Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và một số yếu tố tiên lượng bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng lympho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 66 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lơ xê mi cấp là bệnh lý ác tính thường gặp nhất của hệ tạo máu.
Rối loạn cơ bản của bệnh là sự tăng sinh không kiểm soát được của một hoặc
vài dòng tế bào non tại tủy xương. Bệnh lơ xê mi cấp bao gồm lơ xê mi cấp
dòng lympho (Acute lymphoblastic leukemia, ALL) và lơ xê mi cấp dòng tủy.
Bệnh lơ xê mi cấp dòng lympho là bệnh tăng sinh ác tính trong quá trình
tạo máu dòng lympho [12]. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em và người
lớn tuổi. Ở trẻ em gặp nhiều là lơ xê mi lympho cấp, ở người lớn thì tỷ lệ lơ
xê mi tủy cấp nhiều hơn. Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ mắc bệnh hàng năm là
khoảng 4 - 6 trường hợp /100000 dân. Ở Việt Nam, năm 1986 nghiên cứu của
Viện Huyết học – Truyền máu cho thấy khoảng 3 - 4 trường hợp /100000 dân.
Có thể do nhiều nguyên nhân mà bệnh nhân ở các vùng xa chưa được phát
hiện. Theo thống kê thì lơ xê mi cấp là bệnh đứng hàng đầu trong số các bệnh
về máu. Cũng theo số liệu tại viện huyết học - truyền máu, từ 1997 – 1999 lơ
xê mi cấp chiếm 38,5% các bệnh máu. Nam và nữ đều có thể mắc bệnh [12].
Trong bệnh lơ xê mi cấp thường đi khám với các triệu chứng mệt mỏi,
hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, sốt, đau các xương dài, ức, sườn, đau xương
khớp nhất là các khớp lớn. Bệnh nhân có biểu hiện của các hội chứng: thiếu
máu nhiễm trùng, xuất huyết, các biểu hiện lâm sàng thường diễn biến rất cấp
tính trong vòng khoảng 10 đến 15 ngày. Không phải tất cả các bệnh nhân đều
thể hiện đầy đủ các hội chứng trên. Có những bệnh nhân chỉ biểu hiện đơn
thuần hội chứng thiếu máu tăng dần trong một tháng.
Các phương pháp điều trị đang được sử dụng hiện nay là hóa trị liệu,
ghép tế bào nguồn sinh máu, sử dụng chế phẩm sinh học và tiến tới bằng liệu
pháp di truyền. Mỗi phương pháp có ứng dụng riêng, để lựa chọn phương
2
pháp điều trị, các tác giả thấy cần căn cứ vào thể bệnh, tuổi, số lượng bạch
cầu, bộ NST.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về lơ xê mi cấp, nhưng chưa có
nhiều báo cáo về bệnh lơ xê mi lympho cấp về đặc điểm lâm sàng và xét


nghiệm của ALL. Để giúp các thầy thuốc lâm sàng có khái niệm và chẩn đoán
sớm bệnh nhân, đồng thời bước đầu tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng. Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân lơ xê mi cấp
dòng lympho.
2. Bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố tiên lượng bệnh và
kết quả điều trị.



3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TẠO MÁU BÌNH THƯỜNG
Bằng các phương pháp thực nghiệm in vivo và nuôi cấy tế bào in intro,
sử dụng các kỹ thuật sinh hóa và miễn dịch hiện đại, hiện nay người ta biết
sinh tế bào máu là một quá trình tăng sinh kèm biệt hóa, xuất xứ từ một tế bào
gốc ban đầu gọi là tế bào gốc toàn năng [3], [15] để tạo ra các tế bào chức
năng thuộc các dòng khác nhau.
1.1.1. Vị trí sinh máu
Sinh máu ở người là đỉnh cao của sự tiến hóa, quá trình sinh sản các tế
bào máu đạt tới mức hoàn thiện nhất với một cơ chế điều hòa tinh tế nhất. Có
thể chia sinh máu ở người thành ba thời kỳ chính 1.Sinh máu trong thời kỳ
phôi thai, 2.Sinh máu ở thời kỳ sơ sinh và trẻ em, 3.Cuối cùng là sinh máu ở
người trưởng thành [6], [17].
Ngay từ ngày thứ 8 của phôi, sinh máu đã bắt đầu được hình thành bởi
các tiểu đảo Woll-Pander, gọi là sinh máu ở trung bì phôi. Từ tuần thứ 4 trở
đi, sinh máu được thực hiện tại trung môi trong phôi mà rõ nhất là ở gan và
lách. Đến tháng thứ 3 thì tủy xương, hạch và tuyến ức cũng bắt đầu quá trình
sinh máu. Sinh máu ở thời kỳ phôi thai là một quá trình biệt hóa không ngừng

và rất mạnh mẽ. Lúc đầu, ở đâu có một mảnh trung mô thì ở đó có sinh máu
nhưng dần dần khu trú hẳn ở tủy xương, lách và hạch lympho. Các dòng tế
bào máu cũng được hoàn thiện dần về số lượng, hình thái, chức năng và cả
tính kháng nguyên bề mặt [2], [25].
Sau khi trẻ ra đời khu trú dần ở 3 cơ quan chính, trong đó tủy xương giữ vai
trò chủ yếu. Trong những năm đầu của cuộc đời, mỗi dòng tế bào máu cũng
vẫn tiếp tục có những biến đổi quan trọng. Số lượng hồng cầu giảm dần
4
xuống, huyết cầu tố F được thay thế bởi huyết cầu tố A, số lượng thành phần
kháng nguyên bề mặt tế bào máu thay đổi. Sự tương quan của các dòng bạch
cầu (chủ yếu là bạch cầu hạt và lympho) cũng thay đổi. Có thể coi sinh máu
giai đoạn sơ sinh và trẻ em là một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong đời
sống cá thể, là giai đoạn chuyển tiếp tạo ra những yếu tố cần thiết cho cơ thể
thích nghi với ngoại cảnh. Chính sự biến đổi thích nghi này đã làm cho sinh
máu ở người trưởng thành thật sự đạt tới mức hoàn thiện cao.
1.1.2. Vi môi trường tủy xương
Trong cơ thể con người, chỉ duy nhất tủy xương có một vi môi trường
sinh máu hoàn hảo. Tổ chức đệm tạo ra vi môi trường sinh máu, bao gồm
toàn bộ các yếu tố tế bào và gian bào cần thiết cho việc sinh máu. Tổ chức
được cấu tạo bởi các tế bào đệm và gian bào.
Tế bào đệm là tất cả các tế bào của hệ thống liên kết có mặt ở tủy xương,
bao gồm hai thành phần chính là lớp tế bào “vỏ khoang” và các tế bào liên kết
khác. Lớp tế bào “vỏ khoang” được tạo bởi liên kết lỏng lẻo của các tế bào
nội mô mạch máu và các tế bào liên võng ngoại mạc. Cấu trúc này tạo thành
hàng rào ngăn cách tương đối giữ các tế bào sinh máu và tuần hoàn tủy
xương, giúp kiểm soát sự xâm nhập của tế bào lạ từ máu vào tủy xương, đồng
thời điều hòa việc phóng thích tế bào trưởng thành từ tủy xương ra máu. Tế
bào liên võng ngoại mạc tỏa các tua tương bào vào khoang mauslamf thành
khung đỡ cho tế bào máu khu trú. Các tế bào liên kết khác, bao gồm đại thực
bào, lympho, tạo cốt bào, hủy cốt bào, tế bào xơ và tế bào mỡ, có vai trò sản

