Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

'Thực trạng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.46 KB, 26 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ
ĐẢM BẢO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......5
1.1.Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại.....................................5
1.1.1.Khái niệm rủi ro tín dụng.................................................................5
1.1.2. Các loại rủi ro tín dụng....................................................................5
1.1.2.1. Rủi ro mất vốn.........................................................................5
1.1.2.2. Rủi ro sai hẹn..........................................................................6
1.1.2.3 Rủi ro lãi suất..........................................................................6
1.1.2.4 Rủi ro tỷ giá.............................................................................7
1.2. Tác động của rủi ro tín dụng...............................................................7
1.2.1.Đối với bản thân ngân hàng.............................................................7
1.2.2.Đối với nền kinh tế...........................................................................7
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.............9
2.1.Thực trạng quản lí tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt
Nam...............................................................................................................9
2.1.1.Tình hình huy động vốn...................................................................9
2.1.2.Tình hình sử dụng vốn...................................................................11
2.1.3.Thực trạng rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt
Nam.........................................................................................................12
2.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng.............................................................14
2.2.1. Thông tin không cân xứng............................................................14
2.2.2. Môi trường kinh tế........................................................................15
2.2.3. Môi trường pháp lý........................................................................16
2.2.4. Những nguyên nhân bất khả kháng...............................................16
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM........................17
3.1.Nâng cao chất lượng cán bộ của ngân hàng......................................17
3.1.1.Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng...........................17
3.1.2.Nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho cán bộ
tín dụng....................................................................................................17
3.2.Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng ...................................18
3.3. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo
hiểm tín dụng.............................................................................................19
3.3.1. Cần nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng bằng hình thức thế
chấp cầm cố.............................................................................................19
3.3.2. Bảo lãnh........................................................................................20
3.3.3. Thực hiện bảo hiểm tín dụng:.......................................................20
3.4. Xử lý món vay có vấn đề....................................................................21
3.5. Mở rộng cạnh tranh...........................................................................22
3.5.1. Mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán rủi ro...........................22
3.5.2. Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ tín dụng......................................22
3.5.3. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng...................23
KẾT LUẬN........................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................26
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển của một đất nước, ngân hàng đóng một vai trò
rất quan trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh
tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng hoạt
động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ
chức và hoạt động của ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi ngân
hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu
thông tiền tệ. Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín

dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống ngân hàng thương mại,
cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của ngân hàng sẽ
giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại.
Nước ta đang trong qúa trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá với đường
lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước đã tạo
tiền đề cho sự khách quan khôi phục và phát triển các thành phần kinh tế.
Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với những tiềm năng và ưu thế sẵn có
đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường ngày càng khẳng định
vị trí và vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong công cuộc đổi mới
nền kinh tế.
Hoạt động của ngân hàng có nhiều bước chuyển biến tích cực. Tuy
nhiên, trong nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối
với tất cả các thành phần kinh tế. Những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trung
thực của khách hàng, vốn vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản
hay do suy thoái kinh tế... đều có thể biến một khoản vay chất lượng cao
thành một khoản nợ khó đòi. Đó là chưa kể đến những kẽ hở do hệ thống
pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách hàng và ngân
hàng trong quá trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ xấu
của khách hàng hay cán bộ ngân hàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản .
Đây là mối đe doạ mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải đương đầu.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của quản lý các ngân hàng thương
mại là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và
hạn chế rủi ro tín dụng.
Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn đề trên, sau một thời gian
nghiên cứu và tìm hiểu em xin mạnh dạn được trình bày một số biện pháp
phòng ngừa rủi to tín dụng qua đề án: ''Thực trạng và một số biện pháp hạn
chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam".
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI GỒM BA PHẦN:

CHƯƠNG I: Tổng quan về rủi ro tín dụng và vai trò đảm bảo an toàn tín
dụng trong ngân hàng thương mại
CHƯƠNG II: Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng trong ngân
hàng thương mại Việt Nam
CHƯƠNG III: Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng
thương mại Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Bất giảng viên khoa
ngân hàng-tài chính đại học kinh tế Quốc Dân đã giúp đỡ em hoàn thành đề
án này.
Em xin chân thành cảm ơn !
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ
ĐẢM BẢO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm rủi ro tín dụng
Có rất nhiều khái niệm về tín dụng nhưng tập trung lại tín dụng có nghĩa
là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình
thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang
người sử dụng, và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở
hữu với một lượng giá trị lớn hơn, khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức
tín dụng.
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại,
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng
là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân
hàng cho khách hàng.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả
nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
1.1.2. Các loại rủi ro tín dụng

