Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
*********
NGUYỄN NGỌC LINH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÚA ðẶC SẢN (SÉNG CÙ)
TẠI MƯỜNG KHƯƠNG – LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01
Hà Nội - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
*********
NGUYỄN NGỌC LINH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG
SUẤT LÚA ðẶC SẢN (SÉNG CÙ) TẠI MƯỜNG KHƯƠNG – LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phú
Hà Nội - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i
LỜI CAM ðOAN
- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Linh
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực tiễn nghiên cứu ñề tài, tôi luôn
nhận ñược sự quân tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp ñỡ tận tình của các
thầy, cô, các ñồng nghiệp, bạn bè và gia ñình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến TS Nguyễn Văn
Phú, người thầy ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi thực hiện ñề tài và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Cây lương thực -
Khoa Nông học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñã tạo ñiều kiện,
hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu ñể có thể
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến lãnh ñạo Huyện ủy - Ủy ban nhân dân
huyện Mường Khương, lãnh ñạo phòng Nông nghiệp & PTNT, lãnh ñạo
Huyện ñoàn Mường Khương ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ cho tôi ñược tham gia
khóa ñào tạo này.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia ñình, bạn bè ñã
tạo ñiêu kiện và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Linh
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Nguồn gốc cây lúa 4
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 5
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới 5
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam 9
2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa 11
2.4. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam 12
2.4.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa 12
2.4.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng ñến sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng hạt giống của cây lúa 14
2.4.3. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam 19
2.4.4. Vấn ñề bón phân cân ñối cho cây lúa 19
2.4.5. Một số nghiên cứu về việc sử dụng phân ñạm cho cây lúa 20
2.5. Nghiên cứu về mật ñộ cấy của lúa 22
2.5.1 Ảnh hưởng mật ñộ cấy tới sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng lúa 22
2.5.2. Những kết quả nghiên cứu về mật ñộ cấy lúa ở Việt nam 24
2.6. Nghiên cứu về thời vụ cấy lúa 28
2.6.1. Cơ sở khoa học ñể xác ñịnh thời vụ 28
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv
2.6.2. Thời vụ trồng lúa của ba miền Bắc, Trung, Nam 29
2.7. Nghiên cứu về chất lượng gạo 30
2.7.1 Chất lượng xay xát 30
2.7.2 Chất lượng thương phẩm 30
2.7.3 Chất lượng nấu nướng 31
2.7.4 Chất lượng dinh dưỡng 32
2.8. Tình hình sản xuất lúa Séng cù tại ñịa phương 34
2.8.1 Tình hình sản xuất lúa séng cù tại huyện Mường Khương 34
2.8.2 Một số ñặc ñiểm nông sinh học của giống lúa Séng cù 35
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1. Thời gian, ñịa ñiểm nghiên cứu 36
3.2 Vật liệu nghiên cứu: 36
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 36
3.3.1. Nội dung nghiên cứu 36
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 36
3.3. Các chỉ tiêu ñiều tra - theo dõi: 38
3.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 38
3.3.2. Các chỉ tiêu về sinh lý 38
3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất 38
3.3.4. Diến biến phát sinh và gây hại của sâu bệnh (Theo tiêu chuẩn IRRI
2002) 39
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1. Ảnh hưởng của thời vụ và mật ñộ cấy ñến sinh trưởng phát triển và
năng suất của lúa Séng cù vụ mùa 2011 42
4.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ và mật ñộ cấy ñến thời gian sinh trưởng và
số nhánh hữu hiệu của lúa Séng cù trồng vụ mùa 2011 42
4.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ và mật ñộ cấy ñến ñộng thái ra lá của lúa
Séng cù trồng vụ mùa 2011. 45
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v
4.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ và mật ñộ cấy ñến ñộng thái ñẻ nhánh của
lúa Séng cù trồng vụ mùa 2011 46
4.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ và mật ñộ cấy ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao cây của lúa Séng cù trồng vụ mùa 2011 48
