LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức phải tham
gia nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, trong đó, việc thiết lập các mối quan
hệ qua đó chuyển giao cho nhau những lợi ích vật chất đóng một vai trò quan
trọng trong xã hội. Và hợp đồng dân sự được sinh ra với vai trò như một biên
bản xác lập mối quan hệ chuyển giao đó phòng khi tranh chấp xảy ra. Và
những hợp đồng dân sự đó là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, với
những yêu cầu đảm bảo một số điều kiện nhất định. Và khi hợp đồng dân sự
vi phạm những điều kiện mà pháp luật quy định, chúng sẽ trở thành “Hợp
đồng dân sự vô hiệu”.
Vậy khi một hợp đồng dân sự bị vô hiệu thì những mối quan hệ chuyển
giao kia sẽ được giải quyết như thế nào? Em xin chọn đề bài số 5: “Đánh giá
quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu” làm đề tài
nghiên cứu cho bài tập học kì của mình.
1
NỘI DUNG
I/ Khái quát chung về hợp đồng dân sự vô hiệu
1. Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu
Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) đã định nghĩa về “Hợp
đồng dân sự” như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.
Ta có thể hiểu hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng không có hiệu lực
pháp luật, không làm phát sinh (hoặc không được pháp luật thừa nhận) quyền
và nghĩa vụ dân sự của các bên trong do vi phạm pháp luật.
Theo các quy định từ điều từ điều 122 đến 134 BLDS 2005 thì một giao
dịch dân sự được coi là vô hiệu khi không đáp ứng được một trong các điều
kiện sau:
Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
Mục đích của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2
Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực trong trường
hợp pháp luật có quy định.
Ngoài ra điều 410 BLDS 2005 cũng bổ sung: “Các quy định về giao
dịch dân sự vô hiệu từ điều 127 đến điều 138 của Bộ luật này cũng được áp
dụng đối với hợp đồng vô hiệu”
Tóm lại ta có thể khẳng định một hợp đồng dân sự sẽ bị coi là vô hiệu
khi vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều 122
BLDS 2005 và không được pháp luật thừa nhận, không có giá trị ràng buộc
các bên giao kết hợp đồng. Hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh
quyên và nghĩa vụ pháp lý mà các bên đã cam kết trong hợp đồng.
2. Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu
a. Căn cứ vào điều kiện vi phạm
Dựa trên các điều kiện có hiệu lực được quy định tại điều 122
BLDS 2005, ta có thể phân chia hợp đồng dân sự vô hiệu thành
bốn
Hợp đồng dân sự vô hiệu do người tham gia giao kết
không có năng lực hành vi dân sự.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái
đạo đức xã hội.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do chủ thể tham gia hợp đồng không
hoàn toàn tự nguyện.
3
Hợp đồng dân sự vô hiệu do hình thức không phù hợp với quy
định của pháp luật.
b. Căn cứ vào tính chất trái pháp luật
Theo căn cứ vào tính chất trái pháp luật thì có thể chia hợp đồng dân sự
vô hiệu thành 2 loại:
Hợp đồng dân sự vô hiệu tuyệt đối
Hợp đồng dân sự vô hiệu tương đối.
c. Căn cứ vào mức độ vô hiệu
Theo cách phân loại này thì hợp đồng dân sự vô hiệu được chia thành 2
loại:
Hợp đồng dân sự vô hiệu toàn bộ
Hợp đồng dân sự vô hiệu một phần.
II/ Quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại các Điều 122 về “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự”, Điều 127 về “Giao dịch dân sự vô hiệu” và Điều 410 về “Hợp đồng
dân sự vô hiệu” thì giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng
sẽ bị vô hiệu khi vi phạm vào một hoặc một số trong tổng số 4 trường hợp
sau:
Người tham gia giao dịch không có năng lực hành vi dân sự;
Mục đích và nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp
luật hoặc trái đạo đức xã hội;
4
Người tham gia giao dịch không hoàn toàn tự nguyện;
Giao dịch không đáp ứng được về hình thức, trong trường hợp
pháp luật có quy định hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của
giao dịch.
