Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Tìm hiểu khả năng tái hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi ở làng trẻ SOS hà nội sau khi trưởng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.81 KB, 83 trang )


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước, đầu tư cho trẻ em là đảm bảo cho sự phát
triển bền lâu của mỗi quốc gia. ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm
chú trọng tới công tác nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực phục
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Trong công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những
thành tựu đạt được thì đất nước chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề xã
hội như: sự phân hoá giàu nghèo, vấn đề việc làm các tệ nạn xã hội đang có
chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân
nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó đối tượng đầu
tiên chịu tác động là trẻ em mồ côi.
Trẻ mồ côi là một hiện tượng xã hội, tồn tại ở tất cả quốc gia trên thế giới,
là nhóm trẻ đặc thù của công tác xã hội, là nhóm trẻ dễ bị tổn thương và chịu
nhiều thiệt thòi; các em ít có cơ hội để phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng
như hoà nhập với cộng đồng.
Hiện nay, đại bộ phận trẻ em mồ côi ở nước ta đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ của Nhà nước, của cộng đồng và của toàn xã hội. Đã có rất nhiều các
trung tâm bảo trợ xã hội, các tổ chức từ thiện được thành lập để nuôi dạy trẻ em
mồ côi, trong đó phải kể đến mô hình làng trẻ SOS - Hà Nội. Ở đây, các em có
điều kiện để học tập, để vui chơi giải trí, phát triển toàn diện về nhân cách.
Nhưng tất cả những điều đó chỉ là sự chăm sóc, giúp đỡ ban đầu, còn khi các em
hoà nhập với cộng đồng trở về địa phương, số phận của các em ra sao? Các em
1

có tự lập được hay không? thì cho đến nay vẫn chưa có một đề tài nào đi sâu vào
nghiên cứu, tìm hiểu.
Với lý do như vậy mà em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu khả
năng tái hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi ở làng trẻ SOS Hà Nội sau
khi trưởng thành”. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng em mong rằng đề tài này


sẽ đưa lại cái nhìn chính xác hơn, hiểu hơn về cuộc sống thực tại của các em mồ
côi sau khi đã trưởng thành. Đồng thời cũng qua bài viết này em mạnh dạn đưa
ra góc nhìn mới về trẻ em mồ côi dưới con mắt của nhân viên công tác xã hội,
cũng như vận dụng những kỹ năng, phương pháp của CTXH khi làm việc với đối
tượng này.
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu:
Chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng là mối quan
tâm lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội và chiến lược phát triển con người. Mối quan tâm này được thể hiện Việt
Nam là nước đầu tiên ở châu á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công
ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990, Nhà nước đã công bố luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã thông qua và đưa Chương trình hành động vì trẻ
em giai đoạn 1991 - 2000 và Chương trình hành động vì trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn giai đoạn 1999 – 2002; Quyết định số 65/ 2005/ QĐ - TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt để án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không
nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất
độc hoá học và trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 -
2010”.
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em là
trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân. Trẻ em không phân
2

biệt gái, trai, con trong giá thú con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung
con riêng, không phân biệt tôn giáo, thành phần địa vị xã hội, chính kiến của cha
mẹ hoặc người nuôi dưỡng đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng
các quyền theo quy định của pháp luật.
Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua ngày
12/08/1991 có hiệu lực từ ngày 16/08/1991. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục
trẻ em gồm 26 điều quy định cụ thể quyền, bổn phận của trẻ em và trách nhiệm
của gia đình, nhà nước và xã hội phải đảm bảo thực hiện các quyền đó.

Đối với trẻ em mồ côi Luật pháp nước ta nhấn mạnh:
+ Tránh mọi hình thức phân biệt đối xử với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi
được đăng ký khai sinh.
+ Giúp đỡ để các em có điều kiện sống trong tình thương của gia đình, được
chăm sóc và bảo vệ.
Về đề tài về trẻ em luôn là đề tài được rất nhiều người quan tâm, ở lĩnh vực
nào cũng có rất nhiều bài viết về trẻ em mồ côi:
-Tác giả Nguyễn Thị thanh với công trình nghiên cứu" Khảo sát trẻ mồ côi
trên địa bàn Hà Nội" và "Mô hình chăm sóc trẻ mồ côi ở Hà Nội" với mục đích
hướng đến việc tìm ra một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề trẻ mồ côi trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay.
-"Trẻ em gia đình xã hội" của tác giả Mai Quỳnh Nam đề cập đến vai trò của
gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tìm hiểu thực trạng trẻ em khó
khăn và những giải pháp cho vấn đề này.
-"Lạm dụng trẻ em Việt Nam, báo cáo bước đầu về khái niệm, bản chất và
mức độ lạm dụng trẻ em ở Việt Nam" của tác giả Reina Michaelon chuyên gia
UNICEF của Liên Hợp Quốc (tháng 6 năm 2003).
3

