Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Khủng hoảng tài chính toàn cầu và bài học rút ra đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.72 KB, 38 trang )

Đề tài : Khủng hoảng tài chính toàn cầu và bài
học rút ra đối với Việt Nam.
Lời mở đầu
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là cuộc khủng lớn nhất trên thế giới kể từ sau
cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất lịch sử của thế giới trong những năm 30 của thế
kỷ XX, nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế nước Mỹ và lan
rộng ra toàn cầu làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống tài chính và sự tăng trưởng
kinh tế thế giới. Kể từ khi cơn lốc của cuộc khủng hoảng đi qua cuốn theo rất nhiều
quốc gia vào vòng xoáy của nó, đến bây giờ cuộc khủng hoảng đã tạm qua đi, tình
trạng thị trường đã trở nên ổn định hơn, quá trình khôi phục diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù
vậy các nước vẫn còn phải tiếp tục lịch trình tái cơ cấu và đang đứng trước một nguy
cơ khủng hoảng tài mới (tàn dư của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) đó là khủng
hoảng nợ công ở châu Âu đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế đồng Ero nói
riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.
Đã có rất nhiều sách báo, các cuộc hội thảo quốc tế và khu vực đã viết và bàn về
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và dường như vẫn chưa đủ và người ta vẫn buộc
phải nghĩ về nó, viết về nó vì nó vẫn đang ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến đời
sống kinh tế xã hội và chính trị của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và thế giới. Các tổ chức
tài chính, các trung tâm nghiên cứu quốc tế cũng đưa ra các bài học và dự báo về nguy
cơ của các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai. Tuy không nằm trong tiểu
điểm của cơn lốc khủng hoảng, nhưng những ảnh hưởng và tác động của nó ngày càng
được cảm nhận rõ rệt ở Việt Nam, thể hiện qua những chỉ số giảm đi cụ thể về thương
mại, đầu tư, tốc độ phát triển kinh tế và du lịch…
Hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc nghiên
cứu khủng hoảng, triển vọng và tác động của nó trong bối cảnh đất nước đang tham gia
ngày càng sâu rộng hơn và liên kết khu vực, hội nhập với quốc tế. Đó là chính là động
lực thúc đẩy nhóm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Khủng hoảng tài chính toàn
cầu và bài học rút ra đối với Việt Nam”. Đề tài đã đặt vấn đề nghiên cứu cuộc khủng
hoảng và chiều hướng diễn biến của nó, nhóm nghiên cứu đề tài tập trung vào phân tích
những tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng, những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, đề từ đó rút ra những bài học


kinh nghiệm cho Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối
ngoại.
Nội dung đề tài gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về khủng hoảng tài chính quốc tế.
Phần 2: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Phần 3: Những bài học đối với Việt Nam
Sau một thời gian nghiên cứu và nỗ lực hoàn thành nhóm chúng tôi đã cố
gắng phác thảo một bức tranh toàn cảnh về cuộc khủng hoảng và nêu ra một số đánh
giá và ý kiến đóng góp của mình dựa trên cơ sở những nghiên cứu tiến hành trong đề
tài. Song với kiến thức và thời gian có hạn, đề tài của chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót.
Rất mong được sự đóng góp của cô giáo và các bạn để đề tài của chúng tôi ngày càng
hoàn thiện hơn.
Phần 1: Tổng quan về khủng hoảng tài chính quốc tế.
1. Khái niệm khủng hoảng tài chính quốc tế:
Toàn cầu hoá bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân
tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều ngu cơ trong đó có nguy cơ khủng hoảng toàn
cầu. Sự thay đổi của các thị trường tài chính với mức độ mở cửa thương mại và tài
chính của các nước, mỗi điều kiện bên trong của mỗi quốc gia đều dẫn tới khả năng
khủng hoảng.
Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm của hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng
hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Khủng hoảng kinh tế lên đến đỉnh điểm là
nguyên nhân xảy ra khủng hoảng tài chính vì khủng hoảng kinh tế bị suy thoái,
khủng hoảng sản xuất thừa sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng tiền cho mục đích tiêu
dùng hàng hóa. Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung
của xã hội, nhu cầu về tiền của nhân dân hay của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đã gây ra sức ép cho hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính khiến cho ngân
hàng và các tổ chức tài chính có thể sụp đổ. Khủng hoảng tài chính chỉ là một phần
của khủng hoảng kinh tế nhưng khủng hoảng tài chính lại gây ra thiệt hại lớn nhất
vì các nước có tự do thương mại, nguồn vốn được di chuyển qua những nước khác
nhau nên khủng hoảng tài chính là yếu tố lây lan còn khủng hoảng kinh tế nó không

