Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, Khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới ,
mang lại hiệu quả rất lớn cho con người. Trong đó phương tiên giao thông
đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày. Nó phục vụ nhu cầu đi lại
của con người. Bên cạnh đó nó đóng góp một phần vào sự phát triển của xã
hội. Nhờ có các phương tiện giao thông mà hàng hóa được vận chuyển dễ
dàng hơn.
Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất ở nước ta. Để an toàn hơn
ở rất nhiều người Việt Nam sử dụng xe máy thì hệ thống phanh đóng một
vai trò hết sức quan trọng. Nhận thấy tính cần thiết của hệ thống phanh nên
đề tài thiết kế lại hệ thống phanh được đề xuất trong học phần “ đề án thiết
kế”. Đây là một trong những đề án sinh viên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí phải
thực hiện trong chương trình đào tạo. Nhằm giúp sinh viên làm quen với
công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí. Để hiểu rõ các công việc, phương
pháp tiếp cận và thiết kế một thiết bị trong thực tế.
Nhằm thực hiện mục tiêu đó, là sinh viên của trường Đại học kỹ thuật
Công nghiệp Thái Nguyên nói riêng và các sinh viên của những trường kỹ
thuật nói chung, luôn cố gắng phấn đấu trong học tập và rèn luyện, trao
dồi kiến thức khi đang ngồi trên ghế nhà trường để sau khi ra trường có
thể đóng góp một phần trí tuệ và sức lực vào công cuộc đổi mới của đất
nước.
Qua đề án thiết kế, em đã tổng hợp được một số kiến thức chuyên môn.
Nhưng với những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thưc tế nên đề án của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các
thầy cô để đề án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cám ơn đến sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt
là ThS.Vũ Thị Liên đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành đề án này.
MỤC LỤC
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG PHANH CƠ
KHÍ(PHANH TANG TRỐNG) SAU CỦA XE MÁY
1.1 Giới thiệu
Hệ thống phanh (thắng) được dùng để điều khiển chiếc xe, một chiếc xe
đẹp mà có hệ thống phanh không tốt thì hoàn toàn vô nghĩa, vì nó sẽ là
nguồn gốc của tai nạn. Rất nhiều người quan tâm đến hệ thống phanh, xem
nó là một trong các hệ thống quan trong nhất.
Hệ thống phanh lý tưởng là hệ thống cho phép người lái dừng xe lại với
khoảng cách ngắn nhất. Một yêu cầu khác cho một hệ thống phanh ô tô, xe
máy… là việc dừng xe phải ổn định, không bị kéo lê hoặc đâm sang bên
cạnh. Phanh xe là một trong những thiết bị có tần số hoạt động vào loại cao
nhất trên xe.
Theo cách phân chia theo cơ cấu hãm, phanh được chia thành phanh cơ
khí(phanh tang trống) và phanh đĩa.
Phanh tang trống là loại được dùng phổ biến trên nhiều loại xe ô tô,xe máy.
Những chiếc xe đầu tiên nhất sử dụng phanh tang trống là loại phanh dùng
đai bao quanh mặt ngoài thân trống, khi phanh đai này sẽ ôm lấy thân trống
làm giảm vận tốc của xe. Loại phanh này ngày nay chỉ còn thấy sử dụng trên
những chiếc xe đạp mini( loại phanh này còn gọi là phanh dải như trên hình
1)
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Hình 1: Phanh dải trên xe đạp mini.
còn trên ô tô, xe máy không còn dùng nữa do cấu tạo loại phanh này bị bất
lợi do nước và bụi bẩn ở đường văng lên dính vào má phanh và trống, làm
giảm ma sát và khiến mặt trống và má phanh bị mài mòn rất nhanh chóng.
Chính vì vậy mà loại phanh hiện nay đã ra đời và chiếm ưu thế nhờ khắc
phục được những khiếm khuyết của thế hệ trước. Ngày nay các má phanh
được bố trí nằm bên trong trống, mỗi khi phanh người điều khiển phải tác
động một lực để bung má phanh ra ép sát vào mặt trong của tang trống, vì
vậy thiết kế này gọi là phanh bung bên trong.
Hệ thống phanh tang trống đầu tiên được tác động thông qua cơ cấu đòn
bẩy cơ khí. Các thanh kim loại hoặc dây cáp, và các tay đòn truyền áp lực từ
bàn đạp phanh hoặc tay đòn điều khiển đến càng phanh.
