Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tiên lãng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.36 KB, 90 trang )

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Tên cơ sở thực tập
Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 là đơn vị sự nghiệp có thu, đơn
vị dự toán cấp I trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản
tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hải Phịng.
Trung tâm có trụ sở chính tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, Thành phố
Hải Phòng.
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 được
khởi công xây dựng từ tháng 1 năm 2006 trên diện tích 40,27ha với các cơng
trình đồng bộ liên hoàn đảm bảo cho việc tiếp nhận từ 900 – 1200 đối tượng.
Trung tâm chính thức đi vào hoạt động, tiếp nhận quản lý học viên từ tháng 3
năm 2008 sau gần 5 năm đi vào hoạt động đã đạt được 1 số kết quả cụ thế như
sau:
2. Cơ cấu tổ chức của cơ sở thục tập
Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 được thành lập theo Quyết
định số 2321/QĐ-UB ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Thành
phố Hải Phòng trực thuộc Sở Lao Động – Thương binh và Xã hội Thành Phố
Hải Phòng.
- Bộ máy của Trung tâm gồm: Giám đốc, 4 Phó Giám đốc và 11 Phịng,
Đội trực thuộc như: Phịng Tổ chức Hành chính, Phịng Kế tốn Tài chính,
Phịng Dạy nghề Lao động sản xuất, Phòng Y tế, Phòng Thăm ni – Tư vấn
Giáo dục Hịa nhập cộng đồng, Phòng Bảo vệ, Phòng Hậu cần và 4 Đội Quản lý
học viên.
- Tổng số cán bộ công nhân viên Trung tâm đến nay là 230 người, trong
đó trình độ Đại học 57 người, Cao đẳng các ngành 21 người, Trung cấp 115
người, lao động tự do và bộ đội xuất ngũ 37 người.

1



1.1 Công tác lao động sản xuất, tiếp nhận, tư vấn, quản lý giáo dục
học viên
* Công tác lao động, sản xuất tạo cảnh quan mơi trường
-

Trung tâm có diện tích 40,27ha trong đó 10ha để xây dựng cơ sở hạ

tầng cịn lại 30,27ha số diện tích này đã bị bỏ hoang hóa từ năm 2005, cỏ cây
dứa dại mọc um tùm, đường đi lối lại khơng có, ruộng vườn manh mún, nhỏ lẻ.
Do vậy, Trung tâm tổ chức khảo sát lập quy hoạch khoanh vùng, đổi thửa, thuê
máy móc cộng với sức cán bộ công nhân viên và học viên Trung tâm chỗ đào,
chỗ lấp đến nay đường đi lối lại tồn bộ Trung tâm được bê tơng hóa, khang
trang sạch đẹp, đào được 9 ao thả cá diện tích trên 13ha, san lấp 17ha để làm
vườn trồng cây ăn quả, trơng rau xanh; xây dựng hàng nghìn m2 chuồng trại tổ
chức chăn nuôi gia súc, gia cầm; xây dựng nhà xưởng tổ chức cho học viên làm
nghề như giấy vàng tiền, dệt, khâu bóng, đan ghế mây, nghề mộc, nghề cơ khí
tạo vật dụng sinh hoạt trong cơ quan và tạo ra sản phẩm tăng thu nhập đưa vào
cải thiện đời sống hàng ngày cho cán bộ công nhân viên và học viên. Tất cả các
nguồn thu của Trung tâm đều được đưa vào sổ sách hạch toán đầy đủ và được
chi theo quy chế chi tiêu nội bộ, được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Cơng tác tiếp nhận, quản lý học viên
- Học viên vào Trung tâm được thực hiện theo Nghị định 135/CP ngày
10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ và được thực hiện quy trình cai nghiện
thành 5 giai đoạn theo Thơng tư 41/TTBLĐTBXH-BYT ngày 31 tháng 12 năm
2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế gồm các giai đoạn
sau:
+ Tiếp nhận phân loại;
+ Điều trị cắt cơn giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội;
+ Giáo dục phục hồi hành vi nhân cách;
+ Lao động trị liệu, học nghề;


2


+

Giai đoạn phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng

đồng
Từ tháng 3/2008 đến nay Trung tâm đã tổ chức tiếp nhận cắt cơn giải
độc, phục hồi hành vi nhân cách cho 2472 lượt đối tượng, hiện tại Trung tâm
đang quản lý giáo dục 536 đối tượng.
Tính đến nay trong q trình tiếp nhận, cắt cơn, giải độc cơng việc đều
diễn ra an tồn khơng có sai sót về chuyên môn, song song với công tác điều trị
cắt cơn và nắm bắt tâm lý học viên là việc khám chữa bệnh cho các học viên
sau giai đoạn cắt cơn. Mỗi ngày y tế điều trị cho vài chục lượt học viên mắc các
bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bênh thông thường khác. Những học viên bệnh
nặng được theo dõi chặt chẽ, những trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năng
điều trị của Trung tâm đều được chuyển tuyến trên kịp thời.
* Công tác tư vấn giáo dục, đảm bảo an ninh trật tự.
-

Hàng tháng Trung tâm tổ chức cho học viên sinh hoạt tập thể 1 lần do

các thầy tư vấn chủ trì tham gia sinh hoạt cịn có các thầy y tế, hậu cần, dạy nghề
để lắng nghe ý kiến tham gia đóng góp của học viên về công tác dạy nghề lao
động sản xuất, chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống, chế độ thăm gặp..để
cùng trao đổi đúc rút kinh nghiệm. Sau đó tổ chức chiếu phim cho học viên xem.
Ngoài ra hàng tuần các thầy quản lý trực tiếp tại các buồng đều tổ chức sinh hoạt
phòng với học viên để chấn chỉnh, nhắc nhở viếc chấp hành nội quy, quy chế

Trung tâm đề ra, tổ chức tư vấn theo nhóm, học tập pháp luật, đấu tranh phê
bình, bài trừ tệ nạn xã hội. Mỗi tháng học viên được gọi điện thoại về nhà 1 lần,
thư từ không hạn chế và được gặp gia đình một tháng 2 lần. Hàng quý Trung
tâm thuê các Đoàn nghệ thuật vào biểu diễn văn nghệ 1 lần để tạo sân chơi giao
lưu giữa các nghệ sĩ với học viên, giữa học viên và cán bộ Trung tâm. Ngoài ra
tại mỗi đội và khu thăm gặp Trung tâm đều có thùng thư tham gia đóng góp ý
kiến xây dựng Trung tâm cho cán bộ công nhân viên và học viên tự nguyện
tham gia góp ý kiến vào quá trình điều hành của lãnh đạo Trung tâm, việc chấp
hành nội quy, quy định của cán bộ và học viên để có cơ sở chấn chỉnh và uốn
3


nắn kịp thời những vi phạm của cán bộ và học viên trong q trình cơng tác, học
tập và lao động để rút kinh nghiệm và xử lý dứt điểm các biểu hiện sai lệch.
-

