DANH MỤC TỪ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
BVTV : Bảo vệ thực vật.
HCBVTV : Hóa chất bảo vệ thực vật.
HTX : Hợp tác xã.
KHCN : Khoa học công nghệ.
MT : Môi trường.
THCS : Trung học cơ sở.
TT : Thông tư.
UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc.
UBND : Ủy ban nhân dân.
VSMT : Vệ sinh môi trường.
VSV : Vi sinh vật.
WHO : The World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới).
1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Dạng thuốc BVTV Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Phân loại thuốc BVTV theo nhóm độc Error: Reference source not
found
Bảng 2.3. Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại Error: Reference source not
found
Bảng 3.1. Nguồn thông tin số liệu Error: Reference source not found
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất khu vực xã Nghi Thái Error: Reference source
not found
Bảng 4.2. Tình hình phát triển dân số trên địa bàn xã năm 2013 . Error: Reference
source not found
Bảng 4.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã năm 2013 . . Error: Reference source
not found
Bảng 4.4. Tình hình công tác giáo dục Error: Reference source not found
Bảng 4.5. Tình hình nông nghiệp xã Nghi Thái (ha) . . Error: Reference source not
found
Bảng 4.6. Phân tích thuận lợi, khó khăn của việc làm nông nghiệp trên địa bàn
xã Error: Reference source not found
Bảng 4.7. Danh sách các hộ kinh doanh thuốc BVTV ở xã Nghi Thái Error:
Reference source not found
Bảng 4.8. Một số loại thuốc BVTV được sử dụng chủ yếu cho nông nghiệp tại
xã Nghi Thái Error: Reference source not found
Bảng 4.9. Kết quả số người dân sử dụng thuốc BVTV hóa học và thuốc
BVTV sinh học Error: Reference source not found
Bảng 4.10. Kết quả tổng hợp có/ không khi phun trộn nhiều loại thuốc BVTV
Error: Reference source not found
Bảng 4.11. Mức độ quan tâm của người dân về thuốc BVTV Error: Reference
source not found
Bảng 4.12. Liều lượng thuốc BVTV mỗi lần sử dụngError: Reference source not
found
Bảng 4.13. Nơi cung cấp thuốc BVTV Error: Reference source not found
2
Bảng 4.14. Cách sử dụng thuốc BVTV của người dân Error: Reference source
not found
Bảng 4.15. Đánh giá hiểu biết về cách phun của người dân Error: Reference
source not found
Bảng 4.16. Đánh giá hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe khi phun Error:
Reference source not found
Bảng 4.17. Đánh giá về đồ bảo hộ khi phun thuốc BVTVError: Reference source
not found
Bảng 4.18. Tỷ lệ người dân đi khám sức khỏe định kỳ Error: Reference source
not found
Bảng 4.19. Biểu hiện về sức khỏe sau khi phun Error: Reference source not
found
Bảng 4.20. Xử lý bao bì sau khi sử dụng Error: Reference source not found
Bảng 4.21. Tổng kết các đợt tuyên truyền, giáo dục Error: Reference source not
found
3
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi
của thuốc Error: Reference source not found
Hình 2.2. Sơ đồ các con đường phát tán của thuốc BVTV ra ngoài môi trường
Error: Reference source not found
Hình 4.1. Bản đồ xã Nghi Thái (Nguồn: Google Map) Error: Reference source
not found
4
MỤC LỤC
Thu thập thông tin qua phiếu điều tra, phỏng vấn 34
- Lập phiếu điều tra, phỏng vấn gồm 2 phần: 35
+ Phần 1: Thông tin chung: Họ tên, nghề nghiệp, tuổi, địa chỉ, số nhân khẩu, 35
+ Phần 2: Các vấn đề liên quan đến thuốc BVTV 35
- Đối tượng phỏng vấn: 35
Người dân trực tiếp sử dụng thuốc BVTV tại xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An 35
- Tiến hành phỏng vấn 35
Phỏng vấn trực tiếp người dân trong khu vực nghiên cứu: sử dụng 60 phiếu hỏi, phân
phối ngẫu nhiên cho người dân trong 03 xóm tại xã Nghi Thái 35
5
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp. Khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm
của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng thuận lợi
cho sự phát sinh, phát triển sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng.
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triền của các ngành
khoa học khác, lĩnh vực hóa học và kỹ thuật sử dụng hóa chất BVTV đã có sự
thay đổi mạnh mẽ. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất
quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Hầu hết mọi nông dân
đều sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng
thuốc BVTV luôn là con dao hai lưỡi, bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của
dịch hại nhưng cũng dễ dàng gây độc cho con người và môi trường. Việc lạm
dụng, thiếu kiểm soát và sử dụng sai quy trình nên những mặt tiêu cực của
thuốc BVTV đã bộc lộ như: gây ô nhiễm nguồn nước, để lại dư lượng trong
nông sản, gây độc cho con người và các loại động vật, làm mất cân bằng tự
nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, xuất hiện nhiều loại dịch hại mới, tạo tính
chống thuốc của dịch hại.
