Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, Chi nhánh Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.92 KB, 47 trang )

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, có diện tích 139.000
ha nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là trung tâm kinh tế,
tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật và văn hóa của ĐBSCL, có hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá thuận lợi cho hợp tác đầu tư trong và ngoài
nước như: hệ thống giao thông thủy bộ, sân bay, bến cảng, các khu công nghiệp -
chế xuất, các dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, điện, cấp thoát
nước và nhiều khu đô thị mới thành lập, với dân số khoảng 1.209.192 người, là
thành phố đông dân thứ 4 tại Việt Nam. Trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ, ngoài
2 khu công nghiệp tập trung là KCN Trà nóc, KCN Hưng Phú còn có 3 trung tâm
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp phù hợp với quy mô vừa và nhỏ, gắn liền với
vùng nguyên nguyên liệu của địa phương. Chính vì vậy nhu cầu về vốn rất lớn,
vốn có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp không chỉ có nhu cầu vốn trung và dài hạn để để đầu tư vào các tài sản cố
định như: đổi mới công nghệ sản xuất, mua máy móc để sản xuất, mà các doanh
nghiệp luôn có nhu cầu vốn ngắn hạn để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh
doanh, bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn. NHTMCP Đông Nam Á- Chi
nhánh Cần Thơ là Chi nhánh được thành lập sớm nhất ở khu vực ĐBSCL Chi
Nhánh đã đạt được nhiều thành tựu đáng được ghi nhận trong những năm vừa
qua, Thành Phố Cần Thơ là nơi đông dân cư và có nhiều doanh nghiệp vừa và
nhỏ nên nhu cầu vốn ngắn hạn cao, tuy nhiên vấn đề đặt ra trước mắt cho chi
nhánh là làm thế nào để mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn, từng bước giúp
các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ tốt
nhất nhu cầu vay vốn của các cá nhân trên địa bàn cải thiện đời sống, từ đó góp
phần phát triển kinh tế xã hội.
Xuất phát từ những thực tiễn trên em đã chọn đề tài “ Phân tích hoạt động tín
dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- Chi Nhánh Cần Thơ” để phân tích
và nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho
vay ngắn hạn cho chi nhánh.


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
- Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- Chi
nhánh Cần Thơ trên cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Cần Thơ.
1
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- Chi
nhánh Cần Thơ.
- Đưa ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại
NHTMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Cần Thơ.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu được thu thập trực tiếp từ phòng khách hàng cá nhân tại NHTMCP
Đông Nam Á- Chi nhánh Cần Thơ.
- Thu thập thêm các thông tin từ sách, báo, internet và các tài liệu có liên
quan đến đề tài.
3.2 Phương pháp phân tích
Dựa trên số liệu để so sánh năm nay với năm trước nhằm thấy xu hướng
thay đổi của ngân hàng theo chiều hướng tốt hay xấu để có những biện pháp
nhằm chấn chỉnh kịp thời.
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích với kỳ gốc của chi tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh
số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không
và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó tìm ra biện pháp
khắc phục.
- Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của
kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp dùng để làm rõ
tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So

sánh mức độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng
giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi về không gian
- Đề tài được thực hiện trong phạm vi hoạt động của NHTMCP Đông Nam
Á- Chi nhánh Cần Thơ.
4.2 Phạm vi về thời gian
- Phân tích số liệu của 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011
- Đề tài được nghiên cứu từ ngày 2/1/2012 đến ngày 28/03/2012
2
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
5. Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Tình hình cho vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng.
6. Bố cục của đề tài
Chuyên đề được trình theo kết cấu nội dung như sau:
• Phần mở đầu
• Phần nội dung : gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn của NHTMCP Đông Nam Á-
Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2009-2011
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
Phần kết luận và kiến nghị
3
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Theo Nguyễn Đăng Dờn, 2008: Trang 7

Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình
doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn với
hình thức nhận tiền gửi, tiền gửi định kỳ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng
thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương
tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
1.2 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng
1.2.1 Khái niệm TDNH
Theo “Nguyễn Đăng Dờn, 2008: Trang 18
Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất
định.
1.2.2 Phân loại TDNH
Theo Lê Văn Tề, 2009: Trang 10-13
- Dựa vào thời hạn
+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng , nhằm
tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
+ Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng tối đa đến 60
tháng, nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
+ Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng, nhằm tài trợ
đầu tư vào các dự án đầu tư.
- Dựa vào mục đích của tín dụng
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân.
+ Cho vay nông nghiệp.
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
- Dựa vào mức độ tín dụng của khách hàng
4
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
+ Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp,
cầm cố, bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng

vay vốn để quyết định cho vay.
+ Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền
vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
- Dựa vào phương thức cho vay
+ Cho vay theo món.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
+ Cho vay chỉ có 1 kỳ hạn trả nợ
+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
1.3 Một số vấn đề chung về tín dụng ngắn hạn
Theo quyết định của Thống đốc NHNN số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31
tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD ta tìm hiểu một
số vấn đề chung về tín dụng ngắn hạn như sau:
1.3.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn tối đa 12 tháng, thường
được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh
nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
1.3.2 Những nguyên tắc về tín dụng
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng.
- Khoản vay phải được hoàn trả đầy đủ cả nợ gốc và lãi vay theo đúng
thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
1.3.3 Điều kiện vay vốn
- Khách hàng vay phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực
hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.
- Khả năng tài chính đảm bảo trả nợ cho ngân hàng trong thời hạn cam
kết.
- Phương án kinh doanh phải có tính khả thi và đạt hiệu quả.
- Mục đích sử dụng vốn hoàn toàn hợp pháp.
- Thực hiện đầy đủ các hình thức đảm bảo tiền vay theo qui định của

