Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xe buýt tại Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.12 KB, 16 trang )

Chuyên đề năm thứ 3
Phần 1: GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế hiện nay thì nguồn năng lượng dầu
mỏ là không thể thiếu, nó chiếm tỷ lệ sử dụng khoảng 40% trong tất cả các nguồn
năng lượng trên thế giới. Tuy nhiên nguồn năng lượng này lại có giới hạn, nó
không được tái tạo thêm mà ngược lại nó lại được sử dụng ngày càng nhiều.
Theo dự đoán thì nguồn năng lượng này chỉ có thể đáp ứng trong vài chục năm
nữa. Vì vậy giá cả của nó ngày càng tăng lên là điều khó tránh khỏi. Khi giá xăng
dầu tăng thì nó ảnh hưởng rất lớn đến một số ngành nghề sử dụng nhiều xăng dầu
để hoạt động.
Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế
WTO thì nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bật trong tất cả
các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh…Nhưng trong những năm gần
đây mà đặc biệt là năm 2007 và đầu năm 2008 giá dầu thô trên thế giới tăng một
cách nhanh chóng làm cho giá xăng dầu trong nước cũng tăng theo. Việc giá
xăng dầu tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hàng ngày của người dân,
đến quá trình sản xuất của các doanh nghiệp…Vì vậy nó đã tác động rất lớn đến
nền kinh tế Việt Nam, mà trong đó có một số ngành nghề rất nhạy cảm với giá
xăng dầu như: khai thác thủy sản, giao thông vận tải…
Từ hai vấn đề trên, đòi hỏi cần có những phương hướng, biện pháp để
giảm những tác động xấu do giá xăng dầu tăng. Đó là lý do đề tài nghiên cứu
“Đánh giá tác động của giá xăng dầu đến một số ngành nghề của Việt Nam”
được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trang 1
Chuyên đề năm thứ 3
Mục tiêu chung của đề tài này là đánh giá tác động của giá xăng dầu đến một số
ngành nghề của Việt Nam từ đó đề ra những phương hướng, biện pháp khắc phục
nhằm giảm tác động của nó đối với các ngành này.


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá những mặt lợi và mặt hại của việc thả nổi giá xăng dầu theo giá thị
trường đối với nền kinh tế Việt Nam
- Đánh giá tác động của giá xăng dầu đối với ngành khai thác thủy hải sản và
ngành giao thông vận tải từ đó đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục
những tác động này.
3. Khái quát phương pháp tiến hành đề tài
3.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu
Chủ yếu các thông tin, số liệu là thu thập từ các nguồn:
+ Sách báo, tap chí, truyền hình
+ Inernet qua các trang tìm kiếm: www.goo gle.com.vn , www.gos.vn,… sử
dụng các từ khóa có liên quan để đến các trang Wed cần thu thập thông tin.
3.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả.
- So sánh sự biến động của giá xăng dầu qua các năm và tác động của nó đến
một số ngành nghề của Việt nam mà chủ yếu là dựa vào các yếu tố chi phí
nhiên liệu đầu vào của các ngành, trong đó chủ yếu là xăng dầu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do biến động của giá xăng dầu tác động đến rất nhiều ngành nghề, nhiều
lĩnh vực của nền kinh tế, và do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không thể
đánh giá sâu sắc tất cả các tác động này. Nên phạm vi của đề tài chỉ tập trung
vào đánh giá tác động của giá xăng dầu đến một số ngành nghề quan trọng của
nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến đầu năm 2008 trong đó
chủ yếu là hai ngành: khai thác thủy sản và giao thông vận tải.
Trang 2
Chuyên đề năm thứ 3
Phần 2: NỘI DUNG
1. Khái quát về sự biến động của giá xăng dầu trong vài năm trở lại đây
1.1 Sơ lược về sự biến động của giá dầu thô trên thị trường thế giới trong
vài năm trở lại đây và nguyên nhân dẫn đến sự biến động này

Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 giá dầu thô trên thị trường thế giới đã
tăng từ 62USD/thùng lên gần 100USD/thùng (nguồn tổng hợp từ báo tuổi trẻ và
vietnamnet). Cũng có lúc trong giai đoạn này thì giá dầu thô thế giới giảm nhưng
giảm không nhiều và giảm trong thời gian ngắn và sau đó lại tiếp tục tăng.
Giá dầu thô thế giới trong 3 tháng đầu năm 2008 lại tăng vọt lên hơn
100USD/thùng và trong đợt tăng giá này thì nó xuất phát từ những nguyên nhân
chủ yếu sau:
Cung cầu bất quân bình càng lúc càng thêm rõ nét: sản lượng dầu thềm
lục địa Bắc Hải giảm nhanh hơn dự báo. Bạo động ở Algeria, Nigeria,
Venezuela…góp phần đánh sụt lượng cung dầu thô. Cung giảm không cân đối
được cơn khát dầu gia tăng theo cường độ bùng nổ tăng trưởng của hai nhóm N4
(chủ lực là Trung Quốc và Ấn Độ) và N11 (dẫn đầu là ASEAN).
Theo Thượng Viện Mỹ mà cụ thể là Fadel Gheit khẳng định 40% giá
dầu bị chồng thêm bởi yếu tố đầu cơ. Do giá không ngừng leo thang, các công ty
hàng không quốc tế rót khoản tiền khổng lồ vào mua các “option” ở thị trường
dầu tương lai, bảo đảm ngưỡng giá 100USD/thùng ổn định đến tháng 3 năm
2009. Không riêng lĩnh vưc hàng không, các công ty chuyên doanh năng lượng
(dầu & khí đốt) cùng thành phần kiếm lời thông qua mua bán chứng khoán tương
lai, tích cực khuấy động giá dầu thô. Khoảng 10.000 giao dịch thực hiện trong
tháng 11/2007, tăng đột biến lên hơn 25.000 vài ngày đầu năm 2008.
Sau hết, không kém quan trọng là đồng đôla tuột giá lại tác đông làm
tăng giá dầu thô thế giới vì dầu thô lấy USD làm bản vị.
Trang 3
Chuyên đề năm thứ 3
1.2 Sơ lược biến động của giá xăng dầu ở Việt Nam trong vài năm trở lại
đây và nguyên nhân dẫn đến sự biến động này
1.2.1 Sơ lược biến động của giá xăng dầu ở Việt Nam trong vài năm trở
lại đây
Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 thì giá xăng dầu trong nước cũng biến
động tăng nhưng mức tăng này vẫn thấp hơn so với thị trường thế giới là do

chính sách trợ giá bù lỗ của Nhà Nước. Việc tăng giá là do Nhà Nước quyết định
và công bố. Ví dụ như biến động của giá dầu DO từ năm 2005 đến đầu năm 2008
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1:Biến động giá dầu DO từ năm 2005 đến nay
Đơn vị tính: Đồng/lít
Thời gian giữ mức giá Giá
17/08/2005 – 27/04/2006 7.500
27/04/2006 – 09/08/2006 7.900
09/08/2006 – 01/2007 8.600
01/2007 - 22/11/2007 8.700
22/11/2007 – 25/02/2008 10.200
25/02/2008 đến nay 13.900
(Nguồn tổng hợp từ báo tuổi trẻ)
Mốc quan trọng là vào ngày 25/02/2008. Giá xăng dầu đã được Nhà Nước
cho thả nổi theo giá thị trường. Theo nghị đinh 55 thì giá xăng dầu đã được giao
cho doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh. Từ thời điểm này các doanh nghiệp
nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu chính thức nhận quyền này, đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp và người dân phải chấp nhận sống chung với biến động của thị
trường thế giới và sau ngày 25/02 thì giá xăng dầu cụ thể là:
Xăng A92 tăng từ 13.300đ/lít lên 14.500đ/lít
Trang 4
Chuyên đề năm thứ 3
Xăng A95 tăng lên 14.800đ/lít
Dầu Diesel 0,25S tăng từ 10.200đ/lít lên 13.900đ/lít
Dầu madut tăng từ 8.500đ/lít lên 9.500đ/lít
Dầu Diesel 0,5S tăng lên 13.950đ/lít
1.2.2 Nguyên nhân chủ yếu để Nhà Nước đưa ra quyết định thả nổi giá
xăng dầu theo giá thi trường
- Giá dầu thô thế giới đang tăng cao ở mức kỷ lục mà Việt Nam vẫn chưa sản
xuất được xăng dầu phục vụ cho thị trường trong nước. Phải đến giữa năm