có yếu tố trực tiếp lây lan.
- Khủng hoảng tài chính được hiểu là sự sụp đổ của thị trường tài chính, khiến nó
không thể thực hiện được hai chức năng cơ bản nhất:
Thứ nhất, ổn định giá trị đồng tiền hoặc các tài sản tài chính như một
phương tiện giao dịch, cất trữ tài sản.
Thứ hai, là trung gian chuyển vốn tiết kiệm vào những dự án đầu tư có hiệu
quả nhất.
- Hệ quả của khủng hoảng tài chính là nền kinh tế bị đẩy ra khỏi quỹ đạo tăng
trưởng tiềm năng, gây nên sự sụt giảm mạnh về sản lượng, việc làm, đi kèm với lạm
phát, hoặc gây nguy cơ bùng nổ lạm phát.
- Có thể sơ bộ chia ra ba quan điểm chính về khủng hoảng tài chính:
+ Nhóm thứ nhất là những người theo chủ thuyết tiền tệ (Monetarists View),
dẫn đầu là Friedman và Schwartz (1963). Họ cho rằng, khủng hoảng tài chính là do
sự hoảng loạn của hệ thống ngân hàng (banking panics), gây nên sự co hẹp cung
tiền tệ, dẫn đến sự suy thoái trong tổng cầu tiêu dùng và đầu tư. Họ bỏ qua những
nguyên nhân thực như: sự sụt giảm hiệu quả của nền kinh tế, sự suy sụp của nhiều
doang nghiệp. Vì vậy, theo họ sự can thiệp của Chính phủ là không cần thiết, và
thậm chí có hại, bởi vì những doanh nghiệp muốn phải để cho bị phá sản lại được
cứu vớt, gây nên sự gia tăng quá mức về cung tiền tệ và dẫn tới lạm phát.
+ Nhóm thứ hai là nhóm đối lập nhóm theo chủ thuyết tiền tệ là Keynesian
View, đầu là Kindleberger (1978) và Misky (1972). Họ có quan niệm rộng hơn về
khủng hoảng tài chính và tiền tệ, bao gồm sự sụt giảm hầu hết giá trị cổ phiếu, sự
vỡ nợ của nhiều công ty tài chính và phi tài chính, nạn giảm phát đi kèm với sự rối
loạn của thị trường ngoại hối. Những yếu tố này gây nên sự sụt giảm mạnh về tổng
cầu đầu tư và tiêu dùng, vì thế cần phải có sự can thiệp của nhà nước. Điều đáng nói
là họ không đưa ra một đặc trưng rõ ràng về nguồn gốc của khủng hoảng, để làm
tiền đề cho một chính sách kích thích có hiệu quả. Vì vậy, sự can thiệp của Chính
phủ rất dễ dẫn đến lạm phát và trì trệ, như những người theo chủ thuyết tiền tệ đã
lưu ý.
+ Nhóm thứ ba nhấn mạnh tới bản chất rủi ro của hoạt động tài chính, dẫn

đầu là Stiglitz và Weiss (1981). Theo họ, hoạt động của hệ thống tài chính, đặc biệt
là ngân hàng, chịu rủi ro cao, do ngân hàng đầu tư hay tổ chức cho vay thường
không nắm rõ thông tin về khả năng sinh lợi và mức độ rủi ro của dự án đầu tư bằng
cá nhân hay tổ chức đi vay; tức là những người chủ dự án. Sự khác biệt về thông tin
(asymetry of information), hay sự thiếu minh bạch về thông tin dự án, khiến cho hệ
thống tài chính có thể có vấn đề, bởi vì ngân hàng muốn ép lãi suất thực, cộng các
phí dịch vụ cho vay tăng lên để bù cho rủi ro mất vốn có thể xảy ra. Nhưng điều này
lại khiến cho những dự án có độ rủi ro cao nhất mới hy vọng có khả năng sinh lãi đủ
cao để trả nợ (nếu may mắn thành công). Ngược lại, nếu đó là dự án của những
doanh nghiệp vừa và nhỏ, với độ rủi ro ít (mức sinh lãi thấp hơn), thì họ sẽ khó có
thể được vay vốn. Vì vậy, khi lãi suất cho vay tăng lên thì:
 Sẽ có một tỷ lệ lớn những chủ các dự án với độ rủi ro cao hơn (như đầu cơ
vào bất động sản, chứng khoán thời bong bóng) đi săn lùng vốn vay. Trong khi đó,
những doanh nghiệp vừa và nhỏ, với những nhà đầu tư cẩn trọng, sẽ bị loại ra khỏi
danh sách các ứng cử viên. Người ta gọi đây là sự chọn lầm phải điều ngụy hại
(adverse selection), theo Akerlof (1974).
 Với những chủ dự án lớn đã vay được vốn, thì họ có xu hướng làm thay
đổi bản chất dự án mang tính đầu cơ cao hơn (hoặc có vẻ quan trọng hơn, để Nhà
nước không thể để cho bị thất bại). Do vậy, họ có thể giàu lên nhanh chóng, nếu
việc đầu cơ thành công; và để ngân hàng chịu tích tụ những khoản nợ xấu; hay xã
hội phải gánh vác tổn thất qua gánh nặng cứu trợ ngân sách nếu dự án bị thất bại.
Người ta gọi đây là hiểm họa do sự vô trách nhiệm (moral hazard).
- Chính vì những lý do trên đây, những người theo trường phái kinh tế học thể
chế (institutional economics) cho rằng hoạt động của ngân hàng nói riêng và hệ
thống tài chính nói chung, phải được giám sát hết sức cận trọng, nhằm hướng các
giao dịch tới sự an toàn (Aoki 1991; Mc Kinmon 1991).
- Ngoài sự phân loại chức năng các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và
các quỹ đầu tư theo mức độ rủi ro của từng lĩnh vực đầu tư, cần phải có nhiều tổ
chức trung gian khác làm chức năng giám sát và cảnh báo rủi ro. Chẳng hạn như
các tổ chức xếp hạng (rating companies), mà chúng thường xuyên có sự thay đổi