chính phủ và của Ngân hàng Nhà Nước.
5
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
1.3.4 Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so
với số vốn vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Mức lãi suất cho vay do tổ
chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của ngân hàng nhà
nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. Tổ chức tín dụng
có nhiệm vụ có trách nhiệm công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho
khách hàng biết. Tùy vào mức độ quan hệ của ngân hàng và khách hàng mà có
các mức độ ưu tiên về lãi suất khác nhau. Nếu khoản vay quá hạn thì phải áp
dụng lãi suất quá hạn.
- Phương pháp xác định lãi suất cho vay được xác định trước khi cho vay
dựa trên lãi suất cơ bản. Tại NHTMCP Đông Nam Á lãi suất cho vay được thực
hiện theo Quyết định của Tổng giám đốc ban hành trong phạm vi khung lãi suất
do NHNN ấn định trong từng thời kỳ.
1.3.5 Thời hạn cho vay
- Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh
doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng.
1.3.6 Phương thức cho vay
- Cho vay theo món
Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thương mại thực hiện thủ tục
vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Đặc điểm: Khách hàng xin vay món nào thì phải làm hồ sơ xin vay món đó.
Như vậy nếu trong một quý khách hàng có bao nhiêu món vay, thì khách hàng
phải làm bấy nhiêu hồ sơ xin vay. Bộ phận tín dụng tiến hành phân tích tiến hành
phân tích hồ sơ xin vay và xem xét cho vay đối với từng hồ sơ cụ thể. Cách thức
phát tiền vay, thu nợ và thu lãi được thực hiện như sau:
+ Phát tiền vay: Dựa vào hợp đồng tín dụng, NH phát dần tiền vay theo yêu
cầu của khách hàng, khi phát tiền vay, khoản tiền vay đó được ghi có vào tài

khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp và ghi nợ
số tiền vay vào tài khoản tiền vay.
+ Thu nợ và lãi: Nợ gốc và lãi thu cùng một thời điểm. khi đến ngày trả nợ
ghi trên hợp đồng tín dụng, khách hàng phải chủ động lập giấy trả nợ cho NH.
Ngân hàng sẽ trích tiền gửi của khách hàng để trả nợ. Còn tiền lãi NH sẽ thu sau
khi tính toán trên số ổn định, theo công thức :
Lãi tiền vay = số tiền vay x Thời hạn vay x Lãi suất vay
6
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
Ngân hàng thương mại và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức
tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định.
Đặc điểm: một hồ sơ xin vay cho nhiều món vay.
+ Phát tiền vay: Ngân hàng sẽ căn cứ vào bảng kê chứng từ xin vay của
khách để giải ngân bằng cách ghi nợ vào tài khoản cho vay luân chuyển và ghi có
vào tài khoản tiền gửi hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp.
Thu nợ: Việc thu nợ theo tài khoản cho vay luân chuyển.
1.4 Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động cho vay
Theo Sinhviennganhang.com/diendan/showthread.php?t=37405 ta có một số
chỉ tiêu như sau :
1.4.1 Doanh số cho vay
- Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách
hàng vay không nói đến món vay đó thu được hay chưa thu được trong một thời
gian nhất định.
1.4.2 Doanh số thu nợ
- Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được
vào một thời kỳ nhất định .
1.4.3 Dư nợ cho vay
- Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi đủ
tại một thời điểm nào đó thường là cuối năm. Để xác định dư nợ cho vay, ngân

hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dự nợ
được tính dựa vào công thức:
Dư nợ cuối kỳ (năm n)= Dư nợ đầu kỳ(năm n-1) + Doanh số cho vay
trong kỳ(năm n)- Doanh số thu nợ trong kỳ(năm n)
1.4.4 Nợ xấu
Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc nhà nước ban hành Quy
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ta có định nghĩa và phân loại nợ xấu
như sau:
- Là các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán
cho ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ
khoản dư nợ sang khoản khác gọi là nợ xấu.
7
VHĐ trên tổng VHĐ (%) =
Tổng nguồn vốn huy động
*100%
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
♦ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày,
trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại và nhóm 2 theo quy
định
Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
♦ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai
♦ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở

lên tính theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn tính theo thời
hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần hai.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn.
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng
Theo Nguyễn Đăng Dờn, 2008: Trang 184 -188
1.5.1 Vốn huy động trên tổng vốn huy động
- Chỉ tiêu này có ý nghĩa là giúp các nhà phân tích xác định khả năng và
quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của ngân hàng.
Vốn huy động
1.5.2 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động
- Chỉ tiêu này xác định thực trạng đầu tư cuả một đồng vốn huy động. Nó
giúp ta so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động . Chỉ
tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này quá lớn thì khả
8
Dư nợ ngắn hạn bình quân =
Dư nợ ngắn hạn đầu kì + Dư nợ ngắn hạn cuối kì
2
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
Doanh số thu nợ
Dư nợ ngắn hạn bình quân
Hệ số rủi ro tín dụng =
Dư nợ
* 100%
Hệ số thu nợ (%) =
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay

*100%
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này thấp thì ngân hàng
sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.
Dư nợ
Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động = *100%
Tổng vốn huy động
1.5.3 Chỉ tiêu doanh số thu nợ trên tổng doanh số cho vay
- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ Ngân hàng, nó
phản ánh trong một thời kỳ nào đó với dooanh số cho vay nhất định ngân hàng
thu nợ về được bao nhiêu. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt.
1.5.4 Nợ quá hạn trên dư nợ ngắn hạn (Hệ số rủi ro tín dụng)
- Phản ánh tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro cho vay cũng như chất
lượng tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng
càng kém và ngược lại. Thông thường, chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng (<=) 5%.
Thì hoạt động của ngân hàng được đánh giá ở mức bình thường .
Nợ quá hạn

1.5.5 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
- Đo lường tốc độ sử dụng vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn
đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng
cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, đạt hiệu quả cao, và ngược
lại.
Công thức:
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức
9
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NHTMCP ĐÔNG NAM Á- CN CẦN THƠ (2009-2011)
2.1 Tổng quan về NHTMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Cần Thơ

2.1.1 Lịch sử hình thành NHTMCP Đông Nam Á - CN Cần Thơ
(Nguồn:www.seabank.com.vn/index.php?
option=com_content&task=blogcategory&id=13&Itemid=855)
Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Tên tiếng Anh: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: SeABank
Hội sở: 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: +844 3944 8688 Fax: +844 3944 8689
Được thành lập từ năm 1994, SeABank là một trong những ngân hàng
TMCP ra đời sớm nhất và hiện tại nằm trong Top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất
Việt Nam. Hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng, là một trong 07 ngân
hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, trong đó đối tác chiến lược nước
ngoài Societe Generale sở hữu 20% cổ phần. Năm 2010 SeABank đã hoàn thành
việc chuyển đổi mô hình tổ chức tại tất cả điểm giao dịch trên toàn quốc theo mô
hình ngân hàng bán lẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế từ hệ thống nội – ngoại thất, đội ngũ
nhân sự, quy trình tác nghiệp, Ngoài ra, SeABank không ngừng đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với những thành tích hoạt động trong những năm
qua, SeABank đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có Bằng khen
của Thủ tướng chính phủ, Giải thưởng doanh nghiệp ASEAN-ABA 2010, top
300/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, top 85/500 doanh nghiệp tư nhân lớn
nhất Việt Nam, top 44/1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt
Nam…
NHTMCP Đông Nam Á- SeaBank chính thức khai trương chi nhánh Cần
Thơ ngày 15/05/2008 tại địa chỉ: 112A Trần Văn khéo, Quận Ninh Kiều, Thành
Phố Cần Thơ. Đây là chi nhánh đầu tiên cuả SeaBank tại khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Hiện nay chi nhánh đã có 02 quỹ tiết kiệm và 01 phòng giao
dịch có mặt ở các địa bàn trọng điểm của Thành Phố Cần Thơ (SeABank Tân
An, SeaBank Bình Thủy, SeABank Trần Văn Khéo).
10

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ


(Nguồn: NHTMCP Đông Nam Á - CN Cần Thơ)
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Cần Thơ
2.1.2 Các mặt hoạt động của NH
- Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo SeaMore. Đồng tiền áp dụng: Đồng
Việt Nam (VND).
- Phát hành, quản lý, sử dụng, thanh toán thẻ quốc tế.
- Tài khoản tiết kiệm thông minh SeaSave Smart. Loại tiền áp dụng Đồng
Việt Nam (VND), đô la Mỹ (USD), ơ-rô (EUR).
- Thấu chi tài khoản cá nhân SeaFast. Đồng tiền áp dụng Việt Nam Đồng
(VND).
- Cho vay mua ô tô- SeaCar. Đồng tiền cho vay: Đồng Việt Nam (VND).
- Cho vay tiêu dùng – SeaBuy. Đồng tiền cho vay: Đồng Việt Nam (VND).
11
SeaBank Tân An
SeaBank Trần Văn
Khéo
Các phòng giao
dioa dịch
Phòng Khách hàng
cá nhân
Phòng quản trị và hỗ
trợ hoạt động
Phòng khách hàng
doanh nghiệp
Các phòng ban
SeaBank Bình
Thủy

