Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 120 trang )

1

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây chiến lược bảo vệ cây trồng trên thế giới đã có sự
thay đổi cơ bản, người ta đã thấy rõ những mặt hạn chế của biện pháp sử dụng thuốc
hóa học trong bảo vệ thực vật. Hàng năm, một số lượng rất lớn thuốc trừ sâu đã được
sử dụng. Theo số liệu của Cục Bảo Vệ Thực Vật thì trong năm 2004 tổng khối lượng
thuốc bảo vệ thực vật được nhập khẩu vào Việt Nam là 48.288 tấn (Nguyễn Hữu Huân,
2005). Việc áp dụng quá nhiều nông dược đã làm cho những loài sâu hại quan trọng ở
vùng ĐBSCL như sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus), sâu xanh da láng (Spodoptera
exigua Hübner), sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius), sâu vẽ bùa cam quít
(Phyllocnistis citrella Stainton) và sâu đục trái đậu nành (Etiella zinckenella
Treitschke),… trở nên kháng với rất nhiều loại thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, các vụ ngộ
độc thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến nhất là ở các mặt hàng rau quả, cụ thể
như Cần Thơ (23/07/2002) xí nghiệp Cafatex bị ngộ độc tập thể 41 nữ công nhân nhập
viện trong tình trạng nôn mữa, hôn mê, tay chân bủn rủn do ăn đậu đũa có chứa thuốc
trừ sâu (Báo Tuổi Trẻ 25/07/2002); theo VietnamNet, hàng năm có khoảng 300 ca tử
vong nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong đó có khoảng 34 - 35 trường hợp ngộ
độc thuốc BVTV (chiếm khoảng 10%); theo báo cáo của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng
Tp. Hà Nội, từ 01/01/2002 đến 16/06/2002 đã xảy ra 20 vụ ngộ độc thức ăn với 202
nạn nhân, trong đó có 13 vụ ngộ độc do rau xanh nhiễm hoá chất BVTV với 85 nạn
nhân (không có tử vong), năm 2009 tại bệnh viện chợ rẫy Tp. HCM có tổng cộng 403
ca ngộ độc thuốc trừ sâu thì có đến 86 ca tử vong.
Theo những số liệu vừa nêu trên ta thấy rõ những mặt tác hại của thuốc BVTV
có thể dẫn đến tử vong cho người nếu ăn phải thực phẩm xanh có chứa hàm lượng hoá
chất BVTV vượt mức cho phép. Vì vậy biện pháp sinh học ngày càng thể hiện rõ tính
ưu việt và vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược tổng hợp bảo vệ cây trồng và cũng
là một giải pháp kỹ thuật khả thi trong sản xuất thực phẩm xanh an toàn, giúp cho nông
dân có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất mức độ tồn dư độc chất nông nghiệp trong
sản phẩm có hại cho sức khoẻ.
Kunimi, 2002 cho biết côn trùng bị các loại vi sinh vật có ích tấn công bao


gồm: virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật (Protozoa), tuyến trùng,…. Và các tác
nhân này đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác phòng trừ sinh học trên toàn thế
giới. Tại Úc các nhà khoa học đã sử dụng nấm Beauveria bassiana và Metarhizium
anisopliae để phòng trừ bọ hung hại mía, ở Trung Quốc từ những năm 80 đã sử dụng
vi khuẩn Bacillus thurigensis (Bt) để phòng trừ sâu hại rau…
Trong ba thập kỷ gần đây cùng với sự phát triển nhanh của các ngành khoa
học và công nghệ sinh học, việc nghiên cứu tạo ra các thuốc trừ sâu sinh học có nguồn
gốc từ vi khuẩn, virus, vi nấm, các thuốc kháng sinh… ngày càng được nhân rộng và
đã có nhiều thành tựu to lớn như: công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu Bt, virus NPV, vi
nấm Boverit và Mat (Metarhizium anisopliae). Mặc dù vậy nhưng chưa có những
nghiên cứu sâu sắc và thành tựu đáng kể về việc sử dụng nguyên sinh động vật
(Protozoa) trong phòng trừ sinh học.

2

Mục đích yêu cầu của đề tài:
- Tìm ra loài Protozoa chuyên biệt cho từng loài sâu hại trên rau (cải xà lách, cải bẹ
xanh, cải vún, cải bông, cải bắp…) và cây màu (đậu xanh, đậu nành và các loại đậu
khác…).
- Đánh giá hiệu lực của Protozoa đối với sâu hại rau màu như: sâu ăn tạp, sâu xanh.
- Ứng dụng trên đồng ruộng để trừ nhóm sâu ăn lá hại rau màu (chọn ít nhứt một trong
ba đối tượng, tùy theo kết quả thu mẫu thực tế: sâu ăn tạp, sâu xanh hoặc sâu nhiếu
đọt )
- Xây dựng quy trình sản xuất ra ít nhất một dạng chế phẩm sinh học từ nguyên sinh
động vật (Protozoa) bằng thiết bị hiện đại của Nhật viện trợ trong dự án NEDO-VN
(Phát triển chế phẩm sinh học tại Việt Nam) có chất lượng tương đương với sản phẩm
của nước ngoài (NoLoc® đạt 10
8
spore/mL của Mỹ).
-Tạo ra sản phẩm rau màu an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân

dân để từ đó thay dần thói quen sử dụng thuốc hóa học độc hại bằng thuốc sinh học
không độc hại cho con người và môi trường sản xuất nông nghiệp.



















3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
1.1 Vài nét về hiện trạng canh tác rau màu tại thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có vị trí trung tâm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, với diện
tích sản xuất lúa (khoảng 94.000 ha) chiếm trên 70% diện tích canh tác. Với những
điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, con người, hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh và hệ
thống đê bao khép kín tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng vụ, phần lớn các diện tích

được canh tác trung bình từ 2 - 3 vụ lúa/ năm, năng suất trung bình từ 5 - 6 tấn/ ha.
Đặc biệt trong những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu
cây trồng của Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ. Diện tích
trồng rau màu hàng vụ tăng lên, đến nay có trên 5.000 ha rau màu được gieo trồng
hàng vụ, tập trung tại các quận Cái Răng, Bình Thuỷ, Ô Môn, huyện Phong Điền, Thốt
Nốt,… Tuy nhiên phần lớn nông dân canh tác theo phương pháp truyền thống , còn lạc
hậu, chậm áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lạm dụng thuốc bảo
vệ thực vật, không chú ý đến dư lượng thuốc trong nông sản và thời gian cách ly của
thuốc BVTV và phân bón.
Theo báo cáo khoa học về đề tài "Triển khai ứng dụng kỹ thuật sản xuất và
nghiên cứu khả năng tiêu thụ rau an toàn ở thành phố Cần Thơ, 2006" thì:
- Thông tin cơ bản về nông hộ: Tỷ lệ nam tham gia trồng rau gấp 8 lần tỷ lệ
nữ, chứng tỏ lực lượng nữ chủ yếu làm công việc nội trợ hoặc phụ trách buôn bán rau;
lực lượng trồng rau có độ tuổi tập trung từ 18 - 50 cho thấy họ có khả năng canh tác
rau, ham học hỏi và có khả năng tự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình sản xuất; đa số
lực lượng tham gia trồng rau trong khu vực có trình độ học vấn thấp (cấp 1 là 54,4%
cấp 2 là 38,5%) do trình độ nhận thức kém nên thấy rằng trồng rau lấy ngắn nuôi dài là
chắc chắn thành công, kỹ thuật canh tác đơn giản, đầu tư ít rủi ro do đó làm giới hạn
khả năng tính toán cũng như khả năng mở rộng tầm nhìn một cách xa hơn. Tỷ lệ nông
dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác rau còn thấp chủ yếu tập trung ở nhóm có từ
1-9 năm kinh nghiệm, chứng tỏ cây rau mới được nông dân thành phố quan tâm sản
xuất trong những năm gần đây.
- Về diện tích đất canh tác rau: Phần lớn nông dân trồng rau trên diện tích nhỏ
lẻ manh múng không tập trung (diện tích từ 100 - 4.500 m
2
chiếm tỷ lệ 69,5%; từ 4.600
- 8.000 m
2
chiếm 30,5%).
- Về thời vụ trồng: Nông dân có thể trồng rau quanh năm, nhưng khoảng tháng 7

- 9 do điều kiện thời tiết không thuận lợi (nhiều mưa bão) nên có ít nông dân trồng rau,
từ tháng 1 - 6 chiếm 70,8% nông dân trồng rau và rất phù hợp với tình hình sản xuất
rau chung của khu vực.
- Về giống và loại rau trồng: Nông dân canh tác chủ yếu sử dụng 2 nguồn
giống: giống nhập nội từ địa phương (87,3 - 90,9%), tỷ lệ tự để giống chuẩn bị cho vụ
sau chiếm tỷ lệ ít; càng về sau nông dân thích chọn giống nhập nội để trồng vì có khả
năng kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Thông thường các loại rau
ăn lá dễ trồng hơn các loại rau ăn trái nên được nông dân trồng nhiều hơn. Qua điều tra
4

cho thấy ở đầu kỳ (Đông Xuân) rau ăn lá (56,6%) chiếm tỷ lệ cao hơn rau ăn trái
(43,4%).
- Về sâu bệnh hại rau và sử dụng nông dược: Hầu hết nông dân đều am hiểu về
các đối tượng sâu bệnh hại trên rau như: sâu tơ, sâu ăn tạp, sâu xanh da láng; bệnh héo
cây con, thối nhũn, thán thư…trong đó các đối tượng sâu hại quan trọng như sâu ăn
tạp, sâu xanh da láng, sâu tơ, bọ nhảy… mỗi đối tượng chiếm tỷ lệ hơn 13,5%.
Theo các kết quả điều tra của nông hộ tại những vùng trồng rau của TP Cần Thơ
- vụ Đông Xuân 2003 - 2004 thì nông dân vẫn còn sử dụng thuốc trừ sâu gốc lân hữu
cơ khá cao chiếm 13,2%, gốc carbamat chiếm 17,7%, bên cạnh cũng đã sử dụng các
loại thuốc trừ sâu thế hệ mới chiếm 14,9% và thuốc trừ sâu vi sinh chiếm 17,2% khá
cao và rất nhiều những loại thuốc khác với tỷ lệ từng loại thấp. Qua kết quả điều tra
cho thấy nông dân vẫn còn phun thuốc trừ sâu phổ biến từ 3 - 5 lần/ vụ chiếm 60,5% và
10 lần/ vụ chiếm 3,9%, có khi phun đến 12 lần/ vụ. Nhưng bên cạnh đó các loại thuốc
nông dân sử dụng để phòng trừ chuyển đổi từ các loại thuốc gốc lân và carbamat sang
sử dụng thuốc gốc cúc thế hệ mới và đặc biệt là sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc vi
sinh sẽ có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng trừ sinh học.
1.2 Đặc điểm của sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius)
Họ Ngài đêm (Noctuidae)
Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)
1.2.1 Phân bố và ký chủ

Sâu ăn tạp còn có tên gọi là sâu khoang, sâu đàn, sâu keo, là loài phân bố rộng
khắp thế giới, ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á, Bắc Phi. Ở nước ta sâu có ở khắp
nơi.
Đây là loài đa thực, theo ước tính có thể gây hại trên 290 loại cây trồng thuộc 99
họ thực vật. Ở nước ta chúng là loài gây hại quan trọng trên các loại rau họ thập tự, cà
chua, đậu đũa, bầu bí, rau muống, khoai lang, thuốc lá, bông, thầu dầu điền thanh,…
(Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì sâu có
thể gây hại khoảng 200 loại cây trồng. Loài này phân bố khắp nơi ở vùng nhiệt đới, á
nhiệt đới, kể cả một số nước ôn đới, châu Úc, châu Á và đảo Thái Bình Dương
(Feaking và Franz, 1977 được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thuỳ Dung, 2008).
1.2.2 Đặc điểm gây hại
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006), sâu non tuổi nhỏ tập trung thành từng đám
gặm nhắm ăn lá, chừa lại biểu bì trên và gân lá nên người ta còn gọi là sâu ổ hay sâu
đàn. Sau khi sâu lớn thì phân tán, ăn thủng lá chỉ để lại gân lá, có thể cắn trụi hết lá,
cắn trụi cành hoa, chui và đục khoét trong quả, nụ hoa.
Khi sâu ăn tạp phát sinh thành dịch, chúng gây thiệt hại khá nặng cho cây trồng.
Đối với rau ăn lá thì bị giảm sản lượng và giá trị thương phẩm, đối với cây lấy quả như
cà chua, đậu đũa thì hoa nụ sẽ bị rụng và quả bị hại cũng sẽ rụng sớm hoặc trở nên thối
khi gặp trời mưa.

