Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

thực trạng hoạt động xuất khẩu của việt nam và giải pháp thúc đẩy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.73 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

Phần một: Tóm tắt nội dung

1

I.

Mục tiêu xuất khẩu và chính sách xuất khẩu của Việt Nam

2

II.

Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

5

1. Thành tựu đạt được của hoạt động xuất khẩu

5

2. Những hạn chế của hoạt động xuất khẩu

9

III. Đánh giá về chính sách xuất khẩu và việc thực hiện chính sách của
các doanh nghiệp Việt Nam

11


1. Đánh giá về chính sách xuất khẩu

11

2. Đánh giá về việc thực hiện chính sách của các doanh nghiệp

12

IV. Giải pháp

14

1. Giải pháp từ phía Nhà nước

14

2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

16

Phần hai: Slide thuyết trình

19


Kinh tế thương mại

PHẦN MỘT.
TÓM TẮT NỘI DUNG


2


Kinh tế thương mại
I. Mục tiêu xuất khẩu và chính sách xuất khẩu của Việt Nam
Bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu “mở cửa” nền kinh tế. Trong đó, chính sách
ngoại thương lúc này bắt đầu hướng tới mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa thị
trường. Kể từ đây, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nói
riêng của Việt Nam bắt đầu phát triển. Nghị định 114-HĐBT ngày 7-4-1992 và Nghị
định 33-CP ngày 19-4-1994 thay thế nghị định trên đã được thông qua nhằm đổi mới
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, theo hướng bảo đảm sự quản lý Nhà
nước thống nhất đối với xuất nhập khẩu, nới lỏng cơ chế quản lý để khuyến khích phát
triển xuất khẩu, mở rộng quyền trực tiếp xuất khẩu của các doanh nghiệp, thay đổi về
thuế và cách thực hiện các cơng cụ quản lý.
Để tiếp tục khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, Nghị định 57-CP ngày 31-7-1998, đã
mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế. Chính sách này có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu, do đó góp
phần tăng trưởng kinh tế, đồng thời đưa nước ta hội nhập sâu hơn với nến kinh tế thế
giới. Đây là được coi là bước ngoặt quan trọng là cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng
hóa dịch vụ.
Trước năm 2001, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh chỉ được xuất khẩu hàng hóa
đã đăng ký trong giấy đăng ký kinh doanh. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp tư nhân còn
bị hạn chế xuất khẩu trong một số lĩnh vực bởi một số quy định của quản lý Nhà nước.
Năm 2001, Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg lần đầu tiên công bố cơ chế quản lý xuất
nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005, cho phép mọi thương nhân được phép xuất
khẩu hàng hóa khơng phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng đăng ký.
Gần đây nhất, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 của Chính phủ, Bộ Tài
chính đã đề xuất đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, giảm nhập siêu. Theo đó, sẽ xem
xét miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế với nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ

sản xuất xuất khẩu; tiếp tục tạm hồn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa thực xuất
khẩu trong năm 2011. Bộ Tài chính sẽ rà sốt để giảm thuế đối với những nguyên liệu
đầu vào trong nước chưa sản xuất được và nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu lên mức phù
hợp đối với những mặt hàng khơng khuyến khích xuất khẩu.
Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn đến 2020 cũng đề ra mục
tiêu là: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo cơng ăn việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu
xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế
tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu
dịch vụ; mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập
thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới” (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam thời kỳ 2011-2020, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI). Phấn đấu kim
ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020
cân bằng được xuất nhập khẩu.
3


Kinh tế thương mại
Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thời kỳ 2011-2020, quan điểm
cụ thể để phát triển xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới là:
-

-

-

Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh
tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững.
Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô

nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định
và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu.
Phát triển xuất khẩu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm
nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa
các thành phần tham gia xuất khẩu.

Trên cơ sở mục tiêu định hướng chung nêu trên, một số định hướng cụ thể phát triển
xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2020 là:
- Xác định phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới phù hợp với xu hướng biến đổi
của thị trường thế giới và lợi thế của Việt Nam là khâu đột phá trong phát triển xuất
khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo
cơng nghệ trung bình và công nghệ cao.
- Giai đoạn 2011-2015 tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về
điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như thuỷ sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản
phẩm chế tác cơng nghệ trung bình... Tuy nhiên cần chuẩn bị điều kiện để gia tăng tỷ
trọng xuất khẩu hàng chế biến.
- Giai đoạn 2016-2020 tập trung phát triển các mặt hàng cơng nghiệp mới có giá trị
gia tăng cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư
trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, những ngành
chế tạo cơng nghệ trung bình và cơng nghệ cao.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu hàng thô, nông
sản, thuỷ sản, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như
điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ…
- Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao
động rẻ, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng
xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài nguyên.
- Tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị
gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn. Trước hết là khai thác
cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất
khẩu và các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,

ASEAN… Khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, châu Phi và châu Mỹ
La tinh…
Trước khi gia nhập WTO, Nhà nước đã có một số ưu đãi dành cho hoạt động xuất
khẩu của các doanh nghiệp như:
4


Kinh tế thương mại


Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu



Nhà nước cung cấp tín dụng xuất khẩu



Nhà nước trợ cấp xuất khẩu



Chính sách tỷ giá hối đối được thực hiện theo hướng phá giá đồng nội tệ nhằm
thúc đẩy xuất khẩu



Các ưu đãi về thuế

Ở Việt Nam thuế xuất khẩu được áp dụng đối với một số ít mặt hàng với mục tiêu là

nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô, chứ không phải nhằm mục tiêu là ngân sách.
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với một số mặt hàng sau:
-

Hàng xuất khẩu để trả nợ nước ngồi

-

Hàng được khuyến khích xuất khẩu

-

Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia cơng cho nước ngồi và xuất khẩu để thực
hiện hợp đồng gia cơng cho nước ngồi.

-

Hàng xuất khẩu của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngồi.

