CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
GVHD: TS. LÊ VĂN KHOA
NHÓM THỰC HIỆN:
1. LÊ THỊ MỸ THUẬN
2. TRỊNH THỊ MINH CHÂU
3. PHẠM THỊ MINH THUẬT
4. VÕ MINH KHÁNH
5. NGUYỄN THỊ KIM LÀO
6. NGUYỄN DIỆU THÙY
7. PHẠM HỒNG CÚC
8. NGUYỄN QUỐC TIẾN
TP HCM, tháng 12/2011
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
2
MỤC LỤC
I.
GIỚI THIỆU 3
II.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
III.
GIỚI THIỆU CHÍNH SÁCH ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ 3
1.
Hiện trạng quản lý ô nhiễm môi trường trong giao thông tại Việt Nam. 3
1.1.
Hiện trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động GTVT tại TP.HCM 3
1.2.
Văn bản, quy định pháp luật 4
2.
Mục tiêu Đề án 4
3.
Nội dung đề án 5
4.
Tổ chức thực hiện: 6
IV.
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN 10
V.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 12
1.
Kết luận 12
2.
Kiến nghị 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
PHỤ LỤC 15
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
3
I. GIỚI THIỆU
1. Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận: Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông tại Việt Nam
2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá “ Đề án Kiểm soát ô nhiễm môi
trường trong hoạt động giao thông vận tải”
3. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích dữ liệu
b. Phương pháp phân tích một chính sách môi trường: phân tích các nhóm lien quan
c. Phương pháp đánh giá CSMT: Các tiêu chí được đề xuất để đánh giá đề án: tính thích
hợp, tính tác động, tính hợp pháp, tính khả thi.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- Phát triển bền vững
- Cải thiện môi trường sống
- Đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
III. GIỚI THIỆU CHÍNH SÁCH ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
1. Hiện trạng quản lý ô nhiễm môi trường trong giao thông tại Việt Nam.
1.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động GTVT tại TP.HCM
Hiện nay, các đô thị trong nước đều có tỉ lệ phương tiện giao thông cá nhân rất cao, chủ
yếu là môtô, xe máy. Cụ thể TP.HCM có tới 98% hộ gia đình có xe máy, trong thời gian tới,
dự báo số lượng xe máy sẽ còn tiếp tục tăng. Trong đó, số xe cũ, xe đã sử dụng nhiều năm
không đạt tiêu chuẩn môi trường chiếm tỷ lệ lớn.
Hệ lụy của việc bùng nổ phương tiện giao thông cá nhân là hầu hết các đô thị lớn đều bị
ô nhiễm bụi. Tại các thành phố lớn như TP.HCM , Hà Nội, Hải Phòng… bụi trong không khí
trung bình gấp 200 – 300% tiêu chuẩn cho phép. Cùng đó, tình trạng ô nhiễm khí thải cũng rất
đáng lo ngại. Nếu thực hiện theo đề án phát triển nhiên liệu sạch đã được thủ tướng phê duyệt,
đến năm 2020 lượng nhiên liệu sạch thay thế cũng chỉ đáp ứng 1% nhu cầu tiêu thụ. Nếu
không có giải pháp về quản lý chất lượng nhiên liệu cũng như tìm các nguồn nhiên liệu sạch
thay thế thì tình trạng ô nhiễm ở các đô thị sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Theo Vụ Môi trường, kết quả phân tích ở nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường
cho thấy nồng độ bụi tại các công trình xây dựng dựng dao động 0,75 – 2,94 mg/m
3
, cao gấp
2,5 – 9,8 lần tiêu chuẩn cho phép. Ở các công trình thi công hầm đường bộ và hầm đường sắt,
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
4
nồng độ bụi lớn nhất vượt tiêu chuẩn 20 – 50 lần. Nguyên nhân do thiết bị thi công cũ, lạc
hậu, tiến độ thi công chậm, kéo dài và công trình không thực hiện đầy đủ các giải pháp hạn
chế ô nhiễm. Hiện nay, nhiều lực lượng (Cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường, thanh tra
môi trường, ….) có thẩm quyền xử phạt xe ra vào công trình xây dựng, dự án giao thông làm
rơi vãi đất đá ra đường, nhưng tình trạng nhiều con đường chìm trong khói bụi vẫn tồn tại.