Hiện tại Trung tâm đang quản lý giáo dục 536 học viên, trong thời

gian này tư tưởng học viên ổn định, tích cực tham gia lao động sản xuất, khơng
có việc gây gổ đánh nhau, hủy hoại thân thể, khơng có học viên bỏ cơm, bỏ trốn,
thẩm lậu hàng cấm; nhìn chung nội bộ học viên đồn kết, tình hình an ninh trật
tự được đảm bảo, mọi hoạt đọng của Trung tâm diễn ra bình thường.
3. Chức năng nhiệm vụ cửa cơ sở thực tập
- Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm: Tiếp nhận, cắt cơn giải độc,
giáo dục phục hồi hành vi nhân cách, tổ chức lao động trị liệu và tái hòa nhập
cộng đồng cho đối tượng nghiện ma túy thực hiện theo Nghị định 135/CP ngày
10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ.
1.1.Phòng Dạy nghề - Lao động sản xuất.
*/ Nhiệm vụ cụ thể
- Tổ chức cụ thể hóa các quy định về công tác dạy nghề - lao động sản

xuất, nội quy chấp hành các quy phạm kỹ thuật an toàn, chế độ bảo hộ lao
động… các quy định vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường để Giám đốc Trung
tâm ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố
phê duyệt.
- Xây dựng phương án , kế hoạch tổ chức các lớp dạy nghề hoặc gắn với
sản xuất lao động trị liệu, phục hồi sức khỏe phù hợp với trình độ văn hóa, sức
khỏe, loại nghề cần học cho đối tượng và điều kiện cụ thế của Trung tâm.
- Tổ chức biên soạn tài liệu giảng dạy lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực
hành, cụ thể hóa nội dung, phương pháp dạy nghề đảm bảo đúng nguyên tắc xây
dựng chương trình được quy định, giáo trình phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy
nghề cho những nghề được tổ chức tại trung tâm.

4


- Phối hợp cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố để có chương trình đào
tạo năng lực dạy nghề phù hợp hồn thiện chương trình dạy nghề phù hợp với
tâm lý, hồn cảnh và mơi trường tái hịa nhập cộng đồng của đối tượng.
- Phối hợp với các cơ sở dạy nghề tổ chức các lớp đào tạo theo chương
trình dạy nghề ngắn hạn hoặc dài hạn cho đối tượng sau khi phục hồi sức khỏe,
đủ điều kiện tham gia học nghề theo quy định.
-Tổ chức xây dựng các phương án để tổ chức sản xuất, gia công sản
phẩm…ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc thực hiện các dự án, tổ chức
hạch toán kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư mua nguyên vật liệu,
công cụ tổ chức lao động sản xuất…đảm bảo các hợp đồng đã ký kết. Thông qua
lao động sản xuất nhằm giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách, hướng nghiệp
cho đối tượng chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, tạo điều kiện ổn định cuộc sống
cho đối tượng.
- Tổ chức phối hợp các cơ sở dạy nghề hoặc tổ chức kiểm tra sát hạch, thi

cấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, chứng chỉ nghề cho đối tượng đủ điều kiện
theo quy định.
- Tổ chức tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm các quá
trình dạy nghề áp dụng vào hoạt động lao động sản xuất cho hoccj viên cai
nghiện tại Trung tâm.
- Sơ tổng kết, đánh giá công tác dạy nghề, công tác lao động sản xuất của
đối tượng tại Trung tâm và khả năng tái hòa nhập cộng đồng của đối tượng.
1.2. Phòng Y tế - Phục hồi sức khỏe.
*/ Nhiệm vụ cụ thể
- Tổ chức cụ thể các quy định về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật của
Ngành Y tế vá quy trình cai nghiện, chữa trị phục hồi sức khỏe của ngành Lao
động – Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền để triển khai tại Trung
tâm.
- Tổ chức khám, chuẩn đoán bệnh, lập hồ sơ bệnh án cai nghiện, chữa trị
cho đối tượng theo phác đồ điều trị, phục hồi sức khỏe cho đối tượng.
5


- Tổ chức theo dõi khả năng phục hồi sức khỏe, tuổi, giới tính, trình độ,
nghề nghiệp (nếu có) cho đối tượng.
- Cung ứng dược, quản lý thuốc phát bệnh, bảo quản và sử dụng các trang
thiết bị y tế theo đúng quy định của Ngành Y tế, tổ chức vệ sinh môi trường.
- Phối hợp với các cơ sở y tế tuyến trước và sau trong việc tổ chức khám
chữa bệnh cho học viên. Tổ chức vệ sinh phòng dịch và các hoạt động hỗ trợ
chữa bệnh, điều trị cho đối tượng nhiễm HIV/AIDS nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động cai nghiện, chữa trị phục hồi sức khỏe cho đối tượng. Tham gia hội
chuẩn giải quyết các trường hợp vượt quá khả năng của Trung tâm, gửi đi điều
trị chữa trị ở tuyến trên.
- Tổ chức tổng kết chuyên môn nghiệp vụ chữa trị cai nghiện, phục hồi
sức khỏe, cải tiến, đổi mới công tác quản lý nghiệp vụ phù hợp với thực tế ở

Trung tâm.
- Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, thực nghiệm quy trình cai
nghiện, chữa trị, phục hồi sức khỏe cho đối tượng tại trung tâm.
1.3. Phịng Thăm ni – Tư vấn Giáo dục – Hoà nhập cộng đồng.
*/ Nhiệm vụ cụ thể
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra giám sát, đảm bảo an tồn về mọi mặt
trong q trình thăm hỏi của gia đình đối tượng, chống thẩm lậu ma tuý, dược
phẩm gây nghiện, ác vật phẩm khác, cương quyết sử lý các trường hợp vi phạm,
phối hợp chặt chẽ với phòng bảo vệ, để giải quyết những bất trắc xảy ra trong
khi thăm gặp.
- Tổ chức tư vấn trực tiếp cho gia đình để quản lý, giám sát và hỗ trợ giúp
đối tượng đã chữa trị, cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng.
- Tổ chức phối hợp cụ thể hoá các quyết định về phương thức giáo dục
khơng chính quy đảm bảo u cầu về nội dung chương trình xố mù chữ phổ
cập trung học cơ sở theo hệ bổ túc văn hố, các chương trình về giá trị cuộc
sống, đạo đức, pháp luật để Giám đóc Trung tâm ban hành theo thẩm quyền