xuất ra các yếu tố điều hòa sinh máu (cytokin) và các protein của tổ chức
đệm. Các tế bào sinh máu được phân tán trên nền xơ - mỡ của vi môi trường
sinh máu.
5
Chất đệm gian bào bao gồm toàn bộ protein ngoại bào của mô liên kết
như proteoglycan, fibrogenctin, collagen, laminin, osteonectin,… Các protein
này đóng vai trò dẫn truyền thông tin điều hòa sinh máu trong tương tác giữa
tế bào gốc và tế bào đệm.
1.1.3. Tế bào nguồn sinh máu
Tế bào sinh máu (stem cell) chiếm 0,01 - 0,05% tế bào tủy xương và có
rất ít ở ngoại vi (1/100 số lượng tế bào nguồn ở tủy xương). Cũng có thể thấy
tế bào nguồn ở lách và hạch nhưng thực ra đó là nguồn từ máu ngoại vi đến.
Trong quá trình phát triển, tế bào nguồn sinh máu có khả năng sinh sản và
biệt hóa thành các tế bào máu trưởng thành có chức năng riêng biệt. Người ta
chia tế bào nguồn sinh máu thành 4 loại.

Gọi là tế bào gốc và là tế bào non nhất, phát triển sớm nhất, bao quát tất
cả các dòng tế bào, có khả năng sống dài ngày và tái sinh sản tốt. Người ta
thấy chúng có hình thái giống các lympho nhưng không có khả năng tạo hoa
hồng với hồng cầu cừu và cũng không có khả năng đáp ứng miễn dịch khi
kích thích bằng kháng nguyên. Tế bào gốc vạn năng có nhóm quyết định
kháng nguyên CD34. Tế bào gốc vạn năng có chủ yếu trong tủy xương nhưng
cũng có một tỷ lệ nhỏ ở lách và ở mạch máu ngoại vi.

Phát triển từ tế bào nguồn sinh máu vạn năng. Chúng có khả năng tạo tế
bào gốc cho từng nhóm tế bào, còn gọi là tế bào nguồn sinh máu định hướng
như nhóm định hướng dòng tủy (myeloid) CFU-GEMM, nhóm định hướng
dòng lympho (lymphoid) CFU-L.
6
1.1.3.3. Tế bào nguồn có khả năng sinh hai dòng tế bào

Tế bào này chỉ sinh được hai dòng tế bào như CFU-Em (erythroid/
megakaryocute) chỉ sinh ra bạch cầu hạt và bạch cầu mon/đại thực bào.
 !"#!$! 
!!ào chín
Đó là các tế bào mẹ của dòng hồng cầu (BFU-E, CFU-E), dòng bạch cầu
hạt (CFU-G), bạch cầu ưa acid (CFU-Eo), bạch cầu ưa base (CFU-Ba) và mẫu
tiểu cầu (CFU-Meg).
1.1.4. Quá trình tăng sinh và biệt hóa các tế bào máu
Quá trình tạo máu là quá trình diễn ra hai hiện tượng vừa tăng sinh vừa
biệt hóa nguồn tạo máu. Từ nguyên bào máu toàn năng tạo ra các tế bào máu
đa năng rồi tế bào máu đầu dòng (precursor) cho từng dòng. Từ các precursor,
chúng thay đổi như sau:
Sơ đồ 1.1. Quá trình tăng sinh và biệt hóa của tế bào máu [6], [17]
7
%&
Tế bào nguồn dòng hồng cầu (BFU-E hay CFU-E), dưới tác dụng của
erythropoietin (EPO), tăng sinh và biệt hóa thành tế bào đầu dòng của dòng
hồng cầu gọi là nguyên tiền hồng cầu. Từ nguyên tiền hồng cầu tới hồng cầu
trưởng thành trải qua các giai đoạn sau:
Nguyên tiền hồng cầu -> Nguyên hồng cầu ưa kiềm 1 -> Nguyên hồng
cầu ưa kiềm 2 -> Nguyên hồng cầu đa sắc -> Nguyên hồng cầu ưa acid ->
Hồng cầu lưới -> hồng cầu trưởng thành.
Trong quá trình tăng sinh và biệt hóa của dòng hồng cầu, có hai hiện
tượng xảy ra đồng thời là tổng hợp DNA ở nhân giúp phân chia tế bào và tổng
hợp huyết sắc tố ở bào tương. Hai quá trình này xảy ra đồng bộ sao cho mỗi
giai đoạn biệt hóa của nhân sẽ tương ứng về hình thái với mỗi giai đoạn biệt
hóa của bào tương. Cho đến nay, cơ chế đồng bộ này chưa rõ nhưng người ta
nhận thấy rằng khi nồng độ huyết sắc tố ở bào tương của tế bào đạt đến mức
340g/l (bão hòa) thì sự phân bào ngừng lại.
Theo lý thuyết, từ một tế bào gốc sinh hồng cầu (CFU-E) có thể chọn ra