Hình 1. Tỉ lệ phát thải các chất gây ô nhiễm do các nguồn thải chính tại TP.HCM năm 2004
Nguồn: Chuyên đề giảm thiểu ONKK tại TP.HCM, Phạm Lâm Đồng
1.2. Văn bản, quy định pháp luật
Hiện nay, Luật Môi trường Việt Nam chưa có một điều luật nào quy định về việc kiểm
soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động GTVT.
Ngày 06/06/2011, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 855/QĐ-TTg phê
duyệt “ Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động GTVT” với mục tiêu kiểm soát,
phòng ngừa hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường với các mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 1 từ
2011 – 2015, giai đoạn 2 từ 2016 – 2020 và định hướng đến 2030.
Vì thế nhóm thuyết trình lựa chọn Đề án này để phân tích.
2. Mục tiêu Đề án
Mục tiêu tổng quát là kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm, thực hiện hoàn
nguyên môi trường trong hoạt động GTVT, hướng tới xây dựng hệ thống GTVT bền vững,
thân thiện với môi trường.
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
5
3. Nội dung đề án
a. Mục tiêu tổng quát
Kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm, thực hiện hoàn nguyên môi trường
trong hoạt động giao thông vận tải; hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải bền vững,
thân thiện môi trường.
b. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn từ năm 2011 - 2015
Hoàn thành việc tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán
bộ chủ chốt ngành giao thông vận tải.
Các doanh nghiệp công nghiệp thuộc ngành giao thông vận tải có hệ thống quản lý
môi trường và thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý chất thải phù hợp với từng loại
hình hoạt động theo các quy định của pháp luật.
Thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tăng cường trang thiết bị thu gom, xử lý chất thải do hoạt động giao thông vận tải theo
quy định của pháp luật. Đến năm 2015 ít nhất: 25% số toa xe khách đường sắt đóng
mới, 80% bến xe khách loại 1 được trang bị công cụ, thiết bị và tổ chức thu gom, xử lý
rác thải, nước thải sinh hoạt; 30% cảng biển quốc tế có trang bị phương tiện thu gom,
xử lý rác thải, dầu thải từ tàu biển; tổ chức thí điểm và từng bước thực hiện thu gom,
xử lý rác thải, nước thải trên một số cảng, cụm cảng đầu mối đường thủy nội địa; thực
hiện quản lý chất thải từ tàu bay trong hoạt động hàng không dân dụng theo quy định
pháp luật.
Hoàn thiện bản đồ tiếng ồn đối với 50% cảng hàng không, sân bay; đề xuất phương án
giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động vận tải hàng không.
Tổ chức phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại các bệnh viện, phòng khám ngành
giao thông vận tải theo Quy chế Quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định
số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế; 50% số bệnh viện, phòng khám, trung tâm phục hồi
chức năng thuộc ngành giao thông vận tải có hệ thống thu gom, xử lý chất thải lỏng y
tế, 50% số bệnh viện ngành có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế tiên tiến tại chỗ.
- Giai đoạn từ năm 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030:
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
6
Giai đoạn từ năm 2016 - 2020
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trang thiết bị thu gom, xử lý rác thải, nước thải
sinh hoạt trên các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Đến năm 2020 đạt
80% số toa xe khách đường sắt đóng mới được trang bị công cụ, thiết bị thu gom, phân
loại rác thải và xử lý nước thải sinh hoạt.
Hoàn thiện bản đồ tiếng ồn đối với tất cả các cảng hàng không, sân bay và phương án
giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động vận tải hàng không.
Tiếp tục duy trì thực hiện tiêu chuẩn khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
70% cảng biển quốc tế; 50% cảng, bến thủy nội địa loại 1 có trang bị phương tiện,
thiết bị thu gom rác thải, dầu thải từ các tàu.
100% các bệnh viện, phòng khám ngành giao thông vận tải tổ chức phân loại, thu gom
tốt chất thải rắn y tế; 80% số bệnh viện, phòng khám, trung tâm phục hồi chức năng có
hệ thống thu gom, xử lý chất thải lỏng y tế; 80% số bệnh viện ngành có hệ thống xử lý
chất thải rắn y tế tiên tiến tại chỗ.
Định hướng đến năm 2030
Phát triển hệ thống giao thông vận tải thân thiện với môi trường, cơ bản kiểm soát
được các thành phần gây ô nhiễm môi trường trên tất cả các lĩnh vực đường bộ, đường
sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không.
4. Tổ chức thực hiện:
a. Các nhiệm vụ cơ bản của đề án
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, bộ máy
quản lý về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về bảo
vệ môi trường đối với các hoạt động giao thông vận tải.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về môi trường từ cấp Bộ đến cấp cơ sở.