Do địa hình ở Việt Nam đường nhỏ,nhiều chỗ cua nên sử dụng phanh rất
nhiều. Chính nhiều chỗ đường cua mà sử dụng phanh đĩa là rất nguy hiểm.
Để an toàn hơn ở rất nhiều người Việt Nam sử dụng xe máy dùng phanh
tang trống. Gần như tất cả các loại xe máy hiện nay đều trang bị hai hệ thống
phanh độc lập với nhau là phanh chân và phanh tay.
Trong đó, phanh chân, phanh tay chỉ hoạt động khi nhấn, bóp vào bàn đạp ,
tay phanh và khi nhả chân đạp phanh, tay bóp phanh thì đồng thời phanh
cũng nhả. Vì vậy phanh tang trống sau của xe máy được chọn để nghiên
cứu trong đề án này. (phanh tang trống sau như trên hình 2).
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Hình 2: phanh tang trống sau của xe máy.
1.2 Mục đích nghiên cứu
• Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh tang
trống sau của xe máy.
• Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh.
• Nghiên cứu chức năng và vật liệu chế tạo từng chi tiết.
• Tính các lực cần thiết để phanh.
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
PHẦN II
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
2.1 Cấu tạo
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Hình 3: Sơ đồ cấu tạo của phanh tang trống.
(1) Một chốt cố định (chốt má phanh).
(2) Trục cam phanh.
(3) Cần cam phanh.
(4) Hai càng phanh( Guốc Phanh).
(5) Lò xo.
(6) Mâm phanh.
(7) Bu lông M6.
(8) Má phanh.
2.2 Nguyên lý hoạt động.
2.2.1 Hệ thống Phanh tang trống sau gồm cơ cấu điều khiển và cơ cấu
phanh:
+ Cơ cấu điều khiển: gồm bàn đạp phanh, lò xo hoàn lực, cây sắt điều khiển,
tán hiệu chỉnh.
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
+ Cơ cấu phanh: gồm lòng Mayơ, trục cam, chốt má phanh, cần cam, hai
càng phanh, lò xo, mâm phanh, bu lông M6, má phanh.
Hình 4: Sơ đồ nguyên lý hoạt động.
2.2.2 Nguyên lý hoạt động:
Bình thường khi không sử dụng phanh hai càng phanh(4)luôn luôn ép sát
vào trục cam phanh(2) nhờ hai lò xo hoàn lực(5) nên lòng Mayơ(10) quay tự
do. Khi sử dụng phanh qua cơ cấu điều khiển truyền tới ty kéo(9), cần cam
phanh(3) xoay làm xoay trục cam phanh(2). Hai mấu lồi của trục cam phanh
đẩy càng phanh(4) bung ra ép sát vào lòng Mayơ(10) qua lớp má phanh(8)
tạo ra sự ma sát với lòng Mayơ(10) làm bánh xe không quay được. Khi hết
tác động, nhờ lực kéo của lò xo hoàn lực(5),trục cam phanh(2) trở về vị trí
cũ, hai càng phanh(4) ép vào trục cam phanh(2),bánh xe quay bình thường.
Điều chỉnh thắng : Điều chỉnh sao cho tay phanh hoặc bàn đạp phanh có
khoảng chạy tự do (chạy không) tính từ lúc bắt đầu tác động đến lúc phanh
ăn từ khoảng 10 - 20 mm là đạt.
PHẦN III
QUY TRÌNH THÁO LẮP,BẢO DƯỠNG VÀ SỬA
CHỮA
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Hình 5: Các chi tiết của phanh tang trống.
3.1 Quy trình tháo hệ thống Phanh:
- Tháo bánh xe ra khỏi khung xe, lấy mâm phanh(7) ra khỏi moay ơ.
- Nắm giữa hai càng phanh(4) và kéo vào nhau để lấy lên, tháo các lò xo(5),
tách rời chúng ra.
- Tháo bulông kẹp(7), tách cần cam phanh(3) ra khỏi trục cam phanh(2).
- Dùng xăng rửa sạch các chi tiết, trừ càng và má phanh.
- Kiểm tra tình trạng mòn khuyết của má phanh(8), mặt trong moay ơ
3.2 Quy trình lắp hệ thống Phanh:
- Lắp trục cam phanh(2) vào mâm phanh(7)
- Lắp cần cam phanh(3) vào đầu của trục cam phanh(2), dùng bulong(7) cố
định lại.