Bộ luật Dân sự 2005 cũng đã đưa ra một số quy định làm rõ 4 điều trên
như sau:
Quy định tại Điều 130 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện”, làm rõ cho trường hợp
người không có năng lực hành vi dân sự không thể tham gia kí kết hợp
đồng dân sự.
Quy định tại Điều 128 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm
điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội” và tại Điều 132 về “Giao
dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa”, làm rõ cho trường hợp nếu
mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật
hoặc trái đạo đức xã hội thì hợp đồng sẽ đương nhiên vô hiệu và vô
hiệu hoàn toàn.
Quy định tại Điều 133 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác
lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình”, làm rõ cho
trường hợp người tham gia kí kết hợp đồng dân sự phải hoàn toàn tự
nguyện nếu không hợp đồng sẽ vô hiệu.
5
Quy định tại Điều 134 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức”, làm rõ cho trường hợp các hợp đồng
dân sự mà pháp luật quy định phải tuân thủ về hình thức thì buộc phải
tuân thủ hình thức, nếu không hợp đồng sẽ vô hiệu.
Nhưng cũng tồn tại một số quy định vô hiệu khác dưới đây lại không
phải hoặc không rõ thuộc trường hợp nào trong số 4 trường hợp vô hiệu như
đã kể trên:
Quy định tại Điều 69 về “Quản lý tài sản của người được giám
hộ”, với nội dung tại khoản 3: “Các giao dịch dân sự giữa người giám
hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được
giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích
của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám
hộ.”;
Quy định tại Điều 129 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo”;
Quy định tại Điều 131 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm
lẫn”;
Quy định tại Điều 410 về “Hợp đồng dân sự vô hiệu” (hợp đồng
phụ bị vô hiệu do sự vô hiệu của hợp đồng chính và hợp đồng chính bị
vô hiệu do sự vô hiệu của hợp đồng phụ);
Quy định tại Điều 411 về “Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối
tượng không thể thực hiện được”.
6
Tất cả những quy định trên nhằm tạo ra một bộ khung pháp lý, để đảm
bảo các giao dịch dân sự phải đối chiếu trước khi giao kết và xác lập.
III. Đánh giá cách vận dụng giải quyết vụ việc thực tế hợp đồng
dân sự vô hiệu
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp hợp đồng dân sự
dân sự vô hiệu như những quy định pháp luật đã quy định .
Thông qua quá trình vận dụng của toà án qua hai cấp xét xử,
ta có thể thấy được việc giải quyết vụ việc thực tế hợp đồng
dân sự vô hiệu còn tồn tại những vấn đề sau:
Hợp đồng dân sự vô hiệu rất nhiều và nó phổ biến
trong đời sống dân sự. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà
toà án buộc phải áp dụng pháp luật một cách linh động.
Trong việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu và đặc biệt sau đó là giải
quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, các Tòa án địa phương phần lớn phát
sinh những quan điểm khác nhau trong việc đánh giá lỗi mà từ đó dẫn
tới việc quyết định mức bồi thường thiệt hại không giống nhau.
Do cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất giữa Tòa án
các cấp dẫn tới một tồn tại rằng có rất nhiều những vụ án Tòa án cấp
dưới tuyên xử đúng nhưng vẫn bị Tòa án cấp trên sửa, hủy án hoặc có
vụ án Tòa án cấp dưới xử sai nhưng Tòa án cấp trên vẫn y án dẫn đến
7
có những vụ án được xét xử qua nhiều lần nhưng đương sự vẫn khiếu
nại.
Trình độ thẩm phán còn nhiều hạn chế, chưa áp dụng đúng tinh
thần của pháp luật, còn giải quyết án theo lối mòn và cứng nhắc dẫn
đến sai sót trong phán quyết của Tòa, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự.