4.1.5. Ảnh hưởng của thời vụ và mật ñộ cấy ñến ñộng khả năng tích
lũy chất khô của lúa Séng cù trồng vụ mùa 2011 50
4.1.6. Ảnh hưởng của thời vụ và mật ñộ cấy ñến sự phát sinh gây hại
của sâu bệnh vụ mùa 2011 52
4.1.7. Ảnh hưởng của thời vụ và mật ñộ cấy ñến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của lúa Séng cù trồng vụ mùa 2011 54
4.2. Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến sinh trưởng phát triển và năng
suất của lúa Séng cù vụ mùa 2011 58
4.2.1. Ảnh hưởng của các mức ñạm ñến thời gian sinh trưởng và số
nhánh hữu hiệu của lúa Séng cù trồng vụ mùa 2011 58
4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến ñộng thái ra lá của lúa Séng cù
trồng vụ mùa 2011 60
4.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến ñộng thái ñẻ nhánh của lúa
Séng cù trồng vụ mùa 2011 61
4.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
cao cây của lúa Séng cù trồng vụ mùa 2011 62
4.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến khả năng tích lũy chất khô của
lúa Séng cù trồng vụ mùa 2011 64
4.2.6. Ảnh hưởng của mật liều lượng ñạm ñến sự phát sinh gây hại của
sâu bệnh vụ mùa 2011 65
4.2.7. Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của lúa Séng cù trồng vụ mùa 2011. 66
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 69
5.1. Kết luận 69
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi
5.2. ðề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ 75
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng lúa gạo thế giới các năm gần ñây (2005-2011) 7
Bảng 2.2. Các vitamin và chất vi lượng của lúa gạo 33
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất lúa séng cù tại huyện Mường Khương giai ñoạn
2005 – 2010 34
Bảng 4.1. Một số ñặc tính sinh trưởng của giống lúa séng cù cấy trong vụ mùa 2011 43
Bảng 4.2. ðộng thái ra lá của các công thức thí nghiệm trong vụ mùa 2011.45
Bảng 4.3. ðộng thái tăng trưởng số nhánh của công thức thí nghiệm trong vụ
mùa 2011 47
Bảng 4.4. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm
trong vụ mùa 2011 49
Bảng 4.5. Lượng chất khô tích lũy qua các thời kỳ sinh trưởng của các công
thức thí nghiệm trong vụ mùa 2011 51
Bảng 4.6. Sự phát sinh gây hại của một số loại sâu bệnh ở các công thức thí
nghiệm trong vụ mùa 2011 53
Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí
nghiệm trong vụ mùa 2011 55
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa séng cù ở các mức ñạm khác
nhau trong vụ mùa 2011 59
Bảng 4.9. ðộng thái ra lá của lúa séng cù ở các mức ñạm khác nhau trong vụ
mùa 2011 60
Bảng 4.10. ðộng thái ñẻ nhánh của lúa séng cù ở các mức ñạm khác nhau
trong vụ mùa 2011 61
Bảng 4.11. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của lúa séng cù ở các mức
ñạm khác nhau trong vụ mùa 2011 63
Bảng 4.12. Lượng chất khô tích lũy qua các thời kỳ sinh trưởng của lúa séng
cù ở các mức ñạm khác nhau trong vụ mùa 2011 64
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii
Bảng 4.13. Sự phát sinh gây hại của một số loài sâu bệnh ở các mức ñạm khác
nhau trong vụ mùa 2011 66
Bảng 4.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lúa séng cù ở các
mức ñạm khác nhau trong vụ mùa 2011 67
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix
Danh môc c¸c h×nh
Hình 2.1. Sản lượng gạo Việt Nam từ năm 2005-2011 10
Hình 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo củaViệt Nam tháng 12/2010 11
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CCCC : Chiều cao cây cuối cùng
NHH : Nhánh hữu hiệu
ðC : ðối chứng
ðN : ðẻ nhánh
TSC : Tuần sau cấy
TB : Trung bình
Lð : Làm ñòng
CS : Chín sáp
TG : Thời gian
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1
PHẦN I
MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực thân thiết, là cây trồng lâu ñời
nhất của nhân dân ta và một số quốc gia khác. Trên thế giới có hơn 110 quốc gia
có sản xuất và tiêu thụ gạo với các mức ñộ khác nhau. Lượng lúa ñược sản xuất
ra và mức tiêu thụ gạo cao tập trung ở Châu Á. Theo FAO (2010), tại khu vực
Châu Á sản phẩm của lúa ñược sử dụng làm lương thực chính với số lượng
người sử dụng khoảng 3,5 tỷ người (chiếm khoảng 50% dân số thế giới). ðối với
một số quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Ai Cập lúa gạo chiếm
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm từ lúa không những
là nguồn lương thực mà còn là nguồn thu ngoại tệ ñể ñổi lấy thiết bị, vật tư cần
thiết cho sự phát triển của ñất nước.
Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp,
sản xuất lúa ñảm bảo lương thực cho 86 triệu dân và ñóng góp xuất khẩu
mang lại nguồn ngoại tệ cho ñất nước. Từ năm 1997 Việt Nam ñã trở thành
một quốc gia xuất khẩu gạo ñứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan, trong
tương lai xuất khẩu gạo vẫn là tiềm năng lớn của nước ta.
Mường Khương là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lào cai, cách
thành phố Lào Cai 50 km về phía ðông bắc; Phía ðông giáp huyện Bắc Hà,
huyện Si Ma Cai và nước bạn Trung Quốc; Phía Tây, Bắc giáp Trung Quốc;
Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng, huyện Bắc Hà. Nền kinh tế của huyện chủ
yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp với tỷ trọng chiếm trên 60 % cơ cấu kinh tế.
Séng cù là cây lúa ñặc sản của huyện Mường Khương. Sản phẩm gạo
Séng cù của huyện có ưu thế hơn các vùng khác bởi hương thơm ñặc trưng,
cơm ngon và hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Gạo Séng cù sản xuất ra chủ yếu
phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong huyện và tỉnh Lào Cai. Sản phẩm gạo Séng cù
Mường Khương ñã ñược Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bảo hộ nhãn hiệu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2
hàng hóa và ñược người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Lúa Séng Cù
ñược gieo cấy tại huyện Mường Khương từ năm 1998, ñược trồng tại một số
thôn vùng cao giáp biên của xã Mường Khương và xã Tung Chung Phố. ðến
nay, giống lúa này ñã trở thành lúa ñặc sản của ñịa phương và ñã ñược ñăng ký
bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Qua quá trình canh tác tại ñịa phương cây lúa séng
cù ñã bộc lộ nhiều ñặc tính nổi trội như rất phù hợp với ñiều kiện tự nhiên ñất
ñai, khí hậu của ñịa phương. Từ năm 2000 ñến nay diện tích lúa séng cù của
huyện Mường Khương không ngừng tăng lên cả về diện tích và vùng trồng,
tính ñến năm 2011 diện tích giống lúa nay ñã chiếm trên 35% trong cơ cấu
giống của toàn huyện.
Với giá trị kinh tế cao, việc phát triển vùng lúa ñặc sản séng cù theo
hướng sản xuất hàng hóa là một yêu cầu cấp thiết ñể nâng cao thu nhập cho
nhân dân, tạo ñiều kiện tiền ñề từng bước cải thiện chất lượng ñời sống cũng
như bộ mặt nông thôn khu vực vùng cao. Cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật ñã ñược ứng dụng trong sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên, việc canh tác lúa séng cù vẫn ñược người dân thực
hiện theo tập quán canh tác cũ, năng suất chưa tương xứng với tiềm năng của
giống. Bên cạnh ñó, Séng cù là giống lúa rất mẫn cảm với bệnh ñạo ôn, nên
việc sử dụng phân bón không cân ñối, mật ñộ cấy không hợp lý, thời tiết vụ
mùa nóng ẩm, mưa nhiều làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của cây, ảnh hưởng
nghiêm trọng ñến năng suất.
ðể có cở sở xây dựng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất,
của giống lúa Séng cù, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa ñặc sản (Séng cù) tại
Mường Khương- Lào Cai”.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục ñích
- ðánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật: Mật ñộ trồng, thời
vụ cấy và lượng ñạm ñến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây lúa Séng
cù.
- Từ các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào xây dựng quy trình trồng
lúa Séng cù ñặc sản xuất khẩu tại huyện Mường Khương - Lào Cai.
* Yêu cầu:
ðánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật: Mật ñộ, thời vụ, phân
bón (ñạm) ñến: Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển; Một số chỉ tiêu sinh lý;
Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất; Tình hình phát triển sâu bệnh, ñối
với giống lúa ñặc sản Séng cù tại Mường Khương – Lào Cai
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
tương quan mật ñộ, thời vụ, lượng phân ñạm bón ñến sinh trưởng, phát triển,
năng suất lúa Séng cù.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần bổ xung thêm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu và sản xuất lúa Séng cù tại huyện Mường Khương -
Lào Cai.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung vào việc hoàn thiện quy trình sản xuất
lúa ñặc sản tại huyện Mường Khương - Tỉnh Lào Cai.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian tiến hành: vụ mùa từ tháng 6 ñến tháng 11 năm 2011.