32 hồng cầu trưởng thành, nhưng trên thực tế bao giờ cũng có một tỷ lệ các
nguyên hồng cầu không đạt đến trưởng thành và bị chết sớm trong tủy xương.
Bằng cách dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu, người ta ước tính trung bình từ một
tế bào gốc sẽ sinh ra 29 hồng cầu trưởng thành khoảng thời gian một tuần.
Ở máu ngoại vi, số lượng hồng cầu trưởng thành của một người khỏe
mạnh bình thường khoảng 4,0 đến 6,0T/L với lượng huyết sắc tố từ 120 đến
160g/l. Đường kính hồng cầu trung bình là 7,5µm.
8
%&!'(
Tế bào gốc đa năng dòng tủy (CFU-GEMM) sẽ biệt hóa thành tế bào gốc
bạch cầu hạt và mono là CFU-GM. Từ CFU-GM sinh ra tế bào tiền thân dòng
bạch cầu hạt (CFU-G) và tế bào tiền thân mono. Đối với dòng bạch cầu hạt,
từ một tế bào tiền thân CFU-G sinh ra tế bào đầu dòng là nguyên tủy bào. Quá
trình biệt hóa như sau:
Nguyên tủy bào -> Tiền tủy bào -> Tủy bào -> Hậu tủy bào -> Tế bào
bạch cầu đa nhân hình đũa -> Tế bào bạch cầu đoạn (là tế bào bạch cầu hạt
trưởng thành).
Đặc điểm quan trọng nhất trong quá trình sinh bạch cầu hạt là sự hình
thành các enzyme trong bào tương đảm bảo cho bạch cầu thực hiện chứ năng.
Dòng bạch cầu hạt trung tính có chứa các enzyme peroydase, lysysozyme,
protease, hydrolase, phosphatase acid và một số peptide khác trong các hạt sơ
cấp. Còn trong các hạt thứ cấp (hạt đặc hiệu) của bạch cầu hạt trung tính chứa
clloagenase, lactoferrin, phosphatase kiềm, plasminogen và các hoạt chất bổ
thể. Thời gian biệt hóa và trưởng thành từ tế bào gốc tiền thân (CFU-G) đến
bạch đoạn trung tính là 1 đến 2 tuần. Bạch cầu đoạn trung tính lưu hành trong
máu ngoại vi chỉ khoảng 1 ngày. Sau đó chúng xuyên mạch vào các mô và
sống thêm 1 đến 2 ngày nữa. Thực ra, cho đến nay vẫn chưa có nghiệm pháp
nào để xác định chính xác đời sống của bạch cầu đoạn trung tính. Ở máu
ngoại vi, số lượng bạch cầu đoạn trung tính đếm được là 4,49 ± 1,33G/l.
Đường kính của bạch cầu hạt trung bình là 12,0µm.

Bạch cầu ưa acid và bạch cầu ưa base chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong quần
thể bạch cầu hạt. Số lượng bạch cầu ưa acid trong máu là từ 0,1đến 0,4G/l.
Bào tương của bạch cầu ưa acid có các hạt chứa các enzyme thủy ngân,
peroxydase và các protein khác. Việc lưu hành và sống thêm ở ngoài máu
ngoại vi của bạch cầu hạt ưa acid còn chưa được hiểu rõ. Nhưng các bạch cầu
9
ưa acid được quan sát thấy di chuyển tới các mô da, phổi và đường tiêu hóa.
Mặt khác người ta cũng thấy bạch cầu ưa acid trong hạch bạch huyết và ống
ngực, điều này nói lên một kiểu lưu hành khác với bạch cầu trung tính. Bạch
cầu hạt ưa base bình thường không gặp ở máu ngoại vi hoặc gặp với tỷ lệ rất
thấp. Trong một số trường hợp, nhất là bệnh lý sinh tủy xương ác tính thì tỷ lệ
bạch cầu hạt ưa base có thể tăng cao ở máu ngoại vi. Trong bào tương của
chúng có chưa các proteoglycan gồm hepperin, histamine, protease trung tính,
…vv. Thời gian lưu hành trong máu của bạch cầu hạt ưa base khoảng 1 đến 2
ngày.
Ngày nay, người ta biết rằng dòng mono không chỉ sinh ra bạch cầu
mono lưu hành trong máu mà còn tạo ra một mạng lưới rộng lớn các đại thực
bào gọi là hệ thống thực bào – đơn nhân. Hệ thống này phân bố khắp cơ thể
và có tên gọi khác nhau tùy vị trí khu trú. Đó là đại thực bào ở phế nang,
màng phổi, màng bụng, tế bào kuffer ở gan, mô bào ở trung mô và mô liên
kết, tế bào kẽ của thận…vv. Trong bào tương của bạch cầu mono có hai nhóm
hạt. Nhóm hạt phổ biến chứa phosphatase acid và enzyme peroxydase tương
tự như các hạt sơ cấp của bạch cầu hạt trung tính, nhóm còn lại chưa rõ chức
năng. Số lượng bạch cầu mono ở máu ngoại vi chiếm khoảng 1 đến 6% trong
công thức bạch cầu. Chức năng quan trọng của bạch cầu mono là thực bào,
trình diện kháng nguyên và tiết cytokine điều hòa sinh máu.
%)*&)(+
Tế bào mẹ của dòng lympho là tế bào gốc định hướng dòng lympho
(CFU-L) phát triển từ tế bào gốc sinh máu toàn năng (CFU-S). Từ đấy chúng
phân chia thành 3 nhóm chức năng chính là lympho T, lympho B và tế bào

giết tự nhiên (NK: Natural killer). Tế bào gốc định hướng lymphoT di chuyển
đến tuyến ức để biệt hóa thành dòng lympho T. Tế bào gốc định hướng
lympho B phần lớn ở lại tủy xương, tăng sinh và biệt hóa thành lymphoB
10
trưởng thành, phần còn lại di chuyển tới các tổ chức lympho như lách, hạch,
…vv. Tế bào gốc định hướng NK biệt hóa ngay ở tủy xương. Chúng chỉ ra
máu ngoại vi, đến lách và các nơi khác dưới dạng đã biệt hóa để thực hiện
chức năng. Quá trình này biệt hóa các tế bào dòng lympho, về bản chất liên
quan tới sự thêm và mất đi của hàng loạt các kháng nguyên bề mặt được gọi
là các cụm biệt hóa (CD: cluster of differentiation) (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Phân bố của các CD trên bề mặt tế bào [3]
Kháng nguyên Phân bố Tên gọi hoặc chức năng
CD1 Thymocyt,
Tế bào langerhans
CD2 Lympho T, tế bào
NK
Kháng nguyên biệt hóa tế bào
lympho T, receptor hồng cầu cừu.
CD3 Lympho T Kháng nguyên liên quan tới receptor
của kháng nguyên T
CD4 Dưới nhóm T h/Ti Nhận diện miễn dịch giới hạn ở
MHC II
CD5 Lympho T, lympho
B
CD7 LymphoT , tế bào
NK
Có lẽ là receptor đối với Fc của IgM
CD8 Dưới nhóm Tc/s Nhận diện miễn dịch giới hạn ở
MHC I
CD10