trạng thái tài chính của các tổ chức tài chính và phi tài chính. Sự xếp hạng này ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng của các công ty trong việc gây quỹ từ thị trường vốn
hay thị trường chứng khoán.
- Nhìn chung, cho dù thuộc trường phái kinh tế nào, thì vẫn có một sự nhất trí
rằng, hệ thống tài chính cần phải được giám sát chặt chẽ, do tính phức tạp và rủi ro
của hoạt động này. và việc thiếu sự quản lý, giám sát luôn dẫn đến bong bóng đầu
cơ. Tuy nhiên, chỉ khi việc mất cân đối vĩ mô trỡ nên rất nghiêm trọng thì bong
bóng đầu cơ mới có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế trên quy mô lớn.
Những nhà đoạt giải thưởng Nobel kinh tế đã phát biểu quan điểm này bao gồm:
Paul Krugman, Edmund S.Phelps, Reinhard Selten, và Josep Stiglitz. Họ nhấn mạnh
rằng, khủng hoảng có thể tránh được nếu có một hệ thống giám sát tài chính và cảnh
báo rủi ro tốt. Vì vậy, họ cho rằng, không phải cứ tự nhiên mà có sự can thiệp của
Chính phủ thông qua các gói kích thích, nếu như không hiểu rõ khiếm khuyết gì
trong thể chế tài chính đã đẩy đến khủng hoảng.
- Vì vậy câu hỏi được đặt ra là, tại sao một thể chế giám sát tài chính, được coi là
chuẩn mực nhất thế giới, làm nền tảng cho sự phát triển vững mạnh và giàu có của
ngành ngân hàng và tài chính Mỹ trong suốt nhiều thập kỹ (kể từ các năm 1930), lại
sụp đỗ nhanh chóng như vậy?
2. Một số dấu hiệu và các dạng của khủng tài chính quốc tế:
2.1 Dấu hiệu: Tuỳ theo mức độ và phạm vi, khủng hoảng tài chính thể hiện qua
các điểm sau đây:
+ Sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền
+ Tỷ gia hối đoái tăng đột biến và dây chuyền
+ Lãi suất tín dụng gia tăng: lãi suất tăng kéo theo cầu tiền tệ, cầu tín dụng sụt
giảm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị suy giảm.
+ Hệ thống ngân hàng bị tê liệt
+ Thị trường cổ phiếu sụt giá nhanh chóng
+ Các hoạt động kinh tế bị suy giảm
2.2 Các dạng khủng hoảng :
Khủng hoảng ngân hàng: rất hay gặp do ngân hàng là trung gian tài chính nhận