Việc lạm dụng và thói quen thiếu khoa học trong bảo quản và sử dụng
thuốc BVTV của người dân đã gây tác động rất lớn đến môi trường. Nhiều
nhà nông do thiếu hiểu biết đã thực hiện phương châm “phòng hơn chống” đã
sử dụng thuốc BVTV theo kiểu phòng ngừa định kỳ vừa tốn kém lại tiêu diệt
nhiều loài có ích, gây kháng thuốc với sâu bệnh, càng làm cho sâu bệnh hại
phát triển thành dịch và lượng thuốc BVTV được sử dụng càng tăng. Những
năm gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở nước
ta đã được các nhà khoa học, nhà BVMT quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng này
ngày càng trầm trọng và đã trở thành “vấn nạn” vì luôn thiếu các biện pháp và
chế tài cụ thể.
Vì vậy, để đưa ra được các biện pháp khắc phục tình trạng lạm dụng
thuốc BVTV hiện nay thì việc tìm hiểu sự hiểu biết của người dân về việc sử
dụng thuốc BVTV là rất quan trọng.
6
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của ThS.Trương
Thị Ánh Tuyết, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiểu biết của người
dân về việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tại xã Nghi
Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục đích đề tài
Đánh giá sự hiểu biết của người dân về việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
trong nông nghiệp tại xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao ý thức người dân địa phương.
1.3. Mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở địa phương.
- Tìm hiểu và đánh giá được sự hiểu biết của người dân về việc sử dụng
thuốc BVTV trong nông nghiệp tại địa phương.
- Đánh giá được công tác thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV ở địa phương.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao ý thức người dân cũng như hiệu quả
công tác quản lý hóa chất BVTV tại địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề tài giúp cho sinh viên có thể củng cố và vận dụng được các kiến thức đã
học vào trong thực tiễn.
- Đồng thời, đề tài cũng giúp sinh viên nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra
được kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao phương pháp làm việc có
khoa học cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp, biết bố trí thời gian hợp lý trong
công việc.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được sự hiểu biết của người dân về việc sử dụng thuốc BVTV
trong nông nghiệp tại địa phương.
- Tạo cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao ý thức người dân cũng như
hiệu quả công tác quản lý hóa chất BVTV tại địa phương.
7
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cở sở khoa học
2.1.1. Cở sở lý luận
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
- Khái niệm: Môi trường (MT) bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố
vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên. (Theo điều 1- Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam).
2.1.1.2. Những hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV
2.1.1.2.1. Khái niệm về thuốc BVTV
Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp,
được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những
sinh vật gây hại như: Côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng,
nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại… (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006) [8].
Chủng loại hóa chất BVTV ở Việt Nam đang được sử dụng rất đa dạng.
Hiện nay, nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib
đến II và III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid (Lê Huy Bá, 2008) [1].
Theo thông tư số 36/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn thì danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng có 1.201
hoạt chất với 3.107 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng
có 16 hoạt chất với 29 tên thương phẩm, cấm sử dụng 29 hoạt chất khác nhau
(Thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT) [2].
2.1.1.2.2. Các nhóm thuốc BVTV
Việc phân loại thuốc BVTV được thể thực hiện theo nhiều cách
* Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại
8
- Thuốc trừ bệnh
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ cỏ
- Thuốc trừ ốc
- Thuốc trừ nhện
- Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc điều hòa sinh trưởng
- Thuốc trừ chuột
* Phân loại theo gốc hóa học
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy
trong MT.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666, nhóm này có độ độc cấp tính tương
đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và MT, gây độc mãn
tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58, độ độc cấp tính của các loại thuốc
thuộc nhóm này tương đối cao, nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và
MT hơn so với nhóm clo hữu cơ.
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin, đây là thuốc được dùng
rộng rãi, bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương
đối cao, khả năng phân hủy tương tự nhóm lân hữu cơ.
- Nhóm Pyrethoide: Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi
và tương đối mau phân hủy trong MT và cơ thể người.
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết
ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác nhau cùng loài. Các chất
điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaup, ): là những chất được
dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến
thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lớn hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất
sớm, rất ít độc với người và MT.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentara, NPV, ): Rất
ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại.
9
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản
phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.(Trung tâm khuyến nông Nghệ
An 2012) [19]
2.1.1.2.3. Các dạng thuốc BVTV
Bảng 2.1. Dạng thuốc BVTV
Dạng thuốc Chữ viết tắt Ví dụ Ghi chú
Nhũ dầu ND, EC
Tilt 250 ND
Basudin 40 EC
DC-Trons Plus 98.8 EC
Thuốc ở thể lỏng,
trong suốt. Dễ cháy
nổ
Dung dịch
DD, SL, L,
AS
Bonanza 100 DD
Baythroid 5 SL
Glyphadex 360 AS
Hòa tan đều trong
nước, không chứa
chất hóa sữa
Bột hòa
nước
BTN, GHN,
WP, DF,
WDG, SP
Viappla 10 BTN
Vialphos 80 BHN
Copper-zinc 85 WP
Padan 95 SP
Dạng bột mịn, phân
tán trong nước thành
dung dịch huyền phù
Huyền phù HP, FL, SC
Basudin 10 H
Regent 0.3G
Lắc đều trước khi sử
dụng
Hạt H, G, GR
Orrthene 97 Pellet
Deadline 4% Pellet
Chủ yếu rải vào đất
Viên P Karphos 2 D
Chủ yếu rải vào đất,
làm bả mồi.
