Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ, BẤT ĐỘNG SẢN, GIÁ VÀNG LÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.57 KB, 14 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ, BẤT ĐỘNG SẢN, GIÁ VÀNG LÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
Kể từ khi thành lập cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) đã có những diễn
biến tương đối phức tạp. Có thể nói, có những giai đoạn, TTCK chưa thực sự hoạt động theo quy luật
cung - cầu của thị trường mà ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, yếu tố bầy đàn và theo dõi động thái của nhà
đầu tư nước ngoài thống lĩnh chủ yếu, quyết định tới hành vi của TTCK. Thông qua các kiểm định lý
thuyết và thực tế cho thấy, nếu như TTCK được xem như là “hàn thử biểu” của nền kinh tế thì giao dịch
của nhà đầu tư nước ngoài đôi lúc lại được xem là “hàn thử biểu” của TTCK. Song trong bài viết này,
chúng tôi không kiểm chứng yếu tố tác động của nhà đầu tư nước ngoài lên TTCKVN, mà chúng ta xem
xét tác động của các yếu tố giá vàng, giá bất động sản, tỷ giá - là những biến tác động gián tiếp lên giá
cổ phiếu, qua đó tác động tới sự biến động của chỉ số VN-Index. Về mặt nguyên lý, luồng vốn đầu tư sẽ
dịch chuyển từ kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn. Điều
này sẽ góp phần giải thích phần nào khi các biến số giá vàng, giá bất động sản và tỷ giá biến động bất
thường như trong thời gian qua, thì TTCK sẽ phản ứng như thế nào?
I. DIỄN BIẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN TTCKVN
1. Phương pháp tính chỉ số VN-Index
2. Mô tả chuỗi chỉ số VN-Index
II- TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ, BẤT ĐỘNG SẢN, GIÁ VÀNG LÊN TTCKVN
1. Những vấn đề lý thuyết
2. Tác động của tỷ giá, giá vàng, giá bất động sản lên TTCKVN
Kể từ khi thành lập cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam
(TTCKVN) đã có những diễn biến tương đối phức tạp. Có thể nói, có những giai
1
đoạn, TTCK chưa thực sự hoạt động theo quy luật cung - cầu của thị trường mà ảnh
hưởng của yếu tố tâm lý, yếu tố bầy đàn và theo dõi động thái của nhà đầu tư nước
ngoài thống lĩnh chủ yếu, quyết định tới hành vi của TTCK. Thông qua các kiểm
định lý thuyết và thực tế cho thấy, nếu như TTCK được xem như là “hàn thử biểu”
của nền kinh tế thì giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đôi lúc lại được xem là
“hàn thử biểu” của TTCK. Song trong bài viết này, chúng tôi không kiểm chứng
yếu tố tác động của nhà đầu tư nước ngoài lên TTCKVN, mà chúng ta xem xét tác
động của các yếu tố giá vàng, giá bất động sản, tỷ giá - là những biến tác động


gián tiếp lên giá cổ phiếu, qua đó tác động tới sự biến động của chỉ số VN-Index.
Về mặt nguyên lý, luồng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ kênh đầu tư có tỷ suất sinh
lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn. Điều này sẽ góp phần giải
thích phần nào khi các biến số giá vàng, giá bất động sản và tỷ giá biến động bất
thường như trong thời gian qua, thì TTCK sẽ phản ứng như thế nào?
I. DIỄN BIẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN TTCKVN
Chỉ số giá chứng khoán là thước đo phản ánh sự biến động giá chứng khoán
nói chung trên TTCK. Mục đích chính của việc xây dựng nên các chỉ số giá là
nhằm dự đoán các xu thế thị trường, làm cơ sở cho các quyết định mua hoặc bán
chứng khoán tại từng thời điểm nhất định.
1. Phương pháp tính chỉ số VN-Index
Chỉ số giá TTCKVN, VN-Index là chỉ số phản ánh mức giá trên TTCK trong
một ngày cụ thể so sánh với mức giá tại thời điểm gốc.
VN-Index là chỉ số giá tổng hợp được tính theo phương pháp bình quân gia
quyền tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Phương pháp Passcher trong đó
quyền số là khối lượng giao dịch thời kỳ hiện tại).
2
VN-Index có ngày gốc là 28 tháng 07 năm 2000 với giá trị 100 điểm.
Tổng giá trị thị trường hiện tại
VN – INDEX = -------------------- x 100
Tổng giá trị thị trường gốc

