Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phân tích ảnh hưởng của 5 nhóm yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.31 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hội
nhập toàn thế giới. Vì vậy đời sống con người ngày càng được nâng cao,
theo đó nhu cầu của con người càng ngày càng đa dạng, phong phú. Thỏa
mãn những nhu cầu và mong muốn đó là các sản phẩm( hàng hóa và dịch
vụ). Vì vậy các sản phẩm cũng ngày càng đa dạng và phong phú, thị
trường càng rộng rãi, số lượng, chất lượng đa dạng, có sự chênh lệch
nhau, các mẫu mã cũng phong phú đa dạng nhằm phục vụ cho cuộc sống
của con người.
Những sản phẩm được tung ra thị trường đã phải trải qua rất nhiều khó
khăn, thách thức mới đến được người tiêu dùng, mới được người tiêu
dùng chấp nhận và tin cậy.
Vì vậy, các nhà sản xuất luôn tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu của người
tiêu dùng ở các thời điểm để đưa ra các chiến lược, chiến thuật, phương
án đối với sản phẩm. Nhà sản xuất cũng phải tìm hiểu các vấn đề về kinh tế, văn hóa -
xã hội, chính trị - pháp luật, tự nhiên – công nghệ
để đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh sản phẩm. Đó chính là
những nhân tố trong môi trường marketing vĩ mô. Để có thể hiểu rõ hơn
về sự ảnh hưởng của những nhân tố này em xin chọn đề tài nghiên cứu: “ Phân tích
ảnh hưởng của 5 nhóm yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản trên địa bàn Hải Phòng”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô đến
hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn Hải Phòng để
từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn
hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết


5. Kết cấu đề tài
Lời mở đầu
Nội dung
Kết luận
Tài liệu tham khảo
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của 5 yếu tố môi trường vĩ mô
I. Khái niệm chung về môi trường marketing
- Môi trường marketing là một tập phức hợp bao gồm các nhân tố ảnh
hưởng và các điều kiện ràng buộc nằm ngoài tầm kiểm soát của các
doanh nghiệp nhưng ảnh hưởng và tác động đến các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường marketing của một công ty( doanh nghiệp) là tập hợp tất cả
các chủ thể, các lực lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra
quyết định marketing của công ty không thể khống chế được và chúng
thường xuyên tác động ảnh hưởng tốt hoặc không tốt tới các quyết định
marketing của công ty.
- Môi trường marketing gồm có môi trường vi mô và vĩ mô. Ở đây
chúng ta sẽ nghiên cứu về môi trường vĩ mô. Cụ thể là những
ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chế biến thủy sản.
- Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội
rộng lớn. Nó tác động đến quyết định marketing của các doanh nghiệp
trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó
nó ảnh hưởng đến cả các lực lượng thuộc môi trường marketinh vi mô.
- Môi trường marketing vĩ mô bao gồm các nhân tố ảnh hưởng và điều
kiện ràng buộc có tính toàn cục toàn hệ thống kinh tế và những nguyên
tắc nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp như kinh tế , pháp
luật – chính trị, tự nhiên – công nghệ, văn hóa – xã hội.
II. Các nhân tố trong môi trường marketing vĩ mô
1. Môi trường kinh tế

-Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng kinh tế. Vì vậy,
hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh ngiệp sẽ tăng lên đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của dân cư.
- Thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay do các nguồn sau đem
lại: tiền lương, thu nhập ngoài lương, thu nhập từ lãi suất tiền tiết kiệm,
thu nhập từ bán sản phẩm… Trong đó sự tác động của tiền lương tới quy
mô nhu cầu và cơ cấu hàng hóa mua sắm là rất yếu ớt. Trái lại nguồn thu
nhập ngoài lương lại tạo nên sức mua rất lớn về quy mô và gây nên sự
phân tầng dữ dội trong thu nhập cùng như cơ cấu tiêu dùng và mua sắm.
- Bên cạnh sự chênh lệch về sức mua giữa các tầng lớp dân cư. Sự chênh
lệch về sức mua còn diễn ra giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và
miền núi, vùng sâu vùng xa.
- Tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp có sự thay đổi liên tục và ảnh hưởng lớn đến
hoạt động sản suất kinh doanh.
- Cơ cấu ngành: nền kinh tế đang ngày càng phát triển do đó mà doanh
nghiệp đều hướng tới phát triển thương mại, dịch vụ và thu hẹp ngành
nông nghiệp. Như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm
phù hợp với người tiêu dùng, phát triển doanh nghiệp
- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế mà trực tiếp là các hệ thống giao thông,
bưu chính và các ngành dịch vụ khác. Cơ sở hạ tầng phát triển từ thành
phố đến tỉnh, huyện, xã tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp sản
phẩm đến tay người tiêu dung nhiều hơn.
- Lãi suất thị trường: là nhân tố quan trọng trong việc phát triển quy mô
nền kinh tế. Nếu lãi suất thấp, khả năng vay vốn để đưa ra các sản phẩm
nhiều hơn. Ngược lại, lãi suất cao cơ hội mở rộng sản suất các sản phẩm
sẽ ít hơn.
- Sự thay đổi cơ cấu chi tiêu của dân cư: thời kỳ trước dân cư chỉ quan
tâm ăn no, mặc ấm, tức là những thứ cần thiết phục vụ cuộc sống, thì hiện
nay không chỉ phục vụ thứ cơ bản mà còn quan tâm đến sức khỏe, tinh
thần, nhiều hơn, tiến lên là ăn ngon mặc đẹp.

3.Môi trường chính trị-pháp luật
a.Môi trường chính trị
- Quan hệ quốc tế và các chính sách với các nước láng giềng: hợp tác
cùng phát triển, tạo mối quan hệ tốt đẹp với quốc tế trên tất cả các lĩnh
vực.
- Chính sách dân tộc và phát triển kinh tế nông thôn ở khu vực miền núi
ngày càng được chú trọng. Tạo quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc với
nhau, giao lưu quan hệ kinh tế giữa tất cả các vùng.
- Chính trị và xã hội ở nước ta tương đối là ổn định tạo điều kiện cho đầu
tư của các doanh ngiệp phát triển sản xuất
- An ninh chính trị ổn định và chính sách đối ngoại tạo nhiều điều kiện
cho doanh nghiệp phát triển nhiều mặt hàng hơn do đó sức mua của thị
trường cũng như của các vùng tăng lên
- Cơ chế điều hành của chính phủ luôn thông thoáng với các doanh
nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển
b.Môi trường pháp luật
- Hiện nay nước ta thực hiện chính sách mở cửa thị trường do đó tạo điều
kiện để tiếp cận sản phẩm tốt, mang lại lợi ích cao.
-Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật về chính sách điều chỉnh
hành vi kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện,tạo điều
kiện cho doanh nghiệp ngày càng phát triển trong môi trường pháp luật,
chính trị ổn định.
- Chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại…tác động lớn
đến doanh nghiệp. Những chính sách này thường xuyên được bổ sung
phù hợp với sự phát triển kinh tế đồng thời cũng là yếu tố tích cực hoặc
kìm hãm của doanh nghiệp.
3.Môi trường tự nhiên
Những biến đổi trong môi trường đều ảnh hưởng đến hàng hóa và sản
phẩm mà các công ty sản xuất và đưa ra thị trường.
- Sự khan hiếm của một số tài nguyên: các tài nguyên không tái tạo được