BAN GIÁM ĐỐC
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
- Cho vay mua nhà ở - SeaHome. Đồng tiền cho vay: Đồng Việt Nam
(VND).
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá – SeaValue. Đồng tiền cho vay và đồng
tiền trả nợ: Đồng Việt Nam (VND).
- Sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế trả sau MasterCard áp
dụng cho cán bộ nhân viên trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
- Cho vay nhanh mua ô tô doanh nghiệp SeaCar Business.
- Ngân hàng trực tuyến SeaNet (tên tiếng Anh SeaNet Online Banking)
cung cấp các tiện ích, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng thồng qua Internet.
Đồng tiền áp dụng cho mọi giao dịch chuyển tiền thông qua SeaNet là Việt Nam
Đồng (VND). Khách hàng được thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ thông qua
SeaNet ( đối với tài khoản USD, EUR) trong trường hợp thỏa mãn tất cả các điều
kiện sau:
• Chuyển khoản cùng hệ thống với SeaBank.
• Tài khoản nhận tiền cùng thuộc sở hữu của khách hàng và cùng loại
tiền tệ với đồng tiền giao dịch.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2009 – 2011
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính
cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi, lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Kết
quả hoạt động kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân
hàng, vì nếu ngân hàng hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh có lợi
nhuận. Vì vậy lợi nhuận là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân
hàng. Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố Cần Thơ trong
những năm qua, NHTMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Cần Thơ cũng đạt nhiều
thành tựu trong hoạt động kinh doanh của mình, thông qua bảng kết quả hoạt
động kinh doanh dưới đây:
12
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ

2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011
ĐVT: Triệu Đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch Chênh lệch
2010-2009 2011-2010
ST % ST %
Tổng thu nhập 3.196 6.377 7.746 3.181 99,53 1.369 21,47
Tổng chi phí 2.496 5.021 5.246 2.525 101,16 225 4,48
Lợi nhuận TT 700 1.356 2.500 656 93,71 1.144 84,37
Thuế thu nhập DN 175 339 625 164 93,71 286 84,37
Lợi nhuận ST 525 1.017 1.875 492 93,71 858 84,37
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2011)
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả trong
những năm qua khi lợi nhuận tăng dần qua ba năm. Năm 2010 lợi nhuận sau thuế
13
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
đạt 1.017 triệu đồng tăng 492 triệu đồng so với năm 2009 (525 triệu đồng) đạt
tốc độ tăng trưởng 93,71%, sang năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng lên 1.875
triệu đồng tương đương tăng 84,37%. Như chúng ta đã biết thu nhập của ngân
hàng bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Trong đó, thu nhập từ lãi
thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập. Điều này cũng dễ hiểu bởi
vì trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thì thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là
nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Sở dĩ tổng thu nhập của Chi nhánh tăng

tiên tục qua các năm là do thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại cho ngân
hàng qua các năm luôn tăng lên, đã làm cho thu nhập từ lãi của ngân hàng cũng
tăng theo. Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, muốn có thu nhập thì phải bỏ
ra một khoản chi phí tương xứng cùng với mức tăng của lợi nhuận thì chi phí
cũng tăng đều qua ba năm năm 2010 chi phí tăng mạnh tăng 101,16% so với
năm 2009, đến năm 2011 tăng nhẹ 4,48% so với năm 2010. Nguyên nhân là do
Ngân hàng đã phải trả lãi tiền gửi ngày càng cao trong quá trình huy động vốn
nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, nâng cao uy tín và mở rộng thị
phần của Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng tăng cường đầu tư mở rộng
thị trường như đầu tư vào việc trang bị hệ thống máy móc hiện đại, chi trả cho
các chương trình tiết kiệm dự thưởng, Ngoài ra, Ngân hàng còn có các khoản
chi như: chi phí quản lý, chi dự phòng rủi ro, … là khá cao nên làm cho chi phí
của Ngân hàng tăng nhanh.
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của NH
∗ Thuận Lợi
- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân viên tuổi đời còn trẻ, năng động, trình
độ năng lực tốt đáp ứng khả năng phát triển ngày càng cao về chất lượng, nâng
cao hiệu quả phục vụ khách hàng. Sự quyết tâm và nổ lực của Ban Giám đốc và
toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh trong việc thực hiện mục tiêu
chung.
- Trụ sở làm việc của chi nhánh được trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc
phục vụ tốt cho công việc.
- SeABank vừa được Ngân hàng Nhà Nước xếp vào nhóm thứ nhất. Được
giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 17%. (Tổng cộng có 4 nhóm và có các chỉ
tiêu tăng trưởng tín dụng như sau: Nhóm 1:17% ; Nhóm 2: 15% ; Nhóm 3: 8% ;
Nhóm 4: Không được tăng trưởng).
- Chi nhánh nhận được nhiều sự quan tâm của NHTMCP Đông Nam Á
cùng các cơ quan ban nghành địa phương trong suốt thời gian hoạt động kinh
doanh.
14

