Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất, chất lượng đàn ong mật apis cerana nuôi tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 115 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






CAO THỊ HINH





NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA THỨC ĂN BỔ SUNG TỚI
NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG ĐÀN ONG MẬT APIS CERANA
NUÔI TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP















THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






CAO THỊ HINH





NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA THỨC ĂN BỔ SUNG TỚI
NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG ĐÀN ONG MẬT APIS CERANA

NUÔI TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN


CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 60.62.40


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Liên
2. TS. Ngô Nhật Thắng






THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa được
sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đươc cảm ơn. Các

tài liệu tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả


Cao Thị Hinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

LỜI CẢM ƠN

Được sự giúp đỡ của Nhà trường, khoa Sau Đại học, cơ quan và gia
đình, đặc biệt là sự quan tâm, tận tình giúp đỡ của hai thầy cô giáo hướng dẫn
tôi đã hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Sau Đại học, khoa Sư phạm KTNN, Viện khoa học sự sống,
Phòng Thống kê huyện Đại Từ, Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ, Trung tâm
Khí tượng Thủy văn Thái Nguyên.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của hai thầy cô
giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Liên, TS. Ngô Nhật Thắng.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã tạo các điều kiện về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành
luận văn này.

Tác giả

Cao Thị Hinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU…………………………………………………… ……

1
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………… …………
1
2. Mục đích của đề tài……………………………………………….…
3
3. Ý nghĩa của đề tài……………………………………… ………….
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………… …… ….………
4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài…………………………………………
4
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm về hình thái của ong nội
4
1.1.2. Xã hội đàn ong và đời sống của các cá thể ong……… ………
6
1.1.2.1. Xã hội đàn ong…………………………………… ……….…
6
1.1.2.2. Đời sống của các cá thể ong………………………… ………
7
1.1.3. Tình hình nuôi ong trên thế giới và ở Việt Nam………… ……
14
1.1.3.1. Tình hình nuôi ong trên thế giới……………………………….
14
1.1.3.2. Tình hình nuôi ong ở Việt Nam…………………………….…
16
1.1.4. Cây nguồn mật và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật của
cây nguồn mật………………………………………………………….

18
1.1.4.1. Cây nguồn mật……………………………………… ……….

18
1.1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật của cây nguồn mật…
20
1.1.4.3. Mật ong và sự chuyển hóa mật hoa thành mật ong……… ….
22
1.2. Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài……………… ……
25
1.2.1. Một số nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng mật ong và
một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ nước trong mật ong……………… …

25
1.2.1.1. Một số nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng mật ong.…
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1.2.1.2. Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nước
trong mật ong………………………………………… …………….

27
1.2.2. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu,
mùa vụ tới nghề nuôi ong mật…………………………………….……

28
1.2.3. Một số nghiên cứu về bổ sung thức ăn cho ong………….… …
30
1.2.3.1. Nghiên cứu về việc cho ong ăn đường và nước……… … …
30
1.2.3.2. Nghiên cứu về việc cho ong ăn phấn hoa và chất thay thế phấn hoa.
32
1.3. Điều kiện tự nhiên và tình hình nuôi ong tại huyện Đại Từ…….… …

34
1.3.1. Điều kiện tự nhiên……………………………………….………
34
1.3.1.1. Vị trí địa lý……………………………………………….……
34
1.3.1.2. Địa hình đất đai………………………………………… ……
34
1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn…………………………….………
35
1.3.2. Các cây hoa nguồn mật chính ở huyện Đại Từ… ……… ……
36
1.3.3. Tình hình nuôi ong trên địa bàn huyện Đại Từ……………….…
37
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU………………………………………………….……

39
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu………………….….…
39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu……………………….…………… ……
39
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu………………….…………………………
39
2.1.3. Thời gian nghiên cứu……………………………………………
39
2.2. Nội dung nghiên cứu …………………………….……… ………
39
2.2.1. Tình hình thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến
nghề nuôi ong mật.………………………………………………….………


39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2.2.2. Biến động số lượng đàn ong của huyện Đại Từ trong 3 năm (từ
năm 2008 - 2010) ……………………………………………………….……

39
2.2.3. Một số cây nguồn mật chủ yếu tại huyện Đại Từ…………………
39
2.2.4. Thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn bổ sung bột
đậu xanh và bột đậu tương tới năng suất, chất lượng đàn ong và mật
ong nội Apis cerana nuôi tại huyện Đại Từ………………………………