1.1.2.1. Rủi ro mất vốn
Là rủi ro cho vay không thu hồi được nợ. Bản chất của tín dụng ngân
hàng là ứng trước tiền cho doanh nghiệp (người vay), sau một chu kỳ sản xuất
hoặc kỳ luân chuyển hàng hoá thì khách hàng mới có tiền trả nợ ngân hàng.
Nội dung ứng trước của tín dụng ngân hàng càng cao thì mức độ rủi ro càng
lớn. Ngân hàng cho vay tín chấp mức độ rủi ro cao hơn cho vay có tài sản thế
chấp. Tài sản thế chấp bằng giấy tờ có giá dễ chuyển đổi ra tiền ít rủi ro hơn
là tài sản thế chấp bằng bất động sản. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng,
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
rủi ro này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản
kinh doanh. Vì hơn 2/3 tài sản của ngân hàng là các món cho vay và đầu tư
đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, do đó nếu các khoản cho vay của
ngân hàng không được hoàn trả, ngân hàng sẽ mất cả vốn lẫn lãi. Số tiền thiệt
hại này khi đã vượt quá vốn tự có của ngân hàng sẽ khiến ngân hàng lâm vào
tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản.
1.1.2.2. Rủi ro sai hẹn
Là các khoản cho vay mà khi đến hạn khách hàng vẫn chưa thu hồi được
vốn để trả cho ngân hàng. Thông thường trường hợp này khách hàng sẽ xin
ngân hàng ra hạn thêm thời hạn trả nợ. Nếu lý do của khách hàng không được
ngân hàng chấp thuận, họ sẽ phải chịu lãi suất phạt. Khoản tiền thu hồi chậm
này có thể làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh của ngân hàng và luôn tiềm ẩn
nguy cơ mất vốn.
1.1.2.3 Rủi ro lãi suất
Quá trình chuyển hoá tài sản của ngân hàng bao gồm việc huy động vốn
và sử dụng vốn. Kỳ hạn và độ thanh khoản của các tài sản nợ thường không
cân xứng với kỳ hạn và độ thanh khoản của các tài sản có làm cho ngân hàng
phải chịu rủi ro về lãi suất. Ngoài rủi ro lãi suất tái tài trợ tài sản nợ hoặc tái
đầu tư tài sản có thì khi lãi suất thị trường thay đổi ngân hàng còn có thể gặp
rủi ro giảm giá trị tài sản. Chúng ta đã biết, giá trị thị trường của tài sản có

hay tài sản nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi
suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị của tài sản cũng tăng lên, và
do đó giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống. Ngược lại nếu
lãi suất thị trường giảm thì giá trị của tài sản có và tài sản nợ sẽ tăng lên. Do
đó nếu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau, ví dụ tài
sản có có kỳ hạn dài hơn tài sản nợ thì khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của
tài sản có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với sự giảm giá trị của tài sản
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nợ. Rủi ro giảm giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi thuộc loại rủi ro về lãi suất
và có thể dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng.
1.1.2.4 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro hối đoái thường diễn ra dưới hình thức của một chênh lệch giữa
giá đặt mua và giá chào bán của tiền tệ. Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại
hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của
kinh tế và chính trị của một nước. Để thấy được rủi ro hối đoái phát sinh như
thế nào, chúng ta giả sử một ngân hàng Úc cấp tín dụng bằng đồng bảng Anh
cho một công ty của Anh. Khi đồng bảng Anh giảm giá so với đồng đôla
Úc.Thậm chí trong trường hợp đồng bảng Anh giảm giá đáng kể, thì cả gốc
và lãi khi chuyển sang đôla Úc có thể là nhỏ hơn số gốc đầu tư ban đầu, và do
đó kết quả đầu tư sẽ là âm. Nghĩa là khi chúng ta chuyển đổi gốc và lãi từ
bang Anh sang đôla Úc, thì số tiên thu được chưa đủ để bù đắp rủi ro hối
đoái.
1.2. Tác động của rủi ro tín dụng
1.2.1.Đối với bản thân ngân hàng
Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức là thu
nhập giảm.Thu nhập giảm làm cho việc mở rộng tín dụng sẽ gặp khó
khăn..Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán,rủi ro tín dụng khiến cho
việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.Các khoản cho vay
có thể mất hoặc khó đòi trong khi tiền gửi khách hàng vẫn phải trả lãi, làm