-“Đoàn thanh niên cộng sản HCM với việc chăm sóc, giáo dục trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn” của tác giả Đặng Cảnh Khanh.
-“Khả năng tái hoà nhập cộng, xã hội và gia đình” của tác giả Nguyễn Văn
Buồn. Với những công trình nghiên cứu này cho chúng ta hiểu rõ hơn về nhu
cầu, nguyện vọng, tâm tư tình cảm của trẻ em mồ côi, qua đó sẽ đưa ra cách giúp
đỡ thiết thực hơn cho trẻ em mồ côi.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu và những trang bị kiến thức về công
tác xã hội, em đã chọn cho mình đề tài:”Tìm hiểu khả năng tái hoà nhập cộng
đồng của trẻ em mồ côi ở làng trẻ SOS Hà Nội sau khi đã trưởng thành”.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:

Đề tài sử dụng kiến thức của các môn khoa học chuyên ngành như:
CTXH cá nhân, CTXH nhóm, tham vấn, phát triển cộng đồng, tâm lý học…nên
giúp cho việc so sánh giũa lý thuyết với thực tiễn, từ đó có những nhận xét, bổ
sung cho hệ thống lý thuyết về CTXH vốn còn rất mới mẻ ở nước ta, đồng thời
khẳng định các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của ngành CTXH.
Đề tài nghiên cứu giúp cho việc nâng cao nhận thức của làng trẻ em SOS-
Hà Nội , các tổ chức xã hội… đang quan tâm về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng, để các em được bù đắp phần nào
những tổn thương về vật chất và tinh thần, giúp các em vươn lên hoà nhập với
cộng đồng trở thành những người chủ của đất nước.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp mô tả thực trạng mức độ hoà nhập
cộng đồng của trẻ em tại làng trẻ SOS Hà Nội sau khi trưởng thành, đồng thời
cũng chỉ ra những khó khăn, trợ ngại mà các em gặp phải trong hoá trình hoà
4

nhập. Từ đó đề ra những biện pháp can thiệp nhằm hỗ trợ và nâng cao khả năng
tái hoà nhập cộng đồng cho các em.
Đề tài cũng đi sâu nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của
mô hình làng trẻ SOS Hà Nội. Đánh giá thực trạng các biện pháp trợ giúp của
Làng nhằm giúp đỡ và tạo điều kiện để các em tái hòa nhập cộng đồng cho các
em, trong đó tập trung tìm hiểu những hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề một
cách phù hợp với nguyện vọng mong muốn của trẻ, cũng như các bước hướng
dẫn cho các em những khả năng để có thể dần sống tự lập.
Thông qua việc nghiên cứu khoá luận này là điều kiện để bản thân sinh
viên có thể vận dụng những kiến thức công tác xã hội mà mình được học vào
trong thực tế đời sống. Đây cũng là điều kiện để rèn luyện những kỹ năng thuộc
chuyên ngành công tác xã hội cũng như các phẩm chất cần thiết cho một cán sự
xã hội trong tương lai. Tạo dựng một tâm thế tốt cho quá trình làm việc sau này.
4. Đối tượng, khách thể, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khả năng hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi ở làng trẻ SOS- Hà Nội
sau khi trưởng thành
4.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài:
Những trẻ em mồ côi tại làng trẻ SOS đã trưởng thành đang hoà nhập
cộng đồng.
4.3 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng khả năng tái hoà nhập cộng đồng của trẻ em tại Làng
trẻ SOS sau khi trưởng thành.
5

- Phân tích những yếu tố tác động đến khả năng tái hoà nhập cộng đồng
của các em, đồng thời chỉ ra những mặt được, hạn chế của Làng trẻ em SOS Hà
Nội trong công tác chuẩn bị cho trẻ tái hoà nhập cộng đồng sau khi trưởng thành.
- Xây dựng kế hoạch và đề xuất những biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao
khả năng tái hoá nhập cộng đồng cho trẻ em trong làng trẻ SOS Hà Nội.
4.4. Phạm vi nghiên cứu
4.4.1 Không gian
Làng trẻ em SOS- Phường Mai dịch- Cầu giấy- Hà Nội
4.4.2. Thời gian
Từ ngày 01/03/2008 đến 30/04/2008.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin làm phương pháp luận nghiên cứu.
Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử tất cả mọi hiện tượng nảy sinh trong xã hội
đều có quá trình phát sinh, phát triển, sự phát triển của nó trong các thời kỳ khác
nhau, dưới các hình thức kinh tế - xã hội khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau.
Việc sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử là đặt các hiện tượng xã hội, các quá
trình xã hội trong hoàn cảnh lịch sử của đời sống xã hội. Dựa trên quan điểm đó

có thể thấy nghiên cứu về trẻ em mồ côi cần phải đặt nó trong điều kịên cụ thể về
tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá của làng trẻ SOS, cũng như trong điều kịên
chung của cả nước. Trong mỗi điều kiện này thì vấn đề về trẻ em mồ côi sẽ có
những biến đổi khác với các hình thức khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện
cụ thể của địa phương, phù hợp vơi các nhu cầu cũng như những khó khăn của
trẻ em mồ côi tại làng.
6

Trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội sẽ có các yếu tố khác nhau
tác động đến khả năng hoà nhập của các em. Cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự kiện xã hội này trong mối liên
hệ với các sự kiện xã hội khác. Không được tách riêng việc thực hiện quyền trẻ
em ra khỏi sự vận hành của đời sống xã hội, mà phải đặt nó trong mối quan hệ
biện chứng vơi kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt với các vấn đề xã
hội khác như: Lạm dụng trẻ em, xâm hại trẻ em, ngược đãi trẻ em…
Tiếp cận theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin tức là trong bối cảnh thực
tế tại làng trẻ SOS- Hà nội phải xem xét việc thực hiện công tác hoà nhập cho trẻ
em mồ côi trong tình hình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sự biến đổi
của nền kinh tế - văn hoá - xã hội đã có những tác động như thế nào trong quá
trình hoà nhập của trẻ em mồ côi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu công tác xã
hội và một số phương pháp nghiên cứu xã hội học như: Phương pháp công tác
xã hội với cá nhân, phương pháp vãng gia, phương pháp phân tích tài liệu.
5.2.1. Phương pháp công tác xã hội với cá nhân
Mục tiêu của công tác xã hội là hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề của
mình. Do đó, trước hết nó phải có tác động đến cá nhân, giúp cho cá nhân ấy
hiểu về mình, nhìn nhận lại những người xung quanh gần gũi, có khả năng vận
dụng các nguồn lực xã hội với cá nhân. Đối tượng tác động là bản thân người
cần giúp đỡ, công cụ tác động là mối quan hệ giữa cán bộ công tác xã hội với đối

tượng.
5.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu
7

Trong nghiên cứu đề tài của mình, ngoài việc thu thập thông tin từ các em
mồ côi ở cơ sở thực tập, tác giả đã sử dụng các thông tin, các số liệu từ các báo
cáo của làng trẻ SOS, các giáo trình, tạp chí liên quan đến trẻ em, các trang Web
về trẻ em, các trang tìm hiểu về khả năng hoà nhập của trẻ em mồ côi… làm cơ
sở nghiên cứu cho khoá luận.
5.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát là nhu cầu của con người để sống, làm việc và hiểu nhiều hơn về
con người cũng như thế giới. Nghiều nghiên cứu kết luận rằng, có đến 2/3 thông
tin mà con người nhận được là thông qua đôi mắt. Người làm công tác xã hội cần
có kỹ năng quan sát con người và những giao tiếp không lời của đối tượng mà
mình làm việc với họ. Có rất nhiều sự trao đổi thông tin, giao tiếp trong các cử
chỉ không lời không nằm trong ý thức của người tham gia giao tiếp. Khi làm việc
với đối tượng, người làm công tác xã hội cần quan sát để biết được đối tượng
phản ứng thế nào với hoạt động mà mình cung cấp và quan hệ giữa họ như thế
nào. Dựa vào những thông tin này, chúng ta có thể quyết định khi nào cần phải
thay đổi, can thiệp điều gì trong hoạt động để đối tượng được thúc đẩy một cách
tốt nhất.
Trong quá trình tìm hiểu thu thập thông tin từ các em mồ côi, do hoàn
cảnh và sự mặc cảm về gia đình nên nhiều thông tin không được thể hiện bằng
lời nói mà phải dựa vào khả năng quan sát tinh tế mới nhận diện được những tâm
tư, tình cảm của các em, cũng như hoàn cảnh sống của các em.
8

CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Quan điểm Đảng, Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm phải trồng người". Bác luôn luôn quân tâm đến chăm sóc, giáo dục
trẻ em nói chung và thiếu niên nhi đồng nói riêng.
Bác nói "Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy
chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân". (HCM.
Toàn tập. Nxb chính trị Quốc gia).
Bác yêu cầu "Trước hết các gia đình (tức là ông bà, cha mẹ, anh chị) phải
làm tốt công việc ấy" "Uỷ ban thiếu niên, nhi đồng, Đoàn thanh niên, ngành
giáo dục và các ngành, các đoàn thể cần phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc, giáo
dục các cháu ngày càng khỏe mạnh và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải
phụ trách đôn đốc việc này cho có kết quả tốt".
Bác chỉ thị "Vì tương lai của con em ta, mọi người, mọi ngành phải có
quyết tâm chăm sóc và gióa dục các cháu bé cho tốt".
Quan điểm, tư tưởng của Bác Hồ đã có ý nghĩa chiến lược chỉ đạo xuyên
suốt quá trình phát triển xã hội Việt Nam.
Tại Đại hội toàn Quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ:
"Thúc đẩy phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo điều
kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài
hòa về thể chất, trí tuệ và đạo đức, giảm nhanh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng".(Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị Quốc gia Hà nội - 2006,
tr 103).
9

Những quan điểm, đường lối của Đảng ta đã được thể chế hóa bằng hiến
pháp và pháp luật của nhà nước.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định
"Trẻ em gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (điều 65),
"Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được nhà nướcvà xã hội giúp đỡi" (điều
67).
Ngoài hiến pháp, một hệ thống luật đã được ban hành để bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em đạt mục đích đề ra như luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, luật giáo dục, luật lao
động
Hiến pháp và hệ thống luật đều khẳng định sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em là sự nghiệp của toàn xã hội và các quyền cơ bản của các em là
quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí được sống
chung với bố mẹ.
Một số quan điểm, tư tưởng của Bác Hồ và của Đảng cũng như hiến pháp
và hệ thống pháp luật của nước ta về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói
chung, trẻ em mồ côi nói riêng là cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học
trong việc nghiên cứu về trẻ em mồ côi. Đây cũng là cơ sở quan trọng trong việc
nghiên cứu, thực hiện đề tài khóa luận này.
1.2 Các khái niệm làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm cộng đồng
Trong các tài liệu khoa học xã hội thuật ngữ cộng đồng được hiểu theo ba
tuyến nghĩa:
- Cộng đồng được nhìn nhận với tư cách là một chỉnh thể của các mối
quan hệ xã hội (quan hệ huyết thống, quan hệ thân tộc, quan hệ tình cảm cộng
10