(CALLA)
Tiền B Endopeptidase
CD11c Tế bào NK Receptor đối với C3bi
CD16 Tế bào NK Receptor II của Fc gama
CD19 Lympho B
CD20 Lympho B
CD21 Lympho B Receptor đối C3d và EBV
11
Ở máu ngoại vi, số lượng và tỷ lệ các dưới nhóm tế bào lympho tương
đối ổn định. Phần lớn tế bào lympho là lympho T, chiếm tỷ lệ khoảng 60%
đến 75%. Chức năng chính của tế bào lympho T là điều hòa miễn dịch và đáp
ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Khi được hoạt hóa, các lympho T cũng
tiết ra một số cytokine đóng vai trò quan trọng trong điều hòa sinh máu.
Ngoài ra các lympho T còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kháng
thể của lympho B. Dòng tế bào lympho T có 2 dưới nhóm vai trò quan trọng
nhất trong việc thực hiện chức năng là T-CD4+ (còn gọi là T giúp đỡ - T
helper) và T - CD8+ (còn gọi là T gây độc/ức chế /-T s/c). Bình thường, tỷ lệ
T-CD4+/T–CD8+ dao động từ 1,4 đến 1,6.
Tế bào lympho B chiếm khoảng 20 đến 25% tổng số bạch cầu lympho
lưu hành ở máu ngoại vi. Lympho B sản xuất ra các kháng thể miễn dịch cho
cơ chế đáp ứng miễn dịch thể dịch, qua thông tin từ đại thực bào sự điều hòa
của lympho T.
Tế bào NK chỉ chiếm 5 đến 10% tổng số bạch cầu lympho lưu hành. Đó
là các tế bào dạng lympho được xác định khả năng tiêu hủy các tế bào mà
không bị hạn chế bởi hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA: human
leucocyte antigen). Hoạt tính gây độ tế bào đích của NK thể hiện qua cơ chế
độc tế bào phụ thuộc kháng thể và cơ chế độc tế bào tự nhiên. Ngoài ra, các tế
bào NK còn tham gia điều hòa hóa sinh, điều hòa miễn dịch do sản xuất một
số cytokine như TNF (tissue necrosis factor). Trong máu lưu hành, tế bào NK
mang hình thái lympho có hạt lớn (LGL: large granular lymphocyte).

Trong máu ngoại vi, bạch cầu lympho chiếm 20 đến 40% số lượng bạch
cầu, tế bào lympho thuộc loại bạch cầu không hạt và loại quần thể tế bào
thuần nhất. Trên các phiến đồ máu nhuộm bằng phương pháp thông thường
khó có thể phân biệt chúng với nhau. Người ta chỉ có thể nhận ra các tế bào
12
lymphocyte nhỏ chiếm ưu thế với đường kính khoảng 6-8µm, rất hiếm các
bạch cầu lympho kích thước trung bình và lớn với đường kính 9-12µm.
%!,&
Từ tế bào gốc đa năng dòng tủy (CFU-GEMM) sinh ra tế bào mẹ của
dòng mẫu tiểu cầu (CFU-Meg), sau đó sinh ra tế bào đầu dòng mẫu tiểu cầu,
gọi là nguyên mẫu tiểu cầu (Megakaryoblast). Thế hệ thứ 2 là mẫu tiểu cầu ưa
base, từ đó sinh ra mẫu tiểu cầu có hạt gồm 2 loại: Mẫu tiểu cầu có hạt chưa
sinh tiểu cầu và mẫu tiểu cầu có hạt sinh tiểu cầu.
Quá trình nhân lên và biệt hóa của mẫu tiểu cầu đến giai đoạn tiểu cầu
bình thường diễn ra trong tủy xương. Trung bình một mẫu tiểu cầu sẽ phóng
thích ra 2000 đến 4000 tiểu cầu. Thời gian từ lúc xuất hiện một nguyên mẫu
tiểu cầu đến phóng thích ra tiểu câu khoảng 10 ngày. Bình thường chỉ có 2/3
số lượng tiểu cầu lưu hành ở máu ngoại vi, tương đương 150 đến 400G/l. Số
còn lại được tích tụ ở lách. Đời sống của tiểu cầu khoảng 8 đến 10 ngày.
13
1.2. RỐI LOẠN TẠO MÁU VÀ PHÂN LOẠI BỆNH LÝ TẾ BÀO
NGUỒN TẠO MÁU
Sinh máu ở người là quá trình phức tạp bao gồm quá trình tăng sinh tế
bào, quá trình biệt hóa tế bào và quá trình chết đi của tế bào với một cơ chế tự
điều hòa tinh tế.
Sơ đồ 1.2. Các bất thường chủ yếu của quá trình tăng sinh và biệt hóa
đơn dòng tế bào nguồn tạo máu [16], [18].
Quá trình sản sinh tế bào máu còn chụi ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội
tại cũng như ngoại sinh. Nghiên cứu sinh máu có vai trò quan trọng trong
chẩn đoán cà theo dõi điều trị các bệnh máu và cơ quan tạo máu.

