Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ ĐÌNH HUY
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ SẮN
TRONG KHẨU PHẦN NUÔI THỎ NEW ZEALAND
TẠI THỊ XÃ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LIÊN
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực, khách quan và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Tác giả
Đỗ Đình Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của Nhà trường, cơ quan, tập thể, cá
nhân và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Liên -
GS. Nguyễn Quang Tuyên - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học,
Khoa Chăn nuôi - Thú y, Viện Khoa học sự sống Đại học Thái Nguyên và các
thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trường Đại học Nông Lâm, Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ, công nhân viên
tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây nơi tôi tiến hành nghiên cứu đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Kinh tế thị xã Tuyên Quang - Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, cấp ủy, chính quyền và nhân
dân các phường, xã thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, cùng toàn thể
gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Tác giả
Đỗ Đình Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các từ viết tắt
vii
Danh mục các bảng biểu
viii
Danh mục các hình
x
MỞ ĐẦU 0
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Tình hình chăn nuôi thỏ trên thế giới và Việt Nam 4
1.1.1.1. Sản xuất và tiêu thụ thỏ trên thế giới 4
1.1.1.2. Thương mại thỏ trên thế giới 6
1.1.1.3. Tình hình sản xuất thỏ trong nước 7
1.1.2. Nguồn gốc và một số đặc điểm sinh học của thỏ nhà 9
1.1.2.1. Sơ lược nguồn gốc và thuần hóa 9
1.1.2.2. Phân loạ i thỏ 10
1.1.2.3. Mộ t số đặ c điể m chung của thỏ 11
1.1.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và sinh lý tiêu hoá của thỏ 12
1.1.3.1. Đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa của thỏ 12
1.1.3.2. Đặc điểm tiêu hóa của thỏ 14
1.1.4. Một số đặc điểm về sinh trưởng, phát triển của thỏ 15
1.1.4.1. Sự sinh trưởng, sự phát dục 15
1.1.4.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ 17
1.1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của thỏ 18
1.2. Một số đặc điểm của giống thỏ New Zealand 22
1.3. Một số thức ăn xanh thường dùng trong chăn nuôi thỏ 24
1.4. Một số đặc điểm của lá sắn 25
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 28
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 28
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 32
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 35
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 35
2.3. Nội dung nghiên cứu 35
2.3.1. Tình hình chăn nuôi thỏ tại Thị xã Tuyên Quang. 35
2.3.2. Ảnh hưởng của lá sắn ở 3 mức khác nhau tới tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh
dưỡng trong khẩu phần nuôi thỏ thí nghiệm 35
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lá sắn ở 3 mức khác nhau tới khả năng sinh
trưởng và cho thịt của thỏ 35
2.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.4.1. Phương pháp điều tra 36
2.4.2. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thử mức tiêu hóa của các chất dinh dưỡng
trong khẩu phần được thay thế thức ăn xanh bằng lá sắn ở 3 mức 5-10-
15% 36
2.4.3. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của lá sắn ở 3 tỷ lệ khác nhau đến
khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ thí nghiệm 38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43
3.1. Tình hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn 43
3.2. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần nuôi
dưỡng thỏ 48
3.2.1. Kết quả phân tích thành phần hóa học của lá sắn làm thí nghiệm 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.2.2. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong KP thí nghiệm nuôi thỏ ở giai
đoạn 30 ngày tuổi 49
3.3. Tỉ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của thỏ thí nghiệm 50
3.3.1. Tỷ lệ nuôi số ng củ a thỏ qua cá c giai đoạ n tuổ i 50
3.3.2. Sinh trưởng tích lũy của thỏ thí nghiệm 51
3.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ thí nghiệm 54
3.3.4. Sinh trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm 55
3.4. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng (kg/kg TT) 57
3.4.1. Kết quả thu nhận thức ăn của thỏ thí nghiệm (g/con/ngày) 59
3.4.2. Thu nhận dinh dưỡng của thỏ thí nghiệm, g/con/ngày 61
3.5. Kết quả mổ khảo sát 64
3.6. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của thịt thỏ 65
3.7. Chi phí thức ăn cho thỏ thí nghiệm 66
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 69
4.1. Kết luận 69
4.2. Tồn tại 70
4.3. Đề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
Cs: Cộng sự
Cs: Cai sữa
ĐVT: Đơn vị tính
Dd: Dinh dưỡng
DXKĐ: Dẫn xuất không đạm
g: Gam
hh: Hỗn hợp
Li: Lipit
Kg: Kilogam
KL: Khối lượng
KP: Khẩu phần
mg: Miligam
P: Phường
Pr: Protein
ss: Sinh sản
STT: Số thứ tự
TN: Thí nghiệm