đồng, quan hệ láng giềng, quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, con người với
môi trường )
- Cộng đồng được coi là một kiểu loại riêng biệt của quan hệ xã hội với
những tổ chức nhất định trên cơ sở tình cảm, tinh thần và ý thức cộng đồng.
- Cộng đồng được hiểu như là một địa vực hay một vùng đất, trên đó có sự
định cư của một nhóm người, có sự chia sẻ giá trị văn hóa quần chúng.
Với tư cách là một khái niệm được nhiều ngành khoa học xã hội &nhân
văn nghiên cứu nên có rất nhiều khái niệm về cộng đồng.
Theo J. Fichter ông cho rằng có thể áp dụng rộng rãi cuộc sống tập thể
cộng đồng gồm 4 yếu tố:

+ Là những mối tương quan mật thiết đối với người khác, tương quan mặt
đối mặt, thẳng thắn cởi mở và chân tình.
+ Có sự liên hệ về mặt tình cảm, cảm xúc một khi mà nó thực hiện các
nhiệm vụ hay công tác tập thể.
+ Có sự hiến dâng hay một sự dấn thân để theo đuổi một giá trị xã hội.
+ Yếu tố đoàn kết với những người khác trong cộng đồng và cho đến ngày
nay đoàn kết vẫn là một mục đích đi lên của cộng đồng.
Từ các quan điểm trên cho thấy cộng đồng là một khái niệm rộng tuy
nhiên trong CTXH cộng đồng cần được hiểu là một hình thức tổ chức với những
đặc trưng cơ bản sau:
1- Tỷ lệ dân cư
2- Tính đồng nhất và tính phụ thuộc
3- ý thức chách nhiệm
4- Tính cộng đồng
5- Tính đặc trưng.
11

Đề tài này tập chung trong phạm vi một Làng trẻ. Do đó khái niệm cộng
đồng được giới hạn ở nghĩa cộng đồng trên một địa bàn dân cư, nó bao gồm các
quan hệ xã hội, các tính chất xã hội như quan hệ xóm giềng, tình cảm thôn xóm,
cơ sở đoàn thanh niên, hội phụ nữ
1.2.2. Khái niệm trẻ em
Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em của LHQ năm 1989 xác định
"Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niêm sớm hơn". công ước
quốc tế nhấn mạnh: “Trẻ em là người non nớt về thể chất và trí tuệ” do vậy cần
được bảo vệ và giúp đỡ để các em được phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách
của mình, được trưởng thành trong môi trường gia đình của mình, trong bầu
không khí thương yêu, thông cảm.
ở Việt Nam, theo quy định của luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

thì "Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi" (Điều 11, Luật bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em năm 2004).
1.2.3. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường
về thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa
nhập với gia đình, cộng đồng.( Điều 3, khoản 1, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em)
1.2.4. Khái niệm trẻ em mồ côi
Hiện nay khái niệm trẻ em mồ côi vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh
cãi. Đã có nhiều ngành, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đưa ra những cách hiểu
khác nhau về khái niệm này. Nhưng phổ biến nhất là hai khái niệm:
12

- Trẻ em mồ côi thực tế: Là một đứa trẻ chia ly vĩnh viễn với một người
thân (cha hoặc mẹ) do cha hoặc mẹ bị chết, hoặc cả cha và mẹ đều bị chết gọi là
trẻ mồ côi thực tế.
- Trẻ em mồ côi xã hội: Là đứa trẻ bị đột ngột chia ly vĩnh viễn hoặc tạm
thời trong một thời gian dài với cha, mẹ dù họ vẫn còn sống.
- Theo bộ luật dân sự: Trẻ em mồ côi là đứa trẻ dưới 16 tuổi, mồ côi cả
cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân
thích để nương tựa, cha hoặc mẹ, những người còn lại là mẹ hoặc cha bị mất
tích.
Với các khái niệm này có thể đưa ra 3 tiêu trí để nhận dạng trẻ em mồ côi:
+ Mất cả cha lẫn mẹ: Cha mẹ đều chết hoặc chết một người, một người
mất tích.
+ Mất cha: cha chết hoặc bỏ đi mất tích.
+ Mất mẹ: Mẹ chết hoặc bỏ đi mất tích.
1.3. Các lý thuyết làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
1.3.1. Lý thuyết hành vi
Đại biểu của lý thuyết này là Max Weber, Parson, họ cho rằng hành động
xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở

của đời sống xã hội của con người. Chúng ta có thể giải thích hành vi con người
bằng hành vi có tổ chức của các nhóm xã hội. Hành vi xã hội không thể thiếu
được nếu xây dựng nó từ tác nhân. nó cần được phân tích hoặc có thể phân tích
độc lập. Như vậy lý thuyết hành vi xuất phát từ quan niệm về mối quan hệ giữa
con người với môi trường xã hội, nó cho phép phân tích khái quát về sự hình
hành và phát triển nhân cách bên trong các cơ cấu xã hội và nhấn mạnh rằng sự
13

phát triển nhân cách xảy ra trong quá trình trao đổi giữa một hiện thực bên ngoài
và hiện thực bên trong.
1.3.2. Lý thuyết thân chủ trọng tâm:
Lý thuyết thân chủ trọng tâm do Carl Rogers nhà tâm lý học người Mỹ
sáng lập. Lý thuyết này cho rằng cá nhân có sự khó khăn về tâm lý xã hội là do
tập nhiễm những cách ứng xử không phù hợp và họ cần giúp đỡ để phát triển
tiềm năng tâm lý một cách phù hợp. Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội
trong quá trình giúp đỡ là hỗ trợ cá nhân xoá bỏ những rào cản trong môi trường
xã hội, giúp họ hiểu được chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và điều chỉnh bản
thân để đạt được trạng thái cân bằng. Trị liệu tâm lý trọng tâm dựa trên quan
điểm tích cực của con người. Rằng mỗi con người luôn luôn vận động để tự
hoàn thiện mình. Do vậy trong quá trình trị liệu phải chú ý vào đối tượng. Trong
quá trình tương tác với mối quan hệ tích cực, đối tượng sẽ trải nghiệm những
điều đẫ xảy ra đối với họ rồi tiến tới loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và khả năng
nhận thức, giải quyết vấn đề của bản thân.như vậy, đối tượng được trao quyền
chủ động trong việc giải quyết vấn đề của mình.
1.3.3. Lý thuyết nhu cầu
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) được xem như một trong
những người tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn. Năm 1943, ông
đã phát triển một trong các học thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận
rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là lý thuyết về
thang bậc nhu cầu của con người. Trong lý thuyết này. ông sắp xếp các nhu cầu

của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ
cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn
trước.
14

Trong bài khóa luận này tác giả đã vận dụng 5 nấc thang nhu cầu cơ bản
của con người theo giai đoạn đầu của lý thuyết Maslow.
+ Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu này được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu
cầu sinh lý (physiological need), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như
ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải
mái, đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Maslow
cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những
nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối
thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.Ông
bà ta cũng sớm nhận ra điều này khi cho rằng "có thực mới vực được đạo", cần
phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu
cầu cao hơn. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh,
đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu
+ Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): Khi con người đã
được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt
đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiển trong cả thể chất
lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình
khỏi các nguy hiểm, các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như
chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác
an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về. Nhu cầu này được
thể hiện qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, sống trong xã hội có
pháp luật, có nhà cửa để ở
+ Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu
mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó, hoặc nhu cầu về tình
cảm, tình thương. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm

15

kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi
làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm
+ Nhu cầu về được quý trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự
trọng, vì nó thể hiện hai cấp độ
Một là: Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành
quả của bản thân.
Hai là: Nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình,
có lòng tự trọng, sự tin tưởng vào khả năng của bản thân.
Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến một đứa trẻ học tập tích
cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
+ Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
Maslow mô tả nhu cầu này như sau: nhu cầu của một cá nhân mong muốn
được là chính mình, được làm những cái mà mình " sinh ra để làm". Nói một
cách đơn giản, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của
mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.
Vận dụng lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow vào đề tài nghiên cứu,
chính là để xem xét xem nhu cầu của các em mồ côi ở đây là gì? trên cơ sở
những nhu cầu như vậy mà đưa ra cách giải quyết phù hợp với hoàn cảnh thực tế
của các em.
16

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA TRẺ EM
TRONG LÀNG TRẺ SOS HÀ NỘI SAU KHI TRƯỞNG THÀNH
Con người là giá trị cao nhất của thời đại mọi cá nhân sinh ra trong bất kỳ
hoàn cảnh nào đều được chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục để phát triển. Đề cập tới
con người trước tiên chúng ta phải quan tâm đến trẻ em, vì trẻ em hôm nay là thế
giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình , là mầm non

tươnglai của tổ quốc. Trẻ em là lớp người kế tiếp thế hệ cha anh trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy cho ta thấy tầm quan trọng của việc
nuôi dưỡng chăm sóc và bảo vệ trẻ em của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
Nhưng trong thực tế cuộc sống trẻ em đang gặp rất nhiều khó khăn, có
hoàn cảnh vô cùng đặc biệt: Đó là trẻ em lanh thang , trẻ em khuyết tật, trẻ em
mồ côi, trẻ em lao động sớm…trong đó trẻ em mồ côi ngày một gia tăng, hiện
nay cả nước có hơn 160.000 trẻ em mồ côi trong đó có 16.000 trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa chiếm 0,67% so với tổng số trẻ nói chung.
Trung bình mỗi năm có khoảng 300 đến 500 em bị mất cha mẹ hoặc cha
hoặc mẹ. Để bù đắp những thiếu thốn mất mát giúp các em vươn lên khói cuộc
sống bất hạnh thì Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài
nước có nhiều chương trình chính sách nhắm chăm lo cuộc sống của các em.
Một trong những tổ chức được nhiều người biết đến là làng trẻ em SOS
Hà Nội. Đây là một trong những trung tâm đứng đầu cả nước đã hoàn thành tốt
công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em mồ côi. Các em được nuôi dưỡng giáo
dục tại làng đã trưởng thành nhanh chóng và trở thành người có ích cho xã hội.
Tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 100 cháu tự lập hoàn toàn, đều có tay
17