ngày càng cạn kiệt, nếu không sử dụng hợp lý nó sẽ tác động tới đầu vào
của sản xuất.
- Tăng giá năng lượng: Vấn đề nóng hổi nhất trên thị trường hiện nay là
tình trạng tăng giá của xăng dầu. Nền kinh tế của những nước công
nghiệp phát triển phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp dầu mỏ trong khi
chưa tìm được nguồn nguyên liệu thích hợp để thay thế. Trong khi đó giá
dầu mỏ thì tăng vọt thất thường, gây nhiều trở ngại cho việc sản xuất.
- môi trường ngày càng ô nhiễm do các hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài cần phải chú ý cải thiện
khắc phục hạn chế này
- Tình hình thiên tai bão lũ, khí hậu cũng là một nhân tố ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình sản xuất sản phẩm. Làm thiệt hại đến nguồn nguyên
liệu đầu vào của hoạt động sản xuất
- Ngoài ra, nó cũng mở một khả năng marketing tốt đẹp cho các công ty
nhạy bén với tình hình, bằng việc đưa ra các sản phẩm thân thiện với môi
trường, tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm được sản
xuất trên dây truyền công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi
trường, phù hợp với khí hậu, thời tiết.
4. Môi trường công nghệ
Việc áp dụng khoa học công nghệ vào việc sản suất sẽ làm giảm chi phí
sản xuất, nâng cao sản lượng, tạo sức cạnh tranh với các công ty khác.
Nhờ việc áp dụng các khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất mà một
số công ty đã từng bước chiếm lĩnh thị trường, nâng cao chất lượng sản
phẩm.
-Trình độ công nghệ sản xuất và kinh doanh những hàng hóa ngày càng
được nâng cao, áp dụng nhiều thành tựu khoa học vào hoạt động sản xuất
giúp sản phẩm ngày càng đa dạng
-Tình hình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm và nâng
cao bằng hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
- Không chỉ dừng ở việc áp dụng các thành tựu đã có, mà còn gia tăng

học hỏi nghiên cứu các công trình khoa học công nghệ khác tạo điều kiện
phát triển kinh tế hơn
- Thông tin công nghệ ngày càng phát triển, tạo điều kiện tốt hơn cho trao
đổi, học hỏi công nghệ giữa các quốc gia, khu vực,
5. Môi trường văn hóa-xã hội
a.Môi trường văn hóa
- “Văn hoá chính là những nguyên tắc, giá trị, phong tục tập quán hay các
chuẩn mực được xây dựng bởi một nhóm người trong xã hôị và được
truyền từ đời này sang đời khác. Và những yếu tố này được định hướng
hành vi của các cá nhân trong xã hội đó.”
- Con người sống trong bất kì xã hội nào cũng mang một bản sắc văn
hoá tương ứng với xã hội đó. Bản sắc văn hoá khác nhau sẽ hình thành
nên những quan điểm khác nhau về các giá trị và chuẩn mực. Thông qua
quan niệm về giá trị và chuẩn mực đó, văn hoá ảnh hưởng đến các quyết
định marketing. Các nhà quản trị marketing nếu hiểu được, nhận thức
đúng các quan niệm giá trị chuẩn mực họ sẽ có quyết định marketing
đúng, ngược lại họ có thể phạm phải những sai lầm khôn lường.
- Ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá lên hoạt động marketing của DN là
tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của
các nhà hoạt động thị trường. Những hành vi đó sẽ in dấu lên các biện
pháp marketing mà họ thực hiện. Ví dụ: những quy tắc xã giao, cách nói
năng cư xử của một nền văn hoá nào đó mà các nhà hoạt động thị trường
chịu ảnh hưởng sẽ đựơc họ mang theo và sử dụng trong quá trình giao
tiếp, đàm phán, thương lượng với khách hàng. Trong trường hợp này văn
hoá đã tác động hay chi phối trực tiếp đến loại công cụ xúc tiến hỗn hợp
với ý nghĩa giao tiếp, truyền thông.
- So với ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp của văn hoá mang
tính thường xuyên hơn với diện tác động rộng hơn. Các giá trị văn hoá
được truyền tải thông qua các tổ chức như: gia đình, các tổ chức tôn giáo,
tổ chức xã hội, trường học, v.v từ đó mà ảnh hưởng đến người mua để