Trong quá trình tạo máu, sự đột biến có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào,
của dòng tế bào nào và trở thành bệnh lý tạo máu. Sự đột biến tế bào tạo máu có
Tế bào nguồn tạo
máu
Bất thường đơn
dòng
Giảm sinh hoặc vô
sinh
Sinh sản và biệt
hóa đều tăng
Sinh sản và biệt hóa
không bình thường
Giảm sinh sản
nhưng không biệt
hóa
Tăng sinh tủy
mạn ác tính
lơ xê mi cấpRối loạn sinh tủySuy tủy hoặc
giảm sinh tủy
lơ xê mi cấp dòng
tủy
lơ xê mi cấp dòng
lympho
14
thể dẫn tới bất thường về sinh sản và biệt hóa các dòng tế bào, sự phối hợp hai
loại bất thường đó sẽ dẫn đến nhóm bệnh lí tế bào nguồn tạo máu [15], [17].
1.3. LƠ XÊ MI CẤP
Năm 1827 Velpeau thông báo ca bệnh nhân lơ-xê-mi đầu tiên. Đến năm
1845, Bennett đã đặt tên cho bệnh là leucocythemia (tăng bạch cầu). Sau đó,
Virchow gọi bệnh này là bệnh máu trắng và cuối cùng đặt cho bệnh này tên

gọi mà đến bây giờ vẫn đang được sử dụng là leukemia.
1.3.1. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế sinh bệnh
Cho đến nay, chưa xác định được nguyên nhân gây LXM cấp, tuy nhiên
nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc LXM cấp được mô tả. Các yếu tố
này bao gồm:
- Tia xạ: Tia xạ có thể gây tổn thương vật liệu di truyền hoặc gây suy
giảm miễn dịch. Ví dụ: tỷ lệ mắc LXM cấp cao hơn sau các vụ nổ hạt nhân
hoặc ở nhóm người được điều trị bằng tia xạ.
- Hoá chất: nhóm Benzen, các tác nhân alkyl hoá.
- Virus: người ta đã thấy mối liên quan giữa nhiễm một số virus với lơ
xê mi ở động vật thực nghiệm.
- Yếu tố di truyền: một số trường hợp có tính gia đình, trẻ em sinh đôi
cùng trứng thì lơ xê mi có nguy cơ mắc bệnh tới 20%. Những bệnh nhân bị
một số bệnh di truyền như hội chứng down, hội chứng Blom, thiếu máu
fanconi có nguy cơ cao bị lơ xê mi cấp.
Về cơ chế bệnh đến nay cho rằng quá trình sinh sản và biệt hóa, trưởng
thành tế bào được điều hòa như sau: (1) Yếu tố kích thích tác động lên màng
tế bào; (2) Truyền thông tin kích thích qua màng tế bào và bào tương đến
nhân tế bào; (3) Tác động của thông tin về yếu tố kích thích lên gen chụi trách
nhiệm sinh sản hay biệt hóa tế bào. Các yếu tố kích thích hay các chất tham
15
gia vào quá trình truyền tin và các chất phối hợp tác động lên thông tin kích
thích lên gen đều là các protein. Các protein này đều do tế bào sản xuất dựa
trên khuôn mẫu là trình tự các nocleotit trên các gen tương tự. Các nguyên
nhân sinh bệnh (hóa chất, tia xạ, virus) tác động làm tổn thương gen dẫn đến
tạo ra các protein có cấu tạo và chức năng thay đổi, protein này có hoạt tính
quá mạnh là tế bào phân chia quá nhanh hoặc không biệt hóa, trưởng thành
được. Cũng có thể bất thường tế bào gốc làm rối loạn quá trình chết theo
chương trình của tế bào nên các tế bào tích tụ lại. Những rối loạn rối loạn trên
dẫn đến hiện tượng tích lũy ở tủy và máu một lượng lớn tế bào non gọi là tế

bào blast [12].
1.3.2. Chẩn đoán bệnh
Biểu hiện lâm sàng của bệnh là hậu quả của quá trình sản sinh quá nhiều
"tế bào non", ác tính, thiếu các tế bào máu bình thường. Bệnh có nhiều thể,
mỗi thể có những đặc điểm riêng, nhưng chung nhất là các biểu hiện lâm sàng
diễn biến nhanh:
- Lâm sàng:
+ Biểu hiện mệt mỏi gầy sút.
+ Bệnh nhân có các biểu hiện của hội chứng: thiếu máu, nhiễm trùng, sốt
huyết. các biểu hiện này diễn biến nhanh.
+ Biểu hiện hội chứng thâm nhiễm, loét, hoại tử.
- Cận lâm sàng:
• Xét nghiệm máu
+ Số lượng hồng cầu bình thường thiếu máu bình sắc.
+ Số lượng tiểu cầu giảm.
+ Số lượng bạch cầu tăng, cũng có thể bình thường hoặc giảm. Trong
công thức bạch cầu có nhiều tế bào non, ác tính và đặc biệt giảm các tế bào
máu trưởng thành bình thường.
16
• Xét nghiệm tủy xương
+ Số lượng tế bào tủy xương tăng hoặc bình thường.
+ Có tế bào non ác tính. Tiêu chuẩn chẩn đoán là tế bào ác tính trên 20%
trong tủy xương. Trường hợp tỷ lệ tế bào blast dưới 20% nhưng phát hiện
được bất thường NST hoặc gen đặc trưng là t(8;21), hay t(15;17) và inv (16)
cũng có thể chẩn đoán lơ xê mi cấp.
+ Giảm các tế bào tủy bình thường.
+ Số lượng hồng cầu lưới ở máu và tủy giảm.
• Xét nghiệm miễn dịch và di truyền.
+ Phát hiện nhiều tế bào có kháng nguyên (CD) đặc trưng giai đoạn sớm
trong quá trình biệt hóa và trưởng thành.