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
∗ Khó Khăn
- Trog những năm hoạt động kinh doanh vừa qua Chi nhánh còn gặp nhiều
khó khăn và tồn tại nhất định, cụ thể như sau:
- Hiện nay số lượng ngân hàng thương mại trên địa bàn rất nhiều nên không
tránh khỏi việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.
- Chịu ảnh hưởng của những khó khăn chung nền kinh tế trong những năm
qua, công việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn
gây ảnh hưởng đến việc trả các khoản vay cho ngân hàng, làm cho tỷ lệ nợ quá
hạn và nợ xấu tăng lên.
2.1.5 Định hướng phát triển trong năm 2012
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch kinh doanh 2012)
Định hướng phát triển của NHTMCP Đông Nam Á với các mục tiêu chủ
yếu như sau:
- Trong hoạt động tín dụng tập trung phát triển các lĩnh vực như sản xuất,
nông nghiệp, thương mại- dịch vụ.
- Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 02/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2011 là hạn chế tăng trưởng tín dụng
phi sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm pháp,ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm an sinh xã hội. Nên định hướng phát triển thứ 2 của NHTMCP Đông
Nam Á là hạn chế cho vay lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực liên quan đến
bất động sản.
- Hạn chế cho vay các khu vực trung và dài hạn. Nguyên nhân do nguồn
vốn huy động được trong trung hạn gặp nhiều khó khăn .
- Ngân hàng là một tổ chức đi vay để cho vay vì vậy công tác huy động vốn
luôn được ngân hàng chú trọng và đẩy mạnh công tác huy động vốn là một trong
những mục tiêu phát triển của ngân hàng.
- Rà soát lại tất cả các khoản vay, kiểm soát rủi ro để có thể phát hiện
những sai sóat kịp thời làm cho những tiêu cực ảnh hưởng xấu đến hoạt động của
Ngân hàng được ngăn chặn. Đồng thời phải giám sát đôn đốc thu hồi các khoản

vay quá hạn.
2.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- Chi
nhánh Cần Thơ (2009-2011)
2.2.1 Phân tích DSCV ngắn hạn
15
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
2.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng
vốn
Doanh số cho vay là một trong những chỉ tiêu phản ánh số lượng và quy
mô tín dụng của ngân hàng. Cho vay hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của
NHTM, để đảm bảo cho NHTM được duy trì và phát triển vững chắc, đòi hỏi
hoạt động cho vay của ngân hàng phải an toàn, hiệu quả. Muốn vậy các khâu
trong hoạt động cho vay phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định để đảm
bảo cho NHTM thu hồi được cả vốn lẫn lãi khi hết hạn cho vay.
Số liệu về doanh số cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần
Thơ qua ba năm theo mục đích sử dụng vốn đươc thống kê qua bảng
-Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn năm
2009-2011
Bảng 2.2 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn năm 2009-2011
ĐVT:Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
2009
NĂM
2010
NĂM
2011
Chênh lệch Chênh lệch
2010-2009 2011-2010
ST ST ST ST % ST %

16
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
Xây dựng 16.518 24.090 2.100 7.572 45,84 -21.990 -91,28
Lắp đặt 1.700 1.700 0 0 0 -1.700 -100
Tiêu dùng 760 7.364 1.474 6.604 868,95 -5.890 -79,98
TMCN 200 15.556 3.795 15.356 7,678 -11.761 -75,60
CBTĂGS 0 28.392 38.991 28.392 0 10.599 37,33
Nông nghiệp 0 14.180 0 14.180 0 -14.180 -100
Ngư nghiệp 2.100 24.400 12.035 22.300 1,061 -12.365 -50,68
Dịch vụ vận tải 0 2.900 0 2.900 0 -2.900 -100
Khác 110 71.443 0 71.333 64,84 -71.443 -100
Tổng cộng
21.38
8 190.025 58.395
168.63
7 788,47
-
131.63
0 -69,27
(Nguồn: Báo cáo doanh số cho vay 3 năm 2009-2011)
- Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn có xu hướng tăng giảm
không đều qua các năm. Cụ thể năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn là 21.388
triệu đồng, năm 2010 đạt 190.025 triệu đồng nhưng đến năm 2011 lại giảm
xuống còn 58.395 triệu đồng.
Cụ thể từng khoản mục trong doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử
dụng vốn như sau:
∗ Ngành xây dựng: Là ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số cho
vay ngắn hạn. Doanh số cho vay có sự tăng vượt bậc vào năm 2010 tăng 45,84%
so với năm 2009. Nguyên nhân là do Thành phố Cần Thơ đang trong giai đoạn
nổ lực phát triển trở thành trung tâm thương mại- dịch vụ, trung tâm giáo dục đào

tạo, Là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và quốc tế. Vì thế mà
địa bàn đang tích cực cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng quy hoạch phát triển
phát triển các khu đô thị mới. Vì vậy nhu cầu vay vốn là rất cao. Nhưng đến năm
2011 doanh số cho vay ngắn hạn của ngành xây dựng giảm đáng kể giảm 21.990
triệu đồng tương đương giảm 91,28% so với năm 2010. Do sự ra đời của nghị
quyết 11 hạn chế tăng trưởng tín dụng phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản
và chứng khoán.
17
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
∗ Chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số cho vay ngắn hạn là ở lĩnh vực
chế biến thức ăn gia súc nhưng do ngân hàng chỉ mới được thành lập ở địa bàn
năm 2008 vì thế mà hình ảnh của ngân hàng chưa được quảng bá rộng rãi đến
khách hàng. Năm 2009 ngân hàng không cho vay ở lĩnh vực này. Nhưng đến
năm 2010 doanh số cho vay đạt được là 28.392 triệu đồng. Năm 2011 tiếp tục
tăng lên 38.991 triệu đồng tương đương tăng 37,33%. Ngành chăn nuôi ở Cần
Thơ chủ yếu là chăn nuôi heo và gia cầm, số lượng đàn heo trên địa bàn là 2.589
nghìn con. Nhu cầu về các sản phẩm thức ăn giành cho ngành chăn nuôi là rất
lớn. Chính vì vậy ngày càng xuất hiện nhiều cơ sở chế biến thức ăn gia súc trên
địa bàn. Các cơ sở này cần một lượng vốn để mua nguyên vật liệu sản xuất.
∗ Ngư nghiệp : DSCV ngành ngư nghiệp năm 2009 là 2.100 triệu đồng
đến năm 2010 tăng lên đến 24.400 triệu đồng tương đương tăng 1,061% so với
năm 2009. Nhiều năm qua nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản đã trở thành
thế mạnh kinh tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL, biển nơi đây đã trở thành vùng
trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước. Diện
tích mặt nước không ngừng tăng nhanh trong những năm gân đây. Quy hoạch
nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 ở khu vực ĐBSCL đối với nuôi trồng thủy sản
nước mặn- lợ là 694,430 ha, nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 366,590 ha cho
thấy nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh
tế- xã hội ở khu vực ĐBSCL. Cần Thơ là địa bàn trọng điểm của ngành nuôi
trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá tra xuất khẩu.Theo báo cáo của Chi cục thủy