Chính phủ cũng thực hiện chính sách hồn thuế đối với một số mặt hàng sau:
-

Hàng đã kê khai và nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất khẩu hoặc xuất khẩu rất ít.

-

Hàng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hố xuất khẩu hồn thuế tương ứng
tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm.

-


Hàng nhập để tạm xuất- tái xuất- tái nhập để đem đi dư hội chợ triễn lãm.

Năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, đánh dấu những thay đổi lớn trong hệ
thống chính sách của nước ta, trong đó có chính sách về khuyến khích xuất khẩu. Theo
đó, ta phải bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp xuất khẩu.
Cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký Văn bản số 124/2008/QĐ-TTg bãi bỏ
Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27-9-1999 của về việc thành lập, sử dụng, quản
lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Trước đây, Quỹ này cho phép các doanh nghiệp (DN) được
thưởng trực tiếp nếu có kim ngạch xuất khẩu cao, được hỗ trợ lãi suất ngân hàng khi
mua nông sản xuất khẩu... nhưng hiện nay, mọi sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho
các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ khơng cịn.
Trước đây, theo Nghị định 36 ban hành năm 1997, doanh nghiệp có vốn nước ngồi
đầu tư vào khu cơng nghiệp, nếu có tỷ lệ xuất khẩu trên 80% sản phẩm làm ra thì sẽ
được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện
dự án (có thể đến 50 năm). Đây là mức ưu đãi cao nhất lúc bấy giờ. Ngồi ra, những
doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp nếu chỉ xuất khẩu trên 30% nhưng sử dụng nhiều
nguyên liệu, vật tư trong nước thì được hưởng thuế ưu đãi 15%. Tuy nhiên, Nghị định
24/2007 đã bãi bỏ tất cả những ưu đãi liên quan đến tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ sử dụng
nguyên liệu nội địa như trên. Các doanh nghiệp chỉ còn tiếp tục hưởng ưu đãi đến cuối
năm 2011.
5


Kinh tế thương mại
Thay vào đó, Nhà nước đã có những ưu đãi khác để hỗ trợ doanh nghiệp mà khơng
vi phạm các quy định của WTO.
Nhà nước có ưu đãi về sử dụng lao động. Doanh nghiệp trong khu chế xuất tuy
khơng cịn được ưu đãi về “chế xuất” nữa nhưng nếu có từ 500 đến 5.000 lao động thì
được xem là “lĩnh vực ưu đãi” và được hưởng mức thuế 20% trong 10 năm; cịn nếu có

trên 5.000 lao động thì sẽ được xếp vào “lĩnh vực đặc biệt ưu đãi” và sẽ được hưởng
thuế suất 10% trong 15 năm.
Nhà nước có thể hỗ trợ gián tiếp cho các DN thơng qua các chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia.
Ngoài ra trong năm 2010 vừa qua, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục tạm hồn thuế
giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu, đồng thời chỉ đạo ngành hải
quan thực hiện cải cách thủ tục để rút ngắn thời gian thông quan và thời gian quyết toán
thuế, nhất là đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất và gia cơng hàng hóa. Đây là
những biện pháp hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp mà không vi phạm các quy định của
WTO.
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
1. Thành tựu đạt được của hoạt động xuất khẩu
• Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh qua các năm.
Với chính sách mở, hàng hóa của Việt Nam khơng cịn xa lạ gì với người tiêu dùng
trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam khơng ngừng tăng nhanh qua các
năm. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục từ năm 1992 đến nay, với tốc độ
tăng hầu như luôn cao hơn tốc độ tăng GDP. Nếu so sánh với năm 1986 thì năm 2010
xuất khẩu tăng gấp 91 lần. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP có xu hướng tăng,
những năm gần đây đạt trên 50%, chứng tỏ độ mở cửa của nền kinh tế đã khá phù hợp
với định hướng nền kinh tế.
Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 2001
-2010 ở mức cao, đạt 19%/năm. Quy mô xuất khẩu tăng từ 15 tỷ USD năm 2001 lên
72,19 tỷ năm 2010, tăng hơn 4,7 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên
GDP tăng 46% năm 2001 lên 70% năm 2010.

6


Kinh tế thương mại


Năm
KNXK
(triệu USD)

2001 2002
15029 1670
6

2003 2004 2005 2006
20149 26485 32447 3982
6

2007
4856
1

2008 2009 2010
62685 57096 72191

• Mặt hàng xuất khẩu đa dạng và chất lượng hàng xuất khẩu được chú ý nâng cao
theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Nhìn chung, tất cả các mặt hàng đã tham gia xuất khẩu đều có số lượng xuất khẩu
năm sau tăng hơn năm trước, trong đó có nhiều mặt hàng chủ lực giữ được giá trị ổn
định và có mức tăng khá như gạo, dầu thô, hàng dệt may… Năm 1991 mới chỉ có 4 mặt
hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên là dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, mặt hàng
đạt kim ngạch cao nhất là dầu thô cũng chỉ đạt 581 triệu USD/năm. Đến năm 2010 đã
có đến 18 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ
lực tăng mạnh.
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với
năm 2009 trong đó 18 mặt xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD với tổn kim ngạch đạt 54,595

triệu USD, chiếm 76% tổng kim ngạch cả nước.
Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú và đa dạng. Nếu như năm 2004,
Việt Nam chỉ có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD thì đến hết năm 2010 đã có
18 nhóm hàng, trong đó có 10 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 8
nhóm hàng trên 2 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã có mặt trên thị trường của
220 nước và vùng lãnh thổ.
STT
1
2
3
4
5

18 mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2010
Mặt hàng
Kim ngạch (1000USD)
Dệt, may
11172
Giày, dép
5079
Thủy sản
4953
Dầu thơ
4944
Điện tử, máy tính và linh kiện
3558
7


Kinh tế thương mại

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Gỗ và sản phẩm gỗ
Gạo
Máy, thiết bị, dụng cụ, phương tiện khác
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
Cao su
Than đá
Phương tiện vận tải và phụ tùng
Dây điện và cáp điện
Xăng dầu
Cà phê
Hạt điều nhân
Sản phẩm từ chất dẻo
Sắt thép
Tổng cộng

