Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

nghiên cứu chẩn đoán dị dạng hệ thần kinh trung ương và đầu mặt cổ ở thai nhi tại bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.04 KB, 92 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị dạng bẩm sinh hệ thần kinh trung ương và vùng đầu mặt cổ thai nhi là
một dạng bất thường bẩm sinh. Tuy các dị dạng đó có nhiều mức độ và hình
thái khác nhau nhưng nó đều có những tác động không tốt đến gia đình và
chính đứa trẻ ra đời. Nó không những làm ảnh hưởng đến tâm lý bà mẹ, đến
sức khỏe của bản thân trẻ dị tật mà còn là gánh nặng cho chính trẻ, gia đình
và xã hội sau này. Một số thai nhi mang dị tật có thể chết khi còn ở trong tử
cung, một số chết ngay sau sinh và số còn lại chết sau sinh hoặc sống trong sự
kém phát triển về thể chất hay tinh thần. Theo Lưu Thị Hồng, nghiên cứu tại
BVPSTƯ năm 2008 có tới 42,62% thai nhi dị dạng mang dị dạng hệ thần kinh
trung ương và vùng đầu mặt cổ, đó là một tỷ lệ rất cao [20].
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp chẩn đoán trước sinh
nhằm phát hiện những thai nhi có dị dạng hình thái hay bất thường NST hay
cả hai. Khả năng phát hiện DDBS thai nhi rất khác nhau tùy thuộc từng trung
tâm chẩn đoán [38]. Ở Việt Nam, chẩn đoán trước sinh đang được quan tâm và
phát triển nhằm hướng tới sự ra đời những thế hệ mai sau khỏe mạnh và có hình
thái bình thường bằng nhiều phương pháp như siêu âm, chụp X quang, chụp cộng
hưởng từ, chọc hút dịch ối, xét nghiệm máu mẹ…trong đó chủ yếu vẫn là các
phương pháp chẩn đoán hình ảnh mà vai trò hàng đầu là siêu âm chẩn đoán.
Những năm gần đây, kỹ thuật siêu âm chẩn đoán dị dạng thai và kỹ
thuật chọc hút nước ối xác định bộ NST được đưa vào sử dụng chẩn đoán và
xác định những bất thường về nhiễm sắc thể tại Trung tâm Chẩn đoán trước
sinh BVPSTƯ thu được rất nhiều kết quả khả quan [15]. Đã có những đề tài
nghiên cứu tại đây, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về nhóm
dị dạng hệ thần kinh trung ương và vùng đầu mặt cổ ở thai nhi, vì vậy chúng tôi
1
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chẩn đoán dị dạng hệ thần kinh trung
ương và đầu mặt cổ ở thai nhi tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương” với hai
mục tiêu:
1. Mô tả một số dị dạng hình thái hệ thần kinh trung ương và đầu
mặt cổ thai nhi tại Trung tâm Chẩn đoán trước sinh BVPSTƯ từ


2010 đến 2012.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến các dị dạng trên.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về dị dạng bẩm sinh
1.1.1. Khái niệm về dị dạng bẩm sinh
- Dị dạng bẩm sinh (congenital malformation) là những bất thường hình
thái lớn hay nhỏ có thể biểu hiện ngay trong quá trình phát triển phôi thai,
ngay từ khi mới sinh ra hoặc biểu hiện ra ở các giai đoạn muộn hơn nhưng đã
có nguyên nhân ngay từ trước khi sinh [2], [64], [68].
- Dị dạng bẩm sinh là một dạng của bất thường bẩm sinh (congenital
anomaly). Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO-1972, 1996): Bất
thường bẩm sinh là tất cả những bất thường về cấu trúc, chức năng hoặc sinh
hóa có mặt lúc trẻ mới sinh ra dù chúng có được phát hiện ở thời điểm đó
hay không [2], [6], [7]. Dị dạng bẩm sinh còn được gọi là dị tật bẩm sinh. Dị
dạng hệ thần kinh trung ương và vùng đầu mặt cổ là những dị dạng bẩm sinh
hay gặp ở nươc ta.
1.1.2. Phân loại dị dạng bẩm sinh [2],[23]
1.1.2.1. Theo mức độ nặng nhẹ
- Dị dạng gây chết: Là những dị dạng gây chết thai.
VD: Không phân chia não trước, thai vô sọ…
- Dị dạng nặng: Là những dị dạng có ảnh hưởng tới khả năng lao động,
sinh hoạt, học tập, cư xử và đôi khi ảnh hưởng tới tuổi thọ của cá thể. Các dị
dạng này cần có sự can thiệp của y tế để chăm sóc sức khỏe, nhằm có được
hoạt động bình thường.
VD: Não úng thủy, khe hở cột sống…
3
- Dị dạng nhẹ: Là những dị dạng không ảnh hưởng tới sinh hoạt, khả
năng lao động, học tập, cư xử và không ảnh hưởng tới tuổi thọ của cá thể, gọi

chung là những dị dạng không gây ra di chứng nặng nề về thần kinh, vận
động hay trí tuệ. Bất thường loại này không cần sự can thiệp của y tế, nếu có
chỉ mang ý nghĩa giải quyết về mặt thẩm mỹ. VD: Tật sứt môi…
1.1.2.2. Theo sự biểu hiện ở các cơ quan
- Một dị dạng: Là loại dị dạng chỉ xuất hiện ở một cơ quan hoặc bộ phận
của cơ thể. VD: Tật sứt môi, dị dạng tim, dị dạng chi …
- Nhiều dị dạng: Trên cùng một cơ thể có từ 2 cơ quan bộ phận trở lên bị dị
dạng. VD: Không phân chia não trước kèm theo các dị dạng ở mặt…
1.1.2.3. Do các sai sót trong quá trình phát triển phôi thai [3]
Trường hợp này các hợp tử được hình thành từ các giao tử bình thường
và sai sót xảy ra trong quá trình phát triển phôi thai. Những bất thường này
được chia làm bốn loại tùy thuộc nguyên nhân và hậu quả của dị tật:
- Dị dạng bẩm sinh: Là những bất thường hình thái của một cơ quan, một
phầm cơ quan hay một phần cơ thể do sự tác động nội tại của quá trình phát
triển. VD: Sứt môi…
- Sự biến dạng: Khi một cơ quan hay một phần cơ thể ban đầu bình
thường, nhưng sau đó bị bất thường về hình thái, kích thước hoặc vị trí do bị
tác động của các tác nhân cơ học trong quá trình phát triển phôi thai được gọi
là sự biến dạng. VD: Hiện tượng thiểu ối gây nên tật bàn chân vẹo.
- Sự phát triển ngắt quãng: Khi một cơ quan hay một phần cơ thể ban
đầu bình thường nhưng sau đó bị phát triển rối loạn do sự tác động của tác
nhân bên ngoài. VD: Tật chim cánh cụt ở thai nhi khi mẹ trong quá trình
mang thai dùng Thalidomit, một tác nhân gây quái thai.
4
- Sự rối loạn phát triển: Rối loạn trong quá trình tạo mô dẫn đến rối loạn
hình thái của một bộ phận hoặc cơ quan nào đó. Quá trình này có xu hướng
tạo ra những mô bất thường. VD: Tật tạo xương bất toàn.
1.1.2.4. Dựa theo dị dạng có tính chất gia đình hay không
- Có tính chất gia đình: Biểu hiện dị dạng nhiều hay ít, liên tục hay
không liên tục qua các thế hệ. VD: Tật lùn ngắn xương chi…