rồi quyệt định các biện pháp marketing của người bán. Tác động của văn
hoá đến người mua không chỉ tập trung ở nhu cầu mong muốn của họ mà
còn được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân mình, đối
với người khác, đối với các chủ thể tồn tại trong xã hội, đối với tự nhiên
và vũ trụ Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng đến các biện pháp
marketing.
b. môi trường xã hội
Bên cạnh yếu tố văn hoá, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh
nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia
cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm
tâm lý, thu nhập …. khác nhau:
-
tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, ăn uống.
- thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
-
lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống
-
điều kiện sống
Chương 2. Các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn Hải Phòng.
I. Thực trạng
Thiếu vốn và “đói” nguyên liệu cùng với các chi phí đầu vào tăng cao trong khi thị
trường xuất khẩu bị thu hẹp là những trở ngại mà doanh nghiệp chế biến thủy sản Hải
Phòng đang vướng phải trong thời điểm vốn đang chồng chất khó khăn này. Khó khăn
đã khiến nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất, chuyển từ chế biến xuất khẩu sang nhập
khẩu thủy sản giá rẻ về phục vụ tiêu thụ nội địa.
Theo ông Đào Viết Thuận - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hải Phòng, ngành chế biến
thuỷ sản ở Hải Phòng từng có một thời “hoàng kim”. Khi đó, địa bàn có tới 13 cơ sở
chế biến thuỷ sản quy mô công nghiệp (5 DN trung ương, 8 DN địa phương). Chưa kể,
còn hàng trăm tổ chức, cá nhân chế biến thuỷ sản quy mô nhỏ, hộ gia đình. Các loại

hình chế biến thuỷ sản cũng rất đa dạng, như: Đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, aga, bột
cá…
Nhiều DN nắm bắt cơ hội, còn mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến thuỷ
sản xuất khẩu (XK) sang các nước châu Âu. Thương hiệu “Cá hộp Hạ Long” của Tổng
Công ty Thuỷ sản Hạ Long từng nổi đình đám, được khách hàng châu Âu rất chuộng.
Nguồn nguyên liệu ở Hải
Phòng hiện chủ yếu xuất
sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, những năm gần đây, hầu hết DN chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng đều hoạt
động cầm chừng, các dây chuyền sản xuất chỉ chạy 30-40% công suất nhà máy. Không
ít DN phải tạm dừng chế biến XK, chuyển sang nhập khẩu cá tạp về tiêu thụ nội địa.
Thậm chí, có DN phải chuyển sang chế biến nông sản… Căn nguyên, ngoài những
khó khăn chung, vấn đề cốt lõi là các cơ sở chế biến này đã chưa chủ động được
nguồn nguyên liệu “đầu vào”.
Ông Lê Bá Thuỷ - Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh XNK Thuỷ sản Hải Phòng
cho biết, từ đầu năm đến nay, vì không có nguyên liệu phục vụ cho chế biến, công ty
đành phải nhập khẩu hơn 4.000 tấn cá nục, cá kìm, cá bạc má… từ Hàn Quốc, Nhật
Bản về tiêu thụ nội địa. Theo ông Thuỷ, những loại cá tạp này, các nước nói trên rất ít
sử dụng, chủ yếu xuất bán cho Việt Nam với giá rẻ.
Tương tự, ông Bùi Đức Quyền - Giám đốc Công ty CP Thuỷ sản Anh Minh cho hay,
mỗi năm công ty này nhập khẩu khoảng 3.000 tấn cá nục, cá kìm, cá mực từ các thị
trường như Đài Loan, Nhật Bản về phân loại, bán tiêu dùng nội địa.
Nghịch lý thừa ngư trường
Ông Đoàn Văn Chung - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thuỷ
sản Hải Phòng cho biết: 2 ngư trường lớn ở phía Bắc bao gồm Long Châu và Bạch
Long Vỹ chính là lợi thế cho việc cung cấp nguyên liệu phục vụ các cơ sở chế biến
thuỷ sản ở Hải Phòng. Chẳng thế, hàng trăm cơ sở chế biến thuỷ sản lớn, nhỏ lại mọc
lên tại đây. Chỉ có điều, ngư trường nhiều, rộng lớn, lượng tàu thuyền đánh cá cũng
không ít, nhưng nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến thuỷ sản, nhất là chế biến
thuỷ sản XK hiện lại rất “khan”.