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TTTA: Tiêu tốn thức ăn
TLTH: Tỷ lệ tiêu hoá
∑: Tổng
♀: Con cái
♂: Con đực
VCK: Vật chất khô
Xc: Xuất chuồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Trang
Bảng 1.1. So sánh tỷ lệ dung tích của các phần trong đường tiêu hóa của một
số loài gia súc (%) 14
Bảng 1.2. Thành phần hoá học của 2 loại phân thỏ (%) 15
Bảng 1.3. Khối lượng cơ thể thông qua các mốc tuổi 17
Bảng 1.4. Ảnh hưởng của kích thước thức ăn viên đến sinh trưởng 20
Bảng 1.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lá sắn 27
Bảng 1.6. Hàm lượng khoáng và vitamin trong lá sắn 27
Bảng 1.7. Kết quả nghiên cứu so sánh khả năng sản xuất của các giống thỏ
ngoại nhập nội từ năm 1978, nhập nội năm 2000 và thỏ mới được lai
tươi máu 30
Bảng 1.8. Nghiên cứu tỷ lệ tinh/thô thích hợp trong khẩu phần ăn cho thỏ cái
sinh sản 30
Bảng 1.9. Khả năng tăng trọng của thỏ được bổ sung tảng Ure-Block ở các
mức khác nhau 31
Bảng 1.10. Khả năng sản xuất của thỏ ăn các khẩu phần được bổ sung các loại
củ quả 32
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thử mức tiêu hoá 36
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 38
Bảng 2.3. Tỷ lệ các loại thức ăn nuôi thỏ thí nghiệm (%) 39
Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn TN (so với VCK) 39
Bảng 3.1. Biến động về số lượng thỏ nuôi tại thị xã Tuyên Quang 43
Bảng 3.2. Cơ cấ u đà n thỏ theo giố ng củ a năm 2009 44
Bảng 3.3. Số lượ ng cơ cấ u đà n thỏ theo mục đích sử dụng năm 2009 45
Bảng 3.4. Quy mô đàn thỏ nuôi trong các hộ nông dân 46
Bảng 3.5. Một số loại thức ăn xanh thường được sử dụng trong chăn nuôi thỏ
tại thị xã Tuyên Quang 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
Bảng 3.6. Thành phần hóa học của lá sắn làm thí nghiệm theo VCK 48
Bảng 3.7. Tỉ lệ tiêu hó a cá c chấ t dinh dưỡ ng trong khẩ u phầ n ăn của thỏ
thí nghiệm (%) 49
Bảng 3.8. Tỷ lệ nuôi sống của thỏ thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi (%) 51
Bảng 3.9. Sinh trưởng tích lũy của thỏ thí nghiệm (g/con) 52
Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ thí nghiệm (g/con/ngày) 54
Bảng 3.11. Sinh trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm (%) 56
Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng (kg/kg tăng trọng) 58
Bảng 3.13. Thu nhận thức ăn của thỏ thí nghiệm (g/con/ngày) 60
Bảng 3.14. Thu nhận dinh dưỡng của thỏ thí nghiệm (g/con/ngày) 61
Bảng 3.15. Kết quả mổ khảo sát thỏ thí nghiệm 64
Bảng 3.16. Thành phần dinh dưỡng của thịt thỏ thí nghiệm 65
Bảng 3.17. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của thỏ thí nghiệm 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cấ u tạ o bộ má y tiêu hó a củ a thỏ 13
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của thỏ thí nghiệm 53
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của thỏ thí nghiệm 55
Hình 3.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hòa cùng sự phát triển của nền kinh tế các nước trên thế giới và trong khu
vực, nền kinh tế nước ta cũng có những bước phát triển nhảy vọt. Khi nền kinh
tế phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng về những sản phẩm chất lượng cao
ngày càng tăng và nhu cầu về thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cũng không
nằm ngoài qui luật. Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của xã hội,
trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã áp dụng khoa học công nghệ nâng
cao số lượng, chất lượng đàn vật nuôi và chăn nuôi thỏ là một trong những
hướng đi mới nhằm giải quyết những đòi hỏi đó.
Khác với chăn nuôi lợn, gà, vịt thỏ có khả năng sử dụng nhiều thức ăn
thô xanh trong khẩu phần, tận dụng các nguồn sản phẩm phụ nông nghiệp như
rau, lá, cỏ tự nhiên. Chăn nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu thấp, quay vòng nhanh,
chuồng trại tận dụng vật liệu sẵn có, rẻ tiền, vốn mua con giống ban đầu ít hơn
so với các gia súc khác. Vòng đời sản xuất của thỏ ngắn, nuôi từ 3 đến 3,5
tháng sẽ đạt trọng lượng giết thịt, từ 5,5 đến 6 tháng thỏ bắt đầu sinh sản. Một
năm thỏ cái đẻ từ 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con. Một thỏ mẹ nặng 4-5 kg có thể sản
xuất ra 90-140 kg thịt thỏ một năm nên thu hồi vốn nhanh, phù hợp với khả
năng của nhiều gia đình (Nguyễn Chu Chương, 2004)[7].
Mặt khác, thịt thỏ là loại thực phẩm dễ tiêu hóa, thơm ngon, giàu và cân
đối chất dinh dưỡng hơn các loại thịt gia súc khác. Hàm lượng đạm của thịt thỏ
cao (21,0%), hàm lượng mỡ thấp (10,0%), giàu chất khoáng (1,2%) và hàm
lượng cholesteron rất thấp nên thịt thỏ là loại thực phẩm được sử dụng điều dưỡng
cho người bệnh tim mạch. Đặc biệt không có bệnh truyền nhiễm nào ở thỏ có khả
năng lây sang người, vì vậy thịt thỏ là loại thực phẩm an toàn cho người sử dụng
(Đinh Văn Bình và cs, 2005)[4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Chăn nuôi thỏ không những góp phần vào sự phát triển của ngành chăn
nuôi mà còn đóng góp cho công tác thú y và y học, miễn dịch học rất hiệu quả.