mất đi những cơ hội kinh doanh tốt của ngân hàng.Nếu rủi ro xảy ra mức độ
quá lớn,nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu,
lòng tin của khách hàng giảm tất yếu sẽ dẫn tới phá sản ngân hàng.
1.2.2.Đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên
quan đến rất nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác.Vì vậy,kết quả kinh doanh của ngân
hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó
phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và khách hàng.Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết
quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác
hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế
có nhiều rủi ro.Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền
tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,làm ảnh hưởng
tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.Do đó, phòng ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là
yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của
toàn xã hội.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1.Thực trạng quản lí tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt
Nam
2.1.1.Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng
đầu của các ngân hàng thương mại thông qua các nghiệp vụ chủ yếu như: huy
động tiền gửi, nghiệp vụ ngoại bảng của các ngân hàng thương mại và các

nghiệp vụ trung gian khác. Tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng
năm 2008 là 1.679 nghìn tỷ đồng , tăng 19,6% so với năm 2007, trong đó
nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế là 1.376 nghìn tỷ đồng,
tăng 22% so với năm 2007. trong đó tiền gửi bảo hiểm là 480 tỷ đồng tăng
37,4% so với năm 2007, chiếm 70,9% trong tổng số vốn huy động từ dân cư
và các tổ chức kinh tế. Trong đó các tổ chức tín dụng nhà nước chiếm tỷ trọng
lớn với 57,1% tổng số vốn huy động được.Số vốn huy động được ở ngân hàng
thương mại cổ phần chiếm 33,1 %. Sự cạnh tranh của các ngân hàng liên
doanh, chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần nước ngoài, ngân hàng
100% vốn nước ngoài thể hiện ngày càng gay gắt khi các ngân hàng này huy
động được 8,1% trong tổng số vốn huy động.
Năm 2009 huy động vốn tăng 28,6% so với năm 2008. Trong đó các tổ
chức tín dụng nhà nước có tỷ lệ huy động vốn giảm chỉ chiếm 49,7% trong
tổng số.Các ngân hàng thương mại cổ phần tăng nhanh với 40,8% tổng số vốn
huy động.Các ngân hàng nước ngoài chiếm 7,5% huy động.Các ngân hàng
thương mại cổ phần nhà nước với những lợi thế nhất định vẫn chiếm ưu thế
trong việc huy động vốn của dân cư và các tổ chức kinh tế nhưng sự phát triển
mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại cổ phần đang dẫn đến một cuộc canh
tranh gay gắt giữa các ngân hàng.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TỶ TRỌNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA TOÀN HỆ THỐNG
TCTD THEO NHÓM TCTD
(Đơn vị %)
STT Loại hình TCTD
2008 2009
Tổng
số
VN
Đ

Ngoại
tệ
Tổng
số
VNĐ
Ngoại
tệ
Toàn hệ thống
100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
1 TCTD Nhà nước
57.1 59.3 50.3 49.7 52.6 40.4
2
Ngân hàng thương mại cổ
phần
33.1 33.7 30.9 40.8 40.3 42.4
3
NH liên doanh, Chi nhánh
NH nước ngoài, NH 100%
vốn nước ngoài
8.1 4.9 18.3 7.5 4.8 16.4
4
Công ty tài chính, cho thuê
tài chính
0.6 0.7 0.4 0.9 1.0 0.8
5 Quỹ Tín dụng nhân dân
1.1 1.4 0.0 1.0 1.3 0.0
(nguồn:theo ngân hàng nhà nước)
Mặc dù thị phần huy động, cho vay của các ngân hàng thương mại quốc
doanh chiếm phần lớn nhưng lại chịu sức ép cạnh tranh từ các chi nhánh
Ngân hàng nước ngoài, mặt khác họ là người phản ứng chậm trong sử dụng

mỗi công cụ, chiến thuật cạnh tranh. Tính nhạy cảm của các ngân hàng
thương mại quốc doanh theo thông tin thị trường còn chậm nên đã bị các chi
nhánh ngân hàng nước ngoài lấn trong từng thời điểm, trên từng mặt riêng lẻ
của hoạt động ngân hàng . Sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ
phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên khía cạnh huy động vốn thấp.
Ngân hàng thương mại cổ phàn bị yếu thế bởi mức độ tin cậy thấp, mặc dù
các ngân hàng này luôn phại đặt mức lãi suất huy động cao hơn các ngân
hàng thương mại quốc doanh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do sợ thị
phần vốn huy động có thể bị giảm sút, các ngân hàng thương mại quốc doanh
đôi lúc để mức lãi suất huy động ngang bằng ngân hàng thương mại cổ phần.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng cạnh tranh vì họ bị ràng
buộc bởi quy định của ngân hàng nhà nước chứ không phải là họ không có
sức cạnh tranh trong lĩnh vực huy động tiết kiệm từ dân cư. Trong tương lai
10

×