nghề đảm bảo công ăn việc làm, có thu nhập ổn định và đảm bảo cuộc sống,
nhiều cháu đã xây dựng gia đình có con và đã có tổ ấm riêng của mình.
Thành công của các em là kết quả nỗ lực phấn đấu của bản thân các em,
của sự quan tâm nuôi dưỡng, giáo dục chu đáo hết mức, đặc biệt là tình cảm yêu
thương, tình mẫu tử của các bà mẹ. Bên cạnh đó, làng luôn được sự quan tâm
giúp đỡ của các lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội và các
doanh nghiệp TW và địa phương.
2.1. Giới thiệu chung về làng trẻ SOS- Hà Nội:
2.1.1. Lịch sử hình thành của SOS quốc tế , làng trẻ SOS Việt Nam, làng trẻ
SOS Hà Nội
* Lịch sử hình thành làng trẻ SOS quốc tế:

Herman Gmeiner (1919-1986) sinh tại Voraiberg của nước Aó. ông là
người sớm phải chịu thiệt thòi khi mất đi người cha và mẹ của mình. Trở thành
một đứa trẻ mồ côi từ sớm tuy nhiên Hermain lại may mắn có được một người
chị gái vô cùng nhân hậu, người đã thay vai trò của mẹ và chăm sóc, nuôi dạy
Hermain lên người. Chính từ hoàn cảnh đặc biệt của mình và đồng thời chịu ảnh
hưởng sâu sắc từ chính trái tim nhân hậu của chị gái Elsa lên Hermain Gmeiner
đã sớm có những suy nghĩ và cách hành động mang tính nhân đạo và đầy tình
thần trách nhiệm hơn hẳn những người bạn cùng thời lúc bấy giờ.
Chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc năm 1945 tuy nhiên những hậu quả
mà cuộc chiến này để lại cho nhân loại thì thật vô cùng tàn khốc. Cuộc chiến đã
cướp đi hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới, phá hủy hàng triệu ngôi nhà
cũng như các cở sở vật chất mà loài người đã tạo dựng lên trước đó. Về mặt xã
hội nó đã tạo lên biết bao những cảnh thương tâm, những sự chia ly và những
gánh nặng tệ nạn xã hội vô cùng trầm trọng. Là người đương thời phải chứng
18

kiến những hậu quả nặng nề của chiến tranh gây ra cho nhân loại, thấm thía
những nỗi đau khổ đặc biệt là đối với trẻ thơ. Chính điều này đã thôi thúc
Hermain đi đến một chuỗi những hành động mà chính nó sau này đã tạo dựng và
phát triển thành sự nghiệp của ông. Với số tiền ban đầu chỉ có khoảng 40 USD
cộng thêm sự giúp đỡ, đóng góp từ phía bạn bè và những người hảo tâm ông đã
mua một mảnh đất với một mục đích rất nhân đạo đó là nhằm tới giúp đỡ những
trẻ em mồ côi trong vùng lúc bấy giờ. Ngôi nhà này được lấy tên là SOS tại Imst
vùng Tyrol của nước Áo (1949) sau đó ít lâu thì mô hình này đã được nhân rộng
và phổ biến ở nhiều quốc gia của châu Âu thời bấy giờ.
Năm 1960 hiệp hội làng trẻ em SOS quốc tế đã ra đời, trụ sở chính của nó
đặt tại Viên thủ đô của nước Áo, cũng trong thời gian này thì viện khoa học giáo
dục Hermain Gmeirner của SOS quốc tế đã được thành lập. Nhiệm vụ chính của
viện là sưu tầm những báo cáo khoa học về phương pháp sư phạm áp dụng trong
công việc giáo dục trẻ em tại các làng trẻ SOS đồng thời viện còn được coi là địa

điểm gặp gỡ, giao lưu của tất cả các nhân viên chăm sóc trẻ em tại các cơ sở của
SOS lúc bấy giờ.
Năm 2005 ở Pakistan đã xảy ra một trận động đất với một cường độ cực
mạnh. Trận động đất này đã làm cho toàn bộ đời sống xã hội của quốc gia vùng
Trung Đông này bị đảo lộn. Những hậu quả đằng sau nó thật vô cùng to lớn,
chính vào thời điểm này thì tổ chức SOS quốc tế đã tiến hành một loạt những
hoạt động cứu trợ nhằm tới đối tượng chính là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Điều này lại một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của tổ chức SOS đồng thời cụ
thể hóa hơn về đối tượng giúp đỡ của SOS ra toàn thế giới. Trẻ em chính là sự
quan tâm chính yếu của SOS.
19