sản Cần Thơ, tổng diện tích nuôi cá tra thương phẩm trên địa bàn năm 2010 là
707 ha, sản lượng đạt đến 114,580 tấn.
Tuy nhiên đến năm 2011 DSCV đối với ngành ngư nghiệp lại giảm xuống
còn 12.035 triệu đồng tương đương giảm 50,68% so với năm 2010. Do thực hiện
chủ trương của nghị quyết 11 tăng trưởng tín dụng dưới 20%. Vì vậy mà ngân
hàng hạn chế cho vay để đảm bảo thực hiện tốt theo quy định.
∗ Ngành khác: Chiếm tỷ trọng cao trong DSCV ngắn hạn. Những ngành
như: khinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn,…Được liệt kê vào nhóm ngành
này. Với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vui chơi giải trí ngày
càng tăng cao. Nếu năm 2009 ngành này chỉ chiếm 110 triệu đồng thì đến năm
2010 đạt đến 71.443 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 64,84%. Nhưng đến năm
2011 ngân hàng lại chủ trương không cho vay đối với những ngành nghề thuộc
lĩnh vực này thực hiện chủ trương của nghị quyết 11 giảm tốc độ và tỷ trọng vay
vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất.
18
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
2.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách
hàng
Số liệu về DSCV ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHTMCP Đông
Nam Á- Chi nhánh Cần Thơ được thống kê qua bảng sau:
Bảng 2.3: DSCV ngắn hạn theo đối tượng khách hàng năm 2009– 2011
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
2009
NĂM
2010
NĂM
2011
Chênh lệch Chênh lệch

2010-2009 2011-2010
ST ST ST ST % ST %
Cty TNHH 13.258 59.999 33.916 46.741 352,55 -26.08 -43,47
DNTN 0 42.450 11.999 42.450 0,00 -30.45 -71,73
Cty CP khác 3.750 16.277 7.835 12.527 334,05 -8.44 -51,86
HTX 440 440 440 0 0,00 0 0,00
Cá Nhân 3.940 70.859 4.205 66.919 1,698 -66.65 -94,07
Tổng
21.38
8 190.025 58.395
168.63
7 788,47 -131.63 -69,27
(Nguồn: Báo cáo doanh số cho vay qua ba năm 2009-2011)
Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng năm
2009-2011
19
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ

Cty
TNHH: Năm 2010 đạt 59.999 triệu đồng tăng 46.741 triệu đồng so với năm 2009
(13.258 triệu đồng) đạt tốc độ tăng trưởng 352,55%. Nhưng sang năm 2011
DSCV ngắn hạn giảm còn 33.916 triệu đồng giảm 26.08 triệu đồng tương đương
giảm 43,47% so với năm 2010 nguyên nhân do định hướng của chính phủ đến
năm 2010 cả nước sẽ có 500,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động, Cần Thơ
đã và đang phát huy vai trò là một trung tâm kinh tế - văn hóa với sự ra đời của
hàng loạt cty TNHH. Do đó nhu cầu vay vốn để bổ sung nguồn vốn lưu động
phục vụ sản xuất kinh doanh tăng cao.
∗ DNTN: Cần Thơ là địa bàn có nền kinh tế phát triển vì thế càng có nhiều
doanh nghiệp được thành lập, xu hướng hoạt động tín dụng hiện nay của các
NHTM là hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là lượng khách hàng