2. Mô tả chuỗi chỉ số VN-Index
Chỉ số VN-Index đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường.
Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000, VN-Index ở mức 100 điểm thì
vào ngày 28/2/2007, là 1136 điểm, tăng 11 lần so với ngày gốc. TTCKVN cho tới
cuối năm 2007 đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm:

Giai đoạn đầu từ khi ra đời cho đến hết năm 2000, chỉ số chứng khoán VN-

Index đã tăng “phi mã” từ 100 điểm lên 571 điểm - gấp trên 5,7 lần trong vòng 6
tháng.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 2001 đến giữa năm 2004, chỉ số VN-Index
gần như “rơi tự do” từ 571 điểm xuống còn trên 130 điểm.
Giai đoạn thứ ba, từ nửa cuối năm 2004, chỉ số VN-Index “bò dần” lên trên
200 điểm và đến hết năm 2005, đã vượt qua mốc 300 điểm.
Giai đoạn thứ tư, từ năm 2006 là giai đoạn sốt nóng, khi phiên giao dịch đầu
năm mới có 304 điểm, thì đến ngày 25/4 đã vọt lên đỉnh điểm 632,69 điểm, trong
3
đó giá cổ phiếu của bốn công ty niêm yết hàng đầu đã vượt mức 100 nghìn đồng/cổ
phiếu, tức gấp trên 10 lần mệnh giá.
Giai đoạn thứ năm bắt đầu từ cuối tháng 5/2006, chỉ số VN-Index lại “lao
xuống” còn khoảng 500 điểm. Giá trị giao dịch chứng khoán trung bình một phiên
tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán
TP. HCM), nếu tháng 3 mới đạt 92,4 tỷ đồng, thì tháng 4 đạt 156 tỷ đồng, nhưng
tháng 5, lại giảm xuống còn 104 tỷ đồng, tháng 6 chỉ còn 60 tỷ - trong đó tuần cuối
tháng 6 còn 53,7 tỷ đồng, thậm chí một số phiên chỉ còn 30 - 40 tỷ đồng.
Giai đoạn thứ sáu, TTCK 6 tháng đầu năm 2007 phát triển đi lên, VN-Index
bứt phá ngoạn mục, với đồ thị đi lên gần như thẳng đứng, từ đầu tháng 1 đến giữa
tháng 3 năm 2007, VN-Index tăng đến trên 55% và đã đạt ở mức kỷ lục 1.174,22
điểm. Sau đó là giai đoạn điều chỉnh mạnh từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4/2007,
VN-Index tụt dốc đến trên 20%; và phục hồi từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6/2007
với mức tăng trưởng khoảng 15%. Đến cuối tháng 7/2007, VN-Index dao động
xung quanh ngưỡng 1.000 điểm (đến giữa tháng 5/2007 đã lên 1.060 điểm), tăng
hơn 10 lần so với năm 2000.
Giai đoạn từ cuối năm 2007 đến nay, VN-Index sụt giảm liên tiếp và đã có
những thời điểm xuống dưới ngưỡng tâm lý là 400 điểm. (Xem Đồ thị 1 và Biểu đồ 1).
4
Đồ thị 1: Diễn biến chỉ số VN-Index từ ngày 03/01/2006 đến ngày 6/8/2008
Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Biểu đồ 1: Tình hình giao dịch thị trường 12 tháng trước
(từ tháng 9/2007 đến tháng 8/2008)
5

×