Trong khi ngành chăn nuôi hiện nay luôn phải đối mặt với nguy cơ bùng phát
các dịch bệnh nguy hiểm như dịch cúm gia cầm, tai xanh ở lợn, lở mồm long
móng gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, nên việc khuyến khích và phát
triển chăn nuôi thỏ ở nông hộ là sự lựa chọn đúng đắn của nhiều địa phương trên
cả nước hiện nay.
Tại tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây nghề chăn nuôi thỏ cũng
đã phát triển khá mạnh trong các nông hộ do có nhiều thuận lợi trong chăn nuôi
qui mô gia đình như đầu tư vốn ban đầu ít , chuồng trại không cầ n nhiều diện tích
và tận dụng được công lao động phụ trong gia đình. Thức ăn cho thỏ chủ yếu là
cỏ, lá tự nhiên, củ quả và những phụ phẩm khá c trong nông nghiệp . Cây sắ n
đượ c trồng nhiều ở Tuyên Quang và các tỉnh miền núi , ngoài việc thu hoạch củ
dùng chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi thì lá sắn là mộ t nguồ n phụ phẩ m
nông nghiệ p dồ i dà o , sử dụ ng là m nguồ n thứ c ăn bổ sung protein rấ t tố t cho vật
nuôi trong đó có chăn nuôi thỏ. Trong lá sắ n có chứ a mộ t lượ ng axit HCN là mộ t
chất độc có hại cho sức khoẻ củ a động vật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu bổ
sung lá sắn vào khẩu phần chăn nuôi lợn, gà cho kết quả khả quan, tuy nhiên việc
nghiên cứ u tỷ lệ lá sắ n thí ch hợ p trong khẩ u phầ n thức ăn xanh cho chăn nuôi thỏ
thì chưa đượ c quan tâm nghiên cứ u . Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sử dụng lá sắn trong khẩu phần chăn nuôi thỏ
New Zealand tại thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” nhằm tận dụng nguồn
thức ăn dồi dào sẵn có tại địa phương và góp phần nâng cao hiệu quả cho người
chăn nuôi.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu tình hình chăn nuôi thỏ tại thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
- Xác định ảnh của các tỷ lệ lá sắn khác nhau tới tỉ lệ tiêu hóa các chất
dinh dưỡng của khẩu phần chăn nuôi thỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
- Xác định ảnh hưởng của các tỷ lệ lá sắn khác nhau trong khẩu phần thức
ăn xanh nuôi thỏ New Zealand thương phẩm đến khả năng sinh trưởng và chất
lượng thịt của thỏ nuôi trong hộ gia đình.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
Đề tài nghiên cứu được ảnh hưởng của các tỷ lệ lá sắn khác nhau trong
khẩu phần ăn nuôi thỏ thịt đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ New
Zealand nuôi trong hộ gia đình, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và
giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi thỏ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào nghiên cứu ứng dụng, sử dụng
tỷ lệ lá sắn khác nhau trong chăn nuôi thỏ thịt hiện nay trên địa bàn, đồng thời có thể
sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy của ngành chăn nuôi, thú
y. Ngoài ra, còn làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm nâng cao
khả năng ứng dụng, sử dụng tỷ lệ lá sắn khác nhau trong chăn nuôi thỏ thịt.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Tận dụng được nguồn thức ăn dồi dào sẵn có tại địa phương để mở rộng
phát triển chăn nuôi thỏ thịt trong điều kiện hiện nay trên địa bàn tỉnh, góp phần
vào công tác chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi thỏ
nhằm nâng cao năng suất và chất lượng theo hướng sản xuất hàng hoá chăn nuôi
an toàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Tình hình chăn nuôi thỏ trên thế giới và Việt Nam
1.1.1.1. Sản xuất và tiêu thụ thỏ trên thế giới
Vào thế kỷ 16 ở một số nước tây Âu như Pháp , Ý và Anh cùng với việc
săn bắt thỏ hoang dã , thì thỏ đã được chăn nuôi bán hoang dã và nuôi nhốt trong
chuồng để lấy thịt. Tuy nhiên do chế độ lãnh chúa đặc quyền lúc bấy giờ nên
việc phát triển chăn nuôi thỏ không được phát triển rộng rã i.
Đầu thế kỷ 19 việc chăn nuôi thỏ trong chuồng được phát triển rộng khắp
các vùng nông thôn và ven đô thị các nước tây Âu , người châu Âu đã giới thiệu
chăn nuôi thỏ tới các nước khác như Australia, New Zealand và sau đó được lan
toả khắp thế giới.
Theo Lebas và cs.(1998)[48] năm 1998 thế giới sản xuất khoảng 1,2 triệu
tấn thịt thỏ, đến năm 2000 con số này ước tính khoảng 1,5 triệu tấn, bình quân
đầu người tiêu thụ 280 gram thịt thỏ/năm. Người châu Âu tiêu thụ thịt thỏ nhiều
hơn các vùng khác, tiêu thụ thịt thỏ trung bình của nông dân pháp là 10
kg/người/năm; ở Italia là 15 kg/người/năm. Châu Âu được coi là trung tâm sản
xuất và tiêu thụ thỏ thế giới.