39
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
40
2.3.1. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến nghề nuôi ong……….……
40
2.3.2. Biến động số lượng đàn ong của huyện Đại Từ trong 3 năm
(2008-2010)……… ……………………………………………… …

40
2.3.3. Một số cây nguồn mật chủ yếu tại huyện Đại Từ……………
40
2.3.4. Thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn bổ sung bột
đậu xanh và bột đậu tương tới năng suất, chất lượng đàn ong và mật
ong nội Apis cerana nuôi tại huyện Đại Từ……………………… …



41
2.3.4.1. Thành phần hóa học của thức ăn bổ sung bột đậu xanh và bột
đậu tương………………………………………………………………

42
2.3.4.2. Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận theo mùa vụ ……….….
43
2.3.4.3. Phương pháp cân khối lượng các cấp ong………………… …
44
2.3.4.4. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng nhân đàn ong.…
44
2.3.4.5. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong……….
44
2.3.4.6. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong… …
45
2.3.4.7. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới tình hình dịch bệnh trên
các đàn ong……………………………………………………….……

45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2.4. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………
47
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………
49
3.1. Tình hình thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến
nghề nuôi ong mật………………………………………………….….
49
3.2. Một số cây nguồn mật chủ yếu tại huyện Đại Từ
50

3.3. Biến động số lượng đàn ong của huyện Đại Từ trong 3 năm
(2008-2010) ……………………………………… …………… …
52
3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung bột đậu xanh và
bột đậu tương tới năng suất chất lượng đàn ong và mật ong…… …
56
3.4.1. Thành phần hóa học của thức ăn bổ sung………………………
56
3.4.2. Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận được trong thí nghiệm
57
3.4.2.1. Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận được trong thí nghiệm ở
vụ Xuân Hè …………………………………………………… …
58
3.4.2.2. Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận được trong vụ Thu Đông…….
59
3.5. Ảnh hưởng của thức ăn bố sung tới khối lượng của ong chúa
63
3.5.1. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khối lượng ong chúa
63
3.5.2. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khối lượng ong chúa, ong
đực, ong thợ trong vụ Thu Đông
64
3.6. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng nhân đàn ong……
65
3.6.1. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng nhân đàn ong
trong vụ Xuân Hè……………………………………………………

66
3.6.2. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng nhân đàn ong
trong vụ Thu Đông…………………………………………………….


67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3.7. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong ………….
70
3.7.1. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong vụ Xuân Hè…
71
3.7.2. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong vụ Thu Đông…
72
3.8. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong……….…
73
3.8.1. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong hoa vải
74
3.8.2. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong hoa nhãn…….
76
3.8.3. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong hoa bạch đàn
77
3.9. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng kháng bệnh của đàn ong…
78
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ…………………………….
81
4.1. Kết luận……………………………………………………………
81
4.1.1. Về ảnh hưởng của thời tiết khí hậu và cây nguồn mật đối với
nghề nuôi ong tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên………………………

81
4.1.2. Về nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung bột đậu xanh và
bột đậu tương tới năng suất, chất lượng đàn ong và mật ong……….….


81
4.2. Đề nghị ……………………………………………………………
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………… …………………
84
I. Tài liệu tiếng Việt………………………………………….… …….
84
II. Tài liệu tiếng Anh…………………………………………………
86
III. Tài liệu tiếng Pháp
89
IV. Tài liệu từ mạng Internet
89
PHỤ LỤC: DANH MỤC CÁC CÂY NGUỒN MẬT - PHẤN Ở VIỆT NAM……….
90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BS
: Bổ sung
ĐVT
: Đơn vị tính
ĐC
: Đối chứng
G
: Gam

Kg
: Kilogram
Li
: Lipid
Mg
:Miligam
Pr
: Protein

: Thức ăn
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TN
: Thí nghiệm
VCK
: Vật chất khô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Các giai đoạn phát triển của ong Apis cerana………… ………… .9
Bảng 1.2. Các giai đoạn trưởng thành của ong chúa thuộc chủng Apis
cerana………………………………………………………………….….… ….11
Bảng 1.3. Khoảng cách từ khi giao phối đến khi đẻ của ong chúa……….…12
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn chất lượng mật ong………………………………… 26
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm……………………………… …………41
Bảng 3.1. Tình hình thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên năm 2010… …49
Bảng 3.2. Một số cây nguồn mật chủ yếu tại huyện Đại Từ……………… 50
Bảng 3.3. Biến động số lượng đàn ong qua 3 năm (2008-2010)……… 53