- Kiểm soát chất thải do hoạt động giao thông vận tải
Tổ chức quản lý, kiểm tra khí thải phương tiện cơ giới đường bộ theo các tiêu chuẩn
đã ban hành; tổ chức quản lý phát thải khí gây ô nhiễm, khí nhà kính do hoạt động
giao thông vận tải.
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
7
Quản lý và giảm thiểu chất thải lỏng gây ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải;
đặc biệt quan tâm đến việc quản lý nước dằn tàu của các phương tiện vận tải biển;
nước thải sinh hoạt do hoạt động giao thông vận tải đường sắt, đường thủy nội địa,
nước thải từ hoạt động y tế giao thông vận tải.
Quản lý, xử lý đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh chất thải do hoạt động giao thông vận
tải: rác thải sinh hoạt do hoạt động giao thông vận tải, chất thải rắn trong xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông, rác thải y tế giao thông vận tải.
Quản lý các thành phần gây ô nhiễm khác: bụi (PM10, PM2.5) tiếng ồn, độ rung, …
Đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát bụi PM10 và tiếng ồn do hoạt động giao thông
vận tải tại các đô thị.
- Tuyên truyền, đào tạo nâng cao năng lực quản lý về môi trường trong giao thông vận tải.
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
trong giao thông vận tải; tăng cường phổ biến kỹ năng lái xe sinh thái cho các đối
tượng tham gia giao thông và toàn xã hội; sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả
các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến, nâng
cao nhận thức về bảo vệ môi trường của ngành.
Tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực quản lý về công tác bảo vệ môi trường cho
cán bộ chủ chốt ngành giao thông vận tải.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động giao
thông vận tải trên phạm vi toàn quốc.
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong giao thông vận tải nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường
Thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường; triển
khai các đề án, dự án về sử dụng năng lượng, vật liệu, công nghệ thân thiện môi
trường trong giao thông vận tải.
Tăng cường năng lực cho các cơ quan nghiên cứu, tư vấn về môi trường thuộc
ngành giao thông vận tải để có đủ chuyên gia kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết thực
hiện quan trắc, giám sát chất lượng môi trường đảm bảo tiêu chuẩn quy chuẩn hiện
hành phục vụ cho công tác quản lý môi trường của ngành.
Phát triển ứng dụng công nghệ tái chế vật liệu phế thải trong giao thông vận tải.
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
8
Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong giao thông vận tải
nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ về xử lý
chất thải do hoạt động giao thông vận tải; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham
gia đầu tư sản xuất trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường ngành giao
thông vận tải.
- Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các nước
tiên tiến nhằm triển khai một cách có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường
trong hoạt động giao thông vận tải.
Thu hút các nguồn lực của các quốc gia phát triển tham gia vào các hoạt động bảo
vệ môi trường ngành giao thông vận tải.
Tham gia các chương trình hành động về môi trường của quốc tế, khu vực về bảo vệ
môi trường trong giao thông vận tải.
b. Cơ chế chính sách
- Nhà nước khuyến khích và có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện
công tác bảo vệ môi trường; đầu tư ứng dụng năng lượng, phương tiện, công nghệ thân thiện
môi trường trong giao thông vận tải.
- Đẩy mạnh xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường trong hoạt động giao thông vận tải:
Khuyến khích xã hội hóa các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải.
Xây dựng và từng bước áp dụng phát triển bền vững trong ngành giao thông vận tải.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế:
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế dưới hình thức hợp tác đa phương, song phương với các
nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.
Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ về kinh nghiệm, công nghệ và nguồn lực của các nước
phát triển.
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
9
Các Tổng cục, Cục Quản lý chuyên ngành, Tổng công ty, Ban quản lý dự án thuộc Bộ
Giao thông vận tải huy động các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA
của các nước để đẩy nhanh việc thực hiện Đề án này.
c. Kinh phí thực hiện
- Nguồn vốn thực hiện Đề án được huy động từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: vốn
ngân sách nhà nước; vốn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước; vốn hỗ trợ của
nước ngoài và các nguồn vốn khác. Nguồn vốn ngân sách nhà nước trước mắt ưu tiên thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của đề án, dự án giai đoạn 2011 - 2015.