Thuốc phun
bột
BR, D
Dạng bột mịn, không
tan trong nước, rắc
trực tiếp.
(Nguồn: Trung tâm khuyến nông Nghệ An 2012) [19]
10
Chú thích:
AS: Aqueous Suspension
BHN: Bột hòa nước
BR: Bột rắc
BTN: Bột thấm nước
D: Dust
DD: Dung dịch
DF: Dry Flowable
EC: Emulsifiable Concentrate
FL: Flowable Liquid
G: Granule
GR: Granule
H: Hạt
HP: Huyền phù
L: Liquid
ND: Nhũ dầu
P: Pelleted (dạng viên)
SC: Suspensive Concentrate
SL: Solution
SP: Soluble Powder
WP: Wettable Powder
WDG: Water
Dispersible Gran
2.1.1.2.4. Các thuật ngữ liên quan đến thuốc BVTV
*Tên thuốc
- Tên thương mại: do công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để
phân biệt sản phẩm giữa công ty này và công ty khác. Tên thương mại gồm 3
phần: tên thuốc, hàm lượng hoạt chất và dạng chất.
Ví dụ: thuốc trừ sâu Basudin 10 H: Basudin là tên thuốc, 10 là 10%
hàm lượng hoạt chất, H là dạng hạt.
- Tên hoạt chất: là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt
dịch hại. Tên hoạt chất của Basudin là Diazinon.
- Phụ gia: là những chất trơ, không mang tính độc được pha trộn vào
thuốc để tạo thành dạng thương phẩm giúp cho việc sử dụng dễ dàng. (Trung
tâm khuyến nông Nghệ An 2012) [19]
*Nồng độ, liều lượng
- Nồng độ (%): lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích
dung môi, thường là nước.
- Liều lượng (kg/ha, lit/ha): lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích.
(Trung tâm khuyến nông Nghệ An 2012) [19]
*Dịch hại: là những sinh vật, vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông
sản, làm thất thu năng suất hoặc làm giảm phẩm chất nông sản. Các loài dịch
11
hại thường thấy là sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, cua, ốc, tuyến trùng, nhện
(Trung tâm khuyến nông Nghệ An 2012) [19]
*Phổ tác động: Là nhiều loài dịch hại khác nhau mà loài thuốc đó có
thể tác động đến.
- Phổ rộng: thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trên nhiều loại cây
trồng khác nhau.
- Phổ hẹp (đặc trị): Thuốc trừ được ít đối tượng gây hại (thuốc trừ dịch
hại có tính chọn lọc càng cao thì phổ tác động càng hẹp). (Trung tâm khuyến
nông Nghệ An 2012) [19]
*Phòng trị
- Phòng: ngăn chặn không cho tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển
trong cây trồng.
- Trị: bao vây, tiêu diệt các tác nhân gây hại trước hoặc sau khi chúng
đã xâm nhập vào cây. (Trung tâm khuyến nông Nghệ An 2012) [19]
*Độ độc:
- LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối
với ĐV máu nóng (LD50 càng thấp thì độ độc càng cao).
- LC50: Độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (LC50
càng thấp thì độ độc càng cao).
- Ngộ độc cấp tính: Thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc
tức thời biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.
- Ngộ độc mãn tính: Khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ,
nhiều lần trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào
đó cơ thể sẽ suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác
động của thuốc phát huy tác dụng. (Trung tâm khuyến nông Nghệ An 2012)
[19]
*Thời gian cách ly: Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lần cuối
đến khi thu hoạch nông sản nhằm đảm bảo cho thuốc BVTV có đủ thời gian
phân hủy đến mức không còn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể
người và gia súc khi tiêu thụ nông sản đó. (Trung tâm khuyến nông Nghệ An
2012) [19]
12
*Dư lượng: Là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc MT sau
khi phun µg hoặc mg lượng chất thuốc BVTV. (Trung tâm khuyến nông
Nghệ An 2012) [19]
2.1.1.2.5. Phân loại nhóm độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại thuốc
trên bao bì sản phẩm, đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal
Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia ra thành
từng mức độ độc hại khác nhau cụ thể trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Phân loại thuốc BVTV theo nhóm độc
Phân nhóm và ký
hiệu nhóm độc
Biểu tượng
nhóm độc
Độc tính LD50 (chuột nhà)
mg/kg
Qua miệng Qua da
Thể
rắn
Thể
lỏng
Thể
rắn
Thể
lỏng
Ia - Độc mạnh
"Rất độc" (chữ
đen, nền đỏ)
Đầu lâu, xương
chéo (đen trên
nền trắng)
5 20 10 40
Ib - Độc "Độc"
(chữ đen, nền đỏ)
Đầu lâu, xương
chéo (đen trên
nền trắng)
5-50 20-200
10-
100
40-400
II - Độc trung bình
"Có hại" (chữ đen,
nền vàng)
Chữ thập đen trên
nền trắng
50-
500
200-
2000
100-
1000
400-
4000
13
III - Độc ít "Chú
ý" (chữ đen, nền
xanh dương)
Chữ thập đen trên
nền trắng
500-
2000
2000-
3000
<1000 <4000
IV - Nền xanh lá
cây
(Không có biểu
tượng)
<2000 <3000 - -
( Nguồn:Trần Văn Hai, 2007)[7]
Ở Việt Nam, tạm thời theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn
cứ chính là liều LD50 qua miệng chuột, phân chia thành 3 nhóm độc là nhóm
I (rất độc, gồm cả Ia và Ib), nhóm II (độc cao), nhóm III (ít độc).