- Lắp các lò xo(5) vào hai càng phanh(4) đã dán 2 má phanh(8), sau đó gắn 1
đầu của càng phanh vào chốt cố định(4), một đầu vào trục cam phanh(2)
3.3 Bảo dưỡng và sửa chữa:
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Xe máy thường dùng hệ thống phanh cơ khí cho bánh sau,bánh trước hiện
nay phổ biến là dùng phanh đĩa. Các hỏng hóc thông thường của hệ thống
phanh gồm: phanh không ăn, bị kẹt hoặc kêu rít.
3.3.1 Phanh không ăn do các nguyên nhân sau đây:
+Hành trình tự do của bàn đạp hoặc tay phanh quá rộng (còn gọi là phanh
sâu quá), phải vặn ốc đuôi ty vào sâu thêm.
+Má phanh mòn hay chất lượng kém, phải thay mới.
+Má phanh bị chai cứng, có thể chữa bằng cách chà giấy ráp hay cưa mặt
võng.
+Má phanh dính dầu mỡ, nếu nhẹ thì đánh sạch bằng giấy ráp, ngấm nhiều
thì phải thay mới.
+Vành tiếp xúc giữa má phanh và mặt trong moay ơ không hoàn toàn, cần rà
lại.
+Mặt trong moay ơ bị cày xước, cần tiện cho phẳng.
3.3.2 Kẹt phanh là tình trạng các bánh xa nặng dù không đạp phanh
nguyên do như sau:
+Không đủ hành trình tự do cho tay, chân phanh. Cần nới ốc đuôi ty.
+Má phanh dày quá quy định.Phải rà giũa lại.
+Hai lò xo kéo phanh vào không hết vì yếu hay bị gãy.Cần thay thế.
+Có thể do các vòng bi trục sau bị hỏng.
3.3.3 Phanh kêu rít vì các nguyên nhân sau:
+Ma phanh mòn nhẵn,kim loại của càng phanh cọ vào Mayơ tạo tiếng
kêu.Cần phải thay mới càng phanh hay dán má mới.
+Có vật cứng kẹt trong Mayơ.
+Mặt trong Mayơ có rãnh hay bị oovan.Nên đi tiện vớt lại cho tròn và
phẳng.
+Má phanh bị chai.Phải giũa lại hay thay mới.
3.3.4 Phanh xong buông hết bàn đạp phanh,xe vẫn bị hãm:
Do má phanh quá mòn,khoảng hở giữa mặt má phanh với mayơ quá
lớn.Trục cam xoay ngang hết cỡ nên kẹt luôn không tra về được.Phải thay
má phanh mới.
Một số lưu ý :
+Đánh dấu mặt ngoài càng phanh trước khi tháo nó ra khỏi Mayơ,làm như
thế để lắp rắp lại đúng vị trí cũ tránh bó kẹt.
+ Tách mâm phanh ra khỏi Mayo lưu ý lắp lại phải đủ long đen chêm như
cũ.
+Khe hở giữa má phanh mới phải mịn,không lỗ chỗ bọt.
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
+Hai đầu móc của lò xo hồi càng phanh phải úp vào trong mâm phanh.
PHẦN IV
BẢN VẼ LẮP,BẢN VẼ CHẾ TẠO VÀ PHÂN TÍCH
THIẾT KẾ
4.1 Bản vẽ lắp của hệ thống Phanh.
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
4.2 Phân tích thiết kế của các chi tiết.
4.2.1 Trục cam phanh
Trục cam phanh là một chốt di động xuyên qua lỗ khoan ở mâm phanh, phía
ngoài có dự trù để bắt cần phanh.
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Hình 6: Chi tiết trục cam phanh.
* Phân tích chức năng:
- Ở đầu của trục cam có làm rãnh then để lắp cố định với cần cam, làm cho
chúng không xoay quanh nhau được.
- Trên thân trục cam có làm rãnh để thuận tiện cho việc bôi trơn.
* Công dụng: Nhận momen quay từ cần cam phanh, trục cam phanh quay
làm bung 2 càng phanh ra.
* Vật liệu chế tạo:
Trục cam phanh được chế tạo bằng vật liệu Thép C45
Theo vật liệu chế tạo của Nhật có tên: S45C.
4.2.2 Cần cam phanh
Cần phanh: một đầu siết chặt với trục cam phanh,đầu còn lại nối với cơ cấu
điều khiển phanh.