3408

3212
3047
2855
2376
1549
1504
1313
1271
1163
1136
1051
1004
54595

Các mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD năm 2010:
-

Dệt may:

Đạt trên 11,172 tỷ USD. Tăng 11 lần so với năm 2001. Thay thế vị trí dẫn đầu của dầu khí
từ năm 2009. Nhiều cơ sở may xuất khẩu đặt ở nông thôn với nhiều thuận lợi về đất đai, nhân
công, hạ tầng giao thông được cải thiện.
Thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ luôn chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Dệt
may, bằng khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này. Tiếp đến
EU chiếm 18%, và Nhật Bản chiếm 11%.
-

Giày dép:

Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1,6 tỷ USD năm 2001 lên tới hơn 5 tỷ USD năm 2010. Đó là

một “kỳ tích” mặc dù nhóm hàng này luôn bị các thị trường lớn áp thuế chống phá giá.
Thị phần xuất khẩu chính năm 2010 là EU với 2 tỉ USD, Hoa Kỳ (1,3 tỉ USD), Nhật Bản
(115 triệu USD). Từ ngày 31/3/2011, Ủy ban Châu Âu quyết định ngừng áp thuế chống bán
phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam tạo cơ hội tốt để tăng kim ngạch xuất khẩu.
-

Thủy sản:

Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa đã lên tới gần 1,4 tỷ USD, dự kiến năm 2011 đạt 1,55
tỷ USD cùng với vai trò của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) trong việc bảo vệ người
sản xuất trước áp lực, khuyến cáo, kiện tụng ở nước ngoài.
Năm tới, kỳ vọng xuất khẩu khoảng 5,5 tỷ USD hàng thủy sản với thị trường chính là Mỹ,
Nhật, EU (tương đối ổn định), tiếp tục sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc…
-

Dầu thô:

Theo số liệu thống kê, lượng dầu thô xuất khẩu đạt mức cao nhất là 20 triệu tấn năm 2004,
giảm dần còn gần 8 triệu tấn năm 2010, lý do chính là dầu thơ dành cho nhà máy Lọc dầu Dung
Quất (5 triệu tấn năm 2010). Tuy nhiên, ngành dầu khi Việt Nam vẫn là đơn vị chủ lực về
doanh thu (đạt từ 15 -30% tổng GDP cả nước trong nhiều năm qua).
8


Kinh tế thương mại
-

Điện tử, máy tính và linh kiện:

Năm 2010 đạt 3.558 triệu USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2001. Tổng thư ký Hiệp hội

Điện tử - Tin học Việt Nam, cho biết: “Công nghiệp điện tử ở Việt Nam có thể nói gần như con
số khơng, 95-98% sản phẩm điện tử, tin học xuất đi từ Việt Nam là của các DN có vốn đầu tư
nước ngoài. Hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong các sản phẩm điện tử, máy tính xuất
đi từ Việt Nam chỉ vài %”. Trong “làng điện tử” kể đến các DN nước ngồi đăng kí vốn đầu tư
lớn (trên 1 tỷ USD) như: Canon, Intel, Nidec, Foxconn, Samsung, Fujitsu.
-

Gỗ và sản phẩm gỗ:

Năm 2004, xuất khẩu của nhóm đạt 1 tỷ USD, từ đó đến nay mỗi năm tăng bình quân
khoảng gần 400 triệu USD (riêng năm 2009 giảm 170 triệu so với năm trước). Thị trường Mỹ
chiếm đến trên 40% kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là đồ nội thất gia đình,
văn phịng.
Năm 2011 và các năm tới xuất khẩu mặt hàng này gặp khó khăn từ các hàng rào kỹ thuật
như: Đạo luật Lacey của Mỹ có hiệu lực từ ngày 1/4/2010, bắt buộc DN xuất khẩu phải có
chứng nhận FSC của Hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới. Đến tháng 1/2012, đạo luật
FLEGT của EU cũng sẽ có hiệu lực đòi hỏi xuất xứ nguồn nguyên liệu. Thiếu nguyên liệu cùng
với khó khăn khi mua ngoại tệ có thể giảm kim ngạch của ngành gỗ năm 2011.
-

Gạo:

Năm 2010, xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất với 6,8 triệu tấn (gấp 1,8 lần về lượng so với
năm 2001). Tương lai có thể vượt Thái Lan về nếu tăng được sản lượng và đạt giá bán bằng
Thái Lan.
Năm 2011, xuất khẩu gạo theo lộ trình thực hiện các cam kết WTO, thị trường lương thực
trong nước năm nay sẽ mở cửa tự do cho các DN nước ngoài.
-

Máy, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng khác:


Ở Việt Nam, nhóm hàng hóa này xuất khẩu thấp xa so với nhập khẩu, từ năm 2001 đến
2010 nhập cao hơn xuất từ 3 đến trên 6 lần. Với con số xuất khẩu năm 2010 đạt hơn 3 tỷ USD
có sự đóng góp quan trọng của nhóm hàng máy nơng nghiệp, động cơ, và phương tiện vận tải
( nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1504 triệu USD).
-

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm:

Năm 2010, nhóm sản phẩm này đạt 2.855 triệu USD chiếm gần 4% tổng kim ngạch. Đây
là nhóm sản phẩm nhập khẩu để gia cơng bán vàng miếng cho nhu cầu trong nước, tạm nhập tái
xuất vàng có tỷ lệ lớn trong kim tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm hàng này.
-

Cao su:

Năm 2010 năm, diện tích cao su trong nước ở mức 300.000 ha, xuất khẩu đạt 2.376 triệu
USD chiếm 3,32% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tập đoàn Cao su Việt Nam và một số DN đẩy
mạnh đầu tư ra nước ngoài, nếu thuận lợi thì tới năm 2020 sẽ có diện tích bằng trong nước,
ngành Cao su Việt Nam có cơ hội đứng vào vị trí hàng đầu thế giới (hiện xếp thứ 5 ở Đông
Nam Á).