- ðịa ñiểm: Thị trấn Mường Khương - Huyện Mường Khương
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc cây lúa
Lúa thuộc chi Oryza L. là một trong những cây trồng có lịch sử lâu ñời
nhất có từ 130 triệu năm trước, tồn tại như một loại cỏ dại trên ñất Gondwana
ở siêu lục ñịa, sau này vỡ thành Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Nam
Cực. Lúa ñược thuần hóa rất sớm khoảng 10.000 năm trước công nguyên
(Khush, 2000). Các nhà khoa học như Haudricourt & Hedin (1944), Werth
(1954), Wissmann (1957), Sauer (1952), Barrau (1965, 1974), Soldheim
(1969), Gorman (1970) ñã lập luận vững chắc và ñưa ra những giả thuyết
cho rằng vùng ðông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp ña dạng rất sớm
của thế giới.
Cây lúa (trồng) có nguồn gốc từ Trung Quốc, một nhóm các nhà
nghiên cứu về gene ñã ñưa ra kết luận như vậy trong một nghiên cứu lịch sử
tiến hóa hàng nghìn năm bằng genere - sequencing (chạy lặp lại chuỗi thứ tự
gene) ở quy mô rộng. Những phát hiện của họ ñăng trên Kỷ yếu Học viện
Khoa học Quốc gia (PNAS) số gần ñây nhất cho thấy rằng việc thuần hóa cây
lúa có thể ñã xuất hiện vào thời ñiểm cách ngày nay 9.000 năm ở lưu vực
sông Dương Tử (còn gọi là sông Trường Giang). Những nghiên cứu trước ñây
giả ñịnh việc thuần hóa cây lúa có hai ñiểm nguồn gốc (hai quê) - Ấn ðộ và
Trung Quốc.
Cây lúa cũng ñược trồng từ hàng ngàn năm trước ñây ở Việt Nam và
nơi ñây cũng ñược coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Vùng ñồng
bằng Bắc Bộ là một trong những vùng sinh thái của cả nước có các nguồn gen
ña dạng và phong phú nhất (Lê Doãn Diên, 1990).
Theo Chang (1976) nhà di truyền học cây lúa của Viện Nghiên cứu lúa
Quốc tế (IRRI), ñã tổng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng việc thuần
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5
hóa loài lúa trồng có thể ñược tiến hành một cách ñộc lập cùng một lúc ở
nhiều nơi, dọc theo vành ñai trải dài từ ñồng bằng sông Ganges dưới chân
phía tây của dãy Himalayas - Ấn ðộ, ngang qua Bắc Miến ðiện, Bắc Thái
Lan, Lào và Việt Nam, ñến Tây Nam và Nam Trung Quốc.
Khảo sát về nguồn gen cây lúa ở vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên và ðồng Bằng Sông Cửu Long, ñã phát hiện ra 5 loại lúa dại, ñó là
O.granulata, O.nivara, O.officilalis, O. rufipogon, O. ridleyi (Nguyễn Thị
Trâm, 1998).
Như vậy, tuy có các quan ñiểm khác nhau về nguồn gốc xuất xứ nhưng
những ý kiến trên ñều cho rằng nó có xuất xứ từ khu vực nóng ẩm phù hợp
với ñiều kiện trồng lúa nhiệt ñới hiện nay
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy,
có 114 nước trồng lúa, trong ñó 18 nước có diện tích trồng lúa trên có trên
1000000 ha tập trung ở Châu Á, 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng
100000ha - 1000000 ha. Trong ñó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha,
ñứng ñầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha); Úc (9,5 tấn/ha); El Salvador (7,9 tấn/ha).
Diện tích trồng lúa trên thế giới ñã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 ñến 1980.
Trong vòng 19 năm ñó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53
triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và ñạt cao nhất vào năm
1999 (156,8 triệu ha) với tốc ñộ tăng chậm với tốc ñộ tăng trưởng bình quân
630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở ñi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến
ñộng và có xu hướng giảm dần, ñến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha. Từ
năm 2005 ñến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục ñạt 159,0 triệu ha cao nhất
kể từ năm 1995 tới nay.
Theo FAO ñánh giá năm 2011, sản lượng lúa ñạt ñến 722 triệu tấn hay
481 triệu tấn gạo, tăng 3% hay 21 triệu tấn so với 2010. Phần lớn sự gia tăng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6
này do sản xuất thuận lợi tại Ấn ðộ, Ai Cập, Bangladesh, Trung Quốc và Việt
Nam. Sự gia tăng còn do diện tích trồng lúa thế giới tăng lên 164,6 triệu ha
hay tăng 2,2% và năng suất bình quân cũng tăng nhẹ lên mức 4,38 tấn/ha tức
tăng 0,8% trong hơn 1 năm vừa qua (FAO, 2011).