IV. Đánh giá quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu.
1.Về ưu điểm
Qua thực tiễn thi hành BLDS 2005, các quy định của pháp luật về hợp
đồng dân sự vô hiệu cho thấy, các quy định này nhìn chung có tiến bộ, tương
đối hoàn thiện và đầy đủ, quy định cụ thể các trường hợp giao dịch dân sự vô
hiệu. Định hướng nội dung đi theo đúng bản chất của nền kinh tế cũng như
tình trạng xã hội Việt Nam hiện hành.
2.Về hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực trên, Quy định của BLDS 2005
về hợp đồng dân sự vô hiệu còn có khá nhiều hạn chế về các
trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu như sau:
Trường hợp hợp đồng vô hiệu do người tham gia ký kết hợp đồng
không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự.
8
Điều 130 BLDS 2005 mới chỉ qui định mang tính chất một chiều là bảo
vệ những người bị hạn chế năng lực chủ thể nhưng chưa tính đến trường hợp
cần phải bảo vệ người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng với người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi
nhưng không biết và không buộc phải biết đối tác là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi.
BLDS 2005 cũng chưa quy định về thời điểm bắt đầu mà người đại
diện có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng do người bị mất năng lực hành vi,
hạn chế năng lực hành vi xác lập. Thời điểm này là thời điểm cá nhân bị mất
năng lực hành vi thực sự hay là thời điểm Tòa án tuyên bố mất năng lực hành
vi? Bên cạnh đó còn chưa xây dựng được chế tài áp dụng đối với trường hợp
rủi ro cho bên giao kết với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi
có tài sản riêng mà sau khi giao kết hợp đồng tài sản riêng không còn.
Việc khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 sử dụng cụm từ: "Người tham gia
giao dịch là người có năng lực hành vi" còn chưa bao quát được hết phạm vi
năng lực chủ thể của người giao kết hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội:
BLDS 2005 còn chưa sử dụng thống nhất khái niệm về trái pháp luật
hay vi phạm điều cấm pháp luật. Theo BLDS 2005, hợp đồng là một dạng của
giao dịch dân sự thì hợp đồng cũng "không vi phạm điều cấm pháp luật"
(Điều 123). Tuy nhiên, tại Điều 389 BLDS 2005 ghi nhận nguyên tắc "tự do
giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật".
9
Hợp đồng vô hiệu do đe dọa:
BLDS 2005 đã nêu ra quy định chung khái quát về hành vi đe dọa
nhưng chưa phân tách rõ ràng về phạm vi và điều kiện của hành vi đe dọa này.
Bên cạnh đó, Điều 132 BLDS 2005 có cụm từ "phải thực hiện giao dịch"
khiến cho nhiều người có cách hiểu chưa thống nhất. Về đối tượng của đe
dọa: Pháp luật đã liệt kê ra hết các đối tượng có thể bị xâm hại: tính mạng, sức
khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ,
chồng, con của mình nhưng chưa đầy đủ. Sự chưa đầy đủ được thể hiện trong
trường hợp đối tượng của sự đe dọa có thể là tài sản của Nhà nước, tổ chức xã
hội và nhìn chung phạm vi người được bảo vệ do bị đe dọa cần được bổ sung.
Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn
Điều 131 BLDS 2005 quy định: hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu do
nhầm lẫn nhưng chưa đưa ra định nghĩa chính xác về "nhầm lẫn", chưa phân
loại được các yếu tố nhầm lẫn trong hợp đồng và từ đó có chế tài xử lý khác
nhau, không đề cập tới trường hợp nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng, không
quy định chế tài xử lý trong trường hợp nhầm lẫn từ hai bên chủ thể của hợp
đồng.
Hợp đồng vô hiệu do lừa dối
Phạm vi hành vi được xem là lừa dối theo BLDS 2005 chưa được quy
định đầy đủ. Pháp luật hiện hành mới chỉ coi những hành vi cố ý của một bên
trong hợp đồng làm cho bên kia hiểu sai mà không thừa nhận sự im lặng hoặc
10
không thông tin khi có nghĩa vụ thông tin đến người cùng giao kết hợp đồng
là lừa dối.
Hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thực hiện được
Thực tiễn cũng cho thấy quy định của BLDS hiện hành đối với hợp
đồng có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai trong nhiều trường hợp
cũng chưa có sự xác định rõ ràng.
Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Thứ nhất, quy định điều kiện về hình thức ở phần giao dịch dân sự tại
Điều 122 và phần hợp đồng tại khoản 2 Điều 401 mâu thuẫn nhau gây nên sự
hiểu lầm.
Thứ hai, do quá chú trọng về hình thức hợp đồng, điều kiện tuyên bố
hợp đồng vô hiệu quá dễ dàng mà bên có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu
lợi dụng để trục lợi. Và quy định tại Điều 136 BLDS 2005 về thời hiệu khởi
kiện hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức chưa hợp lý trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên giao kết hợp đồng.
V. Một số định hướng hoàn thiện quy định của Bộ luận dân sự về hợp
đồng dân sự vô hiệu
Từ những phân tích và đánh giá trên, có thể đưa ra một số phương
hướng sửa đổi các quy định dưới đây nhằm hoàn thiện hơn cho pháp luật dân
sự về hợp đồng dân sự vô hiệu.
11
Sửa đổi và bổ sung Điều 122 BLDS 2005 về các điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự:
• Về điều kiện về năng lực chủ thể của các bên giao kết hợp
đồng tại khoản 1 Điều 122 BLDS 2005. Ngôn từ của điều luật có thể
được sửa lại theo hướng: "Người tham gia giao dịch dân sự phải là
người có tư cách chủ thể". Quy định như vậy sẽ bao quát được các loại
chủ thể và cả điều kiện về năng lực pháp luật; năng lực hành vi của chủ
thể giao kết hợp đồng.
• Về điều kiện mục đích nội dung giao dịch dân sự không vi
phạm điều cấm pháp luật và trái đạo đức xã hội, tác giả kiến nghị sử
dụng khái niệm "trật tự công" thay cho khái niệm "điều cấm pháp luật
và đạo đức xã hội". Khái niệm này đề cập tới những giá trị, chuẩn mực
hết sức trừu tượng, có phạm trù rộng có liên quan đến cả lợi ích của
Nhà nước và lợi ích của xã hội. Có nhiều khi tự do giao kết hợp đồng
không trái với các điều cấm của pháp luật nhưng vẫn có thể chống lại
trật tự công. Bởi vậy, các điều cấm của pháp luật quá cứng nhắc có thể
không bảo vệ được lợi ích chung của cộng đồng. Nếu sử dụng mềm
dẻo thuật ngữ "trật tự công" thì các lợi ích chung được bảo vệ tốt hơn.
• Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung trường hợp đồng vô hiệu
có đối tượng không thể thực hiện được quy định tại Điều 411 BLDS
2005 vào phần quy định chung về điều kiện giao dịch dân sự vô hiệu
và Điều 127 về khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu. Quy định như vậy
nhằm thống nhất về mặt nội dung, tránh tình trạng tản mát, tách rời các
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
12
Sửa đổi và bổ sung về các trường hợp tuyên bố hợp đồng vô
hiệu:
•Trường hợp hợp đồng vô hiệu do người giao kết hợp đồng bị hạn chế
năng lực hành vi, mất năng lực hành vi tại Điều 130 Trong mục này, có
thể bổ sung thêm qui định cho phép bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng với người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi
trong trường hợp những người này không biết và không buộc phải biết
đối tác của họ là những người nêu trên. Và kiến nghị cần có hướng dẫn
cụ thể của pháp luật về tiêu chí "không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi" để làm căn cứ áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, BLDS 2005
cũng cần quy định bổ sung về thời điểm bắt đầu mà người đại diện cho
người mất năng lực hành vi có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng được
thiết lập kể từ thời điểm xác định người mất năng lực hành vi, hạn chế
năng lực hành vi trên thực tế để thống nhất phương hướng xét xử của
Tòa án các cấp. Điều đó sẽ đảm bảo lợi ích hợp pháp của những đối
tượng bị hạn chế năng lực giao kết hợp đồng.