- Không có tính chất gia đình: Xuất hiện có tính đơn độc, ngẫu nhiên,
còn được gọi là đột biến mới. VD: Khe hở môi vòm miệng…
1.1.2.5. Phân loại theo thời kỳ phát triển phôi
- Bệnh hợp tử: Dị tật xảy ra ngay từ thời kỳ tiền phôi.
- Bệnh phôi: Dị tật xảy ra ở thời kỳ phôi
- Bệnh thai: Dị tật xảy ra trong giai đoạn thai.
1.1.2.6. Phân loại DDBS theo vùng giải phẫu
• DDBS thần kinh- Đầu mặt cổ:
+ Các bất thường hình dáng xương sọ: Hội chứng não bé, đầu hình con
nhép (hội chứng Apert)
+ Các bất thường về cấu trúc của não như: Dị dạng đường giữa (không
phân chia não trước, bất sản thể trai ), bất thường của hệ thống não thất (giãn
não thất, não úng thủy ).
+ Các bất thường do rối loạn sự khép ống thần kinh: Thoát vị não màng
não, Spina-Bifida (khe hở cột sống), thai vô sọ, não lộn ngoài
+ Các bất thường dạng nang: Nang đám rối mạch mạc, nang màng não
+ Các bất thường của hố sau: Hội chứng Dandy-Walker (Tiểu não teo
nhỏ, bể lớn giãn)
5
+ Các dị dạng vùng mặt: Không có hố mắt, một hố mắt, khe hở môi vòm
miệng, mũi vòi voi
+ Dị dạng vùng cổ: Hygroma kystique (dị dạng bạch mạch dạng nang)
• DDBS của lồng ngực (trừ dị dạng cột sống ngực): Dị dạng tim, dị dạng
phổi, màng phổi
• Các dị dạng vùng bụng (trừ dị dạng cột sống thắt lưng): Dị dạng thận,
dạ dày…
• Dị dạng chi : Chi trên, chi dưới.
1.1.2.7. Phân loại DDBS, biến dạng và bất thường NST theo tổ chức y tế thế
giới (WHO, ICD10, 1992)
• Các dị tật bẩm sinh hệ thần kinh trung ương (Q00 - Q07)

• Q10 đến Q18: Các dị dạng bẩm sinh ở mắt, tai, mặt, cổ
• Q20 đến Q28: Các DDBS của hệ tuần hoàn
• Q30 đến Q34: Các DDBS của hệ hô hấp
• Q35 đến Q37: Khe hở môi vòm miệng
• Q38 đến Q45: Các DDBS của hệ tiêu hóa
• Q50 đến Q56: Các DDBS của hệ sinh dục
• Q60 đến Q64: Các DDBS của hệ tiết niệu
• Q65 đến Q79: Dị dạng và biến dạng của hệ cơ xương
• Q80 đến Q89: Các DDBS khác
• Q90 đến Q99: Các bất thường NST chưa được phân loại [31].
1.1.3. Một số phương pháp phát hiện thai dị dạng trong thai kỳ
- Có nhiều phương pháp phát hiện DDBS, nhưng những thăm dò hiện có
đều chỉ đặc hiệu cho một kiểu dị dạng nhất định. Độ chính xác của kết quả do
những thăm dò này phụ thuộc nhiều vào người thực hiện.
6
1.1.3.1. Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh
* Siêu âm
Siêu âm được sử dụng phổ biến trong sản khoa, nó đóng vai trò chủ đạo
trong phát hiện các dị dạng hình thái thai nhi, có ưu điểm là ít xâm lấn và dễ
dàng thực hiện [13]. Sóng siêu âm là các dao động có tần số cao mà tai người
không thể nghe thấy được. Tuy nhiên cho tới nay nó đã được chứng minh là
không có hại trên cơ thể con người nên an toàn với thai phụ và môi trường
xung quanh [17].
Năm 1942, Dussik – nhà thần kinh học người Áo là người đầu tiên báo
cáo khả năng chẩn đoán của siêu âm [44].
Năm 1953, siêu âm đã được ứng dụng chẩn đoán trên người tại Hoa Kỳ.
Đến năm 1961, một thai nhi bị não úng thủy lần đầu tiên được báo cáo [42].
Từ đó về sau, siêu âm chẩn đoán đã ngày càng được mở rộng và phát triển.
Các dị dạng hình thái thai có thể được phát hiện trong suốt thai kỳ, có
những dị dạng được phát hiện rất sớm qua siêu âm ngay từ quí đầu thai kỳ với