Bảng 3.4. Thành phần hóa học của bột đậu xanh và bột đậu tương……… 57
Bảng 3.5. Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận được trong vụ Xuân Hè … 59
Bảng 3.6. Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận trong vụ Thu Đông…… …61
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thức ăn bố sung tới khối lượng ong chúa, ong đực,
ong thợ trong vụ Xuân Hè 63
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thức ăn bố sung tới khối lượng ong chúa, ong đực,
ong thợ trong vụ Thu Đông………………………… ………….………… 65
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng nhân đàn ong trong vụ
Xuân Hè…………………………………………….………………… ……67
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng nhân đàn ong
trong vụ Thu Đông ……………………………………………………… 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong vụ Xuân
Hè……………………………………….……………………………………72
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong vụ Thu
Đông…………………………………….……………………………………73
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong hoa vải… 76
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong hoa nhãn….77
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật hoa bạch đàn.…78
Bảng 3.16. Tình hình dịch bệnh trên các đàn ong………….……… ………80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Biểu diễn quy trình tạo hỗn hợp thức ăn bổ sung cho ong ….42
Biểu đồ 3.1. Biến động số lượng đàn ong qua 3 năm (2008 – 2010) tại huyện
Đại Từ……………………………………………………………………… 55
Biểu đồ 3.2. Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận được trong vụ Xuân Hè và

Thu Đông…………………………………………………………………….62
Biêu đồ 3.3. Hệ số nhân đàn ong trong hai vụ Xuân Hè và Thu Đông… …68
Biểu đồ 3.4. Năng suất mật bình quân của hai vụ Xuân Hè và Thu Đông….73




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết khí hậu có nhiều biến đổi
phức tạp theo chiều hướng bất lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp trong đó
có ngành chăn nuôi. Tình hình dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở
trâu bò, rồi mới đây là dịch bệnh tai xanh ở lợn đã liên tục bùng phát và làm
giảm đi đáng kể tỷ trọng của ngành chăn nuôi. Trước tình hình đó, việc tìm ra
một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi nhằm tăng thu nhập cho người dân,
xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm cho người nông dân là vấn đề
được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm. Một trong những đối tượng được chọn
để phục vụ cho các mục đích này là con ong và sự phát triển nghề nuôi ong.
Nghề nuôi ong đòi hỏi kỹ thuật chứ không đòi hỏi về sức lực, không
đòi hỏi có diện tích đất đai riêng, không bóc lột tài nguyên thiên nhiên. Vốn
đầu tư ban đầu cho nuôi ong không lớn chủ yếu là mua giống và một số thức
ăn, còn các vật liệu khác rẻ tiền như thùng nuôi ong, dụng cụ thu mật, khung
cầu… có thể tận dụng gỗ, tre khai thác tại chỗ, chi phí thấp thu hồi vốn nhanh.
Nuôi ong có ý nghĩa kinh tế lớn. Các sản phẩm do ong tạo ra như mật ong,
phấn hoa, sữa chúa không chỉ là nguồn thực phẩm cao cấp, nguồn dược liệu
quý mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Đồng thời nuôi ong mật đã góp

phần tăng năng suất và chất lượng cho các cây trồng, nông, lâm nghiệp. Dùng
ong để thụ phấn cho cây trồng là một biện pháp thâm canh tăng năng suất đạt
hiệu quả cao. Theo tính toán của các chuyên gia thì lợi nhuận do ong thụ phấn
cho cây trồng lớn hơn lợi nhuận toàn bộ các sản phẩm từ ngành ong từ 10 đến
140 lần (Levin, 1983 [36]; Eton, 1994 [30]). Nuôi ong còn tạo thêm công ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
việc làm cho người dân, một vấn đề rất có ý nghĩa với một nước nông nghiệp
với lực lượng lao động dồi dào và đang có chiều hướng dôi dư như Việt Nam.
Cùng với những thuận lợi sẵn có của nghề nuôi ong thì trong những
năm gần đây nhờ có các dự án, chương trình phát triển lâm nghiệp, phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, chuyển đổi, cải tạo
vườn tạp sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp tập trung với quy mô
lớn đã góp phần tạo ra nguồn thức ăn dồi dào, phong phú, là điều kiện thuận
lợi cho nghề nuôi ong phát triển. Với nguồn hoa hiện có chúng ta có thể nuôi
được hàng triệu đàn ong để khai thác sản phẩm (Đào Phúc Đương, 1981 [9];
Đinh Quyết Tâm, 1995 [46]). Tuy nhiên với nguồn thức ăn sẵn có như mật
hoa, phấn hoa thì phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên là khí hậu thời tiết.
Nếu thời tiết thuận lợi thì nguồn thức ăn vào các vụ hoa có thể dư thừa, ngược
lại thời tiết nắng nóng, mưa nhiều mất mùa hoa và đồng thời nguồn thức ăn
cho ong cũng bị thiếu hụt. Mặt khác, nguồn thức ăn cho ong còn phụ thuộc
vào các mùa trong năm. Vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu nhưng mùa đông là
mùa khan hiếm thức ăn nhất và đây cũng là mùa khó khăn nhất đối với người
nuôi ong để duy trì được đàn ong.
Để khắc phục được những khó khăn về nguồn thức ăn cho ong và đồng
thời chủ động được nguồn thức ăn dự trữ cho ong vào những mùa khan hiếm
thức ăn, những khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi thì rất cần có một công trình
nghiên cứu về nguồn thức ăn bổ sung cho ong, nhằm phát triển đàn ong với