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Hình 7: Chi tiết cần cam phanh.
* Phân tích chức năng:
- Cũng như ở trục cam thì ở cần cam 1 đầu cũng làm rãnh then.
- Trên đầu của cần cam có khoét rãnh để 1 phần giảm ứng suất, 1 phần làm
cho thuận tiện lắp rắp.
- Mặt phẳng 2 đầu của cần cam có khoảng cách với nhau tạo không gian
làm việc cho cần cam và vành bánh xe.
* Công dụng: Khi cần cam phanh nhận lực kéo từ cơ cấu điều khiển, cần
cam xoay làm cho trục cam phanh cũng quay.
* Vật liệu chế tạo:
Cần cam phanh được chế tạo bằng vật liệu Thép CT45
Theo vật liệu chế tạo của Nhật có tên : YSH270C-P
4.2.3 Càng phanh
Hai càng phanh: có dạng bán nguyệt một đầu tì vào chốt cố định, đầu còn
lại tì vào trục cam phanh, hai càng phanh luôn luôn được kéo sát vào nhau
nhờ hai lò xo càng phanh,phía ngoài càng phanh có dán má phanh.
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Hình 8: Chi tiết càng phanh.
* Công dụng: Khi bị trục cam phanh làm bung 2 càng về 2 phía, càng phanh
được gián 2 má phanh trên nó,chúng ép sát vào lòng Mayơ tạo ma sát và làm
giảm tốc độ quay của bánh xe cũng như không cho bánh xe quay được.
* Vật liệu chế tạo:
Càng phanh được chế tạo từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt.
Theo vật liệu chế tạo của Nhật có tên: ADC12
* Hình dáng: Càng phanh có nhiều hình dáng khác nhau, các kiểu đa dạng
của càng phanh được nhân dạng bằng số hiệu càng được chỉ định bởi viện
Tiêu chuẩn vật liệu ma sát (FMSI: Frichon Materials Standards Institute).
4.2.4 Mâm phanh
Mâm phanh: được giữ cố định nhờ một rãnh tiện ăn khớp.
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Hình 9: Chi tiết mâm phanh.
* Công dụng: Được thiết kế, chế tạo để gắn cụm phanh.
* Vật liệu chế tạo:
Mâm phanh được chế tạo bằng vật liệu Gang xám GX15-32
4.2.5 Má phanh
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Hình 10: Chi tiết má phanh.
Thông thường má phanh được gắn vào guốc phanh bằng một trong hai cách,
dán keo hoặc tán rivê. Còn đối với một số trường hợp má phanh được khoan
lỗ để gắn bulong, cho phép việc thay thế dễ dàng. Tuy nhiên loại má phanh
dán thông dụng và được ưa chuộng hơn vì nó tận dụng được tối đa bề dày
của má, khi mòn không bị đinh tán cọ làm hỏng mặt lòng Mayơ.
Má phanh được làm bằng Gỗ phít.
PHẦN V
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
Hình 11: Sơ đồ hóa nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh.
Xét hệ thống phanh tang trống trên, được sơ đồ hóa như hình vẽ. Cụ thể xét
cho 1 bên của phanh như hình 12. Có các thông số cho trước như khoảng
cách OC, CQ = L, CF1, CF2 , C là tâm quay của càng phanh khi có lực
Q
r
tác
động vào. O là tâm của trống. Bán kính trong của trống là r. Đoạn ma sát
trong cung AB, và góc BOC là
1
θ
, góc AOC là
2
θ
. Moomen xoắn T, hệ số
ma sát
µ
, các lực kéo của lò xo
1
F
,
2
F
.
Tính toán lực
Q
r
để phanh.
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Hình 12: Xét hoạt động 1 bên của càng phanh.
Hướng giải
Từ công thức momen xoắn T theo [1]
( )
2
2
1
1
2 2
2
1 2
sin [
os os
os]
T pbr d pbr
pbr c c
c
θ
θ
θ
θ
µ θ θ µ
µ θ θ
= =
= −
−
∫
( )
2
1 2
os os
T
pb
r c c
µ θ θ
⇒ =
−
(1)
Với:
p
là độ lớn cực đại của áp lực pháp tuyến.
b là chiều rộng của lớp má phanh.