ðứng ñầu vẫn là 8 nước châu Á là Ấn ðộ, Trung Quốc, Indonesia,
Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên năng suất
chỉ có 2 nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung Quốc và Việt Nam. Mặc
dù năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn
nên Châu Á vẫn là nguồn ñóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế
giới (trên 90%). Như vậy, có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế
giới.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7
Bảng 2.1 Sản lượng lúa gạo thế giới các năm gần ñây (2005-2011)
ðVT: Triệu tấn
Nước 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Băng La ðét
39,80
40,77 43,18 46,74 48,14 50,06 50,63
Braxin
13,19
11,53 11,06 12,06 12,65 11,24 13,48
Trung Quốc
182,06
183,28 187,40 193,28 196,68 197,21 202,67
Ấn ðộ
37,69
139,14 144,57 148,04 135,67 143,96 155,70
Inñônêxia
54,15
54,45 57,16 60,25 64,40 66,47 65,74
Nhật Bản
11,34
10,70 10,89 11,03 8,47 8,48 8,40
Myanma
27,68
30,92 31,45 32,57 32,68 32,58 32,80
Philippin
14,60
15,33 16,24 16,82 16,27 15,77 16,68
Thái Lan
30,29
29,64 32,10 31,65 32,12 35,58 34,59
Việt Nam
35,83
35,85 35,94 38,73 38,95 40,00 42,33
Thế giới (Tổng)
34,44
641,21 656,97 688,53 685,09 701,13 722,76
(Nguồn FAOSTAT, 2012)
Năm 2011, Châu Á sản xuất 651 triệu tấn lúa (435 triệu tấn gạo) hay
tăng 2,9% so với 2010 dù có nhiều trận bão lớn xảy ra ở Philippines và lũ lụt
nặng nề kéo dài ở Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. Sự gia tăng lớn
này chủ lực do Ấn ðộ và Trung Quốc, với sự tham gia ở mức ñộ thấp hơn từ
Bangladesh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pakistan và Việt Nam. Riêng Việt Nam,
Chính phủ tính toán sản xuất lúa ñạt ñến 42 triệu tấn lúa hay tăng 1 triệu tấn
so với 2010, do diện tích trồng lúa thêm 200000 ha ñưa tổng số lên 7,7 triệu
ha, năng suất ñạt ñến 5,5 tấn/ha.
Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 7,35 triệu tấn gạo mang về khoảng 3,5
tỉ Mỹ kim. Ấn ðộ thu hoạch 154,5 triệu tấn lúa hay tăng 11 triệu tấn so với
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8
năm 2010 nhờ mùa mưa thuận lợi, ngoại trừ vài tỉnh ở Tây Nam có hạn hán.
Trung Quốc sản xuất ñến 203 triệu tấn lúa hay tăng 3%, ñạt ñược mục tiêu tự
túc trong suốt thập niên qua. Thái Lan bị ngập lụt nặng ở cánh ñồng trung tâm
làm thiệt hại 1,6 triệu ha tương ñương 4 triệu tấn lúa, sản xuất năm 2011
khoảng 32,2 triệu tấn lúa, thấp hơn 7% so với năm 2010 (34,5 triệu tấn). Hậu
quả này làm ảnh hưởng mạnh ñến xuất khẩu gạo năm 2012 của Thái Lan.
Châu Phi sản xuất lúa khoảng 26 triệu tấn lúa (17 triệu tấn gạo), cao hơn
3% năm 2010 dù mưa bất thường, do ñược mùa ở Ai Cập, một nước sản xuất lúa
tưới tiêu lớn trong vùng và tăng sản xuất ở Benin, Ghana, Mali, Nigeria, Sierra
Leone thuộc Tây Phi Châu. Trong khi ðông Phi Châu như Tazania, Zambia,
Madagascar và Nam Phi Châu có tình trạng ngược lại do mưa ít, ngoại trừ
Malawi và Mozambique nhờ ñầu tư nhiều cho hệ thống tưới tiêu. Ba nước sản
xuất lúa gạo nhiều nhất ở châu Phi là Ai Cập, Nigeria và Madagascar, chiếm ñến
55% tổng sản lượng lúa. Sản xuất lúa ở Ai Cập tăng từ 5,2 triệu tấn trong
2010 lên 5,8 triệu tấn trong 2011 và Nigeria từ 4,2 lên 4,3 triệu tấn; trong khi
Madagascar giảm từ 4,8 xuống 4,3 triệu tấn trong cùng thời kỳ.