Châu Âu đứng đầu thế giới về sản xuất thịt thỏ , trong đó Italia là nước có
ngành chăn nuôi thỏ thịt phát triển nhất , nơi mà sản xuất thịt thỏ đã trở thành
truyền thống từ đầu những năm 1990, năm 1995 việc chăn nuôi thỏ đã được
công nghiệp hoá và đến năm 2000 ngành chăn nuôi thỏ công nghiệp đã phát triển
bền vững khắp đất nước Italia, do đó sản lượng thịt thỏ ở nước này đã tăng vọt từ
120 000 tấn những năm 1990 lên 350 000 tấn năm 2005.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Nước Mỹ là trung tâm sản xuất và tiêu thụ thịt thỏ ở Châu Mỹ, với sản
lượng 35.000 tấn những năm 1998, ở đây người ta chủ yếu tiêu thụ thịt thỏ non
trung bình 1,8 kg/con. Hàng năm nước Mỹ sản xuất và tiêu thụ khoảng 195 triệu
con thỏ thịt. Ở Canada chính quyền một số bang có chính sách khuyến khích và
hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi thỏ. Mêhicô là đất nước có truyền thống sản
xuất thịt thỏ quy mô nhỏ gia đình từ 20 - 100 thỏ cái sinh sản dưới hình thức
nuôi "sân sau" để tiêu thụ gia đình kết hợp sản xuất hàng hoá rộng khắp các vùng
nông thôn và ven đô thị (Đinh Văn Bình, 2007)[5].
Các nước vùng Caribê chủ yếu nuôi các giống thỏ nhỏ địa phương với
hình thức nuôi gia đình để tận dụng các thức ăn rau cỏ.
Sản xuất thịt thỏ ở Châu Á không nhiều , tập trung chủ yếu ở một số
nước như Indonesia, Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam
và Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên nghề chăn nuôi thỏ ở Trung Quốc khá phổ biến và
chủ yếu cho tiêu thụ địa phương vì vậy hầu như không có số liệu chính thức về
sản xuất và tiêu thụ thịt thỏ ở nước này. Theo Cao Xumin (2009)[32] đến năm
2008, tổng số thỏ của Trung Quốc ước khoảng 450 triệu con do có một thị
trường xuất khẩu thỏ sang châu Âu với số lượng hàng năm khoảng 20 triệu
con thỏ Angora được sản xuất phục vụ xuất khẩu lông và thịt. Ngoài ra ở
Trung Quốc các thương gia ở nhiều tỉnh thành đã t hu gom thỏ thịt để xuất khẩu
sang các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc có nền kinh tế mạnh và đây là
nước xuất khẩu thỏ nhiều nhất trên thế giới.
Sản xuất thịt thỏ ở Châu Phi tập trung chủ yếu ở các nước cận sa mạc
Sahara như Nigeria, Ghana, Công Gô, Cameroon và Benin. Ở các nước này việc
chăn nuôi thỏ để tiêu thụ gia đình là chính, một phần để bán. Đất nước Ghana có
một chương trình phát triển chăn nuôi thỏ quốc gia trong đó mỗi gia đình chỉ
nuôi từ 3 đến 6 thỏ sinh sản, nguồn thức ăn chủ yếu là các rau cỏ và sắn sẵn có ở
địa phương để tự sản xuất thỏ thịt tiêu thụ gia đình, phần thừa ra được đem bán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.1.1.2. Thương mại thỏ trên thế giới
Theo Lebas và cs .(1996)[47] trên thế giới có khoảng 23 nước tham gia
vào thị trường xuất nhập khẩ u thịt thỏ với sản lượng từ 1.000 tấn /năm, chiếm
95% tổng sản lượng xuất nhập khẩu thịt thỏ thế giới. Trong đó có 9 nước chỉ
xuất khẩu, 6 nước chỉ nhập khẩu và 8 nước khác vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu
thịt thỏ.
Hai nước xuất khẩu thịt thỏ lớn nhất thế giới là Trung quốc (60.000
tấn/năm) và Hungary (23.700 tấn/năm). Thịt thỏ từ Trung quốc được xuấ t khẩu
sang Pháp và một số nước châu Âu khác chủ yếu dưới dạng thân thịt đóng gói
lạnh, một phần khác được xuất khẩu trực tiếp sang các nước đang phát triển.
Phần lớn thịt thỏ sản xuất ra ở Hungary được xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó
50% được xuất sang Croatia; thị trường trong nước chỉ tiêu thụ khoảng dưới 5%
tổng sản lượng thịt thỏ hàng năm tại nước này.
Các nước nhập khẩu thịt thỏ chính bao gồm Italia, Bỉ, Pháp, Anh, Đức,
Hà Lan, Thụy Sỹ và một số nước đông Âu khác. Nước nhập khẩu thịt thỏ lớn
nhất thế giới là Italia (30.000 tấn), phần lớn thịt thỏ nhập khẩu vào Italia từ
Hungary, Trung Quốc, Rumania và Ba Lan. Bỉ đứng thứ 2 về nhập khẩu thịt thỏ
nhưng đồng thời họ cũng xuất khẩu rất mạnh (10.300 tấn/năm).