độ chính xác rất cao. Tuy nhiên với một số dị dạng nhỏ, siêu âm có thể hạn
chế trong việc phát hiện.
Ở Châu Âu, tại các trung tâm chẩn đoán trước sinh, tỷ lệ phát hiện thai dị
dạng có thể cao tới 100%, mức độ này phụ thuộc vào độ thành thạo của các
chuyên gia [46].
Tại BVPSTƯ, theo Nguyễn Văn Đông nghiên cứu thì khả năng phát hiện
dị dạng thai trên siêu âm là rất cao (> 95% đối với thai dưới 32 tuần), tuy
nhiên đối với thai từ 33 tuần trở lên khả năng phát hiện dị dạng thai giảm
nhiều do thai to, ối ít khó phát hiện [18]. Theo Nghiêm Thị Hồng Thanh thì tỷ
lệ chẩn đoán đúng trên siêu âm là 100% đối với thai 12 – 17 tuần, 95.5% với
thai 18 – 23 tuần, 96.3% đối với thai 24 – 27 tuần, tuổi thai lớn hơn nữa tỷ lệ
chẩn đoán đúng thấp hơn, đến 54.3% với thai trên 33 tuần [27].
7
Trong một thai kỳ, người phụ nữ nên được khám thai 3 lần để kiểm tra
và phát hiện dị dạng bẩm sinh thai nhi. Hầu hết sử dụng đầu dò đường bụng.
+ Lần 1: Vào khoảng thời gian 11 đến 14 tuần. Đây là thời gian đo
khoảng sáng sau gáy có giá trị và phát hiện một số dị tật sớm như thai vô sọ,
não lộn ngoài hay không phân chia não trước, không có xương sống mũi.
+ Lần 2: Khi thai 18 đến 23 tuần. Là lần siêu âm quan trọng và bắt buộc,
gọi là siêu âm nghiên cứu hình thái thai. Lần siêu âm này có thể phát hiện hầu
hết các dị dạng thai.
+ Lần 3: Khi thai 28 đến 31 tuần. Ngoài việc đánh giá sự phát triển của
thai, giai đoạn này siêu âm có thể phát hiện một số dị dạng muộn của thai như
dị dạng tim, bất thường thể trai [5].
* Chụp Xquang
Có thể chẩn đoán rất chính xác trong thai lưu, thai vô sọ, một số khối u
thai, vị trí rau bám, hình thể khung chậu mẹ và sự tương xứng với thai nhi…
Tuy nhiên hiện nay phương pháp này ít được sử dụng vì có nhiều ảnh hưởng
xấu trên thai nhi do tia X, một số trường hợp Xquang thiếu chính xác hay
phức tạp và siêu âm ngày nay có thể thay thế được [16].

* Chụp cộng hưởng từ
Có ưu điểm là ảnh của các cấu trúc mô mềm trong cơ thể rõ và chi tiết
hơn các phương pháp khác, không gây tác dụng phụ như chụp Xquang do sử
dụng từ trường và sóng radio mà không sử dụng tia X. Nhược điểm của
phương pháp này là từ trường có thể gây ảnh hưởng đến thai quí đầu tuy chưa
có chứng cứ và giá thành còn cao, thủ thuật không đơn giản như siêu âm.
Thường sử dụng khi thai > 32 tuần, kỹ thuật này dùng bổ trợ để chẩn
đoán xác định một số dị dạng chưa được làm rõ trên siêu âm như: Nang não,
thận không phát triển. Hiệu quả chẩn đoán là rất tốt [16].
8
1.1.3.2. Một số phương pháp lấy bệnh phẩm [23]
Những phương pháp này giúp chẩn đoán nguyên nhân bất thường NST
của thai.
* Chọc hút dịch ối
- Là một thủ thuật can thiệp nhằm lấy dịch ối từ trong buồng tử cung
dưới hướng dẫn của siêu âm để làm một số xét nghiệm và quan trọng nhất là
nhiễm sắc đồ thai nhi nhằm phát hiện những bất thường nhiễm sắc thể.
- Ưu điểm của phương pháp này là dễ làm, thời gian tiến hành thủ thuật
nhanh, tỷ lệ thất bại thấp và ít tác dụng không mong muốn, kết quả chính xác.
Tuy nhiên thủ thuật này sẽ gặp khó khăn nếu chọc ối sớm vì khi đó nước ối
chưa đủ nhiều.
- Có thể chọc sớm ở tuổi thai 13 – 15 tuần, hoặc trung bình ở tuổi thai 16
– 20 tuần hoặc chọc muộn khi thai trên 20 tuần. Chọc ối có thể có những tác
dụng không mong muốn như sảy thai (1%), rò nước ối, có thể nhiễm trùng ối
[16], [48], [49].
* Sinh thiết bánh rau
- Thường tiến hành sau 8 – 10 tuần thai để nghiên cứu tế bào di truyền
gen, làm bằng đường bụng hay đường âm đạo.
- Kỹ thuật này lấy mẫu gai rau qua đường bụng hay đường âm đạo dưới
hướng dẫn của siêu âm để làm nhiễm sắc đồ.

- Ưu điểm của phương pháp là rất có giá trị chẩn đoán và có thể chẩn
đoán sớm hơn chọc ối, nhờ đó nếu phải hủy thai thì thời điểm hủy thai sẽ sớm
hơn. Tuy nhiên trong thực tế, kỹ thuật này gặp phải bất lợi do có thể liên quan
tới dạng khảm vì lẫn tế bào mẹ, gặp nhiều tai biến như chảy máu tại chỗ và
sảy thai [48].
9
* Chọc lấy máu thai nhi
- Lấy máu tĩnh mạch rốn thai nhi thường được làm từ tuần 18 dưới
hướng dẫn của siêu âm hoặc qua soi thai, để làm xét nghiệm sinh hóa, máu và
làm nhiễm sắc đồ phát hiện bất thường.
- Phương pháp đòi hỏi phải có kỹ thuật tốt và cũng là một kỹ thuật có
xâm lấn nên có những tác dụng không mong muốn như chảy máu, nhiễm
trùng, thai kém phát triển…Ưu điểm của phương pháp này là cho kết quả
NST thai trong vòng 48 – 72 giờ và làm được một số thăm dò về máu thai
nhi [49].
* Lấy tế bào thai từ máu mẹ
Phân tích tình trạng thai từ việc thu thập những tế bào thai từ máu mẹ.
Đây là một kỹ thuật gián tiếp không xâm phạm vào thai.
1.1.4. Tình hình nghiên cứu dị dạng bẩm sinh nói chung và dị dạng hệ
thần kinh – đầu mặt cổ trên thế giới và Việt Nam
1.1.4.1. Trên thế giới
- Schmidt và cs điều tra ở Đức từ 1975 đến 1982 thấy tỷ lệ dị dạng lớn
là 1,4% trong tổng số trẻ đẻ ra, trong đó 42% khuyết tật đầu và ống thần kinh.
Trong đó 46% các dị dạng nặng được phát hiện bằng siêu âm trước 24 tuần
thai, 54% phát hiện sau 24 tuần [62].
- Behrens và cs cũng điều tra ở Đức năm 1999 thấy tỷ lệ dị dạng như sau:
Dị dạng thần kinh trung ương 9,7%, dị dạng hàm mặt 6,2% và bất
thường NST 6,5% trong tổng số dị dạng.
Trong đó có 8,8% dị tật gây tử vong và 37% là những dị tật nghiêm
trọng [35].