năng suất, chất lượng cao.
Đáp ứng cho tính cấp thiết trong thực tiễn sản xuất với nghề nuôi ong,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức
ăn bổ sung tới năng suất, chất lượng đàn ong mật Apis cerana nuôi tại
huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
2. Mục đích của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của thức ăn tự nhiên và thức ăn bổ sung tới
năng suất, chất lượng đàn ong và mật ong, từ đó đề xuất được quy trình bổ
sung thức ăn phù hợp cho ong để nuôi ong có hiệu quả cao nhất.
3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được hoàn thành sẽ cung cấp cho người nuôi ong những thông
tin cơ bản về sử dụng thức ăn bổ sung cho ong, để nuôi dưỡng, duy trì đàn
ong mật tốt hơn trong thời gian nguồn thức ăn ngoài tự nhiên khan hiếm hay
cạn kiệt.
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm về hình thái của ong nội
Theo tác giả F. Ruttner (1988)[44] ong mật thuộc
- Ngành: Chân đốt (A. thropada)
- Lớp: Côn trùng (Insecta)
- Bộ: Cánh màng (Hymenoptera)
- Họ: Ong mật (Apisdae)
- Tộc: (Apini)
- Giống: Ong mật (Apis)
Trên thế giới có 9 loài ong mật, ở Việt Nam có 4 loài chính là: Ong
châu Âu (ong Ý) A. mellifera, ong châu Á (ong Nội) A. cerana, ong khoái hay
ong gác kèo A. dorsata, ong ruồi A. florae. Hai loài A. dorsata và A. florae là
loài dã sinh chưa được thuần hoá, mới dừng ở mức khai thác tự nhiên. Một
trong những loài ong mật được nuôi phổ biến ở Việt Nam nói chung và ở
Thái Nguyên nói riêng là loài ong mật Apis cerana.
Dựa trên đặc điểm hình thái, phân bố địa lý loài ong nội (A. cerana)
được chia thành 4 phân loài: A. cerana indica (Fabricius 1798), A. cerana
cerana (Fabricius 1793), A. cerana himalaya (Maa 1944) và A. cerana
japonica (Radoszkowski 1877) (Ruttner, 1988) [44]. Còn Heburn H.R.et al
(2001) chia ong nội thành 33 phân loài, trong đó có 9 phân loài có tên và
24 phân loài chưa được đặt tên: A. cerana cerana (Fabricius 1793), A.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
cerana indica (Fabricius 1798), A. cerana japonica (Radoszkowski 1877),
A. cerana javana (Enderlein 1906), A. cerana himalaya (Maa 1944), A.
cerana skorikovi (Maa 1944), A. cerana abaensis (Yun and Kuang 1982),
A. cerana hainanensis (Yun and Kuang 1982) và A. cerana philipina
(Skorikovi 1929). Radloff S.E.et al (2005), thu thập 58 đàn ong A. cerana
vùng phía tây dãy Himalaya với 27 chỉ tiêu hình thái được xử lí thống kê
bằng phương pháp phân tích đa biến đã xác định được khu vực này có 2
nhóm là: Hindu Kush - Kashmir và Himachal Pradesh (dẫn theo Nguyễn
Thị Thắm, 2010) [19].
Ở Việt Nam, từ năm 1978 đến nay đã nhiều tác giả nghiên cứu về hình
thái ong A. cerana trên các địa phương khác nhau (Lê Đình Thái, Nguyễn
Văn Niệm, 1980 [18]; Nguyễn Văn Niệm và cộng sự, 1992 [40]. Qua phân
tích các tác giả đã đi đến kết luận: Theo sự giảm về vĩ độ thì kích thước cơ thể
ong nhỏ đi. A. cerana ở miền Bắc có kích thước lớn hơn A. cerana ở miền
Nam, ong ở Hoà Bình có kích thước lớn hơn ong ở Như Xuân – Thanh Hoá.
Ong ở miền Bắc có một số chỉ tiêu thuộc về ong A. cerana cerana như chiều
dài vòi hút của ong đực. Một số chỉ tiêu khác như chiều dài/chiều rộng ô
Radian, chiều dài cánh trước ong chúa lại thuộc về phân loài A. cerana indica.
Do các chỉ tiêu phân tích còn ít, chỉ có 27 chỉ tiêu, trong đó ở ong thợ là 14
chỉ tiêu, trong khi ở nước ngoài phân tích từ 35-55 chỉ tiêu cho nên trong suốt
thời gian đầu các nhà khoa học Việt Nam chưa khẳng định được ong A.
cerana của ta thuộc phân loài nào. Đến năm 1992, các tác giả Nguyễn Văn
Niệm và Trần Đức Hà mới kết luận: ong A. cerana miền Bắc thuộc phân loài
A. cerana cerana. Theo kết quả phân tích 4 mẫu ong ở miền Bắc Việt Nam,
tác giả Rutter, 1988 [44] cho biết: A. cerana ở miền Bắc thuộc phân loài A.
cerana cerana nhưng các chỉ tiêu hình thái của ong A. cerana cerana lại tách