Tổng momen của lực pháp tuyến đối với điểm C:
( ) ( )
2 1 1 2
1 1
. . . sin 2 sin 2
2 2
N
M p b r OC
θ θ θ θ
= − + −
(2)
Thay (1) vào (2) ta được
N
M
Tổng momen của lực ma sát đối với điểm C:
( )
1 2 2 1
. . . ( os os ) os2 os2
4
F
OC
M p b r r c c c c
µ θ θ θ θ
= − + −
(3)
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Thay (1) vào (3) ta được
F
M
Lấy momen tại điểm C ta có:
1 1 2 2
. . .
N F
Q L F CF F CF M M= + + +
1 1 2 2
. .
N F
M M F CF F CF
Q
L
+ + +
⇒ =
Cụ thể cho: OC = 42 mm ; CF1 = 70 mm ; CF2 =15 mm; L= 86 mm;
r = 55 mm;
µ
= 0,4;
1
θ
=
60
o
= 1,05 rad;
2
θ
=
150
o
= 2,62 rad; T = 21 N.m;
1
x∆
= 7 mm;
2
x
∆
= 2 mm; k = 10 N/mm.
Giải
Từ công thức momen xoắn T theo [1]
( )
2
2
1
1
2 2
2
1 2
sin [
os os
os]
T pbr d pbr
pbr c c
c
θ
θ
θ
θ
µ θ θ µ
µ θ θ
= =
= −
−
∫
( )
2
1 2
3
2
os os
21.10
12,71
0,4.55 .( os60 os150)
T
pb
r c c
c c
µ θ θ
⇒ =
−
= =
−
(1)
Với:
p
là độ lớn cực đại của áp lực pháp tuyến.
b là chiều rộng của lớp má phanh.
Tổng momen của lực pháp tuyến đối với điểm C:
( ) ( )
2 1 1 2
1 1
. . . sin 2 sin 2
2 2
N
M p b r OC
θ θ θ θ
= − + −
(2)
Thay (1) vào (2) ta được
N
M
( ) ( )
( )
1 1
.12,71.55.42. 2,62 1,05 . sin(2.60) sin 2.150
2 2
35761
N
M
Nmm
= − + −
=
Tổng momen của lực ma sát đối với điểm C:
( )
1 2 2 1
. . . ( os os ) os2 os2
4
F
OC
M p b r r c c c c
µ θ θ θ θ
= − + −
(3)
Thay (1) vào (3) ta được
F
M
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
( ) ( )
42
0,4.12,71.55 55 cos60 cos150 cos(2.150) cos(2.60)
4
23944
F
M
Nmm
= − + −
=
Lấy momen tại điểm C ta có:
1 1 2 2
. . .
N F
Q L F CF F CF M M= + + +
1 1 2 2
. .
N F
M M F CF F CF
Q
L
+ + +
⇒ =
Với:
1 1
. 10.7 70F k x N= ∆ = =
2 2
. 10.2 20F k x N= ∆ = =
Vậy:
1 1 2 2
. .
35716 23944 70.70 20.15
754,19
86
N F
M M F CF F CF
Q
L
N
+ + +
⇒ =
+ + +
= =
PHẦN VI
KẾT LUẬN CHUNG
6.1 Kết luận
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
Thực hiện đề án thiết kế hệ thống phanh tang trống sau của xe máy đã cho
em những hiểu biết lớn cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Là cơ hội nghiên
cứu, học tập tốt và là những tiền đề cho công việc của em sau này. Tuy vậy,
em cũng gặp phải những khó khăn nhất định về cả vốn kiến thức sẳn có và
trình độ tư duy còn hạn hẹp, để liên hệ kiến thức đã được học với bài toán
thực tế đặt ra.
6.2 Kết quả đạt được
• Hiểu biết về các loại hệ thống phanh dùng cho xe máy hiện nay.
• Nắm vững được nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh tang trống của
xe máy.
• Tìm hiểu được chức năng cấu tạo của hệ thống phanh tang trống và đi
sâu phân tích được các chi tiết cụ thể.
• Biết được quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phan tang
trống của xe máy.
• Tìm hiểu được cách tính toán thiết kế.
Tài liệu tham khảo
[1]. Ch-19 Brakes and Dynamometers.pdf
[2]. Các bản vẽ chế tạo của công ty YAMAHA của Nhật về hệ
thống phanh.
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên
Đề án thiết kế: Thiết kế lại hệ thống phanh tang trống của xe máy.
[3]. Ninh Đức Tốn: DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP; Nhà xuất bản
giáo dục
GVHD: ThS. Vũ Thị Liên