6


hoặc Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền;
tổ chức triển khai tại Trung tâm; kiểm tr giám sát việc thực hiện.
- Tổ chức phối hợp với các cơ sở giáo dục hệ chính quy và khơng chính
quy, tổ chức cho đối tượng học tập đầy đủ chương trình theo quy định. Cấp
chứng chỉ giáo dục khơng chính quy hoặc bằng tốt nghiệp hệ chính quy.
- Tổ chức các lớp giảng dạy ngoại khố, chính khố với các phương pháp
trị liệu tâm lý khác nhau nhằm thay đổi nhận thức và hành vi, nâng cao khả năng
lao động, học tập và chất lượng cuộc sống cho đối tượng nghiện ma tuý.
- Tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, truyền
thông về tác hại của tệ nạn ma tuý, phòng ngừa và khắc phục các tệ nạn xã hội,

phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin, sách báo, ti
vi, băng hình; phổ biến kết quả cai nghiện, chữa trị, xây dựng những tấm gương
cho các đối tượng noi theo. Đảm bảo hiệu quả công tác chữa trị, cai nghiện phục
hồi tại Trung tâm.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn trong quá trình cai nghiện, chữa trị, xây
dựng những tấm gương cho các đối tượng noi theo. Đảm bảo bảo hiệu quả công
tác chữa trị, cai nghiện phục hồi tại Trung tâm.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn trong quá trình cai nghiện, chữa trị, phục
hồi sức khoẻ theo nhóm, cá nhân. Hình thành mạng lưới tư vấn cho đối tượng tại
Trung tâm và cộng đồng; tổ chức đánh giá phục hồi về ý thức, sức khoẻ, trách
nhiệm, những thay đổi về nhận thức, khả năng điều chỉnh hành vi của tưng đối
tượng và nhóm đối tượng.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm các chương
trình giáo dục, kĩ năng tư vấn có hiệu quả cho đối tượng.
- Sơ tổng kết cơng tác giáo dục, tư vấn cho đối tượng và công tác chuẩn bị
hoà nhập cộng đồng, đánh giá kết quả và hiệu quả các hoạt động này tại Trung
tâm.
1.4. Phòng Tổng hợp - Tổ chức Hành chính.
*/ Nhiệm vụ cụ thể
7


- Tổ chức xây dựng quy chế, nội quy quản lý, giáo dục đối tượng tại
Trung tâm về chế độ lao động, học tập, chữa trị và các quy chế khác liên quan,
quy chế tiếp nhận, phân loại, lập hồ sơ theo dõi và quản lý đối tượng cai nghiện
tại trung tâm. Quy trình bàn gia đối tượng sau cai nghiện, chữa trị trở về với gia
đình và cộng đồng; xử lý vụ việc xảy ra tại cơ sở.
- Tổ chức xây dựng hoặc thực hiện các quy trình của đề án, dự án dài hạn,
ngắn hạn theo đúng mục tiêu, đôn đốc triển khai thực hiện các dự án của Trung
tâm.

- Tổ chức thực hiện việc sắp xếp cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
công chức, viên chức tại Trung tâm.
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, tổng hợp và đề nghị cấp trên
thực hiện; quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên chức, tiền lương, nâng bậc theo
quy định hiện hành. Tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm và đột xuất về tình hình
hoạt động của trung tâm. Văn thư lưu trữ: quản lý con dấu và đảm bảo công tác
văn thư luuw trữ tài liệu.
- Tổ chức và sử dụng có hiệu quả tài sản của Trung tâm như: con dấu, ơ tơ
phục vụ đón tiếp khách.
- Quản lý và xây dựng các hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, theo dõi
hoạt động tài chính các phương án liên doanh, liên kết, cung ứng dịch vụ, sản
xuất, gia công sản phẩm.
- Giúp Giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, điều động tiếp nhận, đề
bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã
hội và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ trong Trung tâm.
1.5. Phòng Kế toán Tài vụ.
*/ Nhiệm vụ cụ thể:
- Tổ chức và thực hiện hoạt động kế toán, báo cáo kế toán định kỳ cho
lãnh đạo Trung tâm.

8


- Lập kế hoạch tháng, quý, năm về công tác tài chính, kế tốn của Trung
tâm bao gồm tất cả các nguồn ngân sách đóng góp của gia đình học viên, các
nguồn tài trợ trong nước và nước ngoà, các nhà hảo tâm, thu từ hoạt động dạy
nghề lao động sản xuất tăng gia tại Trng tâm.
- Phân loại đối tượng( tự nguyện, bắt buộc) thực hiện chế độ miễn giảm
cho từng loại đối tượng và các chế độ chính sách khác trong hoạt động cai

nghiện, chữa trị tại Trung tâm.
- Phân tích đánh giá việc quản lý và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn và
kinh phí, đề xuất biện phát xử lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn
và kinh phí được cấp hàng năm.
- Đảm bảo cơng tác kế hoạch tài chính của đơn vị, thực hiện theo đúng
chế độ hiện hành, lập dự đoán, tổng hợp báo cáo, thanh, quyết toán các nguồn
kinh phí của Trung tâm, thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy
định của đơn vị và của ngành.
- Tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí: kinh phí sự nghiệp,
chương trình dự án, viện trợ( nếu có), lao động sản xuất theo đúng chế độ hiện
hành.
1.6. Phòng bảo vệ.
*/ Nhiệm vụ cụ thể:
- Thường xuyên thực tập phương pháp bảo vệ, dự kiến các tình huống và
xử lý các tình huống có thể xảy ra như: vi phạm các quy định: đánh nhau, bạo
loạn, đe doạ, chống đối cán bộ, bỏ trốn, và các hoạt động gây rối khác và giải
quyết cá vụ việc xảy ra tại trung tâm.
- Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ tài sản, vật tư,
trang thiết bị của Trung tâm.
- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ, giữ gìn trật
tự, an tồn cho cán bộ quản lý và đối tượng trong quá trình chữa trị học tập, lao
động, sản xuất tại Trung tâm, ngăn chặn các vụ việc xảy ra, lập biên bản bàn
giao theo quy định, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý rứt điểm.
9


- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đảm bảo an tồn về mọi mặt
trong q trình thăm hỏi của gia đình đối tượng; chống thẩm lậu ma tuý, dược
phẩm gây nghiện, các vật phẩm khác. Xử lý các vấn đề phát sinh khi đưa đối
tượng vào trung tâm cai nghiện chữa trị.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý, truy bắt đối tượng, xử lý các tình
huống vượt khả năng của Trung tâm; duy trì tốt các quy định của Nhà nước và
trung tâm về công tác bảo vệ.
- Tổ chức bảo vệ việc tiếp nhận, quản lý, bàn giao đối tượng sau khi hết
hạn cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm cho gia đình và cơ sở.
- Tổ chức bảo quản công cụ hỗ trợ, thường xuyê ntập huấn, bồi dưỡng cho
lực lượng bảo vệ về nghiệp vụ, các ngun tắc tính năng xử dụng cơng cụ hỗ trợ
theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan công an, đơn vị bộ đội với chính quyền địa
phương bảo vệ Trng tâm. Tổ chức, bàn giao, giao ban định kì, xử lý các vụ việc
xảy ra tại Trung tâm khi cần thiết.
- Xây dựng kế hoạch phân cơng, bố trí, bảo vệ theo dõi đối tượng và trực
chuyên môn 24/24 thực hiện chế độ giao ban, giao ca, duy trì giờ giấc lao động
học tập, sinh hoạt văn hoá tinh thần của đối tượng và thời gian làm việc của cán
bộ trong Trung tâm.
- Phối hợp với cơ quan công an ddiapj phương biên soạn tài liệu huấn
luyện nghiệp vụ bảo vệ, đảm bảo các nội dung, kiếnt hức cơ bản về pháp luật,
các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ, sử dụng công cụ hỗ trợ được trang bị cho lực
luowngkj bảo vệ và những động tác tự vệ, bắt giữu đối tượng vi phạm, tổ chức
huấn luyện và cấp giấy chứng nhận cho lực lượng bảo vệ.
- Chủ trì đề xuất kế hoạch, xây dựng chương trình, nội dung, tài liệu
hướng dẫn các hoạt động phục hồi hành vi nhân cách, rèn luyện thể chất để quản
lý các đối tượng tại các đội, đề xuất biện pháp xử lý, giám sát các đối tượng theo
nội dung, quy chế ban hành tại Trung tâm

10


- Trực tiếp hướng dẫn các đối tượng thực hiện lịch sinh hoạt, học tập lao
động và các hoạt động khác theo nội quy quy chế được quy định của Trung tâm.

- Tổ chức xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khố và chính
khố về nội dung, thời gian, sinh hoạt học tập và các hoạt động văn hoá thể dục
thể thao, vui chơi giải trí, lao động trị liệu, lao nđộng sản xuất cho đối tượng.
- Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của đối tượng, kiến nghị với Trung tâm
khen thưởng, động viên, giảm thời gian chấp hành xử phạt vi phạm hành chính.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra lại sức khoẻ, tổng kết bệnh án, đánh giá kết
quả chữa trị, cai nghiện phục hồi, tái hoà nhập cộng đồng, lập biên bản bàn giao
đối tượng về cho gia đình và cộng đồng.
- Trực tiếp tham gia quản lý đối tượng thực hiện ác biện pháp chống vi
phạm quy định bạo loạn, đánh nhau gây rối mất trật tự an toàn, tham gia truy bắt
đối tượng trốn khỏi Trung tâm.
- Xây dựng môi trường chữa trị, cai nghiện phục hồi đảm bảo những liệu
pháp giáo dục tâm lý có hiệu quả để tháy đổi hành vi nhân cách cho đối tượng
nhằm chuyển đổi nếp nghĩ, nếp sống, thói quen lao động, tạo điều kiện cho đối
tượng hoà nhập cộng đồng ổn định chống tái nghiện, tái phạm.
1.7. Phịng hậu cần.
*/ Nhiệm vụ cụ thể:
- Chủ trì đề xuất kế hoạch, xây dựng mức tiền ăn cho đối tượng, CBCNV,
thực đơn bữa ăn hàng ngày đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng từng bữa ăn,
quản lý giám sát thực đơn, thực phẩm không để nấm mốc, ôi thiu đưa vào bữa
ăn hàng ngày, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Phối hợp với phịng Kế tốn tài vụ theo dõi cung cấp hàng hoá, thanh
quyết tới cho các nhà cung cấp.
- Phối hợp với các đội cử học viên hỗ trợ.
- Tổ chức nhập, xuất lương thực, thực phẩm, giám sát giá cả thị trường về
số lượng, chất lượng hàng nhập kho, xuất kho.
11



- Xây dựng kế hoạch phối hợp với phòng Y tế thường xuyên kiểm tra
giám sát chất lượng bữa ăn chống ngộ độc thực phẩm cho đối tượng CBCNV.

12


PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO
TÊN ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHUẨN
BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM
GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ 2 TIÊN LÃNG

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Theo quyết định số 19/1998/QĐ – TTG của thủ tướng Chính phủ ngày
24/01/1998 về quản lý và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các chương trình quốc
gia cũ tại mục 8 điều 1: Phân công trách nhiệm tiếp tục thực hiện các mục tiêu, của
chương trình phịng chống mại dâm (05) và các hoạt động phòng chống ma túy (06).
Theo kế hoạch tổng thể phòng chống và kiểm soát ma túy (theo quyết định 743/TTG
ngày 14/11/1995 của thủ tướng Chính phủ) là ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức thực
hiện xóa bỏ cây thuốc phiện. Thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội ở vùng đã
xóa bỏ cây thuốc phiện gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ của cơng tác, phịng chống tệ nạn mại dâm, chỉ đạo về việc
thực hiện cai nghiện ma túy, phù hợp với từng loại đối tượng và thực tế ở từng địa
phương, tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề về tái hòa nhập cộng đồng cho các đối
tượng nghiện ma túy và mại dâm .
Với sự chỉ đạo của cấp trên về cơng tác phịng, chống và tổ chức cai nghiện
cho người nghiện ma túy thì các trung tâm cai nghiện đã được triển khai, xây dựng
và đi vào hoạt động. Số lượng học viên được đưa vào các trung tâm rất nhiều nhưng
sau khi được điều trị cắt cơn cai nghiện tại trung tâm trở về cộng đồng thì tỷ lệ tái

nghiện rất cao. Vấn đề đặt ra ở đây cần chỉ rõ và giải quyết các yếu tố ảnh hưởng đến
việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên.
Theo thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, đã
có 2.612 xã , phường, thị trấn trong cả nước thành lập tổ công tác cai nghiện ma túy cho
thấy rõ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền với cơng tác này. Số lượng cai nghiện tại
13