5

1.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học
Bướm có chiều dài thân từ 20 - 25 mm, sải cánh rộng từ 35 - 45 mm. Cánh trước
màu nâu vàng. Phần giữa từ mép trước cánh tới mép sau cánh có một vân ngang rộng
màu trắng. Trong đường vân này có 2 đường vân màu nâu (ở con đực không rõ). Cánh
sau màu trắng loáng phản quang màu tím. Bướm có đời sống trung bình từ 1 - 2 tuần
tuỳ thuộc vào điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng
khi gặp điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900 - 2.000 trứng (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2004) . Theo Phạm Thị Nhất (2000) ở điều kiện Việt Nam thì tổng số

trứng trung bình của sâu ăn tạp là 1000 trứng/ổ. Thời gian đẻ trứng trung bình kéo dài
từ 5 - 7 ngày nhưng cũng có khi lên đến 10 hoặc 12 ngày.
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) trứng hình bán cầu, đường kính 0,5 mm. Bề
mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đáy trứng (36 - 39 đường) và
bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới đẻ có
màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Trứng xếp
với nhau thành từng ổ có lông từ bụng bướm mẹ phủ bên ngoài. Thời gian ủ trứng từ 4
- 7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Sâu có 5 - 6 tuổi tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và phát triển trong khoảng
thời gian từ 20 - 25 ngày. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 35 - 53 mm, hình ống tròn. Sâu
tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn chuyển dần sang màu nâu đen hoặc nâu đậm . Sâu
tuổi nhỏ toàn thân có màu xanh và chuyển dần sang màu nâu khi tuổi lớn với 1 sọc
màu vàng sáng ở hai bên hông chạy từ đốt thứ nhất của bụng đến đốt cuối, dọc theo
những đường ấy có những điểm hình bán nguyệt. Từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của
bụng mỗi đốt có một chấm đen rõ, đây là điểm đặc biệt của loài sâu này để phân biệt
với các loài sâu khác cùng giống; trong đó có 2 chấm đen ở đốt thứ nhất là to nhất và
gần như giao nhau khi sâu tuổi lớn tạo thành một khoang đen trên lưng nên người ta
còn gọi sâu này là "Sâu Khoang" (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Nhộng dài 18 - 20 mm màu nâu tươi hoặc nâu tối, hình ống tròn. Mép trước đốt
bụng thứ 4 và vòng quanh các đốt bụng thứ 5, 6, 7 có nhiều chấm lõm . Cuối bụng có
một đôi gai ngắn (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen
(2004) thì thời gian nhộng từ 7 - 10 ngày.
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển của sâu ăn tạp,
ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho tất cả các giai đoạn phát triển của sâu ăn tạp là 37
0
C,
sâu ngừng hoạt động và sẽ chết khi nhiệt độ >40
0
C, trứng sâu ăn tạp sẽ nở khoảng 4
ngày trong điều kiện nhiệt độ ẩm và có thể lên 11–12 ngày ở nhiệt độ thấp hơn (Rang

Rao và ctv., 1989 được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thuỳ Dung, 2008).
Ẩm độ cùng với nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động bắt cặp của thành trùng. Khi
ẩm độ thấp và nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng hoạt động của thành trùng và ngược
lại. Tuy nhiên nếu nhiệt độ cao, kết hợp với ẩm độ thấp sẽ làm giảm số lượng cũng như
tỷ lệ trứng nở. Ẩm độ thích hợp cho sự sinh trưởng của ấu trùng sâu ăn tạp dao động từ
85% - 100%.


6

1.2.4 Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại
Theo Lê Thị Sen (1999) bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra ngoài
hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Thời
gian hoạt động từ tối đến nửa đêm. Bướm bay rất khoẻ, có khi bay xa đến vài chục mét
và có thể cao đến 6 - 7 m. Sau khi bắt cặp vài giờ bướm có thể bắt cặp và 1 ngày sau là
có thể đẻ trứng.
Bướm có xu tính mạnh với mùi vị chua ngọt và với ánh sáng đèn, đặc biệt là
đối với đèn có bước sóng ngắn (3,650 A
0
) . Thành trùng đẻ trứng vào đêm thứ 2 sau
khi vũ hóa. Một đời con cái giao phối 3 - 4 lần, trong khi đó con đực có thể giao phối
10 lần (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Bướm có tính chọn lọc ký chủ để đẻ trứng, bướm đẻ trứng thành từng ổ khoảng
vài trăm trứng, thường đẻ ở mặt dưới lá, ổ trứng có phủ lông màu vàng. Thời gian đẻ
trứng kéo dài 6 - 8 ngày.
Thời gian sống của bướm ở nhiệt độ cao (hè - thu) ngắn hơn ở nhiệt độ thấp
(đông - xuân), bướm được cho ăn thêm sống lâu hơn là không ăn.
Sâu non vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống quần tụ với nhau quanh ổ trứng. Lúc
này nếu bị khua động nhẹ chúng có thể bò phân tán ra chung quanh hoặc nhả tơ buông
mình xuống đất, ở giai đoạn này sâu chỉ ăn gặm ở mặt dưới lá, chừa lại lớp biểu bì trên

và gân lá. Sang tuổi 2 sâu bắt đầu phân tán và ăn gặm lá nhiều hơn. Từ tuổi 4 sâu có
phản ứng rõ rệt đối với ánh sáng, nghĩa là sâu thường trốn ánh sáng nên ban ngày sâu
thường ẩn vào những nơi tối hoặc chui xuống kẻ đất nứt, ban đêm mới chui lên cây;
vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhẹ thì ban ngày sâu có thể bò lên hoạt động
trên cây (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Sâu có thể di chuyển từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, ở đất cát pha hoặc
đất thịt nhẹ sâu có thể ăn cả bộ phận dưới mặt đất của cây trong thời gian ẩn nắp ban
ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Sâu có 6 tuổi, sâu tuổi cuối có thể nặng tới 800 mg, trung bình giai đoạn sâu non
có thể ăn hết 4g lá, trong đó 80% bị tiêu thụ bởi sâu tuổi cuối. Sâu tuổi lớn có tập quán
ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành và trái non.
Khi sắp hoá nhộng sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó để
hoá nhộng bên trong. Đất có hàm lượng nước 20% là thích hợp cho sâu hoá nhộng, đất
quá khô hoặc quá ẩm đều không thuận lợi (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Sâu ăn tạp là loài ưa điều kiện nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sâu sinh
trưởng và phát dục là 29 - 30
o
C và độ ẩm không khí thích hợp là trên 90%.
Ở Việt Nam điều kiện thời tiết khí hậu và cây trồng thuận lợi cho sâu phát sinh
và phát triển và thường gây hại cho cây trồng vào các tháng mùa hè và mùa thu (từ
tháng 4 – 10). Dịch sâu thường phát sinh vào tháng 5 - 6, còn các tháng khác có thể gây
hại nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào điều kiện địa diểm và cây trồng.
Sâu ăn tạp phát sinh quanh năm trên rau. Mỗi năm có 7 đỉnh cao mật độ sâu trên
đồng ruộng, thời gian giữa 2 đỉnh cao là 20 - 26 ngày. Trong thời gian từ tháng 5 đến
7

tháng 11 thì các đợt mưa lớn kết hợp với sự phát sinh bệnh thối nhũn do virus NPV là
nguyên nhân làm giảm mật số sâu ăn tạp trên đồng ruộng (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
1.2.5 Biện pháp phòng trị
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) thì trong những năm gần đây để phòng trừ sâu

ăn tạp trên thế giới cũng như ở nước ta đã và đang áp dụng các biện pháp quản lý dịch
hại tổng hợp (JA Wightman, ICRISAT, Andhra Pradesh, India, 1996) vì sâu này kháng
thuốc rất mạnh nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sâu trước khi phát sinh thành
dịch, bao gồm các biện pháp sau:
Dùng bẫy đèn và bẫy chua ngọt để bắt và tiêu diệt. Vừa có ý nghĩa trong dự báo
vừa làm giảm số lượng thành trùng trước khi đẻ trứng.
Bắt sâu tuổi nhỏ lúc chưa phân tán và ngắt bỏ ổ trứng là biện pháp có hiệu quả.
Khi dự tính được thời gian trưởng thành ra rộ thì định kỳ 2 - 3 ngày 1 lần đi thu bắt sâu
tuổi nhỏ và ngắt ổ trứng chưa nở.
Tiến hành cày bừa, phơi ải kỹ đất trước khi trồng rau, kết hợp với làm cỏ xung
quanh bờ ruộng để tiêu diệt chỗ ẩn náu của thành trùng. Có thể cho ruộng ngập nước từ
2 - 3 ngày để diệt nhộng.
Sử dụng bẫy pheromone.
Bảo vệ và thả các loài ong ký sinh sâu non, có thể sử dụng loài bắt nồi ăn thịt
Conocephalus sp
Sử dụng ong ký sinh trứng để hạn chế số lượng sâu: ở giai đoạn trứng của SAT
có khoảng 4 loài ong mắt đỏ (Trichogramma), một loài ong thuộc họ Selionidae và một
loài ong họ Braconidae; ngoài ra còn có thêm loài Chelonus sp. và Telenomus spp Ở
giai đoạn ấu trùng, ngay từ giai đoạn nhỏ đến khi trưởng thành và hoá nhộng có
khoảng 8 loài ký sinh đã được ghi nhận trong đó có ong Ichneumon sp. và loài
Chelonus sp. kí sinh chủ yếu ở giai đoạn nhộng non (Phạm Huỳnh Thanh Vân và Lê
Thị Thuỳ Minh, 2001).
Sử dụng các loài nấm ký sinh trên côn trùng: theo Trịnh Thị Xuân (2006), thì có 4
loại nấm ký sinh trên sâu ăn tạp: Paecilomyces sp., Nomurae rileyi, Beauveria bassiana
và Metarhizium anisopliae.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv. (2002) được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kiều
Khuyên (2002) thì sâu ăn tạp ở Đồng bằng Sông Cửu Long bị ký sinh bởi loài Nosema
bombycis. Theo một số tác giả sâu ăn tạp còn bị chết bởi N. carpocapsae tại nhiều nơi
trên thế giới.
Sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringiensis hoặc sử dụng NPV (sử dụng 500 sâu

non nhiễm virus/ ha).
Ở nước ta hiện nay, các chủng virus nhân đa diện (NPV) đã được nghiên cứu và
sử dụng có kết quả trên sâu xanh hại bông, sâu tơ bắp cải, sâu ăn tạp, sâu keo da
láng…Đây là những triển vọng rất lớn để sử dụng trong chương trình phòng trừ sinh
học trên cây trồng ở Việt Nam (Nguyễn Công Thuật, 1996).
8