Da thỏ cũ ng là một mặt hàng có giá trị thương mại trên thế giới . Một số
nước sản xuất và tự tiêu thu phần lớn da thỏ ở thi trường trong nước như Nga ,
Balan, một số nước khác sản xuấ t để bán . Pháp là nước sản xuất da thỏ lớn nhất
thế giới với số lượng khoảng 125 triệu da thỏ /năm, 56 % trong số đó (70 triệ u
da) được tiêu dụng trong nước số còn lại xuất khẩu , c và một số nước khác
cũng sản xuất da thỏ với số lượng lớn. Phần lớn da thô từ các nước sản xuất da
được xuất sang các nước đang phát triển như Bắc Triều Tiên, Phillippin, ở đây
người ta sử dụng nguồn nhân công rẻ để chế biến thành các sản phẩm hoàn chỉnh
sau đó các sản phẩm da thỏ này lại được xuất khẩu trở lại các nước phát triển
như Mỹ, Nhật, Đức, Italia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Thỏ còn được sử dụng nhiều trong thú y và y học nó là con vật được nhiều
nước dùng để kiểm nghiệm thuốc và chế một số loại vac xin cho gia súc. Công
ty Nipon Zoki Nhật Bản còn sử dụng thỏ là nguyên liệu sản xuất một loại thuốc
có tên là Newtropin để chữa bệnh Packinson và bệnh streess cho con người đặc
biệt là người cao tuổi loại thuốc này rất đặc hiệu được sử dụng nhiều ở Nhật, các
nước Châu âu và nay cả ở Mỹ cũng đang được rất ưa chuộng.
1.1.1.3. Tình hình sản xuất thỏ trong nước
Chăn nuôi thỏ ở Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng chưa được quan tâm
nhiều, trước năm 1990 chủ yếu tập trung ở các gia đình nuôi thỏ có truyền thống
nhiều năm ở các khu vực thành phố như Hà nội, Sài gòn, Đà lạt, Huế và một số
gia đình vùng ngoại ô các thành phố lớn khác. Sau ngày miền Nam giải phóng
thì nghề chăn nuôi thỏ phát triển nhanh hơn, năm 1976 cả nước có 115.000 con
thỏ trong đó các tỉnh phía Nam có 93.000 con; năm 1982 cả nước có khoảng
200.000 con, miền Bắc có 90.000 con. Nhưng sau đó số lượng thỏ lại giảm
xuống cho đến đầu những năm 1990. Từ năm 1995 đến nay chăn nuôi thỏ ở Việt
Nam đang phát triển mạnh theo cơ chế thị trường do nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ
trong nước liên tục tăng.
Năm 2008, theo số liệu trao đổi thu thập thông tin từ các vùng của Trung
tâm Nghiên cứ u Dê và thỏ Sơn Tây đến nay cả nước ta có khoảng 200.000 thỏ cái
sinh sản. Hàng năm sản xuất ra khoảng 200.000 x 30 con = 6 triệu thỏ sản phẩm,
55% giết thị t cho khoảng 6.600 tấn thỏ thịt/năm. Số lượng thỏ thịt trên mới chỉ
đáp ứng tiêu thụ ở các cửa hàng ăn đặc sản trong nước, giết mổ theo lối thủ công
và nhu cầu tiêu thụ thỏ thịt những năm qua cũng ngày càng tăng lên. Gần đây do
đại dịch cúm gia cầm nên nhu cầu thịt thỏ ở các bữa liên hoan tiệc cưới tăng lên
cao nhưng sản xuất chưa đáp ứng được.
Tình hình sản xuất và cung cấp con giống cũng còn rất hạn chế; cả nước
chỉ có một cơ sở duy nhất Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây làm nhiệm
vụ nghiên cứu và sản xuất con giống cung cấp cho sản xuất, vì vậy số lượng con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
giống tốt cung cấp cho sản xuất chưa đáp ứng được nhiều. Giá bán thỏ thịt từ
25.000 đ/kg năm 2003; năm 2008 tăng lên 45.000đ/ kg và hiện nay khoảng
70.000đ/kg thỏ hơi. Đồng thời việc nhập 3 giống thỏ mới có năng suất cao từ
Hungary về năm 2000 nuôi nhân thuần và làm tươi máu đàn thỏ New Zealand
(nhập từ năm 1978). Giống thỏ Hyplus từ Pháp , năm 2006 nhập về nuôi tại Trại
giống thỏ Ninh Bình đã đem lại hiệu quả tốt , tăng năng suất đàn thỏ giống cũ lên
35 - 40% đáp ứng nhu cầu con giống thỏ ngoại cao sản cho sản xuất nên đã thúc
đẩy người dân quan tâm chú ý đến việc phát triển chăn nuôi thỏ ở khắp nơi trong
cả nước. Món ăn từ thịt thỏ đã xuấ t hiệ n nhiều hơn trong các bữa tiệc cưới hay
tân gia ở nhiều vùng của mước ta.
Cũng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và lợi thế so sánh của con thỏ
là nhỏ bé vốn đầu tư ban đầu ít, sinh sản nhanh không có bệnh lây sang người
thức ăn cho thỏ là rau cỏ lá phế phụ phẩm dễ tìm nguồn tận dụng được lao động
phụ, thịt thỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao mỡ ít hàm lượng coletsteron thấp nên
là thực phẩm bổ dưỡng cho con người khả năng tiêu thụ thịt thỏ cũng như giá
thịt thỏ cũng ngày càng tăng lên vì vậy hiện tại một số người đã tìm đến nghề
chăn nuôi thỏ.