Theo ông Chung, sở dĩ có nghịch lý trên là bởi các DN chế biến thuỷ sản trong khu
vực chưa có sự gắn kết mật thiết, lâu dài với ngư dân (bao gồm cả hộ nuôi trồng thuỷ
sản lẫn người khai thác ngoài biển). Chính vì thiếu sự gắn kết nên các nhà máy luôn bị
động về nguồn nguyên liệu “đầu vào”. Trong khi, cơ sở chế biến mỏi mắt chờ… tôm,
cá đưa về bán cho nhà máy thì ở ngoài khơi, kể cả các đầm ao, thuỷ hải sản do ngư
dân đánh bắt và nuôi trồng được đều do các tư thương thu mua, thậm chí cả tư thương
nước ngoài.
Bà Nguyễn Thị Lệ - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hậu cần thuỷ sản Hải Phòng cho
hay, tình trạng tàu thuyền đánh bắt cá không đưa về cảng, mà bán ngay tại ngư trường
cho tư thương, đã diễn ra từ lâu. Các tư thương đều sắm tàu to, bám theo ngư dân để
mua gom cá sau khi bà con đánh bắt được, với giá cả lên xuống thoả thuận. Có tư
thương không ngại ngần, còn tung tiền ra để “đặt cọc” từ trước hoặc hỗ trợ đóng mới
tàu thuyền, khiến ngư dân, nhất là hộ khó khăn khó có thể từ chối mà không bán cá
cho họ.
Những năm gần đây, hầu hết DN chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng đều hoạt động cầm
chừng, các dây chuyền sản xuất chỉ chạy 30-40% công suất nhà máy.
I.1 Ảnh hưởng của lãi suất
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 là giai đoạn khó chung cho các doanh nghiệp
thủy
hải sản khi việc tiếp cận vốn và hạn mức vay bị thắt chặt khiến doanh nghiệp
lâm vào khó
khăn hoặc phải điều chỉnh lại cơ bản hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.Với
mức lãi suất
cao trong 3 tháng đầu năm, cả nông, ngư dân và doanh nghiệp đều thực sự khó
khăn để
duy trì sản xuất và chế biến khi mà các chi phí đầu vào khác đang tăng mạnh
(5-10%). Vốn
vay định mức thấp, cùng với việc siết chặt tín dụng của các ngân hàng đối với
ngành thủy
sản sau vụ vỡ nợ của một số doanh nghiệp khiến cho nhiều doanh nghiệp

không còn vốn để
duy trì sản xuất, đến thời điểm này, đã có 20% số doanh nghiệp trong ngành
thủy sản phải
ngừng hoạt động. Ngành hàng cá tra được nhận định là ảm đạm nhất. Lãi suất
cao trong
một thời gian dài đã làm hàng loạt doanh nghiệp cá tra suy yếu. Hiện chỉ còn
khoảng 20%
DN ngành này tồn tại và phát triển bình thường, 80% DN trong tình trạng khó
khăn, trong
đó 30% trong số này đang "hấp hối". Từ đầu năm đến nay, các nhà máy không
những không
tiếp cận được các nguồn tín dụng mà còn bị các ngân hàng thúc ép thu hồi vốn
vay trước đó,
khiến các doanh nghiệp trong ngành tìm mọi cách bán hàng ra nhanh nhất có
thể. Hậu quả
là phá giá ồ ạt, giá mua cá nguyên liệu giảm mạnh tới mức nông dân không có
lãi, DN muốn
thu mua để chế biến nhưng lại chẳng có vốn.
Theo khảo sát của Vasep( Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN), có đến
hơn
90% số doanh nghiệp mong muốn được tăng hạn mức vay vốn, từ 10-1.400 tỷ
đồng, nhằm
bổ sung vốn lưu động cho chế biến, cho nuôi cá tra và mua nguyên nhiên liệu,
vật liệu, thức
ăn cho vùng nuôi. 53,85% số doanh nghiệp tôm có nhu cầu vay vốn đầu tư cho
hoạt động
phát triển (từ 2-300 tỷ đồng) để bổ sung đầu tư nuôi tôm chân trắng, trang bị
máy móc, sửa
chữa, bổ sung năng lực cấp đông, vốn trung hạn cho hoạt động xuất khẩu, xây
nhà máy thức