Khi cần có thể phun thuốc theo liều khuyến cáo, tránh sử dụng một loại thuốc
quá nhiều lần có thể gây ra tính kháng thuốc ở sâu. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ
sâu thông dụng để trị khi sâu còn nhỏ. Các loại thuốc thường dùng như Cyperan 10EC,
Karate 2,5EC, Regent 800WG,… nên phun thuốc vào chiều mát và phun lúc sâu còn
tuổi nhỏ để chúng ít kháng thuốc.
1.3 Vài nét về vấn đề sử dụng nguyên sinh động vật (Protozoa) trong phòng trừ
sâu hại
1.3.1 Mối liên hệ giữa nguyên sinh động vật với bệnh côn trùng
Theo Yoshimori Tanada và Harry K. Kaya (1992):
- Có khoảng 1200 loài trong số 15000 loài nguyên sinh động vật đã được miêu
tả có quan hệ đến côn trùng (Lipa,1963). Nguyên sinh động vật ký sinh trên côn trùng
được tìm thấy phổ biến trong đường tiêu hoá của côn trùng như sinh vật hội sinh hoặc
chúng có quan hệ cộng sinh với côn trùng. Một số côn trùng làm môi giới cho việc lây
nhiễm của bệnh Protozoa cho động vật cớ sương sống và cây trồng. Trong nhiều
trường hợp, nguyên sinh động vật nhân mật số lên trong cơ thể côn trùng môi giới và
có thể là nguyên nhân gây hại cho côn trùng môi giới. Nhưng phần lớn Protozoa thì
gây bệnh cho côn trùng.
- Nhiều tính chất khác nhau trong mối quan hệ giữa Protozoa và côn trùng đã
được tìm thấy. Một số loài trong ngành nguyên sinh động vật là mầm bệnh của cả động
vật có xương sống và côn trùng; những loài khác thì sống hội sinh hoặc ít độc có trong
đường tiêu hoá của côn trùng; mặc dù vậy, có những loài thuộc dạng độc tính rất cao.
- Hầu hết những chủng protozoa gây bệnh cho côn trùng được tìm thấy nằm
trong nghành phụ Apicomplexa và Microsporia. Đặc điểm sinh học của các chi trong

hai ngành phụ trên thể hiện rất giống nhau.
1.3.2 Đặc trƣng của Protozoa
Động vật nguyên sinh (Protozoa) là vi sinh vật đơn bào, kết cấu tế bào giống
như tế bào động vật bậc cao, bao gồm màng tế bào, tế bào chất và có một hoặc nhiều
nhân. Phương thức dinh dưỡng của động vật nguyên sinh bao gồm 3 hình thức: (1)
Dinh dưỡng thực vật; (2) Dinh dưỡng động vật; (3) Dinh dưỡng hoại sinh. Nguyên sinh
động vật ký sinh trong côn trùng phần lớn là dinh dưỡng hoại sinh, nghĩa là dựa vào tác
dụng thẩm thấu hút chất dinh dưỡng trong cơ thể côn trùng thông qua bề mặt của tế
bào động vật nguyên sinh (Trần Văn Mão, 2002).
Theo Trần Văn Mão (2002), sinh sản của động vật nguyên sinh bao gồm 2 hình
thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính có mấy hình thức sau:
phân đôi, phân nhiều và mọc mầm. Động vật nguyên sinh ký sinh sinh sản theo kiểu
phân chia nhiều là chủ yếu, tức là nhân tế bào phân chia ra nhiều nhân mới sau đó phân
chia tế bào, mỗi nhân mang tế bào chất và cuối cùng hình thành nhiều cá thể mới. Sinh
sản hữu tính gồm hai phương thức: sinh sản theo kiểu tiếp hợp và theo kiểu giao phối.
Sinh sản giao phối là hai phôi đồng hình hoặc khác hình tiếp xúc với nhau và phát triển
thành cá thể hay hợp tử mới, hợp tử lại phân chia hình thành nhiều các thể mới. Sinh
sản tiếp hợp là hai phôi không tiếp xúc nhau mà chỉ trao đổi một phần nhân và tế bào
9

chất, sau đó tách ra mà phân chia tế bào. Phần lớn động vật nguyên sinh gây bệnh côn
trùng sinh sản hữu tính theo kiểu sinh sản giao phối, chỉ có trùng roi tiến hành sinh sản
tiếp hợp.
Hầu hết động vật nguyên sinh ký sinh chỉ sống trong tế bào còn sống, thông qua
miệng vào trong ruột, có lúc thông qua trứng để lây lan hoặc thông qua các côn trùng
ký sinh hoặc ăn thịt để lay lan. Tác dụng của chúng đối với vật chủ khá chậm. Côn
trùng chết nhanh thường là do sự xâm nhiễm cộng hưởng của cá sinh vật khác. Cho
nên nguyên sinh động vật gây bệnh côn trùng thường biểu hiện giảm sức sống, sức sinh
sản, rút ngắn tuổi thọ và phản ứng kích thích đối với môi trường một cách chậm chạp.
1.3.3 Những đặc điểm của bệnh protozoa trên côn trùng

1.3.3.1 Con đƣờng xâm nhiễm
Theo Yoshimori Tanada và Harry K. Kaya (1992), thì:
- Phần lớn protozoa xâm nhiễm vào côn trùng thông qua miệng vào ống tiêu
hoá. Sự xâm nhiễm xuyên qua thành ruột xảy ra nhờ những sợi lông rung Lambornella
spp. cuối cùng bào nang gắn chặt với lớp cutin. Bộ phận truyền nhiễm thông thường là
bào tử hoặc nang, nhưng cũng có thể là hình thức sinh dưỡng hoặc hình thức tái sản.
Những protozoa sót lại trong ống tiêu hoá thì bám vào biểu mô hoặc thêm vào đó là sự
kết hợp với ống tiêu hoá và thông thường dạng này không biểu hiện bệnh rõ ràng. Đó
là những dạng có lông rung, có roi, hoặc có sự kết hợp cả hai. Những loài khác thì xâm
nhập vào đường huyết và sống ngoại bào trong huyết tương hoặc sống nội bào bên
trong tế bào của các mô và cơ quan khác nhau, và là nguồn bệnh chính gây bệnh.
Chúng là đại diện của Apicomplexans và Microsporidia.
- Sự lây nhiễm chiều dọc từ bố mẹ qua thế hệ con tìm thấy trên nhiều protozoa,
đặc biệt là Microsporidia. Sự truyền nhiễm thông qua buồng trứng hoặc bề mặt của
trứng bị nhiễm mầm bệnh. Bề mặt trứng bị nhiễm từ bào tử bên trong phân của con mẹ
với ống tiêu hoá bị nhiễm protozoa. Sự lây nhiễm do bề mặt trứng bị nhiễm thì chắc
chắn không quan trọng bằng sự lây nhiễm bên trong trứng đối với sự căn bằng của các
quần thể côn trùng.
1.3.3.2 Triệu chứng bệnh
Hầu hết protozoa ký sinh trên côn trùng có tính độc thấp, là trường hợp gây
nhiễm mãn tính và thường không gây chết côn trùng. Hơn nữa, côn trùng bị nhiễm
bệnh mãn tính thường không thể hiện rõ những dấu hiệu và triệu chứng. Tuy nhiên,
một số protozoa có tính độc cao, và còn tuỳ vào loại mô bào bị tấn công mà có thể
nhiễm cấp tính và gây chết cao. Một số trường hợp, côn trùng bị nhiễm trở nên hơi
vàng hoặc nhạt đi, giảm kích thướt, thời gian sinh trưởng ở các tuổi bị kéo dài hơn so
với con không bị nhiễm. Một số lượng lớn bào tử protozoa chưa đầy trong ruột giữa, và
có trường hợp huyết tương chuyển sang màu trắng sữa. Lớp da của những con chết trở
nên dai và rất khó có thể làm vỡ ra được (Yoshimori Tanada và Harry K. Kaya, 1992).
Theo George O. Poinar, Jr.,và Gerard M. Thomas (1978), cho rằng có rất ít triệu
chứng đặc trưng trong biểu biểu của côn trùng bị nhiễm protozoa. Tất cả là những triệu

chứng chung chung, không rõ tùy thuộc vào những tác nhân gây bệnh khác nhau bao
10

gồm kích thước nhỏ, hình dạng méo mó, lờ đờ, kém ăn, cơ thể mất cân bằng, phân
thường có màu trắng. Ký chủ có lớp da trong suốt khi bị nhiễm bệnh thường có màu
trắng đục hoặc những vùng phồng lên trên biểu bì, côn trùng có màu nâu sậm thì biểu
hiện những chấm đen trên da. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp sự suy giảm hoặc chết
là những biểu hiện đầu tiên của sự lây nhiễm nguyên sinh động vật và cần được xác
định lại dưới kính hiển vi.
1.3.4 Phân loại protozoa
Ngành động vật nguyên sinh có khoảng 35000 loài, được chia ra 5 ngành phụ.
Nhóm trùng lông roi và chất thịt nhập vào loại trùng chân lông (Sarcomastigophora),
trùng bào tử chia ra trùng bào tử thật (Apicomplexa) trùng bào tử nhầy (Myxospora) và
trùng vi bào tử (Microspora), loại lông roi lại thuộc về trùng roi (Ciliophora). Trong
những ngành phụ này thì trùng vi bào tử và trùng bào tử thật bao gồm các trùng nguyên
thuỷ gây bệnh cho côn trùng. Trùng chân lông và trùng bào tử nhầy không gây bệnh
cho côn trùng (Trần Văn Mão, 2002).
Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2006), nguyên sinh động vật gây bệnh côn trùng
bao gồm: Lớp trùng roi Flagellata, lớp trùng chân giả Sarcodia, lớp trùng bào tử
Aporozoa, lớp thảo trùng Ciliophora. Trong đó, bộ trùng bào tử nhỏ Microsporidia của
lớp Aporozoa có nhiều loài gây bệnh cho côn trùng và có ý nghĩa thực tiển trong
phòng trừ sâu hại.
Lớp Microsporea của ngành phụ Microspora (trùng vi bào tử) bao gồm 2 bộ,
Minisporida và Microsporida. Trong đó bộ Minisporida ít được đề cặp tới bởi vì chỉ có
rất ít chi gây bệnh trên côn trùng và ít được nghiên cứu, cũng như những hiểu biết hạn
chế về đặc tính sinh học của chúng. Có khoảng 800 loài của bộ Mocrosporida đã được
miêu tả. Những khảo sát đáng kể trên Microsporidia đã ra đời sau 1975, đó là của
những tác giả như Vavra 1976a,b; Sprague 1977a,b, 1982; Weiser 1985; Lacey và
Undeen 1986; Iss 1986; Larsson 1986, 1988; Brooks, 1988; và Canning 1990,
(Yoshimori Tanada và Harry K. Kaya, 1992).