9


Kinh tế thương mại
• Chất lượng hàng hóa được nâng lên đáng kể, bước đầu tạo ra sức cạnh tranh của
hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời gây tác động tích cực tới chất
lượng sản phẩm sản xuất trong nước.
Hiện nay, gạo, dầu thô, thủy sản, hàng may mặc, giày dép, cà phê, nhân điều, hạt

tiêu… xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bước được thừa nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế. Các nhà trong nước đã chú trong đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất
lượng sản phẩm khá nhanh. Một số mặt hàng đã dần xác định được vị thế trên thị trường
quốc tế như gạo, cà phê. Riêng mặt hàng cà phê nay xuất khẩu đến 86 quốc gia với
những thương hiệu mạnh trên thị trường như cà phê Trung Nguyên, cà phê Đăc Lak và
Bn Ma Thuột…
Năm 2009, có 295 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam được EU cấp chứng
nhận về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Cơ cấu mặt hàng xu hướng thay đổi tích cực.
Hàng ngun liệu thơ dần dần được thay thế bằng hàng chế biến và chế biến sâu
(trong đó có chế tạo), cơ cấu nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản giảm dần. Nhóm hàng
cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tăng dần lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
• Thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng và hình thành rõ thị trường trọng điểm.
Vài năm gần đây, nhiều thị trường mới được khai thông hoặc mở cửa rộng thêm về
quy mô đặc biệt trong xuất khẩu, như thị trường Mỹ, Australia, các nước Châu Phi và
Trung Cận Đơng.
• Xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và khu vực ngồi nhà nước
đã có mức tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu.
2. Những hạn chế của hoạt động xuất khẩu
• Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu chưa cao và còn nhiều tự phát thiếu ổn định.
Giá trị xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự
nhiên và lao động.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) , kể từ ngày
9/6/2011, Nhật Bản đã chính thức tăng cường tần suất kiểm tra dư lượng enrofloxacin từ
30% lô tôm lên mức 100% ngay sau khi phát hiện thêm 01 lô tôm của Việt Nam nhiễm
dư lượng chất này vượt mức cho phép. Điều này đang gây khó khăn cho các doanh
nghiệp xuất khẩu tơm Việt Nam.
• Xuất khẩu thơ gia cơng xuất khẩu cịn chiêm tỷ trọng khá lớn với hiệu quả xuất
khẩu còn thấp.

Mặt dù cơ cấu có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng chế biến
và chế biến sâu, nhưng cho đến nay xuất khẩu hàng hóa thơ và sơ chế cịn nhiều hạn chế
vẫn chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch. Nhiều mặt có kim ngạch lớn ví dụ như dệt
10


Kinh tế thương mại
may, giày dép… chủ yếu là gia cơng nước ngồi. Chi phí sản xuất cao và xuất thô, làm
gia công xuất khẩu nên hiệu quả thấp.
Một biểu hiện nữa của xuất khẩu bộc lộ nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều
về các mặt hàng khoáng sản, nông, thủy, hải sản. Các mặt hàng công nghiệp chế biến
vẫn mang tính chất gia cơng. Như vậy xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so
sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành cơng nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau để hình thành chuỗi giá trị xuất khẩu.
Tính đến hết năm 2009, tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao của Việt Nam chỉ
chiếm khoảng 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ này của Trung
Quốc là 35%, Thái Lan là 40%, Malaysia là 60%. Điều đáng nói là tỷ trọng xuất khẩu
hàng công nghệ cao của Việt Nam ít thay đổi trong 10 năm gần đây.
• Khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới còn thấp.
Nhiều vụ kiện gần đây ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
Có thể nhận định rằng dù Việt Nam là nước chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn các mặt
hàng lớn như cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới, gạo cũng đang đứng thứ 2 thế giới
và xu hướng đứng thứ nhất khi Thái Lan tuyên bố sẽ nâng giá gạo lên để đảm bảo thu
nhập cho người dân và nhiều mặt hàng khác, nhưng giá của chúng ta thường bị trả thấp
và luôn dao động và bị các doanh nghiệp nước ngoài chi phối. Xuất khẩu của chúng ta
thường thông qua trung gian phân phối do đó khơng tạo được thương hiệu uy tín với
bạn hàng. Chất lượng hàng thường bị đánh giá là khơng ổn định và khơng đồng đều đó
cũng là nguyên nhân khiến giá của chúng ta hay biến động.
Hàng hóa Việt Nam có mặt ở trên một trăm nước nhưng khả năng cạnh tranh chưa
cao. Hàng hóa Việt Nam bị yếu thế so với hàng hóa của Trung Quốc, Thái Lan,

Malaixia… là do chúng ta chậm đổi mới mẫu mã sản phẩm cho thích ứng với mơi
trường, chất lượng thấp, hàng hóa khơng đảm bảo tiến độ hợp đồng, giá thành cao,
không gây dựng được thương hiệu, khâu xúc tiến thương mại kém khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng của ta bị khởi kiện và áp thuế chống bán phá giá.
Những vụ kiện trên thị trường Mỹ, EU đã gây nhiều thiệt hại cho Việt Nam, đồng thời
cũng cho các doanh nghiệp bài học quý báu.
Tính từ vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên năm 1994 (mặt hàng gạo tại Colombia)
đến thời điểm này hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã là đối tượng bị kiện của 42 vụ kiện
phòng vệ thương mại (lớn nhất là kiện chống bán phá giá 32 vụ, sau đó là tự vệ 6 vụ và
gần đây nhất là vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên đối với túi nhựa PE Việt Nam tại Hoa
Kỳ).
Việc chấm dứt hoàn toàn chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu vào
Hoa Kỳ từ ngày 1/1/2009, các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn vào Hoa Kỳ, trong đó
có Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị kiện theo các điều khoản của Luật Khiếu kiện
Thương mại.
Ngày 1/4/2011 đạo luật Lacey cấm bn bán lâm sản bất hợp pháp, trong đó có gỗ
và sản phẩm từ gỗ, vào Hoa Kỳ, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai, chứng từ rõ
ràng về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác gỗ, cách thức khai thác…, tức là phải có chứng
11