riêng ra một nhóm gần với A. cerana himalaya. Trên bản đồ phân loại ong A.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
cerana ở phía Nam nước ta thuộc phân loài A. cerana indica. Theo Nguyễn
Văn Niệm (1991) [16], ong A. cerana ở miền Bắc có tầm vóc lớn hơn A.
cerana ở miền Nam.
Tác giả Phạm Văn Lập và cộng sự (1992) [35] cho biết: khối lượng
chúa tơ, số ống trứng của ong A. cerana cerana lớn hơn so với ong A. cerana
indica (150mg và 98 ống dẫn trứng so với 124mg và 86 ống dẫn trứng). Kích
thước lỗ tổ và khoảng cách giữa các bánh tổ của ong A. cerana cerana ở miền
Bắc và A. cerana indica miền Nam cũng có sự khác nhau.
Theo (Verma, 1990) [47] việc nghiên cứu về hình thái ong Apis Cerana
còn rất ít, và còn chưa đầy đủ, có thể còn nhiều phân loài mới, dạng sinh thái
mới, thậm chí là một loài mới nữa ở châu Á.
1.1.2. Xã hội đàn ong và đời sống của các cá thể ong
1.1.2.1. Xã hội đàn ong
Cơ cấu xã hội của một đàn ong mật là kết quả của một quá trình lịch sử
phát triển lâu dài của loài ong. Đàn ong phải bao gồm cả ong trưởng thành,
trứng, ấu trùng và nhộng. Theo một số tác giả thì cầu nhộng và cầu thức ăn dự
trữ cũng được coi là thành phần của một đàn ong.
Một đàn ong là một đơn vị sinh học hoàn chỉnh gồm 3 loại hình ong:
ong chúa, ong đực và ong thợ. Mỗi loại hình có một vị trí sinh học nhất định
trong đàn, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Nguyễn Duy Hoan và cộng sự,
2008)[14]. Một đàn ong thông thường có một ong chúa (làm nhiệm vụ sinh
sản), hàng vạn ong thợ trưởng thành và trong mùa hoạt động có vài trăm ong
đực cùng với một số trứng, ấu trùng và nhộng sẽ nở thành ong thợ và ong
đực. Có thể có những trường hợp đàn ong trong một thời điểm nào đó không
có trứng, ấu trùng và nhộng do vào mùa đông không có hoa, ong chúa tơ chưa