Bảng 2.3. Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(phân chia nhóm độc của Việt Nam)
Phân nhóm và
kí hiệu nhóm độc
Biểu tượng
nhóm độc
Độc tính LD50
qua miệng
(mg/kg)
Thể
rắn
Thể
lỏng
I - "Rất độc" (chữ đen, vạch
màu đỏ)
Đầu lâu, xương chéo
(đen trên nền trắng)
<50 <200
II - "Độc cao" (chữ đen,
vạch vàng)
Chữ thập đen trên nền
trắng
50-500
200-
2000
III - "Cẩn thận" (chữ đen,
vạch màu xanh nước biển)
Vạch đen không liên tục
trên nền trắng
>500 >2000
( Nguồn: Trần Văn Hai, 2007)[7]
14
2.1.1.2.6. Cách tác động của một số nhóm thuốc phổ biến
*Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu có thể tác động đến sâu hại theo nhiều
cách khác nhau:
- Tác động đường ruột còn gọi là tác động vị độc: Thuốc theo thức ăn (lá
cây, vỏ thân cây, ) xâm nhập vào bộ máy tiêu hóa rồi gây độc cho sâu hại.
- Tác động tiếp xúc: Khi phun thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn
trùng di chuyển trên thân, lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da, đi
vào bên trong cơ thể rồi gây độc cho sâu hại.
Ví dụ: Southsher 10EC, Asitrin 50EC, là thuốc trừ sâu mới, có phổ tác
dụng rộng, tác dụng tiếp xúc và vị độc.
- Tác động xông hơi: Thuốc ở thể khí (hoặc thể lỏng hay thể rắn nhưng
có khả năng bay hơi chuyển sang thể khí) xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua
các lỗ thở qua đường hô hấp rồi gây độc cho sâu hại.
- Tác động thấm sâu: Sau khi được phun thuốc lên mặt lá, thân cây
thuốc có khả năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt được những
sâu hại ẩn náu trong lớp mô đó.
- Tác động nội hấp (hay lưu dẫn): Khi được phun thuốc lên cây hoặc
tưới bón vào gốc thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong, dịch chuyển đến
các bộ phận khác của cây, gây độc cho những loài sâu chích hút nhựa cây.
Những thuốc trừ sâu có tác động thấm sâu hay lưu dẫn sau khi phun lên
lá được trên 6 giờ nếu có gặp mưa cũng ít bị rửa trôi do thuốc có đủ thời gian
xâm nhập vào bên trong thân, lá.
- Thuốc tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn phải những bộ phận
của cây có nhiễm một loại thuốc có tác động gây ngán thì ngưng ngay không
ăn tiếp, sau cùng sâu sẽ chết vì đói.
- Tác động xua đuổi: Thuốc buộc sâu hại phải di dời đi xa các bộ phận
có phun xịt thuốc do vậy không gây hại được cây trồng.
Sự hiểu biết về cơ chế tác động của thuốc đến sâu hại là rất cần thiết,
trên cơ sở đó để dùng thuốc luân phiên trên các ruộng vườn chuyên canh
nhằm ngăn ngừa hoặc khắc phục hiện tượng kháng thuốc của sâu hại. (Trung
tâm khuyến nông Nghệ An 2012) [19]
*Thuốc trừ bệnh.
15
- Được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng
và nông sản. Tuy có tên gọi thuốc trừ nấm nhưng nhóm thuốc này chẳng
những có hiệu lực phòng trị nấm ký sinh mà còn có tác dụng phòng trừ vi
khuẩn, xạ khuẩn gây hại cho cây trồng và nông sản.
- Các đường tác động của thuốc trừ bệnh:
+ Tác động trực tiếp: Ức chế phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của
vi sinh vật gây bệnh. Hầu hết các thuốc trừ bệnh tác dụng theo hướng này.
+ Tác động gián tiếp: Tăng sức đề kháng của cây vì kích thích hướng
hoạt động của các men chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh.
Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ
bệnh thành 2 nhóm:
- Thuốc có tác dụng phòng bệnh (thuốc có tác dụng bảo vệ cây): Thuốc
được phun xịt lên cây hoặc trộn – ngâm hạt giống, có tác dụng ngăn ngừa vi
sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi
gây hại cho cây. Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báo bệnh có
khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốc không thể
ngăn chặn được bệnh phát triển.