tiền gửi của các thể nhân và pháp nhân để cho vay nên rủi ro dồn cả về mặt số
lượng, thừoi hạn cũng như chủng loại tiền. Ngân hàng có thể lâm vào khủng hoảng
do cho vay quá mức và không thu hồi lại được dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cao làm
ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn. Ngân hàng là một hệ
thống chặt chẽ nên khủng hoảng rất dễ lây lan và tạo khủng hoảng cả hệ thống ngân
hàng. Trong trường hợp khủng hoảng các Ngân hàng thương mại thường có xu
hướng siết chặt các điều kiện tín dụng hay nâng lãi suất để bù đắp rủi ro và kết quả
là đẩy các doanh nghiệp – bạn hàng chủ yếu của ngân hàng vào tình thế khó khăn
do thiếu nguồn tài chính để hoạt động.
Khủng hoảng nợ quốc gia: trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài (vay
chính thức, vay thương mại) qua nhiều, sử dụng không hiểu quả vốn nên không trả
được nợ đúng hạn, lâm vào khủng hoảng nợ buộc phải xin hoãn nợ, xoá nợ thậm chí
phải tuyên bố vỡ nợ (như trường hợp của CHDCND Triều Tiên). Khủng hoảng nợ
xảy ra khá nhiều ( Argentina mới đây hay nhiều nước Châu Phi vừa qua) cùng với
tiến trình toàn cầu hoá kinh tế do các điều kiện vay nợ nước ngoài trở nên dễ dàng
hơn.
Khủng hoảng tiền tệ: là hiện tượng không đủ ngoại tệ để thanh toán các nghĩa vụ
đến hạn hay đáp ứng nhu cầu cả thực tế và giả tạo do đầu cơ buộc chính phủ phải
dùng quỹ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái hoặc phá giá nội tệ cho nội tệ mất
uy tín nhanh chóng.
Khủng hoảng thị trường chứng khoán: với tư cách là đỉnh cao của kinh tế thị
trường, thị trường chứng khoán rất nhạy cảm và phức tạp nên cũng dễ đổ vỡ.
Khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra khi giá chứng khoán biến động mạnh
(“tuột dốc” hay “không thang” quá nhanh) ngoài tầm kiểm soát và do hiệu ứng “bầy
đàn” làm cho chứng khoán bị “bán đổ, bán tháo” hay thị trường bị “đông cứng” vì
không có giao dịch tạo ra sự thâm hụt giữa tiền (chứng khoán) vào so với tiền ra thị
trường chứng khoán (quỹ chứng khoán)
Khủng hoảng cán cân thanh toán (cán cân vãng lai), cán cân vốn (còn được
gọi là tài khoản) là cấu thành quan trọng nhất của tài khoản quốc gia: khủng
hoảng xảy ra khi cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có

nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân vãng lai thường xảy ra khi cán cân thương mại
(nhập trừ đi xuất) bị thâm hụt và khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng cácluồng
ngoại tệ ra lớn hơn ngoại tệ vào (cán cân vãng lai, tài khoản vốn) gây nên thâm hụt
nặng nề.
Khủng hoảng khả năng tính thanh khoản: nếu các loại khủng hoảng tài chính ở
trên liên quan tới cả ba mặt số lượng, thời hạn và chủng loại tiền (và giống như tiền)
thì khủng hoảng tình thanh khoản là sự mất cân đối chủ yếu liên quan tới thời hạn
và chủng loại của “giống như tiền” và một số loại tài sản đặc thù.
Khủng hoảng ngân sách: NSNN thâm hụt nặng và kéo dài trong khi các nguồn thu
bù đắp thâm hụt (in tiền, vay nợ trong và ngoài nước) bị hạn chế hay không thể lạm
dụng hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả như vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát.
Trên đây là những dạng khủng hoảng tài chính cơ bản và trong tương lai có thể xuất
hiện nhiều dạng nữa cùng với sự phát triển của tài chính trong tiến trình phát triển
và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phần 2 : Khủng hoảng tài chính toàn cầu
Khủng hoảng tài chính toàn cầu là một dạng bậc cao của khủng hoảng tài chính, nó
không dừng lại ở phạm vi một quốc gia hay khu vực mà lan tỏa và tác động đến
toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới.Khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã ảnh hưởng tiêu
cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng
kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác.
Các quốc gia trên toàn thế giới, ít hay nhiều, đều đang phải chống chọi với cuộc
khủng hoảng tài chính lớn nhất trong khoảng 80 năm trở lại đây. Nguyên nhân do
đâu? Có từ bao giờ? Điều đáng ngạc nhiên là, “cơn bão” này đã được“dự báo” từ
hơn một thế kỷ trước, trong bộ “Tư bản” bất hủ của Các Mác.
Những người được sinh ra trong nửa sau của thế kỷ XX mới chỉ nghe và đọc trong
sách báo về cuộc đại suy thoái 1929 - 1933 của chủ nghĩa tư bản. Chính vì vậy, có
thể nói, hiện tại chúng ta đang sống trong một thời kỳ đặc biệt của lịch sử. Cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt đầu từ Mỹ đang tạo ra một làn sóng đe dọa nhấn
chìm thế giới. Sự kiện này đã có tác động mạnh mẽ và làm thay đổi tư duy, ý thức
của hàng triệu triệu người.