ăn, phát triển vùng nuôi, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị. Đối với ngư
dân, vấn đề
tiếp cận vốn cũng rất khó khăn vì họ cần vốn cho cả việc mua sắm tàu cá và
thiết bị để bảo
quản cá sau thu hoạch.
1.2 Ảnh hưởng của kinh tế quốc tế tới ngành thủy sản
XK thủy sản sang EU giảm do khủng hoảng Châu Âu
Như chúng ta đã biết EU là một trong những bạn hàng quan trọng của Việt
Nam trong
lĩnh vực xuất khẩu thủy sản thời gian qua. Khủng hoảng kinh tế tại Châu Âu
với nhiều bất
ổn vĩ mô như: Thâm hụt ngân sách làm gia tăng tỷ lệ nợ và đe dọa khả năng
thanh toán
quốc gia, thâm hụt tài khoản vãng lai do suy giảm năng lực cạnh tranh và việc
đồng tiền
được định giá quá cao, những trục trặc của hệ thống ngân hàng làm tăng chi phí
đầu tư và
các khoản vay trở nên thiếu hiệu quả… được đánh giá là nguyên nhân chính
khiến nhu cầu
tiêu thụ giảm và XK thủy sản của Việt Nam sang EU cũng liên tục sụt giảm từ
đầu năm đến
hết Quý II này. Quý I, XK thủy sản sang EU giảm 7,9% so với cùng kỳ, sang
quý II tiếp tục
giảm sâu hơn (-15,5%). Riêng tháng 6, XK sang thị trường này giảm gần 20%.
Trong quý
II, EU đã từ vị trí thứ nhất rơi xuống thứ 2 trong các thị trường chính NK thủy
sản Việt Nam.
XK sang Hàn Quốc và Trung Quốc chững lại
Quý I, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tăng gần 20% so với cùng
kỳ, nhưng

sang quý II, XK sang thị trường này giảm 2% so với cùng kỳ. Theo đánh giá
của một số DN,
tình hình căng thẳng biển Đông ít nhiều cũng ảnh hưởng đến giao dịch nông
sản của Trung
Quốc và Việt Nam, trong đó có mặt hàng thủy sản.
XK thủy sản sang Hàn Quốc trong quý II/2012 đạt 127,459 triệu USD, tăng
7,4% so
với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng đi xuống rõ rệt so với 24% trong
quý I trước đó.
Riêng trong tháng 6, XK sang Hàn Quốc giảm 5,5%. Thị trường này cũng bắt
đầu dựng rào
cản kỹ thuật đối với thủy sản Việt Nam do xu hướng tăng NK quá nhanh. Ngoài
ra, thị
trường này cũng đang có xu hướng giảm NK từ các nước khác.
XK thủy sản sang Nhật Bản tăng trưởng khả quan, nhưng DN Việt Nam đã &
đang mất khả năng cạnh tranh tại thị trường này
Nhu cầu thủy sản của Nhật Bản vẫn cao. Tuy nhiên chất lượng vẫn sẽ tiếp tục là
vấn
đề gây lo ngại khi số lượng các lô hàng bị cảnh báo, đặc biệt tại thị trường Nhật
Bản có
chiều hướng gia tăng khiến nhiều nước cho biết sẽ áp dụng các biện pháp kiểm
soát chặt
chẽ hơn. Bên cạnh khó khăn về đầu ra, thách thức lớn nhất đối với sự phát triển
của ngành
thủy sản là tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.
Tại thị trường này doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các đối
thủ
khác như Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Hơn nữa, Việt Nam đang bị áp đặt
những rào cản
kỹ thuật không công bằng qua việc bị áp kiểm tra Ethoxyquin trong sản phẩm