2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì chúng ta cũng
mới có thể đáp ứng được một phần nhu cầu (khoảng 6,5 triệu tấn/năm trong
tổng nhu cầu là 13,5 triệu tấn/ năm).
- Nhà Nước không thể bao cấp mà để doanh nghiệp tự hạch toán độc lập. Ví dụ
như chỉ riêng năm 2007, số tiền bù lỗ chi kinh doanh xăng dầu lên đến 11.000
tỷ đồng. Đây là số tiền rất lớn, thay vì phải tập trung bù lỗ cho doanh nghiệp
thì Nhà Nước có thể làm kinh phí cho chăm lo cộng đồng, hỗ trợ người
nghèo, vùng khó khăn, vung sâu, vùng xa…
- Nếu tiếp tục bao cấp về xăng dầu thì Nhà Nước vô tình bao cấp cho các
doanh nghiệp nước ngoài và bao cấp luôn các nước láng giềng do tình trạng
buôn lậu xăng dầu qua biên giới không thể kiểm soát nổi.
2.Đánh giá tác động của giá xăng dầu đối với nền kinh tế Việt Nam
2.1 Những mặt lợi và mặt hại của việc thả nổi giá xăng dầu theo giá thị
trường đối với nền kinh tế Việt Nam
2.1.1 Những mặt lợi
- Về mặt vĩ mô, Nhà Nước từ nay sẽ không phải đau đầu với con số hàng chục
ngàn tỷ đồng mỗi năm để bù lỗ hỗ trợ doanh nghiệp. Nguồn tiền lớn này thay
vì hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp thì từ nay sẽ hỗ trợ trực tiếp đến người
dân chịu sức ép của tăng giá xăng dầu.
Trang 5
Chuyên đề năm thứ 3
- Bên cạnh đó hàng loạt thành quả được tạo ra khi Nhà nước không phải mất
công, mất sức chống buôn lậu, ngăn ngừa tình trạng “bao cấp ngược” cho thị
trường khu vực và các doanh nghiệp nước ngoài hưởng lợi từ bao cấp giá.
- Từ nay doanh nghiệp cũng hoàn toàn chủ động trong kinh doanh mà không
phải chạy theo chính sách; ngược lại, cơ quan quản lý không phải can thiệp
vào doang nghiệp bằng những mệnh lệnh hành chính.
- Bên cạnh đó, thị trường cơ bản có được môi trường cạnh tranh mà ở đó doanh
nghiệp buộc phải đổi mới quản lý, tiết kiệm chi phí; còn người tiêu dùng thì
phải tiết kiệm tiêu dùng, được lựa chọn mức giá cạnh tranh…

2.1.2 Những mặt hại
- Các doanh nghiệp vân tải, với hàng ngàn lít xăng tiêu thụ mỗi ngày, số tiền
bội chi nhân với 1.500đ/lít đã là con số rất lớn. Chưa hết, phần đông đối
tượng là nông dân, ngư dân đang sử dụng số lượng lớn dầu cho sản xuất,
đánh bắt xa bờ… cũng sẽ oằn vai với số bội chi tới 3.700 đồng/lít dầu.
- Bên cạnh đó các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo bởi gần như chắc chắn,
hàng loạt các lĩnh vực kinh doanh khác có sử dụng xăng dầu cũng sẽ tăng giá
trong tương lai gần.
- Đặc biệt với ba ngành than, điện, xi măng, việc khống chế giá đầu ra trong
khi chi phí đầu vào tăng vọt sẽ làm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực này phải chịu sức ép rất lớn. Điều đó cũng sẽ làm cho các doanh nghiệp
này hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
chung.
- Giá xăng dầu tăng cũng sẽ tác động tiêu cực về mặt tâm lý. Như chúng ta đã
biết yếu tố tam lý luôn gây phản ứng dây chuyền đội giá của các hàng hóa, dịch
vụ khác đối với dân chúng theo vòng luân chuyển tiếp theo. Tác động tâm lý này
trên thực tế lại xảy ra với thị trường Việt Nam thường cao hơn rất nhiều so với
những dự liệu.
Trang 6

×