Năm 2007, Công ty Niponzoki Nhật Bản đã tiến hành Hợp tác với Trung
tâm nghiên cứ u đê và thỏ Sơn Tây xây dựng Trại thỏ giống New Zealand Việt -
Nhật Ninh Bình nhằm phát triển thỏ giống New Zealand cung cấp cho người dân
phát triển để có đủ 1,5 - 2 triệu thỏ cung cấp cho Công ty thà nh lập nhà máy sản
xuất thuốc tại Việt Nam. Hiện nay trại thỏ giống này đã nuôi 4000 thỏ giống tổng
đàn cung cấp con giống cho người dân chăn nuôi từng bước hình thành hệ thống
chăn nuôi thỏ nguyên liệu cung cấp cho Nhật . Phía Nhật cũng đang rất mong chờ
Việt Nam nhanh chóng có khả năng sả n xuấ t khoả ng 1,5 - 2 triệu thỏ nguyên
liệu/năm để cung cấp cho Nhật lập nhà máy sản xuất thuốc Newtropin dùng trị bệnh
cho con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Khó khăn cơ bản hiện tại của ngành chăn nuôi thỏ nước ta là một ngành
rất mới mẻ nên trình độ hiểu biết và sự phổ cập về kỹ thuật chăn nuôi thỏ là rất
hạn chế. Hệ thống nhân giống chưa được hình thành trong cả nước chưa có các
cơ sở nhân giống bố mẹ và thương phẩm nên thiếu hụt con giống tốt cung cấp
cho sản xuất là rất lớn. Hệ thống thu gom sản phẩm giết mổ đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như việc phổ thông hóa việc tiêu thụ thịt thỏ như
các loại thịt gia súc khác hầu như chưa được hình thành. Mặt khác lâu nay sự
quan tâm của các cấp các ngành đến ngành chăn nuôi thỏ cũng chưa nhiều nên
sự phát triển của ngành chăn nuôi thỏ ở nước ta còn chưa cao. Chăn nuôi thỏ
chưa được vào trong chiến lược phát triển chăn nuôi như các gia súc gia cầm
khác ở nước ta cho nên công tác điều tra khảo sát đánh giá hiện trạng ngành chăn
nuôi thỏ chưa được tiến hành. Con thỏ chưa được đưa vào thống kê theo dõi và
cập nhật hàng năm trong niên giám thống kê của nhà nước, vì vậy số liệu đưa ra
là ước tính nên có sự sai lệch rất khác nhau. Các khảo sát về giống phương thức
chăn nuôi, thức ăn đều chưa được tiến hành; cơ sở nuôi nhân giữ cung cấp
giống cũng chưa hình thành được hệ thống trong cả nước chỉ có duy nhất một
cơ sở là Trung tâm nghiên cứ u dê và thỏ Sơn Tây chịu trách nhiệm nghiên
cứu nuôi giữ cung cấp giống cho cả nước (Đinh Văn Bình và cs. (2008)[6].
1.1.2. Nguồn gốc và một số đặc điểm sinh học của thỏ nhà
1.1.2.1. Sơ lược nguồn gốc và thuần hóa
Nhờ những vật hóa thạch, những di vật qua khai quật mà người La Mã đã
phát hiện thấy thỏ nhà xuất hiện ở Tây Ban Nha vào đầu Công nguyên. Thế kỷ
XVI, thỏ được nuôi dưới hình thức bán hoang dã, nuôi nhốt và cả những bãi thỏ
hoang để lấy thịt, song dưới chế độ độc quyền của lãnh chúa nên việc chăn nuôi
thỏ không được phát triển rộng rãi. Đầu thế kỷ XIX, sau khi chế độ lãnh chúa
độc quyền bị xóa bỏ, chăn nuôi thỏ đã phát triển rộng rãi khắp Tây Âu và được
người Châu Âu giới thiệu đi khắp thế giới (Bùi Quang Thuần, 1982) [18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Cuối thế kỷ XIX và nhất là đầu thế kỷ XX, nhiều phương pháp nuôi thỏ nhốt
chuồng, cùng các giống thỏ đã thích nghi, đã được chọn lọc kỹ lưỡng được phổ biến
rộng có khả năng cho năng suất cao (Nguyễn Quang Sức và cs., 1995) [14].
Theo Đinh Văn Bình (2007)[5] việc thuần hoá thỏ nhà được phát hiện từ
những năm 1000 trước công nguyên ở Tây Ban Nha. Thế kỷ XVI cùng với
những bã i thỏ hoang , thỏ được nuôi dưới hình thức bán hoang dã và nuôi nhốt
trong chuồng để lấy thịt ở một số nước Tây Âu như Italia, Pháp, Tây Ban Nha,
Anh. Nguồn gốc thỏ nhà được hình thành từ giống thỏ rừng (Oryctolagus) được
xác định trên cơ sở thực nghiệm cho phối giống giữa thỏ nhà với thỏ rừng thành
công nhưng thỏ nhà và thỏ rừng đều không phối giống được với thỏ đồng. Sự
khác biệt về đặc điểm sinh học giữa thỏ đồng với thỏ rừng và thỏ nhà còn
được thể hiện qua một số đặc điểm ngoại hình như thỏ đồng nhỏ hơn thỏ rừng
(khối lượng khoảng 1,5-2,5 kg), chân và tai dài hơn. Thỏ rừng chửa 30 ngày
đẻ từ 10-12 con, con sơ sinh không có lông chưa mở mắt và không đi được
(các đặc điểm này giống thỏ nhà ), thỏ đồng chửa 42 ngày, đẻ 2-3 con/lứa, con
mới đẻ ra đã có lông , mở mắt và chạy ra khỏi mẹ. Thịt thỏ rừng trắng còn thịt
thỏ đồng màu đỏ sẫm.