+ Xét nghiệm di truyền: phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể và gen
đặc trưng trong lơ xê mi cấp.
 Biến đổi về số lượng:
- Đa bội thể.
- Thiểu bội thể.
 Biến đổi về cấu trúc, đặc trưng Ph1+.
 Biến đổi cả số lượng và cấu trúc.
1.3.3. Phân loại
-.))/01!2345678
Nhờ cách gọi đơn giản, yêu cầu để phân loại không quá cao, nhiều
phòng xét nghiệm có thể sử dụng được nên phương pháp phân loại năm, 1976
nhanh chóng được công nhận và được áp dụng trên toàn thế gới [32].
Tuy nhiên lơ xê mi có nhiều biến đổi, các chỉ tiêu về hình thái thường bị
ảnh hưởng bởi chủ quan. Sau một thời gian áp dụng, năm 1982 các nhà huyết
học Pháp, Mỹ và Anh xem xét và bổ sung một số tiêu chuẩn [31]. Năm 1985,
1991 Bennett đề xuất thêm thể M7 và M0 với lơ xê mi cấp dòng tủy. Lơ xê
mi cấp dòng lympho được phân ra ba dưới nhóm L1, L2, L3.
17
+L1: Tế bào lơ xê mi có kích thước nhỏ và đồng đều.
+L2:Tế bào lơ xê mi có kích thước to và không đồng đều.
+L3:Tế bào lơ xê mi to, có nhiều hốc trong nguyên sinh chất.
Hình 2.1. Các thể lơ xê mi cấp phân loại theo FAB
-.)9":
Trong khi phương pháp phân loại FAB tỏ ra có giá trị cho lơ xê mi tủy
cấp thì phương phấp phân loại miễn dịch rất có giá trị cho lơ xê mi cấp. Tuy
nhiên, đối với lơ xê mi tủy cấp, phương pháp phân loại miễn dịch cũng rất có
ý nghĩa nhất là xác định bản chất dòng.
- CD34, emzym TdT (Terminal desoxy nucleotidyl transferase) cho
lympho B và T ở giai đoạn non.
- CD2, CD1, CD3, CD4, CD7, CD8 cho các giai đoạn trưởng thành của

lympho T [41].
18
- Ig trên màng tế bào, HLA-DR, CD10 (kháng nguyên chung CALLA
=common acute lymphoblastic leukemia- associated angtigen) CD19, CD20,
chuỗi nặng µ trong bào tương có các giai đoạn trưởng thành của lympho B [31].
- CD56, CD7, CD16 cho tế bào NK (natural killer)
-.)
- Phân loại theo tế bào di truyền và sinh học phân tử: xác định bất
thường NST, bất thường gen. Phương pháp này tỏ ra có giá trị trong tiên
lượng và giúp xác định cách xử trí.
- Phân loại theo nguyên phát hay thứ phát.
1.3.4. Chẩn đoán phân biệt
- Suy tủy xương: bệnh nhân cũng có thiếu máu, xuât huyết, nhiễm trùng.
Phân biệt bệnh tiến triển từ từ, biểu hiện lâm sàng không rầm rộ. Gan, lách,
hạch không to. Xét nghiệm thấy giảm 3 dòng tế bào máu nhưng không có tế
bào non, ác tính trong máu và tủy, tủy nghèo tế bào.
- Xuất huyết giảm tiểu cầu: có tình trạng xuất huyết nhưng thiếu máu
tương ứng với mức độ mất máu. Xét nghiệm máu không có tế bào non.
- Thiếu máu do nguyên nhân khác: biểu hiện thiếu máu nhưng không xuất
huyết, không nhiễm trùng, không có tế bào non ác tính trong máu và tủy xương.
- Bệnh lơ xê mi kinh dòng hạt và các bệnh khá thuộc hội chứng tăng sinh
tủy mạn tính: bệnh có thể thiếu máu, lách to. Bệnh diễn biến từ từ, xét nghiệm
số lượng bạch cầu tăng rất cao, tiểu cầu thường tăng cao, có nhiều bạch cầu ở
các lứa tuổi khác nhau.
- Bệnh u lympho: có thiếu máu, hạch to, đôi khi xuyết huyết. nhưng xét
nghiệm máu và tủy không có tế bào non ác tính.
- Bệnh đa u tủy xương: xét nghiệm sinh hóa máu tăng cao protein, đặc
biệt tăng một loại gamma globulin.
19
- Hội chứng rối loạn sinh tủy: bệnh diễn biết từ từ, tỷ lệ tế bào non

trong máu và tủy dưới 20%.
- Bệnh lơ xê mi kinh dòng hạt chuyển cấp: đây là giai cuối của lơ xê mi
kinh. Bệnh nhân bị lơ xê mi cấp nhưng có tiền sử diễn biến lơ xê mi kinh, xét
nghiệm có NST Ph1.
1.3.5. Điều trị lơ xê mi cấp
Rối loạn cơ bản của bệnh lơ xê mi cấp dòng lympho là sự tăng sinh
không kiểm soát được của dòng NBLP tại tủy xương, lấn áp các dòng tế bào
tạo máu bình thường tại tủy xương và di căn tới các cơ quan khác như gan,
lách, hạch, hệ TKTƯ Bệnh có tính lan tỏa nên để tiêu diệt toàn bộ các NBLP
phải sử dụng thuốc chồng ung thư và tia xạ những cơ quan bị thâm nhiễm
NBLP mà thuốc không đủ hiệu quả tại cơ quan đó [2], [6].
Từ năm 1948 người ta đã bắt đầu dùng hóa chất độc tế bào để điều trị
bệnh. Dựa vào đặc điểm các giai đoạn trong chu kỳ phân bào và cơ chế tác
động của các thuốc, các tác giả đã đề xuất nhiều phác đồ phối hợp thuốc. Đã
có nhiều phác đồ điều trị lơ xê mi cấp tuần tự bốn giai đoạn:
+ Điều trị tấn công: phối hợp các thuốc tiêu diệt tế bào ác tính.
+ Điều trị tái tấn công: thường sử dụng nếu kiểm tra tủy xương còn tế
bào blast.
+ Điều trị củng cố: củng cố tình trạng lui bệnh.
+ Điều trị duy trì: nhằm không cho tái phát.
Điều trị tấn công và củng cố, hiện nay có thể dùng phác đồ "Hyper CVAD"
phối hợp course A và course B. Mỗi tháng một course xen kẽ nhau
trong 6-8 tháng. Cụ thể như sau:
Bảng 1.2. Course A
TT Tên thuốc Liều, đường dùng Ngày dùng
20
1 Cyclophosphamid 300mg/m² da, 2 lần/ ngày, TM 1-3
2 Mesna 600mg/m² da/ngày , dùng sau
truyền cyclophosphamid 12
giờ