giao phối, chưa đẻ hoặc do cách xử lý của người nuôi ong trong một số tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
nhất đinh. Khi ong chúa già và chết hoặc bị người nuôi ong mang đi nơi khác,
đàn ong có thể tạo ra chúa mới. Người nuôi ong cũng có thể tạo ra chúa mới
để thay thế cho những ong chúa đã già hoặc cho đàn ong bị mất chúa. Ong
đực thường không có mặt trong đàn ong vào những mùa ong chúa ngừng đẻ
hoặc khan hiếm thức ăn.
1.1.2.2. Đời sống của các cá thể ong
* Đời sống ong thợ
Vòng đời của ong mật trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và
ong trưởng thành. Trong cùng một đàn, thời gian phát triển của ong thợ, ong
đực và ong chúa là khác nhau, giữa các loài có sự khác nhau lớn.
Ở giai đoạn trứng, phôi phát triển nhờ hấp thụ chất dinh dưỡng từ lòng
đỏ, giầu protein. Trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng được những con ong non
nuôi bằng thức ăn đưa vào lỗ tổ. Ấu trùng tăng trưởng rất nhanh về kích thước
cũng như về khối lượng, nhờ sự tăng của các tế bào cơ thể đến hàng nghìn lần
kích thước ban đầu mà không có sự phân chia.
Ong thợ phát triển từ trứng trong những lỗ tổ gần như nằm ngang ở cầu
ong. Những trứng nở thành ong thợ là những trứng đã được thụ tinh bằng tinh
trùng của ong đực, dự trữ trong túi chứa tinh trong cơ thể ong chúa và được
điều tiết theo phản ứng của ong chúa đối với kích thước lỗ tổ ong thợ.
Những con ong thợ non làm nhiệm vụ “nuôi dưỡng”, thường xuyên tiết
chất dinh dưỡng từ hạ hầu của chúng vào những lỗ tổ có ấu trùng. Lidauer
(1953) tính rằng tổng cộng tới 143 lần cho ăn cho mỗi ấu trùng, mỗi con ong
“nuôi dưỡng” có khả năng cho ấu trùng ăn tới 400 lần, nghĩa là trong cuộc đời
của nó có thể nuôi 2-3 ấu trùng (dẫn theo Crane, 1990)[5].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
Thức ăn nuôi ấu trùng được tiết ra từ những tuyến hạ hầu và hàm trên
của những con ong “nuôi dưỡng” (ong thợ non), giầu protein, vitamin và
những chất dinh dưỡng cần thiết cho ấu trùng. Phần lớn những chất dinh
dưỡng đó chuyển hoá từ phấn hoa do ong “nuôi dưỡng” đã ăn. Thức ăn mà
ong “nuôi dưỡng” để nuôi ấu trùng là “sữa ong thợ” khác với “sữa ong chúa”
chỉ dành riêng cung cấp cho lỗ tổ có ấu trùng ong chúa.
Thức ăn của ấu trùng ong thợ trong mấy ngày đầu có tỷ lệ đường thấp.
Sau 2,5-3 ngày, thức ăn của ấu trùng thay đổi, có thêm mật và phấn, thành
phần phấn hoa trong sữa ong thợ chỉ là phụ mà thôi. Khi được 5 ngày tuổi, ấu
trùng ngừng ăn và ong thợ vít nắp lỗ tổ. Khác với ấu trùng ong chúa, ấu trùng
nằm trong lỗ tổ vít nắp không được ăn nữa. Khi đã phát triển đầy đủ thì ấu
trùng tiết ra các sợi tơ để làm kén và trong quá trình kéo kén ấu trùng lộn một
số vòng, ong thợ lộn 37 vòng, ong chúa lộn 40-50 vòng, ong đực lộn 40-80
vòng, mỗi vòng diễn ra khoảng một giờ hoặc non một giờ. Cuối cùng, ấu
trùng ong thợ nằm dọc theo lỗ tổ, đầu hướng ra phía ngoài; nó thực hiện được
sự chuyển mình này không phải vì phản ứng đối với trọng lực như ở ấu trùng
ong chúa, mà vì nhận biết được sự khác nhau về cấu tạo và hình dạng của nắp
và đáy tổ, đáy lỗ tổ hình thành bởi vách giữa hai lớp lỗ tổ của cầu ong. Vài ba
ngày sau khi nhả tơ, ấu trùng hoá nhộng và nhóm tế bào thứ hai trong cơ thể
nhộng (vốn rất nhỏ và bất động trong giai đoạn ấu trùng) đột nhiên bắt đầu
phân chí nhanh chóng. Những tế bào đó sẽ trở thành những mô của ong
trưởng thành và tất nhiên sẽ thay thế toàn bộ các tế bào của ấu trùng. Sự phát
triển từ ấu trùng thành nhộng không phải về kích thước mà về thay đổi cấu tạo
của cơ thể để trở thành ong trưởng thành.
Theo Crane (1990)[5], các giai đoạn phát triển của ong thợ, ong chúa,
ong đực thuộc giống A. cerana được mô tả qua bảng sau:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
Bảng 1.1. Các giai đoạn phát triển của ong Apis cerana
Loại ong
Giai đoạn phát triển (ngày)
Trứng
Nở ra ấu
trùng
Vít nắp
Nở thành
ong
Ong thợ
0
3
8
20-21
Ong chúa
0
3
8
15-16
Ong đực
0
3
9,5
23-24