1. Diễn biến :
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra
dẫn đến suy giảm kinh tế từ Mỹ lan rộng ra toàn cầu.
Bắt đầu từ tháng 8/2007 do một công ty thế chấp nhà (American Home Morgage)
làm đơn phá sản.
Tiếp đó là sự sụp đổ tài chính lớn, gần 20 ngân hàng phá sản mỗi ngày, hàng nghìn
đơn của người dân xin phá sản
Thị trường chứng khoán của Mỹ và thế giới bị tác động mạnh, đồng loạt giảm sút.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra
dẫn đến suy giảm kinh tế từ Mỹ lan rộng ra toàn cầu.
Bắt đầu từ tháng 8/2007 do một công ty thế chấp nhà (American Home Morgage)
làm đơn phá sản.
Tiếp đó là sự sụp đổ tài chính lớn, gần 20 ngân hàng phá sản mỗi ngày, hàng nghìn
đơn của người dân xin phá sản
Thị trường chứng khoán của Mỹ và thế giới bị tác động mạnh, đồng loạt giảm sút.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ lần này thực chất là biểu hiện rõ nét
nhất của một quá trình “khủng hoảng” rất lâu trước đó. Điểm lại những mốc sự kiện
chính trong chuỗi này để thấy khủng hoảng đã diễn ra như thế nào.
Năm 2002-2004: Giá cả ở các bang Arizona,California, Florida, Hawaii, và
Nevada tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu.
Năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005. Thị trường bất động
sản tạm gián đoạn trên một vài bang ở Mỹ vào cuối mùa hè năm 2005 khi tỷ lệ lãi
suất tăng từ 1% lên đến 5.35% do có nhiều nhà kinh doanh bất động sản đã đánh giá
thấp thị trường.
Năm 2006: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Giá giảm, kinh doanh bất
động sản, dẫn đến một lượng nhà dư thừa đáng kể. Chỉ số Xây dựng Nhà ở tại Mỹ
hồi giữa tháng 08 giảm hơn 40% so với một năm trước đó.
Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính
cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức
cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bi tịch thu

để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006.
Ngày 05/02 Công ty Mortage Lenders Network USA đứng thứ 15 trong số các nhà
cho vay dưới chuẩn nhiều nhất ở Mỹ, với tổng dư nợ 3.3 tỷ đô la thời điểm quý 3
năm 2006, tuyên bố phá sản.
Ngày 02/04 New Century Financial, nhà cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ, tuyên bố
phá sản.
Ngày 19/07: Chỉ số Dow Jones đóng cửa với mức 14.000 điểm, lần đầu tiên trong
lịch sử.
Tháng 8: Khủng hoảng tín dụng toàn cầu, mà chính xác là chứng khoán dựa trên
các khoản nợ thế chấp dưới chuẩn, được phát hiện trong các danh mục vốn đầu tư
và quỹ trên khắp thế giới từ BNP Paribas cho đến Ngân hàng Trung Quốc. Nhiều
nhà cho vay ngừng cho vay tín dụng mua nhà. Cục dữ trữ liên bang đã cho các ngân
hàng vay 100 tỷ đô la với lãi suất thấp.
Ngày 16/08: Tập đoàn tài chính Countrywide, đơn vị cho vay thế chấp lớn nhất
nước Mỹ, đã phải tránh phá sản bằng cách vay khẩn cấp 11 tỷ đô la từ một nhóm
các ngân hang khác.
Ngày 17/08: Cục dự trữ liên bang đã phải hạ mức hệ số chiếu khấu 50 điểm cơ
bản từ mức 6.25% xuống 5.75%.
Ngày 14/09: Ngân hàng Northern Rock (Anh) đã gặp vấn đề nghiêm trọng về khả
năng thanh khoản liên quan đến khủng hoảng cho vay dưới chuẩn.
Ngày 15–17/10: Liên minh các ngân hàng Mỹ được hỗ trợ bởi chính phủ thông
báo lập một siêu quỹ trị giá 100 tỷ đô la để mua lại các chứng khoán được đảm bảo
bằng tài sản thế chấp mà giá trị thị trường đã bị sụt giảm do khủg hoảng vay dưới
chuẩn. Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Ben Bernake và Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ
đều đưa ra những cảnh báo về mối nguy hiểm của việc vỡ bong bóng bất động sản.
Ngày 31/10: Cục dự trữ liên bang hạ lãi suất quỹ liên bang 25 điểm xuống 4,5%
Tháng 11: Cục dự trữ liên bang bơm thêm 41 tỷ đô la cho các ngân hàng
vay với lãi suất thấp. Đây là lần xuất tiền lớn nhất của cục dự trữ liên bang kể từ 19
tháng 9 năm 2001 (50.35 tỷ đô la).
Năm 2008 với những mốc đáng nhớ sau:

Ngày 16/03: Bear Stearns bán lại cho JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ
phiếu để tránh phá sản. Cục dự trữ liên bang phải cung cấp 30 tỷ đô la để trợ giúp
các khoản lỗ của Bear Stearn.
Ngày 17/07: Các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã báo cáo
thua lỗ lên đến 435 tỷ đôla.
Ngày 07/09: Cục dự trữ liên bang dành quyền kiểm soát hai tập đoàn Fannie Mae
và Freddie Mac
Ngày 14/09: Merrill Lynch được bán cho Bank of America với giá 50 tỷ$
Ngày 15/9: Lehman Bothers tuyên bố phá sản. Ngay sau đó, 3 loại chỉ số ở Mỹ
bao gồm chỉ số Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất kể từ sau sự
kiện 11/9/2001.
Ngày 17/09: Cục dự trữ liên bang Mỹ cho AIG vay 85 tỷ đô la để giúp công ty này
tránh phá sản.
Ngày 19/09: Kế hoạch giải cứu tài chính của Bộ trưởng tài chính Paulson trị giá
700 tỷ đô la được công bố sau một tuần bất ổn trên thị trường tài chính và nợ tín
dụng. Tuy nhiên, quốc hội Mỹ đã không thông qua bản dự thảo này.
Ngày 26/9: Ngân hàng Washington Mutual – ngân hàng tiết kiệm lớn nhẩt Mỹ
được chính phủ tiếp quản và sau đó được bán lại cho JP Morgan Chase& Co với giá
1.9 tỷ đôla
Ngày 29/09: QH Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ do bộ Tài
chính Mỹ đề xuất.
Ngày 30/09: Ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ, đồng thời là ngân hàng cho
vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho đối thủ
Citigroup.
Ngày 23/11 trong một động thái chưa từng có, cả 3 cơ quan quản lý tài chính quan
trọng nhất của Mỹ đồng thuận đưa ra gói giải pháp trị giá 20 tỷ USD và bảo lãnh
toàn bộ nợ của Citigroup, nhằm kéo tập đoàn có ảnh hưởng toàn cầu này khỏi nguy
cơ sụp đổ.
Ngày 25/11: Fed tuyên bố sẽ mua lại những khoảng cầm cố chứng khoán trị giá
khoảng 500 tỷ USD của Fannie Mae, Fredddie Mac và cả Ginnie Mae. Thêm vào

đó, khoảng 100 tỷ USD đã được bỏ ra để mua lại các khoảng nợ của Fannie,
Fredddie và Federal Home Loan Banks
Khủng hoảng tài chính là mối quan tâm hàng đầu của dân chúng Mỹ và thế giới.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hôm nay, khủng hoảng tài chính và sự trì trệ của nền
kinh tế Mỹ đang và sẽ ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.Vì nền kinh tế Mỹ
được coi là đầu tàu của thế giới.
Rất nhiều quốc gia phụ thuộc vào Mỹ. Vì vậy đã có rất nhiều phân tích nguyên nhân
và thực trạng cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và ảnh hưởng của nó đến kinh tế các
nước, trong đó có Việt Nam.
2. Nguyên nhân :
2.1 Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài
chính lần này là sự suy sụp của thị trường bất động sản.
Hầu hết người dân Mỹ khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàg và trả lại lãi lẫn vốn
trong một thời gian dài (20-30 năm) sau đó, với lãi suất thả nổi (điều chỉnh tăng
theo thời gian). Do đó, có một sự liên hệ chặt chẽ giữa lãi suất và tình trạng của thị
trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua
nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao thì người bán nhiều hơn người mua,
đẩy giá nhà xuống thấp. Có 3 yếu tố chính tạo bong bóng thị trường bất động sản
Thứ nhất, từ đầu năm 2001, đặc biệt là sau cuộc khủng bố 11 tháng 9, khi mà
sau vụ khủng bố giá các cổ phiếu mỹ sụt giảm ,để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ,
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân
hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản. Vào giữa năm 2000 thì lãi suất
cơ bản của Fed là trên 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm, cho đến
giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%.
Hai là, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo có nhà ở của
Chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo được vay
tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công
ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này giúp
đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các
ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các