- Boyd và cs nghiên cứu chẩn đoán khuyết tật hệ thần kinh ở trung tâm y
tế tại 11 nước châu Âu năm 2000 cho thấy 542 trẻ bị dị dạng ống thần kinh
10
trên 670.766 trẻ sinh ra, trong đó 84% là tổn thương đơn độc trong đó đứng
đầu là thai vô sọ, thứ hai là nứt đốt sống, sau đó đến thoát vị não [38].
- Theo một nghiên cứu của G. Body (2001) thống kê tại Indre Loire
Centres (Pháp), trong số 200 hồ sơ hội chẩn siêu âm hình thái học thai nhi đã
phát hiện: 25% dị dạng cơ quan tiết niệu, 17% dị dạng cơ quan thần kinh, 6%
dị dạng tim, 4,5% dị dạng chi, 3,5% dị dạng tiêu hóa [47].
1.1.4.2. Tại Việt Nam
- Tác giả Bạch Quốc Tuyên và cs điều tra dị dạng ở trẻ sơ sinh tại nhà hộ
sinh Đống Đa – Hà Nội trong 2 năm 1975 – 1976 cho thấy tỷ lệ trẻ DDBS là
0,39% so với trẻ đẻ ra sống. Trong đó 19 trẻ sứt môi có hay không kèm theo
hở hàm ếch thì mẹ đều bị cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ [32].
- Phạm Thị Thanh Mai và cs nghiên cứu về DDBS tại BVPSTƯ trong 4
năm 1995 – 1998 thấy tỷ lệ DDBS là 0,96% trong tổng số đẻ, tỷ lệ chết chu
sinh từ 3,3 – 4,3% tổng số đẻ, trong đó tỷ lệ chết chu sinh do thai dị dạng
chiếm 11,2 đến 17,5% tổng số chết chu sinh [24].
- Ở miền nam Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Chi
năm 1994 tại Sông Bé thấy tỷ lệ DDBS ở trẻ đang sống là 2,69%, trong đó dị
tật thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 28,67%, tiếp đến là dị dạng môi vòm
miệng chiếm 24,48%, dị dạng chi 13,99% và thấp nhất là dị dạng cơ quan
sinh dục chỉ chiếm 0,7% [11].
- Theo Nghiêm Thị Hồng Thanh nghiên cứu trên những thai phụ tới đẻ
tại BVPSTƯ thì tỷ lệ dị dạng bẩm sinh trong 5 năm 1998-2002 là 1,57%, tăng
dần theo từng năm và được phát hiện nhiều nhất ở tuổi thai trên 35 tuần
(34,8%), không phát hiện được trường hợp nào ở tuổi thai dưới 13 tuần.
Trong đó tỷ lệ DDBS cao nhất là dị dạng thần kinh – đầu mặt cổ 43% (thần
kinh nói riêng chiếm 32,2% [27].
11

- Theo Nguyễn Văn Đông cũng nghiên cứu trên tất cả những thai phụ
đến đẻ hoặc phá thai to, thai lưu tại BVPSTƯ năm 2001-2003 thì tỷ lệ thai dị
dạng so với tổng số đẻ tại viện là 2,7%. Trong đó có 36,2% dị dạng vùng đầu,
33% dị dạng vùng bụng, 17% dị dạng chi và 9% dị dạng ngực, hội chứng
Down chiếm 1,9%. Nếu chỉ xét riêng hệ thần kinh thì tỷ lệ dị dạng chiếm
24,17% [18].
- Theo Trần Danh Cường tại BVPSTƯ 2005 nghiên cứu tại phòng
siêu âm 3D cho thấy tỷ lệ dị dạng chung là 5,4%, trong đó dị dạng đầu
mặt cổ chiếm cao nhất 47,4% [12]. Trong một nghiên cứu khác về kết quả
chọc ối, tác giả cho thấy tỷ lệ bất thường NST trong 95 trường hợp chọc
ối là 11,6% [14].
- Tại Bệnh viện Bạch Mai, theo nghiên cứu trên những thai phụ đến
khám thai, siêu âm thai, quản lý thai nghén và đẻ tại khoa sản của Nguyễn
Việt Hùng năm 2006 thì tỷ lệ DDBS là 0,51%. Tỷ lệ dị tật thần kinh chiếm
28,57%, dị tật mặt-mắt-tai-cổ chiếm 14,94%, khe hở môi vòm miệng chiếm
2,6% [21].
- Tại BVPSTƯ, theo nghiên cứu của Lưu Thị Hồng năm 2008 thì tỷ lệ
thai dị dạng thần kinh trung ương và đầu mặt cổ chiếm 42,62% các loại dị
dạng, trong đó gặp nhiều nhất là thai vô sọ với tỷ lệ 33,9%, sau đó là đến não
úng thủy với tỷ lệ 19,1%. Với các dị tật vùng đầu mặt, Hygoma kystique hay
gặp nhất, tiếp đó là khe hở môi vòm miệng [20].
1.1.5. Một số loại DDBS hệ TKTƯ và vùng đầu mặt cổ
1.1.5.1. Sự hình thành hệ thần kinh trung ương [7], [23]
- Ở phôi người, mầm nguyên thủy của hệ thần kinh được tạo ra từ lá thai
ngoài ở giai đoạn phôi vị, vào khoảng ngày thứ 17 sau thụ tinh. Ngoại bì thần
kinh sau khi được chuyên môn hóa trở thành một tấm dây gọi là tấm thần
kinh, cấu tạo bởi một hàng tế bào biểu mô hình trụ gọi là tế bào biểu mô thần
12
kinh. Tấm thần kinh là nguồn gốc của hệ thần kinh. Từ tấm thần kinh, có 2
mầm nguyên phát: ống thần kinh sẽ tạo thành hệ thần kinh trung ương và mào