Trong đó: - Nở ra ấu trùng: là số ngày trứng nở ra ấu trùng
- Vít nắp: Số ngày ấu trùng được vít nắp trong lỗ tổ

- Nở thành ong: Số ngày ong trưởng thành nở ra khỏi lỗ tổ
Khi ấu trùng ăn, nó tự sản sinh ra nhiệt; còn trong giai đoạn nhộng,
nhiệt luôn được duy trì ở 35
0
C nhưng hoàn toàn do những con ong che phủ
ở mặt cầu.
Cuối cùng, con ong non hình thành, lột bỏ lớp da nhộng, dùng hàm cắn
nắp vít và chui ra ngoài, cơ thể màu xam xám và mềm yếu. Trong suốt quá
trình phát triển từ trứng đến ấu trùng và nhộng, con ong chỉ ở trong từng lỗ tổ
riêng, không hề có sự tiếp xúc với nhau. Đó là một điểm trái ngược rõ rệt với
cuộc sống xã hội rất cao khi chúng là ong trưởng thành.
Khi chui ra khỏi lỗ tổ thì cấu tạo về mặt giải phẫu của một con ong
trưởng thành đã hình thành và hoàn chỉnh. Nhưng sau đó nó phải trải qua thời
kỳ phát triển hoàn toàn hệ thống các tuyến và bộ máy sinh dục. Thời kỳ này
nó cần rất nhiều protein và những chất dinh dưỡng khác không phải là hydrat
cacbon sẵn có trong phấn hoa. Mấy ngày đầu sau khi nở, ong thợ phải ăn đủ
một số lượng phấn hoa có chất lượng cao để các tuyến có thể phát huy hết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
tiềm năng. Tuổi thọ của ong thợ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó số
lượng phấn hoa mà nó được ăn trong thời kỳ ong non và tổng số ấu trùng mà
nó phải nuôi là hai yếu tố quyết định.
* Đời sống của ong chúa
Cũng như ong thợ, ong chúa được phát triển từ trứng được thụ tinh.
Nhưng khác với ong thợ là ấu trùng ong chúa được những con ong nuôi
dưỡng tiết ra và cho ăn những thức ăn khác với thức ăn của ấu trùng ong thợ.
Những con nuôi dưỡng điều chỉnh lượng nước trong thức ăn, vì vậy cũng là
điều chỉnh thành phần thức ăn của mỗi loại ong. Thức ăn của ấu trùng ong thợ

chỉ có 12% đường, và được ăn như vậy trong 1,25 ngày (đến khi ấu trùng
được 2,5 ngày tuổi thì tỷ lệ đường trong thức ăn còn rất thấp). Còn thức ăn
của ấu trùng ong chúa có hàm lượng đường cao hơn (34%) và được duy trì
suốt từ 1 đến 4 ngày tuổi. Tỷ lệ đường cao hơn như vậy kích thích ấu trùng ăn
càng nhiều thức ăn; và thức ăn được cung cấp thoả mái, cho đến khi vít nắp
mũ chúa vẫn còn nhiều thức ăn để ấu trùng tiếp tục ăn, ấu trùng ong chúa tiêu
thụ thức ăn nhiều hơn ấu trùng ong thợ 25%. Thức ăn do ong nuôi dưỡng tiết
ra để nuôi ấu trùng ong chúa được gọi là sữa chúa. Cũng đã có nhiều nhà
nghiên cứu thấy chút ít phấn trong thức ăn của ấu trùng ong chúa (Ribblands,
1953) (dẫn theo Crane, 1990)[5].
Khi lỗ tổ ong chúa đã được ong thợ vít nắp, trước khi nhả tơ làm kén và
thành nhộng, ấu trùng đã xoay mình để đầu xuống phía dưới. Khi hoàn thành
giai đoạn phát triển trong lỗ tổ, ong chúa cắn gần hết nắp mũ chúa hình tròn
và chui ra, hoà nhập với những thợ trưởng thành ở trong đàn.
Công việc đầu tiên của con ong chúa khi vừa chui ra khỏi lỗ tổ là tìm
kiếm xem trong đàn có còn mũ chúa nào có chúa sắp nở ra không. Nếu có, nó
mở vách mũ chúa đó ra và đốt cho chết con chúa đó đi. Trường hợp ong chúa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
được tạo ra để chuẩn bị cho việc chia đàn thì ong thợ bâu kín xung quanh mũ
chúa để con ong chúa nở ra trước đó không giết được. Những con chúa được
tạo thêm này sẽ bay ra (chưa giao phối) với từng nhóm quân mà số lượng do
ong thợ tự điều chỉnh.
Bảng 1.2. Các giai đoạn trƣởng thành của ong chúa thuộc chủng
Apis cerana
Chủng Apis cerana
Nở
Bay