tiềm năng. Năm 2009 ngân hàng không cho vay đối với loại hình này, nhưng đến
năm 2010 DSCV đạt 42.450 triệu đồng. Nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống
còn 11.999 triệu đồng tương đương giảm 71,73%. Do tình hình kinh tế có những
biến động thất thường làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Chính vì vậy mà ngân hàng cho vay đối với đới tượng này cũng thận trọng hơn.
∗ Cá nhân: Đối với nhóm khách hàng cá nhân chi nhánh chủ yếu cho vay
để phục vụ nhu cầu tiêu dùng. DSCV năm 2010 đạt đến 70.859 triệu đồng tăng
66.919 triệu đồng so với năm 2009 (3.940 triệu đồng) đạt tốc độ tăng trưởng
1,698%. Trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn của NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần
Thơ thì khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong DSCV. DSCV cá
nhân chủ yếu là cho các tiểu thương buôn bán nhỏ, các cá nhân có nhu cầu tiêu
20
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
dùng, vay sản xuất nông nghiệp vay. Đây là một trong sáu thành phần kinh tế của
đất nước, là một bộ phận có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Vì thế chi
nhánh đã tạo những điều kiện thuận lợi về vốn cho thành phần này phát triển, chi
nhánh đã đặt biệt cho vay với loại hình này, điều này được thể hiện rõ qua bảng
số liệu về DSCV ngắn hạn tại chi nhánh. Nhưng sang năm 2011 ngân hàng thận
trọng hơn khi cho vay để hạn chế việc tăng trưởng tín dụng đã làm cho DSCV
giảm đáng kể. Cụ thể năm 2011 DSCV là 4.205 triệu đồng giảm 66.654 triệu
đồng tương đương giảm 94,07% so với năm 2010.
2.2.2 Phân tích dư nợ ngắn hạn
2.2.2.1. Phân tích dư nợ theo mục đích sử dụng vốn
Dư nợ là những khoản nợ chưa đến hạn thu hồi và cũng là nguồn tạo ra lợi
nhuận chính cho ngân hàng. Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số vốn mà ngân hàng
hiện đang cho khách hàng vay. Nếu số dư nợ càng lớn chứng tỏ quy mô hoạt
động của ngân hàng ngày càng rộng thị phần chiếm nhiều và lợi nhuận thu được
càng nhiều. Tuy nhiên rủi ro tín dụng cũng không ngừng gia tăng kèm theo.
Số liệu về dư nợ ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ qua ba
năm theo mục đích sử dụng vốn đươc thống kê qua bảng

- Biểu đồ 2.4: Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn năm 2009-2011
Bảng 2.4: Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn 3 năm 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
21
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
CHỈ TIÊU NĂM
2009
NĂM
2010
NĂM
2011
Chênh lệch Chênh lệch
2010-2009 2011-2010
ST ST ST ST % ST %
Xây dựng 11.910 15.440 9.604 3.530 29,64 -5.836 -37,80
Lắp đặt 800 1.000 0 200 25 -1.000 -100
Tiêu dùng 760 2.813 0 2.053 270,13 -2.813 -100
TMCN 200 13.597 691 13.397 6,698 -12.906 -94,92
CBTĂGS 0 26.346 25.008 26.346 0,00 -1.338 -5,08
NN 0 12.130 3.040 12.130 0,00 -9.090 -74,94
Ngư nghiệp 2.000 13.100 1.356 11.100 555 -11.744 -89,65
DVVT 0 2.953 574 2.953 0,00 -2.379 -80,56
Khác 558 23.537 6.147 22.979 4,118 -17.390 -73,88
Tổng cộng 16.228 110.916 46.420
94.68
8 583,49 -64.496 -58,15
( Nguồn: Báo cáo dư nợ qua ba năm 2009-2011)
∗ Xây dựng: Dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng vào năm 2010 đạt
15.440 triệu đồng tăng 3.530 triệu đồng so với năm 2009 (11.910 triệu đồng) đạt
tốc độ tăng trưởng 29,64%, do trong năm nhu cầu vốn để sửa chữa, chỉnh trang

và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, các khu đân cư mới, nhà cho dân
cư đô thị và cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, thương mại- dịch vụ không
ngừng tăng cao và NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ đã nổ lực hỗ trợ vốn,
mở rộng hoạt động tín dụng ở các đơn vị này. Tuy nhiên đến năm 2011 dư nợ ở
lĩnh vực này giảm xuống còn 9.604 triệu đồng giảm 5.835 triệu đồng so với năm
2010 tương đương giảm 37,80% do ảnh hưởng của nghị quyết 11 qui định đến
ngày 31/12/2011 dư nơ phi sản xuất / Tổng dư nự <= 16%. Vì thế mà chi nhánh
hạn chế doanh số cho vay làm cho dư nợ giảm đáng kể. Mặt khác là do trong
mấy năm gần đây thị trường nhà đất biến động thất thường, để hạn chế rủi ro
ngân hàng không tập trung cho vay ở lĩnh vực này nhiều.
∗ Ngành thương mại- công nghiệp: Dư nợ của ngành trong những năm
vừa qua có nhiều biến động. Năm 2010 dư nợ cho vay của ngành đạt 13.579 triệu
22
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
đồng, tăng 6,698% so với năm 2009. Hiện nay, ngành công nghiệp tại Thành phố
Cần Thơ đang trên đà phát triển, nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh của các đơn
vị, doanh nghiệp ngày càng tăng. Hơn nữa, chính sách hoạt động của thành phố
là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nên khuyến khích các doanh nghiệp
làm ăn có hiệu quả. Do đó, quy mô tín dụng trong lĩnh vực này ngày càng được
chi nhánh mở rộng. Nhưng đến năm 2011 dư nợ của ngành giảm đáng kể còn
691 triệu đồng giảm 12.906 triệu đồng so với năm 2010 tương đương giảm
94,92%.
∗ Ngư nghiệp: Dư nợ của ngành này có nhiều biến động. Năm 2010 dư nợ
của ngành đạt 13.100 triệu đồng tăng 11.100 triệu đồng so với năm 2009(2.000
triệu đồng) tương đương tăng 555%. Nguyên nhân do khách hàng tại Chi nhánh
thuộc nghành thủy sản ngày càng tăng, nên nhu cầu vay của họ ngày càng nhiều
để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, do đó dư nợ tăng là điều bình
thường và nó cũng phù hợp với doanh số cho vay của ngành này. Nhưng đến
năm 2011 dư nợ của ngành lại giảm xuống còn 1.356 triệu đồng tương đương
giảm 89,65% so với năm 2010.