thần kinh sẽ tạo thành hệ thần kinh thực vật.
- Dọc theo trục đầu - đuôi phôi, tấm thần kinh có những chỗ rộng hẹp
không đều, phần đuôi phôi nhỏ và hẹp sẽ hình thành ống tủy tạo ra tủy sống,
phần đầu phôi sẽ tạo ra túi não. Lúc đầu là 2 túi não trước và sau, nhưng sau
đó não trước tiếp tục phân đôi tạo thành não giữa (nằm giữa não trước và não
sau). Sau đó não trước lại phân đôi, não giữa không phân đôi tạo thành não
đỉnh và não trung gian (não trung gian nằm giữa não đỉnh và não giữa). Não
sau cũng phân đôi tạo ra não dưới và não cuối, não cuối tiếp với tủy sống còn
não dưới tiếp với não giữa.
- Như vậy, ở phía đầu phôi sẽ có 5 túi não tạo ra toàn bộ não, lần lượt từ
đầu đến đuôi đó là:
+ Não đỉnh: Phình ra 2 bên tạo thành 2 bán cầu não và khoang của não
đỉnh tạo thành các não thất bên.
+ Não trung gian: Phát triển mạnh tạo ra các vùng trên đồi, đồi thị và
dưới đồi. Khoang của não đỉnh sẽ trở thành não thất III, thông với các não
thất bên bởi lỗ Monro.
+ Não giữa: Ít phát triển, không to ra. Thành não giữa dày lên, khoang
của não giữa vẫn là một khoang hẹp gọi là cống Sylvius, thông với não thất
III ở phía đầu phôi, và thông với não thất IV ở phía đuôi phôi.
- Ở phía đuôi phôi ống tủy sẽ tạo ra tủy sống.
+ Não dưới: Phát triển mạnh, tạo ra cầu não ở mặt bụng phôi và tiểu não
ở mặt lưng phôi. Khoang của nó cùng với khoang của não cuối tạo ra não thất
IV thông với não thất III qua cống não giữa.
13
+ Não cuối: Sẽ tạo ra hành não. Khoang của nó góp phần tạo ra não thất
IV thông với ống sống ở phía đuôi phôi.
1.1.5.2. Sự hình thành giác quan và khoang mắt, mũi, miệng, tai [7], [23]
- Ở giai đoạn phôi thần kinh, ngoại bì đã biệt hóa thành ngoại bì thần
kinh và ngoại bì da. Ngoại bì da ở vùng đầu phôi dày lên và tạo ra tấm ngoại
bì. Ở phôi người 32 ngày có 3 đôi tấm ngoại bì cảm giác gồm: 2 tấm khứu

giác ở vùng trán, 2 tấm thị giác ở 2 bên phía sau và dưới não trước, 2 tấm
thính giác nằm ở 2 bên não sau. Các đôi tấm ngoại bì này sẽ tạo ra mũi, mắt
và tai.
- Ở giữa vùng đầu và ngực phôi xuất hiện một hốc gọi là miệng nguyên
thủy trong khoảng cuối tuần thứ 3. Đáy miệng được bịt bởi màng họng cấu
tạo bởi ngoại bì và nội bì, nó ngăn cách miệng họng. Cuối tuần thứ 4, màng
họng rách ra, miệng nguyên thủy thông với họng và được định ranh giới bởi 5
cái nụ gọi là những nụ mặt, gồm có:
+ 2 nụ hàm dưới vốn ở bờ dưới miệng nguyên thủy vốn là đầu xa của
mỏm hàm dưới. 2 nụ này gắn nhau ở đường dọc giữa.
+ 2 nụ hàm trên ở 2 bên nằm ở 2 bên, vốn là đầu xa của mỏm hàm trên
+ 1 nụ trán được tạo ra ở bờ trên miệng nguyên thủy dưới dạng khối lồi tròn.
- Trong tuần thứ 5 do tăng sinh của trung mô đẩy ngoại bì lồi lên, có 2
cái mào xuất hiện và vây quanh không hoàn toàn mỗi tấm khứu giác để tạo ra
ở mỗi bên nụ trán 2 nụ mũi trong và ngoài. Lúc đó tấm khứu giác nằm ở đáy
hố khứu giác. Hố này ngày càng sâu và tạo thành hốc mũi.
- Trong tuần 6 và 7, những nụ hàm trên tiếp tục tăng sinh về phía đường
giữa, đẩy những nụ mũi ngoài và trong về phía đó. Những nụ mũi trong ở 2
bên tiến gần vào nhau, sát nhập tạo thành phần giữa của mũi, một phần môi
trên, hàm trên và vòm miệng nguyên phát. Ở mỗi bên, đầu dưới của các nụ
mũi trong và ngoài cũng sát nhập nhau và sát nhập với nụ hàm trên. Môi dưới
14
và cằm được tạo ra do sát nhập của 2 nụ hàm dưới ở đường dọc giữa. Những
nụ mũi ngoài tạo ra cánh mũi. Môi trên được tạo bởi 2 nụ mũi trong và 2 nụ
hàm trên.
1.1.5.3. Phát triển bất thường và một số dị dạng hình thái thai hay gặp
trước sinh [5], [23]
- Tật nứt đốt sống (Spina Bifida): Khi các cung sau của đốt sống không
khép kín, các thành phần nằm trong ống sống có thể không hay có lòi ra ngoài
qua khe nứt. Hay xảy ra ở vùng thắt lưng và thường kèm theo tật tụt hành não

và tiểu não vào trong ống sống gây não ứ nước.
- Thai vô sọ: Có sự thiếu xương vòm sọ, và não trước bị thoái hóa nên
không có một phần não. Thường kèm nứt đốt sống hay sứt môi, hở hàm ếch.
Trẻ không thể sống quá vài giờ sau sinh. Siêu âm trước sinh thường thấy đa ối
do thai mất phản xạ nuốt. Có thể chẩn đoán được khi thai 11 đến 12 tuần.
- Tật não lộn ngoài: Xảy ra khi các mô thần kinh (tấm não) không khép
thành các túi não, lộ ra ngoài, không được che phủ bởi xương vòm sọ và da.
Chẩn đoán được sớm từ 3 tháng đầu.
- Não trước không phân chia: Hậu quả của sự không phân đôi não trước
một phần hay toàn bộ, liên quan tới những biến dạng của mặt như một mắt,
mũi vòi voi, 2 mắt gần nhau, sứt môi hở hàm ếch. Một số ít trẻ có thể sống
sau sinh nhưng thường bị động kinh hay chậm phát triển hoặc có tình trạng co
cứng. Có thể chẩn đoán được ở tuổi thai 12 tuần, có thể gặp 1 trong 3 hình
thái là không phân thùy, phân thùy và bán phân thùy.
- Tràn dịch toàn não: Rất hiếm nhưng rất nghiêm trọng. Các bán cầu não
được hình thành nhưng sau đó bị tiêu hủy hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn, thay
vào đó là khoang dịch lớn được bao bởi lớp màng mềm, màng nhện và màng
cứng. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng thai hay mẹ, do bất thường bánh
15
rau hay bệnh lý ở mẹ gây tình trạng viêm hoại tử mạch máu và dẫn tới tiêu
hủy tổ chức.
- Tật đầu nhỏ: Không phổ biến và do não ngừng phát triển ở giai đoạn
muộn hay do dính khớp sọ sớm. Trẻ thường chậm phát triển tinh thần và có
những cơn co giật. Chẩn đoán sau tuổi thai 20 – 24 tuần vì khi đó quá trình di
trú của vỏ não mới hoàn thành.
- Thoát vị não - màng não và thoát vị màng não: Do xương sọ có vết nứt.
Trẻ chỉ có thể sống được nếu chỉ có màng não nằm trong túi thoát vị, trường
hợp trong túi thoát vị có cả não và não thất do nứt xương sọ rộng thì trẻ không
sống được khi ra đời. 75% khối thoát vị nằm ở vùng chẩm, một số ít nằm ở
thái dương hay vùng trán hoặc vùng mũi – hầu.