Giao phối
Đẻ trứng
Vùng ôn đới
0
4-6
5-7
9-11
Kachmir
0
3-4
4-6
6-8
Miền núi Ấn Độ
0
2-7
5-8
8-12
Philippin
0
3-4
5-6
7-8

Trong đó: Bay: ngày thực hiện chuyến bay đầu tiên
Giao phối: ngày xảy ra sự giao phối
Đẻ: ngày bắt đầu đẻ trứng
Trong mấy ngày đầu sau khi chui ra khỏi lỗ tổ, ong chúa tơ có phản
ứng âm đối với ánh sáng; nó cảm thấy khó chịu với ánh sáng ở cửa tổ. Thoạt
đầu, ong thợ không để ý, không nhận biết sự có mặt của ong chúa tơ, nhưng
sau vài giờ ong thợ bắt đầu tiếp xúc, chải chuốt cho nó. Chúng cũng bắt đầu

quấy nhiễu, tấn công làm ong chúa tơ bị xua đuổi liên tiếp đến mệt nhoài. Và
thường là sau cuộc xua đuổi ong chúa được ăn nhiều hơn. Cũng có khi ong
chúa tơ tự ý chạy lung tung, dẫm đạp lên ong thợ và đối xử thô bạo với ong
thợ, thậm chí có khi đốt và giết chết ong thợ. Bằng cách đó và nhiều cách
khác nó thiết lập vị trí trị vì của nó trong đàn. Hơn nữa, nhờ kết quả của việc
tập luyện mạnh mẽ, ong chúa tơ trở lên có khả năng thực hiện những chuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
bay dài khỏi tổ và lại trở về. Đối với một đàn ong, mất mát từng con ong thợ
khi bay ra ngoài thì không có vấn đề gì, nhưng nếu là mất con ong chúa mới
thì thật là tai hại, nhất là nếu không có ấu trùng ở độ tuổi để nuôi dưỡng thành
ong chúa.
Ở những miền ôn đới phía Bắc, ong chúa bay ra ngoài vào buổi chiều,
lúc 14-16 giờ, khi nhiệt độ khí trời trên 20
0
C không có gió hoặc gió nhẹ.
Nhiều con ong chúa thực hiện một chuyến bay ngắn, nghỉ trong ít phút để xác
định phương hướng trước khi bay dài hơn (tới 30 phút) để giao phối. Sau khi
giao phối, ong chúa bay trở về tổ, ong thợ rất ân cần chăm sóc nó, cho nó ăn.
Khoảng 2-4 ngày sau, nó bắt đầu đẻ nhưng cũng có những trường hợp chỉ 24
giờ sau ong chúa bắt đầu đẻ.
Oertel (1940) (dẫn theo Crane, 1990)[5] đã theo dõi khoảng cách từ sau
khi giao phối đến khi đẻ của 56 con ong chúa như sau:
Bảng 1.3. Khoảng cách từ khi giao phối đến khi đẻ của ong chúa
Số ngày (Sau khi giao phối)
1
2
3

4
5-8
Tỷ lệ ong chúa đẻ (%)
2
20
39
24
15

Số trứng mà ong chúa đẻ trong 24 giờ phụ thuộc vào độ tuổi của ong
chúa, vào thế đàn, các điều kiện khác của đàn, vào tình hình không gian các
cầu ong và vào điều kiên bên ngoài, trong đó có độ dài ngày (độ dài chiếu
sáng) và mức tăng hay giảm của độ dài ngày. Số trứng đẻ ra trong ngày còn
tuỳ thuộc vào loài ong (nói chung loài ong Apis cerana đẻ ít hơn loài ong
Apis mellifera).
Khả năng đẻ của ong chúa sẽ giảm đi khi nó ở 2-3 tuổi, có thể sớm
hơn nếu trong khi giao phối nó nhận được quá ít tinh dịch. Đi đôi với tuổi
già, khả năng sinh ra những chất pheromone của ong chúa cũng giảm đi, và

×