1-3
3 Daunorubixin 50mg/m² da, TM 4
4 Vincristin 2mg/ngày, TM 4,11
5 Dexamethazon 40mg/ngày 1-4. 11-14
Course B:
Methotrexat 1mg/m² da (ngày 1)
Cytarabine 3000mg/m² da, 2 lần/ ngày (ngày 2,3).
Calcifolinat 25mg/m² da, 4 lần /ngày (ngày 2,3).
Điều trị thâm nhiễm thần kinh trung ương: tiêm tủy sống phối hợp các
thuốc sau: Methotraxt 10mg, solumedrol: 40mg, cytarabin 50mg.
Có thể điều trị dự phòng thâm nhiễm thần kinh bằng cách tiêm tủy sống
10mg methotraxt vào tuần thứ 2 và tuần thứ 4 của đợt điều trị tấn công và
củng cố.
Điều trị duy trì: dùng phối hợp thuốc liều thấp: 6MP 100 mg uống từ
ngày 1-30 và methotraxt: 5mg, uống từ ngày 1-20 rồi 1 tháng dùng cytarabin:
50mg tiêm dưới da ngày 1-8, 18-24 và cyclophosphamid: 100mg, uống từ
ngày 1-14.
Hiện nay, phương pháp điều trị ghép tủy xương được ứng dụng rộng rãi
và có nhiều kết quả. Negrin, Larson, Hoffbrand đều cho rằng những bệnh
nhân có NST Ph1 là những bệnh nhân có tiên lượng xấu trong điều trị hóa
chất và có chỉ định ghép tủy xương nhưng phải ghép ngay ở đợt lui bệnh đầu
mới có kết quả.
21
1.3.6. Một số yếu tố tiên lượng
Các nhóm nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra trên 60 yếu tố tiên lượng
trong có thử nghiệm lâm sàng. Các yếu tố tiên lượng được xếp thành 3 nhóm,
đó là (1) yếu tố liên quan tới người bệnh, (2) yếu tố liên quan tới bệnh và (3)
yếu tố liên quan với điều trị. Hầu hết các yếu tố tiên lượng là đặc trưng lâm
sàng và sinh học có thể đánh giá được vào lúc chẩn đoán và đáp ứng sớm với
điều trị.

8;(!<!1)=>)1?=@$
Gồm tuổi, giới, chủng tộc, hội chứng Down, suy giảm miễn dịch, dinh
dưỡng, tuân thủ điều trị đúng. Tuổi là một yếu tố tiên lượng chính, dễ xác
định, có giá trị trong lơ xê mi cấp dòng lympho B, không có giá trị trong dòng
lympho T (nghiên cứu của BFM 1968-1990) [28]. Chủng tộc là yếu tố tiên
lượng chính độc lập [28].
8;(!<)1?!A$
Gồm SLBC ban đầu, tình trạng thâm nhiễm hệ TKTƯ, u trung thất,
lách to, gan to, kiểu hình miễn dịch, rối loạn di truyền phân tử và tế bào. Các
yếu tố tiên lượng khác như thận to, thâm nhiễm tinh hoàn, nồng độ huyết sắc
tố >10 g/dL, tiểu cầu <100G/l, hạch to, phân loại hình thái và hóa học tế bào
theo FAB, kháng nguyên dòng tủy dương tính, lactat dehydrogenase (LDH)
hiện không còn là yếu tố tiên lượng trong thời gian gần đây. SLBC là yếu tố
tiên lượng chính. Kiểu hình miễn dịch là yếu tố tiên lượng quan trọng. Rối
loạn di truyền của NBLP là yếu tố tiêng lượng quan trọng hơn tuổi và SLBC.
Các yếu tố tiên lượng mới vẫn đang được nghiên cứu như sự tăng methyl hóa
của các gen liên quan đến ung thư, sự nhạy cảm hoặc kháng thuốc trong thực
nghiệm của các NBLP.
22
8B!<)1?C!:
Các yếu tố liên quan đến điều trị là yếu tố đặc biệt quan trọng trong lơ
xê mi cấp dòng lympho. Đáp ứng điều trị sớm là yếu tố tiên lượng độc lập, có
giá trị thể hiện tính nhạy cảm với thuốc của NBLP. Đáp ứng điều trị sớm có
thể đánh giá bằng số lượng NBLP trong máu ngày thứ 7, tốc độ giảm NBLP
trong máu sau trị liệu, tình trạng tủy xương ngày thứ 7 hoặc ngày thứ 14 của
điều trị cảm ứng, mức bệnh tồn dư tối thiểu khi kết thúc điều trị cản ứng [29].
Tốc độ hồi phục tủy chậm được phản ánh bởi SLBC, số lượng bạch cầu hạt
tuyệt đối khi kế thúc điều trị cảm ứng dự đoán nguy cơ tái phát cao. Bệnh
nhân có số lượng bạch cầu hạt tuyệt đối cao và bệnh tồn dư tối thiểu thấp có
khi kết thúc cảm ứng có thể giảm điều trị tích cực để giảm độc tính. Tùy theo

nhóm nguy cơ đánh giá khi chẩn đoán và đáp ứng điều trị cảm ứng sớm hay
muộn mà lựa chọn phác đồ trong quá trình điều trị giúp thay đổi tiên lượng.
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LƠ XÊ MI CẤP DÒNG LYMPHO
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.4.1. Tình hình nghiên cứu lơ xê mi cấp dòng lympho trên thế giới
Trường hợp đầu tiên được Velpeau mô tả năm 1857. Sau đó, Virchow
đặt tên bệnh là bệnh máu trắng do quan sát thấy ngoại vi của bệnh nhân có
màu trắng đục do hiện tượng tăng quá cao số lượng bạch cầu và ông đặt tên
cho là leukemia (tiếng Hylap có nghĩa là máu trắng). Thuật ngữ lơ xê mi cấp
được Estein.W sử dụng lần đầu vào năm 1889 để mô tả tình trạng bệnh tiến
triển cấp tính, không đáp ứng với điều trị thời đó. Tới những năm 1900 thuật
ngữ "dòng tủy" và "dòng lympho" bắt đầu được áp dụng để xếp loại bệnh
[24], [25].
Qua phân tích các đặc điểm sinh học tế bào ác tính, các nhà nghiên cứu
thấy các tế bào lơ xê mi của một bệnh nhân có đặc tính giống nhau và xuất
phát từ một tế bào ban đầu. Phân tích bất thường NST Bernhein cũng khẳng
23
định tế bào lơ xê mi tiến triển từ một tế bào bất thường đầu tiên. Collin, Trent
(1998) thấy tính chất một dòng là tiêu chuẩn để nhận biết u ác tính.
Mới đây nhờ phối hợp các phương pháp điều trị hỗ trợ, Pui C.H.(1999)
thấy điều trị hóa chất cho lơ xê mi cấp ở trẻ em 1-9 tuổi có thể đạt lui bệnh
97% và 70% đến 80% sống được hơn 5 năm [30].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu lơ xê mi cấp dòng lympho ở Việt Nam
Do điều kiện kỹ thuật, kinh tế còn hạn chế nên ở Việt Nam chỉ một số
trung tâm lớn tiến hành nghiên cứu và điều trị lơ xê mi cấp, tuy nhiên đã có
nhiều công bố về đặc điểm bệnh, về kết quả ứng dụng các kỹ thuật chuẩn
đoán, phân loại và điều trị bệnh.
Tình hình mắc bệnh: Đặng Ngọc Tiêu năm (1974), Nguyễn Công Khanh,
Lê Thị Thư(1988), Bạch Quốc Tuyên (1991), Nguyễn Thị Minh An (1995)
nghiên cứu tỷ lệ và lứa tuổi mắc bệnh nhân lơ xê mi cấp ở nhiền bệnh viện,