- Phê duyệt về nguyên tắc 18 nhiệm vụ, đề án, dự án (chi tiết như trong Phụ lục kèm theo
Quyết định này). Tổng kinh phí nhà nước cấp để thực hiện 18 nhiệm vụ, đề án, dự án trong
giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến là 700 tỷ đồng trên cơ sở tổng hợp các dự toán kinh phí chi tiết
của từng nhiệm vụ, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trình tự lập kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm, giao và phân bổ chi tiết kế hoạch,
quản lý, thanh toán, quyết toán vốn được thực hiện theo các quy định hiện hành.
d. Tổ chức thực hiện
- Bộ Giao thông vận tải
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án với thành phần chính bao gồm: đại diện Bộ
Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan. Lãnh
đạo Bộ Giao thông vận tải là Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện đề án.
Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát, bổ sung, xây
dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý, điều
hành, hướng dẫn thực hiện đề án theo quy định. Xây dựng và ban hành theo thẩm
quyền hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong giao
thông vận tải.
Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập kế hoạch vốn ngân sách nhà
nước dài hạn và từng năm theo quy định.
Chủ trì xây dựng, phê duyệt đề cương, kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện các
dự án, nhiệm vụ được phân công. Hướng dẫn và hỗ trợ Ủy ban nhân dân các tỉnh,
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
10
thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch hành động và triển khai thực
hiện đề án tại các địa phương.
Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Đề án.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải
bố trí kế hoạch vốn ngân sách nhà nước dài hạn và từng năm để thực hiện các nhiệm vụ của
Đề án theo quy định.
- Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao
thông vận tải bố trí và hướng dẫn sử dụng kế hoạch vốn ngân sách hàng năm dài hạn và từng
năm thực hiện các nhiệm vụ, tiến độ của Đề án theo quy định.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý; hướng dẫn về chuyên môn trong
quá trình thực hiện Đề án.
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng và ban hành theo thẩm
quyền hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong giao
thông vận tải.
- Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin, báo chí
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan, chỉ đạo và thực hiện
thông tin, tuyên truyền, để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải
để các tổ chức, người dân hưởng ứng thực hiện.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Xây dựng kế hoạch hành động, cân đối, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện đề án tại
các địa phương.
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành có liên quan trong việc triển khai
thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án liên quan đến địa phương.
IV. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐỀ ÁN
Các bước phân tích chính sách môi trường:
Bước 1: Quá trình hình thành đề án
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
11
Xác định nhóm liên quan đến hình thành đề án
• Nhóm động lực chính thúc đẩy việc thực hiện đề án: nhà nước, cơ quan môi trường
• Nhóm gánh chịu những hậu quả xấu từ đề án: các doanh nghiệp, nhà kinh tế thu lợi từ
lĩnh vực giao thông; các công ty vận chuyển; công ty sản xuất phương tiện giao thông
• Nhóm hưởng lợi: người dân, các nhà môi trường, các nhà khoa học, các nhà tài trợ cho
kỹ thuật, máy móc…
Các giai đoạn của quá trình đề án
• Xây dựng hình thành đề án
• Triển khai thực hiện
• Điều chỉnh, cải thiện
Bước 2: Mô tả những nội dung chính trong chính sách
Đề án áp dụng công cụ pháp lý trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
Sử dụng công cụ truyền thông, giáo dục trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng.
Công cụ kinh tế sử dụng thuế phí môi trường trong hoạt động giao thông vận tải.
Bước 3: đánh giá đề án dựa theo các tiêu chí:
Tính hợp pháp:
Đề án đã được chính phủ phê duyệt
Tính thích hợp:
• Các mục tiêu của đề án đề cập đến những vấn đề ONMT trong hoạt động GTVT
• Mục tiêu không thể đánh giá sự thành công của nó: 80% bệnh viện ngành có HTXL
chất thải rắn tiên tiến tại chỗ do điều kiện kinh tế hiện nay của nước ta chưa đủ. Kiểm
soát được tất cả các thành phần gây ô nhiễm trên mọi lĩnh vực trong ngành GTVT do
đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, sự “trung thực” của các cấp quản lý…
Tính tác động
o Tác động trông đợi:
• Chất lượng môi trường được cải thiện, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
• Việc quản lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động GTVT được quan tâm nhiều
hơn.
• Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về môi trường trong hoạt động GTVT
• Hoàn thành đầy đủ các mục tiêu đề ra
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
12
• Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường
• Nâng cao công nghệ
• Mang lại hiệu quả kinh tế
• Cải thiện hình ảnh giao thông VN trong mắt bạn bè quốc tế
o Tác động không trong đợi:
• Kinh phí không được sử dụng hiệu quả.
