Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài tiểu luận công ty cổ phần mía đường Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.55 KB, 7 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN LA
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Mía đường Sơn La
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN LA
Địa chỉ: Thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Website/email: www.sls.thv.vn /
Điện thoại: (022) 3843.274
Fax: (022) 3843.406
2. Nghành nghề kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5500155321 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Sơn La cấp lần đầu ngày 20 tháng 2 năm 2008, thay đổi lần thứ 1 ngày 02 tháng 12
năm 2009, ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm:
+ Công nghiệp đường; Chế biến và kinh doanh các sản phẩm sau đường;
+ Sản xuất cồn, nha và nước uống có cồn; nước uống không cồn;
+ Chế biến và kinh doanh các sản phẩm nông sản (trừ chè, cà phê);
+ Chế biến và kinh doanh thức ăn gia súc;
+ Vận tải hàng hóa đường bộ (dịch vụ vận tải);
+ Sửa chữa máy móc, thiết bị;
+ Sản xuất và cung ứng giống cây, con, tiêu thụ sản phẩm;
+ Chăn nuôi bò sữa, bò thịt;
+ Chế biến sữa, bò thịt;
+ Kinh doanh thương mại; Cung ứng vật tư nguyên liệu;
+ Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp; Dịch vụ làm đất nông, lâm
nghiệp
+ Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan;
+ Cho thuê kho, đại lý ký gửi hàng hóa;
+ Sản xuất phân vi sinh; kinh doanh phân bón các loại;
+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng: gạch, đá, cát, xi măng, sắt thép các loại
3. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La tiền thân là Nhà máy Đường Sơn La trực thuộc
Nông trường quốc doanh Tô Hiệu Sơn La quản lý. Được khởi công xây dựng ngày
16/9/1995.


Ngày 22/4/1996 UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 558/QĐ-UB về việc
thành lập Công ty Mía đường Sơn La trên cơ sở chuyển giao nhiệm vụ xây dựng Nhà
máy đường của Nông trường Quốc doanh Tô Hiệu. Theo đó, Nhà máy đường Sơn La
được đổi tên thành Công ty Mía đường Sơn La.
Ngày 12/8/1997 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 50/QĐ-
DNNN về việc quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty Mía đường Sơn La
trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La.
Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006 tình hình hoạt động sản xuất của Công ty
kém hiệu quả có chiều hướng đi xuống và có nhiều khả năng phải phá sản.
Để tháo gỡ khó khăn cho Công ty Mía đường Sơn La, ngày 01/10/2006 Ủy ban nhân
dân tỉnh Sơn La đã chủ trì cuộc họp cùng với các Ban, ngành chức năng làm việc với
Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp – Bộ Tài chính (DATC) để
tìm ra các biện pháp giải quyết, hỗ trợ cho Công ty Mía đường Sơn La đủ điều kiện để
chuyển đổi thành công ty cổ phần. Ngày 09/10/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã gửi
Công văn số 2226/UBND-KTN trình Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo.
Ngày 04/4/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn số 419/TTg-NN về việc
sắp xếp, đổi mới Công ty Mía đường Sơn La.
Đến ngày 26/11/2007 UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2761/QĐ-UBND
về việc phê duyệt phương án cơ cấu tài chính và chuyển đổi sở hữu Công ty Mía đường
Sơn La từ công ty Nhà nước sang công ty cổ phần.
Ngày 28/01/2008, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân – Trưởng Ban đổi mới và Phát triển doanh
nghiệp tỉnh Sơn La đã có văn bản số 220/UBND–KTTH về việc ủy quyền cho Công ty
mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp chủ trì triệu tập và tổ chức Đại hội
đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La.
Ngày 01/02/2008 Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đã tổ chức
Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La thành công. Công ty
Mía đường Sơn La chính thức chuyển đổi hình thức sở hữu thành Công ty cổ phần Mía
đường Sơn La.
Việc chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần là bước ngoặt lớn cho
sự phát triển đi lên của Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La. Với sự sắp xếp lại tổ chức