tôm từ giữa
tháng 5/2012 với mức MRL quá thấp 0,01ppm, trong khi lại không áp dụng với
các nước XK
khác như Thái Lan, Ấn Độ…
Quý I, XK thủy sản Việt Nam sang Nhật tăng gần 19%. Sang quý II, với nhu
cầu tiêu
thụ cao của thị trường và khả năng cung cấp của Việt Nam, XK thủy sản VN
sang Nhật tăng
đến 36,6%, đạt 283,7 triệu USD. Hai quý đầu năm, mức tăng trung bình 35,5%
đạt 512,3
triệu USD.
1.3.Ảnh hưởng của tỷ giá tới ngành thủy sản
Diễn biến giá trị đồng đô la Mỹ 6 tháng đầu năm 2012 đã cho thấy một số dấu
hiệu
khả quan. Sau khi sụt giảm giá trị trong 4 tháng đầu năm 2012, diễn biến chỉ số
đô la Mỹ
(USD Index)đã đổi chiều, duy trì xu hướng tăng giá trong tháng 5 và 6/2012.
Kết thúc tháng
6/2012, chỉ số đô la Mỹ tăng 1,4% so với đầu năm 2012.
Sự khởi sắc của đồng đô la Mỹ có được nhờ những dấu hiệu khả quan của nền
kinh tế
Mỹ, những bất ổn kinh tế kéo dài tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu liên
quan đến vấn đề
nợ công, khó khăn chưa được giải quyết của nền kinh tế Nhật Bản
Là các doanh nghiệp xuất khẩu, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ giúp các doanh nghiệp
có cơ
hội nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong hoàn cảnh hiện nay. Đầu vào nhập khẩu
của ngành chỉ
có nguyên liệu chế biến thức ăn thuỷ sản (ngô, bột mỳ, đậu nành) và với việc
bản thân giá

của các mặt hàng này đang có dấu hiệu gia tăng thì trong vài quý tới, điều này
sẽ bắt đầu
làm tăng giá nguyên liệu cá đầu vào, nhưng mức độ ảnh hưởng này sẽ thấp hơn
việc tăng
giá xuất khẩu. Trước mắt, nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn tồn kho còn
tương đối khá và
thuỷ sản nguyên liệu vẫn được nuôi theo thức ăn giá thấp. Tuy nhiên, với việc
cạnh tranh
nội bộ ngành ở mức khá cao, có khả năng các doanh nghiệp nhỏ sẽ lợi dụng
điều này để
giảm giá xuất khẩu, để đẩy mạnh doanh thu và điều này sẽ gây tác động không
tốt đến toàn
ngành nói chung.
1.4 Ảnh hưởng của lạm phát
Do tác động của lạm phát khiến cho rất nhiều mặt hàng tăng giá mạnh mã.Với
mức
tăng hầu hết 10 - 30% ở các hạng mục chi phí đầu vào: lương công nhân, điện,
nước, xăng
dầu, bao bì Giá cước vận tải biển tăng hầu hết từ 1/3/2012 của các hãng tàu,
với giá
cước tăng đột biến từ 640 - 1200 USD/1 cont 20 feet, làm ảnh hưởng không
nhỏ đến sức
cạnh tranh của hàng thủy hải sản Việt Nam trên 2 thị trường chính là Châu Âu
và Mỹ. Giá
cước vận chuyển biển từ Việt Nam đang cao hơn Thái Lan và Philippin từ 10 –
15%.trong
khi giá xuất khẩu thì không có mức tăng với tỷ lệ tương ứng, đã làm giảm
không chỉ về tỷ
suất lợi nhuận mà cơ bản là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy hải
sản Việt