• Không đạt được các mục tiêu đề ra.
• Phương tiện công cộng không được nhiều người quan tâm lựa chọn.
• Sự thờ ơ, không hợp tác của một số đối tượng mà đề án hướng đến.
Tính khả thi:
Đề án có nhiều mục tiêu chưa mang tính khả thi cao
Bước 4: Phân tích quá trình thực hiện
Vì để án chỉ mới được phê duyệt vào tháng 06 năm 2011 nên chưa thể phân tích quá trình thực
hiện
Bước 5: Xây dựng những biện pháp mới
V. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề án chỉ vừa mới được Thủ Tướng kí duyệt, đi vào thực hiện chưa lâu, vì thế hiện tại
chưa thể phân tích tính hiệu quả cũng như những điểm yếu, những vấn đề bất cập của Đề án.
Tuy nhiên, Đề án đã đưa ra cái nhìn tổng quát về các nhiệm vụ vần thực hiện nhằm đáp
ứng mục tiêu đề ra, có sự phối hợp thực hiện của các Bộ, ban ngành, UBND các cấp, người
dân, đề cao giáo dục cộng đồng và truyền thông môi trường, ứng dụng KHCN và hợp tác
quốc tế.
Tuy nhiên, các nhiệm vụ của Đề án còn chung chung, chưa cụ thể rành mạch, có nhiều
mục chưa có tính khả thi cao, nhiệm vụ của các Bộ, ban ngành còn chồng chéo nhau, gây khó
khăn trong việc giám sát, điều hành hoạt động.
2. Kiến nghị
• Đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung đề án một cách nhanh chóng, rộng rãi
• Kết hợp thực hiện song song với chính sách quy hoạch giao thông đô thị
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
13
• Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, đào tạo về môi trường không khí
• Nhà nước có sự quan tâm hỗ trợ về mặt kinh phí, công nghệ, kỹ thuật, nhân lực… với
các doanh nghiệp trong việc xử lý chất ô nhiễm.
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng “Phân tích chính sách môi trường”, TS Lê Văn Khoa.
2. Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/06/2011 phê duyệt đề án kiểm soát ô nhiễm môi
trường trong hoạt động GTVT
3. Chuyên đề giảm thiểu ONKK tại TP.HCM, Phạm Lâm Đồng
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
15
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: quyết định số 855/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong
hoạt động GTVT” ngày 06/06/2011 với mục tiêu kiểm soát, phòng ngừa hạn chế gia tăng ô
nhiễm môi trường.
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
16
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
______
Số: 855/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường
trong hoạt động giao thông vận tải
____________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15
tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải” với
những nội dung sau đây:
1. Quan điểm
a) Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải phải phù hợp với sự
phát triển của hoạt động giao thông vận tải.
b) Coi trọng công tác phòng ngừa ô nhiễm, kiểm soát phát thải tại nguồn trong hoạt động giao
thông vận tải; tập trung xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; thực hiện các cam kết
quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; từng bước thực hiện phòng ngừa và
kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động phát triển của toàn ngành.
c) Phát huy tối đa các nguồn lực trong nước và quốc tế; huy động, khuyến khích mọi tổ chức,
cá nhân tham gia phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải.
d) Phát huy vai trò của cộng đồng đảm bảo việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động giao thông vận tải.
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
17
đ) Ứng dụng khoa học công nghệ vào việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt
động giao thông vận tải.
e) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quản lý môi trường
trong hoạt động giao thông vận tải.
2. Mục tiêu của đề án
a) Mục tiêu tổng quát
Kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm, thực hiện hoàn nguyên môi trường trong
hoạt động giao thông vận tải; hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải bền vững, thân thiện
môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn từ năm 2011 - 2015
+ Hoàn thành việc tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ
chủ chốt ngành giao thông vận tải.
+ Các doanh nghiệp công nghiệp thuộc ngành giao thông vận tải có hệ thống quản lý môi
trường và thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý chất thải phù hợp với từng loại hình hoạt động theo
các quy định của pháp luật.
+ Thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Tăng cường trang thiết bị thu gom, xử lý chất thải do hoạt động giao thông vận tải theo quy
định của pháp luật. Đến năm 2015 ít nhất: 25% số toa xe khách đường sắt đóng mới, 80% bến xe
khách loại 1 được trang bị công cụ, thiết bị và tổ chức thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt;
30% cảng biển quốc tế có trang bị phương tiện thu gom, xử lý rác thải, dầu thải từ tàu biển; tổ chức
thí điểm và từng bước thực hiện thu gom, xử lý rác thải, nước thải trên một số cảng, cụm cảng đầu
mối đường thủy nội địa; thực hiện quản lý chất thải từ tàu bay trong hoạt động hàng không dân dụng
theo quy định pháp luật.
+ Hoàn thiện bản đồ tiếng ồn đối với 50% cảng hàng không, sân bay; đề xuất phương án giảm
thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động vận tải hàng không.
+ Tổ chức phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại các bệnh viện, phòng khám ngành giao
thông vận tải theo Quy chế Quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-
BYT của Bộ Y tế; 50% số bệnh viện, phòng khám, trung tâm phục hồi chức năng thuộc ngành giao
thông vận tải có hệ thống thu gom, xử lý chất thải lỏng y tế, 50% số bệnh viện ngành có hệ thống xử
lý chất thải rắn y tế tiên tiến tại chỗ.
- Giai đoạn từ năm 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030
Giai đoạn từ năm 2016 - 2020
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
18
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trang thiết bị thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh
hoạt trên các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Đến năm 2020 đạt 80% số toa xe khách
đường sắt đóng mới được trang bị công cụ, thiết bị thu gom, phân loại rác thải và xử lý nước thải sinh
hoạt.
+ Hoàn thiện bản đồ tiếng ồn đối với tất cả các cảng hàng không, sân bay và phương án giảm
thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động vận tải hàng không.
+ Tiếp tục duy trì thực hiện tiêu chuẩn khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+ 70% cảng biển quốc tế; 50% cảng, bến thủy nội địa loại 1 có trang bị phương tiện, thiết bị
thu gom rác thải, dầu thải từ các tàu.
+ 100% các bệnh viện, phòng khám ngành giao thông vận tải tổ chức phân loại, thu gom tốt
chất thải rắn y tế; 80% số bệnh viện, phòng khám, trung tâm phục hồi chức năng có hệ thống thu
gom, xử lý chất thải lỏng y tế; 80% số bệnh viện ngành có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế tiên tiến
tại chỗ.
Định hướng đến năm 2030
Phát triển hệ thống giao thông vận tải thân thiện với môi trường, cơ bản kiểm soát được các
thành phần gây ô nhiễm môi trường trên tất cả các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,
hàng hải và hàng không.
3. Các nhiệm vụ cơ bản của Đề án
a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, bộ máy quản lý về
bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về bảo vệ
môi trường đối với các hoạt động giao thông vận tải.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về môi trường từ cấp Bộ đến cấp cơ sở.
b) Kiểm soát chất thải do hoạt động giao thông vận tải
- Tổ chức quản lý, kiểm tra khí thải phương tiện cơ giới đường bộ theo các tiêu chuẩn đã ban
hành; tổ chức quản lý phát thải khí gây ô nhiễm, khí nhà kính do hoạt động giao thông vận tải.
- Quản lý và giảm thiểu chất thải lỏng gây ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải; đặc biệt
quan tâm đến việc quản lý nước dằn tàu của các phương tiện vận tải biển; nước thải sinh hoạt do hoạt
động giao thông vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, nước thải từ hoạt động y tế giao thông vận tải.
- Quản lý, xử lý đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh chất thải do hoạt động giao thông vận tải: rác
thải sinh hoạt do hoạt động giao thông vận tải, chất thải rắn trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông, rác thải y tế giao thông vận tải.
- Quản lý các thành phần gây ô nhiễm khác: bụi (PM10, PM2.5) tiếng ồn, độ rung, … Đặc
biệt quan tâm đến việc kiểm soát bụi PM10 và tiếng ồn do hoạt động giao thông vận tải tại các đô thị.
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
19
c) Tuyên truyền, đào tạo nâng cao năng lực quản lý về môi trường trong giao thông vận tải.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong
giao thông vận tải; tăng cường phổ biến kỹ năng lái xe sinh thái cho các đối tượng tham gia giao
thông và toàn xã hội; sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng
phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của ngành.
- Tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực quản lý về công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ chủ
chốt ngành giao thông vận tải.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động giao thông vận tải
trên phạm vi toàn quốc.
d) Ứng dụng khoa học công nghệ trong giao thông vận tải nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường
- Thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường; triển khai các
đề án, dự án về sử dụng năng lượng, vật liệu, công nghệ thân thiện môi trường trong giao thông vận
tải.