gia đình và cộng đồng lớn, ngồi việc hỗ trợ những người thân trong gia đình, mỗi
người nghiện đều được các tổ chức đoàn thể giúp đỡ tăng thêm nghị lực. Thứ trưởng
Nguyễn Trọng Đàm thừa nhận một thực tế, trong 5 năm các địa phương tổ chức dạy
nghề cho 2.507 người và tạo việc làm cho 4.756 người sau cai nghiện nhưng tỷ lệ tái
nghiện vẫn cao, chiếm 80 – 90% tổng số người được cai.
Từ đó chúng ta thấy được các trung tâm cai nghiện có vai trị, vị trí quan
trọng trong việc cai nghiện, hỗ trợ học viên tái hịa nhập cộng đồng. Tình hình hoạt
động của các trung tâm hoạt động có hiệu quả hay khơng phụ thuộc vào chương
trình giáo dục, cách quản lý và dịch vụ của trung tâm với các học viên. Điều này
ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên rất nhiều. Đây cũng chính
là cơ hội để các học viên xích lại gần cộng đồng hơn và có thể trở lại cuộc sống
bình thường mà qn đi việc mình đã từng nghiện ma túy đồng thời giảm bớt được
tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, người ta rất khó để có một cái nhìn thiện cảm hơn với
những đối tượng này. Đây như là một sự trừng phạt đối với những người một lần
đã sa vào lầm lỗi và tạo cho họ những khó khăn thực sự trong suy nghĩ nên trở lại
với cộng đồng để trở thành những con người lương thiện hay trở lại con đường cũ.
Hiện tại, học viên cai nghiện tại các trung tâm khó khăn nhất vẫn là vấn đề tái hịa
nhập cộng đồng sau khi đã hồn thành chương trình rèn luyện. Do vậy cũng tạo
cho cán bộ trung tâm phải suy nghĩ rất nhiều và mong muốn tìm ra cách giải quyết
để quá trình giáo dục cho học viên đạt hiệu quả và có được kết quả cuối cùng là họ
có thể bắt đầu lại cuộc sống mới.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của
học viên tại trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 Tiên Lãng”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lý luận và thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến việc tái hòa
nhập cộng đồng của học viên cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động số 2
Tiên Lãng, đề xuất những biện pháp tác động góp phần giúp cho học viên chuẩn
bị tốt hơn trong việc tái hòa nhập cộng đồng.
14


3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của
học viên tại trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 Tiên Lãng.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

-

Hệ thống hóa các khái niệm công cụ, các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn

bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên, các mơ hình giáo dục, chính sách hỗ trợ tái hòa
nhập cộng đồng của học viên.
-

Đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc

chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm GDLĐXH số 2 Tiên
Lãng.
-


Đề xuất những biện pháp góp phần giúp cho nhà quản lý, giáo dục

và học viên chuẩn bị tốt hơn trong việc tái hòa nhập cộng đồng.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

15


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
VIỆC CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA HỌC VIÊN

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu ở nước ngồi
Có thể nhận định rằng trong những thập kỷ qua, vấn đề ma túy đã được
nhiều nước trên thế giới quan tâm. Tệ nạn nghiện ma túy đã trở thành thảm họa
chung của toàn nhân loại, gây tác hại lớn về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội,
sức khỏe, đạo đức. Ma túy làm gia tăng số tội phạm, là cầu nối lan truyền căn
bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Ở nước ngoài, vấn đề ma túy và cai nghiện ma túy được
khá nhiều tác giả đề cập đến như:
Tác giả người Nhật - Morimura Makotoichi đã xuất bản cuốn: “Danh vọng và tội
ác”, tác giả đã cho ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý tội phạm, các nguyên nhân

sâu xa dẫn đến việc phạm tội cũng như những hành vi sai lệch của con người. Có thể thấy
đây là một nghiên cứu quan trọng góp phần cung cấp một hệ thống lý luận cho việc xem
xét các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, nhân cách, tâm lý con người [11].
Đề cập sâu sắc hơn đến vấn đề ma túy và nghiện ma túy là cuốn “Giới trẻ
và ma túy” của Margaret O. Hyde. Trong tác phẩm này tác giả đã lý giải nguyên
nhân tỉ lệ nghiện ma túy ở giới trẻ ngày càng gia tăng và những vấn đề liên quan
đến ma túy. Không chỉ dừng lại ở việc nghiện ma túy mà tác giả còn cho thấy rõ
sự lệ thuộc, mê muội của người nghiện ma túy và những khó khăn mà người
nghiện phải trải qua khi cai nghiện [10].
“Stop using crack/Cocaine and reclaim your life” (Ngừng sử dụng ma túy một
cách xuất sắc và làm lại cuộc đời) là kết quả nghiên cứu trong suốt 20 năm của tác giả
người Mỹ, Louise Clarke. Có thể nói đây là một thành tựu lớn trong việc nghiên cứu
về cai nghiện ma túy. Bằng việc đưa ra những nghiên cứu thực tế từ những người
nghiện ma túy quyết tâm cai nghiện thành công, làm lại cuộc đời.

16


Là chuyên gia nghiên cứu sâu về ma túy và tác hại của ma túy, tác giả người
Anh, Melissa Hoegler đã làm rõ hơn sự nguy hiểm của ma túy qua: “Cocaine in the
Brain” (Ma túy ảnh hưởng đến bộ não). Tác phẩm đã chỉ ra sự khó khăn, nan giải khi
cai nghiện, bởi con người bị lệ thuộc vào ma túy về thể xác là một phần, phần quan
trọng và khó dứt điểm nhất là ở tâm trí con người [50].
Tóm lại, các nghiên cứu trên đã đề cập đến ma túy và ảnh hưởng của ma túy
đối với người sử dụng. Đây là những tài liệu quan trọng phục vụ cho quá trình
nghiên cứu của đề tài. Mặc dù các tác giả trên chưa nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh
hưởng đến tái hòa nhập cộng đồng nhưng đã đề cập đến những khía cạnh liên quan
đến việc cai nghiện, tác hại của ma túy, những khó khăn khi cai nghiện.
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt –Nam có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về ma túy và cai nghiện