trong nhiều năm cho thấy: bệnh có xu hướng ngày càng tăng và gặp tỷ lệ cao
ở bệnh nhân trẻ tuổi [1], [8]. Đỗ trung phấn, Bạch Quốc Khánh, Trần Thị
Minh Hương, Nguyễn Hữu Toàn nghiên cứu về số lượng bệnh nhân bị bệnh
máu tại viện huyết học truyền máu từ năm 1995 đến 2000 cho thấy lơ xê mi
cấp là một bệnh có tỷ lệ cao nhất trong số bệnh máu và bệnh có xu hướng
ngày càng tăng [5], [9], [22].
Từ năm 1980, Bạch Quốc Tuyên, Đỗ Xuân Thiêm đã ứng dụng các
phương pháp nhuộm hóa tế bào để phân loại lơ xê mi [23]. Nguyễn Công
khanh, Dương Bá Trực phân loại lơ xê mi cấp trẻ em, Nguyễn Ngọc Minh
phân loại bệnh nhân tại bệnh viên trương ương Huế. Trần Văn Bé, Lê Hữu
Tài (1994) áp dụng kỹ thuật hóa tế bào phân loại bệnh nhân lơ xê mi cấp tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đều thấy tỷ lệ lơ xê mi cao. Riêng ở trẻ em
tỷ lệ lơ xê mi lympho cấp cao và tỷ lệ này giảm theo tuổi. Phạm Quang Vinh
(1985) phân tích nhiễm sác thể lơ xê mi cấp thấy bất thường thiểu bộ thường gặp
ở lơ mi tủy cấp, bất thường quá bội thường gặp ở lơ xê mi lympho cấp [27].
24
Tại viện Huyết học -Truyền máu, thực hiện chương trình nghiên cứu toàn
diện bệnh máu, từ 1995 Đỗ Trung Phấn và cộng sự phối hợp thuốc đặc hiệu
cho từng thể bệnh với các chế phẩm máu nên số bệnh nhân được điều trị đúng
phác đồ tăng lên. Năm 1999 lần đầu tiên Đỗ Trung Phấn, Bạch Quốc Khánh,
Trần Kiều My sử dụng ATRA điều trị lơ xê mi tiền tủy bào cấp cho thấy tỷ lệ
lui bệnh hoàn toàn tới 70% [14]. Năm 2002 các tác giả tổng kết kết quả phối
hợp hóa trị liệu (doxorubicin, vincristin, prednisolon) cho thấy bệnh nhân lơ
xê mi cấp thấy 80% lui bệnh [10].
Như vậy, dù khó khăn, trong hàng chục năm qua các nhà huyết học Việt
Nam đã đạt được một số thành công trong chẩn đoán, phân loại và điều trị
bệnh lơ xê mi. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa yếu
tố tiên tượng và kết quả điều trị ở người lớn.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là 71 bệnh nhân được điều trị tại khoa huyết học bệnh
viện Bạch Mai từ 01/01/2010 đến 30/12/2012. Đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Bệnh nhân vào viện lần đầu.
- Chuẩn đoán xác định lơ xê mi cấp dòng lympho theo tiêu chuẩn của
FAB năm 1986.
- Tuổi 16 trở lên.
- Chưa được điều trị đặc hiệu.
- Không có chống chỉ định điều trị hóa chất: bệnh tim mạch, các bệnh ác
tính khác, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần.
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Máu ngoại vi của bệnh nhân.
- Dịch tủy xương của bệnh nhân.
25
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả.
2.3.2. Nội dung và biến số nghiên cứu:
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, huyết học của bệnh nhân lơ xê mi
cấp dòng lympho ở người lớn:
+ Đặc điểm lâm sàng: thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, thâm nhiễm.
+ Các chỉ số máu ngoại vi và tủy, các chỉ số đông máu.
+ Chỉ số hóa sinh.
- Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ một số yếu tố tiên lượng và đáp
ứng điều trị của bệnh nhân lơ xê mi lympho cấp. Theo Hội ung thư Hoa Kỳ
các yếu tố tiên lượng tuổi, số lượng bạch cầu ban đầu, loại lơ xê mi cấp dòng
lympho, biến đổi về NST đặc biệt có Ph1, đáp ứng tốt với điều trị hóa chất.
2.3.3. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
 DE!$(!F
Tiến hành theo quy trình tiêu chuẩn của khoa tế bào và tổ chức học,

viện huyết học truyền máu, dựa trên kỹ thuật đã được Williams mô tả và kỹ
thuật đã được khoa huyết học bệnh viện Bạch Mai ứng dụng [4].
 Xét nghiệm tủy đồ GH
Xét nghiệm số lượng tế bào tủy, % tế bào bất thường trong tủy.
 IJ!K! !
Nhuộm peoxydase (MPO), sudan đen, esterase đặc hiệu và không đặc
hiệu, PAS (periodie Acid Schiff).
 IJ!K!+.!L9M!,
- Kỹ thuật nuôi cấy tế bào tủy ngắn hạn.

×