Ví dụ: Booc đô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb
- Thuốc có tác dụng trừ bệnh: Khi phun lên cây, thuốc có khả năng xâm
nhập dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được vi sinh vật gây bệnh
đang phát triển ở bên trong mô thực vật. Nhiều loại thuốc trừ nấm thông dụng
ở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh: Aliette, Anvil, Kitazin,
Validacin, (Trung tâm khuyến nông Nghệ An 2012) [19]
*Thuốc trừ cỏ.
- Thuốc trừ cỏ được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ dại,
cây dại mọc lẫn với cây trồng tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với
cây trồng khiến cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng xấu
đến năng suất và phẩm chất nông sản.
- Phân loại thuốc trừ cỏ:
+ Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc khi sử dụng theo đúng
khuyến cáo sẽ chỉ diệt cỏ dại mà không gây hại cây trồng.
16
+ Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc được sử dụng ở nơi
không trồng trọt trừ cỏ trên bờ ruộng, trừ cỏ trước hoặc sau vụ gieo trồng, trừ
cỏ trên đất hoang hóa trước khi khai phá, trừ cỏ cho công trình kiến trúc,
- Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc bao gồm:
+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Loại thuốc này phải được dùng sớm
ngay sau khi gieo, khi cỏ sắp mọc trên ruộng.
Ví dụ: Simazine, Sofit,
+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm được dùng muộn hơn để phun lên khi cỏ
đã mọc đang còn non.
Ví dụ: Afalon, Whip S, Oneside,
- Các đường tác động của thuốc trừ cỏ:
+ Thuốc trừ cỏ tiếp xúc chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với
thuốc. Thuốc chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có thân ngầm trong đất.
Ví dụ: các thuốc trừ cỏ Propanil, Gramoxone,
+ Thuốc trừ cỏ nội hấp (lưu dẫn) có thể dùng để tưới vào đất hoặc phun
lên lá. Sau khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến khắp các bộ phận
trong thực vật. Thuốc được dùng để trừ cỏ hàng năm và lâu năm.
Ví dụ: Onecide, Propanil, Sirius, Afalon, Ronstar, (Trung tâm
khuyến nông Nghệ An 2012) [19]
2.1.1.2.7. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
*Sử dụng theo 4 đúng
- Đúng thuốc: Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc
nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử
dụng. Việc xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo
vệ thực vật hoặc khuyến nông.
- Đúng lúc: Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn
dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng
phát thành dịch. Phun trễ kém hiệu quả và không kinh tế.
- Đúng liều lượng, nồng độ: Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm
bảo đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một
đơn vị diện tích. Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ
gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc.
17
- Đúng cách: Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ
thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun
thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao,
tia tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dễ gây
ngộ độc cho người phun thuốc. Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu
phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong
quá trình phun thuốc. (Trung tâm khuyến nông Nghệ An 2012) [19]
*Hỗn hợp thuốc
Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều
dịch hại. Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau: Chỉ nên pha các loại thuốc theo
sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng
dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của
cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai loại
thuốc khác nhóm gốc hóa học, khác cách tác động, hoặc khác đối tượng
phòng trừ trong cùng một bình phun.
Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau:
- Mở rộng phổ tác dụng.
- Sử dụng sự tương tác có lợi.
- Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất.
- Gia tăng sự an toàn trong sử dụng.
- Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế. (Trung tâm khuyến
nông Nghệ An 2012) [19]
2.1.2. Cở sở pháp lý
- Luật bảo vệ Môi trường sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 03/2013/TT-BTNMT ngày 11 tháng 1 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về quản lý thuốc BVTV.
- Thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất kinh doanh thuốc BVTV.
18
- Thông tư 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về Danh mục thuốc BVTV
được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về việc cấp chứng chỉ hành
nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc BVTV.
2.2. Cở sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Từ thời cổ Hy lạp-La mã, loài người có thể đã biết sử dụng các hóa
chất vô cơ như lưu huỳnh để diệt sâu bọ phá hoại cây trồng. Đến thế kỷ 16,
người Trung hoa đã dùng Asen làm thuốc trừ sâu. Bước sang thế kỷ 19, con
người đã biết chế tạo hoá chất BVTV có nguồn gốc từ cây cối như loài hoa
cúc khô kết hợp với nước chết suất từ thuốc lá, vôi, lưu huỳnh để diệt sâu bọ
có hiệu quả rất tốt. Các hoá chất BVTV hiện đại hơn đã bắt đầu đưa vào sử
dụng rộng rãi ở Mỹ. Các hợp chất hữu cơ thủy ngân được dùng tràn lan để
bảo quản hạt giống và diệt sâu bọ cánh cứng Cororado đến mức người ta phải
đưa ra những quy định về sử dụng các hợp chất này. Những quy định đó có
thể coi là bộ luật đầu tiên về sử dụng hoá chất BVTV ra đời ở đây. Năm 1923,
nhóm Clo hữu cơ được tổng hợp ở Thụy Sỹ diệt sâu bọ tốt nhưng lại tồn lưu
quá lâu trong môi trường và tích lũy trong cơ thể gây độc hại cho hệ thần
kinh. Hợp chất lân hữu cơ ra đời năm 1932 ở Đức khắc phục được các nhược
điểm của Clo hữu cơ nên được sử dụng rộng rãi. Năm 1945, nhóm Cacbamat
ra đời ở Anh, tác dụng tương tự như lân hữu cơ nhưng ít độc hơn. Đến những
năm 1980, người ta tổng hợp được Pyrethroid nhờ vào chiết suất từ Pyrethrin
có trong thiên nhiên, ít độc hại, được ưa chuộng nhưng giá thành còn đắt.