khoản vay thế chấp, rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở Phố Wall, đặc biệt là các ngân
hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.
Ba là kế ước nhận nợ của người mua nhà trở thành một loại chứng khoán (chứng
khoán phái sinh), được ngân hàng thông qua người môi giới đưa vào giao dịch mua
bán lại trên thị trường (thị trường thứ cấp). Trên thị trường mua đi bán lại, nhiều
người đầu tư cá nhân thông qua người môi giới đã bỏ tiền ra mua loại chứng khoán
này mà họ không hiểu được nó là cái gì, chỉ biết hàng năm được tiền lãi.
Vì vậy thị trường bất động sản trở nên rất xôi động, có rất nhiều người thu nhập
thấp hoặc không có tín dụng tốt nhưng vẫn đổ xô đi mua nhà. Để có thể được vay,
nhóm người này thường phải trả lãi suất cao hơn và thường được cho mượn dưới
hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian, khoản tiền cho vay dành cho nhóm này
đã tăng vùn vụt. Theo các ước tính thì nó tăng từ 160 tỉ USD ở năm 2001 lên 540 tỉ
vào năm 2004 và trên 1.300 tỉ vào năm 2007( 10% GDP của MỸ). Fannie Mae đã
mạnh tay hơn trong việc mua lại các khoản cho vay đầy mạo hiểm do phải đối đầu
với cạnh tranh nhiều hơn từ các công ty khác, chẳng hạn như Lehman Brothers.
Vì dễ vay cho nên nhu cầu mua nhà lên rất cao, kéo theo việc lên giá bất động
sản liên tục. Giá nhà bình quân đã tăng đến 54% chỉ trong vòng bốn năm từ 2001
đến 2005. Việc này cũng dẫn đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại là giá nhà sẽ tiếp tục lên.
Hệ quả là người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao, bất kể giá trị thực và khả năng trả
nợ sau này vì họ nghĩ nếu cần sẽ bán lại để trả nợ ngân hàng mà vẫn có lời. Do đó,
một bong bóng đã thành hình trong thị trường bất động sản.
Nhưng từ 2 năm trở lại đây, giá bất động sản không ngừng giảm xuống, giá trị
các căn hộ ngày càng thấp hơn các khoản tín dụng đã cấp. Hạn mức tín dụng giảm
xuống thì ngân hàng thu hồi nợ, nhưng người mua nhà không có khả năng thanh
toán.
2.2 Cho vay dưới chuẩn - nguyên nhân của sụp đổ thị trường bất
động sản và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Từ nhiều năm qua, các ngân hàng đầu tư Mỹ đã nới lỏng tối đa chính sách tín
dụng cho các công ty và cá nhân mua bất động sản trả chậm. Làm nảy sinh những
dòng vốn vay giá rẻ và gia tăng một lượng lớn người đi vay tiền. Trên thực tế, vốn

vay rẻ sẽ làm mất đi ý thức phòng ngừa rủi ro của người đi vay. Người đi vay dể
dàng trong việc định giá lại tài sản để tiếp tục một khoảng vay mới nhằm trả cho
khoản vay cũ. Bên cạnh đó, việc cung cấp tín dụng dễ dàng như: không cần tài sản
thế chấp, tỷ lệ trả trước rất thấp, chỉ cần có mã số thuế. Hoạt động cho vay này thật
sự không đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng nhưng vẫn được
vay đã làm gia tăng rủi ro cho các ngân hàng, và bất động sản tăng giá họ sẽ được
hưởng lợi. Về phía ngân hàng, tuy hình thức cho vay này rủi ro rất lớn, nhưng các
ngân hàng vẫn chấp nhận để đổi lại một mức lãi suất rất cao. Mặt khác các công ty
tài chính cũng thực hiện hình thức cho vay này một cách rộng rãi và chuyển rủi ro
qua ngân hàng và nhà đầu tư thông qua một sản phẩm tài chính gọi là “mua lại các
khoản nợ hay khoản phải thu”.
Các công ty tài chính bán các khoản phải thu cho ngân hàng với một chiếc khấu
cao, ngân hàng và các tổ chức tài chính chuyên biệt sẽ chứng khoán hoá các khoản
phải thu, nghĩa là phát hành các chứng khoán để vay tiền với lãi suất rất cao. Rõ
ràng là rủi ro chồng rủi ro, và đương nhiên là các chứng khoán có mức độ xếp hạng
tín nhiệm càng thấp thì tỷ suất sinh lợi càng cao, thậm chí có chứng khoán không có
mức độ xếp hạng tín nhiệm nhưng vẫn được nhà đầu tư trên toàn thế giới chấp nhận
do lãi suất siêu hạng.
Một lượng vốn đầu tư khổng lồ trên thế giới đã đổ vào thị trường bất động sản
Mỹ và khi thị trường đóng băng vào giữa năm 2007, các vụ đổ vỡ dây chuyền đã
xảy ra. Các nhà đầu tư bất động sản vay tiền không đủ khả năng trả lãi vay, bất
động sản không bán được, chứng khoán phát hành trên các khoản phải thu này sụt
giá thê thảm, các ngân hàng không đủ khả năng trả các khoản nợ lâm vào tình trạng
phá sản.
Sản phẩm tài chính hiện đại nhưng nhiều rủi ro này chính là nguyên nhân cho
cuộc khủng hoảng tài chính cho vay dưới chuẩn.