- Giãn não thất và não úng thủy: Thường gặp nhưng không dẫn tới tử
vong, do hệ thống não thất bị giãn rộng vì sự mất cân bằng sản xuất và hấp
thu dịch não tủy hoặc do tắc nghẽn dẫn tới ứ đọng dịch não tủy trong các não
thất hay trong các khoang dưới nhện. Nguy cơ bất thường NST tăng nếu có
kèm bất thường khác ở hệ thần kinh.
- Hội chứng Arnord – Chiari: Hành não và tiểu não lọt qua lỗ chẩm, tụt
xuống ống sống và có liên quan tới sự lưu thông và hấp thu dịch não tủy làm
cho các não thất giãn rộng ra. Thường phối hợp với nứt đốt sống và não ứ
nước. Một số trẻ em mắc hội chứng này, hố sau sọ nhỏ bất thường.
- Lỗ não: Tồn tại những lỗ bất thường trong tổ chức não. Đó là những tổn
thương dạng nang chứa dịch trong hộp sọ có thông thương với não thất
và/hoặc khoang dưới nhện.
- Bất sản thể trai: Do rối loạn phát triển của mép gian bán cầu. Bất sản
toàn bộ hay một phần thể trai, có thể dẫn đến động kinh hay suy nhược tinh
thần, một số trường hợp không triệu chứng.
16
- Nang đám rối mạch mạc: Tổn thương dạng nang chứa dịch > 2mm nằm
trong lớp đám rối mạch mạc. Nếu kèm với dị tật khác hoặc nang > 10mm thì
thường có rối loạn NST 18. Quí III thai kỳ nang có thể tự tiêu biến ở thai
thường hay thai có rối loạn NST.
- Mũi vòi voi: Mũi hình một cái vòi và có khi ở trên mắt, có khi có 2 vòi.
Tật này liên quan đến quái thai một mắt, các dị tật của môi hay vòm miệng.
- Đục nhân mắt bẩm sinh: Do nhiễm virus Rubella khoảng tuần 4 đến
tuần 7 của thai kỳ khi các sợi nguyên phát của nhân mắt được tạo ra, hoặc do
mẹ dùng corticoid, dùng ngũ cốc để lâu đã nhiễm nấm cựa gà. Có thể chẩn
đoán trước sinh.
- Không có mắt: 1 hay 2 bên, do túi thị giác không phát triển.
- Tật một mắt: Hiếm và thường đi cùng với mũi vòi voi trong không
phân chia não trước.
- Tật loa tai bất thường: Loa tai có hình dạng bất thường như loa thấp,

loa bé, loa thừa hay không có loa tai. Thường phối hợp với các dị dạng
nghiêm trọng ở các cơ quan khác.
- Sứt môi và hở hàm ếch: Sứt môi 1 hay 2 bên, có thể kèm theo hở hàm
ếch hay không. Do gián đoạn quá trình hòa nhập tổ chức làm môi hay hàm
ếch không được khép kín. Đơn thuần thì tiên lượng tốt, nếu có kết hợp với bất
thường khác thì thường gặp rối loạn NST.
- Dị dạng bạch mạch dạng nang (Hygroma Kystique): Là một bất thường
của hệ bạch huyết do rối loạn lưu thông bạch huyết vùng cổ ngực hay do bất
thường trong sự tạo bạch huyết. Dị dạng này thường xuất hiện cuối quí I. Nó
có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể cao.
- Tăng khoảng sáng sau gáy: Lớp dịch phía sau gáy dày hơn bình thường,
và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan của nó với bất thường nhiễm sắc
thể khi đo ở tuổi thai 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày. Đó là hình ảnh bất
17
thường có thể mất đi sau 14 tuần, tuy nhiên phải phát hiện được nó ở quí đầu
là một yêu cầu dành cho các nhà siêu âm thai.
1.2. Một số yếu tố liên quan tới DDBS
1.2.1. Các nguyên nhân gây DDBS [4], [8]
Người ta thường xếp nguyên nhân gây DDBS làm bốn nhóm chính
gồm bao gồm nguyên nhân do di truyền, các tác nhân vật lý, các tác nhân hóa
học và các tác nhân sinh học. Bên cạnh đó là một số nguyên nhân khác.
1.2.1.1. Do di truyền
* Các bất thường NST
- Bất thường về số lượng NST: Nhiều hoặc ít hơn 46. VD: 3NST21 gây
hội chứng Down.
- Bất thường cấu trúc NST: Mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
Thể khảm: Trên một cơ thể có hai dòng tế bào có bộ NST khác nhau.
Hay gặp Down thể khảm, Turner thể khảm, Klinefelter thể khảm.
* Đột biến gen
- Là những biến đổi trong cấu trúc gen, liên quan tới một hoặc một số