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hóa học có nhiều lúc thăng trầm,
song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới tăng lên không ngừng, số
chủng loại ngày càng phong phú. Nhiều thuốc mới và dạng thuốc mới an toàn
hơn với môi trường liên tục xuất hiện, bất chấp các quy định quản lý ngày
càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV và kinh phí đầu tư cho
nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn.
19
Trong 10 năm gần đây, tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ có xu hướng
giảm nhưng giá trị của thuốc tăng không ngừng. Nguyên nhân là cơ cấu thuốc
thay đổi. Nhiều loại thuốc cũ giá rẻ, dùng với lượng lớn, độc với môi sinh,
môi trường được thay thế bằng các loại thuốc mới hiệu quả, an toàn và dùng
với lượng ít hơn, nhưng lại có giá thành cao. Tuy vậy, mức đầu tư về thuốc
BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc tùy thuộc vào độ phát triển và đặc
điểm canh tác của từng nước (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [15].
Chỉ trong thời gian hơn nửa thế kỷ qua, nhất là những năm 1980 cho
đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành KHCN, thuốc BVTV
cũng được phát minh và sử dụng ngày càng nhiều và đã đem lại nhiều lợi ích
kinh tế to lớn. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 1972 toàn thế giới sử
dụng thuốc BVTV trị giá 7,7 tỷ USD, năm 1985 khoảng 16 tỷ USD, đến năm
1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất thuốc BVTV trị giá khoảng 25 tỷ
USD. Trong đó thuốc trừ cỏ chiếm 46%, thuốc trừ sâu chiếm 31%, thuốc trừ
bệnh 18%, và 5% là các thuốc khác (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006) [8].
2.2.2. Lịch sử phát triển biện pháp hóa học. Tình hình quản lý và sử dụng
thuốc BVTV ở Việt Nam
- Trước năm 1957: Biện pháp hóa học hầu như không có vị trí trong
sản xuất nông nghiệp. Một lượng nhỏ sunfat đồng được dùng ở một số đồn
điền do Pháp quản lý để trừ bệnh gỉ sắt cà phê và Phytophthora cao su và một
ít DDT được dùng để trừ sâu hại rau. Việc thành lập Tổ Hóa BVTV (1/1956)
của Viện Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hóa BVTV ở
Việt Nam. Thuốc BVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở
miền Bắc để trừ sâu gai, sâu cuốn lá lớn bùng phát ở Hưng Yên, ở miền nam
thuốc BVTV được sử dụng từ năm 1962.
- Giai đoạn 1957 – 1990: Thời kỳ bao cấp. Việc nhập khẩu, quản lý và
phân phối thuốc do nhà nước độc quyền thực hiện. Nhà nước nhập rồi trực
tiếp phân phối thuốc cho các tỉnh theo giá bao cấp. Bằng mạng lưới vật tư
nông nghiệp địa phương, thuốc BVTV được phân phối thẳng xuống HTX
nông nghiệp. Ban Quản trị HTX quản lý và giao cho tổ BVTV hướng dẫn xã
20
viên phòng trị dịch hại trên đồng ruộng. Lượng thuốc BVTV dùng không
nhiều, khoảng 15.000 tấn thành phẩm/năm với khoảng 20 chủng loại thuốc
trừ sâu (chủ yếu) và thuốc trừ bệnh. Đa phần là các thuốc có độ tồn lưu lâu
trong môi trường hay có độ độc cao. Việc quản lý thuốc này khá dễ dàng,
thuốc giả, thuốc kém chất lượng không có điều kiện phát triển. Song tình
trạng phân phối thuốc không kịp thời, đáp ứng không đúng chủng loại. Nơi
thừa, nơi thiếu gây tình trạng khan hiếm giả tạo, dẫn đến hiệu quả thuốc thấp.
Mặt khác, người nông dân không có điều kiện lựa chọn thuốc, thiếu tính chủ
động và ỷ lại nhà nước. Tuy lượng thuốc dùng ít, nhưng tình trạng lạm dụng
thuốc BVTV vẫn nảy sinh, để phòng trừ sâu bệnh, người ta chỉ biết dựa vào
thuốc BVTV. Thuốc dùng tràn lan, phun phòng là phổ biến, khuynh hướng
phun sớm, phun định kỳ ra đời, thậm chí dùng thuốc cả vào những thời điểm
không cần thiết, tình trạng dùng thuốc sai kỹ thuật nảy sinh khắp nơi, thậm
chí người ta còn hy vọng dùng thuốc BVTV để loại trừ hẳn một loại dịch hại
ra khỏi một vùng rộng lớn. Thuốc đã để lại những hậu quả rất xấu đối với môi
trường và sức khỏe con người. Khi nhận ra những hậu quả của thuốc BVTV,
cộng với tuyên truyền quá mức về tác hại của chúng đã gây nên tâm lý sợ
thuốc. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, đã có nhiều ý kiến đề xuất nên
hạn chế, thậm chí loại bỏ hẳn thuốc BVTV, dùng biện pháp sinh học để thay
thế biện pháp hóa học trong phòng trừ dịch hại nông nghiệp.