2.2.2.2 Phân tích dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
Số liệu về dư nợ ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ qua
ba năm theo đối tượng khách hàng được thống kê qua bảng :
Bảng 2.5: Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng năm 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
2009
NĂM
2010
NĂM
2011
Chênh lệch Chênh lệch
23
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
2010-2009 2011-2010
ST ST ST ST % ST %
Cty TNHH 8.150 36.579 34.052 28.429 348,82 -2.527 -6,91
DNTN 0 15.797 0 15.797 0,00
-
15.797
-
100,00
Cty CP
khác 3.250 20.950 7.087 17.700 544,62
-
13.863 -66,17
HTX 440 440 440 0 0,00 0 0,00
Cá Nhân 4.388 37.150 4.841 32.762 746,63
-

32.309 -86,97
Tổng 16.228
110.91
6 46.420 94.688 583,49
-
64.496 -58,15
(Nguồn: Báo cáo dư nợ qua ba năm 2009-2011)
Biểu đồ 2.5: Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng năm 2009-2011
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình dư nợ có xu hướng tăng vào
năm 2010 và đến năm 2011 có xu hướng giảm cụ thể ở các thành phần kinh tế
như sau
24
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ
∗ Cty TNHH: Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 8.150 triệu đồng đến năm
2010 tăng lên 36.579 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 348,82%. Sở dĩ dư nợ
tăng cao như vậy là do doanh số cho vay tăng cao từ năm 2009 là (13.258 triệu
đồng) đến năm 2010 đạt đến 59.999 triệu đồng tương đương tăng 352,55%.
Trong những năm gần đây Cty TNHH ở địa bàn phát triển với tốc độ cao, do đó
nhu cầu vốn của thành phần này gia tăng. Mặt khác ngân hàng luôn hướng và mở
rộng hoạt động tín dụng đến từng khách hàng để mang lợi nhuận cao cho ngân
hàng nên dư nợ tăng. Nhưng đến năm 2011 lại có xu hướng giảm xuống nếu năm
2010 dư nợ ngắn hạn là 36.579 triệu đồng thì đến năm 2011 dư nợ chỉ còn
34.052 triệu đồng giảm 2.527 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ dư nợ cao kèm
theo rủi ro tín dụng cũng gia tăng theo do đó ngân hàng đã tiến hành các công tác
để thu hồi lại các khoản vay của ngân hàng làm dư nợ giảm 6,91% so với năm
2010.
∗ Cty CP khác: Tình hình dư nợ tăng giảm không đều nhau. Năm 2009 là
3.250 triệu đồng đến năm 2010 đạt 20.950 triệu đồng tăng 17.700 triệu đồng
tương đương tăng 544,62%. Dư nợ ngành này cao là phù hợp với DSCV. Từ tình
hình trên cho ta thấy lĩnh vực Cty TNHH vay ngày càng mở rộng, nhu cầu vay

vốn ngắn hạn ngày càng nhiều. Tuy nhiên tình hình dư nợ đối với loại hình này
đến năm 2011 giảm mạnh còn 7.087 triệu đồng giảm 13.863 triệu đồng tương
đương giảm 66,17%. Nguyên nhân do có nhiều ngân hàng cũng mở chi nhánh ở
Cần Thơ dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt, do đó dẫn đến lượng khách hàng của
chi nhánh bị hạn chế.
∗ Cá nhân: Trong lĩnh vực cho vay, ngân hàng đặc biệt chú trọng và
hướng đến khách hàng nhỏ lẻ. Do đó đối với cá thể sản xuất kinh doanh hoặc vay
vốn ngắn hạn để phục vụ tiêu dùng được chi nhánh đặc biệt quan tâm và ưu tiên
chú trọng công tác tiếp thị, mở rộng thị trường mục tiêu này. Chính vì thế dư nợ
đối với đối tượng này rất lớn và tăng mạnh vào năm 2010 đạt 37.150 triệu đồng
tăng 32.762 triệu đồng so với năm 2009 (4.388 triệu đồng) tương đương tăng
746,63%. Đến năm 2011 lại giảm còn 4.840 triệu đồng giảm 32.310 triệu đồng
so với năm 2010 (37.150 triệu đồng) tương đương giảm 86,97% . Do ảnh hưởng
tình hình chung ngân hàng phải hạn chế cho vay, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ,
giảm dư nợ trên tổng dư nợ ở lĩnh vực phi sản xuất xuống đến ngày 31/12/2011
<=16%.
2.2.3 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn
2.2.3.1 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng
vốn
25

×