Trong quá trình hỗ trợ, giúp đỡ những trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó
khăn thì SOS cũng luôn nhận được những sự quan tâm và hưởng ứng rất rộng rãi
trong nhiều ngành, nhiều giới. Họ có những người bạn, những người luôn song
hành, kề vai cùng nhau trong sự nghiệp mang tính nhân đạo cao cả này. Một
trong những người bạn quý đó là liên đoàn bóng đá thế giới FIFA tổ chức này đã
nhiều lần tài trợ cho SOS thực hiện những dự án lớn như xây dựng cơ sở vật
chất, giúp đỡ dưới các hình thức khác nhau cho trẻ em khó khăn. Những cống
hiến của họ quả thật vô cùng to lớn.
Qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, làng trẻ SOS quốc tế đã có
hơn 130 nước thành viên, 400 làng với số trẻ đón nhận là hơn 7 vạn trẻ em.
* Lịch sử hình thành của SOS Việt Nam
Năm 1967 làng trẻ em SOS đầu tiên ở Việt Nam đã được xây dựng tại Gò
Vấp và ở Đà Lạt do ông Kutin làm giám đốc điều hành. Tuy nhiên do hoàn cảnh
lịch sử chung lúc bấy giờ lên đến năm 1975 khi mà miền Nam Việt Nam được
giải phóng thì 2 làng trẻ này đã tạm ngừng hoạt động.
Đến năm 1987 được sự chấp thuận của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội đã ký với SOS quốc
tế hiệp định hợp tác và phát triển các làng trẻ ở Việt Nam, tiến hành khôi phục

và cho hoạt động trở lại hai làng trẻ ở Gò Vấp và Đà Lạt đồng thời sau quãng
thời gian đó thì một loạt những làng trẻ trong nhiều tỉnh, thành phố của nước ta
đã được xây dựng và đi vào hoạt động.
Cho đến nay, tổng số dự án làng trẻ em SOS ở Việt Nam là 39, trong đó
có 12 làng trẻ SOS, 10 trường phổ thông Herman Gimener, 10 trường mẫu giáo,
6 khu lưu xá thanh niên, 1 trung tâm y tế khám chữa răng. Hiện nay, dự án làng
trẻ em SOS Điện Biên Phủ đang được xây dựng và là tỉnh thứ 13 ở Việt Nam
20

tiếp nhận tài trợ của tổ chức làng trẻ em SOS quốc tế. Dự kiến, Làng trẻ em SOS
Điện Biên Phủ sẽ tiếp nhận đón trẻ đầu tiên vào năm 2009.
Danh sách các làng trẻ em SOS trong cả nước:
STT Tên làng Năm Thành lập
1 Làng trẻ em Hà nội 1990
2 Làng trẻ em Gò Vấp- TPHCM 1990
3 Làng trẻ em Đà Lạt- Lâm Đồng 1990
4 Làng trẻ em vinh- Nghệ An 1991
5 Làng trẻ em Đà Nẵng 1994
6 Làng trẻ em Hải Phòng 1997
7 Làng trẻ em Cà Mau 1997
8 Làng trẻ em Việt Trì- Phú Thọ 1999
9 Làng trẻ em Nha Trang- Khánh Hoà 1999
10 Làng trẻ em Bến Tre 1999
11 Làng trẻ em Thanh Hoá 2006
12 Làng trẻ em Đồng Hới- Quảng Bình 2006

Chủ tịch hiện nay của SOS là ông Kutin. Ông sinh năm 1941 tại Bolzang
nước Ytalia. Bản thân của ông Kutin cũng là trẻ mồ côi từ nhỏ, ông vào làng trẻ
Ismt của Aó năm 1953 và sau đó chuyển đến lưu xá thanh niên ở Insbuck. Tốt
nghiệp phổ thông trung học và sau đó trở thành sinh viên của trường đại học

Insbuck đến năm 1985 ông được bầu chọn đảm nhiệm chức vụ chủ tịch của SOS
quốc tế.
Tổng thư ký hiện nay của SOS quốc tế là ông Richarch Bichler. Ông sinh
tại Tamswep của nước Áo năm 1961. Khi Richarch còn trẻ thì ông là một chuyên
21

gia quản lý giáo dục đại học sau đó ông đã quyết định chuyển sự nghiệp của
mình vào trong lĩnh vực hoạt động của SOS. Ông chính thức trở thành tổng thư
ký của SOS năm 1995.
* Lịch sử hình thành của SOS Hà Nội
Làng trẻ em SOS Hà Nội được thành lập theo quyết định 3286/QĐ-UB
ngày 12-7-1988 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội và được khởi công xây
dựng 14-7-1988 đến ngày 26-1-1990 thì làng trẻ đã chính thức đi vào hoạt động.
Làng trẻ Hà Nội chịu sự quản lý của Sở Lao Động Thương Binh Xã hội Hà Nội
và SOS Việt Nam. Toàn bộ nguồn kinh phí để duy trì hoạt động cho làng 100%
được cung cấp bởi SOS quốc tế.
Làng trẻ Hà Nội nằm trên địa bàn của phường Mai Dịch thành phố Hà
Nội. Toàn bộ làng có diện tích lên tới gần 2 ha với 16 ngôi nhà trong đó. Điểm
đáng chú ý là tên mỗi ngôi nhà đều được lấy theo tên của những loài hoa khác
nhau ( hoa Mơ. hoa Mận. Hoa Đào, hoa Thược Dược ), mỗi một ngôi nhà đều
có chung một kiểu kết cấu cũng như chung một cách bài trí các vật dụng khác
nhau trong đó. Diện tích của mỗi nhà đều là 12 m2, có 2 tầng, gồm 1 bà mẹ và 8
đến 10 em nhỏ ở trong đó. Trong làng có một khu lưu xá thanh niên dành cho
các em nam được chuyển ra khi đến tuổi thanh thiếu niên. Làng có một trường
mẫu giáo, có văn phòng dành cho cán bộ công nhân viên, một thư viện, một
phòng tranh, một phòng truyền thống, một phòng máy và một số các phòng chức
năng khác. Lãnh đạo cao nhất hiện nay của làng trẻ Hà Nội là ông Dũng, giám
đốc điều hành của làng.
22