- Giai đoạn 1990-nay: Thị trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ bản:
nền kinh tế từ tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường. Năm thành
phần kinh tế đều được phép kinh doanh thuốc BVTV. Nguồn hàng phong
phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn
thuốc, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân. Lượng thuốc BVTV tiêu thụ
qua các năm đều tăng. Nhiều loại thuốc mới và các dạng thuốc mới, hiệu quả
hơn, an toàn hơn với môi trường được nhập. Một mạng lưới phân phối thuốc
BVTV rộng khắp cả nước đã hình thành, việc cung ứng thuốc đến nông dân
rất thuận lợi. Công tác quản lý thuốc BVTV được chú ý đặc biệt và đạt được
hiệu quả khích lệ.
Nhưng do nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng đã gây khó
khăn cho công tác quản lý, quá nhiều tên thuốc đẩy người sử dụng khó lựa
21
chọn được thuốc tốt và việc hướng dẫn kỹ thuật dùng thuốc cũng gặp không ít
khó khăn. Tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại biện pháp hóa học đã để
lại những hậu quả xấu cho sản xuất và sức khỏe con người. Ngược lại, có
nhiều người “bài xích” thuốc BVTV, tìm cách hạn chế, thậm chí đòi loại bỏ
thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp và tìm cách thay thế bằng các biện
pháp phòng trừ khác. Tuy vậy, vai trò của biện pháp hóa học trong sản xuất
nông nghiệp vẫn được thừa nhận. Để phát huy hiệu quả của thuốc BVTV và sử
dụng chúng an toàn, phòng trừ tổng hợp là con đường tất yếu phải đến. Phải
phối hợp hài hòa các biện pháp trong hệ thống phòng trừ tổng hợp, sử dụng
thuốc BVTV là biện pháp cuối cùng, khi các biện pháp phòng trừ khác sử dụng
không hiệu quả.
- Tình hình quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc BVTV được sử dụng rộng rãi từ những năm 1950,
đầu tiên là dùng DDT, 666 để trừ sâu. Tiếp đến là một số loại thuốc có chứa
thủy ngân hữu cơ, sau đó là nhóm lân hữu cơ và carbonat.
Trước năm 1975, nước ta có một số nhà máy sản xuất và gia công các
bột 666 để phun cho các loại cây, đa phần các loại hóa chất đều được nhập từ
nước ngoài, các cở sở sản xuất trong nước sẽ chế biến hóa chất dạng bột sang
dạng thấm nước, dung dịch…
Từ năm 1975 - 1989 các cơ sở tư nhân phát triển mạnh hơn, việc cung
cấp thuốc BVTV tăng lên đáng kể nên mức độ sử dụng cũng tăng lên. Theo
ước tính từ năm 1976 - 1980 bình quân cả nước mỗi năm sử dụng 5.100 tấn
thuốc BVTV, năm 1985 khoảng 22.000 tấn, năm 1998 trên 40.000 tấn
(Nguyễn Thị Dư Loan, 2004) [13].
Theo kết quả điều tra, kiểm tra sản xuất kinh doanh thuốc BVTV (2007
- 2010) cho thấy: Số cơ sở, cửa hàng, đại lý được thanh tra, kiểm tra phát hiện
có vi phạm chiếm khoảng 14 – 16 % tổng số đơn vị thanh kiểm tra trung bình
14.000 lượt/năm, trong đó: Buôn bán thuốc cấm: 0,19 - 0,013 %, Buôn bán
thuốc ngoài danh mục: 0,85 - 0,72 %, Buôn bán thuốc giả: 0,04 - 0,2 %, vi
phạm về ghi nhãn hàng hóa: 3,12 - 2,44 % và vi phạm về điều kiện buôn bán:
14,4 - 16,46 %. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc BVTV tại các cơ sở sản
xuất, gia công, sang chai, đóng gói và lưu thông hàng năm cho thấy tỷ lệ mẫu
22
không đạt chất lượng là 3,0 - 10,2 % số mẫu kiểm tra (Vương Trường Giang
và cs, 2011) [5]
Theo số liệu của Cục BVTV trong giai đoạn 1981 – 1986 số lượng
thuốc sử dụng là 6.500 – 9.000 tấn tăng 20 đến 30 nghìn tấn giai đoạn 1991 –
2000 và từ 36,0 – 78,5 nghìn tấn giai đoạn 2001 – 2007. Trong vòng 10 năm
(2000 – 2011) số lượng thuốc BVTV tăng 2,5 lần, số loại thuốc đăng ký sử
dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập khẩu tăng 3,5 lần, Số lượng hoạt chất
đăng ký sử dụng ở Việt Nam gần 1.000 loại. Các nước trong khu vực là 400 –
600 loại (Nguyễn Quang Hiếu, 2012) [9].