- Tăng cường năng lực cho các cơ quan nghiên cứu, tư vấn về môi trường thuộc ngành giao
thông vận tải để có đủ chuyên gia kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết thực hiện quan trắc, giám sát chất
lượng môi trường đảm bảo tiêu chuẩn quy chuẩn hiện hành phục vụ cho công tác quản lý môi trường
của ngành.
- Phát triển ứng dụng công nghệ tái chế vật liệu phế thải trong giao thông vận tải.
- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong giao thông vận tải nhằm ứng
phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ về xử lý chất
thải do hoạt động giao thông vận tải; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất
trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường ngành giao thông vận tải.
đ) Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các nước tiên tiến
nhằm triển khai một cách có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông
vận tải.
- Thu hút các nguồn lực của các quốc gia phát triển tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi
trường ngành giao thông vận tải.
- Tham gia các chương trình hành động về môi trường của quốc tế, khu vực về bảo vệ môi
trường trong giao thông vận tải.
4. Cơ chế chính sách và kinh phí thực hiện
a) Cơ chế chính sách
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
20
- Nhà nước khuyến khích và có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện công tác bảo
vệ môi trường; đầu tư ứng dụng năng lượng, phương tiện, công nghệ thân thiện môi trường trong giao
thông vận tải.
- Đẩy mạnh xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong
hoạt động giao thông vận tải:
+ Khuyến khích xã hội hóa các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải.
+ Xây dựng và từng bước áp dụng phát triển bền vững trong ngành giao thông vận tải.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế:
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế dưới hình thức hợp tác đa phương, song phương với các nước,
các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.
+ Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ về kinh nghiệm, công nghệ và nguồn lực của các nước phát
triển.
+ Các Tổng cục, Cục Quản lý chuyên ngành, Tổng công ty, Ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao
thông vận tải huy động các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA của các nước để đẩy
nhanh việc thực hiện Đề án này.
b) Nguồn vốn thực hiện Đề án
Nguồn vốn thực hiện Đề án được huy động từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: vốn ngân
sách nhà nước; vốn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước; vốn hỗ trợ của nước ngoài và
các nguồn vốn khác. Nguồn vốn ngân sách nhà nước trước mắt ưu tiên thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
cơ bản của đề án, dự án giai đoạn 2011 - 2015.
Phê duyệt về nguyên tắc 18 nhiệm vụ, đề án, dự án (chi tiết như trong Phụ lục kèm theo Quyết
định này). Tổng kinh phí nhà nước cấp để thực hiện 18 nhiệm vụ, đề án, dự án trong giai đoạn 2011 -
2015 dự kiến là 700 tỷ đồng trên cơ sở tổng hợp các dự toán kinh phí chi tiết của từng nhiệm vụ, đề
án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trình tự lập kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm, giao và phân bổ chi tiết kế hoạch, quản
lý, thanh toán, quyết toán vốn được thực hiện theo các quy định hiện hành.
5. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Giao thông vận tải
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án với thành phần chính bao gồm: đại diện Bộ Giao
thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan. Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải là Trưởng Ban
Chỉ đạo thực hiện đề án.
- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát, bổ sung, xây dựng,
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
21
hiện đề án theo quy định. Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải.
- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập kế hoạch vốn ngân sách nhà nước dài
hạn và từng năm theo quy định.
- Chủ trì xây dựng, phê duyệt đề cương, kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện các dự án,
nhiệm vụ được phân công. Hướng dẫn và hỗ trợ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương xây dựng kế hoạch hành động và triển khai thực hiện đề án tại các địa phương.
- Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Đề án.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải bố trí
kế hoạch vốn ngân sách nhà nước dài hạn và từng năm để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy
định.
c) Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông
vận tải bố trí và hướng dẫn sử dụng kế hoạch vốn ngân sách hàng năm dài hạn và từng năm thực hiện
các nhiệm vụ, tiến độ của Đề án theo quy định.
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm
pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý; hướng dẫn về chuyên môn trong quá trình thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hệ
thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin, báo chí
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan, chỉ đạo và thực hiện thông
tin, tuyên truyền, để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải để các tổ
chức, người dân hưởng ứng thực hiện.