ma túy. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu sau:
“Kế hoạch tổng thể cai nghiện phục hồi, giai đoạn 2001 – 2010, Ủy ban
Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (2002).
Tài liệu cung cấp một hệ thống kiến thức về công tác cai nghiện và phục hồi
nhưng chưa trọng tâm trong vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cho học viên, mới
chỉ dừng lại ở việc cai và phục hồi ở các trung tâm [26].
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Nghiên cứu các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai Hà Nội” (02 – X07) của
Nguyễn Thành Công (2003). Nội dung đề tài đã đưa ra các giải pháp thiết thực trong
việc nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai. Kết quả nghiên cứu đã
hỗ trợ trong công tác quản lý người cai nghiện nhưng mới chỉ dừng lại ở vấn đề đưa
ra các giải các giải pháp quản lý mà chưa tìm hiểu sâu vấn đề cốt lõi, chú trọng phần
nhiều quản lý khi cai nghiện còn việc sau cai chưa đi sâu[5].
Luận văn Thạc sỹ “Tìm hiểu tự ý thức của thanh niên tái nghiện ma túy tại địa
bàn Hà Nội” của Nguyễn Hữu Toàn (2004). Tác giả đã nghiên cứu lý luận về thực tiễn
vấn đề ma túy, nghiện ma túy, tái nghiện ma túy, đặc điểm tâm lý của thanh niên tái
nghiện. Qua đó đã đưa ra những kết luận về mặt ý thức của thanh thiếu niên nghiện ma
17


túy và có những đóng góp, khuyến nghị về phương diện giáo dục nhằm góp phần vào
việc nâng cao hiệu quả cai nghiện và việc giảm số người tái nghiện ma túy. Tuy nhiên,
tác giả chưa làm rõ những yếu tố tác động đến việc tái nghiện của thanh niên, mới chỉ
dừng lại ở yếu tố chủ quan tự ý thức của bản thân. Trên thực tế việc tái nghiện chịu tác
động của nhiều yếu tố khác nhau, cần phải có cái nhìn khái qt để hiểu đúng về việc tái
nghiện với các đối tượng nghiện ma túy[21].
Báo cáo “Sơ kết 3 năm thực hiện quyết định 151 của Thủ tướng Chính
phủ về cai nghiện – phục hồi”, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2004).
Trong văn bản này đã đưa ra những thống kê thực tế về việc cai nghiện – phục
hồi cho các học viên, chỉ ra kết quả đã làm được và những hạn chế, cho biết

những chương trình nào là phù hợp và chưa phù hợp[3].
Bộ ba đề tài nghiên cứu đáng chú ý do nhóm sinh viên tình nguyện trường
Đại học KHXH & NV (ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện:
- “Tìm hiểu nhu cầu tái hịa nhập cộng đồng của học viên cai nghiện tại Trung
tâm Bình Đức”, do nhóm sinh viên tình nguyện trường Đại học KHXH & NV (ĐH
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) (2006). Nội dung đề tài cho thấy nhu cầu tái hòa
nhập cộng đồng của học viên tại Trung tâm Bình Đức, đưa ra những đánh giá, nhận xét
nhưng chưa tìm hiểu rõ nguồn gốc của nhu cầu. Việc nghiên cứu mới dừng lại ở nhu
cầu vẫn chưa có những đề xuất, giải pháp phù hợp để giải quyết các nhu cầu thực tiễn
trong việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên [18].
- “Thực trạng, phương pháp quản lý học viên cai nghiện tại Trung tâm Bình Đức”,
do nhóm sinh viên tình nguyện trường Đại học KHXH & NV (ĐH Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh) (2006). Đề tài này đã chỉ ra được tác động, ảnh hưởng của yếu tố phương
pháp quản lý đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên nhưng mới chỉ dừng
lại 1 yếu tố trong nhóm yếu tố khách quan. Chưa đi sâu nghiên cứu yếu tố chủ quan có ảnh
hưởng lớn đến việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên cai nghiện.[19]
- “Tìm hiểu những chuẩn bị cho học viên trước khi hòa nhập cộng đồng tại
Trung tâm chữa bệnh Phú Văn”, do nhóm sinh viên tình nguyện trường Đại học
KHXH & NV (ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) (2006). Những đóng góp
18


của đề tài giúp cho các cơng trình nghiên cứu sau có được nền tảng để định hướng
tầm quan trọng, mức ảnh hưởng từ yếu tố khách quan đến việc chuẩn bị tái hòa
nhập cộng đồng của học viên. Việc chuẩn bị cho học viên của trung tâm để tái hòa
nhập cộng đồng sẽ đánh giá phần nào kết quả khi học viên trở về cộng đồng thích
ứng ra sao và tỷ lệ tái nghiện như thế nào [20].
Báo cáo “Tổng kết công tác cai nghiện phục hồi giai đoạn 2001 – 2005,
phương hướng nhiệm kỳ 2006 – 2010”, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và
phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (2006) [27].

Tài liệu “Giới thiệu và hướng dẫn áp dụng mơ hình cai nghiện có hiệu quả”
của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (2007). Mặc dù tài liệu chưa chỉ rõ các yếu tố
ảnh hưởng nhưng đã có những đóng góp cho việc định hướng, chuẩn bị cho học
viên tái hòa nhập cộng đồng. Việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên đã
được bổ sung vào khung chương trình cai nghiện [6].
Một nghiên cứu khác: “Hiệu quả của hoạt động tái hòa nhập cộng đồng
đối với những người sau cai nghiện” của Nguyễn Hương Ngọc Quỳnh (2009).
Đề tài đã rút ra được một số kết luận về vấn đề tái hòa nhập cộng đồng, đưa
được ra một số kiến nghị về phòng chống tái nghiện cho những người sau khi
cai. Trong nội dung của đề tài vẫn chưa đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến
việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên để từ đó giải quyết triệt để vấn đề. Nội
dung nghiên cứu chủ yếu ở mặt cộng đồng bên ngoài [17].
Nghiên cứu gần đây nhất: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” do Cơng an tỉnh Bắc
Kạn chủ trì (2011). Trong đề tài cung cấp những thông tin mang tính chính xác cao về
thực trạng và giải pháp cơng tác quản lý người sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Đề tài đã chỉ rõ những khó khăn, nguyên nhân của việc tái hòa nhập cộng đồng còn kém
hiệu quả và chỉ rõ những giải pháp mang thiết thực. Đây là một nghiên cứu quan trọng
giúp cho việc quản lý và giáo dục người nghiện sau khi cai nghiện [4].
“Xây dựng mơ hình dịch vụ y tế dự phòng các nhiễm trùng cơ hội (OI)
cho các đối tượng nghiện ma túy Ba Vì” do Đào Ngọc Phong và Lê Anh Tuấn
19


thực hiện, Trung tâm cai nghiện Ba Vì. Tài liệu này mới đề cập đến một khía
cạnh nhỏ trong việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho học viên nhưng đã
cung cấp một hệ thống kiến thức chuyên sâu về y tế dự phong các nhiễm trùng
cơ hội (OI) cho học viên, đưa ra một số giải pháp đảm bảo chăm sóc sức khỏe
cho học viên sau cai. Việc ổn định, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho học viên
sau cai là yếu tố cũng rất quan trọng [14].