Trùng vi bào tử còn được gọi là Microsporidia gây bệnh côn trùng là ngành phụ
động vật nguyên sinh gây bệnh côn trùng quan trọng nhất được ứng dụng để phòng trừ
sâu hại mang lại nhiều triển vọng nhất hiện nay. Microsporidia là ký sinh vật chuyên
ký sinh trong tế bào, tổng số có 500 loài, ký sinh trên côn trùng chiếm 40% phần lớn
thuộc bộ cánh màng, bộ hai cánh, bộ cánh vảy, bộ cánh cứng (Trần Văn Mão, 2002).
Theo Yoshimori Tanada và Harry K. Kaya (1992), vi bào tử trùng chứa hầu hết
những mầm bệnh nguyên sinh động vật quan trọng của côn trùng. Xét về mặt kinh tế
thì mầm bệnh protozoa thật sự có ý nghĩa đối với những côn trùng gây hại. Và vi bào
tử trùng hầu hết rất có triển vọng để sử dụng trong phòng trừ sinh học. Tất cả vi bào tử
trùng đều là mầm bệnh phụ thuộc và sự nhân sinh khối chỉ xảy ra trong tế bào còn
sống.
Có khoảng 700 loài côn trùng đã được ghi nhận là ký chủ của vi bào tử trùng.
Tất cả các phân bộ của côn trùng không hoàn toàn mẩn cảm với vi bào tử trùng và hầu
như phân nữa ký chủ đã được ghi nhận nằm trong hai bộ, bộ cánh vảy và bộ cánh đều.
Côn trùng thường có kiểu miệng nhai là thời kỳ mẩn cảm của chúng, nhưng cũng có
11

một ít mang kiểu miệng chích hút như ở bộ cánh nửa cứng và bộ cánh
đều… (Yoshinori Tanada và Harry K. Kaya, 1992). Còn theo Chu Thị Thơm và ctv.
(2006), trùng vi bào tử ký sinh ở nhiều nhóm côn trùng nhưng chưa gặp trường hợp ký
sinh trên côn trùng chích hút thực vật.
Theo Trần Văn Mão (2002), thì đặc điểm của Microsporidia là hình thành bào tử
đơn bào có sợi mảnh bên trong. Bào tử hình trứng, hình bầu dục hoặc quả lê. Kích
thước 3-8 µm x 1-3 µm, bên ngoài có 3 tầng vỏ bao bọc, tầng giữa dày có chất chitin,
tầng ngoài có protein, tầng trong là màng chất nguyên sinh. Tiêm mao là những ống
dài cấu tạo thành dạng tán, gắn với vỏ bào tử. Khi bào tử nẩy mầm, áp suất bên trong
tăng cao, một phần lồi ra ngoài vỏ, cuối cùng làm cho các tiêm mao lật ngược lại. Do
áp lực trong bào tử tầng màng hình thành bào tử hút nước và phình lên.
Đặc điểm quan trọng của bộ trùng Microsporidia là tạo thành những bào tử nhỏ
và là tác nhân lây nhiễm cho ký chủ. Số lượng bào tử trong một túi bào tử thay đổi theo

loài hoặc giống nguyên sinh động vật. Các loài thuộc giống Nosema có một bào tử
trong một túi bào tử (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
Vòng đời của Microsporidia:
Theo Trần Văn Mão (2002):
- Microsporidia bị sâu nuốt vào và nẩy mầm trong ruột giữa. Trước khi nẩy
mầm trong bào tử phải trãi qua một loạt biến đổi. Sau khi xuyên qua thượng bì ruột
giữa chui vào tế bào nhờ tiêm mao của bào tử, sau khi vào xoang máu thể mầm tiến sâu
vào trong tế bào rồi tiến hành sinh sản theo kiểu phân chia nhân và phân chia tế bào
chất. Nhân thuộc nhân thật hình cầu hoặc hình trứng tròn, có một số loài có hình bán
cầu có 2 nhân.
- Kết thúc kỳ sinh sản sinh dưỡng, bắt đầu hình thành bào tử, màng tế bào dày
lên thành tế bào mẹ. Vòng đời của Microsporidia được phân chia làm 3 giai đoạn: bào
tử, mầm bào tử và tế bào mẹ của mầm bào tử. Sự phân chia của Microsporidia là phân
chia nhân nhiều lần thành nhiều nhân rồi mới tiến hành phân chia tế bào chất. Kết quả
hình thành 4, 8, 16… bào tử.
Sự hình thành của bào tử đã chấm dứt vòng đời của một vi bào tử trùng ký sinh
bên trong ký chủ. Và những bào tử này sẽ bắt đầu một dòng đời mới chỉ sau khi được
ký chủ khác ăn vào. Có nhiều báo cáo đã được công bố về sự nảy mầm của bào tử bên
trong tế bào ký chủ, thí dụ trong nhân nuôi tế bào bị gây nhiễm với Nosema spp.
(Iwano và Ishihara 1989, 1991) và ấu trùng muỗi bị nhiễm Nosema algerea (Vavra và
Undeen, 1970; Avery và Anthony, 1983). Trong một loài Nosema sp. lưỡng tính có 2
loại bào tử, loại thứ nhất có ít vòng xoắn trên sợi cực, hình thành một sợ cực ngắn với
sự phát triển được tìm thấy bên trong tế bào; loại thứ hai có nhiều vòng xoắn trên sợi
cực, hình thành một sợi cực dài với sự phát triển được tìm thấy bên trong khoang ruột
giữa và không thấy bên trong tế bào (Iwano và Ishihara, 1991). Loại bào tử thứ nhất có
lẽ quan trọng cho sự phát tán của vi bào tử trùng bên trong cơ thể của côn trùng
(Yoshinori Tanada và Harry K. Kaya, 1992).
Côn trùng bị nhiễm vi bào tử trùng nhìn chung có sự biến đổi về màu sắc, kích
thước, hình dạng, và hoạt động, nó phụ thuộc vào mô và cơ quan bị nhiễm bệnh. Ấu
12


trùng biểu hiện lờ đờ hoặc mất phương hướng, và trở nên trắng đục khi bệnh phát triển
lên. Lớp da thường được giữ nguyên trong suốt quá trình nhiễm bệnh. Ở bệnh tằm gai
của con tằm, xuất hiện những vằn tối sẫm trên bề mặt hoặc những đốm nâu tối trên lớp
da là một biểu hiện của bệnh này. Trong một số trường hợp nhiễm bệnh, sự phát triển
của ấu trùng chậm lại hoặc ấu trùng bị giảm kích thước trước khi dẫn đến chết. Biểu
hiện khác, ấu trùng phồng lên hoặc bị căn phòng. Hoạt động của ấu trùng bị nhiễm
bệnh thường bị giảm theo giai đoạn phát triển của bệnh. Biểu hiện giảm hoạt động rõ
rệt nhất khi sự lây nhiễm xảy ra trong mô cơ và mô thần kinh (Trần Văn Mão, 2002).
1.3.5 Những nét cơ bản về Nosema spp. gây bệnh trên côn trùng
1.3.5.1 Giới thiệu
Theo Drion G. Boucias và Jacquelyn C. Pendland (1998), nhóm Nosema là một
giống nằm trong họ Nosematoidea, Nhiều loài trong số đó được phân lập từ tất cả các
bộ của côn trùng, bao gồm một phạm vi rộng lớn là dịch bệnh và một số có lợi cho côn
trùng ký chủ. Nhiều loài lây nhiễm theo cả chiều ngang và chiều dọc và được chú ý để
duy trì sự hiện diện liên tục trên các quần thể côn trùng ký chủ.
Trong ngành nguyên sinh động vật, đặc biệt nhất là giống Nosema đã được
nghiên cứu như là một nguồn dịch bệnh côn trùng để áp dụng trong phòng trừ sinh học.
Nosema locustea đã được sử dụng thành công để chống loài châu chấu trên vùng đất
nông nghiệp ở phía tây Hoa Kỳ. Một thực tế khó khăn cho việc sử dụng nguyên sinh
động vật, đó là chúng chỉ sinh sản trong côn trùng ký chủ còn sống và chính điều này
làm cho giá thành quá đắt (Van Emden, 1974).
Nosema spp. là các loài nằm trong nhóm Microsporidia ký sinh gây bệnh cho
côn trùng (Trần Văn Mão, 2002). Nhưng mỗi một loài Nosema có tính chuyên biệt tức
là chỉ gây bệnh cho một hoặc một số ít loài côn trùng nào đó. Hiện nay, có rất nhiều
loài Nosema gây bệnh cho côn trùng đã được phát hiện cụ thể như: Nosema heliothidis
được phát hiện đầu tiên tại Brazil từ sâu đục thân bắp. Kramer (1959) đã trình bày tiếp
nối với cả hai loài Helicoverpa zea và Helicoverpa virescens.
Nosema furnacalis (Wen và Sun, 1988) được phát hiện trên loài sâu đục thân
bắp ở các nước châu Á, loài Nosema furnacalis và có thể gây bệnh cho cả loài

Helicoverpa zea (Kurtti et al., 1994), loài Nosema algerae (Vavra và Undeen, 1970)
hiện diện trong ấu trùng của loài muỗi. Trager (1937) đã xác định được loài Nosema
bombycis trong mô tế bào còn sống của ấu trùng tằm Bombyx mori và theo Hayasaka
và Yonemura (1998) loài này có phổ ký chủ rất rộng, có thể lây nhiễm cho 13 loài
trong bộ cánh vảy chẳng hạn như Bombyx mori, Bombyx mandarina, Antheraea
pernyi, Leucania separata, Spodoptera litura, Pieris rapae, Hemerophila atrilineata,…
1.3.5.2 Đặc trƣng của loài Nosema sp.
Đặc điểm của loài Nosema sp. có cấu tạo chung như sau: Loài Nosema sp. có
cấu tạo chỉ là một bào tử đơn bào, có chứa một hoặc hai nhân, và cấu tạo cơ thể luôn có
một tiêm mao. Chúng không có những thể hạt, và ARN ribosome của chúng có tính
chất của sinh vật tiền nhân (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).