Mặt khác, cần bổ sung trong BLDS 2005 chế tài áp dụng đối với
trường hợp rủi ro cho bên giao kết với người chưa thành niên từ đủ 15
tuổi đến đủ 18 tuổi có tài sản riêng mà sau thời điểm giao kết hợp đồng,
người chưa thành niên đó không còn tài sản riêng.
13
• Hợp đồng vô hiệu do lừa dối tại Điều 132 BLDS 2005
Theo BLDS 2005 chưa quy định đầy đủ phạm vi hành vi được
xem là lừa dối. Chúng ta nên bổ sung sự biểu hiện của lừa dối không chỉ
ở hành vi, lời nói mà thừa nhận cả trường hợp một bên không cung cấp
thông tin hoặc im lặng khi xét một cách hợp lý là họ phải có nghĩa vụ
thông báo.
•Hợp đồng vô hiệu do đe dọa tại Điều 132 BLDS 2005
Có thể sửa đổi ngôn từ tại Điều 132 theo hướng: thay thế cụm từ
"phải thực hiện giao dịch" bằng "…buộc phải giao kết giao dịch…". Về
đối tượng của đe dọa: Pháp luật bổ sung thêm đối tượng của sự đe dọa
có thể là tài sản của Nhà nước, tổ chức xã hội mà họ có trách nhiệm
quản lý hay vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng. Sửa đổi, bổ sung
phạm vi người thân thích là đối tượng bị đe dọa tại Điều 132 theo
hướng: là những người có huyết thống trong phạm vi ba đời như: ông bà
nội ngoại của người bị đe dọa.
• Sửa đổi điều 134 như sau:
Khi Tòa án có đủ căn cứ chứng minh các bên đã tự do thỏa thuận,
hợp đồng đã xác lập nhưng chưa thỏa mãn quy định về hình thức thì Tòa
án buộc các bên thực hiện quy định về hình thức trong một thời hạn, quá
thời hạn đó mà các bên không thực hiện thì hợp đồng được coi là tuân
thủ về hình thức. Trong trường hợp này, Tòa án cũng có thể ra một
14
quyết định để công nhận hợp đồng đó và buộc các bên phải tuân theo
những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.
•Sửa đổi Điều 401 về Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình
thức :
Điều kiện về hình thức của hợp đồng cần quy định như sau:
"Điều kiện về hình thức không được xem là căn cứ để tuyên bố hợp
đồng vô hiệu. Đối với những giao dịch không tuân thủ về hình thức theo
pháp luật quy định nhưng sau khi giao kết hợp đồng, một bên đã thực
hiện nghĩa vụ, đối phương chấp nhận thì hợp đồng vẫn được pháp luật
công nhận và bảo vệ".
KẾT THÚC’
Qua những thông tin trên ta có thể phần nào thấy được vai trò và tầm
quan trọng của chế định “Hợp đồng dân sự vô hiệu” trong việc giúp đỡ nhà
nước định hướng cho các loại hợp đồng đi đúng hướng và đảm bảo tốt nhất lợi
ích của người tham gia giao kết hợp đồng. Cũng từ những tìm hiểu trên ta có
thể nhận ra tuy các quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu khá đầy đủ nhưng
cũng còn tồn tại đó một số thiếu sót cần hoàn thiện thêm để các quy định này
có thể điều chỉnh tốt hơn loại giao dịch dân sự quan trọng đó.
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật dân sự 1 và 2 – Trường ĐH Luật Hà Nội – NXB
công an nhân dân.
2. Bộ luật dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
3. Luật đất đai 2003 – NXB Lao động.
4. Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 – NXB Lao động
5. Xử lý hợp đồng vô hiệu theo pháp luật dân sự
Việt Nam – Nguyễn Thị Thanh - Luận văn thạc sĩ luật
học.
6. Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện ý chí chủ thể -
Bùi Thị Thu Huyền – Luận văn thạc sĩ luật học 2010.
7. www.luathoc.cafeluat.com
8. www.danluat.thuvienphapluat.vn
9. www.toaan.gov.vn
16