2.3 Một số nguyên nhân khác:
a) Mua bán khống
Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho

vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên
một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào
đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh
lệch họ sẽ hưởng trọn.Thậm chí, họ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến hai
lần (naked short sale), tức là không thèm vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán
theo kiểu “đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán ba ngày sau mới giao cổ phiếu.
b) Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ
Có tiền, các công ty cứ thoải mái cho người vay bằng tiền của các ngân hàng đầu
tư cung cấp thông qua mua lại danh mục cho vay của các công ty này. Các ngân
hàng này trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại sẽ phát hành CK để vay tiền.
Danh mục cho vay được chia ra, ít rủi ro, rủi ro cao, tùy định mức tín nhiệm, nhà
đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm của mình. Có loại CK không cần định mức
tín nhiệm, có thể thu lãi cao nhưng rủi ro cũng lớn.
Như vậy, rủi ro trong cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài
chính sang NH đầu tư. Nhà đầu tư trên thế giới đã đổ tiền mua CK này, nhờ vậy đã
cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường bất động sản ở Mỹ tăng nóng.
Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, người được giải thưởng kinh tế Nobel kinh tế
2001, kết luận: “Hệ thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được hai trách
nhiệm chính của mình đó là quản lý rủi ro và phân chia vốn. Cả hệ thống tài chính
Mỹ đã không làm những gì mà nó đáng ra phải làm - chẳng hạn như tạo ra các sản
phẩm để giúp người Mỹ quản lý được những rủi ro nguy hiểm nghiêm trọng của
mình, như là giữ lại được nhà khi mức lãi suất cho vay tăng cao hoặc khi giá nhà rớt
giá”.
c) Khủng khoảng niềm tin
Sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư của Mỹ
đã làm người dan Mỹ và tiêu dùng ảnh hưởng nghiẹm trọng, nhất là khi ở các nước
phát triển là một nền kinh tế tiêu dùng.
Hệ thống các ngân hàng trong con mắt mọi người trở nên monmh manh khi mà ba
trong năm ông lớn tại thị trường phố Wall sụp đổ là Merrill Lynch, Lehman
Brothers, Bearstearns.

Thị trường tài chính dựa trêm nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy đó đã bị xói
mòn, xuống cấp. Sự sụp đổ của Lehman Brothers là biểu tượng đánh dấu mức độ tin
cậy đã xuống một mức thấp mới và dư âm của nó sẽ còn tiếp tục. Một ngân hàng
tồn tại hơn 158 đã cùng người Mỹ trải qua rất nhiều khó khăn, trải qua các cuộc suy
thoái cùng nước Mỹ lại sụp đổ. Quả thật là một cú sốc lớn đối với toàn bộ người
dân Mỹ.
2.4 Sự lầm tưởng sức mạnh của nước Mỹ
Đã từ lâu từ sau chiến tranh thế giới thứ II người dân vẫn nghĩ họ là một quốc gia
hùng mạnh với kinh tế “khỏe mạnh”. Họ vẫn nghĩ mình là nước giàu có hơn bất kỳ
quốc gia nào. Cùng với những hình thức thanh toán mới người tiêu dùng nhiều hơn
trong khi bản thân họ không thể sản xuất đáp ứng được nhu cầu đó. Hàng năm
người dân Mỹ tiêu thụ một lượng hàng hóa mà họ không có khử năng chi trả
khoảng 80 tỷ USD.
Người dân MỸ không có xu thế tích kiệm trước khi khủng hoảng diễn ra. Ví dụ là
các công ty ôtô Mỹ khi các loại ôtô cùng loại của Nhật(Toyota, Honda…) và Châu
Âu tốn ít xăng hơn thì những chiếc ôtô Ford, GM thường
3. Tác dộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu :
3.1 Tác động đối với thế giới :
3.1.1.Ngắn hạn :
Trong ngắn hạn, năm 2009, chắc chắn kinh tế Mỹ không tránh khỏi suy thoái trầm
trọng. Dù được chính phủ bơm tiền vào các ngân hàng thương mại và mua các
chứng khoán chỉ còn ít giá trị, hệ thống tín dụng không thể hoạt động bình thường
lại ngay. Thông qua hai gói kích cầu của hai vị tổng thống G.W. Bush 700 tỷ và B.
Obama 787 tỷ usd.
Hơn nữa, các nhà đầu tư vẫn còn hoang mang cao độ do chưa biết rõ hết mức độ
nghiêm trọng của sự mất mát. Họ nghĩ rằng tin xấu rồi sẽ hiện ra nữa.
Tâm lý sợ hãi hiện đang bao trùm lĩnh vực tài chính. Các ngân hàng rất dè chừng
trong việc cho vay, làm ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đến khả năng
chi tiêu của dân chúng đối với các hàng hóa lâu bền như xe hơi. Mặt khác, cổ phiếu
mất giá và giá bất động sản giảm mạnh, giá trị danh nghĩa của tài sản người dân

giảm mạnh theo và do đó tiêu dùng trong dân đang và sẽ giảm mạnh. Sự đình trệ cả
hai mặt cung và cầu sẽ làm kinh tế Mỹ suy thoái nặng.
Vì các yếu tố đó, các dự báo về kinh tế Mỹ đều cho thấy những con số khá bi quan.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2008 kinh tế Mỹ phát triển 1,6% và năm 2009
gần như không tăng trưởng (0,1%). Nếu xét từng quý thì tình huống trước mắt trầm
trọng hơn.

×