13

 Vòng đời của Nosema sp.
Vòng đời của Nosema sp. có thể chia làm hai giai đoạn sau: Mergony, giai đoạn
sinh trưởng và Sporogony, sinh sản tế bào. Trong giai đoạn Mergony, Microsporidia
nhanh chóng sinh sản nguyên sinh, sự phân đôi (sự phân mảnh của tế bào đa diện nhân
hoặc dung hợp nhiều lần), hoặc nhân lên nhiều lần. Từ hai nhân phân cắt thành đơn
nhân, tạo thành giao tử. Nhân tăng lên và phân cắt thành giao tử, với sự phân cắt đó tạo
thành hai nguyên tử tế bào (sự sắp xếp bào quan). Mỗi một nguyên tử tế bào nảy nở
thành một bào tử. Bào tử có hình trứng, với một cực nhọn hơn trước. Điển hình là bào
tử Nosema heliothidis với kích thước trong nước là 3,7 x 2,1μm (Hayasaka and
Yonemura, 1998).

a b
Hình 1.1 Hình thái của bào tử Nosema sp.
a. Cấu tạo của bào tử Nosema sp.
b. Hình thái của Nosema sp. dưới kính hiển vi điện tử
Theo Nguyễn Văn Long và ctv. (2005), thì vòng đời của Nosema bao gồm ba

giai đoạn: Bào tử, bào tử động (planont), thể tĩnh (meront) thể phân chia.
 Bào tử Nosema: Bào tử có hình oval, hình bầu dục, hình trứng có chiều dài 3 -
4µ, chiều rộng 1,5 – 2,5µ. Tỷ trọng của bào tử Nosema 1,3 – 1,45. Bào tử có vỏ khá
dày khoảng 0,5µ, có 3 lớp (lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong), có cấu trúc vững chắc,
bền với axít yếu, kiềm. Bào tử có tính chiết quang, thẩm thấu.
Lổ bào tử ở phía đầu, bào tử có khả năng nhuộm màu được. Màng bào tử có cấu
tạo bằng hợp chất kitin. Phía trong màng là chất nguyên sinh hình móng ngựa chứa hai
hạch giống nhau. Phía trên khối nguyên sinh là không bào nhỏ, phía dưới là không bào
lớn. Phía trên không bào nhỏ là một túi cực có chiều dài 1,5 - 2µ, chiều rộng 0,8 –
1,5µ. Bên trong túi cực chứa một nhỏ xoắn lò xo ở phía không bào lớn gọi là sợi cực.
Theo W.Stempell sợi cực có độ lớn 0,1µ và có chiều dài gấp 30 lần chiều dài bào tử
Nosema.
Bào tử là giai đoạn tiềm dục của mầm bệnh và rất bền vững. Hoạt tính của bào
tử bị mất khi được xử lý như sau: ánh sáng trực xạ 39 – 40
0
C trong khoảng 6 – 7 giờ,
14

nước sôi 100
0
C trong 5 phút, thanh trùng ướt ở 100
0
C trong 10 phút – dung dịch
formalin 2% trong 40 phút, …
 Bào tử thể động (planont): Khi bào tử theo thức ăn vào ống tiêu hóa, hai ngày
sau, do vỏ có tính bán thấm, bào tử hút dịch ruột căng phòng lên, hai hạch trong chất
nguyên sinh làm cho sợi cực trong bào tử bật ra khỏi bào tử qua lổ bào tử. Đầu sợi cực
hình thành chất nhầy rồi bám vào vách ruột, nhờ thế mà trong quá trình phát triển bào
tử không bị thải theo phân ra ngoài.
Hai hạch trong 4 hạch của chất nguyên sinh được đẩy ra ngoài cùng với sợi cực.

Hai hạch bên ngoài kết hợp với sợi cực thành một hạch lớn dạng hình tròn, có đường
kính 0,5 – 0,7µ, được gọi là thể planont. Thể planont hấp thụ dinh dưỡng qua bề mặt và
tái tạo ra thể planont mới bằng cách tách đôi nhân, trước khi tách đôi tế bào, rồi
planont tiếp tục tách đôi để hình thành nên 4 cơ thể mới. Thể planont hình dạng gần
giống hình cầu với các nhân (hạch), phản xạ ánh sáng mạnh, không có vỏ và có thể di
động theo kiểu amíp. Bào tử động planont sống trong ống tiêu hóa, đồng thời có thể
xâm nhập vào khoảng trống giữa các biểu mô đi vào huyết tương và nhân lên nhanh
bằng cách đa phân.
 Thể tĩnh (Meront): Sau khi thể phân cắt đơn xâm nhập vào cơ thể ký chủ, tế
bào ký chủ có phản ứng trở lại. màng ngoài của planont ngưng kết, màng mất tính đàn
hồi, biến dạng và không có khả năng vận động, cơ thể có dạng hình tròn, hình elip cố
định. Đường kính cơ thể từ 1,5 - 2µ. Người ta gọi đây là thể tĩnh meront.
Thể meront phát triển dần, lớn tới 5µ, hạch lớn khoảng 0,5µ. Và thể meront có
hai phương thức sinh sản:
- Thứ nhất là hình thức sinh sản phân đôi giống như ở trường hợp thể planont.
Nhưng cá thể meront mới tạo ra không đồng đều, có kích thước rất bé; có nhiều trường
hợp khác khi tách nhân làm hai rồi cơ thể không tách đôi, thể meront có mấu lồi vì thế
người ta cho rằng thể meront tái tạo ra cơ thể mới theo hình thức nảy chồi.
- Thứ hai là hình thức sinh sản đa phân. Ở hình thức này, lúc đầu nhân phân chia
làm đôi nhưng chất nguyên sinh không phân chia, từ một nhân ban đầu được tách làm 4
nhân, sau đó chất nguyên sinh mới phân chia theo để hình thành nên 4 cơ thể mới.
Sự có mặt nhiều thể meron trong tế bào ký chủ đã làm cạn kiệt chất nguyên sinh
của tế bào ký chủ. Trong quá trình ký sinh thể meront không hề tấn công vào nhân tế
bào ký chủ, nên không ảnh hưởng đến vấn đề di truyền qua thế hệ sau của ký chủ.
 Sự hình thành bào tử Nosema:
Sau một thời gian phân chia, thể phân chia đơn phân chiếm hết tế bào ký chủ và
lấy dinh dưỡng của tế bào ký chủ. Khi nguồn dinh dưỡng bị cạn kiệt thì quá trình hình
thành bào tử Nosema lại xảy ra.
Dưới tác động của enzim phân giải protein, chất nguyên sinh trong cơ thể
meront đông đặc lại, co lại thành dạng yên ngựa, màng ngoài kéo dài về hai phía hình

thành nên hai khoảng trống gọi là không bào nhỏ và không bào lớn. Hạch trong chất
nguyên sinh hình yên ngựa được chia đôi, một trong hai hạch mới lại phân chia thành
hai hạch, hai hạch kéo dài theo màng ở phía không bào lớn để làm tăng độ cứng, độ
15

dày của màng, để rồi cuối cùng hình thành nên vỏ bào tử, hạch này trở thành hạch vỏ.
Hạch còn lại trong chất nguyên sinh hình yên ngựa được phân ra làm hai hạch, 1 hạch
lớn và 1 hạch nhỏ. Hạch nhỏ gọi là hạch cực nang, hạch lớn phân chia làm đôi, 1 hạch
lớn và một hạch nhỏ và di chuyển lên phía trên không bào nhỏ và hai hạch được cố
định tại đây, một ở bên phải và một ở bên trái ở phía chất nguyên sinh hình móng ngựa.
Vỏ bào tử Nosema sẽ được cứng dần tiến tới hoàn thiện các bộ phận khác của bào tử.
1.3.5.3 Loài Nosema bombycis
Ngành: Động vật nguyên sinh: Protozoa.
Bộ vi bào tử trùng: Microsporidia.
Họ: Nosematidea.
Giống: Nosema
Theo Drion G. Boucias và Jacquelyn C. Pendland (1998), Nosema bombycis là
tác nhân gây bệnh tằm gai ở ấu trùng tằm, triệu chứng gây bệnh thường là những đốm
màu đen xuất hiện trên lớp biểu bì vào giai đoạn nhiễm muộn. Tốc độ lây lan phụ
thuộc vào liều lượng và tuổi của ký chủ, nhóm Nosema phát triển chậm nên đòi hỏi
phải có sự lây nhiễm khởi đầu ở giai đoạn sớm để biểu hiện triệu chứng cấp tính. Giai
đoạn ấu trùng tằm tuổi cuối thường sống sót với số bào tử cho phép và tạo ra sự lây
nhiễm mãn tính ở thành trùng. Nosema bombycis truyền nhiễm từ mẹ với tần suất rất
cao nhưng không thể truyền nhiễm từ việc giao phối của bố mẹ.Trường hợp chắc chắn,
100% thế hệ sau của thành trùng cái bị nhiễm bệnh mãn tính đều biểu hiện sự nhiễm
bệnh cấp tính và chết từ giai đoạn rất sớm. Sự truyền nhiễm qua buồng trứng đã thách
thức về việc đưa ra một biện pháp duy trì ngành công nghiệp tơ tằm trước dịch bệnh này.
Nosema bombycis có khả năng lây truyền với tần suất rất cao. Sự lây truyền có
2 con đường: (1) Sự lây truyền theo chiều ngang lây lan chủ yếu qua đường miệng, côn
trùng ăn phải những thức ăn có chứa bào tử Nosema ở môi trường bên ngoài, ăn những

côn trùng chết hoặc chất thải có chứa bào tử Nosema hoặc lây truyền qua các ký chủ
trung gian (2) Sự lây truyền theo chiều dọc, con đường lây truyền chủ yếu là qua
trứng; côn trùng cái đẻ trứng đã nhiễm bào tử Nosema hoặc do con cái đã nhiễm bệnh
giao phối với cá thể đực khác cho ra thế hệ con cháu hoàn toàn đã bị nhiễm bào tử
Nosema sp. (Fine, 1975).






Hình 1.2 Sơ đồ thể hiện các con đường lây truyền của Microsporidia

16

Nosema bombycis Nageli là một trong số những loài của trùng bào tử được biết
đến nhiều nhất ở Nhật Bản, gây bệnh trên con tằm (Bombyx mori Linnaeus). Nosema
có nghĩa là gây bệnh và bombycis có nguồn gốc từ tên khoa học của loài tằm. Theo
Iwano và Ishihara (1991) Nosema bombycis khi cho nhiễm vào tế bào của loài
Antheraea eucalypti sẽ đưa đến sự phát triển đồng thời của 2 loại bào tử, loại bào tử có
ít vòng xoắn (few coil - FC) và loại bào tử có nhiều vòng xoắn (many coil - MC). Dựa
vào những lát cắt cực mỏng cho thấy số lượng các sợi cực không nhiều trong bào tử, và
có sự sắp xếp hai nhân.
- Loại bào tử FC: có dạng hình quả lê, vỏ trong bào tử mỏng, cấu trúc ở đuôi
sau của bào tử có khe lõm vào, làm thành một vết lõm ở vỏ ngoài của bào tử. Có sự sắp
xếp hai nhân và có ít vòng xoắn của sợi cực (khoảng 4,3 vòng).
- Loại bào tử MC: có dạnh hình oval, có vỏ trong bào tử dày, cũng có sự sắp
xếp hai nhân và có nhiều vòng xoắn của sợi cực (trên 10 vòng) và thiếu khe lõm ở đuôi
bào tử. Đây là một cấu trúc hoàn chỉnh giống như loại bào tử thuần từ côn trùng bị
nhiễm bệnh đã được quan sát.