Kinh tế thương mại
nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hội đồng quản lý rừng bền vững thế
giới. Tháng 1-2012, đạo luật FLEGT của EU cũng sẽ có hiệu lực.
• Chưa khai thác được tiềm năng xuất khẩu của khu vực ngoài nhà nước.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước có sự tăng lên qua nhiều năm nhưng còn
thấp. Khu vực tư nhân tư năm 2000 được khuyến khích xuất khẩu nhưng tỷ trọng cịn
thấp chưa phát huy được vị thế của mình.
• Chưa bảo vệ được thương hiệu

Chúng ta vẫn chưa chú trọng đến công tác bảo vệ thương hiệu hàng Việt, nhất là
trong điều kiện nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay. Điều này dẫn đến hàng loạt
thương hiệu sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam đã bị đánh cắp.
-

Cà phê Buôn Ma Thuột: 2 nhãn hiệu “Buon Ma Thuot và chữ tàu” và “Buon Ma Thuot
Coffee 1896 và logo” đã được Trung Quốc cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền trong 10
năm cho Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee tại tỉnh Quảng Đông vào ngày
14.11.2010 và ngày 14.6 năm nay.

-

Cà phê Dak Lak: cũng bị Cty ITM ENTREPRISES (Pháp) đăng ký nhãn hiệu, được cơ
quan sở hữu trí tuệ Pháp cấp độc quyền sử dụng cho sản phẩm cà phê của họ từ tháng
9/1997.

-

Nước mắm Phan Thiết: Năm 2009, Công ty Kim Seng, trụ sở tại Los Angeles (Mỹ) đã xin
gia hạn bảo hộ thương hiệu “nước mắm nhĩ Phan Thiết” đến năm 2012.

-

Nước mắm Phú Quốc: công ty Viet Huong Fishsauce, Hoa Kỳ, được cơ quan đăng ký
nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc từ năm 1982. Trên các sản phẩm
nước mắm của công ty này từ năm 1982 tới nay sử dụng nhãn hiệu “Nước mắm Phú
Quốc” có hình bản đồ VN và đảo Phú Quốc.

-


Kẹo dừa Bến Tre: Năm 1998, một số DN phát hiện sản phẩm kẹo dừa Bến Tre bị một đối
tác làm nhái và đăng ký độc quyền nhãn hiệu này ở Trung Quốc. Chủ nhãn hiệu kẹo dừa
Bến Tre đã rất vất vả mới đòi lại được thương hiệu.

-

Thuốc lá Vinataba: Năm 2002, thương hiệu Vinataba – thương hiệu thuốc lá hàng đầu
của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt
đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean.

-

PetroVietnam: Tháng 4/2002, một công ty của Mỹ là Nguyen Lai Corporation đã nộp đơn
tại USPTO đăng ký thương hiệu PetroVietnam & hình ngọn lửa – thương hiệu quen thuộc
và rất nổi tiếng của ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam.

Ngồi ra cịn một số các doanh nghiệp khác như võng xếp Duy Lợi, Bitis, bánh phồng
tôm Sa Giang... cũng đã bị mất thương hiệu tại các nước.

III. Đánh giá về chính sách xuất khẩu và việc thực hiện chính sách của các doanh
nghiệp Việt Nam
1. Đánh giá chính sách xuất khẩu
Trong 10 năm qua, xuất khẩu đã đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tăng trưởng kinh
tế bên cạnh các yếu tố khác là tiêu dùng, đầu tư và nhập khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu
12


Kinh tế thương mại
cao và tương đối ổn định trong nhiều năm đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô như hạn
chế nhập siêu, cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ. Chính sách

khuyến khích xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua cũng đã chú ý hơn vào công tác bảo
vệ môi trường, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái. Khả năng đáp ứng các quy định về
mơi trường và an tồn vệ sinh thực phẩm của nhiều nhóm hàng được nâng cao. Các
phương pháp sản xuất thân thiện môi trường ngày càng được áp dụng rộng rãi, đặc biệt
là trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Phát triển xuất khẩu đã góp phần tạo thêm
việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nơng thơn. Phát
triển xuất khẩu cũng đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ lao động, hạn
chế gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, thúc đẩy quá trình
chuyển dịch kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền
vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác
các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Đó là do chính sách phát triển
xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan
tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả
lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào cơng nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra
các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, cơng
nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị
tồn cầu.
Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ơ nhiễm mơi trường. Chính sách tăng trưởng xuất
khẩu của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác các nguồn lợi
tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô
nhiễm.
Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh từ hoạt động xuất, nhập khẩu mà chúng ta chưa có cơ
chế, chính sách để giải quyết hiệu quả. Chia sẻ lợi ích từ xuất khẩu chưa thật bình
đẳng, đặc biệt là lợi ích thu được từ các nhóm hàng xuất khẩu có nguồn gốc thiên
nhiên. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong q trình tự do hóa thương mại. Cơ hội
về thu nhập và việc làm dựa vào xuất khẩu chưa thật sự bền vững đối với nhóm xã hội
dễ bị tổn thương là người có thu nhập thấp, khu vực nông nghiệp. Xung đột chủ thợ có
xu hướng gia tăng.