2.2.3. Tình hình quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An
Theo Chi cục Phát triển nông thôn và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh
Nghệ An, việc dùng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã được cải
thiện. Công tác vệ sinh đồng ruộng, đặc biệt là thu gom bao bì thuốc BVTV
sau khi sử dụng đã được nông dân nhiều nơi tiếp thu và thực hiện. Một số loại
thuốc BVTV thế hệ mới, thuốc sinh học, thảo mộc đã được nông dân đưa vào sản
xuất và sử dụng.
Tuy nhiên, hiện nay ở một số vùng trồng cây lương thực của xã Nghi Thái
vẫn còn tình trạng nhiều hộ nông dân giữ thói quen sử dụng hỗn hợp 2 đến 3
loại thuốc BVTV trong mỗi lần phun, vừa gây lãng phí thuốc vừa gây ô
nhiễm môi trường.
Ngoài ra, ở một số vùng, nông dân vẫn chưa đảm bảo cách ly với thuốc
BVTV đúng thời gian.
Để khắc phục tồn tại trên, Chi cục NN&PTNT và Chi cục BVTV tỉnh
Nghệ An đã tham mưu với Sở NN&PTNT, UBND tỉnh từng bước nâng cao trách
nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý thuốc BVTV trên địa bàn.
Nhiều giải pháp được đưa ra như đề nghị Chủ tịch UBND các xã ký
cam kết để thực hiện quản lý, chỉ đạo sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an
toàn và quản lý thuốc BVTV trên địa bàn theo đúng quy định, xây dựng và
hình thành các quy định của địa phương về quản lý và sử dụng thuốc BVTV
trên địa bàn.
23
Không Khí
Đất
Thực vật
Thuốc
BVTV
Chi cục NN&PTNT và Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An cũng tăng cường
công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân, người buôn bán thuốc BVTV về
cách sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, thời gian,
Song song với tình hình trên, tại địa bàn các xã hiện nay vẫn có các cửa
hàng buôn bán vì cái lợi trước mắt mà đã kinh doanh các loại thuốc không có
danh mục cho phép hoặc các loại thuốc đã quá sử dụng mà vẫn bày bán.
Theo Chi cục NN&PTNT và Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An, hiện nay
trên địa bàn các xã vẫn tồn tại một số cửa hàng buôn bán thuốc BVTV nhỏ lẻ,
hoạt động theo mùa vụ ở các thôn xóm, gây khó khăn cho việc quản lý kinh
doanh và sử dụng thuốc BVTV, tình trạng thuốc BVTV ngoài danh mục cho
phép, vẫn nhập lậu, gây ảnh hưởng không tốt đến thị trường thuốc BVTV
cũng như công tác quản lý ở nhiều nơi. Để khắc phục tình trạng này, Chi cục
NN&PTNN và Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An tăng cường công tác tuyên
truyền, hướng dẫn nông dân cũng như người bán thuốc BVTV về cách sử
dụng thuốc BVTV đúng kỹ thuật, thời gian. Chi cục NN&PTNT và Chi cục
BVTV tỉnh Nghệ An cũng tham mưu với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Nghệ An, UBND huyện từng bước nâng cao trách nhiệm của chính
quyền địa phương trong quản lý thuốc BVTV trên địa bàn với các giải pháp
như: đề nghị Chủ tịch UBND xã ký cam kết với UBND huyện, Chi cục
NN&PTNT và Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An thực hiện quản lý thuốc BVTV
đúng quy định và đảm bảo tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong
việc sử dụng đúng cách thuốc BVTV trên địa bàn.
2.3. Tác động của thuốc BVTV tới môi trường và hệ sinh thái
Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, thuốc
BVTV đã tác động đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau theo sơ đồ
dưới đây: (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [15]
24
Động
vật
Người
Nước
Xói mòn
Rửa trôi
Hình 2.1. Sơ đồ tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường
mất đi của thuốc
Từ sơ đồ 2.1 ta thấy: thuốc BVTV tác động trực tiếp đến các môi
trường xung quanh như môi trường nước, môi trường đất, không khí và thực
vật. Thuốc BVTV rất khó phân hủy và tồn tại trong môi trường rất lâu nên
giữa các môi trường này chúng lại di chuyển qua lại lẫn nhau bằng các con
đường như: Hấp thụ, bay hơi, lắng đọng, vận chuyển…
2.3.1. Con đường phát tán của thuốc BVTV ra ngoài môi trường
Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là những môi trường
chính nhưng có sự tương tác lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi trường này sẽ gây
tác động đến môi trường xung quanh. Con đường phát tán của thuốc BVTV
được thể hiện trong sơ đồ 2.2:
Tia nước thuốc Không khí Cây trồng Diệt sâu
BVTV bệnh
Đất trồng Thu hoạch
Mưa, sương mù Động vật
Nước sạch Con người
Thực
phẩm
Con đường dự kiến phát tán của thuốc BVTV
Nơi cấp
Nước ngầm
25