lao động, kết hợp với việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, cải tiến năng suất dây
chuyền chế biến đường, từ một công ty kinh doanh thua lỗ triền miên đã trở thành một
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
4. Nghành nghề và lĩnh vực hoạt động
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5500155321 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Sơn La cấp lần đầu ngày 20 tháng 2 năm 2008, thay đổi lần thứ 1 ngày 02 tháng 12
năm 2009, ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm:
+ Công nghiệp đường; Chế biến và kinh doanh các sản phẩm sau đường;
+ Sản xuất cồn, nha và nước uống có cồn; nước uống không cồn;
+ Chế biến và kinh doanh các sản phẩm nông sản (trừ chè, cà phê);
+ Chế biến và kinh doanh thức ăn gia súc;
+ Vận tải hàng hóa đường bộ (dịch vụ vận tải);
+ Sửa chữa máy móc, thiết bị;
+ Sản xuất và cung ứng giống cây, con, tiêu thụ sản phẩm;
+ Chăn nuôi bò sữa, bò thịt;
+ Chế biến sữa, bò thịt;
+ Kinh doanh thương mại; Cung ứng vật tư nguyên liệu;
+ Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp; Dịch vụ làm đất nông, lâm nghiệp;
+ Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan;
+ Cho thuê kho, đại lý ký gửi hàng hóa;
+ Sản xuất phân vi sinh; kinh doanh phân bón các loại;
+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng: gạch, đá, cát, xi măng, sắt thép các loại.
5.Sản phẩm chính, trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần Mía
đường Sơn La
5.1. Sản phẩm chính
Mía đường là hoạt động kinh doanh chính của công ty, sản phẩm chủ lực là đường RS,
doanh thu và lãi gộp từ năm 2011 chiếm khoảng 83% va 86% tổng doanh thu và lãi gộp.
Công ty cũng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phụ từ quá trình luyện đường như mật
rỉ, phân bón vi sinh và nông sản (ngô), xăng dầu.
5.2. Thị trường tiêu thụ

Thị trường chủ yếu trong nước và xuất qua trung quốc theo đường tiểu ngạch
5.3. Đối thủ cạnh tranh
5.3.1. Xác định đối thủ cạnh tranh
Có nhiều công ty nhưng có thể kể đến là các công ty đang cạnh tranh mạnh nhất với
công ty hiện nay: Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, Công ty Cổ phần Mía đường
Bourbon Tây Ninh. Đây là hai công ty chiếm phần lớn thị trường và cạnh tranh gay gắt
trong ngành hiện nay
5.3.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
- Công ty cổ phần Mía đường Buorbon Tây Ninh (SBT)
Đây là công ty 100% vốn nước ngoài 5/2000, với tiền than là liên doanh giữa tập đoàn
Sucrecries Bourbon (góp 70%), lien hiệp Mía Đường II và liên hiệp mía đường Tây
Ninh. Công ty chính thức trở thành công ty Cổ phần vào tháng 3/2007 với mã giao dịch
chứng khoán là SBT. Với công suất ép 8.000 tấn mía nguyên liệu/ngày, năng lực sản xuất
đường thành phẩm lên đến 100.000-120.000 tấn đường/năm, 50.000 tấn mật rỉ mỗi năm
va 50 triệu Kwh điện, SBT được đánh giá là vượt khá xa công ty cổ phần Mía đường Sơn
La về năng lực sản xuất
Điểm mạnh:
Hệ thống trang thiết bị và công nghệ đã khấu hao gần 50% nhưng vẫn hoạt động rất tốt
là lợi thế lớn về giá thành sản xuất trong tương lai
Các cổ đông lớn của SBT đặc biệt là cổ đông sáng lập tập đoàn Bourbon đều có những
thế mạnh và kinh nghiệm lâu năm trong các nghành nghề dịch vụ, công nghiệp, thương
mại và tài chính
Vị trí nhà máy của SBT đặt ngay trong vùng trung tâm nguyên liệu của tỉnh Tây Ninh,
là khu vực có diện tích trồng trọt lớn và thuận lợi cho việc phát triển cây mía
Cơ cấu tỷ lệ khoản vay trên vốn chủ sở hữu của SBT là rất thấp, chỉ khoảng 1,9%, do
vậy không chịu áp lực về trả lãi vay ngân hàng như các doanh nghiệp khác trong nghành
Tổ chức nhân sự của SBT tỉnh gọn, đơn giản, chủ yếu tập trung về việc sản xuất và
phát triển vùng nguyên liệu, do vậy cũng giảm thiểu được rủi ro về nhân sự
Điểm yếu:

Công suất nhà máy thiết kế khá lớn so với tình hình nguyên liệu trong những năm gần
đây. Do vậy, chưa phát huy được hết công suất sản xuất của nhà máy làm chi phái giá
thành sản phẩm còn tương đối cao khi nhà máy phát huy hết công suất thiết kế.
SBT hiện tại chỉ tập trung nhiều vào mảng bán sỉ mà bỏ qua khâu bán lẻ. Điều này làm
giảm bớt tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của sản phẩm của công ty. Sản phẩm của SBT
hiện tại mang tính tập trung vào một loại đường tinh luyên RE, chưa phát huy hết nhưng
cơ hội tiềm năng của các sản phẩm khác liên quan đến cây mía.
Vốn chủ sở hữu của SBT khá lớn so với quy mô hoạt động hiện tại của nhà máy, do vậy
vẫn chưa phát huy hết được tính hiệu quả vốn đầu tư của các cổ đông
Là công ty mới được sáp nhập từ năm 2000, công ty được đánh giá kinh nghiệm chỉ
bằng ¼ so với BSJC
- Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (LASUCO)
Công ty mía đường Lam Sơn là công ty được chuyển đổi từ công ty Đường Lam Sơn
(là doanh nghiệp nhà nước) được thành lập theo quyết định sô 1133/ QD-TTG ngày
06/12/1999 do thủ tướng chính phủ cấp với vốn điều lệ khi thành lập là 150 tỷ đồng, vốn
điều lệ đăng ký kinh doanh thay đổi lần 5 là 300 tỷ đồng, là công ty hàng đầu trong
nghành mía đường của cả nước. Ngày 24/09/2007, công ty chính thức có mặt trên thị
trường chứng khoán với mã giao dịch là LSS.
Điểm mạnh:
Là công ty có thị phần lớn nhất so với các công ty khác trong nghành, có khả năng tồn
tại, phát triển, cạnh tranh, hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới.
Có nguồn nguyên liệu mía ổn định đã giúp cho công ty giữ thị phần sản xuất đường cả
nước. Công ty đã kết nghĩa với từng xã từng thôn, cung cấp giống mía, phân bón, ký hợp
đồng bao tiêu sản phẩm và nhanh chóng mỡ rộng diện tích trồng mía. Với nguồn nguyên
liệu dồi dào và ổn định, công ty còn cung cấp nguyên liệu cho các công ty khác trong
nghành, trong đó có công ty cổ phần mía đường Sơn La
Với nguồn vốn khá dồi dào, công ty mở rộng hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp
trong các lĩnh vực phụ trợ với nghành sản xuất đường nhằm tạo nên mô hình công ty mẹ -
công ty con có quy trình sản xuất thương mại khép kín, nhằm khai thác hết thế mạnh của
nhóm công ty LASUCO

Là công ty mía đường đầu tiên nghiệm thu dự án ERP. Tuy thời gian ứng dụng chưa
nhiều nhưng hệ thống bước đầu đã đem lại hiệu quả nhiều mặt cho công ty: Hoạt đọng
sản xuất kinh doanh tăng trưởng rõ rệt; Các yếu tố đầu vào, đầu ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh được kiểm soát chặt chẽ hơn, tiết kiệm hơn; Giá thành sản phẩm được
tiết giảm đáng kể, nộp ngân sách và cổ tứ hàng năm tăng. Đặc biệt công tác quản trị, điều
hành được cải tiến, giúp lãnh đạo nắm chắc được các diễn biến trong quá trình sản xuất
kinh doan, đưa ra các quyết định kịp thời hơn, hiệu quả hơn
Điểm yếu:
Sản phẩm đường chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận. Cồn là sản
phẩm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu của công ty, tuy vậy, do chi phí phân
bổ cho hoạt động sản xuất cồn quá lớn nên hiệu quả kinh doanh chưa tốt
Bước đầu hình thành mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty đã gặp nhiều khó khăn
trong quá trình quản lý, hiệu quả đầu tư chưa cao, hiệu quả hoạt đọng của các công ty còn
làm giảm hiệu quả hoạt động của nhóm công ty LASUCO khi hợp nhất báo cáo tài chính,
chi phí tài chính của công ty trong những năm vừa qua tăng cao
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Để tồn tại trong tình hình khó khăn của ngành mía đường, trong thời gian qua các
công ty đường đã sáp nhập lại với nhau, hình thành nên công ty lớn hơn cạnh tranh trong
ngành. Tiêu biểu là sự ra đời của công ty Mía đường Bourbon Tây Ninh (liên doanh giữa
tập đoàn Sucrecries Bourbon (góp 70%) và liên hiệp Mía đường II và liên hiệp Mía
đường Tây Ninh), và nhiều công ty khác đang có khuynh hướng sáp nhập hoặc thôn tính
để hình thanh nên công ty mới lớn mạnh hơn.
Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn lớn nhất vẫn là các công ty đường nước ngoài
tràn vào nước ta năm 2008 và 5% năm 2010 theo cam kết AFTA. Trong đó, đáng ngại
nhất vẫn là đường Thái Lan vốn đã tràn vào Việt Nam từ nhiều năm nay theo đường nhập
lậu với giá rẻ đã gay không ít khó khăn cho ngành đường trong nước, đây là một thử
thách lớn cho ngành đường Việt Nam nói chung và công ty Mía đường Sơn La nói riêng.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, Công ty phải hết mình cải tổ sản xuất, thiết bị công nghệ, quy
trình sản xuất,… để có thể tồ tại và cạnh tranh bình đẳng. Bằng không, trong một thời
gian không xa, đường nhập khẩu theo cam kết WTO và AFTA sẽ thật sự trở thành mối đe

dọa cho đường nội nói chung và đường Sơn La nói riêng.

×