Với những mặt tích cực và mặt hạn chế của chính sách xuất khẩu trong 10 năm qua
như phân tích ở trên, chính sách xuất khẩu của chúng ta trong giai đoạn mới được xây
dựng dựa trên một mục tiêu đúng đắn và cụ thể hơn theo hướng hiện đại hóa. Ngồi ra
chúng ta đã thay đổi quan điểm hoạch định chính sách xuất, nhập khẩu thời kỳ 20012010 q thiên về mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng, sang quan điểm hoạch định
chính sách cho giai đoan 2011-2010 sắp tới là xuất khẩu gắn với tính bền vững và
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Đánh giá việc thực hiện chính sách của các doanh nghiệp
Nhờ thực hiện các chính sách xuất khẩu một cách đúng đắn, chúng ta đã đạt được
rất nhiều thành tựu như đã đề cập ở phần trước. Tuy nhiên bên cạch đó, việc thực hiện
các chính sách về xuất khẩu ở Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập.
13


Kinh tế thương mại
• Các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để “lách luật”

Nhà nước chủ trương thực hiện nhiều biện pháp ưu đãi xuất khẩu, để thúc
đẩy phát triển ngoại thương, nhưng cũng lại tạo ra nhiều kẽ hở để nhiều doanh
nghiệp có thể “lách” qua, thực hiện các hành vi gian lận thương mại.
Tổng cục Hải quan cho biết, từ đầu năm tới nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trong các lĩnh vực như hàng điện tử cũ, thực phẩm đông lạnh, xe đạp cũ,
thuốc lá… đã lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu để che dấu hành vi
phạm pháp.
Bà Ngô Cẩm Linh, Chi cục Hải quan cảng Cái Lân - Quảng Ninh cho biết, một số
doanh nghiệp thường làm thủ tục tạm nhập qua các cảng Hải Phịng, Cái Lân sau đó sẽ
làm thủ tục tái xuất đi Trung Quốc thông qua các cửa khẩu Móng Cái, Hồng Mơ, khu
vực chuyển tải Vạn Gia hay cửa khẩu Hữu Nghị, Chi Ma - Lạng Sơn để rồi từ đó sẽ
nhập lậu lại Việt Nam.
Bà Ngô Cẩm Linh cho biết, theo chủ trương hỗ trợ hoạt động XNK, Nhà nước
khuyến khích hình thức khai báo trong đó doanh nghiệp “tự khai báo” trước cơ quan

quản lý chức năng. Vì vậy, đối tượng bn lậu đã sử dụng thủ đoạn như thông đồng làm
hợp đồng thương mại giả, khai báo giá trị hàng sai hay áp sai mã thuế để hưởng khoản
chênh lệch. Với thủ đoạn tinh vi và lợi dụng quy định các lực lượng chức năng tại cửa
khẩu xuất hàng sẽ không kiểm tra thực tế hàng hóa nếu khơng có dấu hiệu vi phạm nên
việc phát hiện được các vụ vi phạm của các cơ quan chức năng phải tổn rất nhiều công
sức nhất và thời gian nhất là khi lực lượng cán bộ trong ngành cịn thiếu.
Có thể nói rằng, thủ đoạn lợi dụng chính sách thơng thống về quản lý XNK của
nhà nước, hành vi “lách luật” của các doanh nghiệp ngày càng tinh vi, vì thế việc nhận
diện, phát hiện được hành vi buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ngày càng khó
khăn. Ngồi ra, hoạt động giao thương quốc tế mở rộng và đa dạng về loại hình trong
khi các văn bản pháp luật quy định có liên quan vẫn cịn có “độ trễ” nhất định vì thế
cơng tác quản lý, kiểm sốt cũng gặp khơng ít khó khăn.
• Xuất khẩu qua đường tiểu ngạch cịn phổ biến
Xuất khẩu tiểu ngạch là: Doanh nghiệp bán hàng cho thương nhân tại cửa khẩu,
nhận tiền và không quan tâm đến hàng hóa của mình đi đâu về đâu. Xuất khẩu tiểu
ngạch khá phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam, được nhiều chuyên gia đánh giá là
làm ăn “khơng có tổ chức”.
Cách làm này tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, thậm chí thu nhiều lợi
nhuận hơn doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch
Nhưng nó khơng những dẫn đến tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các
doanh nghiệp với nhau mà còn là “mảnh đất màu mỡ” để hàng nhái, hàng giả phát triển,
gây thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước. Xét về toàn cục, nền ngoại thương của đất
nước sẽ bị thiệt hại.
Xuất khẩu chính ngạch là các hoạt đợng x́t khẩu chính thức giữa hai quốc gia, có
thể thông qua các hiệp định thương mại, hợp đồng xuất khẩu chính thức giữa các doanh
nghiệp giữa 2 quốc gia với nhau,.... nhìn chung việc xuất khẩu chính ngạch được thực
14


Kinh tế thương mại

hiện theo quy trình và có sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước nên sẽ mang đến
những lợi ích lâu dài. Sản phẩm xuất khẩu theo đường chính ngạch được kiểm tra chất
lượng rõ ràng, nhà nhập khẩu yên tâm hơn, quyền lợi của người tiêu dùng ở quốc gia
nhập khẩu được đảm bảo, góp phần nâng giá trị hàng Việt Nam ở thị trường nhập khẩu.
Thơng qua con đường chính ngạch, Nhà nước có thể nắm được kim ngạch xuất
khẩu và tình hình giao thương biên mậu giữa hai quốc gia, chứ hiện nay phần lớn những
con số thống kê về xuất khẩu tiểu ngạch chỉ là số phỏng đoán.
Tuy nhiên, xuất khẩu theo đường chính thức cịn nhiều khó khăn và rào cản.
Ở thị trường Campuchia, hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu đến tận kho của
nhà nhập khẩu, chi phí đã đội lên rất cao. Chi phí này bao gồm thuế nhập khẩu của
Camphuchia, những chi phí khơng tên, “lệ làng” đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng
hóa Việt Nam.
Đơn cử, thuế suất các mặt hàng nước giải khát của Việt Nam xuất khẩu vào
Campuchia hiện đang ở mức 7%, sau khi hạch tốn thêm những chi phí nói trên, tổng
chi phí lên đến 26% giá trị lơ hàng, ơng Hiến cho biết.
Chính sách thuế bất cập cũng làm nản lịng các doanh nghiệp, theo ông Nguyễn
Văn Bôn, Giám đốc Công ty Quạt Bifan, mặt hàng quạt máy của công ty xuất khẩu sang
Campuchia bị hải quan nước này đánh thuế dựa vào trọng lượng quạt. Trung bình một
cây quạt nặng 4 ki lô gam, với mức thuế 4 đô la Mỹ/ki lơ gam, xuất khẩu theo đường
chính ngạch, cơng ty phải chịu thuế là 16 đô la Mỹ cho mỗi cây quạt. Trong khi đó, nếu
xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, thuế một cây quạt chỉ ở mức 2 đô la Mỹ.
Do đó, chúng ta cần có chính sách tốt hơn để xuất khẩu theo đường chính ngạch có
cơ hội phát triển.
IV. Giải pháp
Phát triển xuất khẩu bền vững đặt ra hết sức cấp bách đối với nước ta trong giai
đoạn 2011-2020, giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, với mục tiêu chủ yếu
là coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, ổn
định xã hội, bảo vệ tốt môi trường. Yêu cầu phát triển xuất khẩu bền vững càng bức xúc
hơn trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn với nền kinh tế thế giới, đặc biệt