cặp nucleotid, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử AND, thường gặp các
dạng mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nucleotid.
- Di truyền gen đột biến có thể có kiểu di truyền trội, lặn và liên kết với
giới tính. Tùy từng kiểu di truyền mà các đột biến gen có các biểu hiện khác
nhau, đôi khi không phát hiện được ngay do bệnh chưa biểu hiện. [2], [3], [4].
1.2.1.2. Các tác nhân vật lý
- Các chất phóng xạ: Các tia phóng xạ ion hóa (tia β, tia γ) và tia cực tím
gây đột biến rất mạnh trên cơ thể người. Chúng có thể làm sai lệch NST, đứt
18
NST, tạo nhiễm sắc thể 2 tâm hay 3 tâm hoặc hình vòng, có thể làm bất hoạt
chức năng của NST, phá hủy thoi vô sắc tạo nên đa bội thể. Các tác hại do các
tia phóng xạ ion hóa gây ra tồn tại rất lâu, nó phát sinh 1 giờ sau chiếu xạ và
kéo dài tới 30 năm sau [2]. Đối với thai phụ có chụp Xquang trong thời kỳ
thai nghén, nếu đã có con, khuyên nên bỏ thai [10].
- Tác động của nhiệt độ: Nhiệt độ tăng lên 10
o
C thì tần số đột biến có thể
tăng 5 lần và dễ gây các đột biến cấu trúc NST [4], [23].
1.2.1.3. Các tác nhân hóa học
- Các tác nhân hóa học được coi là nhóm nguyên nhân quan trọng nhất
gây DDBS, thai lưu, sảy và chửa trứng đã được chứng minh qua rất nhiều
thực nghiệm.
- Các chất diệt cỏ, trừ sâu, chất độc màu da cam có thể gây dị tật bẩm sinh.
- Các kim loại nặng như chì, thủy ngân… cũng có khả năng gây độc và
gây quái thai.
- Nhiều loại thuốc điều trị cũng gây dị dạng. Một số hormon mẹ dùng
như androgen, progesteron, testosteron dùng trong khi mang thai có thể gây ra
nam tính hóa ở thai nữ giới. Một số kháng sinh mẹ dùng khi có thai như
tetracyclin có thể tác động vào răng của trẻ, streptomycin có thể có thể làm trẻ
điếc và tổn thương dây thần kinh thính giác. Thuốc chống đông máu warfarin

có thể gây dị tật hệ thần kinh trung ương và thiểu sản mũi, teo mắt của thai
khi mẹ dùng. Một số thuốc chống co giật cũng đã được xác định là yếu tố gây
quái thai như trimethadion có thể gây sứt môi, hở hàm ếch, loa tai thấp;
hydantin có thể gây tật não nhỏ, sụp mi và thiểu sản móng thai nhi. Đặc biệt
những thuốc chống tân sinh có tác dụng gây quái thai rất lớn. Một số thuốc an
thần như thalidomid chủ yếu gây dị dạng chi, carbonat lithi gây dị dạng tim
19
mạch, diazepam dùng trong thai kỳ ở 3 tháng đầu cũng có liên quan tới tật sứt
môi hở hàm ếch [3], [10], [23].
- Chất kháng acid folic: Aminopterin là thuốc kháng chuyển hóa được sử
dụng trong liệu pháp điều trị ung thư nhưng có thể gây DDBS cho trẻ nhất là
những khuyết tật vùng sọ mặt [54].
1.2.1.4. Các tác nhân sinh học
- Một số virus, vi khuẩn đã được chỉ ra rằng có khả năng gây dị dạng.
Nếu độc tố của chúng quá mạnh thai có thể chết và sảy. Chúng gây bệnh trầm
trọng nhất và tỷ lệ cao nhất ở thời điểm nhiễm là 3 tháng đầu thai kỳ [7].
- Xoắn khuẩn giang mai nếu mẹ nhiễm mà không được điều trị có thể
gây rất nhiều loại tật vùng đầu mặt cổ, những trẻ sống được tới khi ra đời chỉ
chiếm 25%. Rubella là nguyên nhân quan trọng nhất trong nhiễm khuẩn,
chúng gây DDBS ở 15-20% trẻ sinh ra từ những người mẹ bị nhiễm. Một số
virus như cytomegalovirus, varicella zoster có thể gây DDBS cho thai khi mẹ
nhiễm ở 3 tháng đầu [23].
1.2.1.5. Một số yếu tố nguy cơ khác
* Tuổi mẹ
- Tuổi mẹ cao quá hay thấp quá đều làm tăng nguy cơ sinh con dị dạng.
Trong đó tuổi mẹ cao thường tăng nguy cơ sinh con mắc bệnh Down. Tuổi
mẹ quá trẻ cũng là một yếu tố nguy cơ sinh con dị dạng do cơ quan sinh dục
và các hormon chưa hoàn thiện [3], [41]. Theo Nyhan W.L và cs thì tỷ lệ sinh
con bị Down ở người mẹ trên 45 là 1/55, cao gấp rất nhiều lần so với tỷ lệ này
ở mẹ dưới 20 (1/2500) [57].

- Schmid thấy tỷ lệ Down cao hơn hẳn ở con của những bà mẹ trên 35
tuổi [61].
20
* Bệnh của mẹ
- Khera cho rằng rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, nhiễm độc thai nghén
ở mẹ có liên quan đến thai chết lưu trong tử cung và dị dạng bẩm sinh ở thai
[51]. Một số tác giả cho thấy nguy cơ con dị dạng ở những bệnh nhân tiểu
đường cao gấp 3 lần nhóm chứng và những dị tật này hay gặp ở hệ tim mạch,
hệ thần kinh trung ương, chậm trưởng thành phổi [53], [66], [69], [70].
- Những bà mẹ động kinh có nguy cơ cao sinh con dị dạng, đặc biệt nếu
trong thời gian mang thai xuất hiện cơn động kinh con hay bị khe hở môi vòm
miệng [55].
- Mẹ có nhân xơ tử cung, dính màng ối có thể gây dị dạng thai [31].
* Thứ tự lần sinh
- Theo Swain và cộng sự thì dị dạng bẩm sinh ở những trẻ là con thứ 4
trở lên cao gấp 4,6 lần những trẻ sinh lần một và hai [67].
- Theo một số thống kê trên thế giới thì những tật như nứt đốt sống, thai
vô sọ thường gặp ở những đứa con đầu lòng [45], [56].
* Một số yếu tố khác.
- Đa ối hoặc thiểu ối đều được chỉ ra rằng có liên quan tới một số dị dạng
như thai vô sọ, dị tật đường tiêu hóa, dị dạng hệ tiết niệu.
- Đa thai có thể bị biến dạng do chèn ép nhau.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu acid folic trong chế độ dinh
dưỡng của mẹ có liên quan tới sự gia tăng tỷ lệ dị dạng hệ thần kinh.
- Ngoài ra thai thiếu oxy, mẹ bị ảnh hưởng của xúc cảm cũng gây thai dị
dạng [7], [23].
1.2.2. Các thời điểm có thể gây phát triển bất thường thai nhi [2], [3], [4].
1.2.2.1. Thời kỳ tạo giao tử
- Là giai đoạn ngắn trong quá trình hình thành và phát triển cá thể,
nhưng người ta thấy tỷ lệ các giao tử bất thường là rất cao, có thể lên tới 70%.