1.1.2.2. Phân loạ i thỏ
Theo Lebas và cs. (1991)[12] toàn thế giới có khoảng trên 80 giống thỏ
khác nhau, dựa theo tầm vóc người ta chia thành 3 nhóm giống là giống thỏ tầm
đại thường nặng trên 6-9 kg như thỏ Flandro (Pháp), Đại bạch (Hungari), thỏ
khoang (Đức), thỏ xanh (Nga). Giống thỏ tầm trung có khối lượng 4-6 kg như
thỏ New Zealand White, California, Chinchila. Giống thỏ tầm tiểu nhỏ con có
khối lượng từ 2-3 kg. Dựa theo sản phẩm sử dụng thì người ta lại chia các giống
thỏ thành 3 loại là giống thỏ lấy lông, loại thỏ này thường nặng từ 2-3 kg có bộ
lông dài mịn mượt mọc liên tục, cắt 3-4 lần/năm như giống Angora (Pháp), thỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
trắng lông xù (Nga). Giống thỏ làm cảnh là giống thỏ có hình thù và màu sắc
lông đặc biệt như thỏ ánh bạc (Pháp), thỏ Lưu Ly (Trung quốc). Giống thỏ lấy
thịt là thỏ lông ngắn sinh trưởng nhanh và sinh sản nhiều như thỏ New Zealand
White, California.
Trong hệ thống phân loại động vật, thỏ thuộc lớp động vật có vú
(Mamalia), lớp phụ động vật có vú chính thức (Theria), thuộc nhóm động vật có
vú bậc cao (Eutheria), bộ gặm nhấm (Glires). Trong bộ này lai chia ra 2 bộ phụ
là Bộ gặm nhấm kiểu thỏ (Lagomorpha có 28 chiếc răng) và bộ gặm nhấm
(Rodentia có 26 chiếc răng). Trong bộ Lagomopha có 2 họ (Family) là họ
Ochotonidae và họ Leporidae. Họ Leporidae lại chia thành 2 giống là giống thỏ
đồng (Lepus) và giống thỏ rừng (Oryctolagus) qua quá trình thuần hoá một bộ
phận thỏ rừng biến đổi thành thỏ nhà (Nguyễn Quang Sức và cs., 2000)[15].
1.1.2.3. Mộ t số đặ c điể m chung của thỏ
Thân nhiệt của thỏ thay đổi theo nhiệt độ không khí, môi trường, dao
động ở mức 38 - 41
0
C, trung bình là 39,5
0
C. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ
thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Nếu nhiệt độ không khí tăng nhanh và
nóng kéo dài trên 35
0
C, thì thỏ thở nhanh và nông để thải nhiệt, khi đó thỏ dễ bị
cảm nóng.
Thỏ thở rất nhẹ nhàng, không có tiếng động, chỉ thấy thành bụng dao
động theo nhịp thở. Nếu thỏ khoẻ, trong môi trường bình thường thì tần số hô
hấp 60-90 lần/phút. Nhịp đập của tim thỏ rất nhanh và yếu, trung bình từ 100-
120 lần/phút.
Thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp đập của tim đều liên quan thuận với nhiệt
độ không khí môi trường. Ở nước ta nhiệt độ môi trường thích hợp nhất với thỏ
là từ 20-28,5
0
C.
Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, thỏ mẹ có thể phân biệt được
con khác đàn mới đưa đến trong vòng một tiếng bằng cách ngửi mùi . Cấu tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
khoang mũi rất phức tạp , có nhiều vách ngăn chi chít , lẫn các rã nh xoang ngóc
ngách. Bụi bẩn hít vào sẽ đọng lại ở vách ngăn, kích thích gây viêm xoang mũi.
Thỏ rất thính và tinh, trong đêm tối thỏ vẫn phát hiện được tiếng động nhỏ
xung quanh và vẫn nhìn thấy để ăn uống được bình thường (Đinh Văn Bình và
cs., 2003)[3].
1.1.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và sinh lý tiêu hoá của thỏ
1.1.3.1. Đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa của thỏ
Theo Đinh Văn Bình (2007)[5] đặc điểm cấu tạo đường tiêu hóa của thỏ
nhà là dạ dày đơn, co giãn tốt nhưng co bóp yếu, đường ruột dài từ 4-6 m, tiêu hóa
chậm, từ khi ăn vào đến khi thải phân mất 60-72 giờ. Manh tràng lớn gấp 5-6 lần
dạ dày và có khả năng tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật, nếu thiếu thức ăn thô
thì dạ dày và manh tràng trống rỗng, gây cho thỏ có cảm giác đói. Nếu thức ăn
nghèo xơ hoặc thức ăn rau xanh, củ quả chứa nhiều nước, nẫu nát thì làm thỏ rối
loạn tiêu hóa như tạo khí nhiều, phân không tạo viên cứng, đường ruột căng khí,
đầy bụng và ỉa chảy.