Nam trên thị trường thế giới. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận
của ngành
thủy sản. Bên cạnh đó, việc tăng các loại phí, thuế, như thuế bảo vệ môi trường
đối với bao
bì nhựa PE để bao gói hàng, trích 2% kinh phí cho công đoàn lấy từ quỹ lương,
phí kiểm soát
chất lượng thủy sản xuất khẩu, phí kiểm dịch thú y tăng 300% cũng góp phần
làm gia tăng
chi phí và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam, đặc biệt trong
bối cảnh
kinh tế thế giới có nhiều suy giảm, cạnh tranh thị phần khá khốc liệt.
II. Giải pháp
Không thể đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản mà không quan tâm bài toán nguyên liệu.
Dù các doanh nghiệp có khả năng nhập khẩu thì đó cũng không phải là biện pháp
ổn định lâu dài, nhất là trong điều kiện chúng ta vẫn có thể phát triển vùng nguyên
liệu đáp ứng nhu cầu chế biến. Vấn đề vẫn là cần có sự chung tay giữa Nhà nước,
doanh nghiệp và người dân trong cả khai thác, nuôi trồng, mở rộng ngư trường và
thu mua sản phẩm
Theo đó, doanh nghiệp hỗ trợ vốn cho người nuôi, thanh toán đúng hạn theo hợp
đồng đã ký. Các cơ sở nuôi được phổ biến về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm,
về danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng tại
Việt Nam để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Khi có rủi ro, doanh nghiệp cam kết
chia sẻ cùng người nuôi. Nhờ mạng lưới liên kết này, hằng năm, doanh nghiệp có
một nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm chất lượng. Năm 2011, mạng lưới liên kết
này đã cung cấp cho Agifish gần 60 nghìn tấn cá tra chất lượng tốt. Ðể đối phó tình
trạng khan hiếm nguyên liệu, trên thực tế thì việc đẩy mạnh sản xuất hàng tinh chế
cũng là giải pháp được nhiều công ty chọn lựa
Ngoài vấn đề nguyên liệu, để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu,
nhất thiết các cơ quan chức năng phải sớm có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách
phục vụ xuất khẩu thủy sản. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội

chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam cho biết: Hiệp hội đã có
những kiến nghị với Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Nafiquad) về
các vấn đề liên quan kiểm soát an toàn thực phẩm theo hướng không áp dụng việc lấy
mẫu kiểm nghiệm bắt buộc lô hàng làm điều kiện để cấp chứng thư xuất khẩu. Không
yêu cầu các doanh nghiệp phải có chứng thư của Nhà nước khi nước nhập khẩu không
yêu cầu. Cần thay đổi cách kiểm soát kháng sinh và các yếu tố rủi ro an toàn thực
phẩm theo hướng kiểm soát đầu nguồn thay vì kiểm tra lô hàng như hiện nay. Ông
Nam khẳng định, việc kiểm soát an toàn thực phẩm là cần thiết nhưng cách tiếp cận
phải hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Thực tế, EU và Mỹ là hai
thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam đều không quy định kiểm tra hoặc
lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trước khi xuất khẩu. Còn theo Luật An toàn thực phẩm
và thông lệ quốc tế, việc cấp chứng thư xuất khẩu không phụ thuộc vào việc lấy mẫu
lô hàng kiểm nghiệm mà phụ thuộc vào hiện trạng điều kiện an toàn vệ sinh của cơ sở
chế biến đó có đạt không, có thuộc danh sách đủ điều kiện để xuất khẩu hay không.
Chính vì vậy, giải quyết được những thiếu sót về thuế, phí và thời gian chờ đợi chứng
thư xuất khẩu, chắc chắn sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam sẽ cao hơn rất
nhiều.
KẾT LUẬN
Chế biến Thủy sản được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Hải
Phòng với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng qua các năm. Ðể ngành phát huy
hơn nữa thế mạnh của mình, cần giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và đồng bộ các
vướng mắc đang phát sinh từ thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lý thuyết chiến lược và chính sách kinh doanh
- Danviet.vn
- Tinmoi.vn

×