Nam Mỹ và Caribbean phục hồi sản xuất lúa ñạt ñến 29,6 triệu tấn
lúa hay 19,8 triệu tấn gạo so với sút giảm 12% so với năm trước ñó, do ñược
mùa và giá gạo cao từ các nước Argentina, Brazil, Columbia, Guyana,
Paraguay, Uruguay và Venezuela. Trong khi ñó Mexico và Ecuador bị khô
hạn, Honduras, Nicaragua và El Salvador bị ngập lụt. Bazil là nước sản xuất
lúa gạo lớn nhất của châu Mỹ (chủ yếu lúa rẫy) ñạt ñến 13,6 triệu tấn so với
11,7 triệu tấn 2010 nhờ khí hậu tốt. Sản xuất lúa của nước này chiếm ñến 45%
tổng sản lượng toàn vùng.
Hoa Kỳ sản xuất lúa gần 8,5 triệu tấn, giảm 21% so với 2010 (11 triệu
tấn) do khí hậu không thuận lợi và diện tích trồng thu hẹp. ðó là mức sản xuất
thấp nhất kể từ 1998 của Hoa Kỳ. Sản xuất lúa Úc Châu tăng ñến 800000 tấn,
gấp 4 lần so với 2010 (0,2 triệu tấn) nhờ cung cấp ñầy ñủ nước tưới. Sản xuất
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9
lúa ở châu Âu tăng thêm 0,2 triệu tấn, ñạt ñến 4,6 triệu tấn nhờ cải thiện năng
suất, ñặc biệt ở nước Ý và Liên bang Nga ñược mùa, nhưng giảm thu hoạch ở
Pháp và Tây Ban Nha.
Dự ñoán tình hình lúa gạo thế giới từ các chuyên gia cho 10 năm tới
lúa gạo vẫn luôn phải ñược quan tâm. Theo Wailes và Chavez (2006) nhận
xét trong vòng 10 năm tới, năng suất lúa thế giới tiếp tục tăng bình quân trên
0,7% hằng năm, trong ñó 70% tăng trưởng về sản lượng lúa thế giới sẽ từ Ấn
ðộ (37%) Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Nigeria. Tuy nhiên do
tốc ñộ tăng dân số nhanh hơn nên hằng năm mức tiêu thụ gạo bình quân ñầu
người sẽ giảm khoảng 0,4 % mỗi năm. Ấn ðộ và Trung Quốc vẫn sẽ là các
nước tiêu thụ gạo nhiếu nhất và ước khoảng 50% lượng gạo tiêu thụ toàn thế
giới. Giá gạo thế giới sẽ tăng bình quân 0,3% mỗi năm và lượng gạo lưu
thông cũng gia tăng trung bình 1,8% mỗi năm. Khoảng năm 2016, lượng gạo
trao ñổi toàn cầu sẽ ñạt 33,4 triệu tấn (17% cao hơn mức kỷ lục năm 2002).
Dù vậy, lượng gạo lưu thông trên thị trường thế giới cũng chỉ chiếm khoảng
7,5% lượng gạo tiêu thụ hàng năm. Nhu cầu nhập khẩu gạo trong 10 năm tới
của các nước Châu Phi và Trung ðông dự ñoán sẽ chiếu gần 42% lượng gạo
nhập khẩu trên thế giới. Nigeria dự ñoán sẽ nhập khẩu 2,4 triệu tấn vào năm
2016. Sản xuất lúa ở Trung ðông bị trở ngại do thiếu nước, nên các nước
Iran, Iraq, Saudi Arabia và Ivory Coast vẫn tiếp tục gia tăng nhập khẩu do
tăng dân số và tăng mức tiêu thụ gạo bình quân ñầu người. Cũng trong
khoảng thời gian này, gần 30 % sản lượng gạo nhập khẩu của thế giới sẽ
thuộc về các nước EU, Mexico Hàn Quốc và Philippin.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam
Theo thống kế của FAO năm 2010, Việt Nam có diện tích lúa khoảng
7,7 triệu ha ñứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều ở Châu Á
theo thứ tự Ấn ðộ (gần 44,0 triệu ha), Trung Quốc (gần 29,5 triệu ha),
Indonesia (gần 12,3 triệu ha), Bangladesh (gần 11,7 triệu ha), Thái Lan (gần
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10
10,2 triệu ha), Myanmar (gần 8,2 triệu ha). Việt Nam có năng suất 5,5 tấn/ha
ñứng thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha) Úc (9,5 tấn/ha) El Salvador
(7,9 tấn/ha), ñứng ñầu khu vực ðông Nam Á và ñứng thứ 4 trong khu vực
châu Á sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha), Nhật (6,5
tấn/ha). Có mức tăng năng suất trong 8 năm qua là 0,98 tấn/ha ñứng thứ 12
trên thế giới và ñứng ñầu của 8 nước có diện tích lúa nhiều ở Châu Á về khả
năng cải thiện năng suất lúa trên thế giới.