Cơ thể thỏ sinh trưởng đều đặn cho đến tuần tuổi thứ 11-12. Nhưng đường
tiêu hóa (trừ gan) thì dừng phát triển ở tuần tuổi thứ 9. Từ tuần thứ 3 - 9 khối
lượng của từng đoạn ruột cũng thay đổi khác nhau; vào tuần thứ 3, ruột non nặng
gấp đôi ruột già. Đến tuần thứ 9 thì khối lượng hai phần ruột đó đã tương đương
nhau. Sự phát triển về độ dài của các đoạn ruột thỏ cũng tương tự như phát triển
về khối lượng. Tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của thỏ cũng khác so
với của gia súc khác, manh tràng là lớn nhất (49%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Hnh 1.1: Cấ u tạ o bộ má y tiêu hó a củ a thỏ
(Nguồn: Lebas và cs.,1991)[12]
So sánh tỷ lệ dung tích các phần đường tiêu hóa của các gia súc được trình
bày ở bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Bảng 1.1. So sánh tỷ lệ dung tích của các phần trong đƣờng tiêu hóa
của một số loài gia súc (%)
STT
Tên đoạn đƣờng tiêu hóa
Ngựa
Bò
Lợn
Thỏ
1
Dạ dày
9
71
29
34
2
Ruột non
30
19
33
11
3
Manh tràng
16
3
6
49
4
Ruột già
45
7
32
6
Tổng số
100
100
100
100
1.1.3.2. Đặc điểm tiêu hóa của thỏ
Theo Đinh Văn Bình và cs.(2003)[3] thức ăn vào dạ dày được xếp thành
từng lớp chuyển dần xuống ruột non, nếu thức ăn cứng khó tiêu thì dễ gây viêm
ruột, viêm dạ dày. Thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa chất đạm nhờ dịch dạ dày,
nếu thiếu muối trong khẩu phần ăn thì dịch dạ dày tiết ra ít, dẫn đến cơ thể không sử
dụng hết nguồn đạm trong thức ăn.
Ở ruột non, các chất đạm, đường, mỡ được phân giải nhờ các men tiêu hóa ở
dịch ruột. Các chất dinh dưỡng cũng được hấp thụ chủ yếu ở đây. Nếu ruột non bị
viêm do vi trùng, cầu ký trùng thì không hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ăn, thỏ sẽ
gầy yếu.
Ở ruột già chủ yếu hấp thụ các muối và nước. Manh tràng là nơi dự trữ và
tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật. Các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết được
tổng hợp ở manh tràng nhưng không hấp thụ hết ở đây, mà được tồn lại ở các viên
phân mềm, nhỏ được tạo thành ở manh tràng. Như vậy, trong đường ruột thỏ tạo
thành 2 loại phân là phân cứng, viên tròn, thỏ không ăn và phân mềm gồm nhiều
viên nhỏ, mịn, dính kết vào nhau được tạo ra ở manh tràng. Những viên phân đó
được thải ra vào ban đêm gọi là phân “phân vitamin”, thỏ thường ăn “phân vitamin”
từ hậu môn và các chất dinh dưỡng được hấp thụ lại ở ruột non. Dựa vào đặc tính ăn
phân này mà người ta gọi thỏ là loài „nhai lại giả”. Thành phần hoá học của 2 loại
phân này có khác nhau rõ rệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Bảng 1.2. Thành phần hoá học của 2 loại phân thỏ (%)
STT
Thành phần hóa học
Phân cƣ́ ng
Phân mề m
1
VCK
52,7
38,6
2
Protein thô
15,4
25,7
3
Chất béo thô
30,0
17,8
4
Khoáng tổng số
13,7
15,2
Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, hiện tượng này chỉ bắt đầu
hình thành khi thỏ được 3 tuần tuổi. Phân cứng còn gọi là phân ban ngày, phân
mềm còn gọi là phân ban đêm và thỏ ăn phân trong môi trường yên tĩnh.
1.1.4. Một số đặc điểm về sinh trưởng, phát triển của thỏ
1.1.4.1. Sự sinh trưởng, sự phát dục
Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể
con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Sinh trưởng chính là sự tích lũy
dần các chất, chủ yếu là protein mà tốc độ và khối lượng tích lũy các chất do tốc độ
hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Trần Đinh Miên và cs.,
1992)[13].
Theo Vũ Duy Giảng và cs.(1997)[9] sinh trưởng là quá trình tăng lên về số
lượng tế bào, đồng thời cũng là sự tăng lên về kích thước tế bào. Trong quá trình
đầu của phôi, hai quá trình này xảy ra đồng thời nhưng ở giai đoạn sau sự biến đổi
có khác nhau chút ít.
Quá trình phát triển của con vật phụ thuộc rất lớn vào mức dinh dưỡng. Nếu
dinh dưỡng cao con vật sẽ tăng trọng nhanh và đạt khối lượng tối đa trong thời gian
ngắn. Nếu mức dinh dưỡng thấp con vật sẽ tăng khối lượng chậm và thời gian nuôi
kéo dài.
Các nhà nghiên cứu xem khả năng sinh trưởng của thỏ là sự lớn lên và tăng
khối lượng của cơ thể trên cơ sở tác động không ngừng của kiểu gen và ngoại cảnh.