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Xây dựng kế hoạch hành động, cân đối, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện đề án tại các
địa phương.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành có liên quan trong việc triển khai thực
hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án liên quan đến địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
22
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban An toàn giao thông QG;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KGVX, NC,
KTTH, PL, ĐP;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
THỦ TƯỚNG
(đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
23
Phụ lục
DANH MỤC NHIỆM VỤ, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 855/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
TT Nội dung thực hiện
Cơ quan
chủ trì
Cơ quan phối
hợp
Thời gian
thực hiện
Kinh phí dự kiến
(Triệu đồng)
Ghi
chú
Ngân sách Khác
I
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH
SÁCH VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG GTVT
1
Khảo sát, đánh giá tình hình áp dụng tiêu
chuẩn khí thải Châu Âu (Euro 2); xây
dựng lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn
khí thải tiếp theo (Euro 3, 4, 5) đối với
phương tiện cơ giới đường bộ và chuẩn
bị cơ sở vật chất kỹ thuật để triển khai
thực hiện.
Bộ GTVT
(Cục
ĐKVN)
- Bộ KH&CN
- Bộ TN&MT
2011-
2015
5000
2
Rà soát, xây dựng, ban hành bổ sung, sửa
đổi các văn bản pháp lý, hệ thống tiêu
chuẩn, quy chuẩn về môi trường trong
Bộ GTVT
(Các Cục
Quản lý
- Bộ TN&MT
- Bộ KH&CN
- Bộ Công an
2011-
2015
2000
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
24
TT Nội dung thực hiện
Cơ quan
chủ trì
Cơ quan phối
hợp
Thời gian
thực hiện
Kinh phí dự kiến
(Triệu đồng)
Ghi
chú
lĩnh vực GTVT. chuyên
ngành)
II
NGHIÊN CỨU THAM GIA CÁC
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BVMT
TRONG HOẠT ĐỘNG GTVT
1
Khảo sát, đánh giá, đề xuất và chuẩn bị
các điều kiện gia nhập Công ước
MARPOL 73/78 (các phụ lục 3, 4, 5) và
các công ước về Bảo vệ môi trường khác
trong lĩnh vực Hàng hải
Bộ GTGT
(Cục
HHVN)
- Bộ TN&MT
- Bộ Ngoại giao
2011 -
2015
2000
2
Rà soát, cập nhật, xây dựng đề án gia
nhập các công ước quốc tế; các chương
trình, kế hoạch hành động quốc tế và khu
vực liên quan đến hoạt động môi trường
của ngành giao thông vận tải.
Bộ GTVT
- Bộ TN&MT
- Bộ Ngoại giao
1000
III
QUẢN LÝ CHẤT THẢI PHÁT SINH
TRONG HOẠT ĐỘNG GTVT
Đánh giá chính sách ô nhiễm giao thông ở Việt Nam
GVHD: TS Lê Văn Khoa
25
TT Nội dung thực hiện
Cơ quan
chủ trì
Cơ quan phối
hợp
Thời gian
thực hiện
Kinh phí dự kiến
(Triệu đồng)
Ghi
chú
1
Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý rác
thải do vận tải khách đường bộ và ứng
dụng trên các tuyến vận tải khách công
cộng.
Bộ GTVT
(Tổng cục
ĐBVN)
- UBND các
tỉnh, thành phố
trực thuộc
Trung ương
- Các doanh
nghiệp vận tải
2011-
2012
3.000
2.000
2
Xây dựng mô hình tổ chức quản lý chất
thải tại các cảng biển và đầu tư thí điểm
trung tâm thu gom, xử lý chất thải từ tàu
biển.
Bộ GTVT
(Cục
HHVN)
- Bộ TN&MT
- UBND tỉnh,
thành phố có
liên quan
2014-
2015
100.000
3
Xây dựng quy trình thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải do hoạt động vận
tải thủy nội địa tổ chức thí điểm trên một
số cảng đường thủy nội địa.
Bộ GTVT
(Cục
ĐTNĐ)
- Bộ TN&MT
- UBND tỉnh,
thành phố có
liên quan
2012-
2015
15.000
4
Thiết kế, lắp đặt hệ thống thiết bị vệ sinh
tự hoại trên các toa xe đường sắt.
Bộ GTVT
(Cục
ĐSVN)
- Bộ KH&ĐT
- Tổng công ty
ĐSVN
2011-
2015
50.000
50.000
5
Xây dựng thí điểm hệ thống xử lý nước
thải tập trung tại cảng hàng không quốc
tế Đà Nẵng
Bộ GTVT
(Cục
HKVN)
- Bộ TN&MT
- Tổng công ty
HKVN
2012-
2013
3.000