21
- Tuy nhiên các giao tử bất thường không hoặc rất ít khả năng tham gia
thụ tinh nên tỷ lệ DDBS của phôi do giao tử bất thường là không cao.
1.2.2.2. Thời kỳ tiền phôi
* Giai đoạn tạo hợp tử
- Sau khi hình thành, hợp tử tồn tại trong thời gian rất ngắn nên đột biến
ít xuất hiện.
- Nếu bị tác động bởi các yếu tố gây dị dạng, hợp tử có thể chết sớm.
* Giai đoạn phân cắt
- Ở giai đoạn này các phôi bào chưa hoặc ít biệt hóa, các tác động của
các tác nhân độc hại có thể:
+ Gây chết phôi hay sảy thai
+ Không có dị tật do một số phôi bào còn lại phát triển thay thế số phôi
bào bị tổn thương và chết
+ Tạo ra một thể khảm do một số phôi bào bị tác động nhẹ vẫn tồn tại
bên cạnh những phôi bào bình thường khác.
1.2.2.3. Thời kỳ phôi
- Ở thời kỳ này các phôi bào đang tích cực biệt hóa, các mầm cơ quan đang
hình thành nên rất dễ nhạy cảm với những tác nhân gây phát triển bất thường.
- Đây là thời kỳ chủ yếu quyết định sự xuất hiện các dị tật về mặt hình
thái. Mỗi một cơ quan của phôi có một thời kỳ nhạy cảm riêng, thường là lúc
bắt đầu diễn ra sự biệt hóa của cơ quan đó.
1.2.2.4. Thời kỳ thai
- Một số cơ quan tiếp tục biệt hóa như vỏ não, tiểu não, hệ sinh dục. Do
đó các yếu tố gây hại còn ảnh hưởng tới hình thái và chức năng của các cơ
quan này.
22
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các trường hợp thai phụ có kết quả siêu âm thai bất thường hệ thần
kinh trung ương và đầu mặt cổ đến hội chẩn tại Trung tâm chẩn đoán trước
sinh BVPSTƯ từ 06/2010 đến 06/2012.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Các hồ sơ có kết luận của hội đồng chẩn đoán trước sinh BVPSTƯ xác
định thai dị dạng thần kinh trung ương hay vùng đầu mặt cổ và có hướng xử trí.
- Có đủ các thông tin cần cho nghiên cứu, có kết quả chọc ối làm nhiễm
sắc đồ.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đa thai.
- Những hồ sơ không mô tả rõ ràng và chi tiết dị dạng.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ 06/2010 đến 06/2012.
- Địa điểm: Bệnh viện phụ sản Trung Ương
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là phương pháp nghiên cứu mô tả, thu thập số liệu hồi cứu tại Trung
tâm Chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.
23
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
2.3.2.1. Công thức tính cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần
thể [29].
2
2
2/1
)(
)1(
p
pp

Zn
ε
α

=

Trong đó:
p: Tỷ lệ dị dạng bẩm sinh thần kinh trung ương – đầu mặt cổ trong
nghiên cứu trước (0,4262) [20].
ε: Khoảng sai lệch tương đối giữa tỷ lệ bệnh thu được từ mẫu (p) và tỷ
lệ của quần thể (P). Ta lấy giá trị tương đối ε = 0,15 của p.
α: Là mức ý nghĩa thống kê.
Z
1-α/2
: Là hệ số tin cậy. α = 0,05 tương ứng Z = 1,96.
n: Cỡ mẫu nghiên cứu
n = 1,96
2
x [0,4262 x (1-0,4262)] / (0,15 x 0,4262)
2
= 229,8. Lấy tròn là
240 hồ sơ.
2.3.2.2. Chọn mẫu
- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: Lấy các hồ sơ đã có kết luận của hội đồng
chẩn đoán trước sinh đáp ứng các tiêu chuẩn trên lưu tại Trung tâm Chẩn
đoán trước sinh – BVPSTƯ từ tháng 6/2010 đến 06/2012. Mỗi năm lấy đủ 80
hồ sơ, chọn những tháng có nhiều hồ sơ DDBS hệ thần kinh trung ương và
đầu mặt cổ theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn sử dụng bảng ngẫu nhiên.
24
2.3.3. Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1. Nhóm biến số chỉ đặc trưng cá nhân và tuổi thai, số lượng dị
dạng trong một thai, thời điểm chọc ối
Tên biến Loại biến Định nghĩa
Tuổi mẹ Biến định lượng Tính theo năm. Chia làm 6 nhóm: ≤ 19, 20-24, 25-29,
30-34, 35-39, ≥ 40.
Nghề nghiệp Biến định tính
(danh mục)
Nông dân là những người trực tiếp lao động trên
ruộng đồng, nương rẫy.
Công nhân là những người lao động trong nhà máy,
xí nghiệp, công trường
Cán bộ-công chức là những người làm việc trong
văn phòng.
Khác: Buôn bán, nội trợ, trông trẻ
Tuổi thai Biến định lượng Tính theo tuần. Tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối hoặc
tính tuổi thai dựa theo siêu âm.
Thời điểm
chọc ối
Biến định lượng Thời điểm chọc sớm khi thai 13 – 15 tuần. Thời
điểm trung bình là chọc ối khi thai 16 – 20 tuần.
Chọc muộn là khi thai được trên 20 tuần.
Số lượng dị
dạng một thai
Biến định lượng 1, 2, ≥ 3 dị dạng.
Bảng 2.2. Nhóm biến số chỉ tiền sử và tình trạng sức khỏe mẹ
Tên biến Loại biến Định nghĩa
Tiền sử đẻ con dị
dạng
Biến nhị phân Có con dị dạng hoặc không có con dị dạng
Tiền sử sảy thai, lưu

thai
Biến nhị phân Có hoặc không có tiền sử sảy thai, lưu thai.
Mẹ có bệnh trước và
trong mang thai
Biến nhị phân Có 1 hay nhiều bệnh (đái đường, hen phế quản,
tăng huyết áp, động kinh ) hoặc không có bệnh
trước hay trong khi mang thai.
Bảng 2.3. Nhóm biến số chỉ tên các dị dạng thai
25

×