Tài liệu gần đây nhất là: “Kế hoạch cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai
cho người cai nghiện ma túy năm 2013”, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm xã
Đại Thắng – Tiên Lãng (2013). Nội dung tài liệu chỉ đạo, định hướng công tác cai
nghiện phục hồi và quản lý sau cai, bao gồm các bước liên kết thực hiện đồng bộ
giữa gia đình, cộng đồng và bản thân học viên. Nhưng đây là kế hoạch của một xã
tại Tiên Lãng chưa nghiên cứu, tìm hiểu sâu những yếu tố liên quan khác trong việc
tái hòa nhập cộng đồng của học viên [1].
Thông qua các tài liệu trong và ngồi nước đã cung cấp cho chúng tơi các kiến
thức liên quan đến vấn đề ma túy, cai nghiện ma túy và tái hòa nhập cồng. Đây là cơ sở
để chúng tôi xây dựng hệ thống lý luận phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Vấn đề
những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên cịn ít
tác giả nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc
chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm Giáo dục lao động xã hội số
2 Tiên Lãng” nhằm giúp cho các học viên cai nghiện tại trung tâm được tái hịa nhập
thành cơng, giảm tỉ lệ tái nghiện, góp phần xây dựng các chương trình hành động, hỗ trợ
học viên sau cai tốt nhất và cộng đồng chào đón họ để các học viên được hịa nhập cộng
đồng là những người cơng dân có ích cho xã hội.
1.1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NHỮNG YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG TỚI VIỆC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA HỌC VIÊN
1.1.1. Khái quát về vấn đề nghiện ma túy của học viên
1.1.1.1.

Ma túy

Theo Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, ham thích cái gì thành ra nghiện gọi là
“ma”, “túy” có nghĩa là say. Ma túy là danh từ, chúng để chỉ những chất gây nghiện.
20



Khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin…); bán
tổng hợp (hêroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng
lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu…
mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu khơng sẽ rất khó chịu [44]
Ma túy là những chất tác động tinh thần mà người lạm dụng sẽ gây cho
mình sự lệ thuộc (viện Hàn Lâm khoa học 1990). Những chất này lấy từ thiên
nhiên hoặc được tổng hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và bộ não,
tạo sự lệ thuộc về thể chất và tâm lý.
Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: Trong xã hội, ma túy
thường được hiểu là hêroin, bạch phiến. Một người nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là
nghiện hêroin hay ngược lại mà khơng có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc.
Thống nhất theo định nghĩa chung của tổ chức y tế Thế giới WHO: “Ma túy là
bất cứ thứ gì khi vào trong cơ thể, làm xáo trộn hoạt động bình thường của cơ thể,
tâm lý và trí óc con người”. Với cơ thể hoạt động bình thường khi sử dụng các loại ma
túy sẽ tạo cảm giác hưng phấn, mới lạ ban đầu, đánh lừa cảm giác… Khi lạm dụng,
dùng ma túy nhiều lần gây nghiện cơ thể sẽ bị lệ thuộc, tạo sự biến đổi về sinh lý, tâm
lý con người. Cơ thể trở nên gầy yếu, suy sụp, tinh thần bất an, không ổn định, lúc nào
cũng thèm nhớ ma túy, phát sinh nhiều chứng bệnh.
Tác hại của ma túy: với cá nhân người nghiện, gia đình và xã hội.
- Đối với cá nhân người nghiện: Gây các tổn hại về sức khỏe, thể trang,
các bệnh lý đường hô hấp, phổi suy yếu, dễ bị nhiễm trùng (với dạng hít); làm
lây các bệnh qua đường máu, viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS (với dạng chích);
dùng ma túy quá liều có thể tim ngừng đập ngạt thở; dùng lâu ngày cơ thể gầy
gị, da xám, mơi thâm...tổn thương về mặt tinh thần, kém tập trung suy nghĩ,
giảm thị lực, mất ý chí vươn lên khiến bỏ ma túy càng khó hơn.
- Đối vói gia đình và người thân: Ảnh hưởng đến kinh tế, tài chính trong gia
đình; tan vỡ hạnh phúc gia đình, tạo bầu khơng khí u ám, trầm uất; tốn kém thời
gian, tiền của chăm sóc người nghiện mắc các chứng bệnh do sử dụng ma túy.


21


- Đối với xã hội: Ma túy kéo theo nhiều tệ nạn xã hội khác như cướp giật,
trộm cắp, giết người, mại dâm, đua xe…; ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia với
những khoản chi phí liên quan đến ma túy, tội phạm ma túy, tổ chức cai
nghiện…; gây thiếu hụt một lực lượng lớn lao đông của xã hội…
1.1.1.2.

Nghiện ma túy và nguyên nhân gây nghiện

Nghiện là trạng thái ngộ kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lặp đi lặp lại
một chất tự nhiên hay tổng hợp khiến người nghiện ham muốn, không tự kiềm chế
được, bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, tạo
sự lệ thuộc về tâm lý hay thể chất hoặc cả hai và có hại cho chính người nghiện và xã
hội. Những chất gây lệ thuộc như thế gọi là chất gây nghiện [43].
Nghiện ma túy còn được hiểu là các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung
nạp (cần phải tăng liều lượng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma túy để giảm
triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng và tiếp
tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay người khác[44].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi thống nhất cách hiểu nghiện
ma túy theo định nghĩa của tổ chức y tế Thế giới (WHO): “Nghiện ma túy là tình
trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng
ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình
trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự
bức bách phải dùng ma túy để có những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma
túy và thốt khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy”[44].
Người nghiện ma túy không chỉ bị lệ thuộc về thể chất mà còn bị lệ thuộc
về mặt tâm lý:

- Sự lệ thuộc ma túy về mặt thể chất: Người nghiện phải tiếp tục dùng ma
túy bằng bất cứ giá nào, bởi vì nếu ngưng ma túy sẽ đưa đến những cơn vật vã
do thiếu ma túy, có khi rất trầm trọng. Trong lệ thuộc ma túy về mặt thể chất
người ta thường thấy có hiện tượng tăng liều là khi người nghiện ma túy phải
tăng liều lượng mới có cảm giác sảng khối giống như ban đầu.