1.3.5.4 Nhân nuôi Nosema spp. trong điều kiện phòng thí nghiệm
Các loài Nosema hiện rất đa dạng và chỉ mới được nghiên cứu và có kết quả
bước đầu, cho nên về việc nhân nuôi các dòng Nosema trong phòng thí nghiệm còn
đang được nghiên cứu, nhưng các loài Nosema này chỉ ký sinh trên những tế bào còn
sống (Trần Văn Mão, 2002) nên việc nuôi dưỡng và nhân mật số bào tử Nosema trong
phòng thí nghiệm có các bước cơ bản giống nhau.
Nosema heliothidis hiện diện cân đối trên các cánh đồng trồng bắp đối với các
quần thể sâu H. zea xảy ra ở phía đông nước Mỹ, ở Mississippi trong suốt năm 1978
các cuộc khảo sát ở phía bắc Carolina. Mẫu các con thành trùng lấy trong các bẫy đèn
thu hàng tuần khoảng từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 10. Tần số nhiễm bệnh là một dãy
từ 10 – 80 %. Trên các con thành trùng là khoảng 30% (Brooks và Cranford, 1978).
Mẫu ấu trùng lấy từ nhiều vị trí giống nhau thì tần số nhiễm bệnh là 84,9% (n=106).
Khi lấy mẫu từ cây bắp là 62,3 (n=61), từ cây cà chua là 52,8% (n=53) và từ cây đậu
nành. Ngoài ra, các sinh viên còn ghi nhận những trứng được sinh ra từ con cái bị
nhiễm bệnh thì bị nhiễm 100% hoặc chứa Nosema heliothidis.
Nosema heliothidis thường xuất hiện trên các loài côn trùng gây hại như: H.zea,
H.virescens, Spodoptera, được nuôi trong nhà tại Mississippi. Nguyên nhân do các
mẫu côn trùng thu thập ngoài đồng bị đồng hóa do không có cách ly trước. Kiểm tra
khả năng gây bệnh của Protozoa, virus, nấm, bacteria.
Nosema heliothidis lây nhiễm qua khâu nuôi thường tiếp xúc với chủng
heliotthidis sau nhiều tháng. Khi đó trứng thường bị nhiễm bào tử heliothine rất nặng.
Trong phòng thí nghiệm, tiến hành nhân nuôi những mẫu cá thể trong cốc bằng plastic
và cho ăn bằng thức ăn nhân tạo đã được khử trùng (thành phần thức ăn gồm lúa mì,
mầm, bột đậu nành). Khi hóa nhộng, nên khử trùng những con nhộng trong dung dịch
sodium hypoclorite 0,5% nuôi những cá thể này riêng biệt trong những cốc nhựa nhỏ
và cho ăn thức ăn nhân tạo. Khi thấy phân sâu hoặc những chất bài tiết của thành trùng
17

được vũ hóa từ nhộng thì đem kiểm tra trên kính hiển vi ở độ phóng đại 450 – 950 X

xem có mặt hay không của bào tử Nosema. Đây là phương pháp rất đơn giản, có thể
kiểm tra chất thải với nước cất trên kính hiển vi hoặc nhuộm với Giemsa's stain. Với
hai kinh nghiệm của nhà chuyên môn là chuẩn bị chất thải và sau đó kiểm tra chất thải
trên kính hiển vi (450 x), có thể kiểm tra chất thải 50 lần.
Các bào tử thu được từ những con ấu trùng đã bị nhiễm bệnh được làm sạch
nhiều lần với máy ly lạnh cao tốc (1.500 vòng, trong 5 phút) và sau đó được đem ly
tâm nhiều lần với Percoll (73.000 vòng, trong 30 phút) để có thể thu được nguồn bào tử
tinh khiết nhất, không có lẫn bất kỳ tạp chất nào. Sau đó được đem trữ lạnh ở nhiệt độ
5
o
C cho đến khi nào cần sử dụng (Iwano và Ishihara, 1988). Tuỳ vào từng loài Nosema
mà các nhà nghiên cứu tiến hành trộn bào tử với một dung dịch đã được pha trước, tạo
điều kiện cho Nosema có thể phát triển tốt nhất khi tiến hành chủng vào tế bào côn
trùng sống. (Hayasaka và Yonemura, 1998)

1.4 Đặc điểm sinh học của ong mật
1.4.1 Phân loại ong mật
Theo Nguyễn Văn Long (2005) thì ong mật được phân loại như sau:
Giới động vật Animalia
Ngành chân đốt Arthropoda
Lớp côn trùng Insecta
Bộ cánh màng Hymenoptera, tổng họ ong Apoidae
Họ Apidae, có 2 họ phụ Apinae (ong mật) và Meliponinae (ong không có ngòi đốt).
Họ phụ Meliponae có 5 giống ở vùng nhiệt đới. Họ phụ Apinae chỉ có một giống Apis,
với 7 loài ong khác nhau. Từ thế kỉ 18 người ta đã biết có 4 loài ong mật:
+ Apis florea (ong ruồi, ong tí hon).
+ Apis dorsata (ong khổng lồ, ong khoái, ong gác kèo).
+ Apis cerana (ong mật Châu Á hay còn gọi là ong nội địa).
+ Apis mellifera (ong mật Châu Âu hay còn gọi là ong ngoại).
Gần đây có 3 loài mới được phát hiện là:

+ Apis andreniformis
+ Apis koschevnikovi (Apis vechti)
+ Apis laboriosa ở Nepan
Ong mật Apis mellifera được nuôi phổ biến nhất tại việt Nam.
1.4.2 Đặc điểm sinh học của ong mật Apis mellifera (ong ngoại)
Theo Bùi Quý Huy (2009) sau khi nở vài giờ ong tìm đến các ổ thức ăn và từ đó
chúng bắt đầu lao vào cuộc sống tự lập và lao động.
18

Các hoạt động của ong mật Apis mellifera:
+ Giai đoạn 1-2 ngày tuổi: vệ sinh lỗ tổ, nghỉ ngơi để cơ thể phát triển hoàn thiện.
+ Giai đoạn 3-6 ngày tuổi: bón cho ấu trùng lớn ăn.
+ Giai đoạn 7-12 ngày tuổi tuyến sữa bắt đầu phát triển, bắt đầu tiết sữa nuôi ấu
trùng ong chúa, ong thợ, ong đực, và bắt đầu bay ra khỏi tổ.
+ Giai đoạn 13-18 ngày tuổi: tuyến sáp phát triển, bắt đầu xây tổ.
+ Giai đoạn19-45 ngày tuổi: làm những công việc nặng nhọc như đi lấy mật, phấn
hoa…
+ Giai đoạn 40-60 ngày tuổi: ong thợ đã già yếu không còn đủ sức lấy mật hoa.
Ong mật chết trung bình: 2,5%-5%/ngày trong tổng số đàn, ong chết sinh lí,
hoặc chết trong quá trình đi lấy thức ăn (Hồ Sĩ Phấn, 1978).
1.4.3 Một số sâu bệnh thƣờng gặp trên ong mật Apis mellifera (ong ngoại)
Bệnh trên ong mật được phân loại như sau: bệnh lây lan, bệnh không lây lan,
thiên địch hại ong, bệnh ở ấu trùng, bệnh ở ong trưởng thành. Con đường lan truyền
bệnh chủ yếu từ đàn này sang đàn khác, từ trại này sang trại khác, từ vùng này sang
vùng khác (Việt Chương, 2004).
* Bệnh tiêu chảy
Một số tên gọi khác của bệnh: Nosematose, Nosemaseuche, Nosemakrankheit,
Nosematosis apis (Thái Trần Bái, 1980). Là bệnh của ong trưởng thành do một loại
nguyên sinh động vật Nosema apis và Nosema ceranae gây ra (Huang, 2008 và Fries,
2010).

+ Triệu chứng: Nosema apis của tấn công chủ yếu thành ruột giữa, nhưng cũng
có thể ở các khí quản. Bình thường bệnh phát sinh trong và sau thời kỳ mưa rét kéo dài,
thùng ong bẩn, bị đọng nước trong thùng. Ong bò dưới đất gần nơi đặt thùng, bụng
chướng to, cửa tổ có nhiều dấu phân màu vàng xám hoặc đen, hoặc ở trên lá cây, trên
nắp thùng, quanh thùng ong (Ngô Đắc Thắng, 2000).
Trong kết quả điều tra tình hình nhiễm kí sinh trùng trên 2 loài ong mật tại Việt
Nam (Apis mellifera, Apis ceranae) (Klee, 2007) đã cho kết quả như sau:
+ 03/2006 tại Gia Lai trên ong mật Apis mellifera – loài protozoa phát hiện là
Nosema ceranae.
+ 04/2006 tại Hưng Yên trên ong mật Apis ceranea - loài protozoa phát hiện là
Nosema ceranae.
+ 04/2006 tại Hà Nam trên ong mật Apis ceranea (ong nội) - loài protozoa phát
hiện là Nosema ceranae.
Theo Mariano (2007) thí nghiệm lây nhiễm Nosema ceranae gây bệnh tiêu chảy
trên ong mật Apis mellifera với liều cho ăn như sau: 125.000 bào tử được cô lập từ rất
nhiều ong bị nhiễm bệnh. Nuôi ong mật trong lồng có kiểm soát, pha bào tử này với
siro và cho ăn liên tục. Kết quả:
19

+ Sau 3 ngày cho ăn thì có (4,4 ± 1,2%) số ong mật bị nhiễm bệnh – ong không chết.
+ Vào 6 ngày sau khi cho ăn có (66,4% ± 6) – ong không chết.
+ Lúc 7 ngày sau khi ăn (81,5 ± 14,8%) - 94,1% ong mật chết ở 3 lần lặp lại.
+ 8 ngày sau khi ăn thì 100% ong mật chết.
+ Phòng trị: Cho ong ăn Furaolidon với liều lượng 10-15 mg thuốc cho 20 cầu
mỗi tối trong mùa khai thác mật. Dọn vệ sinh thùng và lau khô thùng ong, tránh cho
ong không bị ẩm ướt (Thái Trần Bái,1980).
* Nosema apis và Nosema ceranae kí sinh trên ong mật
Về mặt phân loại, Nosema apis và Nosema ceranae thuộc ngành protozoa, lớp
Sporozoa, bộ Cnidosporidae, bộ phụ Microsporidae, giống Nosema của Naegli. Để
phát tán chúng phải tăng trưởng ở một giai đoạn nhất định của chu kỳ sinh học để hình

thành nhiều mầm hay bào tử thể (sporobiast) (Thái Trần Bái,1980).
Từ lâu, người ta cho là Nosema apis và Nosema ceranae chỉ tấn công thượng bì
ruột giữa của ong, nhưng gần đây người ta đã phát hiện những ngoại lệ có ý nghĩa và
những tác động đa dạng hơn của bào tử trùng.
Bào tử Nosema không mất độc lực khi: chứa trong trực tràng để trong nước
20
0
C trong ít nhất 3 tháng, 58
0
C trong 10 phút, 50
0
C trong 20 phút, sau 32 và 53 ngày
(ở nhiệt độ trong phòng), sấy khô trong lạnh sau 7 tháng. Bảo tồn trong ong chết trên
đất ở nhiệt độ phòng thí nghiệm bào tử còn sống sau 30 và 44 ngày, trong nước máy,
đến 93 ngày, trong mật ở nhiệt độ phòng thí nghiệm đến 117 và 251 ngày, trong mật
đun 58
0
C, 10 phút, ảnh hưởng của sự thối nát ở nhiệt độ bên ngoài, sau 22 ngày, ở
nhiệt độ tủ ấp sau 4 ngày. Ảnh hưởng của lạnh -20
0
C sau 24 ngày, ở -4
0
C với độ ẩm
tương đối 90-100% sau 81 giờ. Đun ở 98
0
C với độ ẩm tương đối 76% sau 21 giờ. Về
tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời, có những thay đổi tùy theo nhiệt độ, cường độ
bức xạ, thời gian ánh sáng gián đoạn (mây, đêm); có tài liệu cho biết bào tử chống đỡ
được 35 giờ ở 23 và 55
0

