánh giá các con lai (từ 1992-1997) đã rút ra tổ hợp lai triển
vọng, đáp ứng mục tiêu đặt ra. Năm 1998 giống được sản xuất thử, năm 1999
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

công nhận khu vực hóa và được công nhận giống quốc gia năm 2000. Với đặc
điểm là giống có khả năng chịu nóng cao, chủ yếu trồng trái vụ các vụ sớm và vụ
muộn xuân hè. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chín sớm, thấp cây. Thời
gian từ trồng đến thu quả lứa đầu 55 - 60 ngày, quả nhanh chín, màu sắc quả đỏ
đẹp. HT7 có năng suất 40 - 56 tấn/ha, nhiều hoa, sai quả, khối lượng trung bình
quả 70 - 85g, dạng quả tròn, hơi dài, không nứt sau mưa, thịt quả dầy, chắc mịn,
khẩu vị ngọt dịu có hương thơm, hàm lượng chất khô hòa tan 4,6 - 4,8 độ brix.
Từ năm 1999 - 2006 HT7 đã được phát triển ngoài sản xuất với hàng trăm ha mỗi
năm, đây là giống cà chua lai F1 tạo ra trong nước được công nhận quốc gia đầu
tiên của Việt nam cạnh tranh được với các giống ngoại nhập phát triển với diện
tích lớn trong sản xuất (Nguyễn Hồng Minh và Kiều Thị Thư 2006). Giống cà
chua HT21 bắt đầu nghiên cứu từ năm 1998 theo hướng siêu chất lượng, hàm
lượng đường cao phục vụ ăn tươi và chế biến. HT21 là giống ngắn ngày, thấp
cây, thời gian từ trồng đến thu quả đầu 56 - 60 ngày, quả nhanh chín. Giống thích
hợp trồng trong vụ đông sớm và đông chính. Thuộc dạng nhiều hoa, sai quả, độ
lớn trung bình 65 - 80g, dạng quả tròn, chín đỏ đẹp, thịt quả dầy, chắc quả, vị
ngọt, có hương thơm, hàm lượng chất khô hòa tan cao, đặc biệt hàm lượng đường
cao (5,18 %), năng suất cao 45 - 60 tấn/ha. Từ 2003 - 2006 HT21 phát triển ngoài
sản xuất bình quân 100 ha mỗi năm, giống được công nhận khu vực hóa năm
2004 (Nguyễn Hồng Minh và Kiều Thị Thư, 2006).
Giống cà chua HT42 được nghiên cứu lai tạo từ năm 2000 theo mô hình cấu
trúc cây mới, cây mập, mau đốt, thấp cây, bản lá dầy, khả năng ra nhánh tái sinh mạnh.

Giống ngắn ngày, nhanh chín, thời gian từ trồng tới thu quả đầu 55 - 60 ngày. Giống có
khả năng sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả tốt ở điều kiện bất thuận (đặc biệt ở điều kiện
nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, ánh sáng ít), có khả năng chống chịu tốt với bệnh héo xanh
vi khuẩn. Giống có năng suất cao 45 - 60 tấn/ha, đang phát triển mạnh ngoài sản xuất
(Nguyễn Hồng Minh và cộng sự, 2011b).
Giống HT160 với mục tiêu nghiên cứu được thiết lập từ năm 2000, thuộc
dạng ngắn ngày trung bình. Thời gian từ trồng đến thu quả đầu khoảng 60 - 65 ngày,
thích hợp trồng trong vụ sớm, đông sớm, đông chính, đông muộn, năng suất cao 50 - 68
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

tấn/ha. Giống có chiều cao trung bình, nhiều hoa, sai quả, khối lượng trung bình quả 90
- 100g. Dạng quả hơi thuôn dài, chín đỏ đẹp. Thịt quả dầy, chắc mịn, khả năng vận
chuyển tốt, khẩu vị ngọt dịu, có hương, được người tiêu dùng ưa chuộng, hiện giống
phát triển mạnh ngoài sản xuất đại trà (Nguyễn Hồng Minh và cộng sự, 2011a).
Giống cà chua VT3 là giống lai F1 do Viện Cây lương thực và cây thực
phẩm chọn tạo. Giống có khả năng sinh trưởng và phát triển khỏe, chống chịu
bệnh tốt, thích ứng rộng, năng suất cao 44,35 tấn/ha vụ đông sớm (gieo hạt 15/8)
và đạt 59,14 tấn /ha vụ đông chính (gieo hạt 15/9). Vụ xuân hè (gieo hạt 15/2)
cho năng suất khá cao 30,62 tấn /ha. VT3 có dạng quả to trung bình, hình tròn
dẹt (I=0,85), cùi dày, vai xanh khi chín màu đỏ thẫm, nhiều bột, độ Brix đạt 4,6%
thích hợp cho ăn tươi (Đào Xuân Thảng và cộng sự, 2003).
Viện nghiên cứu rau quả đã nghiên cứu chọn tạo thành công giống FM29
có khả năng chống chịu tốt với bệnh xoăn vàng lá virus, năng suất trung bình 45 -
50 tấn/ha vụ xuân hè và 55 - 60 tấn/ha vụ đông xuân, thích hợp trồng trên nhiều
loại đất (Lê Thị Thủy và cộng sự, 2010).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
17

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu
– Nghiên cứu đa dạng di truyền 26 mẫu giống cà chua thuần được thu thập
và bảo tồn tại trung tâm bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng (bảng 3.1).
– Nghiên cứu khả năng kết hợp của 30 tổ hợp cà chua lai F
1
được lai tạo
tại trung tâm bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng (bảng 3.2).
– Đối chứng là giống cà chua F1 Savior (công ty Syngenta).
Bảng 3.1. Các mẫu giống cà chua sử dụng trong nghiên cứu ña dạng di truyền

STT

Mẫu
giống
Nguồn gốc STT

Mẫu
giống
Nguồn gốc
1 26 Việt Nam
14
257 ĐH UC-David, Mỹ

2 27 Việt Nam
15
261 ĐH UC-David, Mỹ

3 183 ĐH UC-David, Mỹ


16
264 ĐH UC-David, Mỹ

4 186 ĐH UC-David, Mỹ

17
269 ĐH UC-David, Mỹ

5 190 ĐH UC-David, Mỹ

18
274 ĐH UC-David, Mỹ

6 192 ĐH UC-David, Mỹ

19
275 ĐH UC-David, Mỹ

7 194 ĐH UC-David, Mỹ

20
277 ĐH UC-David, Mỹ

8 196 ĐH UC-David, Mỹ

21
282 ĐH UC-David, Mỹ

9 201 ĐH UC-David, Mỹ


22
293 ĐH UC-David, Mỹ

10 234 ĐH UC-David, Mỹ

23
295 ĐH UC-David, Mỹ

11 241 ĐH UC-David, Mỹ

24
297 ĐH UC-David, Mỹ

12 252 ĐH UC-David, Mỹ

25
299 ĐH UC-David, Mỹ

13 254 ĐH UC-David, Mỹ

26
300 ĐH UC-David, Mỹ


×