22


- Sự lệ thuộc ma túy về mặt tâm lý: Có sự thơi thúc tâm lý mạnh mẽ phải
sử dụng thuốc để đạt được những cảm giác dễ chịu do ma túy mang lại. Đây mới
chính là sự lệ thuộc nguy hiểm vì cho dù đã được điều trị khơng vật vã, người
nghiện vẫn dùng ma túy trở lại. Một số ma túy ít gây những cơn vật vã nhưng
người dùng vẫn nghiện khơng bỏ được vì sự lệ thuộc tâm lý này.
Ma túy đang ngày càng hoành hành và hủy hoại cuộc sống của con người và
ngày càng có nhiều thanh thiếu niên sa vào con đường nghiện ngập. Có nhiều
ngun nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này: Do bạn bè lơi kéo, thích tìm cảm
giác lạ, đua địi lối sống ăn chơi, thích tìm khối lạc, chơi trội, buồn chán căng
thẳng, khơng có giải pháp khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước cuộc sống, phong
tục tập qn, trình độ dân trí thấp, sự thiếu quan tâm của gia đình, do lạm dụng
thuốc giảm đau chữa bệnh hoặc có vấn đề sức khỏe tâm thần… Tựu chung lại
nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy có 5 nhóm nguyên nhân chính:
Thứ nhất: Do tác động của nền kinh tế thị trường.
Thứ hai: Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi.
Thứ ba: Do các cơ quan quản lý và tuyên truyền.
Thứ tư: Do trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế.
Thứ năm: Do từ gia đình và nhà trường.
1.1.1.3.

Tái nghiện và nguyên nhân tái nghiện


Tái nghiện là không duy trì được sự thay đổi trong hành vi, có liên quan
đến việc quay trở lại việc sử dụng ma túy.
Việc tái nghiện hiểu rõ hơn đó là: sau khi được cai nghiên thành công
quay trở lại cộng đồng, người nghiện khơng duy trì được thể trạng, tâm lý ổn
định, bị tác động bên ngồi và chính bản thân họ khơng kiểm sốt, kiềm chế
được nên nghiện lại. Thực tế sau khi cai nghiện thành cơng mà nghiện lại thì sẽ
nghiện nặng hơn, tăng về liều lượng và số lần dùng thuốc.
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho người sau khi cai nghiện thành công
trở về cộng đồng lại tái nghiện. Nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân người
nghiện: Do lối sống bng thả, ăn chơi, đua địi, xung quanh còn những điều
23


kiện xấu và sức hút của lối sống lành mạnh chưa đủ mạnh thì điều đương nhiên
xảy ra là người ta sẽ quay trở lại với ma túy; Người nghiện không đủ can đảm và
nghị lực để đoạn tuyệt với những bạn bè xấu, họ tiếp tục giao du với bạn bè cũ,
tạo điều kiện thích hợp cho việc sử dụng lại ma túy.
Nguyên nhân khách quan: Do môi trường xã hội chưa trong sạch, các đối
tượng nghiện chưa được cai nghiện và những người tái nghiện thường lôi kéo rủ rê
người đã cai nghiện quay lại con đường nghiện ma túy; hiện nay chúng ta vẫn chưa
kiểm soát chặt chẽ được các chất ma túy vẫn đang trôi nổi, tồn tại ngồi xã hội. Người
cai nghiện khơng tìm được việc làm hoặc có việc nhưng thu nhập thấp khơng đảm bảo
cuộc sống gia đình nảy sinh tâm lý chán chường, bế tắc dễ sử dụng lại ma túy.
Cuộc sống gia đình khơng hịa thuận cũng là một ngun nhân quan trọng
gây tái nghiện. Với tâm trạng mặc cảm, buồn chán mà khơng được người thân
gia đình thấu hiểu, chia sẻ hỗ trợ kịp thời cả về vật chất và tinh thần thì rất dễ rơi
vào tình trạng tái nghiện.
1.1.2. Tâm lý học viên trong việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng
1.1.2.1. Tâm lý

Từ điển Tiếng Việt (1988) định nghĩa một cách tổng quát: “tâm lý” là ý nghĩa,
tình cảm… làm thành đời sống nội tâm ,thế giới bên trong của con người[13].
Theo nghĩa đời thường “tâm” dùng chỉ các cụm từ “nhân tâm”, “tâm đắc”,
“tâm can”… thường có nghĩa như chữ “lịng”, thiên về tình cảm, cịn chữ “hồn”
thường để diễn đạt tư tưởng, tinh thần, ý thức, ý chí… của con người [16].
Theo cách hiểu khác thì thế giới tâm lý con người vơ cùng kì diệu và phong phú.
Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền
và điều hành, điều chỉnh mọi hành vi, hành động, hoạt động của con người.
Tâm lý là toàn bộ những tinh thần nảy sinh và diễn biến ở trong não tạo
nên cái mà ta gọi là nội tâm của mỗi người và cần biểu lộ thành hành vi [33].
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi hiểu: “Tâm lý là bao
gồm tất cả những hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não
sinh ra, nó gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người”
24


Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông
qua chủ thể: tâm lý người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không
phải do não tiết ra như gan tiết mật, tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào não con người thơng qua “lăng kính chủ quan”. Mỗi con người có
những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người
có hồn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt là
mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau
trong cuộc sống. Vì thế tâm lý người này khác tâm lý người kia.
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là
kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Tâm lý người có bản
chất xã hội và mang tính lịch sử. Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan,
trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Tâm lý người là sản phầm của hoạt động
giao tiếp trong các mối quan hệ, là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh
nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thơng qua hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dục

giữa vai trị chủ đạo. Tâm lý mỗi người hình thành, phát triển, biến đổi cùng với sự
phát triển lịch sử của cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng.
1.1.2.2. Tâm lý học viên “cai nghiện”
Tâm lý học viên “cai nghiện”: “Là hiện tượng tinh thần của người sử
dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy
và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm
thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có những hiệu ứng ma túy về mặt tâm
thần của ma túy và thốt khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy”
Người nghiện ma túy là người có tâm sinh lý bị rối loạn trong một thời gian
dài. Họ mang tâm trạng hai chiều, mâu thuẫn, vừa thèm muốn ma túy, vừa muốn
chống lại hành vi ấy và sự biểu hiện của hành vi ấy là hay phủ nhận, khơng chú ý
hay tỏ ra ít hiểu biết về ma túy. Khơng có người nghiện nào là khơng ý thức được
hành vi của mình. Họ biết việc làm sai trái của bản thân, điều khổ tâm nhất là họ
không thể cưỡng lại được nên rất đau khổ và và nhớ rõ trước khi nghiện họ là người
đàng hồng, tử tê. Đa số người nghiện đều do có hoàn cảnh đặc biệt, do tác động của
25


×