C (Bailey, 1991).
* Bệnh do ve rận Varoa
Là bệnh do ve varoa jacobsoni gây ra hay còn gọi là rận varoa. Ve nhỏ 0,2cm bám trên
bụng và thực quản ong, đẻ từ 7-10 trứng vào lỗ tổ ong có ấu trùng trước khi vít nắp
(Ngô Đắc Thắng, 2007).
+ Triệu chứng: Ong trưởng thành gầy yếu, giảm tuổi thọ, sức lấy mật giảm sút,
ong non bị cụt cánh hoặc xoăn cánh, một số ong chết, ong chúa ngừng đẻ. Trên bánh tổ
có lác đác một số lỗ nhộng già bị thủng xẹp xuống. Dùng kính lúp quan sát nhộng và
ấu trùng sẽ thấy một số ve varoa và các con non của chúng bám trên cơ thể nhộng hoặc
ấu trùng, chúng bò trên vách lỗ tổ hay đáy tổ. Có thể đánh giá mức độ trầm trọng của
bệnh bằng cách tính tỷ lệ có varoa của lỗ tổ và ong thợ.
o Nhẹ: 2% lỗ tổ bị nhiễm, ong thợ bị nhiễm từ 2-3%.
o Nặng: trên 5% lỗ tổ bị nhiễm, trên 3% ong thợ bị nhiễm ve.
20

+ Biện pháp phòng trị: Biện pháp tốt nhất là nuôi đàn ong khỏe mạnh, luôn có
khả năng chủ động tạo ấu trùng ong đực để “bẫy ve”. Khi ấu trùng vít nắp thì loại bỏ
để diệt ve như sau: loại bỏ cầu ấu trùng ong đực đã có ve, phân nhóm đàn, dùng cầu
cách ly để cho ong chúa đẻ (Nguyễn Văn Long, 2005).
1.5 Đặc điểm sinh học của cá rô đồng Anabas testudineus
1.5.1. Đặc điểm hình thái phân loại
Theo Mai Đình Yên (1983), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993),
thì cá rô đồng có đặc điểm phân loại như sau:
Bộ cá vược: Perciformes.
Bộ phụ: Percoidei.
Họ cá rô: Anabantidae.
Giống cá rô: Anabas.
Loài: Anabas testudineus.
Tên địa phương: Cá rô đồng.
Về hình thái thân cá kéo dài dẹp bên về phía sau, chiều dài chuẩn gấp 2-

4 lần chiều cao thân. Đầu rộng, miệng trên ở tận cùng, nghiêng, chẻ sâu, răng xếp
thành hàng rộng, ngắn và nhọn. Mắt lớn, đỉnh và hai bên đầu có vảy (Đỗ Thị Thanh
Hương, 2001). Viền sau xương nắp mang có răng cưa, đường bên gián đoạn. Vây
lưng và vây hậu môn dài, có những gai khoẻ. Vây đuôi ít, nặng tối đa khoảng 0,2
kg, dài 15 cm (Mai Đình Yên, 1983). Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương
(1993), cá rô đồng là loại có vảy lược phủ toàn thân, đầu, gốc vi, hậu môn, vi lưng
và vi đuôi, khởi điểm vi lưng nằm ngang phần cuối của xương nắp mang, gai vi lưng
cứng nhọn, gai thứ IV, V và thứ VI dài hơn các vi khác.
1.5.2 Phân bố
Đây là loài cá phân bố rộng trong các loại hình thủy vực nước ngọt vùng nhiệt đới
như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (Mai Đình Yên, 1983; Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993; Dương Nhựt Long, 2006; Phạm Văn Khánh, 1999).
Cá khỏe, có cơ quan hô hấp khí trời nằm ở cung mang thứ nhất gọi là mê lộ, nên
có thể giúp cho cá sống được trong môi trường oxy thấp (Trịnh Thị Lan, 2004).
1.5.3. Đặc điểm sinh học sinh sản
+ Tuổi thành thục: trong tự nhiên, cá thành thục trong một năm tuổi, chiều dài
khoảng 12cm (Mai Đình Yên, 1983). Khi đến tuổi thành thục cá cái lớn hơn cá đực.
Tuy nhiên, theo Nguyễn Thành Trung (1998) thì cá thành thục lần đầu sau 8-10 tháng
tuổi. Cá đực có kích thước 12,20 ± 0,96cm và tương ứng cá cái là 10,32 ± 0,89cm,
trọng lượng trung bình 50-60g.
+ Mùa vụ sinh sản: trong tự nhiên cá thành thục tập trung vào tháng 4 trở đi và
cao điểm vào giữa mùa mưa (tháng 8) (Phạm Văn Khánh, 2002). Mùa vụ sinh sản của
cá từ tháng 5 đến tháng 10. Mai Đình Yên (1983) cho rằng mùa vụ sinh sản của cá rô
21

từ tháng 4 đến tháng 6. Trứng cá rô đồng có màu vàng hoặc trắng, đường kính trứng là
0,8mm, trứng trôi nổi trên mặt nước khoảng 18-24 giờ thì nở, nhiệt độ tối ưu cho trứng
nở là 28-29
o
C (Potongkam, 1971).

1.5.4. Điều kiện tự nhiên
Yếu tố môi trường như: nhiệt độ (29,0-30,5
0
C), pH (4,88-8,13), độ trong (18,8-
31,0 cm), oxy (4,75-6,25 mg/Lammonium (0,26-1,75 mg/L), nitric (0,02-0,11 mg/L),
P-PO
4
3-
- (0,17-1,39 mg/L), COD (12,2-20mg/L), H
2
S (0,02-0,21 mg/L) không gây ảnh
hưởng bất lợi cho sự phát triển của cá rô đồng (Dương Nhựt Long, 2006).
1.5.5 Đặc điểm dinh dƣỡng
Cá rô là loại cá ăn tạp thức ăn chủ yếu là động vật. Kết quả phân tích thức ăn trong
dạ dày của cá cho thấy thành phần thức ăn gồm: vảy cá, tôm con, tép, hạt, vỏ, hạt thóc, ống
tiêu hoá của cá ngắn, ngắn hơn so với chiều dài thân cá (Đỗ Thị Thanh Hương, 1999)
Ở giai đoạn còn nhỏ thức ăn chủ yếu là thực vật phù du, khi lớn lên cá ăn các
loại có kích thước lớn hơn như hạt lúa, tép (Trịnh Thị Lan, 2004).
1.5.6 Sinh trƣởng
Tăng trọng bình quân của cá nuôi đạt 0,28±0,1 g/ngày trong 6 tháng nuôi.
Tuy có tính ăn rộng nhưng cá rô đồng là loài cá có tốc độ sinh trưởng chậm, cá
tự nhiên 1 năm tuổi đạt khoảng 50-60 g đối với cá đực và 50-80 g đối với cá cái. Trong
ao cho ăn ruốc, cám, bột cá kết hợp với phân cút, thóc ngâm sau 3 tháng cá đạt trọng
lượng 30-35 g/con (Phạm Văn Khánh, 1999).
1.5.7 Một số bệnh trên cá rô đồng Anabas testudineus do nguyên sinh động vật
(Protozoa) và biện pháp phòng trị
Theo Từ Thanh Dung (2005) đã phân loại một số Protozoa kí sinh trên cá như sau:
Bảng 1.1: Bảng phân loại kí sinh trùng (Protozoa) trên cá.
NGOẠI KÍ SINH
NỘI KÍ SINH

Protozoa (động vật đơn bào)
Ngành Flagellata (tiên mao trùng, trùng roi)
Ichthyobodo
Oodinium
Ngành Ciliata (tiêm mao trùng)
Scyphidians
Trichodina (trùng mặt trời)
Epistylis
Apiosona
Chilodonella (trùng miệng lệch)
Ichthyophthyrius (trùng quả dưa)

Protozoa (động vật đơn bào)
Ngành Flagellata (tiên mao trùng, trùng roi)
Trypanosoma
Hexamita
Ngành Ciliata (tiêm mao trùng)
Balantidium
Ngành Microsporida
Pleistophora
Thelohania
Ngành Coccidia
Eimeria
Ngành Myxosporidia
Myxosoma
Myxobolus
Henmeguya
Thelohanella
22


* Bệnh trùng quả dưa
Đặc điểm chung của bệnh do nguyên sinh động vật Protozoa gây ra: chúng là
động vật đơn bào có cấu tạo rất nhỏ, chúng có rất nhiều loài, khoảng 38 nghìn loài
đang sống và 44 nghìn loài hóa thạch một số loài sống tự do và một số loài sống kí sinh
trên cá (Thái Trần Bái, 2001). Chúng có khả năng sống trong môi trường nước hoặc
bên trong cơ thể kí chủ. Hầu hết Protozoa có cơ quan vận động là tiên mao (ngắn, nhỏ,
và có nhiều chồi nhỏ). Protozoa có 7 ngành: Sarcomastigophga, Opalinata, Rhizopoda,
Ampiconplexa, Mycropora, Myxozoa, Ciliophora (Thái Trần Bái, 2001).
Theo Từ Thanh Dung (2005) và Rahway (1986) thì tác nhân gây bệnh: do loài
Protozoa (Ichthyophthyrius) gây ra.
Triệu chứng bệnh: cá bị bệnh trùng quả dưa trên da có những hạt tròn lấm tấm
màu trắng và phủ lớp niêm dịch màu trắng đục. Màu sắc của da và mang thay đổi, cá sẽ
vẫy đuôi nhiều vì bị ngứa ngáy, và chúng thích tập trung ở chỗ nước mới.
Biện pháp phòng trị: sử dụng Formol 25-30 ppm để tắm cho cá.
* Bệnh trùng mặt trời
Tác nhân gây bệnh: do loài Protozoa (Trichodina) gây ra.
Triệu chứng bệnh: bệnh kí sinh trên da và mang làm cho da và mang cá tiết
niêm dịch, chức năng hô hấp của cá bị giảm đáng kể, cá bị ngạt. Thông thường cá bị
bệnh này thường nổi đầu thành đàn.
Biện pháp phòng trị: nước muối có nồng độ 2-3%, CuSO
4
.7H
2
O nồng độ 0,5-
0,7 ppm, Formol 25-30 ppm dùng để tắm cho cá trong vòng 15 phút (Trung tâm quản lí
dịch bệnh thủy sản, 2004).
* Bệnh thích bào tử trùng
Tác nhân gây bệnh: do thích bào tử trùng Myxobolus và Henmeguya.
Triệu chứng: bào tử kí sinh ở nhiều bộ phận của cá và nhiều loài cá khác nhau.
Cá bệnh bơi lội không bình thường có thể dị hình như cong đuôi, da cá có nhiều chỗ bị