là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thực hiện các cam kết FTA
ở mức độ cao hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội mở rộng thị trường xuất
khẩu, do đó khuyến khích khai thác tài nguyên và gia tăng sử dụng các yếu tố đầu vào
liên quan đến môi trường, tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường qua biên giới. Áp lực cạnh
tranh ngày càng gay gắt và sự biến động kinh tế thế giới đang là thách thức đối với việc
duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và bền vững, hạn chế mất cân đối ngoại
thương. Mở cửa thị trường, thực hiện các cam kết thương mại quốc tế có thể làm nảy
sinh các vấn đề xã hội như việc làm, thu nhập, xung đột xã hội... nếu như khơng có các
chính sách đúng đắn và kịp thời. Như vậy ở nước ta, trong giai đoạn tăng trưởng tiếp
theo còn đang tiềm ẩn những nhân tố làm chệch định hướng phát triển bền vững kinh tế
nói chung và xuất khẩu nói riêng.
15


Kinh tế thương mại
Do vậy, nhóm xin đưa ra một số giải pháp để hồn thiện hơn nữa chính sách xuất
khẩu cũng như thực hiện ngày một tốt hơn các chính sách này như sau:
1. Từ phía Nhà nước
• Hồn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu, giữ vững ổn định
chính trị - xã hội.
- Rà soát lại hệ thống luật lệ, điều chỉnh các quy định khơng cịn phù hợp hoặc chưa
rõ ràng, trước hết là Luật Thương mại, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật
đầu tư nước ngoài.
- Phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh
nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài.
- Điều chỉnh linh hoạt chính sách thuế và tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục hải quan
theo hướng hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp
• Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng.
- Chuyển nền kinh tế từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển chủ yếu
theo chiều sâu, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ

tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả xuất
khẩu nói riêng.
- Chuyển nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô sang chế biến
tinh xảo hơn, nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi một đơn vị tài nguyên được khai thác.
Triệt để tiết kiệm các nguồn lực trong phát triển, sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên khan hiếm và hạn chế tiêu dùng lấn vào phần của các thế hệ mai sau.
• Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
- Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực
của đất nước, thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi
trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là giày dép và dệt may, do có đặc thù riêng
trong sản xuất và xuất khẩu; Việt Nam chủ yếu làm gia cơng cho nước ngồi nên hiệu
quả thực tế thu được từ xuất khẩu là rất thấp (25-30% doanh thu). Bởi vậy, Nhà nước
cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất (khơng phải gia
cơng) làm ăn có hiệu quả hoặc các doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu trực tiếp sản
phẩm thuộc hai ngành công nghiệp này tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới cơng nghệ
trong q trình sản xuất để cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng cường xuất
khẩu theo phương thức mua nguyên liệu và bán thành phẩm, giảm dần phương thức
gia công xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm có tỷ lệ nội địa
hóa cao, và tiến tới xuất khẩu sản phẩm 100% nguyên liệu trong nước.
- Đối với các mặt hàng khác như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ phục
vụ du lịch, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử và hàng thủy hải sản, Nhà nước cần có chính
sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn và công nghệ hiện đại để mở
16


Kinh tế thương mại
rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa và
nâng cao trình độ tiếp thị sản phẩm nhằm mục đích tăng khối lượng và nâng cao hiệu

quả xuất khẩu những mặt hàng này.
- Đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu như cà phê, chè, hạt tiêu, điều, cao
su, rau quả…Nhà nước cần xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách cụ thể
khuyến khích đầu tư vốn, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng kỹ thuật tiên
tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất
lượng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lượng lớn.
• Gắn nhập khẩu cơng nghệ nguồn với xuất khẩu (nhất là đối với hoạt động xuất
khẩu sang thị trường châu Âu).
- Hiện nay trong buôn bán với EU Việt Nam xuất siêu khá lớn, nếu Việt Nam tăng
cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm cân bằng cán cân thanh tốn, phía
EU sẽ khơng tìm cách cản trở xuất khẩu Việt Nam, đồng thời nhập khẩu được công
nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu giúp thay đổi cơ cấu hàng xuất
khẩu nói chung và sang thị trường EU nói riêng. Đây là phuơng pháp hữu hiệu hỗ trợ
và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU.
- Nhập khẩu cơng nghệ nguồn từ EU có thể thực hiện bằng hai biện pháp sau: (1)
đầu tư của chính phủ và (2) thu hút các nhà đầu tư EU tham gia và quá trình sản xuất
hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Để thực hiện, Nhà nước Việt Nam cần có những chính
sách ưu đãi riêng cho các nhà đầu tư EU ngoài những ưu đãi và quyền lợi họ sẽ được
hưởng theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam.


Hỗ trợ của Nhà nước trong cơng tác xúc tiến xuất khẩu.

- Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển trên các thị trường chủ lực thông qua
việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương và đa
phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.
- Thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường trước hết đối với những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ việc
làm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận trự ctiếp thị

trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập
khẩu chính của các thị trường nước ngoài.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường. Các
chương trình xúc tiến thương mại cần có sự điều chỉnh cả về hình thức tổ chức và hệ
thống các cơ quan tham gia theo hướng Nhà nước nên tập trung vào các chương trình
lớn, được nghiên cứu và tổ chức bài bản, cũng như tập trung vào các thị trường lớn và
nhiều tiềm năng. Hơn nữa, cần tăng cường phối hợp giữa 3 cấp tham gia vào cơng tác
này là: Chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại, và các doanh nghiệp xuất khẩu.
Các hỗ trợ xúc tiến thương mại của nhà nước thay vì tập trung vào các thị trường lớn
đã bão hịa hoặc có xu hướng suy giảm, nên chú trọng vào các thị trường mới, hỗ trợ
doanh nghiệp về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập
khẩu, kênh phân phối…
17


Kinh tế thương mại
2. Từ phía doanh nghiệp
• Đa dạng hóa thị trường và chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh những thị trường truyền thống như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... các doanh
nghiệp Việt Nam cần mở rộng thêm các thị trường mới để tránh bị động và phụ thuộc
vào các thị trường truyền thống.
Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương (2009) đánh giá thị trường Australia,
New Zealand, Ấn Độ và các nước Nam Á có tiềm năng đối với hàng thuỷ sản và các
sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường Trung Đông có triển vọng đối với hàng nơng sản, thực phẩm và hàng
gia dụng xuất khẩu của nước ta.
Thị trường Nam Mỹ có tiềm năng đối với hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp của
Việt Nam.
Thị trường Châu Phi gần dây nổi lên như một thị trường rất có tiềm năng đối với
hàng xuất khẩu của Việt Nam nên cần chú trọng công tác xúc tiến thương mại vào thị

trường này.
Tuy nhiên việc khai thác các thị trường mới cũng có nhiều khó khăn và rủi ro tiềm
ẩn, vì vậy việc nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng, lựa chọn đối tác
phù hợp, có uy tín và có khả năng thanh tốn là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu.
• Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu là tìm đầu ra
cho sản phẩm, vì vậy các hỗ trợ của Chính phủ trong vấn đề này là đặc biệt quan
trọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong công tác này, khơng
nên chỉ trơng chờ vào kinh phí và hỗ trợ từ phía Chính phủ như hiện nay. Xúc tiến
thương mại là khâu then chốt trong việc phát triển mặt hàng, thị trường nhằm tăng
trưởng xuất khẩu. Trong xu thế hội nhập, thị trường trở thành vấn đề sống còn đối với
doanh nghiệp. Tăng cường xúc tiến thương mại phải được thực hiện cả ở tầm vĩ mô và
vi mô.
- Xúc tiến ở tầm vĩ mô nhằm làm cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của thị trường
xuất khẩu, thơng qua việc chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham
gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề, qua tham tán thương mại các nước đối
tác. Đồng thời cần tìm hiểu thị trường thơng qua phịng Thương mại và Cơng nghiệp
Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Thương mại, tham tán thương mại Việt Nam
tại các nước đối tác, Trung tâm thông tin thương mại Bộ Thương mại…
- Xúc tiến ở tầm vi mơ nhằm đào tạo cán bộ có năng lực để làm công tác xúc tiến
thương mại.
- Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing, tổ chức
các hoạt động dịch vụ trước và sau bán hàng để duy trì củng cố uy tín của hàng hóa
Việt Nam đối với thị trường quốc tế
18


Kinh tế thương mại
• Nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu.

Sức cạnh tranh của hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam hiện cịn yếu:
Đối với các mặt hàng nông-lâm-thủy sản, chúng ta xuất khẩu chủ yếu dưới dạng
thô, giá thành sản phẩm cao nhưng chất lượng thấp.
Cịn đối với các mặt hàng cơng nghiệp xuất khẩu, chúng ta vẫn đang làm theo
phương thức gia công xuất khẩu nên giá trị gia tăng trong sản phẩm không cao.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp cần tập trung
nguồn lực vào đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật để
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo ra những mặt hàng xuất
khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
Đối với công nghiệp chế biến:
-

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thứ hai, đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp
phải ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với người nuôi trồng, giúp đỡ nông dân, ngư
dân về kỹ thuật nuôi trồng, về giống, hướng dẫn nông dân, ngư dân về kỹ thuật bảo
quản nguyên liệu sau thu hoạch.
-

Thứ ba, tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến, đồng bộ.

-

Đối với các sản phẩm công nghiệp:

- Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ vào sản xuất các nguyên liệu phụ trợ,
giảm nhập khẩu từ nước ngoài để tự chủ hơn trong khâu sản xuất.
- Nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng để kịp thời thay đổi mẫu
mã cho phù hợp.

- Hiểu rõ và biết cách áp dụng các chỉ tiêu chất lượng được quốc tế cơng nhận vào
sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với yêu cẩu quốc tế.
• Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với
các doanh nghiệp nước ngồi.
- Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cịn nhỏ bé về quy mô, vốn và kinh nghiệm
kinh doanh còn thiếu trong khi lại phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn có nhiều
kinh nghiệm. Mơi trường cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu cao về chất lượng hàng
hóa.....Tất cả những điều đó địi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường hợp tác với
nhau tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, tranh mua tranh bán. Liên kết là hướng để phát
triển bền vững cho sản xuất hàng xuất khẩu.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác nước
ngồi từ đó hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngồi, tạo
cho các doanh nghiệp này có thế mạnh về vốn đầu tư, công nghệ cho phép các doanh
nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng được
những địi hỏi của thị trường cũng như góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hóa.
19


Kinh tế thương mại
• Để góp phần tháo dỡ khó khăn do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các doanh
nghiệp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để chủ động trong
sản xuất và xuất khẩu hàng hoá, cũng như đưa ra những chiến lược phù hợp với
tình hình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của đất nước.

20




×