2.1.2. Mục đích của việc thành lập làng trẻ em SOS Hà Nội.
Làng trẻ em SOS Hà Nội được thành lập theo ý tưởng cũng như mục đích
chung của mô hình SOS trên toàn thế giới đó là nhằm giúp đỡ cho những trẻ em
mồ côi có hoàn cảnh khó khăn hoặc không nơi nương tựa, mang lại cho các em
một ngôi nhà mới và lâu dài, cung cấp và đảm bảo cho các em những yếu tố cần
thiết để sinh tồn và tiếp tục phát triển được trong điều kiện mới. Trong một ngôi
nhà chung này các em sẽ được tiếp cận với một nền giáo dục phù hợp cho bản
thân mình, được xã hội hóa toàn diện để có thể phát triển lành mạnh và ổn định
cả về thể chất và cả tinh thần. Được định hướng nghề nghiệp cũng như tạo điều
kiện tốt để tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội chung khi các em đã trưởng thành,
khôn lớn.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của làng trẻ SOS Hà Nội
2.1.3.1. Chức năng của làng trẻ SOS Hà Nội
Làng trẻ SOS Hà Nội chịu sự quản lý của sở lao động thương binh xã hội
thành phố Hà Nội về mặt hành chính. Nó có chức năng quản lý số lượng trẻ mồ
côi về mặt hành chính đồng thời giúp văn phòng SOS Việt Nam trong việc chăm
sóc và nuôi dạy cho trẻ nhỏ mồ côi tại đây.
2.1.3.2.Nhiệm vụ của làng trẻ SOS Hà Nội
Căn cứ vào mục tiêu chung của toàn mô hình SOS lên trong quá trình hoạt
động thì Làng trẻ em Hà Nội cũng được định hướng để thực hiện những nhiệm
vụ có tính chung, nhất quán đối với tất cả các làng trẻ em trong toàn quốc đó là
tiếp nhận và nuôi dạy những trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện
cho các em phát triển toàn diện và tiến tới một cái đích cuối cùng là giúp các em
tái hòa nhập cộng đồng có hiệu quả. Tuy nhiên do có thể xuất hiện những đặc
thù khác nhau liên quan đến điều kiện hay môi trường làm việc trong mỗi một
23

thời kỳ thì Làng lại có những điều chỉnh nhất định trong quá trình làm việc để
phù hợp hơn với hoàn cảnh hơn. Nhìn một cách tổng quát thì Làng có những
nhiệm vụ như sau:

* Nhiệm vụ đầu tiên là tập hợp và đưa các em nhỏ có đủ điều kiện, phù
hợp với những tiêu chí mà tổ chức SOS đề ra, đưa các em đó vào trung tâm và
tiến hành các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp. Nhiệm vụ này có thể
hiểu là các hoạt động nhằm duy trì sự sinh tồn và phát triển lành mạnh cho trẻ,
đồng thời giáo dục nhân cách cho các em để hình thành những yếu tố cần và đủ
của một công dân tốt sau này.
* Một nhiệm vụ khác đó là từng bước hướng dẫn cho các em những khả
năng để có thể dần sống tự lập. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm
tạo cho các em tâm thế cũng như những sự chuẩn bị cần thiết cho quá trình phát
triển lâu dài của chính các em. Để thực hiện nhiệm vụ này thì Làng thường
xuyên có những hoạt động nhỏ, phù hợp với từng lứa tuổi, phù hợp với thể trạng
của trẻ nhằm kích thích sự tham gia tích cực của các em. Qua những hoạt động
bổ ích và có tính giáo dục cao như vậy thì chính các em đã dần hình thành trong
nhân cách của mình, sự tự tin cũng như có được các kỹ năng thật sự cần thiết
trong cuộc sống.
* Nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và then chốt của Làng trẻ đó là giúp đỡ và
tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng cho các em. Để thực hiện nhiệm vụ này
thì không thể thiếu sự giúp đỡ, tạo cho các em những sự chuẩn bị cần và đủ khi
trở lại với môi trường xã hội bên ngoài. Nhiệm vụ thứ 3 này tập trung thông qua
những hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề một cách phù hợp với nguyện vọng
mong muốn của trẻ, bên cạnh đó có những sự tư vấn cần thiết để chỉ cho các em
24

thấy và nắm bắt được những nhu cầu chung mà xã hội đang cần đến. Đây thực
sự là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Làng trẻ.
25

×