đen, mang của cá không thể khép lại được, có thể thấy những bào nang màu trắng đục
bằng hạt tấm.
Biện pháp phòng trị: chưa có biện pháp trị, chỉ phòng bệnh bằng cách chọn cá
khỏe (Rahway, 1986).
1.6 Đặc điểm sinh học của chuột bạch Mus musculus
Theo Nguyễn Hữu Hưng (2000) thì chuột bạch được phân loại như sau:
Giới: Animalia
Ngành: Cordata
Phụ ngành: Vertebrata
Lớp: Mammalia
Bộ: Rodentia
23

Họ: Muridae
Giống: Mus
Loài: Musculus
1.6.1 Nguồn gốc
Tổ tiên có thể từ chuột nhà hoang dã (Mus musculus) sống ở cánh đồng và kho
thóc. Người rành về chuột đã bắt chuột hoang sinh sản theo biểu hiện không thông
thường hay màu sắc lông để cung cấp chuột dùng trong thí nghiệm suốt đầu thế kỷ 20.
Đầu những năm 1900, việc hợp tác di truyền đã đặt căn bản cho sự phát triển dòng giao
phối gần (in bred) và đàn giao phối xa (outbred) của chuột thí nghiệm ngày nay. Chuột
là loài gặm nhấm Rodentia, giống Mus, phụ loài Mus domesticus, trước đây là Mus
musculus domesticus (Nguyễn Hữu Hưng, 2000).
1.6.2 Sinh học tổng quát
Theo Nguyễn Hữu Hưng (2000) thì chuột thích ở chỗ khô hơn chỗ ẩm ướt. Loài
này được nuôi tốt với nhiều loài thức ăn. Chúng biểu lộ tính di truyền lớn, để sử dụng
cho sinh sản thí nghiệm, dòng giao phối gần và xa. Chuột có thính giác nhạy bén và
thường xuyên có phản ứng với âm thanh cao. Chuột ngửi mùi giỏi, nhìn bén, võng mạc
có rất ít tế bào hình nón vì vậy chúng không thể nhận ra màu sắc. Chúng xếp loại từ

loài thích đơn độc hơn là sống thành đàn lớn với sự phát triển cấp bậc xã hội cao.
Chuột thí nghiệm được tuyển chọn từ tính ngoan ngoãn của chúng và tính không sợ
người, những dòng giao phối xa vẫn còn giữ lại nhiều thích ứng của tổ tiên hoang dã.
Nguồn gốc cung cấp: chuột có được từ đàn lớn do giao phố xa, giao phối thân thuộc,
lai hay dòng đột biến. Việc sử dụng rộng rãi trên chuột giao phối gần và xa.
1.6.3 Kích thƣớc, tuổi và đặc tính sinh sản của chuột bạch
Chuột trưởng thành dài khoảng 12-15cm từ đầu mũi đến chót đuôi. Chiều dài
của đuôi tương ứng với chiều dài của thân. Chuột mới sinh cân nặng 1-2 g, trọng lượng
tăng nhanh suốt thời kỳ bú sữa.
Thời gian sống của chuột tùy thuộc vào việc giao phối gần hay xa thông thường
từ 2- 3 năm tuổi. Chuột nhắt trắng là động vật nhỏ nhất phổ biến và có yêu cầu lớn nhất
trong khoảng số lượng động vật thí nghiệm. Khoảng 40-80% động vật sử dụng trong
phòng thí nghiệm là chuột bạch. Thời kỳ mang thai khoảng 20-21 ngày. Số lượng con
sơ sinh trung bình mỗi ổ khoảng 5-8 con. Thời gian thành thục sinh dục 2 tháng (8-10
tuần). Vì vậy một số lượng lớn động vật và nhiều thế hệ có thể sản xuất trong vòng một
thời gian ngắn. Sử dụng chuột bạch làm động vật thí nghiệm trở nên phổ biến ở Châu
Âu vào thế kỷ 19. Chúng được sử dụng trong nghiên cứu di truyền, sinh sản, và nhiều
loại thí nghiệm khác (Nguyễn Hữu Hưng, 2000).
1.6.4 Cách nuôi chuột bạch thí nghiệm
Chuột được nuôi 2 con trong 1 hộp nhựa hình hộp chữ nhật (kích thước 25cm x
15cm x 8cm) có nắp lưới, đáy hộp được lót trấu và có thức ăn, cốc nước uống được đặt
trong hộp. Mỗi tuần thay nước và trấu 3-4 lần. Nơi nuôi chuột được che chắn cẩn thận
tránh mưa tạt gió lùa. Chuột thí nghiệm đều được đặt trong mùng trong suốt thời gian
24

thí nghiệm (Trần Thị Thùy Trang, 2009). Chuột bạch có thể tiêu thụ thức ăn bằng 20%
trọng lượng cơ thể trong 1 ngày (Trần Đình Việt, 2007).
Nhiệt độ chuồng nuôi 20-25
0
C, ẩm độ 30-70%. Thức ăn cho chuột thường được

tính trong một ngày, thông thường chuột ăn lượng thức ăn bằng 20% trọng lượng cơ
thể vì chuột là động vật gặm nhấm nên thức ăn cho chuột thường dùng dạng viên.
Nước uống phải cung cấp nước liên tục, mỗi ngày phải thay 1 lần, trong nước không
quá 10% muối.
1.6.5 Một số biểu hiện lâm sàng đặc trƣng trên chuột
+ Chuột mạnh khỏe: mắt đỏ, cử động nhanh và mạnh, lông dày và mượt, đuôi
dài, mạch máu ở đuôi thẳng, rõ.
+ Có bướu ở xương sọ: bệnh còi xương, các bệnh do virus.
+ Râu mép thiếu: do thiếu sinh tố, thở khò khè: do sưng phổi.
+ Rụng lông: thiếu vitamin B1.
+ Hậu môn: bẩn dính phân (tiêu chảy), chân, đuôi bị sưng hay rụng do virus
ectromelia.
+ Triệu chứng phổi: nghe kỹ như tiếng chim hót.
+ Triệu chứng sưng tai: quay tròn khi xách ngược chuột.
+ Lông: có mạt thì chuột mất sức, một vài loại có thể đốt người (Nguyễn Hữu
Hưng, 2000).
1.6.6 Một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa máu của chuột bạch khỏe mạnh
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa máu của chuột bạch khỏe mạnh
STT
Chỉ tiêu sinh lí
máu
Thông số
chuẩn
STT
Chỉ tiêu sinh hóa
máu
Thông số chuẩn
1
Hồng cầu
(triệu/mm

3
)
6-10x10
6

13
Cholesterol total
149-244
2
Bạch cầu: ( /mm
3
)
10.000
14
Glucose
82-266
3
Neutrophiles
10-40%
15
Hb
12-15 g/100ml
4
Eosinophiles
0-7%
16
Albumines
4.5g%
5
Basophiles

0-1%
17
Globulines
1.52g%
6
Lymphocytes
35-90%
18
Proteines Totales
4-6 g/100ml
7
Monocytes
0-3%
19
Acide glutamique
2.9- 3.6mg/100ml
8
Hemoglobine
14.5
20
Adenosinetriphospho
5.9mg/100ml
9
Kích thước hồng cầu
5.5/u
21
Arginine
0.9-1mg/100ml
10
Thể tích máu

5-6% trọng
lượng cơ thể
22
Haematocrite
42-50ml/100ml
11
Nhiệt độ cơ thể
36-37
0
C (ở
môi trường
20
0
C)
23
Nhịp thở (tần số HH)
84-230 lần/phút
12
Nhịp tim
500-600
nhịp/phút



(Nguồn: Nguyễn Hữu Hưng, 2000)
25

1.6.7 Một số bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng trên chuột bạch Mus
musculus
a. Bệnh do Protozoa gây ra

* Spironucleus muris:
o Triệu chứng: không biểu hiện lây nhiễm, tiêu chảy, giảm cân, chết.
o Hậu quả: làm biến đổi đại thực bào và đáp ứng miễn dịch khác.
o Chẩn đoán: tìm trophozoite trong mặt nước của ruột non, tìm cyst trong phần
ngoài viền ẩm của phân.
Khống chế: 0.15% dimetridazole trong nước (Rahway, 1986).
* Trichomonas spp.
o Triệu chứng: không biểu hiện lây nhiễm.
o Hậu quả: chưa nghiên cứu.
o Chẩn đoán: tìm trophozoite trong ruột tịt (manh tràng), kết tràng hay ruột non.
Điều trị: không cần thiết.
* Giardia muris:
o Triệu chứng: không biểu hiện lây nhiễm, tiêu chảy, bụng sưng phồng.
o Chẩn đoán: tìm trophozoite trong mặt nước của ruột non, tìm cyst trong
phương pháp phù nổi phân.
o Điều trị: 0.1% Dimetridazole trong nước ống (Rahway, 1986).
* Nosema algerae
o Bào tử Nosema algerae kí sinh trong cơ thể của muỗi, chúng được thử nghiệm
trên chuột bạch bằng cách tiêm vào tai, đuôi, bàn chân. Qua kiểm tra sự nẩy mầm của
bào tử trong huyết tương của chuột cho kết quả rằng chưa thấy sự nhiễm trùng xuất
hiện trong huyết tương của chuột bạch (Albert và Alger, 2003).
1.7 Đặc điểm sinh học của bọ rùa
1.7.1 Phân bố
Bọ rùa là loài phồ biến khắp thế giới. Năm 1973, Hodek đã thống kê có khoảng
4500-5000 loài bọ rùa, cho tới ngày nay số lượng loài phát hiện ngày càng nhiều.
Năm 1888, sau sự kiện bọ rùa Châu Đại Dương Novius Cardinalis Muls, phát
huy tác dụng trong việc phòng trừ rệp sáp bông. Từ đó việc nghiên cứu bọ rùa chuyển
sang giai đoạn mới: giai đoạn nghiên cứu bọ rùa phục vụ kinh tế nông nghiệp (Hoàng
Đức Nhuận, 1982). Tại Việt Nam có hơn 222 loại bọ rùa được phát hiện. Dựa vào thức
ăn của các loại bọ rùa, bọ rùa được chia ra 3 nhóm:

Bọ rùa ăn thực vật (Bọ rùa gây hại).
Bọ rùa ăn nấm mốc.

×