Hình 2.1. Sản lượng gạo Việt Nam từ năm 2005-2011
(Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm ñứng thứ 5 trên thế giới,
nhưng lại là nước xuất khẩu gạo ñứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0
triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 22,4% sản lượng xuất
khẩu gạo của châu Á, mang lại lợi nhuận 1275,9 tỷ USD năm 2006.
Trong những năm vừa qua, sản xuất lúa của Việt Nam phát triển mạnh
cả về diện tích và năng suất. Năm 2000 diện tích gieo trồng lúa gần 7,67 triệu
ha, gấp 1,1 lần so với năm 1996, ñạt tốc ñộ tăng bình quân 2,2%/năm. Năng
suất lúa ñạt 4,2 tấn/ha, tăng trên 1,1 lần so với năm 1996, ñạt tốc ñộ tăng bình
quân 2,4%/năm. Nhờ sự tăng trưởng về diện tích và năng suất gieo trồng nên
sản lượng lúa trong những năm qua tăng trưởng với tốc ñộ cao. Năm 2000 sản
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11
lượng lúa ñạt 32,5 triệu tấn tăng 1,7 lần so với năm 1996, tốc ñộ tăng trưởng
bình quân trên 5%/năm ñưa sản lượng thóc bình quân ñầu người/năm từ 291
kg năm 1990 lên 419 kg năm 2000.
Trong các loại gạo xuất khẩu, gạo 15% tấm chiếm ưu thế với khối
lượng 159,4 nghìn tấn, chiếm tới 68,42% tổng lượng gạo xuất khẩu trong
tháng 12 năm 2010. ðứng thứ hai là 5% tấm với khối lượng 44,8 nghìn tấn, tỷ
trọng 19,24%. ðứng thứ ba là gạo 25% tấm với khối lượng 11,5 nghìn tấn, tỷ
trọng 4,91%. Tiếp theo là gạo thơm các loại với tỷ trọng chiếm 4,37%; nếp
với tỷ trọng chiếm 2,08%, số còn lại là gạo 10% tấm và tấm.
Trong tháng 12 năm 2010, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị
trường Châu Á, với khối lượng gần 190 nghìn tấn, chiếm 81,33%, sang Châu
Phi khoảng 13 nghìn tấn, chiếm 5,52%, sang Châu Mĩ khoảng 27 nghìn tấn,
chiếm 11,56%, số còn lại sang thị trường Châu Âu, Châu Úc và Trung ðông.
Hình 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo củaViệt Nam tháng 12/2010
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (tính ñến ngày 20/12/2010)
2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa
Các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm: Số bông trên ñơn vị diện tích,
số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt.
Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông trên ñơn vị diện
tích có tính quyết ñịnh 74 % năng suất lúa và hình thành sớm nhất. Số bông
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12
trên ñơn vị diện tích phụ thuộc nhiều vào mật ñộ cấy, khả năng ñẻ nhánh và
khả năng chịu thâm canh. Các giống lúa mới thấp cây, lá ñứng, ñẻ khỏe,
chịu ñạm có thể cấy dày ñể tăng số bông trên ñơn vị diện tích (Nguyễn Hữu
Tề và CS, 1997). Tuy nhiên số bông trên ñơn vị diện tích chỉ tăng ñến mức
ñộ nào ñó sẽ không tăng thêm ñồng thời khi tăng số bông trên ñơn vị diện
tích sẽ kéo theo làm giảm số hạt trên bông (bông bé ñi). Như vậy cần phải
ñiều khiển ñể ñạt ñược số bống tối ưu mà không làm giảm số hạt trên bông
mới ñạt ñược năng suất cao.
Số hạt trên bông cũng là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào ñặc tính
của giống và ñiều kiện ngoại cảnh. Số hạt trên bông ñược quyết ñịnh ở giai
ñoạn làm ñòng, tỷ lệ hạt chắc ñược quyết ñịnh ở thời ñiểm trước và sau trỗ
bông. Nếu ở thời kỳ này mà nhiệt ñộ, ñộ ẩm không khí thấp quá hoặc cao
quá làm cho hạt phấn sức nảy mầm, hoặc vòi nhụy phát triển không hoàn
toàn. Do vậy ñể có tỷ lệ hạt chắc cao cần bố trí thời vụ sao cho thời kỳ trỗ
và làm ñòng ñược thuận lợi.
Khối lượng 1000 hạt chủ yếu là phụ thuộc vào giống và ít chịu sự
tác ñộng của ñiều kiện ngoại cảnh. Giai ñoạn từ lúa trỗ bông cho ñến lúc
chín sữa có ảnh hưởng rõ rệt ñến khối lượng 1000 hạt, nếu giai ñoạn này
ñiều kiện nhiệt ñộ thích hợp cho quá trình tổng hợp và vận chuyển chất khô
từ thân lá về hạt thì khối lượng 1000 hạt sẽ cao.
Xét tổng thể trên quan ñiểm chọn giống các nhà khoa học ñã ñưa ra
mô hình cây lúa lý tưởng ñể cân bằng ñược nguồn và sức chứa nhằm tạo ra
giống lúa có cấu trúc bộ lá và thân cây thích hợp, có hiệu suất quang hợp
cao và có số bông, số hạt trên bông ñủ lớn ñể tạo ra năng suất cao nhất.
2.4. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa.
ðối với sản xuất nông nghiệp, phân bón ñóng một vai trò quan trọng
trong việc tăng năng suất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam ñã sử
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13
dụng phân bón vô cơ trong nông nghiệp và ngày càng tiến bộ. ðặc biệt trong
những năm gần ñây, có rất nhiều giống lúa lai ñược ñưa vào sử dụng, có khả
năng chịu phân rất tốt, là tiền ñề cho việc thâm canh cao, nhằm không ngừng
tăng năng suất lúa. ðối với cây lúa, ñạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng
nhất, nó giữ vai trò quyết ñịnh trong việc tăng năng suất. Với lúa lai, vai trò
của phân bón kali cũng có vai trò quan trọng tương ñương với ñạm.
Theo Nguyễn Như Hà (2005), nhu cầu về ñạm của cây lúa có tính chất
liên tục trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Theo Vũ Hữu Yêm (1995),
hàm lượng ñạm trong cây và sự tích luỹ ñạm qua các giai ñoạn phát triển của cây
lúa cũng tăng rõ rệt khi tăng liều lượng ñạm bón. Nhưng nếu quá lạm dụng ñạm
thì cây trồng phát triển mạnh, lá to, dài, phiến lá mỏng, tăng số nhánh ñẻ vô hiệu,
trỗ muộn, ñồng thời dễ bị lốp ñổ và nhiễm sâu bệnh, làm giảm năng suất. Ngược
lại, thiếu ñạm cây lúa còi cọc, ñẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, trỗ sớm. Hiệu lực của
ñạm còn phụ thuộc vào các yếu tố dinh dưỡng khác.
De Datta S.K. (1984) cho rằng, ñạm là yếu tố hạn chế năng suất lúa có
tưới. Như vậy, ñể tăng năng suất lúa nước, cần tạo ñiều kiện cho cây lúa hút
ñược nhiều ñạm. Sự hút ñạm của cây lúa không phụ thuộc vào nồng ñộ ñạm
xung quanh rễ mà ñược quyết ñịnh bởi nhu cầu ñạm của cây.
ðể nâng cao hiệu quả bón ñạm thì phương pháp bón cũng rất quan
trọng. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi bón ñạm vãi trên mặt ruộng sẽ gây
mất ñạm tới 50% do nhiều con ñường khác nhau như rửa trôi, bay hơi, ngấm
sâu hay do phản ñạm hoá (ðỗ Thị Thọ, 2004).
ðào Thế Tuấn (1970) lại cho rằng, khi bón vãi ñạm trên mặt ruộng lúa
có thể gây mất tới 60 – 70% lượng ñạm bón. Chính vì vậy, khi bón ñạm cần
bón sớm, bón tập trung và bón dúi sâu xuống tầng ñất nơi có bộ rễ lúa tập
trung nhiều.
Theo Nguyễn Như Hà (1999), khi bón ñạm ta nên bón sớm, bón tập
trung toàn bộ hoặc 5/6 tổng lượng ñạm cần bón, bón lót sâu vừa có tác dụng